Luận văn Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam

Quan hệ với công chúng bao gồm các hoạt động nhằm duy trì các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tầng lớp công chúng thông qua các hoạt động tiếp xúc trực tiếp, được tổ chức một cách thường xuyên có hệ thống, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các tầng lớp công chúng khác nhau, để nâng cao uy tín và thanh thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Quan hệ với công chúng của doanh nghiệp có nhiều mục đích, kể cả đạt được việc tuyên truyền thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo nên một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp và xử lý những tin đồn, những câu chuyện bất lợi đã lan tràn ra ngoài xã hội.

 

doc100 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử và một số giải pháp với các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức cá nhân có vị trí, thế lực và uy tín với xã hội, đặc biệt là các nhà chính trị, ngoại giao, các nghệ sỹ, vận động viên nổi tiếng,... Giải quyết tốt mối quan hệ với giới báo chí, tuyên truyền nhằm phát huy ảnh hưởng của doanh nghiệp. 3.3. Tham gia hội chợ triển lãm Các hoạt động này nhằm mục đích chủ yếu là thu hút sự chú ý của các nhà chuyên môn, các giới doanh nghiệp và khách hàng có quan tâm đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thu hút này tạo ra khả năng liên kết và hợp tác trong kinh doanh giữa các nhà sản xuất với nhau, giữa nhà sản xuất với những người phân phối và khách hàng giúp cho doanh nghiệp xây dựng đội ngũ bạn hàng tin cậy. Thông qua các hoạt động trưng bày triển lãm, doanh nghiệp có thể ký kết được những hợp đồng kinh tế lớn về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Cũng thông qua những hoạt động này mà doanh nghiệp có thể đánh giá được uy tín sản phẩm của mình trên thị trường, phản ứng và mức độ chấp nhận của khách hàng về những sản phẩm của doanh nghiệp. Những hình thức chủ yếu của hoạt động trưng bày triển lãm gồm có: Tham gia hội chợ: Doanh nghiệp có thể tham gia hội chợ trong nước và ngoài nước theo hai loại: Hội chợ tổng hợp Hội chợ chuyên ngành Hội chợ tổng hợp giới thiệu nhiều loại sản phẩm của các ngành sản xuất và dịch vụ khác nhau. Thông thường các hội chợ được tổ chức định kỳ theo từng khu vực nhất định. Trong hội chợ tổng hợp thì khả năng thu hút khách hàng đông hơn và bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau qua đó khả năng tiếp xúc giao dịch và ký kết hợp đồng cũng được mở rộng hơn. Hội chợ chuyên ngành giới thiệu nhiều loại sản phẩm của ngành hoặc một nhóm ngành nhất định. Tại hội chợ chuyên ngành khả năng thu hút không nhiều như hội chợ tổng hợp. Song điểm quan trọng là nó lôi cuốn được những nhà kinh doanh có quan tâm cụ thể đến từng lĩnh vực. Để việc tham gia hội chợ thu được kết quả cao, các doanh nghiệp cần phải đặc biệt lưu ý đến các khâu như: chọn các sản phẩm tham gia hội chợ, chọn loại hội chợ để tham gia, chuẩn bị tốt các điều kiện về đội ngũ nhân viên, cán bộ, cơ sở vật chất kỹ thuật và các dịch vụ cần thiết,..để đạt được mục đích đặt ra. Tham gia hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật: Có thể được tổ chức theo từng chuyên ngành hoặc tổng hợp. Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này không phải là để bán hàng mà nhằm giới thiệu, quảng cáo hàng hoá, dịch vụ, thăm dò thị trường và điều tra khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc ký kết các hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Do các doanh nghiệp mở ra để giới thiệu những sản phẩm truyền thống hoặc các sản phẩm mới đối với khách hàng. Đây là hình thức được áp dụng phổ biến. Để lôi cuốn khách hàng, thực hiện cùng một lúc chức năng quảng cáo và xúc tiến bán hàng thì việc mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm cần tạo ra sự hấp dẫn đặc biệt. Các doanh nghiệp cần lưu ý đến địa điểm để mở cửa hàng, nghệ thuật trưng bày hàng hoá, các hình thức quảng cáo cũng như đội ngũ bán hàng và nghệ thuật bán hàng để nâng cao hiệu quả của hoạt động này. 3.4. Bán hàng cá nhân Bán hàng cá nhân là công cụ xúc tiến thương mại trực tiếp với khách hàng. Chi phí của việc bán hàng này rất cao nên thường sử dụng đối với hàng có giá trị lớn hoặc khi cần có sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm. Đối với việc bán hàng cá nhân thì việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng đóng vai trò rất quan trọng, bởi vì họ sẽ đại diện chính cho doanh nghiệp. Nhân viên phải được đào tạo một cách toàn diện từ cử chỉ, lời nói, thái độ, cách ăn mặc đến những kiến thức chào hàng, giới thiệu hàng, có khả năng phản ứng nhanh nhạy đối với những tình huống bất ngờ. Người bán hàng có thể thay đổi các thông điệp cho phù hợp với nhu cầu, biết đưa ra những lời quảng cáo đúng lúc, có thể tác động lên 5 giác quan của người nhận. Không phải tất cả các nhân viên bán hàng cùng sử dụng một quy trình giống nhau. Nhưng nhìn chung, việc bán hàng có thể theo 7 bước sau: Bước 1: Điều tra và đánh giá Bước 2: Chuẩn bị Bước 3: Tiếp cận khách hàng Bước 4: Trình bày và giới thiệu sản phẩm Bước 5: Xử lý các thắc mắc của khách hàng Bước 6: Kết thúc Bước 7: Kiểm tra Trong Marketing hiện đại, để chiến thắng trong cạnh tranh thì mỗi doanh nghiệp cần phải thu nhập thông tin phản hồi chính xác và nhanh chóng từ phía thị trường và người tiêu dùng. Việc bán hàng cá nhân sẽ giúp ích được nhiều vì nó tạo điều kiện cho việc thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa người bán với người mua để giải đáp thắc mắc và trao đổi thông tin. 3.5. Xúc tiến bán hàng Các hoạt động xúc tiến tại nơi bán hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện rõ nét quan hệ “mặt đối mặt” giữa doanh nghiệp và khách hàng. Đây cũng là nơi bộc lộ đầy đủ nhất những ứng xử và nghệ thuật Marketing của người kinh doanh. Vì vậy, các hoạt động xúc tiến tại nơi bán hàng cần được các doanh nghiệp quan tâm và chú trọng đúng mức. Tại nơi bán hàng những hoạt động sau đây cần được các doanh nghiệp lưu ý. Chọn địa điểm để mở cửa hàng Địa điểm để mở cửa hàng cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản là: Thuận tiện cho việc đi lại và vận chuyển hàng hoá, có nhiều khách hàng và hoạt động mua bán phong phú, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, thẩm mỹ văn hóa và lịch sự, phù hợp với đặc điểm của hàng hoá kinh doanh, thuận tiện cho công tác tổ chức bán hàng. Trưng bày hàng hoá Là công việc mang tính nghệ thuật cao, có ảnh hưởng rất lớn đến việc mua hàng của khách hàng. Khi trưng bày hàng hoá, cần đảm bảo yêu cầu dễ thấy, dễ chọn, phù hợp với đặc điểm của từng loại hàng hoá, kích thích mua và thuận tiện. Mặt khác, cần phối hợp một cách hợp lý các loại hàng hoá khi trưng bày để tăng giá trị thẩm mỹ, tăng tính hấp dẫn. Trang trí nội thất cửa hàng Nhằm tạo ra sự phối hợp hợp lý về mặt không gian của cửa hàng, tăng tính nghệ thuật và thu hút khách hàng. Yêu cầu chung của nghệ thuật trang trí nội thất của cửa hàng là phải tạo nên bầu tâm lý thuận lợi cho việc lôi cuốn khách hàng, làm nổi bật hàng hoá kinh doanh, gây ấn tượng mạnh mẽ đối với khách hàng. Khi trang trí nội thất của cửa hàng cần chú ý đến: Các trang thiết bị trong cửa hàng bố trí và phối hợp ánh sáng, màu sắc trong cửa hàng, phối cảnh về không gian cửa hàng...Nhân viên bán hàng chính là đại diện của doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với người mua. Do đó, doanh nghiệp cần chú ý đến việc lựa chọn đội ngũ nhân viên bán hàng và bồi dưỡng nghệ thuật bán hàng cho họ. Nghệ thuật bán hàng của nhân viên phản ánh nhận thức của họ về tầm quan trọng của khách hàng, về hàng hoá kinh doanh và về tình hình cụ thể của thị trường. Ngoài những hoạt động trên đây, các doanh nghiệp còn sử dụng nhiều kỹ thuật xúc tiến tại nơi bán hàng như: Phiếu thưởng, quà tặng, phiếu đổi hàng, cho thử sản phẩm,... Những kỹ thuật này rất đa dạng và phong phú, được áp dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp và đặc điểm của thị trường. II/ xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử 1. Khái niệm xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử là cách thức dùng các phương tiện điện tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu dùng và thuyết phục họ chọn nó. Thông qua các công cụ của thương mại điện tử như thư điện tử, các Website...doanh nghiệp tiến hành giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm cũng như uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, đặc biệt là xây dựng hình ảnh doanh nghiệp cho những người thường xuyên truy cập Internet và trao đổi thư từ điện tử. Xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử thực chất là cách thức các doanh nghiệp vận dụng các tính năng của Internet nhằm mục đích cuối cùng là phân phối được sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ đến thị trường tiêu thụ. Các quy tắc xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử cũng giống như xúc tiến thương mại trong môi trường kinh doanh truyền thống. Hoạt động xúc tiến vẫn theo trình tự: Sản phẩm - Giá thành - Xúc tiến thương mại- Thị trường tiêu thụ Tuy nhiên xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử gặp khó khăn ở vấn đề cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của thị trường mục tiêu (số lượng người sử dụng Internet, mức độ sử dụng, tốc độ truy cập mạng...). Nếu cơ sở hạ tầng còn yếu kém thì người tiêu thụ không có nhiều cơ hội tiếp cận với Internet, tìm thông tin trên Internet, mua hàng trực tuyến, tham gia đấu giá trên mạng...Như vậy hoạt động xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử khó có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở thị trường đó. 2. Nội dung và hình thức xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử Trong phần này, khoá luận chủ yếu tập trung phân tích một số hình thức ứng dụng xúc tiến thương mại trong thương mại điện tử phổ biến, phù hợp với khả năng ứng dụng của các doanh nghiệp Việt Nam. Quảng cáo trên Web Nội dung quảng cáo trên Web Đối với nhiều doanh nghiệp, Internet chỉ là kênh bổ sung nhằm truyền bá thông tin. Trang Web của doanh nghiệp được đưa lên cũng chỉ là để diễn tả lại cho hấp dẫn nội dung tài liệu giới thiệu về công ty. Nhưng việc tạo ra một trang Web không chỉ đơn giản là giới thiệu về công ty mà còn cung cấp một lượng thông tin thích đáng cho người truy cập. Nhiều doanh nghiệp muốn thông báo trên Internet có thể tập hợp lại và tạo ra một trang Web chung. Chẳng hạn, như các doanh nghiệp bán các sản phẩm rất khác nhau và có mong muốn giới thiệu hàng hoá của mình cho một khách hàng tiềm năng chung. Nếu một doanh nghiệp muốn để cho khách hàng truy cập vào trang Web của mình nhằm xây dựng một mối quan hệ liên tục, thì doanh nghiệp phải đảm bảo tính cập nhật đều đặn của các trang Web này. Website của doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm trực tuyến. Các thông tin về sản phẩm (hình ảnh, chất lượng, các tính năng, giá cả,..) được hiển thị 24giờx365 ngày sẵn sàng phục vụ người tiêu dùng. Khách hàng có thể đặt hàng các sản phẩm, dịch vụ, thanh toán trực tiếp trên mạng. Để thu hút sự chú ý và tạo dựng lòng trung thành nơi người tiêu dùng, doanh nghiệp phải đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Website của doanh nghiệp phải có giao diện lôi cuốn, dễ sử dụng, dễ tìm thấy trong các site tìm kiếm. Doanh nghiệp cũng nên chú ý đến yếu tố an toàn, độ tin cậy và tiện dụng. Hoạt động mua bán phải đơn giản, dễ dàng, tiện lợi trong việc kiểm tra số lượng hàng hoá mua được, sử dụng thẻ điện tử để thanh toán...Hỏi đáp trực tuyến cũng được đánh giá cao trong một Website tiếp thị. Hình thức quảng cáo trên Web Web là một môi trường rất hiệu quả, cung cấp nhiều cơ hội thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến công ty và sản phẩm thông qua các chương trình quảng cáo: có thể dưới hình thức một banner quảng cáo sống động với những hoạt ảnh trên một Website có mạng lưới truy cập lớn hay đặt một đoạn text quảng cáo vào trong một bản tin điện tử.. Đặt banner quảng cáo Để thiết kế một banner quảng cáo hiệu quả đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Điều quan trọng là việc phác thảo kế hoạch ban đầu cho chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp đã thực sự là tối ưu chưa? Sau khi đã lên được kế hoạch thiết kế banner, doanh nghiệp cần phải tìm kiếm một vị trí tốt nhất để đặt quảng cáo của mình, với chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên, để tìm kiếm được một vị trí như thế hoàn toàn không dễ dàng. Doanh nghiệp có thể đặt quảng cáo trên một trang Web bất kỳ hay của một nhà chuyên cung cấp các khoảng không quảng cáo trên Web, thậm chí doanh nghiệp có thể tham gia vào các chương trình Banner Exchange Programs, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự cân nhắc và lựa chọn của doanh nghiệp. Website là một môi trường mà ở đó không thể phủ nhận rằng các chương trình quảng cáo có thể sẽ mang lại kết quả ngay lập tức, điều này hoàn toàn khác với các hình thức quảng cáo truyền thống khác. Chính vì vậy, việc theo dõi hiệu quả quảng cáo banner trên trang Web là hết sức cần thiết và doanh nghiệp có thể thay đổi ngay được chiến dịch quảng cáo bất kỳ khi nào mà số lượng người truy cập không tăng thêm. Có 3 loại hình quảng cáo banner phổ biến: Quảng cáo banner truyền thống (traditional banner ads): Là hình thức quảng cáo banner thông dụng nhất, có dạng hình chữ nhật, chứa những đoạn text ngắn và bao gồm cả hoạt ảnh GIF và JPEG, có khả năng kết nối đến một trang hay một Website khác. Quảng cáo banner truyền thống là một hình thức quảng cáo phổ biến và được nhiều người lựa chọn nhất do thời gian tải nhanh, dễ thiết kế và thay đổi, dễ chèn vào Website. Quảng cáo In-line (In-line ads): Hình thức quảng cáo này được định dạng trong một cột ở phía dưới bên trái hoặc bên phải của một trang Web. Cũng như quảng cáo banner truyền thống, quảng cáo in-line có thể được hiển thị dưới dạng một đồ hoạ và chứa một đường link, hay có thể chỉ là một đoạn text với những đường siêu liên kết nổi bật với những phông màu hay đường viền. Quảng cáo Pop-up (Pop up ads): Phiên bản quảng cáo dưới dạng này sẽ bật ra trên một màn hình riêng, khi bạn nhấp chuột vào một đường link hay một nút bất kỳ nào đó trên Website. Sau khi nhấn chuột, bạn sẽ nhìn thấy một cửa sổ nhỏ được mở ra với những nội dung được quảng cáo. Tuy nhiên một số khách hàng tỏ ra không hài lòng về hình thức quảng cáo này, bởi vì họ phải nhấp chuột để di chuyển hay đóng cửa sổ đó lại khi muốn quay trở lại trang cũ. Quảng cáo trong các tạp chí điện tử Có hàng nghìn bản tin điện tử, các nhóm diễn đàn và các danh sách những địa chỉ nhận thông tin thường xuyên hoạt động trong môi trường Web. Đó cũng là một cơ hội tốt để doanh nghiệp tìm kiếm một vị trí cho quảng cáo của mình. Tuy nhiên, câu hỏi lại được đặt ra ở đây là: thế nào là một vị trí tốt và cách tìm kiếm nó như thế nào? Trước tiên doanh nghiệp cần cân nhắc và xác định được đối tượng độc giả, các tạp chí điện tử đó có phù hợp với thị trường mục tiêu của doanh nghiệp hay không? Nó có thường xuyên được phát hành hay không? Và nội dung của nó có hữu ích và có giá trị để thu hút người đọc hay không? Thứ hai, tất nhiên doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua vấn đề “chi phí” cho việc đặt quảng cáo của mình. Chi phí đó có thể thay đổi, không chỉ phụ thuộc vào nội dung và tính phổ biến của tạp chí, mà còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như: vị trí xuất hiện quảng cáo của doanh nghiệp trên màn hình (phía trên, ở giữa hay phía dưới); các tạp chí điện tử với lượng danh sách đăng ký ít tất nhiên sẽ chấp nhận đặt quảng cáo của bạn với một chi phí thấp, không đáng kể. Tài trợ cho một Website hay một bản tin điện tử Tham dự với tư cách là một nhà tài trợ, doanh nghiệp cũng có thể thay đổi quảng cáo, làm cho nó xuất hiện nổi bật bằng một đường nhấn kỹ xảo nào đó nhằm tăng sự thu hút đối với khách truy cập Website hay độc giả của các bản tin điện tử. Tất nhiên, khi muốn trở thành một nhà tài trợ, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc, xác định rõ mối quan hệ thị trường mục tiêu mà quảng cáo của doanh nghiệp muốn nhằm đến với thị trường khách hàng của các Website và tạp chí điện tử. Bên cạnh đó, bạn cũng thường xuyên phải theo dõi, kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả của quảng cáo với tư cách là một nhà tài trợ. Cách thức để thiết lập trang Web có hiệu quả Sự thành công của một Website thể hiện rõ nét ở công nghệ nội dung, kỹ thuật diễn đạt và số lượng người truy cập thường xuyên. Cho tới thời điểm này, số lượng Website gây được ấn tượng bởi hai khả năng này không quá 100. Như vậy có nghĩa là, hiện nay có khoảng 3000 Website trong nước vào trạng thái nghiệp dư, mang tính hình thức là chính. Đại đa số trong đó là trang Web của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong cuộc chạy đua để có mặt trên Internet thông qua Website, rất nhiều doanh nghiệp chỉ thuê thiết kế Website giống như thuê thiết kế brochure (ấn bản tự giới thiệu) và sau đó giao luôn cho đối tác này thực hiện việc duy trì Website, cập nhật thông tin. Cũng vì vậy, dù chi phí khá nhiều nhưng các Website của doanh nghiệp vẫn thiếu thân thiện, không thoả mãn nhu cầu của người xem. Do không thật sự quan tâm đến Website của mình, chấp nhận việc phụ thuộc vào người khác (duy trì Website, cập nhật thông tin,...), nên có khi cả năm sau, ai đó trong doanh nghiệp mới phát hiện trên Website của mình có những thông tin đã lạc hậu. Thế nhưng việc xoá các tin loại này lại không đơn giản. Hơn nữa, khi không chủ động trong việc nào đó, người ta rất ngại thay đổi và đây là lý do chính khiến Wesite của nhiều doanh nghiệp không phát huy hiệu quả như mong đợi. Đến nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa coi Website là một kênh thông tin quan trọng giúp quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình. Khi vội vã góp mặt trên Internet nhưng lại khoán việc thực hiện duy trì Website, cập nhật thông tin cho nơi khác, người khác thì Website doanh nghiệp bạn sẽ giống như một brochure điện tử. Nếu chỉ lấy chi phí dự tính đầu tư Website cho doanh nghiệp mình cân đối với doanh số trước mắt, có thể doanh nghiệp sẽ ngần ngại về tính hiệu quả của công cụ còn rất mới này. Tuy nhiên nếu nhìn xa hơn thì rõ ràng bối cảnh thương trường đang đòi hỏi doanh nghiệp phải sớm có trong tay một công cụ hỗ trợ việc quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín doanh nghiệp (thông qua việc vừa liên tục giới thiệu: sản phẩm mới, dịch vụ mới, các chương trình khuyến mại,...vừa tổ chức tiếp nhận các góp ý, trả lời thắc mắc để điều chỉnh kịp thời kế hoạch sản xuất- kinh doanh, chăm sóc khách hàng) như Website để tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Làm thế nào để doanh nghiệp có được một Website thân thiện, hữu dụng. Muốn vậy, doanh nghiệp phải xây dựng được một Website có chất lượng. Website có chất lượng là Website thoả mãn được ba điều kiện sau đây: Hấp dẫn, đầy đủ, phù hợp với mục tiêu của việc xây dựng Website Được sắp xếp, bố cục một cách hợp lý tạo điều kiện cho người đọc dễ định hướng trong Website Hình thức đẹp, phù hợp với chủ đề nội dung Về nội dung của Website: Trước tiên chúng ta cần biết rõ đối tượng của Website - có thể là khách hàng tiềm năng, đối tác hiện có của công ty, các nhà đầu tư nước ngoài, thông tin gì làm họ quan tâm, ngôn ngữ nào là dề hiểu nhất. Một điều quan trọng nữa là nội dung của Website phải được cập nhật thường xuyên. Một lỗi rất thông thường của các Website tại Việt Nam là người ta thường làm ra nó để đưa lên mạng, sau đó chính các Website bị đi vào quên lãng. Một Website như vậy không mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, thậm chí phản tác dụng. Nguyên nhân là do Website chưa được cập nhật thông tin thường xuyên, và do các Website được thiết kế theo công nghệ lạc hậu nên đòi hỏi một trình độ nhất định khi muốn thay đổi nội dung. Về hình thức Website: Có lẽ đây là điểm quan trọng nhất và khó khăn nhất đối với doanh nghiệp, quan điểm về cái đẹp của chúng ta không giống nhau. Vì vậy hãy tin tưởng và giao việc cho các hoạ sỹ, các nhà tạo mẫu chuyên nghiệp. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm và dịch vụ của mình cho các họa sỹ, doanh nghiệp sẽ có một Website đẹp và chuyên nghiệp. Về bố cục của Website: phải gọn nhẹ, tiện dụng, giúp cho người tiêu dùng nhanh chóng tìm được thông tin cần thiết. Để xây dựng được một trang Web thực sự có chất lượng và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp, doanh nghiệp nên thực hiện các bước sau: Bước 1: Hãy xác định rõ chúng ta cần gì? Bước 2: Tiếp theo phải tìm cho được những “kiến trúc sư”, những “thợ xây” có đủ khả năng làm theo yêu cầu của doanh nghiệp, cũng như phải dự trù được cần đầu tư bao nhiêu cho công trình xây dựng tương lai. Như vậy, doanh nghiệp đã tìm được những người có khả năng thực hiện được ý tưởng của mình. Bước 3: Làm việc cùng nhà thiết kế, phát triển Website. Hãy cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của “kiến trúc sư”, thông tin càng nhiều, hình ảnh càng nhiều, càng có nhiều cơ hội để tìm được những ý tưởng độc đáo. Bước 4: Công trình của bạn đã hoàn thành, bạn cần đưa nó lên mạng, hay còn gọi là Hosting và tiến hành quảng cáo, giới thiệu. Cũng giống như khai trương một cửa hàng, không có quảng cáo, giới thiệu sẽ không có khách đến giao dịch, mua bán. ít nhất cũng phải đăng ký tên, địa chỉ của cửa hàng trong các sổ tra cứu, các Catalogue về sản phẩm, dịch vụ mà trong thế giới Internet người ta gọi là công cụ tìm kiếm như Yahoo, Google, Altavista...Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng và không thể bỏ qua. Bước 5: Những công việc trên đã xong, đến đây có thể nói vai trò của những người “thợ xây” đã kết thúc. Website của doanh nghiệp có phát triển được hay không, giữ được khách hay không là do bản thân doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp luôn cập nhật đổi mới thông tin, đưa ra những chiến dịch khuyến mãi, có những phương pháp tiếp thị độc đáo, Website của doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả. Đây là giai đoạn ổn định và thú vị nhất. Bước 6: Chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai. Công nghệ thông tin phát triển rất nhanh, những gì tưởng như không thể khi bạn đang thiết kế Website, một vài tháng hoặc một vài năm sau đã trở thành hiện thực. Xúc tiến thương mại thông qua thư điện tử Tiếp thị qua thư điện tử có thể hiểu là công cụ tiếp thị nhằm thu thập và truyền gửi thông tin qua mạng máy tính (chủ yếu là mạng Internet), trong đó người gửi (các doanh nghiệp) gửi thông tin đến người nhận (doanh nghiệp hoặc tổ chức, cá nhân ) và ngược lại. Thông tin truyền đạt ở đây có thể là các câu hỏi đánh giá, giới thiệu sản phẩm, các quảng cáo, thông báo...Như vậy, phương pháp tiếp thị qua thư điện tử vẫn đáp ứng được các nhu cầu quan trọng của các phương pháp tiếp thị khác: sử dụng được các câu hỏi phỏng vấn, tìm hiểu được các yêu cầu của đối tượng, đồng thời vẫn có thể giới thiệu, quảng cáo về sản phẩm, gửi những thông báo quan trọng của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Trong một bức thư thương mại hay một bức thư tiếp xúc với khách hàng, có hai yếu tố: hình thức và nội dung. Cả hai yếu tố đều quan trọng. Phương pháp tiếp thị qua thư điện tử hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu này. Về hình thức, bằng các công cụ đồ họa, thiết kế văn bản, hình ảnh, có thể thiết kế hình thức phù hợp với nội dung, gây ấn tượng cũng như đáp ứng được các nhu cầu về thông tin của các đối tượng cần gửi thư điện tử đến. Về nội dung, tiếp thị qua thư điện tử không hề thua kém các hình thức gửi thư truyền thống khác, nội dung của một bức thư gửi theo hình thức truyền thống cũng có thể cụ thể hóa trong một bức thư điện tử. Ngoài các yếu tố hình thức và nội dung, tiếp thị qua thư điện tử còn có lợi thế rất lớn ở tốc độ truyền thông tin, bảo mật thông tin. Chỉ mất mấy giây là có thể đến được đối tượng cần gửi trong khi một bức thư tiếp xúc khách hàng, trong khi giới thiệu sản phẩm bằng gửi thư truyền thống phải mất đến mấy ngày mới nhận được. Một vấn đề quan trọng và đáng quan tâm nữa là, tiếp thị qua thư điện tử sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Chi phí một phút truy cập Internet với giá 100 đồng (ở các nước khác chi phí thấp hơn rất nhiều và trong tương lai phí ở Việt Nam cũng sẽ giảm xuống), một giờ truy cập sẽ tốn 6000 đồng, cộng với các chi phí khác, tất cả là 12000 đồng. Một nhân viên tiếp thị có thể gửi được rất nhiều thư, thông báo, quảng cáo đến khách hàng, với các nội dung khác nhau hoặc giống nhau đến các địa chỉ khác nhau. Đây là một công việc mà nếu phải đi giao trực tiếp phải mất rất nhiều ngày, hoặc có thể khó thực hiện được. Đồng thời tiếp thị qua thư điện tử cũng tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho quảng cáo bằng cách kèm theo các hình thức quảng cáo, giới thiệu kèm trong thư. Ngoài ra, số lượng thư trả lời của khách hàng đối với tiếp thị qua thư điện tử cao hơn so với hình thức gửi thư truyền thống, hay các hình thức tiếp xúc khách hàng khác. 3. Tình hình xúc tiến thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam Cách đây hơn 5 năm, thương mại điện tử vẫn còn là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam, nhưng ngày nay bản thân các công ty và cơ quan quản lý nhà nước cũng đã làm quen với hình thức thương mại tiên tiến này. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã coi thương mại điện tử như là một công cụ nhằm thúc đẩy giao dịch buôn bán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với người tiêu dùng và các tổ chức khác. Năm 1998, siêu thị điện tử đầu tiên của Việt Nam xuất hiện với một Website trên Internet nhưng không tồn tại lâu. Hàng hoá bày bán trên siêu thị còn nghèo nàn và các phiên giao dịch, thanh toán chủ yếu được tiến hành theo cách truyền thống. Chỉ một số người vào siêu thị mua hàng do nhu cầu thực sự của họ. Thất bại là do nhiều nhân tố khác nhau, nhưng những lý do quan trọng nhất là tính chất mới mẻ của siêu thị cùng với rào cản tâm lý của người mua thích “xem tận mắt, sờ tận tay” hơn. Sẽ mất nhiều thời gian để phá bỏ rào cản này. Ngoài ra hàng hoá trên thị trường Việt Nam thì nhiều, rất đa dạng và nhiều tiêu chuẩn, do vậy khách hàng chỉ tin tưởng khi tự mình mua hàng. Hơn nữa, hiện nay phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đều có thời gian rảnh rỗi do đó họ muốn được dạo chơi khi mua hàng, xem xét kỹ lưỡng mặt hàng mình cần mua. Do đó, thương mại điện tử sẽ chỉ thực sự trở nên quan trọng khi lối sống công nghiệp được hình thành. Thực tế này đã không cản trở chúng ta theo đuổi thương mại điện tử. Chính phủ đã quyết định thành lập Ban xúc tiến thuộc Bộ thương mại và phân bổ một nghìn tỷ để tiến hành “Đề án kỹ thuật thương mại điện tử ” bao gồm 14 dự án phụ nhằm mục đích chuẩn bị cho thương mại điện tử theo hình thức: nhận thức của công chúng, cơ sở pháp lý, cơ sở kỹ thuật, bả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThuyA3LV.doc
Tài liệu liên quan