Luận văn Xuất khẩu than Việt Nam: thực trạng và một số giải pháp

Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá và dịch vụ của một công ty hoặc của một địa phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng xuất khẩu được.

Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư sản suất kinh doanh đến các nghiệp vụ nghiên cưú thị trường, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu.

- Loại những hoạt động sản suất và tiếp tục quá trình sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu. Tuy nhiên tuỳ theo doanh nghiệp mà có hay không có loại hình này. Đối với doanh nghiệp sản suất hàng hoá xuất khẩu thì hoạt động này là cơ bản và quan trọng.

 

doc57 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xuất khẩu than Việt Nam: thực trạng và một số giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy, cần kiểm tra sản phẩm cho phép có lợi thế cạnh tranh hơn. Tất nhiên là có cạnh tranh về giá song cũng còn có cạnh tranh về độ tin cậy, sự đổi mới công nghệ hay sản phẩm mới, dịch vụ sau bán hàng, khuyếch trương và quảng cáo. 4. Nghiên cứu về giá cả hàng hoá. Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới là vấn đề quan trọng đối với bất cứ đơn vị kinh doanh xuất khẩu, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào kinh doanh chưa đủ mạng lưới nghiên cứu và cung cấp thông tin. - Giá quốc tế : Có tính chất đại diện đối với một loạt hàng hoá nhất định trên thị trường thế giới. Đó phải là giá của các giao dịch thương mại thông thường kèm theo một điều kiện đặc biệt nào mà có thể thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. Trong thực tế thì nó có thể là giá cả của nước xuất hay nhập khẩu chủ yếu đối với hàng không có trung tâm giao dịch truyền thống, là giá cả tham khảo ở các trung tâm giao dịch đối với hàng hoá thuộc đối tượng buôn bán của trung tâm : là giá cả của hãng sản xuất chủ yếu đối với loại hàng là máy móc thiết bị. - Xu hướng biến động giá trên thị trường quốc tế rất ophức tạp và chịu chi phối của các nhân tố sau : + Nhân tố chu kỳ, tức là sự vận động có tính chất qui luật như là tình hình kinh tế của các nước phương Tây. + Nhân tố lũng đoạn giá cả. + Nhân tố cạnh tranh. + Nhân tố lạm phát. 5. Xu hướng phát triển của thị trường. Trong hoạt động xuất khẩu của bất cứ một doanh nghiệp nào thì không thể chỉ biết đến thị trường xuất khẩu hiện tại mà luôn luôn phải tím kiếm bạn hàng mới và cố gắng duy trì những bạn hàng đang có. Thị trường thế giới luôn biến động tuỳ tình hình kinh tế của mỗi quốc gia. Do vậy trong chiến lược phát triển của mình quốc gia nào cũng phải quan tâm rất nhiều đến xu thế để phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu. Sự tìm kiếm và cạnh tranh của các hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới giữa các công ty nhằm mở rộng của mình trở nên khá gay gắt. Chính vì thế khi nghiên cứu thị trường để xuất khẩu các nhà kinh doanh xuất khẩu không thể bỏ qua sự nghiên cứu xu hướng phát triển của thị trường. B. Tìm kiếm đối tác trong kinh doanh. 1. Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu : Nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ hàng hoá và dịch vụ của một công ty hoặc của một địa phương, một vùng hoặc toàn bộ đất nước có khả năng xuất khẩu được. Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư sản suất kinh doanh đến các nghiệp vụ nghiên cưú thị trường, ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng, vận chuyển, bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩn cần thiết cho xuất khẩu. - Loại những hoạt động sản suất và tiếp tục quá trình sản xuất hàng hoá cho xuất khẩu. Tuy nhiên tuỳ theo doanh nghiệp mà có hay không có loại hình này. Đối với doanh nghiệp sản suất hàng hoá xuất khẩu thì hoạt động này là cơ bản và quan trọng. - Loại những hoạt động nghiệp vụ phục vụ cho công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu. Những nghiệp vụ này thường là của tổ chức ngoại thương làm chức năng trung gian cho sản xuất hàng hoá. Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp sản suất làm công tác xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài thông qua các tổ chức trung gian. Do vậy công tác tạo nguồn họ phải làm tất cả các khâu, công việc đã nêu ở trên. Như vậy để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu các doanh nghiệp có thể đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản suất, có thể thu gom hoặc ký kết các hợp đồng thu mua với các chân hàng, với các đơn vị sản suất. Tuỳ theo đặc điểm của từng ngành hàng mà người ta có thể tự tổ chức sản suất hoặc ký hợp đồng thu mua kết hợp với hướng dẫn kỹ thuật. Với xu hướng giảm xuất khẩu sản phẩm thô, nhiều doanh nghiệp sản suất hoặc ngoại thương của chúng ta đã tổ chức thêm bộ phận sơ chế hoặc chế biến nhằm tăng giá trị hàng xuất khẩu. 1.1. Phân loại nguồn hàng xuất khẩu : - Phân loại có thể dựa vào ba tiêu thức : + Nguồn hàng thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước + Nguồn hàng ngoài kế hoạch Nhà nước. - Phân loại theo đơn vị giao thông : Các đơn vị kinh doanh xuất khẩu có thể thu mua huy động : + Từ xí nghiệp công nghiệp trung ương và địa phương. + Từ các xí nghiệp nông lâm ngư nghiệp. + Từ các cơ sở sản suất tiểu thủ công nghiệp. + Từ hợp tác xã, tư nhân, gia đình. + Từ các xí nghiệp sản suất của thương nghiệp. + Từ các xí nghiệp trực tiếp thuộc cơ quan mình. - Phân loại theo phạm vi phân công của đơn vị kinh doanh xuất khẩu gồm: + Nguồn hàng trong địa phương là nguồn hàng nằm trong khu vực hoạt động của đơn vị kinh doanh đó. + Nguồn hàng ngoài địa phương là nguồn hàng không thuộc phạm vi phân công cho đơn vị đó thu mua, nhưng đơn vị đã tranh thủ lập được quan hệ cung ứng hàng xuất khẩu. 1.2. Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu Thông qua việc nghiên cứu nguồn hàng ta có thể nắm bắt được khả năng cung cấp hàng xuất khẩu của đơn vị trung và ngoài ngành, trong địa phương và ngoài địa phương, quốc doanh và tư nhân để khai thác huy động cho xuất khẩu. Nghiên cứu nguồn hàng còn tạo cơ sở chắc chắn cho việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Có hai phương pháp nghiên cứu nguồn hàng. + Lấy mặt hàng làm đơn vị nghiên cứu : Theo phương pháp này người ta nghiên cứu tình hình sản suất và tiêu thụ của từng mặt hàng và thường làm phiếu theo dõi đối với từng mặt hàng. Dùng phương pháp này có thể biết được tình hình chung về khả năng sản xuất và nhu cầu xuất khẩu của từng mặt hàng. + Lấy cơ sở làm đơn vị nghiên cứu : Theo phương pháp này người ta nghiên cứu từng cơ sở sản xuất. Năng lực này thể hiện thông qua cácchỉ tiêu : số lượng và chất lượng hàng cung cấp hàng năm, giá thành , tình trạng trang thiết bị, công nhân ... Phương pháp này giúp ta nắm được tình hình của từng xí nghiệp địa phương nhưng lại không nắm được sản suất hoặc tiêu thụ từng mặt hàng. Do vậy trong thực tế các đơn vị sản suất kinh doanh hàng xuất khẩu thường sử dụng cả hai phương pháp để bổ xung lẫn nhau. 2. Tìm kiếm bạn hàng. 2.1. Chuẩn bị cho giao dịch tìm bạn hàng : Sau khi nghiên cứu, phân tích tỷ mỷ thị trường xuất khẩu để chuẩn bị cho công tác giao dịch. Chúng ta phải nhận biết đầy đủ các tính chất của hàng hoá - đối tượng của giao dịch - từ đó có cách thức hợp lý lựa chọn khách hàng. 2.2. Lựa chọn đối tượng để giao dịch. Việc nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp lựa chọn thị trường, tìm hiểu thời cơ, lựa chọn phương thức mua bán thích hợp. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp kết quả kinh doanh tuỳ thuộc vào khách hàng. Trong cùng điều kiện như nhau việc giao dịch với khách hàng cụ thể này thì thành công, với khách hàng khác thì không. Vì vậy một nhiệm vụ quan trọng của đơn vị kinh doanh phải lựa chọn đối tượng giao dịch. Việc lựa chọn khách hàng để giao dịch cần phải căn cứ vào các điều kiện sau : - Tình hình kinh doanh. - Khả năng vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật. - Quan điểm kinh doanh. - Uy tín, quan hệ. - Thái độ chính trị. 3. Lên phương án kinh doanh. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu thị trường, đơn vị lập một phương án kinh doanh. Phương án này là kế hoạch hành động của đơn vị nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong kinh doanh. Việc xây dựng phương án kinh doanh bao gồm các bước sau : - Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân. Trong bước này người lập phương án rút ra những nét tổng quát về tình hình, phân tích lợi nhuận và khó khăn trong kinh doanh. - Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh. Sự lựa chọn này phải có tính thuyết phục trên cơ sở phân tích những tình hình có liên quan. - Đề ra mục tiêu : Những mục tiêu đề ra trong một phương án kinh doanh bao giờ cũng là mục tiêu cụ thể như : sẽ bán được bao nhiêu hàng, giá cả bao nhiêu sẽ thâm nhập vào những thị trường nào ? - Đề ra biện pháp thực hiện, những biện pháp này là công cụ để đạt được mục tiêu đề ra, những biện pháp này có thể là : + Biện pháp trong nước : như đầu tư vào sản suất trong nước, cải tiến bao bì ký kết hợp đồng kinh tế... + Các biện pháp ở nước ngoài : đẩy mạnh quảng cáo, lập chi nhánh ở nước ngoài mở rộng mạng lưới đại lý. - Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh. Hiệu quả kinh tế của một hoạt động kinh doanh được đánh giá bằng các chỉ tiêu : + Tỷ suất ngoại tệ. + Thời gian hoà vốn. + Tỷ suất doanh lợi. + Chỉ tiêu điểm hoà vốn. 4. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế. Trước khi tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau. Người xuất khẩu và người nhập khẩu thường phải trải qua một quá trình giao dịch, thương lượng với các điều kiện giao dịch . trong giao dịch xuất khẩu có những bước sau: 4.1. Chào hàng :(offer) là việc người xuất khẩu thể hiện rõ ý chí của mình, là lời đề nghị ký kết hợp đồng. Trong chào hàng người ta nêu rõ : tên hàng, qui cách phẩm chất , số lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, thời hạn thanh toán bao bì kí mã hiệu. Chào hàng có hai loại +Chào hàng ổn định : là việc chào bán một lô hàng cho một người mua nào đó nêu rõ thời gian mà người chào hàng chịu trách nhiệm vào lời đề nghị của mình. +Chào hàng tự do : là loại chào hàng không chịu ràng buộc trách nhiệm . Việc chào hàng tự do cần phải làm rõ khi chào hàng , thường ghi bằng cách chào hàng cam kết . 4.2. Hoàn giá : (counter - offer ) khi người nhận được chào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó mà đưa ra đề nghị mới thì lời đề nghị mới này gọi là hoàn giá. Mỗi lần giao dịch thương qua nhiều lần hoàn giá. 4.3. Chấp nhận (cceptance) là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện chào hàng (hoặc đặt hàng) mà phía bên kia đưa ra khi đó hợp đồng được thành lập. Một chấp thuận muốn có hiệu lực về mặt pháp luật cần đảm bảo các điều kiện sau : - Phải được chính người nhận giá chấp nhận. - Phải đồng ý hoàn toàn về điều kiện mọi nội dung của chào hàng (đặt hàng). - Phải chấp nhận trong thời hạn hiệu lực của chào hàng. - Chấp nhận phải được truyền đạt đến người phát ra đề nghị. 4.4. Xác nhận (confimation). Hai bên mua và bán đã thống nhất thoả thuận với nhau về điều kiện giao dịch có khi cẩn thận ghi lại mọi điều kiện đã thoả thuận giữ cho đối phương. Đó là văn kiện xác nhận, thường được lập thành 02 bản. 4.5. Ký kết hợp đồng xuất khẩu : Việc giao dịch đàm phán có kết quả sẽ dẫn đến việc ký kết hợp đồng xuất khẩu. ở Việt nam hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn bản, có thể được thành lập bằng nhiều cách : Hợp đồng gồm 1 văn bản trong đó ghi rõ nội dung mua bán, mọi điều kiện giao dịch đã thoả thuận và có chữ ký của 2 bên. Hợp đồng gồm nhiều văn bản, như điện báo, thư từ giao dịch. Chẳng hạn hợp đồng 2 văn bản như : Đơn chào hàng cố định của người bán và chấp nhận của người mua hoặc đơn đặt hàng của người mua và chấp nhận của người bán. Một hợp đồng cần phải có đầy đủ các điều kiện để tránh sự tranh chấp giữa hai bên. Khi ký kết cần lưu ý các điểm sau : - Cơ sự thoả thuận thống nhất các điều khoản cần thiết trước khi ký kết. - Trước khi ký kết phải xem lại thật kỹ các điều khoản. - Cần trình bày sáng sủa, tránh tình trạng có thể suy luận nhiều cách. - Các điều khoản của hợp đồng phải xuất phát từ đặc điểm hàng hoá. - Người đứng ký hợp đồng phải có thẩm quyền. - Ngôn ngữ xây dựng hợp đồng phải là thứ ngôn ngữ cả hai bên cùng thông thạo. 5. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Việc tổ chức hợp đồng xuất khẩu vật tư hàng hoá thường được tiến hành theo các bước sau : 5.1. Xin giấy phép xuất khẩu . Việc xin giấy phép là tiền đề về mặt pháp lý để thực hiện các khâu sau này: Hồ sơ bao gồm : - Đơn xin phép. - Phiếu hạn ngạch. - Bản sao hợp đồng đã ký với người nướic ngoài trong phạm vi nghị định thư thì không phải xin phép. 5.2. Mở L/C. Kiểm tra xem L/C có đúng nội dung hợp đồng đã ký không. - Thu gom hàng lại, hoặc hàng đơn vị tự sản suất thì căn cứ theo đúng hợp đồng về số lượng, bao bì đóng gói, ký mã hiệu. - Bao bì phải hợp với hàng hoá vật tư, bảo đảm chuyên chở đến đích, có tính đến điều kiện khí hậu, phương tiện vận chuyển hoặc chuyển tải dọc đường(nếu chở bằng máy bay bao bì phải nhẹ, không dễ cháy, an toàn cao). - Ký mã hiệu phải ghi rõ ràng, viết bằng mục không dễ phai, ghi đúng địa chỉ, ghi đủ và lưu ý ghi cả ký hiệu ần thiết như hàng "tránh ẩm", "tránh lạnh", "tránh mặt trời", "dễ vỡ" ... 5.3. Kiểm tra hàng hoá. - Cấp cơ sở : Do KCS làm. Đối với động vật ,thực vật phải qua các trạm kiểm định cơ sở. - Kiểm tra cửa khẩu. Bước này do chi nhánh hoặc các trung tâm thuộc cơ quan trung ương tiến hành. Thông thường chậm nhất 7 ngày trước khi bốc hàng lên tàu, chủ hàng xuất khẩu phải khai báo cho các cơ quan liên quan, sắp xếp hàng hoá thuận tiện và trung thực để kiểm tra. Trong trường hợp bán CIF hoặc mua FOB phải thuê tàu hoặc uỷ thác thuê tàu : + Đối với hàng khối lượng ít không cồng kềnh thì thường thuê tàu chợ để chở gồm 4 bước sau : Chủ hàng điện để đăng ký thuê tàu. Hãng tàu xác nhận đồng ý. Khi bốc hàng lên tàu lấy vận đơn (B/L). Thanh toán cước phí. + Hàng có khối lượng lớn thì thuê tàu chuyến (như chở than, quặng, ngũ cốc ...) gồm 6 bước. Người chủ hàng xuất khẩu phải nghiên cứu thị trường thuê tàu. Chủ tàu phát giá cước. Hai bên hoàn giá, (mặc cả). Ký hợp đồng thuê tàu. Sau khi tàu đến đúng thời gian thì bốc hàng lên tàu và lấy vận đơn. Thanh toán tiền cước (tiền thưởng, bốc dỡ, nếu có ) 5.4 .Mua bảo hiểm :( Nếu bán CIF hoặc mua FOB) Điều kiện mua bảo hiểm do người mua và bán yêu cầu hoặc khi nhập khẩu trên cơ sở bảo đảm an toàn cho hàng hoá và tiền phí bảo hiểm. Khi mua bảo hiểm cần phải cân nhắc nên mua loại bảo hiểm nào dựa trên các điểm sau : - Tính chất hàng hoá . - Tình trạng bao bì - Vị trí xếp hàng lên tàu. - Tình hình chính trị - xã hội. Tuỳ theo kế hoạch chuyên chở hàng hoá mà mua loại bảo hiểm năm, bảo hiểm chuyến ,tiến hành trả tiền và lấy giấy bảo hiểm sao cho phù hợp. 5.5. Làm thủ tục hải quan. Nhìn chung thủ tục xuất khẩu đều phải trải qua 3 bước sau : - Làm thủ tục xuất khẩu về mặt giấy tờ tại cơ quan hải quan địa phương chủ hàng xuất khẩu làm giấy hải quan gồm : + Giấy phép xuất khẩu. + Bản sao hợp đồng hoặc L/C. + Hoá đơn để tính thuế. + Bảng kê chi tiết hàng hoá. - Kiểm tra tại kho hàng, chủ hàng phải sắp xếp hàng hoá thuận tiện cho kiểm tra cung cấp công nhân và công cụ đóng mở hàng hoá. hải quan phải đối chiếu hàng hoá khai trên giấy tờ với thực tế. - Quyết định xử lý của hải quan. Sau khi kiểm tra, đối chiếu cán bộ hải quan sẽ quyết định xử lý theo các vấn đề sau. + Cho hàng hoá đi, xác nhận đã làm xong thủ tục hải quan. + Cho đi nhưng phải nộp thuế (nếu hàng thuộc diện nộp thuế). + Cho đi nhưng phải bổ xung giấy tờ, thủ tục + Không cho đi. + Giao nhận hàng hoá với tàu. 5.6. Giao hàng xuất khẩu : Nắm vững chi tiết hàng hoá và nộp bản đăng ký hàng hoá chuyên chở gồm : tên hàng, ký mã hiệu, số lượng, trọng lượng, kích thước, bao bì, tên địa chỉ người nhập, trao bản đăng ký này cho hãng tàu (đại lý) để đổi lấy sơ đồ xếp. - Theo dõi điều độ để hết ngày giờ đến lượt tàu mình. - Xem xét và đưa hàng vào cảng. - Bốc hàng hoá tàu với sự giám sát của hải quan và kiểm nghiệm. - Đổi lấy lại vận đơn hoàn hảo. 6. Đánh giá hiệu quả hợp đồng xuất khẩu. Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu rất quan trọng, nó là nhân tố quyết định nhất để doanh nghiệp tiếp tục tham gia vào hoạt động này, thâm nhập vào thị trường nước ngoài. Nâng cao hiệu quả của hoạt động này còn là một yêu cầu tất yếu của việc thực hiện quy luật tiết kiệm. Như vậy đối với một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sau khi thực hiện một hợp đồng đòi hoỉ doanh nghiệp phải tiến hành đánh giá lại hiệu quả của nó doanh nghiệp thấy được những mặt mạnh, mặt yếu qua đó rút kinh nghiệm trong thời gian tới. Để đánh giá hiệu quả của một hợp đồng xuất khẩu trong phạm vi một doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ tiêu sau : - Chỉ tiêu về lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả kinh tế có tính tăng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản suất kinh doanh. Nó là tiền đề quan trọng để duy trì và tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp, để cải thiện và nâng cao mức sống người lao động. Doanh nghiệp có lợi nhuận thì đất nước mới giàu có phát triển và ngược lại làm ăn kém sẽ dẫn đến thua lỗ và phá sản. Lợi nhuận là lượng dôi ra của doanh thu so với chi phí và tính bằng công thức : LN = TR - TC. LNkt = TR - TCkt LNtt = TR - TCtt. Trong đó : LN : lợi nhuận. LNkt : Lợi nhuận kinh tế. TR : Doanh thu LNtt : Lợi nhuận tính toán. TC : Chi phí TCkt : Chi phí kinh tế TCtt : Chi phí tính toán. - Hiệu quả kinh tế xuất khẩu Hiệu quả của việc xuất khẩu được xác định bằng so sánh số ngoại tệ do xuất khẩu (Giá trị quốc tế của hàng hoá) với những chi phí bỏ ra cho việc sản suất hàng hoá xuất khẩu đó (Giá trị dân tộc của hàng hoá). Trong đó : Hx : Hiệu quả kinh tế của việc xuất khẩu. Tx : Doanh thu (bằng ngoại tệ) từ việc xuất khẩu đơn vị hàng hoá, dịch vụ (giá quốc tế). Cx : Tăng chi phí của việc sản suất sản phẩm xuất khẩu, bao gồm cả vận tải đến cảng xuất đến các chi phí khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu. Chỉ tiêu này cho ta biết số thu bằng ngoại tệ đối với đơn vị chi phí trong nước. Chương II Thực trạng hoạt động xuất khẩu than trong những năm 1995 - 2006 ---- I. Thực trạng hoạt động xuất khẩu than tại Việt nam. 1. Đặc điểm của sản phẩm than : Than việt nam chủ yếu là than antraxit với trữ lượng 3,6 tỷ tấn hầu hết ở Quảng Ninh (chiếm 90%) ngoài ra còn ở Thái Nguyên, Lạng Sơn ... đang được khai thác để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu : than là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt nam. Than antranxit của Việt nam với chất lượng tốt, ít khói, nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh, ni tơ ít không gây ô nhiễm môi trường đã nổi tiếng trên thế giới. Hơn 30 năm qua đặc biệt là trong 10 năm gần đây than antraxit của Việt nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Anh, Pháp, Trung Quốc, Triều Tiên ... đã chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường quốc tế. Gần đây tổ chức quản lý chất lượng quốc tế (International Quality Managent) đã cấp giấy chứng nhận và tặng huy chương bạc cho than antraxit của Việt nam về chất lượng và những đóng góp của nó trong việc baỏ vệ môi trường. Than Antraxit của Việt nam đã được dùng là nguồn nhiên liệu quan trọng cho các ngành chế biến vật chất khác như : luyện kim, điện lực, hoá chất ... nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và cho nhu cầu sưởi ấm ở Tây Âu. Than Antraxit của Việt nam được chia ra nhiều loại khác nhau với số lượng cơ hạt thành phần của than, độ ẩm độ tro. Mỗi một thị trường tuỳ theo những nhu cầu mục đích sử dụng mà người ta lựa chọn được loại than phù hợp. Ta có thể tham khảo về thành phần và đặc tính của than theo các bảng số liệu sau : Bảng 2 : Thành phần của than Antraxit của Việt nam Loại than %H2 %N %O %P SiO2 Al2O3 Fe2O3 TiO2 Cao MgO K2O Na2O 1 2,05 0,90 1,54 0,009 49,1 34,10 3,91 1,20 2,00 1,40 2,70 0,70 2 2,09 0,77 1,42 0,008 49,2 32,70 3,8 1,20 2,10 1,30 2,60 0,80 3 2,10 0,97 1,95 0,008 48,1 36,00 5,10 1,20 2,00 1,50 3,00 0,50 4 2,89 0,98 1,98 0,012 55,2 30,70 4,8 1,10 1,80 0,70 2,80 0,40 5 3,14 1,01 1,76 0,006 58,1 27,00 4,10 1,90 1,40 1,00 3,00 0,60 6 2,94 0,28 1,97 0,009 58,9 38,11 4,99 0,68 1,10 1,09 2,80 0,50 7 2,34 0,93 1,72 0,011 51,8 31,13 4,98 0,68 0,90 1,09 3,30 0,50 8 2,56 9,75 2,47 0,010 56,7 27,53 5,20 1,19 0,80 1,50 3,20 0,90 9 2,15 0,88 2,97 0,009 55,6 27,87 5,83 1,02 0,60 1,20 2,70 0,40 10 2,96 0,84 1,67 0,010 55,5 29,29 5,49 1,04 0,60 1,30 2,70 1,00 11 2,33 0,93 1,53 0,001 61,5 26,03 4,5 0,95 0,60 0,90 3,40 0,60 Nguồn:Công ty Cảng&KD than Bảng 3 : Đặc tính của than Antraxit của Việt nam 7 Loại than Cỡ hạt (mm) Độ ẩm cực đại (%) Chất bốc (%) Lưu huỳnh cực đại (%) Nhiệt lượng (kcal/kg) Cacbon cố định % Nhiệt nóng chảy Biến dạng Bán cầu Hoàn toàn 1 35 -100 6 6-8 0,6 7200 81 29 1250 1450 2 50 4 5-7 0,6 8300-8100 88 30 1260 1450 3 35-50 4 5-7 0,6 8300-8000 87 31 1260 1450 4 13-35 5 5-7 0,6 8200-7900 86,5 32 1260 1450 5 6-18 5 5-7 0,6 8100-7900 86 32 1260 1450 6 0-15 8 6-8 0,6 8000-7800 83 35 1250 1450 7 0-15 8 6-8 0,6 7800-7600 81 40 1250 1450 8 0-15 8 6-8 0,6 7600-7200 77 45 1250 1450 9 0-15a 8 6-8 0,6 7200-6500 70 46 1250 1450 10 0-15 8 6-8 0,6 6500-5600 65 53 1250 1450 11 0-15 8 6-8 0,6 5500-4600 62 62 1250 1450 Nguồn: Công ty Cảng &KD than 2. Vị trí của than trên thị trường : 2.1. Quốc tế : Than là loại nguyên liệu quí hiếm không có khả năng phục hồi, hàng năm trên thế giới rất nhiều quốc gia cần sử dụng nguyên vật liệu đen này để dùng cho sản suất công nghiệp. Ví dụ như thị trường Tây Âu cần nhập than để phục vụ cho một số ngành công nghiệp sản suất thép và Tita, ở Châu Âu và nam Phi cần nhập than để dùng làm nhiên liệu đốt sưởi vào mùa Đông. Các nước như Nhật Bản thì cần nhập than để phục vụ cho các ngành sản suất công nghiệp như thép, xi măng nên số lượng nhập khẩu tương đối ổn định. Hàng năm thị trường than trên thế giới rất sôi động, tổng số lượng xuất khẩu than của các nước trên thế giới là khoảng 3-4 tỷ tấn nhưng số lượng than Việt nam chiếm một thị phần rất nhỏ bé trên thị trường than thế giới, không xứng đáng gọi là đối thủ cạnh tranh đối với các quốc gia hùng mạnh mà có trữ lượng than lớn. Nhưng Việt nam có ưu thế hơn các nước khác là lại có trữ lượng than Antraxit là loại than quí hiếm, hiện nay trên thế giới ít có nước nào có lượng lớn như Việt nam. Việt nam ta có trữ lượng than Antraxit chiếm 50 % trữ lượng than thế giới. Năm 1994 Việt nam đứng hàng thứ ba trên thế giới về xuất khẩu than Antraxit nhưng đến năm 1995 đứng hàng thứ nhất và trong hai năm 1996 và 1997 vẫn giữ vị trí thứ nhất về xuất khẩu than Antraxit. Đến nay, Việt Nam vẫn là một trong các quốc gia xuất khẩu than hàng đầu thế giới song trữ lượng đã được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu thị trường và để bảo vệ nguồn TNTN của đất nước. Mặt khác nhu cầu than Antraxit trên thế giới là rất lớn và ngày càng tăng. Ngày nay thế giới rất quan tâm đến vấn đề môi trường, ở nhiều nước quốc hội không cho phép xây dựng nhà máy điện hạt nhân, hạt chế hoặc không cho phép nhà máy thuỷ điện. Vì vậy người ta đang có xu hướng quay lại phát triển nhiệt điện trong đó có nhiệt điện chạy than. ở các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu việc kiểm soát môi trường được tiến hành rất chặt chẽ, do vậy có nhu cầu sử dụng than Antraxit nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh rất chặt chẽ, do vậy có nhu cầu sử dụng than Antraxit nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh, phốt pho, nitơ và các chất độc hại thấp được pha trộn với than cốc, hay than cốc pha trộn với than chất bốc cao trong công nghiệp luyện kim, xi măng và hoá chất. Tuy nhiên trên thế giới nhu cầu về than cốc để sưởi ấm ở Tây Âu có xu hướng giảm xuống, nhưng than Antraxit đã tìm được chỗ đứng cho mình trong công nghiệp luyện kim, hoá chất ... có thể nói trên thị trường thế giới cầu về than Antraxit lớn hơn rất nhiều so với cung. Đây là một lợi thế cho phát triển hoạt động xuất khẩu than của mình. Để hiểu rõ tình hình xuất nhập khẩu than Antraxit trên thị trường và vị trí của Việt nam trên thị trường thế giới có thể xem xét qua bảng số liệu sau : Bảng : Xuất khẩu than Antraxit trên thế giới năm 2005 Thị trường Tỷ trọng % Thị trường Tỷ trọng % Việt Nam 26 úc 3 Nam Phi 19 Đức 5 Trung Quốc 25 Triều Tiên 2 Anh 3 CIS 10 Mỹ 2 Thị trường khác 5 Nguồn:Công ty Cảng&KD than Bảng : Nhập khẩu than Antraxit trên thế giới năm 2005 Thị trường Tỷ trọng % Thị trường Tỷ trọng % Châu Phi 2 Bắc Mỹ 5 Nam Mỹ 5 Châu Âu 48 Châu á 40 Trong đó Trong đó Pháp 16,32 Nhật Bản 28 Đông Âu 8,16 Philippin 0,8 Thỗ Nhĩ Kỳ 2,88 Trung Quốc 3,6 Benulue 5,76 Triều Tiên 5,6 Anh 9,6 TT khác 2 TT khác 5,28 Tóm lại thị trường Antraxit trên thế giới còn rất mở, nhu cầu có xu hướng tăng lên Công ty có thể mở rộng thị trường than sang Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, Pháp... 2.2. Thị trường nội địa. Than Việt nam là nguồn nguyên liệu quí giá của đất nước, nó được dùng làm nguồn nguyên liệu quan trọng cho các ngành chế biến vật chất khác như luyện kim, điện lực, hoá chất, nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Hàng năm các ngành công nghiệp điện, hoá chất, luyện kim đều phải mua than để phục vụ cho ngành mình tuỳ theo mức độ công việc. Do vậy nó cũng ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ than trong nước. Ngoài ra than còn phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân như dùng để đun nấu : đặc biệt than cám và than tổ ong trở nên quen thuộc đối với người dân thành thị cũng như ở nông thôn. Thị trường than trong nước cũng biến động theo mùa, theo năm tuỳ theo nhu cầu sử dụng của các ngành chế biến hoặc nhu cầu sử dụng của nhân dân. Ba năm gần đây thị trường than tiêu thụ nội địa giảm mạnh đối với ngành điện. Nhìn vào bảng dưới đây

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc158.doc
Tài liệu liên quan