MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1: Ý THỨC XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI VIỆT NAM
TRUYỀN THỐNG . 9
1.1. Ý thức xã hội. 9
1.1.1. Khái niệm ý thức xã hội. 9
1.1.2. Bản chất của ý thức xã hội . 14
1.1.3. Các cấp độ của ý thức xã hội. 15
1.2. Ý thức xã hội Việt Nam truyền thống . 18
1.2.1. Khái niệm ý thức xã hội Việt Nam truyền thống. 18
1.2.2. Cơ sở hình thành của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống. 20
1.2.3. Một số đặc điểm của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống. 31
Chương 2: Ý THỨC XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG TRONG52
QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC . 52
2.1. Một số nét khái quát về công cuộc đổi đất nước . 52
2.2. Đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của ý thức xã hội Việt
Nam truyền thống đối với sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay. 58
2.2.1. Những mặt tích cực của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống. 58
2.2.2. Những mặt hạn chế của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống. 65
2.3. Phương hướng phát huy những mặt tích cực và khắc phục những
mặt hạn chế của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống ở nước ta hiện
nay. 70
2.4. Một số giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực và khắc phục
những mặt hạn chế của ý thức xã hội Việt Nam truyền thống. 76
KẾT LUẬN . 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 89
100 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - Những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đất nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn hạnh, trung tín (tất cả) đều
là giáo lý tuân theo tính tự nhiên con người mà tu dưỡng đạo đức cùng với vị
Diệu Thiện (Quan thế âm Bồ Tát) do lòng thiện mà được nổi tiếng, há chẳng
phải là không xuất phát từ tâm tính con người? Rõ ràng, theo Nguyễn Bỉnh
Khiêm “tam giáo” đều có một điểm xuất phát chung: đó là tuân theo tính tự
nhiên của con người mà tu dưỡng đạo đức.
Trong đời sống hằng ngày của người dân Việt thường có sự hòa hợp
tam giáo. Điều đó được thể hiện trong cách thờ phụng của người Việt. Chùa
không hẳn chỉ là nơi thờ Phật mà có chùa còn thờ cả Quan thánh Đế quân.
Làng Kim Bảng (Vụ Bản, Nam Định) thờ cả Tam giáo Tổ sư (Thích Ca,
Khổng Tử, Lão Tử). Theo Trần Ngọc Thêm, cùng một người Việt Nam
nhưng tùy từng thời điểm tuổi tác khác nhau mà ứng xử với tôn giáo khác
44
nhau. Khi trẻ trung thì học Nho để ra giúp nước, khi sa cơ lỡ vận, gặp điều
không may thì cầu trời khấn Phật phù hộ, khi ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ
đến trừ tà, trị bệnh hoặc luyện tập dưỡng khí an thần.
Trong lĩnh vực kiến trúc, đặc biệt là các kiểu kiến trúc cung đình, kiến
trúc tôn giáo... chúng ta thường thấy có sự kết hợp của Tam giáo. Khi xây
dựng cung điện, lăng tẩm, chùa chiền thì người cho xây dựng rất chú ý đến
thuật phong thủy. Vị trí xây dựng phải đáp ứng được các yếu tố cơ bản như:
tiền án, hậu chẩm, tả thanh long, hữu bạch hổ (ảnh hưởng của Đạo giáo).
Ngoài ra các công trình kiến trúc này thường sử dụng hình ảnh con rồng, tứ
linh để trang trí nhằm làm tăng tính oai nghiêm cho vương quyền (ảnh hưởng
của Nho giáo). Đồng thời các công trình lớn thường được bố trí sao cho cân
xứng, hài hòa toát lên vẻ thanh cao, thâm nghiêm của Phật giáo.
Trong điêu khắc, hội họa thì Tam giáo tổ sư là chủ đề để các nghệ nhân
Việt thể hiện tài năng của mình. Trong quyển Tam giáo kinh lưu hành ở Việt
Nam, một nghệ nhân nào đó đã khắc gỗ thành một bức tranh tài tình minh họa
một tòa sen lớn, cùng ngồi chung trên đó là Đức Phật Thích ca (ở giữa), Đức
Lão tử (bên trái), Đức Khổng tử (bên phải). Ba vị bằng nhau, ba vầng hào
quang như nhau. Bên dưới là một bình hương nghi ngút. Khổng, Lão mà ngồi
tòa sen, người Việt Nam nghĩ ra được hình tượng ấy mới là độc đáo.
Như vậy, ở Việt Nam có đặc điểm khá nổi bật: ba đạo cùng chung sống
hoà hợp, “Tam giáo đồng nguyên”, không có xung đột tôn giáo, tuy có lúc
mạnh, có lúc yếu để làm chỗ dựa về mặt tư tưởng, cương lĩnh trị vì thiên hạ
nhưng có chung một đặc điểm là cùng tồn tại trong lòng dân tộc.
Trên nền tảng tín ngưỡng dân gian bản địa và tinh thần khoan dung,
hòa đồng tôn giáo của người Việt, các dòng tư tưởng, tôn giáo này khi vào
nước ta đã có nhiều biến đổi để thích ứng với thực tiễn xã hội và đời sống tư
tưởng của dân tộc ta. Đồng thời, tồn tại bên cạnh nhau, trong cùng một không
gian văn hóa, một cơ sở kinh tế - xã hội của người Việt, hiện tượng các dòng
45
tư tưởng, tôn giáo dung hợp lẫn nhau là một hiện tượng hợp quy luật. Chúng
không chỉ ảnh hưởng lẫn nhau mà hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau. Chẳng hạn, trong
quan niệm về Tam giáo của người Việt có sự kết hợp hài hòa giữa đức tin ở
Trời và tín ngưỡng thờ Phật. Họ cho rằng, Trời là một đấng ở trên cao có thể
nhìn thấy mọi việc ở dưới đất, trong bối cảnh xã hội nông nghiệp, lòng tin
Trời gắn liền với sinh hoạt của con người. Trời và Phật trong quan niệm
người Việt không có ranh giới phân biệt, khi hoạn nạn, Phật và Trời đều là
nơi con người hướng vọng cầu xin sự tế độ từ bi.
Lịch sử Việt Nam đã trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước,
đồng hành với cùng với quá trình lịch sử, tư tưởng của dân tộc ta cũng vận
động không ngừng. Mỗi thời kỳ qua đi, nền tảng tư tưởng ấy lại càng phong
phú và sâu sắc hơn. Nhân dân ta đã tạo lập được một nền văn hóa tinh thần
đậm đà bản sắc dân tộc và hệ Tam giáo và tín ngưỡng bản địa là một trong
những thành tố quan trọng đóng góp cho sự phong phú đa dạng của văn hóa
dân tộc Việt Nam. Bản thân Nho - Phật - Đạo, với tư cách là những dòng tư
tưởng tôn giáo ngoại nhập, khi được truyền bá vào Việt Nam đã được “Việt
hóa” sâu sắc. Hay nói cách khác, chính sự khoan dung của nền văn hóa bản
địa, của tín ngưỡng đa thần, đã biến đổi và thâu nạp Tam giáo vào hệ tư tưởng
bản địa. Trong suốt chiều dài lịch sử qua quá trình chọn lọc, gạn đục khơi
trong của người Việt dần dần Tam giáo đã trở thành bộ phận cấu thành quan
trọng tư tưởng của Việt Nam.
Thứ tư, lịch sử để lại cho chúng ta chưa phải lối tư duy biện chứng
khoa học mà là thứ tư duy hỗn hợp, lưõng hợp lưỡng phân, trong đó tư duy
kinh nghiệm mang tính chất phổ biến.
Từ vũ trụ luận, tín ngưỡng cũng như nghệ thuật của cư dân Đông Sơn,
có thể nhận ra một đặc điểm của tư duy thời kỳ này là lưỡng hợp (hay cũng
gọi là lưỡng phân). Tư duy lưỡng hợp là một loại tư duy phân loại chia đôi đã
tồn tại khá lâu từ thời đại đá và có thể nhận ra ở nhiều vùng khác nhau trên
46
thế giới. Nhưng ở Đông Nam Á, tư duy lưỡng hợp tồn tại lâu dài, tạo thành
một đặc điểm khá nổi bật. Tư duy lưỡng hợp này được biểu hiện ra ở các biểu
tượng đối lập, mà như E. Poree - Maspero đã trình bày khá kỹ trong các tập
sách của mình, đó là:
Khô và ướt
Lửa và nước
Mặt trời và mặt trăng
Chim và rắn,
Miền thấp và miền cao
Theo Porée - Maspéro, các phong tục như hội mùa, hát đối đáp, đua
thuyền, thả diều cũng như hệ thần thoại ở khu vực này đều biểu hiện tính chất
lưỡng hợp, giao tranh và giao hòa, giữa các yếu tố đối lập kể trên. Nhà nghiên
cứu này cũng nhận ra tính lưỡng hợp đó trên các hình tượng của trống đồng.
Trên trống đồng và đồ đồng Đông Sơn tư duy lưỡng hợp biểu hiện ở
các hình tượng đối lập như Chim - Hươu/Cá - cá sấu, Đực/Cái (hươu đực và
hươu cái xen kẽ, hình âm vật và dương vật) Huyền thoại cũng phản ánh thế
giới lưỡng hợp - lưỡng phân đó như Lạc Long (rồng)/Âu Cơ (trong truyền
thuyết Mường là Chim hay Hươu, trong truyền thuyết Việt là Tiên), 50 con
lên núi/50 con xuống biển, Sơn tinh (núi)/Thủy tinh (nước, biển)
Như vậy là tư duy lưỡng hợp vốn là một kiểu phân loại nguyên thủy
(mà có người cho rằng bắt nguồn từ việc phân hóa chức năng của hai bán cầu
đại não, dẫn đến việc đối lập phải và trái), dần dần đã chi phối tư tưởng của
cư dân Đông Sơn về nhiều mặt. Nó trở thành lôgíc của cả cái phi lôgíc.
Việt Nam vốn là một nước nông nghiêp. Nền sản xuất tiểu nông của
Việt Nam theo cách gọi của C. Mác là thuộc phương thức sản xuất châu Á.
Các công xã nông thôn tồn tại suốt hàng nghìn năm lịch sử là một nhân tố
quan trọng tạo nên truyền thống tư duy riêng.
47
Ngoài những đặc điểm của phương thức sản xuất châu Á, do những đặc
thù lịch sử riêng khiến cho tư duy có những nét đặc thù riêng biệt. Lịch sử
nước ta đã trải qua hàng ngàn năm nhưng tuyệt đại đa số cư dân (hơn 80%)
đời nọ qua đời kia vẫn ở trong các vùng nông thôn, lấy nông nghiệp làm
nguồn sống chủ yếu. Kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là trồng lúa
nước. Đặc trưng nổi bật của nông nghiệp trồng lúa nước là tính ổn định của
quy trình sản xuất. Phương thức hoạt động của họ qua hàng nghìn năm vẫn
không có gì thay đổi. Đó là một dạng hoạt động đơn điệu, lặp đi lặp lại một
năm hai vụ như một chu kỳ gieo trồng, chăm bón, thu hoạch. Với trình độ sản
xuất lạc hậu, sản xuất nông nghiệp thì theo thời vụ, phụ thuộc nhiều vào thời
tiết, khí hậu; công cụ sản xuất chủ yếu bằng tay, đòi hỏi sự vận động của đôi
tay hơn là trí óc, hoạt động của họ tuy cần cù nhưng ít sáng tạo. Cách làm ăn
đó đã luyện cho con người lối suy nghĩ “khéo tay hay làm”, đề cao triết lý
“trăm hay không bằng tay quen”. Trong bối cảnh như vậy thì những kinh
nghiệm trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất đã đáp ứng được
nhu cầu lợi ích thiết thực trước mắt của những cư dân nông nghiệp (những
người sản xuất nhỏ). Tình trạng lặp đi lặp lại hàng ngàn năm đã dần dần hình
thành một cách tự phát ở họ tư duy kinh nghiệm.
Biểu hiện của sự đè nặng của tư duy kinh nghiệm trong tư duy lý luận
của người Việt thể hiện ở việc thiếu tầm nhìn xa trông rộng, bảo thủ, trì trệ.
Nhất là phong cách làm việc tuỳ tiện, mò mẫm và tự phát.
Thứ năm, nền sản xuất nông nghiệp trải suốt chiều dài lịch sử dân tộc
đã in dấu đậm nét trong tâm lý người Việt - tâm lý tiểu nông.
Thực tiễn cho thấy, nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ xuất phát điểm khá thấp. Với cơ sở kinh
tế là nền nông nghiệp lúa nước, tự cấp tự túc và cơ sở xã hội trước đó là hệ tư
tưởng Nho giáo phong kiến đã từng tồn tại ở nước ta hàng ngàn năm nay nên
trong điều kiện của khoa học công nghệ hiện đại thì những tàn dư của tâm lý
48
tiểu nông vẫn rơi rớt lại trong mỗi người nông dân, công nhân, thậm chí trong
các nhà trí thức, những người lãnh đạo - quản lý xã hội là một thực tế.
Là sản phẩm của điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử nhất định, phản ánh
điều kiện sống, hoạt động và quan hệ xã hội của người sản xuất nhỏ, tâm lý
tiểu nông biểu hiện thông qua nhận thức, cảm xúc tình cảm, thói quen, cách
ứng xử, làm việc của người Việt Nam, tập trung ở những khía cạnh chính sau:
Tình yêu quê hương đất nước, gắn bó với quê cha đất tổ là một trong
những biểu hiện nổi bật của người nông dân Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước, người nông dân vừa phải chống chọi với thiên nhiên và
chống giặc ngoại xâm; dù trong hoàn cảnh nào họ vẫn bám trụ quê cha đất tổ với
tinh thần “Một tấc không đi, một ly không rời”. Đối với nông dân, quê cha đất tổ
là “thánh địa linh thiêng”; vì vậy, hằng năm cứ đến ngày mồng Mười tháng Ba là
tất cả mọi người hướng về Phong Châu để giỗ tổ vua Hùng.
Có thể nói, truyền thống đoàn kết, tính cố kết cộng đồng là đặc trưng
của tâm lý tiểu nông của người nông dân nói riêng và của dân tộc Việt Nam
nói chung. Tâm lý cố kết cộng đồng bền chặt ở người nông dân Việt Nam
được hình thành do đặc thù người nông dân Việt Nam sống thành làng và coi
làng như một tiểu xã hội trồng lúa nước. Tất cả các hoạt động của người nông
dân, từ lao động sản xuất đến chiến đấu, từ sinh hoạt văn hoá đến đời sống,
nếp sống, nếp sống hằng ngày đều mang dấu ấn đậm nét của tâm lý cộng
đồng làng. Mọi sinh hoạt kinh tế, chính trị, xã hội của họ đếu gắn với làng.
Đối với người Việt, làng là một khái niệm rất gần gũi và cũng rất thiêng liêng,
bởi làng có sự mở rộng của gia đình.
Trong làng, mỗi hộ gia đình tiểu nông là một đơn vị kinh tế có tính độc
lập, tự chủ, nhưng tất cả các gia đình này đều có trách nhiệm trong xử lý công
việc chung của làng như sản xuất, chống thiên tai, chống giặc giã và tham gia
vào công việc chính trị của đất nước. Đây chính là cơ sở để tạo nên sự đoàn
kết, tính cố kết cộng đồng của người Việt, bởi việc đắp đê, ngăn lũ, làm thuỷ
49
nông, việc chống lụt, chống bão phá hoại mùa màng, việc trao đổi kinh nghiệm
lao động sản xuất, việc đánh giặc giữ làng, giữ nước là một việc mà một
người nông dân, một gia đình không thể làm được. Các thành viên, các hội gia
đình trong làng gắn kết với nhau tạo thành một đại gia đình. Từ gia đình đến
làng và rộng hơn là nước. Có thể xem làng là mô hình thu nhỏ của nước. Cho
nên, với họ, sinh hoạt cộng đồng làng xã với sinh hoạt cộng đồng dân tộc, nước
với nhà, làng với nước có sự gắn bó mật thiết và thống nhất với nhau.
Tình yêu lao động, cần cù, tiết kiệm và luôn lạc quan trong cuộc sống
là nét nổi bật trong tâm lý truyền thống của người Việt. Đây cũng là đặc tính
chung của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Người nông dân Việt Nam từ rất sớm đã là chủ nhân của một nền văn
minh nông nghiệp sớm phát triển. Sống trên mảnh đất hẹp, nhiều thiên tai,
địch hoạ, nên người dân sẵn có tinh thần cần cù và tinh thần ấy đã ăn sâu vào
máu thịt họ, tạo thành một nét bản chất truyền thống tốt đẹp. Những công
trình kinh tế - xã hội, văn hoá được lưu giữ từ ngàn đời nay của người nông
dân như hệ thống đê điều, mương máng, thuỷ nông dày đặc, những công trình
lấn biển, những chứng tích về trống đồng, về những những công cụ lao động
với những niên đại rất sớm tìm thấy ở nhiều nơi trong cả nước là những minh
chứng sống động về tinh thần cần cù, yêu lao động của nông dân Việt Nam.
Điều kiện thiên nhiên, môi trường sống, sản xuất của người nông dân
vô cùng khắc nghiệt, nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống. Người
Việt nói chung có một lối sống, sinh hoạt “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” với
khả năng thích nghi cao. Trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, người Việt
cũng không hề chán nản mà luôn có ý chí vươn lên. Ở tận cùng của bi kịch
mất mát, người ta vẫn quan niệm: “Còn da còn lông, còn chồi nảy cây”, “còn
người còn của”.
Thiên hướng trọng tình cảm, trọng đạo đức, trọng danh dự, trọng danh
tiếng cũng là nét nổi bật trong tâm lý truyền thống của người Việt.
50
Xuất phát từ truyền thống đoàn kết cộng đồng; đồng thời, do thiếu thốn
về vật chất, sự hạn chế về phương tiện trong cuộc sống sinh hoạt nên những lúc
khó khăn, hoạn nạn, ốm đau, lúc có công to việc lớn (lấy vợ, làm nhà), nguời
Việt thường nhờ vào sự giúp đỡ của hàng xóm, láng giềng. Cho nên, người
Việt luôn ứng xử bằng tình cảm, coi trọng tình cảm trong các mối quan hệ xã
hội. Trong đời sống của người Việt, tình cảm luôn trực tiếp chi phối từ suy nghĩ
đến hành vi. Tình cảm đó được thể hiện trọng sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau,
yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, “chia ngọt sẻ bùi”, “tắt lửa tối đèn”,
cùng nhau gánh vác chung công việc của làng, dòng họ và mỗi gia đình.
Truyền thống dân tộc Việt nam luôn coi trọng đạo đức, suy nghĩ và
hành động theo cái thiện. Trong hầu hết các bản hương ước cổ của làng xã
còn lại và được khảo cứu, có thể nhận thấy, người nông dân rất coi trọng việc
giữ gìn đạo đức cá nhân, giữ gìn nền phong hoá truyền thống của làng xã và
dân tộc. Nền giáo dục chính thống Việt Nam thời phong kiến rất coi trọng
giáo dục đạo đức, “tiên học lễ, hậu học văn”, trước là học đạo đức, học các
quy tắc, nghi lễ ứng xử sao cho đúng mực rồi mới học đến kiến văn, kiến
thức còn trong gia đình, cá thế hệ ông bà, cha mẹ luôn giáo dục con cháu
rằng: “Giấy rách phải giữ lấy lề” hay “Đói cho sạch, rách cho thơm”; “Đói
miếng hơn tiếng để đời”. Giữ gìn truyền thống đạo lý ngàn đời của cha mẹ,
ông bà, tổ tiên - đó là nhân phẩm của con người. Đó cũng là danh dự.
Người nông dân sống gắn bó với tập thể, sống vì nhau, cho nhau và
theo nhau. Vì vậy, họ sống theo dư luận và tự mình ứng xử theo dư luận đó.
Dư luận tạo ra tiếng tăm, tai tiếng, điều tiếng. “Trâu chết để da, người ta chết
để tiếng”, “Trăm năm bia đá thì mòn/Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”.
Điều này tạo ra tâm lý trọng danh dự. Mặt khác, trong thang bậc xã hội xưa,
người có chức tước, địa vị, người cao tuổi là những người được coi trọng. Từ
đó đã nảy sinh tâm lý coi trọng địa vị, coi trọng danh tiếng, thích có tên tuổi,
thích có tiếng tăm trong làng, trong xã, trong họ và rộng hơn là đối với đất
nước: “Làm trai sống ở tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_y_thuc_xa_hoi_viet_nam_truyen_thong_nhung_mat_tich.pdf