MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU. 1
Lý do chọn đề tài .1
2. Lịch sử vấn đề .3
3. Phạm vi nghiên cứu . 12
4. Phương pháp nghiên cứu . 13
5. Mục đích của luận văn . 13
6. Đóng góp của luận văn . 13
7. Cấu trúc của luận văn . 14
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG . 15
1.1. Không gian kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương . 15
1.1.1. Không gian mang màu sắc địa phủ âm giới . 15
1.1.2. Núi rừng hoang vu chứa đầy sự huyền bí . 22
1.1.3. Không gian chập chờn trong cõi vô thức . 27
1.2. Thời gian biến ảo . 33
1.2.1. Thời gian hư ảo, phi tuyến tính không xác thực . 34
1.2.2. Thời gian trong cõi vô thức. 37
CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT KỲ ẢO TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH
PHƯƠNG . 41
2.1. Nhân vật người điên . 42
2.2. Nhân vật biến hình, hư ảo . 47
2.3. Nhân vật chuyển tiếp . 57
2.4. Nhân vật ma quái . 59
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC TẠO DỰNG CÁC YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG
TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG . 65
3.1. Xây dựng kết cấu lồng ghép cốt truyện . 65
3.2. Tạo những hình ảnh và môtip trần thuật mang ý nghĩa biểu tượng . 69
3.2.1. Những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. 69
3.2.2. Môtip trần thuật . 75
3.3. Sử dụng các yếu tố ngôn ngữ giàu khả năng gợi tả sự kỳ ảo. . . . 85
KẾT LUẬN . 92
THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.100
PHỤ LỤC .101
102 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2669 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố kỳ ảo trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như bóng
đười ươi”. Tính cưới vợ, người con gái đẹp nhất làng nhưng vẫn không khỏi
điên. Khi Tính chết thì "người Tính nổi rõ, xanh lét, kỳ quái” [6;102].
Tính bị điên là do hậu quả của bạo lực ngay từ khi còn nằm trong bụng
mẹ. Biết đâu, Tính đã bị chấn động thần kinh từ lúc còn là bào thai. Lớn lên
hắn sống trong một môi trường đầy rẫy những con người bị bóp méo về tinh
thần. Xung quanh Tính: ông Phước nghiện rượu quanh năm chửi mắng vợ;
Hưng thương binh giả, "B quay"; ông Điện, ông Thụy chuyên nghề giết lợn;
ông Khoa kiếm sống bằng nghề hoạn lợn; bà Liên suốt đời nhẫn nhục, cam
chịu... Đó là môi trường bị nhiễm độc về tinh thần với đầy rẫy những căn bệnh:
bạo lực, hèn nhát, giả dối, vụ lợi, hoang tưởng... Tính “điên” từ môi trường bị
huỷ diệt ấy.
Kiểu điên của Tính khác các kiểu điên khác: “điên” mà vẫn tồn tại như
người bình thường, lao động kiếm sống, lấy vợ, sống cùng gia đình. Phần
điên trong con người Tính chỉ những người sống cùng Tính mới nhận biết
được. Mẹ Tính biết từ bé hắn đã thích giết công cống. Hiền vợ Tính biết
chồng thích chơi với đám người điên gồm lão già điên, cô gái Thổ, mụ điên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
và thằng bé điên. Lớn lên, không biết chữ, Tính làm nghề đập đá, khi đập đá,
Tính lại tưởng mình đang được giết: “Đá này, sống lại này. Đá này, sống lại
này” đập đá mà nhìn thấy máu. Tính luôn bị ám ảnh bởi con dao chọc tiết lợn,
thích máu, có những hành động phi lý: “Đêm... Tính vùng dậy, xô cửa ra sân,
nhặt đá đáp lên trời” [6;26].
Trong khung cảnh đêm khuya khi mọi vật đã chìm vào giấc ngủ, con
người cũng nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả, Tính lại trằn trọc không
ngủ được. Trong người Tính đầy cảm giác bứt rứt đến điên loạn muốn làm
một cái gì đó để giải thoát. Và Tính đã đáp đá lên trời như thế. Qua Tính,
Nguyễn Bình Phương đã nhìn thấu nỗi đau trong tâm hồn những người điên,
sự dày vò về tinh thần của họ. Độc giả cũng cảm nhận được tận cùng nỗi đau
ấy để chia sẻ với những thiệt thòi bất hạnh của một lớp người kém may mắn
trong xã hội. Bởi người điên không phải lúc nào cũng là những kẻ đáng sợ
cần xa lánh. Kẻ điên ẩn hình ngay trong người tỉnh. Người tỉnh có khi cũng có
một phần “điên” nếu khuyết thiếu phần “tính bản thiện” trong tâm hồn, suy
nghĩ và hành động. Nhân vật của Nguyễn Bình Phương “điên” là hậu quả của
môi trường phi nhân tính. Người điên là nạn nhân đáng thương của hoàn cảnh
cần được cảm thông, chia sẻ; song, họ cũng là tội ác xã hội cần ngăn chặn. Đó
chính là tư tưởng nhân văn sâu sắc của tác giả đối với kiểu nhân vật này.
Qua nhân vật người điên, Nguyễn Bình Phương cũng cho ta thấy thế
giới mà chúng ta đang sống chưa phải đã tròn đầy, tươi đẹp. Nó còn có những
phần khiếm khuyết, còn những số phận thiệt thòi, những mảnh đời không
nguyên vẹn cần được thấu hiểu và cải thiện. Nguyễn Bình Phương nhìn Tính
để khám phá về số phận con người ở những miền đất heo hút còn mang dấu
ấn của thời “Thoạt kỳ thuỷ”. Tính thoát khỏi các chuẩn mực đúng, sai, tích
cực, tiêu cực như các nhân vật tiểu thuyết trước đây. Tính đáng thương hay
đáng ghét? Tính đúng hay sai? Những cảm giác đó độc giả sẽ không thể phán
xét rạch ròi bằng lí trí đơn thuần mà phải cảm nhận về một cuộc đời, một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
phận nghiệt ngã bằng cả tình thương của trái tim mình. Tính không giống
Đônkihôtê điên loạn về lý tưởng hiệp sĩ, cũng không giống thằng Ngốc trong
Nhật ký người điên của Lỗ Tấn bị ám ảnh bởi cảm giác sắp bị ăn thịt. Tính
“điên” trong cuộc sống của một người “tỉnh”; đi đập đá kiếm tiền, lấy vợ như
bao người đàn ông bình thường. Nhưng Tính lại giết người và tự giết mình
như một kẻ điên: “Tính quặt đầu dao, ấn mạnh vào cổ mình. Máu từ cổ Tính
trào ra, ấm, nóng. Tính buông dao, ngón trỏ vuốt vuốt dòng máu đang tràn
theo khuy áo. Tính cười khoái trá, khuỵu đầu gối, mặt gục lên chiếc vại đựng
nước. Bả vai Tính rung rung” [6;159]. Hành động cuối cùng của Tính là đỉnh
điểm của ham muốn giết chóc trong chuỗi vô thức của kẻ điên hay là sự bừng
tỉnh và sám hối của một con người có ý thức bị đắm chìm? Có lẽ là cả hai.
Hành động tự huỷ diệt của Tính là hậu quả của cuộc sống của con người bị
huỷ hoại.
Nguyễn Bình Phương đã tìm những con đường giải thoát khác nhau
cho những người “điên” và Tính. Con đường thứ nhất, là tình thương. Tình
thương lớn nhất là tình mẫu tử. Bị chồng đánh, mẹ Tính vẫn bảo vệ được đứa
con trong bụng. Tính chào đời, người mẹ ấy luôn tin yêu đứa con trai duy
nhất của mình. Cả đời bà chịu nhẫn nhục vì người chồng tệ bạc, vũ phu để
tiếp tục sống với mong muốn được chở che cho con, được gây dựng hạnh
phúc cho con. Nhưng tình mẫu tử thiêng liêng ấy không đủ sức để đưa Tính
thoát ra khỏi số phận của một người điên. Con đường thứ hai, Nguyễn Bình
Phương để Tính tìm đến với tình yêu, tình cảm có sức mạnh cảm hoá nhất.
Tính lấy vợ - một người vợ hiền dịu xinh đẹp nhưng Tính vẫn điên. Đó cũng
không phải là hướng giải thoát. Con đường thứ ba, nhà văn để nhân vật tìm
đến với lao động, Tính làm nghề đập đá nhưng vừa đập đá vừa tưởng tượng
mình đang chọc dao vào cổ lợn. Lao động không giúp Tính hoá giải được số
phận. Tính vẫn gặp những người điên, Tính giết người rồi tự giết mình. Vậy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
thì đâu là cách giải thoát cho Tính? Câu hỏi gợi lên thật nhức nhối. Làm sao
có thể "giải điên" được trong một môi trường u tối, lạc hậu như thế?
Trong Thoạt kỳ thuỷ, còn có nhân vật người đàn bà điên trong tác phẩm
“Và cỏ” của nhà văn Phùng. Có thể nói “Và cỏ” là sự tiếp nối của Thoạt kỳ
thuỷ, báo hiệu hình tượng nhân vật người điên lại xuất hiện và sẽ có nhiều
biểu hiện mới. Trong Người đi vắng, dấu vết của bạo lực cũng dẫn đến tổn
thương vĩnh viễn về tâm lý: lão Việt kể chuyện bố lão đá mẹ lão vào bụng khi
bà ấy mang thai thằng em khiến cậu ta ngơ ngơ ngẩn ngẩn đến tận bây giờ
[4;183]; ngoài em lão Việt còn có một số nhân vật người điên khác như Luân
điên, một gã tâm thần ở cổng cơ quan Thắng và nhân vật Trương cũng tự
dưng bị điên.
Trong cuốn Trí nhớ suy tàn có hình ảnh một người đàn bà điên mặc áo
vàng hiện lên trong tâm tưởng của nhân vật “em”. Hai lần nhân vật “em” mơ
thấy hình ảnh người đàn bà điên này.
Như vậy, trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có cả một thế giới
nhân vật điên thuộc các độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa bàn cư trú khác
nhau. Tại sao ở nhiều nơi (và nhất là vùng Linh Nham) trong thế giới nghệ
thuật của Nguyễn Bình Phương lại có nhiều người điên đến thế? Có thể lí giải
sự xuất hiện hàng loạt nhân vật điên này bằng cái nhìn cuộc sống của nhà văn
Nguyễn Bình Phương nhận thấy trong cuộc sống còn nhiều mảnh đời không
lành lặn, nhiều tâm hồn bị tàn khuyết về tâm lí, hậu quả của hoàn cảnh sống
nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất, thấp kém về tri thức, sự tàn phá của chiến
tranh, sức huỷ hoại của những thói hư danh, tham vọng không tưởng... làm
“tàn khuyết tâm lí” con người. Việc hành sát súc vật thô sơ cũng gây ám ảnh
bạo lực, nó gián tiếp huỷ hoại nhân tính của con người. Tất cả tạo nên không
khí nặng nề, bức bối, ngột ngạt dẫn tới xuất hiện “hội chứng điên”. Để điều trị
“cắt cơn” cho con bệnh và chống sự lây lan, huỷ hoại của nó đâu chỉ cần một
vài ba lần “bắt mạch”, “kê đơn”, “bốc thuốc” mà là cả một vấn đề cải thiện xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
hội cần phải kiên trì và nỗ lực giải quyết. Xây dựng nhân vật người điên, đặt
vấn đề “hội chứng điên” trong tác phẩm có nghĩa là Nguyễn Bình Phương
cũng đồng thời đặt vấn đề tìm thuốc chữa và mong rằng căn bệnh xã hội đó
cần phải sớm được cứu chữa.
Từ cuộc đời của Tính và vô số những người điên khác, tác giả đã gợi
lên trong lòng người đọc bao nỗi trăn trở, suy tư về xã hội và về thân phận
con người. Từ trang viết của Nguyễn Bình Phương, người ta cũng nhận thấy
có rất nhiều điều cần phải làm để có được cuộc sống tốt đẹp. Mặt khác,
Nguyễn Bình Phương cũng giúp người đọc nhận ra rằng “điên” còn là sự mất
thăng bằng quá mức về tinh thần tại một thời điểm nào đó. Nếu bị mất khả
năng kiểm soát, điều khiển và làm chủ suy nghĩ, tình cảm, hành động của
mình, con người ta sẽ rơi vào trạng thái “điên”. (Kiểu “điên” vì “say thơ” của
ông Phùng trong Thoạt kỳ thuỷ). Vì vậy, sự tỉnh táo, tự chủ, cân bằng trong
tình cảm và suy nghĩ cũng là điều vô cùng cần thiết trong cuộc sống của mỗi
người để xã hội được bình ổn.
Có thể thấy, trong cảm quan nghệ thuật của mình, Nguyễn Bình
Phương bị ám ảnh bởi kiểu nhân vật người điên và tác giả đã có nỗ lực đáng
kể trong việc tạo chân dung các nhân vật và phản ánh chiều sâu tư tưởng của
mình. Đây quả là sự “dấn thân” trên con đường nghệ thuật đầy thử thách của
nhà văn.
2.2. Nhân vật biến hình, hƣ ảo
Trong văn học phương Tây, KafKa, Inôexcô thường xuyên sử dụng
môtíp nhân vật biến dạng như con người biến thành tê giác, thành con bọ
khổng lồ. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương cũng có những nhân
vật biến dạng hết sức kỳ lạ:
* Ngƣời biến thành cây
Trong Những đứa trẻ chết già ở phần Vô Thanh, một nhân vật đã bị
biến thành cái cây. Đó là lão Hạng làm nghề bán dép cao su. Lão có bốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
người con, vợ lão mất sớm, cuộc sống rất nghèo khổ. Song điều đáng nói là
cái tật mê cây của lão Hạng. Thời còn sống, lão Hạng mê cây đến độ ngồi
hàng giờ trước cái chõng bày dép cao su bán để ngắm những cây xà cừ xanh
thẫm và “lão miên man như thèm khát”. Những lúc vậy “mặt lão xanh lét,
giần giật chạy” [3;50]. Tới khi chết, “Lão Hạng dang hai tay ghi chặt gốc xà
cừ vào người, trán lão tì vào lớp vỏ sần sùi”, “Khi gỡ lão ra, người ta thấy
ngực lão có một vết rạch rộng bằng gang tay, chỗ rạch ấy áp vào thân cây,
cũng đúng chỗ vỏ bị rạch một vết thương tương tự. Từ vết rạch ở thân cây, ứa
ra một dòng nhựa đỏ bầm, đặc quánh. Khi đặt lão xuống đất, người ta phát
hiện người lão cứ xanh dần như lá cây già” [3;52].
Hình ảnh lão Hạng trở về đêm đêm trong trí nhớ của nhân vật “ông”
trong tác phẩm cũng là hình ảnh kỳ quái “Lão Hạng mỉm cười rì rào. Hai tay
lão mọc đầy lá xà cừ. Tóc lão xanh um” [3;52].
* Ngƣời mọc đầy lông, đầy tóc
Lão Biền trong Những đứa trẻ chết già là một người thợ cắt tóc, lão đã
phạm một sai lầm khủng khiếp là ăn cắp tiền của người đã chết, sau đó lão
luôn sống trong những giấc mơ bị ám ảnh bởi hình ảnh của người đàn bà về
đòi tiền. Túi tiền mà lão ăn cắp ấy chính là của một bà mẹ đã giúp đì lão rất
nhiều khi còn sống. Sự việc được phát hiện khi em gái của nhân vật “ông” kể
lại: hôm mẹ ông hấp hối có gọi lão Biền vào dặn dò và chính mắt cô nhìn thấy
lão lấy một bọc gì đó ở đầu giường của người đã mất. Sau này, người ta thấy
tự dưng lão xây nhà cửa đàng hoàng mà không bao giờ biết lão lấy đâu ra số
tiền lớn như vậy. Một thời gian sau, lão bị ốm và chết trong tình trạng người
mọc đầy lông và ngứa ngáy đau đớn: “Ngứa kinh khủng... Lông. Lông chân
lão đen tuyền. Nó mọc đầy tóc. Tóc dài lắm. Dài tới mức rũ xuống và bện
thành một lớp dày bọc lấy ống chân... Người lão đầy lông. Lão kinh hoàng
chạy trốn cả chính mình” [3;105]. Sau đó, dân làng tìm thấy lão chết nằm sấp
mặt trên một ngôi mộ “người mọc đầy tóc, không ai nhận ra mặt lão nữa vì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
tóc đã phủ kín. Tay lão nắm chặt bó tiền âm phủ nhàu nát. Trên lưng lão chi
chít vết chân cú mèo. Khi chôn lão xong, mộ lão mọc lên một loại cỏ đen và
nhỏ” [3;108].
Vì sao nhân vật của Nguyễn Bình Phương lại biến dạng kỳ lạ như vậy?
Phải chăng cái chết biến thành cây xà cừ của lão Hạng là mong muốn được
giải thoát khỏi kiếp sống cơ cực nghèo khổ và bất hạnh: thà làm một cái cây
còn hơn là người chồng, người cha hàng ngày phải chứng kiến, chịu đựng
cảnh vợ con cơ cực nheo nhóc. Có lẽ vì thế lão Hạng biến thành một cái cây?
Hình ảnh lão trong dáng hình của cây xà cừ đêm đêm trở về mỉm cười có phải
là thể hiện sự hoá kiếp mãn nguyện này?
Quá trình biến hình của lão Biền diễn tả một sự tha hoá nhanh chóng.
Từ một con người chăm chỉ, hiền hậu, lòng tham khiến lão trở thành kẻ đê
tiện, dám cả gan ăn cắp tiền của người đã mất – nhất là người đó đã từng có
ơn giúp đỡ lão. Ăn trộm đồ của người đã mất xưa nay là một điều cấm kị bởi
hành động vô đạo đức đó chạm tới phần thiêng liêng của tâm linh. Kẻ làm
điều đó là tự sỉ nhục nhân cách. Để cho nhân vật mang trọng tội này chết
trong đau đớn, ngứa ngáy, cái chết đến dần dần xâm lấn cơ thể bằng một lớp
lông và tóc dày đặc, tác giả nhằm cảnh tỉnh con người trước thực trạng tha
hoá về nhân cách. Chỉ vì mưu sinh, lão Biền làm nghề cắt tóc để kiếm tiền
song cũng chỉ vì lòng tham vô độ mà lão ăn cắp tiền của người chết để dẫn
đến hậu quả khôn lường. Những mớ tóc mà lão đã từng cắt dường như đại
diện cho hàng ngàn cái đầu, hàng ngàn con người lương thiện mà cả cuộc đời
lão từng gắn bó trở về tìm lại lão để trừng phạt lão.
* Ngƣời thay đổi hình dạng
Trong tiểu thuyết Ngồi khi bà Quỳnh, mẹ của Nhung từ nước ngoài về
chịu tang mẹ chồng thì có một hiện tượng lạ xảy ra. Những người chứng kiến
cảnh tượng ấy là Khẩn, Nhung, ông Trung không thể tin vào mắt mình: “mặt
bà Quỳnh già đi hàng vài chục tuổi, ngay cả cái dáng cũng khác, nó xiêu vẹo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
y hệt dáng bà cụ trước khi mất... Cả Khẩn lẫn ông Trung đều sững lại, rùng
mình trước giọng nói thều thào của người đã khuất... Khi hình ảnh hiện lên thì
bà Quỳnh loạng quạng đến chiếc ghế bà cụ vẫn hay nằm xem, lấy tay phủi
phủi mấy cái rồi từ từ ngả người nằm xuống, co hai chân lại. Bát hương chao
đảo trên ban thờ và bức ảnh viền khung vải đen rung rinh chực đổ sập xuống,
vỡ tung ra trong khi hình ảnh người đã khuất mờ dần, mờ dần. Bà Quỳnh rên
rỉ, mắt đùng đục như có một cuộc lột xác cực kỳ gian nan” [7,84]. Bà Quỳnh
đã thay đổi hình dạng và trong một khoảnh khắc bà đã biến thành bà mẹ
chồng mới qua đời của mình. Qua cuộc lột xác này nhà văn muốn giãi bày
một nỗi niềm day dứt, một tâm nguyện cuối cùng về nỗi đau tuyệt vọng của
một người mẹ mỏi mòn chờ con và khát khao đi tìm con, muốn được sống
tiếp để tiếp tục tìm con: “Mẹ tìm mãi mà chẳng thấy con, Dũng ơi là Dũng ơi,
bây giờ con đang ở đâu hả con” [7;85]. Đó là lời tâm nguyện mong tìm được
người con trai đã không thấy trở về sau chiến tranh mà người mẹ già giao lại
cho những người còn sống, và đó cũng là lời nhắc nhở những người còn sống
phải có trách nhiệm với những người đã hy sinh.
* Ngƣời già trẻ lại hoặc trẻ con biến thành ngƣời già
Người già trẻ lại là trường hợp một người đàn bà trong Những đứa trẻ
chết già: từ một bà già, người đàn bà trạc 40 tuổi, cô gái trẻ, đứa con gái 13
tuổi, đứa bé nằm trong nôi.
Có khi là sự biến hình ngược lại, trẻ con biến thành người già như
chuyện “đẻ ngược” ở làng Phan trong Những đứa trẻ chết già. Một người đàn
bà đã sinh ra những đứa trẻ mang các đặc điểm kỳ lạ.
- Lần sinh thứ nhất: Đứa trẻ là trai. Người ta phát hiện ra rằng thằng
con bà giáo có râu. Không những thế, ba bốn ngày sau tóc nó còn bạc trắng.
Đứa trẻ không khóc, nó giương đôi mắt kèm nhèm nhìn mọi người như phán
xét... Hai tuần sau nó chết [2;56].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
- Lần sinh thứ hai: Đứa trẻ ở độ già của người ba nhăm, bốn mươi tuổi
gì đó. Tóc nó bàng bạc, răng vàng ố, nói như người lớn: “Mẹ lấy cho tôi cái
điếu”. Đêm, đột nhiên dân làng nghe từ nhà bà giáo vọng ra tiếng như hai
người đàn ông trạc tuổi nhau, gầm ghè trò chuyện... Đứa bé đã biến mất
[2;59].
- Lần sinh thứ ba: Bà mẹ sinh con gái. Nhưng đứa trẻ vẫn mang bộ mặt
già trước tuổi. Lọt lòng được hai ngày, con bé có cơ thể như gái mười tám...
Sau đó nó có chửa. Nó chửa, bụng to quá cì bình thường. Nó đẻ, đứa con ra
đời và chết... Một sớm tinh mơ những người dạy sớm nhìn thấy nó trôi là là
về phía núi Rùng như một chiếc lá. Nó biến mất... [2;61].
Trong khoa học, hiện tượng quái thai hay hiện tượng con người bị lão
hóa được giải thích là do tác động của những nhân tố sinh học có tính chất
tiêu cực (đột biến gen...). Nhưng trong văn học, hiện tượng “đẻ ngược”, “quái
thai” này là một hiện tượng mang ý nghĩa xã hội nhức nhối mà Nguyễn Bình
Phương muốn gợi lên trong lòng độc giả. Vì sao có những đứa trẻ bị dị tật
ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ? Vì sao có những đứa trẻ chết già? Vì sao
có những trường hợp thiên chức bản năng của người phụ nữ lại không thể
thực hiện được? Người đọc có thể tìm thấy câu trả lời từ sự “đồng vọng” với
“tiếng lòng” của nhà văn trong tác phẩm.
* Ngƣời đột nhiên xuất hiện hoặc biến mất
Con tàu trong tâm tưởng nhân vật “ông” trong Những đứa trẻ chết già
“chợt nhoè đi, méo mó thành một vệt đen thẫm tựa như dải khăn tang oằn
oại... Làn khói thoắt đậm thoắt nhạt rồi vặn xoáy theo hình cơ bắp. Khi ông
dụi mắt lần nữa thì làn khói biến mất, thay vào đó là hình một người khổng lồ
chân tay nghều ngào rời rạc. Rồi những cơn gió mạnh đánh tan làn khói hình
người đó, bắt đầu từ tay trái sang rời ra, nhòe đi, sau đến chiếc đầu, phần bụng
và phút chốc chỉ còn thấy một làn bụi xanh nhạt lơ vơ trên nền trời đang mỗi
ngày một sậm lại...." [4;254]. Tiếp đó, hai thanh niên cùng trên chuyến xe trâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
với ông giờ chỉ còn là những nét lờ mờ; gã đánh xe lưng còng xuống rồi biến
thành đường viền trắng, mỏng manh.
Kiểu nhân vật biến mất cũng xuất hiện và chiếm một mật độ không nhỏ
trong những cuốn tiểu thuyết khác của Nguyễn Bình Phương. Nhân vật Quân
– chồng của Thuý bạn của Khẩn trong Người đi vắng, là công chức nhà nước
đột nhiên mất tích một cách bí ẩn. Quân ôm số tiền 500 triệu đồng của cơ
quan đi đâu không ai biết. Cả cơ quan, người thân ráo riết đi tìm song đều vô
vọng. Người ta không biết Quân đi đâu? ở đâu? Đang làm gì hay đã chết? Có
thể Quân đã chết. Song điều kỳ lạ là hồn vía của Quân vẫn lẩn khuất mọi nơi,
mọi chốn khiến người ta hoảng sợ. Có lúc, một con bướm lạ hiện về, giữa
đêm khuya tiếng chuông điện thoại đổ dồn dập nhưng bên kia đầu dây vào lúc
nửa đêm không có tiếng người mà chỉ có những tiếng bước chân lội nước bì
bõm, mảnh vườn sát mép nước của nhà Trương hiện ra với cây lim và cái gò
thoai thoải dưới gốc cây, thỉnh thoảng “Mảnh vườn rung lên như có người
nào đó đang giãy giụa” [7;111]. Rồi những giấc mơ điềm báo của bố mẹ
Quân, cảm giác ma quái của em gái những lần hồn vía Quân trở về khi cô
xem bói. Thuý, vợ Quân vẫn cảm thấy hình bóng Quân luẩn quẩn đâu đó, cả
lúc Thuý cố quên Quân, Thuý làm tình với người khác. Quân còn sống hay
Quân đã chết? Nếu Quân đã chết thì sao tác giả lại để cho hồn vía Quân cứ
ám ảnh mọi người như thế? Có lẽ ở đây, Nguyễn Bình Phương muốn mượn
hiện tượng kỳ ảo để lên tiếng cảnh tỉnh về trách nhiệm của mỗi người với xã
hội và với gia đình. Nếu hành động biển thủ công quỹ của Quân là tội lỗi thì
sự lãng quên của Thuý, vợ anh, cũng là một dạng tội lỗi. Nếu Thuý có trách
nhiệm với Quân hơn, biết đâu Quân không biến mất bí ẩn như vậy? Và biết
đâu Quân sẽ trở về, hoàn lương trở lại trong sự cảm thông, chia sẻ, nâng đỡ
của những người thân.
Nhưng tất cả mọi người, kể cả vợ Quân, không ai biết Quân ôm trọn số
tiền đó đi đâu và lấy tiền vì mục đích gì? Có lẽ phải có một nguyên do nào đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
mới dẫn Quân đến hành động ăn cắp tiền quỹ của cơ quan. Không bênh vực
cho hành động trái pháp luật ấy song có lẽ cần có cái nhìn sâu xa hơn về tội
lỗi của Quân. Phải chăng vì cuộc sống mưu sinh đầy gian khó, khi tham vọng
nổi lên, không tự đấu tranh được với chính mình nên Quân đã phạm tội? Đâu
phải không từng xảy ra hiện tượng đáng buồn đó? Và cái đáng buồn hơn là sự
rạn vỡ trong quan hệ gia đình. Cha mẹ, vợ chồng, con cái không chia sẻ tâm
tư tình cảm, không hiểu và không biết những người sống bên ta nghĩ gì? làm
gì? Hành động tốt đẹp hay xấu xa, lương thiện hay tội lỗi?... Nhà văn hướng
cái nhìn đầy trăn trở về phía con người phạm tội. Anh để cho nhân vật của
mình biến mất một cách đột ngột và soi xét thái độ ứng xử của mọi người; và
từ đó, người đọc có cơ hội phán xét từng nhân vật, từng lối sống.
Ta cũng bắt gặp những nhân vật biến mất dạng này như Tuấn trong Trí
nhớ suy tàn. Toàn bộ câu chuyện là lời trần thuật của nhân vật Huyền, qua đó
gợi lên chuyện tình giữa “em” - Huyền với Tuấn, người bạn trai đầu tiên của
cô nay đã ra đi. Tuấn được nhắc đến rất nhiều lần trong truyện song Tuấn đi
đâu? ở đâu? làm gì? là một câu hỏi không lời giải đáp. Tuấn là một dạng nhân
vật biến mất. “Hình bóng của Tuấn chỉ còn là tấm gương trong suốt để nhân
vật “em” soi vào đó, nhận ra cảm giác và khát vọng của cô trong thực tại”
[25;91].
Nhân vật Nhung trong Ngồi luôn sống phấp phỏm lo âu “bị kéo căng
trong một sự chờ đợi gần như là vô vọng lời giải về số phận của người cha đã
mất tích hoặc chết trong chiến tranh” [25;90]. Tất cả đều không biết cha
Nhung đi đâu, ở đâu, còn sống hay đã chết? Câu chuyện về sự mất tích của
ông là một ám ảnh đau thương của chiến tranh còn đọng lại. Người cha của
Nhung cũng như nhiều người lính khác sau cuộc chiến không thể trở về, phần
mộ của họ hiện giờ ở đâu cũng khó tìm lại được. Còn hàng ngàn ngôi mộ liệt
sĩ vô danh và hàng ngàn bà mẹ đang ngóng chờ con. Những người vợ và
những đứa con ấy biết bao giờ mới tìm lại được người thân yêu nhất của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
mình? Và cả những niềm mong muốn làm sáng tỏ nỗi ẩn ức vì chiến tranh.
Nguyễn Bình Phương đã từng một thời khoác áo lính nên nhà văn thấu hiểu
nỗi đau của con người sau cuộc chiến. Viết về hiện thực cuộc sống bằng cảm
nhận, trải nghiệm cá nhân tinh tế và sâu lắng, qua nhân vật người cha mất tích
trong tác phẩm, Nguyễn Bình Phương đã gợi lên trong độc giả bao suy nghĩ
về hậu quả của chiến tranh trong đời sống tinh thần con người.
Trường hợp nhân vật mất tích trong Những đứa trẻ chết già là Quang -
một người thợ mộc đến làm thuê trong nhà ông Mộc tự dưng biến mất sau
những đêm lang thang ở bãi tha ma. Sau đó bà Mịch nghe thấy tiếng thì thào
ở bãi cỏ cất lên “Tôi là Quang. Tôi là Quang đây. Lại một nhóc nữa ra đời”.
Rồi đến lượt lão Mộc hoá điên đi khắp làng và mọi người cũng không biết
ông ta đi đâu; nhân vật Xoan con gái lão Mộc cũng biến mất không để lại dấu
vết gì, chẳng hiểu Xoan có còn tồn tại trên mặt đất này không? Sự biến mất
liên tiếp ấy khiến người ta phấp phỏm lo âu về mọi người và về chính bản
thân mình.
* Nhân vật vừa thực vừa ảo
Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương xuất hiện các nhân vật vừa
thực vừa ảo. Họ có thể là một công chức hành chính, một diễn viên, một sinh
viên... như bao người bình thường khác song họ lại có một đời sống bí ẩn đến
kì dị. Khẩn trong Ngồi là một nhân vật như vậy. Mỗi lần Khẩn làm việc trên
máy vi tính, cái tên Khẩn cứ lần lượt hiện ra sau đó biến mất một cách lạ
thường. Khẩn luôn sống trong giấc mộng với mối tình đầu không biết là có
thực hay không với người con gái tên là Kim. Khẩn hay có cảm giác là mình
đã ở đỉnh Yên Tử từ xa xưa, trong đầu Khẩn có một ước muốn được đi tu.
Anh khẳng định đã gặp một bà sư và bà ấy nói anh có căn tu hành “Mình mơ
thấy mình đội nước đi lên, cao to lực lưỡng với đôi mắt rực lửa, cái miệng mở
rộng, mái tóc xõa xuống vai, sau mỗi bước đi của mình, nước bắn cao hàng
chục mét” [7;243].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Kim cũng là một nhân vật thực - ảo trong tác phẩm này. Kim là người
tình trong những giấc mơ của Khẩn. Trong cuộc trao đổi của chúng tôi với
Nguyễn Bình Phương, nhà văn đã nói khi viết về mối tình của Kim với Khẩn,
tác giả bị ám ảnh bởi cuốn tiểu thuyết Người đẹp say ngủ của một nhà văn
Nhật Bản. Đó là câu chuyện về một thế giới mộng ảo nhưng cũng đầy day
dứt, về một mối tình buồn nhất thế gian của một ông già đã ngoài 70 tuổi với
một cô gái trẻ. Ý kiến này của tác giả làm rõ hơn tính “thật - ảo” của nhân vật
Kim.
Có lẽ từ ám ảnh đó, mười lần Kim xuất hiện trong những giấc mơ của
Khẩn đều “ảo hoá”. Có khi Kim thanh thoát chỉ như một cái bóng mờ ảo, có
khi “Kim về” như biểu hiện của yêu ma. Khi thì Kim hiện về trong khói
sương bảng lảng Hồ Núi Cốc và hàng bạch đàn đầy ma quái trong vẻ đẹp lạ
kỳ, bí ẩn: “Kim khép các ngón tay lại, bông hoa lặn sâu vào lòng tay Kim.
Khi bông hoa trong lòng tay Kim đã biến mất hẳn thì ở cổ, bả vai, ngực Kim
lại nở rộ biến thân thể Kim thành một cây hoa thông minh, kiêu kỳ trong ánh
nắng rực rỡ” [7;38].
Và ở Chương 17, khi Khẩn cùng gia đình Nhung ra thăm mộ bà ngoại
Nhung ngoài nghĩa địa, tình cờ Khẩn thấy: “bức ảnh người con gái gắn trên
mộ giống hệt như Kim. Khẩn ngồi xổm ngắm nhìn chiếc bia gắn hình cô gái,
lòng dạ bần thần hoang hoải. Kim đang nhìn Khẩn, nét mặt x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_NTNA.pdf