MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 7
1.1. Xuất khẩu lao động - một hình thức hợp tác kinh tế quốc tế 7
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động đối với các nước hữu quan 27
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về xuất khẩu lao động 33
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á 40
2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nguyên nhân 40
2.2. Những hạn chế, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nguyên nhân 51
2.3. Một số kinh nghiệm rút ra từ thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á 67
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á 70
3.1. Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài của khu vực Đông Bắc Á và phương hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam sang khu vực này 70
3.2. Những quan điểm về hoạt động xuất khẩu lao động cần được nhận thức đúng 76
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Đông Bắc Á trong thời gian tới 82
KẾT LUẬN 100
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 109
113 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5801 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lao động trong nước, nhưng về chủ quan là do các tính toán lợi ích của chủ sử dụng lao động cũng như chính phủ các nước này, kể cả việc tuyển dụng bất hợp pháp. Việc sử dụng LĐNN giúp cho các nước tiếp nhận tiết kiệm được một khoản tài chính tương đối lớn do chi phí lương thấp, thường ở mức lương tối thiểu cho LĐNN (thậm chí các tu nghiệp sinh ở Nhật Bản và Hàn Quốc còn chỉ nhận được tiền trợ cấp trong năm đầu tiên tu nghiệp) và không phải chi trả lương hưu hay bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi người lao động hết hợp đồng. Ngay cả khi cân đối với những tác động của việc tuyển dụng LĐNN đối với nền kinh tế - xã hội như tăng tỷ lệ thất nghiệp, phân bổ lại thu nhập và phúc lợi đối với lao động giản đơn, các vấn đề xã hội khác thì lợi ích thu được vẫn lớn hơn, kích thích sử dụng LĐNN nhiều hơn ở các nước này. Điều này đã tạo cơ hội cho các nước XKLĐ, trong đó có Việt Nam, đẩy mạnh hoạt động XKLĐ vào khu vực Đông Bắc á.
Bên cạnh đó, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong thời gian qua được hỗ trợ bởi các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội khác. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang muốn lợi dụng Việt Nam như là một cầu nối, mắt xích quan trong để tiếp cận, thâm nhập, gây ảnh hưởng cả về chính trị và kinh tế ở khu vực ASEAN. Chính vì vậy, các nước này đều đã và đang giữ những mối quan hệ kinh tế, chính trị quan trọng với Việt Nam. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đều là những nhà đầu tư lớn ở Việt Nam, là đối tác thương mại lớn trong khu vực của Việt Nam, Nhật Bản còn là nước viện trợ ODA hàng đầu cho Việt Nam,… Các quan hệ này, một mặt tạo ra sự ràng buộc chặt chẽ trong quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và các nước khu vực Đông Bắc á, nhưng mặt khác cũng có tác động tích cực tới hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang các nước này. Điều này được thể hiện rõ ở chỗ, mặc dù mới chỉ tiếp cận thị trường XKLĐ nhưng Việt Nam đã được Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tạo thuận lợi tăng cường XKLĐ vào các nước này. Việt Nam được chọn là một trong 6 nước được tham gia XKLĐ vào Hàn Quốc theo Luật cấp phép cho LĐNN mới của Hàn Quốc, là một trong số các nước ở châu á được tham gia vào Chương trình tu nghiệp sinh của Nhật Bản. Đặc biệt, Việt Nam vẫn đang được nương nhẹ trong việc xử lý các tiêu cực liên quan đến hoạt động XKLĐ sang các nước này như lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, lao động vi phạm pháp luật nước sở tại,... Do đó, những thay đổi về chính sách tiếp nhận LĐNN của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã mở ra cơ hội và khả năng để Việt Nam tăng cường XKLĐ sang khu vực Đông Bắc á khi được khai thác và thực hiện một cách nghiêm túc.
2.2. Những hạn chế, khó khăn trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nguyên nhân
Hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là một hoạt động nhạy cảm, liên quan đến nhiều vấn đề như chính trị, xã hội, văn hóa, quan hệ đối ngoại, do đó, không thể tránh khỏi những khó khăn, khiếm khuyết khi thực hiện, cần tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả. Thực tế hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang các nước này trong thời gian qua đã bộc lộ những hạn chế, khó khăn trong toàn bộ quy trình XKLĐ từ tạo nguồn LĐXK, đến quản lý lao động ở nước ngoài, giải quyết các vấn đề sau khi LĐXK về nước. Những hạn chế, khó khăn đó có thể khái quát thành những vấn đề sau đây:
- Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan ở mức cao.
Việt Nam là nước có số lượng LĐXK vào Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan tương đối lớn so với nhiều nước XKLĐ khác ở khu vực, nhưng lại là một trong những quốc gia có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao nhất. Số lượng tu nghiệp sinh tự ý phá hợp đồng bỏ trốn tại Nhật Bản tăng qua các năm cùng với sự gia tăng số lượng lao động Việt Nam sang Nhật Bản làm việc. Năm 2000, số tu nghiệp sinh sang Nhật Bản và 1.497 người, nhưng tỷ lệ bỏ trốn là 18,51%, các con số tương ứng trong năm 2001 là 3.249 và 28,53%, năm 2002 là 2.202 và 27,09%. Nếu so sánh với tỷ lệ bỏ trốn năm 1996 là 3,6%, số liệu trên cho thấy tỷ lệ LĐXK Việt Nam bỏ trốn tăng rất mạnh tại thị trường này. Bên cạnh đó, xuất hiện tình trạng tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ trốn hình thành các nhóm người chuyên lôi kéo tu nghiệp sinh khác bỏ hợp đồng, ăn cắp và tiêu thụ hàng hóa ở các siêu thị Nhật Bản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của lao động Việt Nam tại Nhật Bản [5], [33].
Tại Hàn Quốc, Việt Nam cũng có tỷ lệ bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp khá cao, tính đến hết năm 2003, tỷ lệ LĐXK theo Chương trình tu nghiệp sinh bỏ trốn ở mức 59,8%. Theo Viện Lao động Hàn Quốc, số lượng lao động bất hợp pháp Việt Nam đến cuối năm 2003 tại Hàn Quốc là 10.175 người trong tổng số 138.056 lao động bất hợp pháp ở nước này, chiếm tỷ lệ 7,4%, chỉ đứng sau Trung Quốc là 62.058 người với tỷ lệ 45% [56] (xem Phụ lục 4, 6).
Tại Đài Loan, Việt Nam đứng thứ 3 trong số những nước có lao động làm việc ở Đài Loan nhưng đứng đầu về số người bỏ trốn. Tính đến cuối tháng 9/2004 có 7.935 người bỏ trốn trong tổng số 80.890 lao động Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan (không tính số đã đưa về nước). Mặc dù tham gia thị trường sau nhưng tỷ lệ bỏ trốn của lao động Việt Nam cao hơn so với các nước XKLĐ truyền thống ở thị trường này (xem bảng 2.3).
Bảng 2.3: Tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn tại Đài Loan so với một số nước XKLĐ khác
Đơn vị: %
Tháng/năm
Thái Lan
Indonesia
Philippine
Việt Nam
3/2002
1,05
2,93
2,91
2,39
12/2002
1,23
3,65
2,56
4,5
12/2003
1,39
6,16
2,35
6,46
3/2004
1,39
6,75
2,42
7,32
Nguồn: Một số nội dung thảo luận tại Hội nghị về lao động Việt Nam tại Đài Loan tháng 6/2004 - Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp đã và đang gây ra những thiệt hại về kinh tế cho cả Việt Nam và các nước NKLĐ. Trước hết là thiệt hại về kinh tế đối với chủ sử dụng do bị bị thiếu hụt nhân công, làm gián đoạn các hoạt động sản xuất kinh doanh hay các công việc khác, chưa kể đến khoản chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo lao động (theo một nhà tuyển dụng lao động ở Nhật Bản, chi phí này khoảng từ 15-20.000 USD/người). Bên cạnh đó, người lao động trốn ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp còn gây lên các vấn đề xã hội, nhất là vi phạm pháp luật ở nước NKLĐ. Về phía Việt Nam, các doanh nghiệp XKLĐ sẽ phải bồi thường hợp đồng cho người sử dụng, bị mất uy tín, mất đối tác, thậm chí bị buộc tạm dừng hoặc bị rút giấy phép hoạt động XKLĐ.
Những vấn đề này đã tác động rất tiêu cực tới hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc á, làm hạn chế khả năng tìm kiếm đối tác, tăng số lượng LĐXK vào các nước trong khu vực. Đây cũng là một trong những nguy cơ làm mất thị trường XKLĐ của Việt Nam ở khu vực này. Cả Nhật Bản (năm 2001), Hàn Quốc (năm 2002) và Đài Loan (năm 2004) đã từng tuyên bố sẽ đóng cửa thị trường đối với Việt Nam nếu vấn đề lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp không được giải quyết dứt điểm. Về lâu dài, LĐXK Việt Nam bỏ trốn sẽ làm mất uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, cản trở việc mở rộng và phát triển thị trường XKLĐ, ảnh hưởng đến chủ trương tăng cường XKLĐ của Đảng và Nhà nước.
- Chất lượng LĐXK của Việt Nam còn thấp, tạo sự bất lợi trong cạnh tranh, chưa đáp ứng được nhu cầu của chủ sử dụng lao động ở các nước.
Chất lượng lao động thấp là một điểm bất lợi trong cạnh tranh XKLĐ của Việt Nam, nhất là ở khu vực Đông Bắc á, nơi tập trung nhiều quốc gia XKLĐ truyền thống trong khu vực. Mặc dù có lợi thế về tính cần cù, chịu khó siêng năng, nắm bắt kỹ thuật nhanh, nhưng lao động Việt Nam vẫn còn nhiều điểm yếu, nhất là trình độ ngoại ngữ kém và chưa có tác phong lao động công nghiệp. Trình độ ngoại ngữ kém và thiếu tác phong lao động công nghiệp là nguyên nhân gây lên bất đồng trong quan hệ chủ thợ, thiếu hiểu biết lẫn nhau, đồng thời làm giảm khả năng tự tin, tham gia vào các hoạt động của cộng đồng của người lao động, từ đó làm giảm hiệu quả lao động, tạo tâm lý e ngại đối với chủ sử dụng trong việc tuyển dụng lao động Việt Nam.
Hiện nay, nhu cầu lao động kỹ thuật chất lượng cao, đặc biệt là kỹ sư ngành công nghệ thông tin ở Nhật Bản và Hàn Quốc rất lớn, nhưng nguồn lao động Việt Nam lại chưa đáp ứng được, không chỉ thiếu về số lượng mà còn yếu về trình độ chuyên môn. Tỷ lệ LĐXK được đào tạo nghề ở mức thấp cũng là yếu tố làm giảm chất lượng LĐXK của Việt Nam ở các thị trường này. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2004 có 90% LĐXK đã qua đào tạo nhưng tỷ lệ LĐXK đã qua đào tạo nghề hiện mới chỉ ở mức 35 - 40%, phấn đấu đến năm 2005, tỷ lệ này là 45%. Đây là tỷ lệ rất hạn chế, phản ánh sự thấp kém về chất lượng của lực lượng lao động trong cạnh tranh XKLĐ của Việt Nam cũng như cơ cấu ngành nghề mà Việt Nam tham gia lao động. Trình độ tay nghề thấp, khả năng ngoại ngữ kém làm cho XKLĐ của Việt Nam chỉ hướng phần lớn vào xuất khẩu lao động phổ thông, làm công việc đơn giản, tại Đài Loan có tới 72,81% lao động Việt Nam làm công việc giúp việc gia đình và khán hộ công. Ngoài ra, các vấn đề như sức khỏe yếu, tính vô kỷ luật… của người lao động cũng là nguyên nhân hạ thấp giá trị, giảm tính cạnh tranh của lao động Việt Nam trên thị trường lao động khu vực Đông Bắc á.
- Cơ cấu ngành nghề XKLĐ chưa đa dạng, lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số LĐXK.
Việc thiếu chiến lược XKLĐ và nguồn lao động có chất lượng là một trong những nguyên nhân tạo ra sự đơn điệu về cơ cấu ngành nghề trong XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc á, số lượng lao động giản đơn còn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số LĐXK của Việt Nam sang khu vực này. LĐXK Việt Nam mới chỉ chủ yếu tham gia vào một số lĩnh vực như cơ khí, điện tử, may mặc, xây dựng, chế biến hải sản, thuyền viên, dịch vụ giúp việc gia đình (xem bảng 2.4). Đặc biệt, số lượng lao động trong lĩnh vực dịch vụ giúp việc gia đình và chăm sóc bệnh nhân luôn chiếm tỷ lệ lớn sau khi Đài Loan mở cửa thị trường tiếp nhận LĐXK Việt Nam. Tính đến cuối tháng 4 năm 2004, đã có 65.896 lao động Việt Nam sang Đài Loan làm việc, trong đó công nhân nhà máy, công xưởng: 15.316 người (23,24%), công nhân xây dựng: 249 người (0,38%), chăm sóc người bệnh và giúp việc gia đình: 47.978 người (72,81%). Trong khi đó, số lượng LĐXK Việt Nam làm việc trong các ngành kỹ thuật cao như công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, sinh học, vật liệu mới,... ở các nước này còn hạn chế.
Bảng 2.4: LĐXK của Việt Nam trong một số lĩnh vực ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
Đơn vị: người
Ngành nghề
Nhật Bản
Hàn Quốc
Đài Loan
Số số lao động nữ
Sản xuất chế tạo
14.674
38.283
21.758
28.573
Xây dựng
1.108
2.015
-
-
Vận tải
5.113
3.542
-
-
Đánh bắt cá
-
9.626
-
-
Dịch vụ(*)
-
-
75.648
72.315
Chế biến thủy sản
532
-
-
132
Ghi chú: (*) bao gồm giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh.
Nguồn: Tập hợp từ số liệu thống kê đến hết năm 2004 của Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chất lượng thấp đã làm cho khả năng cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường lao động giảm đi, nhiều lao động phổ thông phải làm các công việc thuộc lĩnh vực nặng nhọc, độc hại. Với cơ cấu LĐXK như vậy chưa đảm bảo được mục tiêu tăng giá trị XKLĐ, cũng như đảm bảo được mục tiêu chiến lược lâu dài là tiếp thu kiến thức KHCN và nâng cao chất lượng lao động, hình thành đội ngũ lao động có chất lượng phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước trong quá trình CNH, HĐH như Đảng và Nhà nước đã đề ra đối với công tác XKLĐ của nước ta.
- Có nhiều vấn đề rủi ro, tiêu cực phát sinh.
Ngoài vấn đề lao động bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp tại các nước tiếp nhận lao động, hoạt động XKLĐ sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan trong thời gian qua vẫn có những rủi ro, phát sinh các tiêu cực như hoạt động lừa đảo người lao động đi XKLĐ, lao động phải về nước sớm, lao động bị lạm dụng, bị phân biệt đối xử,... Tình trạng này không chỉ gây tổn thất về kinh tế cho người lao động và các doanh nghiệp tham gia mà còn làm mất niềm tin, gây tâm lý e ngại đối với người lao động về XKLĐ. Trong mối quan hệ hợp tác lao động quốc tế, các tiêu cực, rủi ro này còn làm mất uy tín của Việt Nam trong hoạt động XKLĐ.
Hoạt động lừa đảo người lao động đi XKLĐ vẫn xảy ra, với nhiều thủ đoạn khác nhau và tập trung chủ yếu trong những thời điểm Việt Nam khai thác được thị trường mới, hay ký được thỏa thuận hợp tác lao động mới, hoặc khi có sự thay đổi về chính sách tiếp nhận LĐNN ở các nước NKLĐ. Tính từ năm 2001 đến giữa năm 2004, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội, các lực lượng chức năng đã phá 67 vụ án lừa đảo trong XKLĐ và dịch vụ việc làm, chiếm đoạt tài sản của 1.500 người có nhu cầu tìm việc làm, dạy nghề và XKLĐ với số tiền là 5 triệu USD và 10 tỷ đồng Việt Nam, trong đó có 40 vụ lừa đảo XKLĐ và 18 vụ lừa đảo dịch vụ việc làm.
Bên cạnh những tiêu cực phát sinh trong nước, người LĐXK còn gặp phải các rủi ro tiêu cực ở nước ngoài. Người lao động gặp phải rủi ro khi không đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, hoặc do công việc phù hợp với sức khỏe của bản thân họ, nơi tiếp nhận lao động bị phá sản, đóng cửa, người lao động bị mất việc buộc phải về nước sớm, hoặc do sự thay đổi các chính sách vĩ mô của chính phủ nước sở tại. Theo thống kê của Văn phòng quản lý lao động Việt Nam ở Đài Bắc, có khoảng 10% lao động Việt Nam phải về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu sức khỏe để đảm nhận công việc, trình độ ngoại ngữ kém, tay nghề yếu, nhà máy bị phá sản... [24]
Tình trạng nêu trên là do nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan, theo chúng tôi có một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Sự gắn kết giữa kế hoạch XKLĐ sang thị trường khu vực Đông Bắc á với các kế hoạch, chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội còn chưa chặt chẽ, thiếu tính tổng thể.
Đẩy mạnh hoạt động XKLĐ đã được coi là một chủ trương của Đảng nhưng công tác nghiên cứu, xây dựng một kế hoạch tổng thể về XKLĐ, từ tạo nguồn, quản lý lao động và giải quyết các vấn đề sau khi lao động về nước còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn. Công tác nghiên cứu xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển thị trường XKLĐ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện và cũng mới bắt đầu được triển khai và còn hạn chế ở số khu vực, thị trường được nghiên cứu, nhưng còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ từ các cơ quan hữu quan như đầu tư, tài chính, ngân hàng, công an, tư pháp. Các chính sách điều tiết hoạt động XKLĐ ban hành chậm hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế, còn thiếu và chưa kịp đổi mới một số chính sách, cơ chế cụ thể để quản lý và điều tiết hoạt động XKLĐ như đầu tư đào tạo nguồn lao động phục vụ xuất khẩu, hỗ trợ phát triển thị trường, hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp và người LĐXK, hỗ trợ và bảo vệ người lao động đang làm việc ở nước ngoài,... Vì vậy đã không tạo ra được một sự đồng bộ, thống nhất về cơ chế chính sách để hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động XKLĐ cũng như giải quyết kịp thời và hiệu quả các vấn đề phát sinh. Các kế hoạch XKLĐ ít có tầm chiến lược để tạo ra sự chủ động đón đầu và đối phó với tác động, ảnh hưởng của những thay đổi từ bên ngoài đến hoạt động XKLĐ như cơ chế, chính sách tiếp nhận lao động của nước NKLĐ thay đổi, xảy ra dịch bệnh ở các thị trường XKLĐ, v.v... Các vấn đề liên quan sau một chu kỳ XKLĐ khi người lao động về nước chưa được đánh giá, nghiên cứu một cách nghiêm túc, đầy đủ để có các giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Cho đến nay chưa có chính sách rõ ràng đối với người lao động sau khi hết hợp đồng XKLĐ về nước, nhất là việc thu hút và phát huy khả năng lao động và tài chính của họ có được từ nước ngoài. Người LĐXK sau khi về nước hầu hết sử dụng thu nhập có được vào tiêu dùng sinh hoạt mà không đầu tư vào sản xuất kinh doanh để tạo việc làm, tăng thu nhập, có rất ít người trở về nước được thu nhận vào làm việc trong các doanh nghiệp, công ty. Theo thống kế của cơ quan quản lý lao động Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ có 20% lao động sau khi XKLĐ về nước có việc làm, kể cả những người tự tổ chức việc làm cho bản thân. Điều này dễ dẫn đến người lao động lại rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm và thu nhập, tái nghèo,...
Vì sự không đồng bộ giữa các chính sách trong hoạt động XKLĐ nên đã tạo ra sự thiếu hụt nguồn LĐXK, nhất là lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật cao, chất lượng LĐXK thấp, tỷ lệ lao động giản đơn còn ở mức cao, tạo sự bất lợi đối với Việt Nam trong cạnh tranh trên thị trường XKLĐ khu vực Đông Bắc á; phát sinh nhiều tiêu cực, xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động XKLĐ như giảm giá nhân công, tăng chi phí môi giới để tranh đối tác, giành hợp đồng XKLĐ, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người LĐXK. Không những thế, sự thiếu hụt đó đã làm cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang khu vực Đông Bắc á còn manh mún, rời rạc, nhỏ lẻ, các chủ thể tham gia khó phản ứng kịp trước những thay đổi từ các nước NKLĐ. Hoạt động XKLĐ thiếu sự ổn định, số lượng LĐXK sang các nước khu vực Đông Bắc á tăng giảm thất thường (xem bảng 2.5).
Bảng 2.5: Tăng trưởng XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan
Đơn vị: người, %
Năm
Đài Loan
Nhật Bản
Hàn Quốc
Tổng 3 nước
Số lượng
Tăng trưởng
Số lượng
Tăng trưởng
Số lượng
Tăng trưởng
Số lượng
Tăng trưởng
1992
0
-
0
-
210
-
210
-
1993
0
-
164
-
3.318
1480,00
3.482
1558,10
1994
0
-
382
132,93
4.781
44,09
5.163
48,28
1995
0
-
286
-25,13
5.270
10,23
5.556
7,61
1996
0
-
1.046
265,73
7.826
48,50
8.872
59,68
1997
191
-
2.227
112,91
4.880
-37,64
7.298
-17,74
1998
1.697
788,48
1.896
-14,86
1.500
-69,26
5.093
-30,21
1999
558
-67,12
1.856
-2,11
4.518
201,20
6.932
36,11
2000
8.099
1351,43
1.497
-19,34
7.316
61,93
16.912
143,97
2001
7.782
-3,91
3.249
117,03
3.910
-46,56
14.941
-11,65
2002
13.191
69,51
2.202
-32,23
1.190
-69,57
16.583
10,99
2003
29.069
120,37
2.256
2,45
4.336
264,37
35.661
115,05
2004
37.144
27,78
2.752
21,99
4.779
10,22
44.675
25,28
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Nhận thức của người LĐXK còn hạn chế
LĐXK của Việt Nam phần lớn xuất thân từ nông thôn còn nhiều hạn chế trong việc nhận thức về hoạt động XKLĐ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, phải về nước sớm... Người lao động tham gia XKLĐ chưa nhận thức rõ về bản chất của hoạt động XKLĐ, về quan hệ giữa người tiếp nhận lao động và người LĐXK, quan hệ giữa người chủ sử dụng lao động và người lao động làm thuê trong cơ chế thị trường, nhất là ở các nước tư bản phát triển,... do đó chưa định hướng được rõ ràng khi tham gia XKLĐ, tìm cách đi XKLĐ nhằm mục đích kiếm được nhiều tiền, chỉ chú ý đến các lợi ích cá nhân, các khoản tiền mà người chủ sử dụng lao động trả, bất kể đó là lao động bất hợp pháp, không cân nhắc tới các lợi ích của cộng đồng, đất nước. Sự nhận thức hạn chế này cùng với tác động của tâm lý sợ về nước không có việc làm, thu nhập và do ảnh hưởng của tác phong lao động tự do của nền sản xuất nông nghiệp, không nắm vững pháp luật của nước sở tại là nguyên nhân sâu xa của hiện tượng lao động Việt Nam tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp, ý thức kém trong việc chấp hành kỷ luật lao động, thiếu ý thức tôn trọng những cam kết với doanh nghiệp, đình công, đấu tranh đòi tăng lương, vi phạm pháp luật ở nước NKLĐ, v.v... Những vấn đề này đã tác động rất tiêu cực tới hoạt động XKLĐ của Việt Nam, thậm chí ảnh hưởng ngay cả tới bản thân người lao động. Hình ảnh người lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp bị bắt giam trong các trại tập trung, sau song sắt ở các đồn cảnh sát ở Đài Loan không chỉ gây tổn thương đối với bản thân người lao động mà còn làm mất uy tín của lao động Việt Nam trên thị trường lao động quốc tế, ảnh hưởng tới danh dự của quốc gia, dân tộc Việt Nam.
- Công tác giáo dục hướng nghiệp và đào tạo tay nghề cho lao động đi XKLĐ còn nhiều bất cập
Nhìn tổng thể, hoạt động đào tạo nghề ở Việt Nam còn nhỏ yếu, lạc hậu, có rất ít cơ sở đào tạo đáp ứng được yêu cầu về trang thiết bị giảng dạy và cơ sở thực hành để nâng cao chất lượng LĐXK, đặc biệt là lao động kỹ thuật chuyên ngành, lao động làm việc trong các ngành công nghệ mũi nhọn ở các nước NKLĐ. Trong khi đó Việt Nam cũng còn thiếu một hệ thống chuẩn về trường đào tạo chuyên nghiệp LĐXK để tạo nguồn cho hoạt động XKLĐ của cả nước, trong đó có XKLĐ sang các nước khu vực Đông Bắc á. Các giáo trình giảng dạy cho lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chưa được chuẩn hóa, thống nhất. Nhiều trung tâm đào tạo đã mượn giáo trình của nước ngoài về dịch và giảng lại, dẫn tới không thống nhất về nội dung, bài giảng không phù hợp với đặc thù, trình độ của lao động Việt Nam. Chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, thiếu thực hành vì không có nhà xưởng và máy móc thiết bị mới, thiết bị phù hợp với điều kiện làm việc ở các nước NKLĐ [7]. Một thực tế trong thời gian qua là LĐXK có nghề đã qua đào tạo phần lớn được cung ứng từ các xí nghiệp, nhà máy. Sự gia tăng quy mô XKLĐ đang làm cạn kiệt dần nguồn lao động kỹ thuật. Việc tuyển chọn lao động kỹ thuật không có sẵn như trước, đang đứng trước nguy cơ mất cân đối nguồn lao động có kỹ thuật, nếu xuất khẩu thì các nhà máy trong nước sẽ gặp khó khăn, nếu không tuyển trong các nhà máy lại không có nguồn cung cấp cho nước ngoài.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp XKLĐ phải chịu trách nhiệm hầu hết các khâu trong quy trình XKLĐ, từ tuyển chọn, đào tạo lao động đến khai thác thị trường, quản lý lao động ở nước ngoài, đưa người lao động về nước. Điều này gây ra hai hạn chế:
Thứ nhất, doanh nghiệp phải tăng kinh phí hoạt động, tăng phí dịch vụ đi XKLĐ tạo gánh nặng tài chính cho người lao động khi tham gia XKLĐ, là một trong những nguyên nhân của tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước NKLĐ.
Nghiên cứu thực trạng vấn đề lao động Việt Nam tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trong thời gian vừa qua cho thấy một phần nguyên nhân bắt đầu từ chi phí đi XKLĐ cao, trong khi cách giải quyết vấn đề này hiện nay lại không triệt để, ở tình trạng luẩn quẩn. Người lao động vì phải chi phí một khoản tiền khá lớn để đi XKLĐ, nhưng thời gian làm việc ở nước ngoài ngắn nên hình thành tư tưởng phải kiếm thật nhiều tiền để bù đắp cho chi phí bỏ ra và giành một khoản vốn khi về nước, do đó đã tự ý phá hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc và cư trú bất hợp pháp để kiếm tiến. Phản ứng đầu tiên của phía nước ngoài là chủ sử dụng LĐXK Việt Nam phạt tiền các doanh nghiệp XKLĐ để bồi thường hợp đồng, bù đắp các thiệt hại do lao động bỏ trốn gây ra. Để đảm bảo có được khoản tiền nộp phạt, các doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam buộc phải tăng mức tiền đặt cọc, yêu cầu người lao động phải nộp thêm một khoản tiền thế chấp cao, có khi lên tới 50 triệu đồng/người (mặc dù khoản này được thu thông qua ngân hàng, người lao động được tính lãi và nhận lại khi kết thúc hợp đồng). Hơn nữa, trong trường hợp lao động bỏ trốn có các ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt kinh tế - xã hội, nước NKLĐ sẽ tạm dừng hoặc không tiếp nhận LĐXK Việt Nam, tạo ra áp lực đối với cơ quan quản lý hoạt động XKLĐ Việt Nam, buộc phải xem xét việc tạm ngừng hay thu hồi giấy phép hoạt động XKLĐ đối với các doanh nghiệp XKLĐ. Điều này cũng buộc doanh nghiệp phải gia tăng mức tiền đặt cọc để đảm bảo người lao động không bỏ trốn, do đó lại làm tăng chi phí đi XKLĐ. Có thể mô tả như sau:
Chi phí đi XKLĐ cao
Lao động bỏ trốn ra ngoài kiếm tiền
Doanh nghiệp XKLĐ thu tiền đặt cọc cao
Đối tác phạt các DN XKLĐ Việt Nam
Cơ quan quản lý tạm dừng, hoặc rút giấy phép hoạt động XKLĐ
Nước ngoài đóng cửa thị trường XKLĐ đối với Việt Nam
Thứ hai, doanh nghiệp sẽ không tập trung vào đào tạo LĐXK, việc đào tạo, giáo dục hướng nghiệp bị phiến diện, không chuyên sâu đào tạo lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, không đảm bảo về thời gian và nội dung giảng dạy, nhất là về đào tạo ngoại ngữ và pháp luật ở nước NKLĐ; đồng thời cũng sẽ không tập trung được vào việc khai thác thị trường. Do đó, các khâu trong quy trình XKLĐ đều không được quan tâm đúng mức và hiệu quả thực hiện không cao, làm giảm hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp XKLĐ.
- Công tác quản lý, hỗ trợ và bảo vệ người lao động ở nước ngoài còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức.
Hạn chế này xuất phát từ cả chủ quan và khách quan. Về khách quan là do sự phân bố không tập trung, bị phân tán nhỏ lẻ của lao động Việt Nam ở nước ngoài do phải tham gia vào các công việc khác nhau ở những địa điểm khác nhau; mặt khác, là do hạn chế từ các quy định pháp luật của nước sở tại như quy định về nhập cư, thời gian lưu trú (như thời hạn visa tại Đài Loan chỉ có 14 ngày)… đã gây khó khăn cho công tác hỗ trợ người lao động giải quyết các vấn đề phát sinh cũng như bảo vệ họ. Về chủ quan là do công tác này chưa được các cơ quan chức năng và doanh nghiệp XKLĐ Việt Nam đầu tư, quan tâm đúng mức. Số cán bộ quản lý lao động đại diện của Việt Nam ở nước ngoài còn thiếu, không thể đảm