Luận văn Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của dự án lưới điện truyền tải 110kv

Lý lịch khoa học. i

Lời cam đoan.ii

Lời cảm tạ.iii

Tóm tắt . iv

Abstract . v

Mục lục . vi

Danh mục chữ viết tắt . ix

Danh mục hình – Biểu đồ . x

Danh mục bảng . xi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .1

1.1 Lý do chọn đề tài .1

1.2 . Mục tiêu nghiên cứu .3

1.2.1 Mục tiêu chung .3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể .3

1.3 . Câu hỏi nghiên cứu.3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3

1.4.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu.3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu.3

1.5 Phương pháp nghiên cứu .4

1.5.1.Phương pháp định tính .4

1.5.2.Phương pháp định lượng .4

1.6 .Ý nghĩa của nghiên cứu .5

1.7.Bố cục luận văn .5

Kết luận chương 1 .5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .6

2.1. Cơ sở lý luận về chi phí đầu tư xây dựng .6

2.1.1. Khái niệm về Dự án đầu tư xây dựng .6

2.1.2. Khái niệm về chi phí đầu tư xây dựng .6

2.3. Khái niệm về Quản lý chi phí xây dựng .8

pdf77 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 355 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chi phí của dự án lưới điện truyền tải 110kv, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iên chế thành 03 tổ, đến nay Ban QLDA Điện lực miền Nam đã phát triển thành một đơn vị quản lý dự án chuyên nghiệp gồm 130 CBCNV và 09 phòng chức năng. 3.1.1.4.Chức năng và nhiệm vụ các đơn vị 1. Phòng Tổng hợp Phòng Tổng hợp trực thuộc Ban QLDA Điện lực Miền Nam, là bộ phận tham mưu cho lãnh đạo Ban trong việc chỉ đạo và điều hành các công tác liên quan bao gồm: công tác văn phòng, tổ chức nhân sự và đào tạo, tiền lương, ứng dụng công 19 nghệ thông tin, mua sắm - quản lý tài sản, thanh tra bảo vệ pháp chế, tuyên truyền và thi đua khen thưởng. 2. Phòng Tài chính kế toán Phòng Tài chính Kế toán là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Trưởng ban điều hành dự án trong việc tổ chức thực hiện các mặt công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán của Ban; Tổ chức kế hoạch tiếp nhận hồ sơ, thực hiện và thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) các công trình được giao kế hoạch theo đúng thể lệ hiện hành của Nhà nước và các chế độ về tài chính kế toán của Tập đoàn, Tổng công ty. 3. Phòng Vật tư Là Phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Trưởng Ban trong công tác quản lý vật tư thiết bị của các công trình, dự án do Ban quản lý và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được phân công. 4. Phòng Kế hoạch Là Phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Trưởng ban trong công tác quản lý điều hành hoạt động của Ban và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được phân công. Phụ trách các công tác chính sau: - Công tác kế hoạch; - Công tác lập các hồ sơ, thủ tục về ĐTXD; - Công tác tổ chức đấu thầu; - Công tác hợp đồng tư vấn, hợp đồng xây dựng và lắp đặt thiết bị, các hợp đồng liên quan khác. 5. Phòng Đền bù giải phóng mặt bằng Phòng Đền bù GPMB là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Trưởng Ban QLDA Điện lực Miền Nam trong công tác bồi thường GPMB. Liên hệ với các cơ quan, ban ngành liên quan và tham gia làm thành viên Hội đồng bồi thường địa phương để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng của các công trình do Ban làm quản lý A. 6. Phòng Thẩm định Phòng Thẩm Định là Phòng trực thuộc Ban QLDA Điện Lực Miền Nam, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Ban trong việc chỉ đạo và điều hành công tác 20 kiểm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng cơ bản do Ban thực hiện việc quản lý A theo quyết định đầu tư của Tổng công ty Điện lực miền Nam và Tập Đoàn Điện lực Việt Nam. Triển khai các dự án theo trình tự, thủ tục đầu tư xây dựng trên cơ sở tuân thủ đúng các qui định Nhà nước và pháp luật theo phân cấp ủy quyền của Tổng công ty Điện lực miền Nam. 7. Phòng Quản lý công trình điện 1 Phòng Quản lý công trình điện 1 là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Trưởng Ban trong quản lý điều hành hoạt động của Ban và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được phân công. 8. Phòng Quản lý công trình điện 2 Phòng Quản lý công trình điện 2 là phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Trưởng ban trong việc quản lý điều hành hoạt động của Ban và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được phân công. 9. Phòng Quản lý công trình kiến trúc Là Phòng chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc cho Trưởng Ban trong công tác quản lý điều hành hoạt động của Ban và thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ được phân công. 3.2. Các sản phẩm và kết quả hoạt động kinh doanh Ban QLDA Điện lực miền Nam đã quản lý điều hành và đóng điện đưa vào vận hành hàng trăm công trình/dự án đạt yêu cầu tiến độ và chất lượng. Các công trình được đưa vào vận hành kịp thời đã góp phần tăng cường khả năng cung cấp điện, giảm tổn thất điện năng, chống quá tải, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội của 21 tỉnh và thành phố phía Nam, góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Điện lực miền Nam. Hàng năm đơn vị thực hiện quản lý và giải ngân trên 2000 tỷ đồng vốn đầu tư nhưng không để xảy ra hiện tượng tham nhũng tiêu cực nào. Ban luôn đạt danh hiệu đơn vị lao động xuất sắc hàng năm của Tổng công ty và thực sự là một trong những đơn vị không thể thiếu của Tổng công ty trong quá trình đổi mới và phát triển. 21 3.2.1. Các sản phẩm Một số dự án Ban đã thực hiện trong thời gian qua 3.2.1.1.Dự án cấp điện cho các thôn buôn chưa có điện tỉnh Lâm Đồng: + Tổng mức đầu tư: 210 tỷ đồng. + Địa điểm xây dựng: tại 12 huyện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. + Khối lượng đầu tư: 421 km đường dây trung áp, 863 km đường dây hạ áp, 511 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 12.873 kVA. + Thời gian thực hiện: 2007-2010. + Số hộ dân được cấp điện: 23.810 hộ. 3.2.1.2.Dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu là đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh: + Tổng mức đầu tư: 226 tỷ đồng. + Địa điểm xây dựng: tại 83 xã, phường trên địa bàn 7 huyện, thành phố thuộc tỉnh Trà Vinh. + Khối lượng đầu tư: 207 km đường dây trung áp, 654 km đường dây hạ áp, 418 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 7.413 kVA. + Thời gian thực hiện: 2009-2013. + Số hộ dân được cấp điện: 16.610 hộ. 3.2.1.3.Đường dây 110kV Giồng Trôm – Bình Đại và Trạm biến áp 110kV Bình Đại: + Tổng mức đầu tư: 103 tỷ đồng; + Địa điểm xây dựng: tại 03 huyện Giồng Trôm, Ba Tri và Bình Đại, tỉnh Bến Tre. + Khối lượng đầu tư: 21 km đường dây 110kV. Trạm biến áp có dung lượng 40 MVA và có chừa sẵn vị trí để lắp MBA lực số 2. + Thời gian thực hiện: 2012 3.2.1.4.Cáp ngầm xuyên biển 110kV Hà Tiên – Phú Quốc: + Tổng mức đầu tư: 2.336 tỷ đồng; + Địa điểm xây dựng: trên vùng biển Hà Tiên, Phú Quốc và đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang; 22 + Khối lượng đầu tư: 58 km cáp ngầm xuyên biển 110kV, cáp 3 lõi (3x630 mm2). Khoảng 08 km đường dây trên không 110kV.Trạm biến áp Phú Quốc có dung lượng 40 MVA và có chừa sẵn vị trí để lắp MBA lực số 2. + Thời gian thực hiện: 2012-2013 3.2.2. Kết quả kinh doanh (từ 2013-2015) 3.2.2.1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2013 Tổng công ty giao 15 công trình.Ban đã đóng điện 15 công trình/dự án. Trong đó bao gồm 12 công trình đường dây và trạm biến áp 110kV, 03 dự án lưới điện nông thôn với tổng khối lượng bao gồm: Đường dây 110kV: 93,87 km. Trạm biến áp 110kV: 06 trạm với tổng dung lượng 332 MVA. Đường dây 22kV: 435 km. Trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV: 1.036 trạm với tổng dung lượng 71.320 kVA. Số công trình phải quyết toán trong năm là 20 công trình, Ban đã thực hiện 28 công trình vượt kế hoạch Tổng công ty giao và không có công trình chậm tiến độ quyết toán. Tổng công ty giao kế hoạch vốn năm 2013 là 1.748 tỷ đồng. (bao gồm cả vốn vay và vốn KHCB). Ban đã giải ngân thanh toán 2.220 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch vốn. Tổng công ty giao định mức tồn kho năm 2013 là 350 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2013 trị giá tồn kho VTTB của Ban QLDA là 369,6 tỷ đồng, trong đó: + Tồn kho trong kho và chờ lắp là: 337,5 tỷ đồng. + Tồn kho hàng mua đang đi đường là: 32,1 tỷ đồng. Như vậy, giá trị tồn kho VTTB của Ban cao hơn định mức Tổng công ty giao là 19,6 tỷ đồng. Nguyên nhân không đạt chỉ tiêu tồn kho: + Trạm biến áp 110kV Phú Châu, tỉnh An Giang: bị vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB, đến nay chưa khởi công được công trình. 23 + Trạm biến áp 110kV Thạnh Phú: bị vướng mặt bằng thi công, đến ngày 15/12/2013 chính quyền địa phương mới giao được mặt bằng. Hiện tại đơn vị thi công đang san lấp mặt bằng. + Trạm biến áp 110kV Mỹ Xuân B1, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: bị vướng mặt bằng thi công, đến ngày 30/12/2013 Ban Quản Lý KCN Mỹ Xuân B1 mới bàn giao mặt bằng. Hiện tại đang triển khai thi công. Như vậy, nguyên nhân không đạt chỉ tiêu giá trị tồn kho VTTB là do 03 công trình trên bị vướng bồi thường giải phóng mặt bằng nên Ban QLDA không thể nhận các MBA lực để lắp đặt trong năm 2013, trong khi nhà thầu cung cấp MBA đã xuất hóa đơn thanh toán trong năm 2013. Trong năm 2013, Ban QLDA đã triển khai đấu thầu và ký hợp đồng tổng cộng được 21 gói thầu (bao gồm 10 gói thầu xây lắp, 07 gói thầu mua sắm hàng hóa và 04 gói thầu tư vấn kiểm toán và giám sát độc lập) và tiết kiệm 59,690 tỷ đồng tương đương 39% tổng giá trị các gói thầu. Cụ thể như sau: + Về xây lắp: gồm 10 gói thầu có tổng giá trị các gói thầu là 127,825 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu 77,205 tỷ đồng, chênh lệch giảm 40%. + Về mua sắm hàng hóa cho các công trình: gồm 07 gói thầu có tổng giá trị các gói thầu là 16,604 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu 11,348 tỷ đồng, chênh lệch giảm 32%. + Tư vấn: gồm 04 gói thầu, có tổng giá trị các gói thầu 7,13 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu 3,316 tỷ đồng, chênh lệch giảm 53%. 3.2.2.2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2014 Năm 2014 là một năm rất nhiều biến động đối với công tác đầu tư xây dựng, liên tiếp có những bộ luật mới liên quan đến lĩnh vực ĐTXD đi vào hiệu lực như: Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Luật Đất đai số 45/2013/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. Trong đó đặc biệt là việc triển khai thi hành Luật đất đai của chính quyền các địa phương bị chậm trễ nên đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác đền bù GPMB của các công trình lưới điện 110kV. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo Tổng công ty, sự hỗ trợ phối hợp chặt chẽ của các Ban Tổng công ty và các Cty Điện lực tỉnh, cộng với sự nỗ lực nhiệt tình của tập thể 24 CBCNV Ban QLDA, nên đã hoàn thành xuất sắc cả 5 chỉ tiêu nhiệm vụ của Tổng công ty giao. Cụ thể như sau: Năm 2014, Tổng công ty giao chỉ tiêu hoàn thành đóng điện 15 công trình. Ban đã đóng điện 33 công trình. Trong đó bao gồm 14 công trình đường dây và trạm biến áp 110kV, 19 tiểu dự án lưới điện nông thôn với tổng khối lượng bao gồm: Đường dây 110kV: 194,25 km. Trạm biến áp 110kV: 08 trạm với tổng dung lượng 343 MVA. Đường dây 22kV: 1.587 km. Trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV: gồm 1.621 trạm với tổng dung lượng 77.143kVA. Năm 2014, Ban đã thực hiện hoàn thành và đóng điện kịp thời nhiều công trình/dự án trọng điểm của Tổng công ty. Trong đó, đặc biệt là dự án cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc với quy mô 58 km cáp ngầm, 7,6 km đường dây 110kV trên không, TBA 40MVA với tổng mức đầu tư 2.236 tỷ đồng. Dự án hoàn thành vượt tiến độ đề ra là 6 tháng đã giúp cho chính quyền và nhân dân trên huyện đảo Phú Quốc được cấp điện ổn định từ lưới điện quốc gia, đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, trên huyện đảo Phú Quốc ít nhất đến năm 2020. Khách hàng sử dụng điện trên đảo đã được mua giá điện Nhà nước như trên đất liền với giá bán bình quân khoảng 1.350 đồng/kWh so với giá bán điện có bù lỗ trước đây là 5.060 đồng/kWh. Đồng thời dự án cũng góp phần giảm lỗ cho ngành Điện hơn 100 tỷ đồng/năm nhờ ngưng sản xuất điện bằng nguồn Diesel. 03 dự án quan trọng khác là Dự án cung cấp điện cho đồng bào Khmer các tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng (GĐ2), Trà Vinh (GĐ2): Các dự án hoàn thành tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách trình độ phát triển giữa các dân tộc và góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, người dân nông thôn được tiếp cận thông tin của chính quyền, nhất là các chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng cường tinh thần đại đoàn kết của các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. 25 Số công trình phải quyết toán trong năm là 14 công trình, Ban đã thực hiện 14/14 công trình và không có công trình chậm tiến độ quyết toán. Tổng công ty giao kế hoạch vốn năm 2014 là 1.994,4 tỷ đồng. (bao gồm cả vốn vay và vốn KHCB) Ban đã thanh toán giải ngân 2.599,6 tỷ đồng, đạt 130% kế hoạch vốn. Tổng công ty giao định mức tồn kho năm 2014 là 283,5 tỷ đồng. Tính đến ngày 31/12/2014 tổng giá trị tồn kho VTTB của Ban QLDA là 175 tỷ đồng, giảm so với định mức Tổng công ty giao là 108 tỷ đồng. Thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty, Ban QLDA đã triển khai công tác tối ưu hóa chi phí một cách cụ thể, chi tiết, sát với thực tế, có định hướng, định lượng và phân công trách nhiệm từ người đứng đầu đến các nhân viên thực hiện. Trong năm 2014, Ban QLDA đã triển khai đấu thầu và ký hợp đồng tổng cộng được 6 gói thầu (bao gồm 3 gói thầu xây lắp, 01 gói thầu mua sắm hàng hóa và 02 gói thầu tư vấn kiểm toán) và tiết kiệm được 8,99 tỷ đồng tương đương 20% tổng giá trị các gói thầu. Cụ thể như sau: + Về xây lắp: gồm 03 gói thầu có tổng giá trị các gói thầu là 37,42 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu 30,96 tỷ đồng, tiết kiệm được 6,46 tỷ đồng, giảm 17%. + Về mua sắm VTTB cho các công trình: gồm 07 gói thầu có tổng giá trị các gói thầu là 5,62 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu 4,62 tỷ đồng, tiết kiệm 1,0 tỷ đồng, giảm 18%. Tư vấn kiểm toán: gồm 02 gói thầu, có tổng giá trị các gói thầu là 2,49 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu 0,97 tỷ đồng, tiết kiệm 1,53 tỷ đồng, giảm 61%. 3.2.2.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2015 Năm 2015, Luật Đầu tư công 49/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Luật Xây dựng 50/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng có hiệu lực từ 15/6/2015. Trong đó đặc biệt là việc triển khai thi hành Luật Đầu tư công dẫn đến các công trình đã được Tổng công ty phê duyệt BCNCKT phải trình Bộ Công thương phê duyệt lại chủ trương đầu tư như dự án vay vốn JICA. Ngoài ra, theo quy định hiện hành các hồ sơ BCNCKT, TKBVTC-DT các công trình đều phải báo cáo về Tổng cục năng lượng – Bộ Công thương thẩm tra trước khi Tổng công ty phê 26 duyệt cũng làm chậm trễ tiến độ triển khai rất nhiều công trình/dự án. Tuy nhiên, với sự nỗ lực nhiệt tình của tập thể CBCNV, Ban QLDA đã hoàn thành xuất sắc cả 5 chỉ tiêu nhiệm vụ của Tổng công ty giao. Cụ thể như sau: Năm 2015, Tổng công ty giao chỉ tiêu hoàn thành đóng điện 15 công trình. Ban đã đóng điện 31 công trình. Trong đó bao gồm 29 công trình đường dây và trạm biến áp 110kV, 02 tiểu dự án lưới điện nông thôn với tổng khối lượng bao gồm: Đường dây 110kV: 343,8 km. Trạm biến áp 110kV: 15 trạm với tổng dung lượng 695 MVA. Đường dây trung áp 22kV: 393 km. Đường dây hạ áp 0,4kV: 422km. Trạm biến áp phân phối 22/0,4 kV: gồm 235 trạm với tổng dung lượng 7.775 kVA. Năm 2015, Ban đã thực hiện hoàn thành và đóng điện kịp thời nhiều công trình/dự án trọng điểm của Tổng công ty. Số công trình phải quyết toán trong năm là 27 công trình, Ban đã thực hiện cả 27 công trình và không có công trình chậm tiến độ quyết toán. Tổng công ty giao kế hoạch vốn năm 2015 là 2.135 tỷ đồng (bao gồm cả vốn vay và vốn KHCB). Ban đã thanh toán giải ngân 1.567 tỷ đồng, đạt 73,56% kế hoạch vốn. Trong đó giải ngân vốn KHCB và vốn Ngân sách nhà nước (thông qua nhà tài trợ ADB) là 618,6/600,2 tỷ đồng đạt 103%. Tổng công ty giao định mức tồn kho năm 2015 là 195 tỷ đồng.Tính đến ngày 31/12/2015 tổng giá trị tồn kho VTTB của Ban QLDA là 174 tỷ đồng, giảm so với định mức Tổng công ty giao là 21 tỷ đồng. Trong năm 2015, Ban QLDA đã triển khai đấu thầu và ký hợp đồng tổng cộng được 38 gói thầu (bao gồm 6 gói thầu xây lắp, 17 gói thầu mua sắm hàng hóa và 15 gói thầu tư vấn) và tiết kiệm được 36,5 tỷ đồng tương đương 13,56% tổng giá trị các gói thầu. Cụ thể như sau: + Về xây lắp: gồm 06 gói thầu có tổng giá trị các gói thầu là 164,2 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu 149,3 tỷ đồng, tiết kiệm được 14,9 tỷ đồng, giảm 9,1%. 27 + Về mua sắm VTTB cho các công trình: gồm 17 gói thầu có tổng giá trị các gói thầu là 58 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu 41,4 tỷ đồng, tiết kiệm 16,6 tỷ đồng, giảm 28,6%. Tư vấn: 15 gói thầu có tổng giá trị các gói thầu là 46,9 tỷ đồng, tổng giá trị trúng thầu 42,1 tỷ đồng, tiết kiệm được 4,8 tỷ đồng, giảm 10,3%. 3.3. Những khó khăn, hạn chế trong xây dựng các công trình lưới điện 110kV Tiến độ xây dựng các trình phụ thuộc chủ yếu vào công tác bồi thường GPMB.Hiện tại công tác này ngày càng gặp nhiều khó khăn. Đến nay vẫn còn một công trình đã có nhà thầu xây lắp từ 6 tháng nay nhưng vẫn chưa khởi công được như: ĐD 110kV cấp điện cho nhà máy Lelong. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì vẫn còn những nguyên nhân chủ quan về phía Ban QLDA.Vì vậy cần tiếp tục phát hiện để chấn chỉnh rút kinh nghiệm. Trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, một số đơn vị trong nội bộ Ban vẫn chưa thực sự chủ động và thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Công tác đền bù GPMB ngày càng khó khăn và phức tạp do quỹ đất ở các địa phương ngày càng thu hẹp vì phải xây dựng ngày càng nhiều các công trình cơ sở hạ tầng như điện lực, giao thông, thủy lợi, khu công nghiệp,.v..v làm ảnh hưởng đến đất canh tác, đất ở, cây cối và hoa màu của người dân dẫn đến phản ứng của người dân ngày càng mạnh mẽ. Chủ trương của Nhà nước theo Nghị định 81/2009 nhìn chung không đề cập đến bồi thường, hạn chế khả năng sử dụng đất nông nghiệp nằm trong hành lang an toàn của đường dây điện cao áp. Chủ trương này không nhận được được sự đồng tình của chính quyền và nhân dân ở nhiều địa phương dẫn đến việc triển khai xây dựng các công trình đường dây 110 kV gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể làm cho một số công trình có tiến độ chậm trễ nhiều năm vẫn chưa giải quyết xong mặt bằng thi công như Đường dây 110kV Bình Minh – Cầu Kè; Đường dây 110 kV Trà Vinh- Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, TBA 110kV Bình Sơn và đường dây đấu nối, tỉnh Đồng Nai, .v..v. Tiến độ xây dựng các trình phụ thuộc chủ yếu vào công tác bồi thường GPMB.Hiện tại công tác này ngày càng gặp nhiều khó khăn.Đến nay vẫn còn một số công trình đã có nhà thầu xây lắp từ 6 tháng nay nhưng vẫn chưa khởi công 28 được. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì vẫn còn những nguyên nhân chủ quan về phía Ban QLDA.Vì vậy cần tiếp tục phát hiện để chấn chỉnh rút kinh nghiệm. Trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ, một số đơn vị trong nội bộ Ban vẫn chưa thực sự chủ động và thiếu sự phối hợp chặt chẽ. Công tác giám sát thi công ở một số công trình chưa đạt yêu cầu. Cán bộ giám sát còn thiếu đi sâu, đi sát với công việc để kịp thời kiểm tra và yêu cầu các đơn vị thi công khắc phục ngày những khiếm khuyết. Cụ thể với TBA 110kV An Phú, TBA 110kV Mỹ Phước chất lượng thi công đường nội bộ, đường vào trạm, nắp đan mương cáp, .v..v.. chưa đạt yêu cầu chất lượng. Ban sẽ kiên quyết xử lý các cán bộ giám sát và các nhà thầu xây lắp nếu để tình trạng này tiếp tục xảy ra. Đội ngũ cán bộ giám sát công trình của Ban là những kỹ sư trẻ, năng động nhưng còn hạn chế về mặt kinh nghiệm và có thời gian công tác chưa đủ lâu để đáp ứng điều kiện cần khi xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát (điều kiện là công tác trong lĩnh vực giám sát công trình điện tối thiểu là 5 năm và phải được đào tạo, cấp chứng chỉ lớp học về giám sát công trình). Vì vậy, đây cũng là khó khăn của Ban QLDA trong việc duy trì nhân sự giám sát các công trình được giao. Chế độ tiền lương của Ban QLDA chưa đáp ứng nhu cầu về môi trường làm việc đòi hỏi phải thường xuyên đi công tác. Vì vậy, nhân sự liên tục thay đổi do người lao động xin chuyển công tác tới các đơn vị có môi trường phù hợp hơn. Các công trình ngày càng gặp nhiều khó khăncho cán bộ, nhân viên. Đến nay vẫn còn một số công trình đã lựa chọn được nhà thầu thi công xây dựng nhưng vẫn chưa khởi công được tạo ra tâm lý chán nản do chờ đợi cho cán bộ, nhân viên. Đa số các dự án của Ban QLDA quản lý đều thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh của các Luật liên quan đến lĩnh vực xây dựng cơ bản của Nhà nước ban hành. Các quy định, Luật và chính sách về xây dựng cơ bản (Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, ) liên tục thay đổi dẫn đến khó khăn cho cán bộ, nhân viên trongcông tác lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ dự án và trong công tác triển khai các bước xây dựng công trình. Các yếu tố về chính sách đền bù giải tỏa và thay đổi chính sách về xây dựng cơ bản tác động rất lớn đến công tác QLDA nói chung và công tác quản lý chi phí 29 đầu tư xây dựng nói riêng vì phải giải trình, thuyết minh với nhiều đơn vị liên quan trong và ngoài ngành điện nhằm xin bổ sung kinh phí. Một số dự án sử dụng vốn vay nhưng quá trình triển khai thực hiện bị chậm tiến độ do các yếu tố khách quan như giải phóng mặt bằng, chờ duyệt giá nguyên vật liệu, .... dẫn đến tình trạng phải trả lãi và khả năng thu hồi vốn không đúng theo tính toán trong hồ sơ dự án đã được phê duyệt. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Quy trình nghiên cứu Đề tài “Yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của dự án lưới điện truyền tải 110kv” sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính: thu thập, tổng hợp tài liệu và phỏng vấn sâu các chuyên gia bên trong Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam và một số cán bộ thuộc đơn vị cấp trên là Tổng Công ty Điện lực miền Nam tham gia thẩm định, phê duyệt các hồ sơ liên quan đến các dự án ĐTXD lưới điện 110kV để đánh giá các yếu tố tác động đến chi phí dự án lưới điện truyền tải tại Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam, làm cơ sở hình thành bảng hỏi khảo sát. Phỏng vấn các chuyên gia Tư vấn trong lĩnh vực ĐTXD lưới điện truyền tải, các nhà thầu thi công xây dựng và cung cấp vật tư thiết bị cho các công trình lưới điện truyền tải. Về nghiên cứu định lượng: sử dụng phần mềm SPSS 20 phân tích các kết quả khảo sát với các ứng dụng là thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích mô hình hồi qui tuyến tính bội giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, để tìm ra quan hệ và kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố theo các giả thuyết trong mô hình. Sau đó kiểm định kết quả xử lý với các điều kiện yêu cầu của phần mềm SPSS, các giả thuyết ban đầu đối với các thang đo trong nghiên cứu. Tổng hợp và thảo luận các kết quả trên và đưa ra kết luận cuối cùng. Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo Sơ đồ 3.1. 30 Vấn đề nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết Phỏng vấn sâu Chuyên gia trong BQLDADLMN Phỏng vấn sâu Chuyên gia Tổng Công ty DL MN Xử lý kết quả khảo sát Thảo luận và kiểm định kết quả Kết luận – kiến nghị Xây dựng bảng hỏi Khảo sát thử& điều chỉnh Bảng hỏi chính thức Khảo sát chính thức Sơ đồ 3.1.Quy trình nghiên cứu Nguồn: tác giả thực hiện 31 3.4.2. Tổng thể và mẫu nghiên cứu 3.4.2.1. Số mẫu và phương pháp chọn mẫu. Số mẫu khảo sát Theo tham khảo kết quả nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho về kích thước mẫu dự kiến tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát n=5*m, với m là số lượng câu hỏi (số biến quan sát ) trong bảng câu hỏi. Theo mô hình nghiên cứu (trang 14) có gồm 5 biến độc lập,1 biến phụ thuộc với tổng số 26 biến quan sát(trong đó 23 từ biến độc lập, 3 từ biến phụ thuộc). Theo công thức trên ta có kích thước mẫu: n = 5 x 26 = 130mẫu. Ngoài ra theo các tác giả Tabachnick và Fidell (2014) để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức N ≥ 8m+50 (trong đó N là cỡ mẫu, m là số biến độc lập của mô hình). Trong mô hình này số biến độc lập là 5. Như vậy, kích thước mẫu cần thiết là: N ≥ 8*5 + 50 = 90 mẫu. Tổng hợp hai công thức trên đảm bảo độ chính xác thỏa mãn n > 130 Chọn 145 mẫu (để bù trừ phần trả lời không đạt yêu cầu). Tóm lại: Số bảng câu hỏi khảo sát phát ra là 145. Phương pháp chọn mẫu Khảo sát chuyên gia và nội bộ Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu bao gồm tất cả (100%) cán bộ nhân viên trong Ban Quản lý Dự án Điện lực miền Nam và một số chuyên gia của Tổng Công ty Điện lực miền Nam có liên quan. Thời gian khảo sát từ tháng 2 năm 2016 đến tháng 4 năm 2016. Số bảng câu hỏi phát ra khảo sát là145. 3.4.2.2. Định nghĩa biến nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng việc đo lường qua các biến quan sát bằng thang đo Likert 5 cấp độ, thể hiện mức đánh giá “ Quá yếu ” đến “Rất tốt ” như sau: 1. Quá yếukém 2.Chưa đạt 32 3. Không ý kiến 4. Đạt yêu cầu 5. Rất tốt Với một câu hỏi chuyên gia chỉ được chọn một trong 5 giá trị để đánh dấu. Nếu trả lời nhiều hơn một (01) chọn lựa sẽ xem là không phù hợp yêu cầu và bị loại bỏ. Biến phụ thuộc là Hiệu quả chi phí xây dựng các dự án lưới điện 110kV. Các biến độc lập (5) lần lượt là Phát sinh, Quy định, Thời gian, Nhân lực và Quản lý. 3.4.2.3. Công cụ nghiên cứu Sau khi thu thập các bảng khảo sát sẽ kiểm tra để loại bỏ các kết quả không phù hợp, sau đó nhập liệu, mã hóa và làm sạch dữ liệu, sau cùng là xử lý bằng phần mềm SPSS 20. 3.5. Xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu 3.5.1. Xây dựng thang đo Sau khi đã phỏng vấn sâu các chuyên gia và khảo sát sơ bộ để điều chỉnh và hình thành các thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu như bảng 2.1. Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí của dự án lưới điện Biến độc lập Biến khảo sát Tên STT 1.Phát sinh Chi phí giải phóng mặt bằng P

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_yeu_to_anh_huong_den_hieu_qua_chi_phi_cua_du_an_luo.pdf
Tài liệu liên quan