Luận văn Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN +Trung Quốc

Tác động của Hiệp định đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam chủ yếu được xem xét trên khía cạnh tác động của chương trình thu hoạch sớm tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi Hiệp đinh có hiệu lực so với trước khi nó có hiệu lực. Cũng như một tờ giấy luôn có hai mặt hay vấn đề nào cũng có hai mặt, Hiệp định này cũng vậy nó tạo cho Việt Nam cơ hội lớn nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức khó khăn cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc và đẩy mạnh việc hội nhập kinh tế quốc tế của mình

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4436 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh ASEAN +Trung Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vẫn là hàng nông sản-chiếm đa số Ta sẽ xem cơ cấu hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2004 Bảng 8: Cơ cấu hàng nông sản chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2004 Mặt hàng Đơn vị Trung Quốc Tổng KN 04 Tỷ trọng (%) 2003 SS 04/03 (%) Cao su Nghỡn tấn 300 513 61 187,09 143,45 triệu USD 357,9 147 Hạt điều triệu USD 64,55 436 14,8 65,1 99,15 Rau quả triệu USD 24,9 178,8 14 67,068 43,8 Nguồn: Tổng cục Hải quan Năm 2004, năm đầu tiên Trung Quốc đã thực hiện cắt giảm thuế quan đối với hàng nông sản nhập khẩu từ Việt Nam, thuế quan đối với hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã được miễn giảm gần hết. Chính điều này đã tạo đà cho hàng nông sản Việt Nam có thể xâm nhập vào thị trường Trung Quốc một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nhìn vào bảng trên ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc về phía các mặt hàng nông sản chủ yếu sang Trung Quốc của Việt Nam trừ cao su ra còn lại đều có kim ngạch giảm so với 2003. Tệ nhất là mặt hàng rau quả của ta xuất khẩu sang Trung Quốc giảm chỉ chiếm 43,8% kim ngạch xuất khẩu so với năm 2003. Điều này có thể do bắt đầu từ 4/2004 Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ của thành viên WTO, yêu cầu mặt hàng rau quả tươi xuất khẩu vào Trung Quốc phải có hạn ngạch và đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực phẩm khiến cho nhiều doanh nghiệp lao đao do không kịp chuẩn bị thích ứng mà vẫn quen với lối làm ăn cũ: xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch với chất lượng không đảm bảo. Nó cũng lí giải cho việc hàng trăm tấn dưa hấu đổ đống ở cửa khẩu Tân Thanh mà không xuất sang được thị trường Trung Quốc vì không đạt yêu cầu chất lượng, bị trả lại, bị tư thương Trung Quốc ép giá. Về phía hạt điều, sang năm 2004 cũng không có sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc do giá bán của ta thấp hơn các nước khác. Các doanh nghiệp lại không nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin về thị trường Trung Quốc nên vội vàng kí hợp đồng bán hạt điều cả năm cho Trung Quốc với giá thấp ( cao nhất cũng chỉ 4 USD/kg), và đến cuối năm khi giá hạt điều tăng cao (5USD/kg) các doanh nghiệp đành chịu lỗ trung bình 300USD/ngày Với mặt hàng cao su, so với năm 2003, lượng xuất khẩu tăng 1,6 lần, trong khi kim ngạch tăng 2,5 lần. Điều này do giá cao su tự nhiên tăng, có lợi cho xuất khẩu cao su của ta và cũng do kể từ 1/1/2004, trung Quốc đó xoỏ bỏ quản lớ giấy phộp hạn ngạch nhập khẩu cao su thiờn nhiờn và chuyển sang quản lớ bằng giấy phộp nhập khẩu tự động. Do vậy, mặt hàng cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2004 tăng mạnh. Ta tiếp tục xem xét tới năm thứ hai của lộ trình giảm thuế theo EHP, xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc có gì đổi khác so với 2004 Bảng 9: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2005 (Trị giỏ>5 triệu USD) Mặt hàng Lượng (tấn) Trị giỏ (triệu USD) Cao su 369.764 519,20 Hạt điều 23.298 97,36 Gỗ và sản phẩm gỗ 60,34 Hàng rau quả 34,94 Gạo 48.282 11,96 Cà phờ 9.516 7,62 Chố 5.828 6,07 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Tới 2005, tình hình có vẻ khả quan hơn. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đã tăng . Cơ cấu các mặt hàng cũng được bổ sung phong phú hơn, các mặt hàng trước kia có kim ngạch nhỏ hoặc xuất khẩu số lượng ít không đáng kể vào thị trường Trung Quốc sau khi giảm thuế đã tăng đáng kể. Các mặt hàng mà Việt Nam có lợi thế như gạo, cà phê, chè đã có thể xâm nhập vào thị trường Trung Quốc với kim ngạch đáng kể (trị giá >5 triệu USD) Ta sẽ xem xét cơ cấu hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc trong hai năm của lộ trình EHP Bảng 10: Kim ngạch hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc thời kì 2004-2005 Đơn vị: Triệu USD Năm Mặt hàng 2004 2005 Cao su 357.9 519.2 Rau quả 24.9 34.94 Hạt điều 64.55 97.36 Nguồn: Thống kê Hải quan Chiếm tỷ trọng lớn vẫn là mặt hàng cao su và hạt điều. Rau quả tuy có tăng lượng nhưng không cao vì hầu hết các mặt hàng rau quả của Việt Nam đều có chất lượng không cao lại không có công nghệ bảo quản tốt như các nước khác. Vả lại Trung Quốc và Thái Lan đã kí Hiệp định về hàng rau quả trong đó các mặt hàng rau quả của Thái Lan sẽ được hưởng thuế suất 0% khi nhập khẩu vào Trung Quốc từ năm 2003. Đến tận 2004 các mặt hàng rau quả của Việt Nam mới bắt đầu được giảm thuế một cách từ từ trong khi đó các mặt hàng rau quả của Thái Lan đã chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc. Các mặt hàng nông sản khác như gạo , cà phê, hạt tiêu chiếm tỷ trọng nhỏ Về cao su: Thị trường Trung Quốc nhập khẩu cao su tự nhiên chủ yếu từ các nước ASEAN trong đó có Việt Nam do nhu cầu cao su của Trung Quốc rất lớn phục vụ cho ngành công nghiệp ô tô đang phát triển mạnh. Trung Quốc là nhà nhập khẩu cao su tự nhiên lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ. Theo số liệu thống kê của hải quan, thị trường xuất khẩu lớn nhất trong hai tháng đầu năm 2006 vẫn là Trung Quốc đạt 16.555 tấn, trị giá 27,19 triệu USD, trung bình mỗi ngày Việt Nam xuất sang Trung Quốc 1000 tấn cao su tự nhiên qua các cửa khẩu Về hạt điều: liên tục tăng về khối lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu. Với vị thế của một nước xuất khẩu điều lớn thứ hai trên thế giới, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc lượng điều hạt tăng đột suất tới gần 100 triệu USD. Với tình hình này thì khả năng đạt 114 triệu USD sang Trung Quốc mà Bộ Thương mại đạt ra cho ngành điều trong năm 2006 là hoàn toàn có thể hi vọng Về rau quả: có sự tăng trưởng rõ rệt trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Điều đó đã phần nào thể hiện sự quan tâm chú trọng vào thị trường Trung Quốc của Việt Nam và Việt Nam đã bắt đầu chú ý và biết tận dụng những lợi ích của EHP mang lại Bên cạnh đó các mặt hàng như gạo, cà phê, chè cũng dần có chỗ đứng tại thị trường Trung Quốc. Đây đều là những mặt hàng Việt Nam có sức cạnh tranh cao và khả năng mở rộng thị phần của những mặt hàng này tại Trung Quốc là rất lớn Về phương thức giao thương: Sau khi Hiệp định có hiệu lực phương thức buôn bán giữa hai nước đã có một số thay đổi. Buôn bán theo con đường chính ngạch gia tăng nhanh chóng do bây giờ theo con đừơng chính ngạch cũng có nhiều ưu đãi và an toàn hơn con đường tiểu ngạch. Tuy nhiên do con đường tiểu ngạch qua biên giới đã có từ xưa và người dân ở biên giới vẫn quen với cách làm ăn đó nhiều năm trước nên vẫn tồn tại buôn bán qua đường biên mậu mặc dù từ đầu 2004 Trung Quốc đã bỏ những ưu đãi cho những hàng hóa nhập khẩu vào qua đường biên mậu theo những quy định của WTO, hiện những ưu đãi chỉ tồn tại cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào tỉnh Vân Nam và hàng hoá xuất qua cửa khẩu Lào Cai 2.2. Đánh giá về tác động của Hiệp định ASEAN +Trung Quốc tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc Tác động của Hiệp định đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam chủ yếu được xem xét trên khía cạnh tác động của chương trình thu hoạch sớm tới xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc sau khi Hiệp đinh có hiệu lực so với trước khi nó có hiệu lực. Cũng như một tờ giấy luôn có hai mặt hay vấn đề nào cũng có hai mặt, Hiệp định này cũng vậy nó tạo cho Việt Nam cơ hội lớn nhưng cũng tạo ra nhiều thách thức khó khăn cho Việt Nam trong việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc và đẩy mạnh việc hội nhập kinh tế quốc tế của mình 2.2.1. Những kết quả đạt được Từ 1991, khi hai nước kí Hiệp định thương mại quan hệ buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều chuyển biến. Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước ngày càng tăng. Đặc biệt khi Hiệp định ASEAN- Trung Quốc bắt đầu được phía Trung Quốc thực hiện, nghĩa là Trung Quốc sẽ thực hiện cắt giảm thuế đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam theo chương trình thu hoạch sớm, xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc tăng nhanh. Về kim ngạch xuất khẩu: liên tục tăng qua các năm. Các mặt hàng nông sản từ xưa đã là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Nay lại được hỗ trợ thêm bằng cách giảm thuế nhập khẩu từ phía Trung Quốc nên khả năng cạnh tranh của hàng nông sản của Việt Nam càng được tăng cường. Về cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu: Hiện nay cao su thiên nhiên vẫn là mặt hàng nông sản số một của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cả về số lượng lẫn giá trị. Điều này xuất phát từ nhu cầu của Trung Quốc về mặt hàng này cho ngành công nghiệp ô tô đang rất phát triển của mình. Hàng năm Trung Quốc nhập khẩu khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam. Tiếp nữa là các mặt hàng hạt điều và rau quả đều có giá trị kim ngạch xuất khẩu khá (trên 30 triệu USD mỗi năm). Việt Nam là một nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo nên thông qua thị trường Trung Quốc, Việt Nam có thể xuất khẩu gạo sang các thị trường láng giềng của Trung Quốc và các nước châu Phi. Trong những tháng đầu năm 2006, Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu gạo của Việt Nam để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường thứ ba Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn sang các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế khác nhằm tận dụng thời gian nhàn rỗi của người nông dân đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các mô hình mới đã xuất hiện ở đồng bằng chấu thổ sông Hồng: Cỏc làng nghề đó phỏt triển thành "cụm cụng nghiệp", vượt ra khỏi giới hạn làng trở thành cỏc trung tõm năng động, biến những người nụng dõn thành cỏc doanh nhõn, chủ cỏc xớ nghiệp nhỏ, vừa và hiện đại, như: đồ gỗ Đồng Kỵ, sứ Bỏt tràng, lơn nạc Nam Sỏch, rau Gia Lộc, cõy cảnh Mễ Sở, rau hoa Mờ Linh-Đụng Anh… Theo Bộ NN&PTNT Chương trỡnh "Làng mới" sẽ được Bộ phỏt động và triển khai từ năm 2006-2010. "Làng mới với cỏc chỉ tiờu: thu nhập bỡnh quõn theo đầu người cao gấp 1,5 lần thu nhập bỡnh quõn của tỉnh, số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 85%, số hộ sử dụng điện đạt 100% và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 20%. Dự kiến ban đầu sẽ cú 400 làng được lựa chọn tham gia chương trỡnh này, trung bỡnh 6-8 làng/tỉnh. Chương trỡnh sẽ được thực hiện theo phương chõm nhõn dõn làm là chớnh, Nhà nước hỗ trợ chủ yếu về mặt kỹ thuật và một phần vốn đầu tư. Khỏc với Chương trỡnh 135, Chương trỡnh nước sạch và vệ sinh mụi trường…Chương trỡnh "Làng mới "nhằm xõy dựng một nụng thụn phỏt triển toàn diện về hạ tầng cơ sở, sản xuất hàng hoỏ, việc làm và vệ sinh mụi trường. Theo Bộ Nụng nghiệp & Phỏt triển Nụng thụn (NN&PTNT), chỉ riờng năm 2004, đó cú 31 dự ỏn được kớ kết, với tổng vốn 405 triệu USD từ nguồn ODA của hơn 20 nhà tài trợ, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thuỷ lợi, lõm nghiệp, xoỏ đúi giảm nghốo, phũng chống giảm nhẹ thiờn tai…nhiều dự ỏn đó đi vào hoạt động, trong đú cú một số dự ỏn lớn như: Thuỷ lợi Tổng hợp Phước Hoà cú tổng vốn vay trờn 124 triệu USD từ Ngõn hàng Phỏt triển Chõu Á; Hỗ trợ Quản lý Tài nguyờn Việt Nam, vốn vay từ Ngõn hàng Thế giới trờn 157,8 triệu USD; Phục hồi rừng sau chỏy với nguồn vốn viện trợ khụng hoàn lại 1,7 triệu USD từ Cơ quan Hợp tỏc Quốc tế Nhật Bản… Ngoài ra cũn cú nhiều dự ỏn hỗ trợ khẩn cấp nhằm giỳp nụng dõn Việt Nam khắc phục hậu quả do thiờn tai, bệnh dịch như dự ỏn viện trợ khẩn cấp chống dịch cỳm gia cầm quốc gia với khoản viện trợ khụng hoàn lại là 1,3 triệu USD của Cộng đồng chõu Âu hay dự ỏn viện trợ khẩn cấp lỳa giống và phõn bún cho nụng dõn Tõy Nguyờn khắc phục thiệt hại do hạn hỏn với khoản viện trợ khụng hoàn lại của Tổ chức Nụng-Lương LHQ (FAO) trị giỏ 400.000 USD…giúp người nông dân nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản qua việc tăng năng suất và chất lượng sản phẩm Về phương thức buôn bán giữa hai nước: Từ 1991 khi có Hiệp định thương mại buôn bán chính ngạch mới tăng nhanh. Trước kia chủ yếu là buôn bán tiểu ngạch do Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới, buôn bán qua biên giới không đòi hỏi những điều kiện, thủ tục giấy tờ khắt khe như buôn bán chính ngạch lại được hưởng nhiều ưu đãi thông qua những chính sách ưu đãi riêng của hai nước về buôn bán qua biên giới. Buôn bán biên mậu áp dụng với xuất khẩu chủ yếu là mặt hàng rau quả sang Trung Quốc đảm bảo nhanh chóng, vẫn giữ được độ tươi ngon của hàng hoá nên vẫn được chú trọng phát triển Hai nước Việt-Trung cũng đã kí kết “Quy tắc kiểm dịch an toàn vệ sinh thủy hải sản, gạo và thực phẩm”, do đó các mặt hàng nông sản của Việt Nam với chất lượng thông thường không cần cao lắm nhưng đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh là có thể xuất sang Trung Quốc. Sau khi là thành viên của WTO, Trung Quốc đã dành cho Việt Nam được hưởng ngay lập tức và đầy đủ MFN về thuế quan theo chuẩn mực WTO mà Trung Quốc đã cam kết dù Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO. Vì thế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc liên tục tăng và dự đoán sẽ còn tăng nữa khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2006 này Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về mặt chính trị, xã hội, văn hóa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt có thể xâm nhập thị trường Trung Quốc thuận lợi hơn. Các mặt hàng của Việt Nam đều hợp với khẩu vị và sở thích của người Trung Quốc. Là thành viên của WTO thì Trung Quốc phải tuân thủ chặt chẽ những quy định trong các Hiệp định đa phương của WTO về hàng nông sản như Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định về tiêu chuẩn kĩ thuật…hay Trung Quốc sẽ phải dần tự do hóa thị trường nông sản. Cho tới nay Trung Quốc đã bãi bỏ hầu hết các quy định bảo hộ nông sản như quyền kinh doanh phân phối nông sản đã được mở rộng sang cho các doanh nghiệp tư nhân cũng được tham gia; áp dụng hạn ngạch thuế quan như các thành viên khác của WTO như đường, gạo…và muốn nhập khẩu các mặt hàng này phải có giấy phép của Bộ Thương mại Trung Quốc cấp Mặc dù Trung Quốc là một đất nước rộng lớn, tỷ lệ dân số sống bằng nghề nông khá cao nhưng đến nay Trung Quốc vẫn phải nhập khẩu lương thực. Theo Hiệp định nông nghiệp của WTO, Trung Quốc phải cắt giảm dần trợ cấp trong nước cho sản xuất hàng nông sản, tạo điều kiện cho hàng nông sản nhập khẩu từ các nước ASEAN trong đó có Việt Nam vào thị trường Trung Quốc nhiều hơn. Việc trồng cây ăn trái cũng đạt được một số thành tích đáng kể, xuất hiện nhiều trang trại, HTX chuyờn về trỏi cõy (xoài, nhón, vải, thanh long, quớt…), tạo được nhiều nguồn cung tập trung cú chất lượng và đồng nhất. Ngành trỏi cõy cũng đó nhập và trồng được nhiều giống mới nước ngoài như dứa Cayen, cõy ăn trỏi đặc sản Thỏi Lan (sầu riờng, măng cụt, chụm chụm…). Phương thức gieo trồng mới cũng được đưa vào ỏp dụng ngày càng nhiều, sử dụng phõn hữu cơ ngày càng tăng, giảm lượng thuốc trừ sõu, nếu cú sử dụng thỡ ngày càng an toàn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, gần đõy ngành đó đưa được phương phỏp trồng trỏi cõy theo tiờu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices - thực hành nụng nghiệp tốt) qua cỏc dự ỏn như Dự ỏn VNCI (Mỹ) trồng thanh long theo EUREGAP (tiờu chuẩn chõu Âu) tại Bỡnh Thuận, Tiền Giang; dự ỏn liờn kết GAP 6 tỉnh sụng Tiền… Cỏc dự ỏn này sẽ xõy dựng cho trỏi cõy Việt Nam cú tiờu chuẩn GAP Việt Nam, tăng được sức cạnh tranh trờn thương trường, cạnh tranh được với GAP Thỏi Lan, GAP Trung Quốc, GAP ASEAN… Để tăng thờm sức cạnh tranh cho trỏi cõy, Cục Sở hữu Trớ tuệ và cỏc cơ quan chức năng cũn hỗ trợ doanh nghiệp rau quả xõy dựng, bảo hộ thương hiệu và đó cú nhiều thương hiệu trỏi cõy được xõy dựng, bảo hộ. Cụng tỏc xỳc tiến thương mại (XTTM) cho trỏi cõy cũng được tăng cường. Ba năm trở lại đõy, Nhà nước tăng cường tập trung hỗ trợ tài chớnh cho doanh nghiệp, Hiệp hội trỏi cõy Việt Nam tham gia nhiều hội chợ, triển lóm quốc tế, khảo sỏt thị trường rau quả nước ngoài, mời cỏc nhà nhập khẩu rau quả nước ngoài đến Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp rau quả cũn được thưởng xuất khẩu, được Bộ thương mại cụng nhận doanh nghiệp xuất khẩu uy tớn. Cỏc cụng tỏc XTTM đó giỳp nhiều cho doanh nghiệp rau quả xuất khẩu, nhà vườn tiếp cận thuận tiện hơn với khỏch hàng, quảng bỏ sản phẩm… Việt Nam đã thành công trong việc chế biến trái cây, nước trái cây cô đặc, nước ép trái cây tươi…Từ quả dứa, một doanh nghiệp chế biến thực phẩm ở Nghệ An đã chế biến ra các loại nước ép trái cây tươi, nước trái cây cô đặc… và sản phẩm đã được xuất sang một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU và được các thị trường này rất ưa thích. Các đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Sản phẩm đã vượt qua nhiều hãng đồ uống nổi tiếng trên thế giới để nhận giải thưỏng vàng do Câu lạc bộ các nhà doanh nghiệp hàng đầu trao tặng. Giải thưỏng này tôn vinh các công ty xuất sắc có chất lượng và dịch vụ vượt trội trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống trên thế giới dựa trên đánh giá của chính những người tiêu dùng ở châu Âu Tương lai hi vọng nó có thể xâm nhập thị trường Trung Quốc, bước khởi đầu cho sản phẩm trái cây đã qua chế biến xâm nhập thị trường đầy tiềm năng này Tuy Trung Quốc đang phát triển khá nhanh và mạnh nhưng trình độ phát triển giữa các vùng của Trung Quốc không đồng đều. Khu vực miền Trung và Tây Trung Quốc là nơi có thể tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam thuận lợi nhất vì trình độ tiêu dùng của cư dân ở đây phù hợp với trình độ sản xuất của Việt Nam. ở đây sức mua và các tiêu chuẩn về hàng hóa thấp hơn nhiều so với các vùng khác của Trung Quốc và Việt Nam có thể tiêu thụ hàng hóa chất lượng không cao lắm tại đây. Phần này gồm 10 tỉnh của Trung Quốc, đang được Nhà nước Trung Quốc khuyến khích hỗ trợ phát triển kinh tế nên cơ hội cạnh tranh của hàng Việt Nam đang rất thuận lợi. Hai nước cũng khuyến khích giao thương tại đây không phải sử dụng ngoại tệ. Chính phủ đang cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường xá, hệ thống kho bãi… sát với biên giới Trung Quốc nhằm tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa. Việt Nam cũng thực hiện nhiều chương trình xúc tiến thương mại tại Trung Quốc nhằm hỗ trợ thông tin và tìm kiếm đối tác cho các doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua các hoạt động của các thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cùng với phía Trung Quốc tổ chức các hội chợ triển lãm giới thiệu hàng hóa của hai nước, quảng bá thương hiệu hàng Việt Nam. Về phương thức giao thương: Hiện xuất khẩu theo con đường chính ngạch thông qua Hải quan đã tăng đáng kể chiếm tới 70% buôn bán của Việt Nam với Trung Quốc. Tình trạng buôn lậu qua cửa khẩu giảm nhiều, hạn chế được thất thoát ngân sách. Trung Quốc vẫn thực hiện quy chế ưu đãi biên mậu cho hàng hóa nhập khẩu vào Vân Nam từ Việt Nam. 2.2.2. Những thách thức đặt ra Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn phải đối đầu với rất nhiều những thách thức khi Hiệp định có hiệu lực. Trung Quốc cũng là một nước sản xuất và xuất khẩu nông sản lớn. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc và Việt Nam tương tự như nhau nhưng năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam yếu hơn nhiều cả về chất lượng và giá cả Trước kia Trung Quốc thực hiện chế độ bảo hộ cao đối với hàng nông sản làm hạn chế tối đa lượng nông sản nhập khẩu vào bằng các biện pháp thuế quan nhập khẩu. Nay theo WTO, Trung Quốc đã dần thay các biện pháp thuế quan đó bằng những biện pháp phi thuế mà WTO cho phép như các rào cản kĩ thuật, hạn ngạch thuế quan, các biện pháp kiểm dịch…. Hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc cũng phải đăng kí xuất xứ bằng tiếng Trung, có nhãn hiệu công khai chất lượng hàng hóa, kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên hiện Việt Nam và Trung Quốc vẫn chưa có một Hiệp định nào về chất lượng hàng hóa tối thiểu, chưa có hiệp định kiểm dịch rau quả-loại nông sản chủ yếu xuất sang Trung Quốc (chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam). Cũng không rõ là do chính sách thuế bất cập, lí do các doanh nghiệp cậy vào để lí giải cho tình trạng giảm sút về giá trị rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc khi Hiệp định có hiệu lực, Trung Quốc bắt đầu giảm thuế cho rau quả Việt Nam vì hiện Trung Quốc đã giảm tới mức thuế suất 0% cho rau quả từ Thái Lan và Singapore (từ 2003). Còn phía Trung Quốc lại nói mẫu mã và chất lượng nông sản Việt Nam còn kém, khó có khả năng cạnh tranh với hàng nông sản từ Thái Lan. Hàng rau quả của Việt Nam và Thái Lan đang chạy đua vào thị trường rộng lớn bậc nhất này. Thái Lan đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc trong khi Việt Nam vẫn dậm chân tại chỗ, vậy có phải Việt Nam đã chậm chân hơn, đến sau liệu Việt Nam có thể kiếm được gì trên đất Trung Quốc từ hàng nông sản của mình không? Tuy tham gia vào EHP, Việt Nam sẽ xuất khẩu được hàng nông sản sang Trung Quốc nhưng từ 2004 Việt Nam cũng bắt đầu giảm thuế theo lộ trình thực hiện EHP, các hàng nông sản Trung Quốc cũng đã được nhập khẩu vào Việt Nam một cách ồ ạt với số lượng lớn do giá thành rẻ do Trung Quốc cũng là một nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Các hàng nông sản Trung Quốc được xuất khẩu qua đường biên mậu, chất lượng không được kiểm định kĩ càng, chủ yếu là hàng chất lượng không cao. Như rau quả Trung Quốc sau khi được Bộ y tế kiểm tra đã cho thấy có sử dụng thuốc bảo quản như cáp tăng, Linh đan, DDT (loại thuốc BVTV đã bị cấm sử dụng ở Việt Nam) rất nguy hiểm tới sức khoẻ con người Đó là về phía khách quan còn về phía chủ quan từ tình trạng sản xuất nông sản của Việt Nam mà đánh giá thì hiện sản xuất nông nghiệp của ta đang còn rất nhiều bất cập. Cụ thể: Công tác quy hoạch vùng nguyên liệu tiến hành chậm và chưa tốt, sản xuất nông nghiệp vẫn ở trong tình trạng manh mún nhỏ lẻ khiến số lượng hàng nông sản tham gia vào thị trường xuất khẩu không lớn, không ổn định rất khó khăn cho việc kí kết những hợp đồng lớn vì khó tập trung được lượng hàng hóa lớn ngay trong một thời gian ngắn Công nghệ phục vụ cho sản xuất, chế biến nông sản từng bước đã được chuyển giao qua các dự án đầu tư vào nông nghiệp của các đối tác nước ngoài hoặc mua lại nhưng hầu hết đó là những công nghệ lạc hậu chỉ ở trình độ trung bình thấp của thế giới, thuộc thế hệ công nghệ của những năm 70s, 80s. Tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu rau quả của nước ta là rất lớn nhưng cả nước hiện mới chỉ có trên dưới 20 nhà máy chế biến và xuất khẩu rau quả nên hầu hết rau quả xuất khẩu là rau quả chưa qua chế biến, ở dạng thô, giá trị thấp, khó bảo quản, nhanh hỏng, dẫn đến tình trạng dễ bị tư thương ép giá. Hơn thế các nhà máy này có trình độ công nghệ thấp nên sản phẩm nông sản đã qua chế biến tại Việt Nam có chất lượng thấp, chỉ đạt 45-50% chất lượng của thế giới. Trái cây Việt Nam có chất lượng thấp, thường bị bầm dập, xõy xước (do thu hỏi, đúng gúi, vận chuyển, bốc xếp … khụng đỳng cỏch); bị sõu bệnh, mau hư hỏng; khụng đồng đều, xấu mó; bao bỡ xấu, khụng cú nhón hiệu hàng hoỏ; trỏi nhón bị xụng SO2 quỏ mức quy định, phải trả lại hoặc huỷ… Trong khi đú, trỏi cõy Thỏi Lan đẹp hơn, chất lượng cao hơn, mẫu mó, bao bỡ hấp dẫn hơn. Chớnh vỡ vậy, trỏi cõy Việt Nam vẫn chỉ mới vào được cỏc tỉnh biờn giới phớa Nam của Trung Quốc, với số lượng cũn hạn chế, mà chưa thể đi sõu vào nội địa nước này. Việt Nam có tiềm năng về sản xuất và xuất khẩu nông sản như vậy nhưng dường như các doanh nghiệp ít có người muốn tham gia vào lĩnh vực này do lợi nhuận thu được từ sản xuất và xuất khẩu nông sản quá ít ỏi, không có tốc độ tăng trưởng cao như các ngành công nghiệp hay dịch vụ khác. Chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ chưa có một tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam mạnh về vốn, công nghệ, giỏi về Marketing và đủ năng lực để gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của người nông dân, các doanh nghiệp chế biến vệ tinh, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản với Nhà nước Hơn 60% dân số Việt Nam sống bằng nghề nông nhưng họ chưa có ý thức về việc sẽ làm giàu bằng nghề này, họ không quan tâm đến nhiều vấn đề ngay cả những vấn đề có ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản vì việc của họ chỉ là sản xuất và bán hàng với số lượng nhỏ, việc còn lại là của người khác những người đã mua hàng của họ. Do vậy những vấn đề như tiêu chuẩn kĩ thuật hay vệ sinh an toàn thực phẩm…không được chú ý nhiều. Họ chỉ bằng mọi cách để tăng lượng, bán được nhiều hàng, thu nhập nhiều nên họ sử dụng vô tội vạ các loại thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc cũng không đúng cách khiến sản phẩm làm ra chất lượng không đồng đều không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì thế mới có chuyện hàng trăm tấn dưa hấu tắc nghẽn ở cửa khẩu Tân Thanh mà không xuất sang Trung Quốc được do chất lượng không đạt Các hợp tác xã ở nước ta hầu như chưa phát triển. Cán bộ phụ trách vừa yếu vừa thiếu, không làm tốt được chức năng là cầu nối trung gian trung chuyển vốn, vật tư, kĩ thuật, công nghệ…từ Nhà nước, doanh nghiệp đến hộ nông dân và ngược lại Về phương thức giao thương còn rất nhiều bất cập. Các doanh nghiệp Việt Nam quen làm ăn theo con đường tiểu ngạch qua biên giới. Trước kia được hưởng nhiều ưu đãi từ cung cách làm ăn này( thuế biên mậu chỉ bằng 50% thuế thường). Nhưng theo WTO, Trung Quốc phải thực hiện cắt giảm tất cả những ưu đãi này để dần tiến tới tự do hoá thương mại hàng nông sản nên ngay từ đầu 2004, Trung Quốc đã thực hiện cắt bỏ những ưu đãi theo con đường biên mậu vào tỉnh Quảng Tây, giờ chỉ còn tỉnh Vân Nam thực hiện ưu đãi cho hàng Việt Nam vào theo hình thức này. Buôn bán biên mậu cũng gặp không ít những khó khăn rủi ro, chủ yếu là ở khâu đánh giá chất lượng hàng hóa, giao dịch và thanh toán không thông qua hệ thống Ngân hàng, không theo tập quán quốc tế… Quy chế biên mậu chỉ cho phép một số doanh nghiệp đầu mối của Trung Quốc giao dịch với ta và mọi thủ tục nhập k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1615.doc
Tài liệu liên quan