Các th ang đo đ ược xây dựng từ liên hệ lý thuyết và nghiên cứu đ ịnh tính đả m
b ảo được giá trị nội dung, nhưng chưa được kiểm định qua nghiên cứu thực nghiệm
nên chưa đảm bảo đ ộ tin cậ y về cấu trúc. Vì vậy , rất cần thiết phải nghiên cứu định
lượng sơ b ộ để lo ại các biến q u an sát không phù hợp, cũng như xác định lại cấu trú c
thang đ o đ ể sử dụng cho ngh iên cứu chính t hức. Các t h ang đo đ ược soạn t h ảo t hành
b ản câu hỏi nghiên cứu định lượng như Phụ lục 3. Nghiên cứu định lượng sơ b ộ
được thực hiện trên 150 doanh ngh iệp với đối tượng t rả lời là lãnh đạo các doanh
nghiệp (giám đ ốc hoặc phó giám đ ốc) b ằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện tại
thành p hố Hồ Ch í Minh. Hai công cụ sử dụng trong nghiên cứu đ ịnh lượng sơ bộ là
hệ số tin cậ y (Cronb ach’s alp ha) và phân tích nhân tố khám phá ( EFA). Hệ số
Cronbach’s alpha được sử dụng để loại các biến khô ng p hù hợp khi chúng có hệ số
tương q uan biến tổng (Item – total corr elation ) nhỏ hơn 0,35 và tiêu chuẩn chọn
thang đ o khi nó có độ tin cậ y (alp h a) lớ n hơn 0,6 . Tiếp theo, p hương pháp EFA
được sử dụng đ ể loại đ i các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,5 .
Phương sai trích hệ số sử dụng (p rincical comp onents) với p h ép quay vu ô ng gó c
(v arimax) v à điểm dừng khi t rích các y ếu tố (eigenvalue) bằng 1 . Thang đ o được
chấp nhận kh i tổng p hương sai trích bằng hoặc lớn h ơn 5 0% và trọng s ố nhân tố lớ n
nhất từ 0 ,5 trở lên.
139 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1897 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Nghiên cứu đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bị loại lần lượt là
EX34, EX30, L9, EX35, I56, EX24, EX25, EX52, EX53, EX51, EX27, EX26,
EX54. Các biến quan sát còn lại đưa vào phân tích nhân tố đạt giá trị phương sai
trích là 71,364% (lớn hơn 50%) và các trọng số nhân tố lớn hơn 0,5, hệ số KMO là
0,867 (lớn hơn 0,5); mức ý nghĩa kiểm định Bartlett là 0,000 (nhỏ hơn 0,05). Kết
quả phân tích sau cùng được tổng kết ở Phụ lục 5. Cấu trúc thang đo vốn xã hội như
sau:
Thang đo vốn xã hội của lãnh đạo bao gồm các thành phần mạng lưới dòng
họ (các biến quan sát L1, L2, L3 và L4), bạn bè (L5, L6, L7 và L8), đối tác kinh
doanh (L10, L11 và L12), chính quyền (L13, L14, L15 và L16) và đồng nghiệp
(L17, L18, L19 và L20). Như vậy cấu trúc của vốn xã hội lãnh đạo không đổi so với
giả thuyết ban đầu và chỉ có biến quan sát L9 thuộc mạng lưới đối tác kinh doanh bị
loại.
63
Thang đo vốn xã hội bên ngoài doanh nghiệp bị loại mất đi mạng lưới hiệp
hội, các mạng lưới còn lại bao gồm: khách hàng (các biến quan sát EX21, EX22,
EX23), nhà phân phối (EX28 và EX29), nhà cung cấp (EX31, EX32 và EX33), đơn
vị tư vấn (EX36, EX37, EX38, EX39 và EX40), chính quyền (EX41, EX42, EX43,
EX44 và EX45) và các công ty trong cùng tập đòan (EX46, EX47, EX48, EX49 và
EX50). Như vậy cấu trúc thang đo vốn xã hội bên ngoài doanh nghiệp không đổi,
chỉ mất đi một mạng lưới là các hiệp hội.
Thang đo vốn xã hội bên trong của doanh nghiệp bị loại đi một biến quan
sát là I56, nhưng cấu trúc thang đo vẫn không thay đổi, bao gồm sự hợp tác giữa các
cá nhân (các biến quan sát I57, I58, I59, I60 và I61) và sự hợp tác giữa các bộ phận
chức năng (I62, I63, I64, I65 và I66).
Như vậy, cấu trúc thang đo vốn xã hội sau khi đánh giá sơ bộ bằng công cụ
hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) và phân tích nhân tố (EFA) không đổi so với thiết
kế ban đầu, chỉ sàng lọc một số biến quan sát là EX34, EX30, L9, EX35, I56,
EX24, EX25, EX52, EX53, EX51, EX27, EX26 và EX54 được tổng kết ở Hình 4.6.
Các thang đo đơn hướng của hoạt động doanh nghiệp:
Các thang đo đơn hướng đo lường kết quả hoạt động doanh nghiệp vẫn
không thay đổi cấu trúc so với thiết kế ban đầu. Thang đo vốn xã hội bên trong vẫn
với các biến quan sát IP67, IP68 và IP69. Thang đo hoạt động sản xuất vẫn với các
biến quan sát IP70, IP71 và IP72. Thang đo hoạt động đầu ra vẫn với các biến quan
sát IP73, IP74, IP75 và IP76. Cấu trúc thang đo sau khi sàng lọc được tổng kết ở
Hình 4.7.
64
Hình 4.6: Cấu trúc thang đo vốn xã hội sau khi đánh giá sơ bộ
Nguồn: Tổng kết sau khi đánh giá sơ bộ thang đo.
Hình 4.7: Cấu trúc các thang đo đơn hướng các hoạt động của doanh nghiệp
Hoạt động đầu vào Hoạt động sản xuất Hoạt động đầu ra
Nguồn: Tổng kết sau khi đánh giá sơ bộ thang đo.
Vốn xã hội của
doanh nghiệp
Mạng lưới của
lãnh đạo
Mạng lưới bên
trong
Mạng lưới bên
ngoài
D
òng họ
B
ạn bè
Đ
ối tác
C
hính quyền
Đ
ồng nghiệp
C
hính quyền
Đ
ơn vị tư vấn
N
hà cung cấp
N
hà phân phối
K
hách hàng
C
ông ty cùng tập đoàn
H
ợp tác phòng ban
H
ợp tác cá nhân
Hoạt động
đầu vào
Hoạt động
sản xuất
Hoạt động
đầu ra
IP
67:X
in cấp phép
IP
68:T
ìm
tư vấn
IP
69: H
uy động vốn
IP
73: M
arketing
IP
74: P
hân phối sản phẩm
IP
75: D
oanh thu
IP
76: T
hị phần
IP
72: C
hi phí dự
án
IP
70: C
hất lượ
ng dự
án
IP
71: T
iến độ dự án
Formatted: Font: 9 pt
Formatted: Font: 9 pt
Formatted: Font: 9 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 9 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 9 pt, Bold
Formatted: Font: 9 pt, Bold
Formatted: Font: 9 pt, Bold
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
Formatted: Font: 8 pt
65
Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo bằng công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s
alpha) và phân tích nhân tố khám phá (EFA), đã sàng lọc các biến quan sát không
phù hợp và xác định lại cấu trúc của thang đo. Các biến quan sát được giữ lại sử
dụng để xây dựng bản câu hỏi cho nghiên cứu cho trường hợp điển hình tại các
doanh nghiệp BĐS thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, qua đánh giá sơ bộ các biến
quan sát bị loại không nhiều nên bản câu hỏi nghiên cứu định lượng sơ bộ được giữ
nguyên để thực hiện nghiên cứu ở giai đoạn hai.
4.3 XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Đánh giá sơ bộ thang đo đã định hình lại cấu trúc của các khái niệm nghiên
cứu. Tiếp theo là dựa vào cấu trúc thang đo để định nghĩa lại các khái niệm nghiên
cứu về vốn xã hội và các hoạt động của doanh nghiệp để xây dựng các giả thuyết
nghiên cứu. Các giả thuyết nghiên cứu được xây dựng bằng liên hệ lý thuyết và
nghiên cứu định tính với công cụ thảo luận tay đôi, dàn bài thảo luận tay đôi (xem
Phụ lục 6) bao gồm các nội dung như sau:
(1) Giới thiệu về mục đích nghiên cứu.
(2) Định nghĩa các khái niệm nghiên cứu vốn xã hội của lãnh đạo, bên ngoài
và bên trong doanh nghiệp; và các khái niệm về hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu
ra của doanh nghiệp BĐS. Phần này được xây dựng dựa trên kết quả đánh giá sơ bộ
thang đo.
(3) Thảo luận về mối liên hệ giữa các thành phần của vốn xã hội với các hoạt
động của doanh nghiệp.
Thảo luận thực hiện chủ yếu đối với các giám đốc doanh nghiệp BĐS Việt
Nam vào tháng 11 năm 2010 (danh sách chuyên gia được trình bày ở Phụ lục 7). Số
lượng chuyên gia thảo luận theo dự kiến ban đầu là không giới hạn, nhưng thảo luận
đến khoảng 8 người thì không còn phát hiện thêm điều gì mới nữa nên cỡ mẫu dừng
lại ở 10 người tham gia thảo luận. Các giả thuyết được đề xuất trên cơ sở kết hợp
kết quả của các nghiên cứu có liên quan với ý kiến chuyên gia trong nghiên cứu
định tính để khám phá các giả thuyết về đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động
của doanh nghiệp BĐS.
66
4.3.1 Giả thuyết về đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh
nghiệp bất động sản
Vốn xã hội của doanh nghiệp được cấu thành từ ba khía cạnh là vốn xã hội
của lãnh đạo, bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Để xem xét tác động của vốn xã
hội đóng góp vào các hoạt động của doanh nghiệp thì phải xem xét tác động của
từng khía cạnh vốn xã hội.
Đối với khía cạnh vốn xã hội của lãnh đao:
Theo Tushman & O’Reilly (1997) cho rằng mạng lưới lãnh đạo doanh
nghiệp trong mối liên hệ với các chính quyền các cấp, báo chí, công chúng; các mối
quan hệ trong nghề nghiệp; khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh; cấp dưới;
đồng nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng tiếp cận thông tin, các nguồn
tài nguyên, cơ hội và sự ủng hộ. Các thuộc tính tiếp cận thông tin, nguồn tài nguyên
và cơ hội là những thuộc tính tương đồng với các hoạt động đầu vào của doanh
nghiệp BĐS, chẳng hạn như tìm kiếm quỹ đất, thuận lợi xin cấp phép.
Hơn nữa, Acquaah (2007) cũng khẳng định các mối quan hệ của lãnh đạo với
đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của tổ chức. Còn Cialdini (2001) cho
rằng lãnh đạo gây ảnh hưởng đến người khác dựa trên tình hữu nghị, hỗ trợ lẫn
nhau, quyền lực, sự công nhận của xã hội và lời cam kết. Các luận điểm này hàm ý
rằng lãnh đạo của doanh nghiệp giữ vai trò quyết định kết quả các hoạt động của
doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp BĐS thì kết quả các hoạt động được phân
thành ba nhóm là hoạt động đầu vào như tìm kiếm quỹ đất, xin cấp phép và huy
động vốn; hoạt động sản xuất được đo lường bằng kết quả thực hiện các dự án đúng
tiến độ, chất lượng và chi phí; hoạt động đầu ra liên quan đến việc phân phối sản
phẩm. Điều này hàm ý rằng vốn xã hội của lãnh đạo ảnh hưởng đến các hoạt động
của doanh nghiệp.
Lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò tạo ra môi trường văn hóa làm việc và
có chức năng hoạch định và động viên các nhân viên thực hiện nhiệm vụ mục tiêu
của doanh nghiệp (Wharton & Brunetto, 2009). Khi công việc được hoạch định tốt
và nhân viên được động viên làm việc tích cực sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ và
67
tiết kiệm chi phí thực hiện các dự án (Ireland, 2006). Hơn nữa thông qua các mối
quan hệ với các đối tác kinh doanh mà lãnh đạo doanh nghiệp lựa chọn được các
nhà tư vấn, nhà thầu tốt đảm bảo các dự án hoàn thành đúng tiến độ, chi phí và chất
lượng kế hoạch (Stevens, 2002). Kết quả nghiên cứu định tính lần thứ hai nhiều
chuyên gia cho rằng vốn xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng dương đến
kết quả của các hoạt động sản xuất.
Mối quan hệ của lãnh đạo với các đối tác kinh doanh sẽ tạo ra khách hàng
tiềm năng cho các doanh nghiệp (Tansley & Newell, 2007). Ngoài ra lãnh đạo còn
đóng vai trò động viên quan trọng đối với hệ thống các nhà phân phối, khách hàng
chiến lược, chính quyền các cấp để thông qua đó nâng cao hiệu quả phân phối (Lee
& các cộng sự, 2001; Yang & các cộng sự, 2011). Trong nghiên cứu định tính lần
thứ hai cho thấy nhiều chuyên gia cho rằng mạng lưới của lãnh đạo doanh nghiệp
đóng vai trò quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển hệ thống phấn phối, phát triển
thêm khách hàng và mở rộng thị phần.
Kết quả nghiên cứu định tính lần thứ hai cũng ủng hộ luận điểm trên, đa số
các chuyên gia tham gia thảo luận cho rằng vốn xã hội của lãnh đạo có vai trò quan
trong đối với các hoạt động đầu vào: tìm kiếm quỹ đất, xin cấp phép và huy động
vốn; lãnh đạo doanh nghiệp cũng đóng góp quan trọng vào sự thành bại của hoạt
động sản xuất và đầu ra. Vai trò của lãnh đạo là quan trọng bởi vì đa số các doanh
nghiệp BĐS Việt Nam mới được thành lập không lâu, hệ thống quản lý chưa được
chuẩn hóa nên sức mạnh vô hình của tổ chức chủ yếu là dựa vào lãnh đạo chứ
không phải là hệ thống quản lý như các quốc gia khác. Hơn nữa, Việt Nam là một
quốc gia bị chi phối bởi nền văn hóa Phương Đông nên quan hệ cá nhân để dễ dàng
giải quyết công việc mới là điều quan trọng hàng đầu.
Như vậy, kết quả liên hệ lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ hai cho
thấy vốn xã hội của lãnh đạo có tác động tích cực đến các hoạt động của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, trong các mạng lưới quan hệ xã hội của lãnh đạo được phân
thành hai loại mạng lưới quan hệ gây hiệu ứng đối với thị trường BĐS trái ngược
nhau. Các mạng lưới quan hệ của lãnh đạo doanh nghiệp với dòng họ, bạn bè, đối
68
tác kinh doanh và đồng nghiệp là những mạng lưới được giả thuyết đóng góp tích
cực vào việc tăng kết quả của các hoạt động của doanh nghiệp, thông qua đó chúng
cũng góp phần tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường BĐS như thúc đẩy sự hiệu quả
hợp tác, giảm chi phí giao dịch và thông tin bất cân xứng (Putnam, 2000; Webb,
2008; Waheduzzaman, 2010). Tuy nhiên, mạng lưới quan hệ của lãnh đạo doanh
nghiệp với chính quyền cũng được giả thuyết là đóng góp tích cực vào các hoạt
động của doanh nghiệp (nhất là đối với công tác tiếp cận đất đai và huy động vốn),
nhưng mạng lưới quan hệ này gây hiệu ứng tiêu cực đối với thị trường BĐS
(Putnam, 2000), bởi vì chúng biểu hiện sự bất bình đẳng trong ứng xử của chính
quyền đối với các doanh nghiệp trên thị trường BĐS (Bueno & các cộng sự, 2004;
Carey & Lawson, 2011).
Đối với vốn xã hội bên ngoài:
Nhiều nghiên cứu cho rằng chất lượng các mối quan hệ của doanh nghiệp với
các chủ thể trong môi trường kinh doanh có tác động đến kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Chẳng hạn như (Grant, 2002) cho rằng chất lượng mối quan hệ tốt
với khách hàng, nhà cung cấp, ngân hàng, chính quyền giúp doanh nghiệp đạt được
kết quả kinh doanh tốt. Nghiên cứu của Landry & các cộng sự (2000) thì cho rằng
nhận thức về tầm quan trọng trong các mạng lưới khách hàng, nhà cung cấp, chính
quyền, đơn vị tư vấn, hiệp hội sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong các hoạt
động đầu vào và đầu ra. Acquaah (2007) thì kết luận rằng sự phát triển của vốn xã
hội từ các mạng lưới liên kết với những nhà quản lý cấp cao của các doanh nghiệp
khác, các nhân viên thuộc cơ quan quản lý nhà nước và các nhà lãnh đạo quần
chúng có tác động đáng kể tới thành tích của tổ chức. Nghĩa là các nghiên cứu trước
đây cho rằng chất lượng quan hệ của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh
(vốn xã hội bên ngoài) tác động đến kết quả của họat động đầu vào, sản xuất và đầu
ra.
Kết quả nghiên cứu định tính để khám phá các giả thuyết về đóng góp của vốn
xã hội bên ngoài vào các hoạt động doanh nghiệp BĐS Việt Nam cho thấy doanh
nghiệp BĐS kinh doanh có uy tín (lòng tin) đối với các chủ thể trong môi trường
69
kinh doanh (vốn xã hội bên ngoài) sẽ dễ dàng nhận quỹ đất phát triển dự án và cơ
hội tiếp cận với các nguồn tín dụng. Thêm vào đó vốn xã hội bên ngoài của doanh
nghiệp tiếp nhận được thông tin từ nhà cung cấp, nhà thầu, tư vấn; khi doanh nghiệp
hành xử đúng mực với các tổ chức này thì sẽ dẫn đến tổ chức đó hành xử ngược lại
tương tự. Bên cạnh đó khi doanh nghiệp tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng
sẽ thu hút được nhiều khách hàng trung thành, tạo lòng tin đối với nhà phân phối sẽ
thuận lợi phát triển mạng lưới bán hàng. Nghĩa là vốn xã hội bên ngoài tác động
trực tiếp đến hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. Như vậy, kết quả nghiên cứu
định tính cũng ủng hộ các kết luận của các nghiên cứu có liên quan về đóng góp của
vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp.
Trong cấu trúc các mạng lưới quan hệ bên ngoài doanh nghiệp BĐS, các mạng
lưới quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng, nhà phân phối, nhà cung cấp và các
công ty trong cùng tập đoàn sẽ là các mạng lưới quan hệ gây hiệu ứng tích cực cho
thị trường BĐS, bởi vì chúng góp phần tạo ra kênh huy động vốn, giảm chi phí giao
dịch, tăng hiệu quả hợp tác, tiếp cận thông tin và chuyển giao tri thức (Yang & các
cộng sự, 2011). Nhưng mạng lưới quan hệ của doanh nghiệp với chính quyền sẽ tạo
ra hiệu ứng tiêu cực đối với thị trường BĐS, bởi vì chúng biểu hiện sự bất cập trong
các chính sách điều tiết thị trường của Chính phủ không đảm đương được vai trò tạo
“luật chơi” bình đẳng cho các chủ thể tham gia thị trường (Bueno & các cộng sự,
2004).
Đối với vốn xã hội bên trong:
Vốn xã hội giúp giải quyết các bài toán hợp tác và sự hợp tác giữa các chủ
thể bên trong doanh nghiệp làm tăng kết quả các hoạt động của doanh nghiệp
(Cheng & các cộng sự, 2006; Kurt, 2000; Emmerik & các cộng sự, 2011). Nghĩa là
sự hợp tác của các chủ thể bên trong doanh nghiệp có tác động đến kết quả các hoạt
động doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu định tính lần thứ nhất và đánh giá sơ bộ
thang đo cho thấy vốn xã hội bên trong của doanh nghiệp thể hiện sự hợp tác giữa
các cá nhân/bộ phận chức năng với nhau, để tạo được điều này doanh nghiệp cần có
chính sách duy trì mối quan hệ hợp tác bên trong doanh nghiệp. Nghiên cứu định
70
tính lần thứ hai về khám phá đóng góp của vốn xã hội bên trong đến các hoạt động
doanh nghiệp BĐS cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết sẽ giúp doanh nghiệp thực
hiện tốt hoạt động đầu vào như chuẩn bị tốt hồ sơ xin cấp phép; tác động tăng kết
quả của hoạt động sản xuất như tổ chức quản lý dự án đạt chất lượng, chi phí và tiến
độ; và tác động đến kết quả phát triển hệ thống phân phối, mở rộng thêm khách
hàng, tăng doanh thu, thị phần (hoạt động đầu ra). Như vậy, vốn xã hội bên trong
doanh nghiệp đóng góp tích cực đến cả ba nhóm hoạt động trong quá trình kinh
doanh, thông qua đó cũng tạo ra hiệu ứng tích cực cho thị trường BĐS như tăng
năng suất lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao tri thức
(Ramström, 2008).
Tóm lại, từ việc liên hệ lý thuyết và kết hợp nghiên cứu định tính cho thấy vốn
xã hội bên ngoài, bên trong và lãnh đạo là các khía cạnh của vốn xã hội có tác động
dương đến kết quả các nhóm hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra của doanh
nghiệp BĐS. Như vậy giả thuyết đặt ra như sau:
H1: Tăng cường vốn xã hội tác động đồng biến với việc gia tăng kết quả họat
động đầu vào.
H2: Tăng cường vốn xã hội tác động đồng biến với việc gia tăng kết quả hoạt
động sản xuất.
H3: Tăng cường vốn xã hội tác động đồng biến với việc gia tăng kết quả hoạt
động đầu ra.
4.3.2 Giả thuyết về mối quan hệ giữa các hoạt động trong doanh nghiệp BĐS
Các hoạt động trong quá trình kinh doanh là một mắt xích giá trị của doanh
nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ lẫn nhau (Porter, 1985). Cũng tương đồng với lý
thuyết của Porter (1985), nhiều chuyên gia cho rằng hoạt động đầu vào có tác động
dương đến hoạt động sản xuất; hoạt động sản xuất có tác động dương đến hoạt động
đầu ra. Với các giả thuyết:
H4: Tăng kết quả hoạt động đầu vào tác động đồng biến với việc tăng kết
quả hoạt động sản xuất.
H5: Tăng kết quả hoạt động sản xuất tác động đồng biến với việc tăng kết
quả hoạt động đầu ra.
71
H1+ H2+ H3+
H4+ H5+
Mô hình lý thuyết đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động trong quá trình
kinh doanh của doanh nghiệp BĐS được tổng kết ở Hình 4.8.
Hình 4.8: Mô hình lý thuyết đóng góp của vốn xã hội vào các hoạt động của
doanh nghiệp bất động sản Việt Nam
Nguồn: Đề xuất của tác giả từ lược khảo lý thuyết và nghiên cứu định tính lần thứ hai.
Vốn xã hội của
doanh nghiệp
Mạng lưới của
lãnh đạo
Mạng lưới bên
trong
Mạng lưới bên
ngoài
D
òng họ
B
ạn bè
Đ
ối tác
C
hính quyền
Đ
ồng nghiệp
C
hính quyền
Đ
ơ
n vị tư
vấn
N
hà cung cấp
N
hà phân phối
K
hách hàng
C
ông ty cùng tập đoàn
H
ợ
p tác giữa các phòng ban
H
ợ
p tác giữa các
cá nhân
Hoạt động
đầu vào
Hoạt động
sản xuất
Hoạt động
đầu ra
IP
67
:X
in
c
ấp
p
hé
p
IP
68
:T
ìm
k
iế
m
t
ư
vấ
n
IP
69
:
H
uy
đ
ộn
g
vố
n
IP
73
:
M
ar
ke
ti
ng
IP
74
:
P
hâ
n
ph
ối
s
ản
p
hẩ
m
IP
75
:
D
oa
nh
t
hu
IP
72
:
C
hi
p
hí
d
ự
án
IP
70
:
C
hấ
t l
ượ
ng
d
ự
án
IP
71
:
T
iế
n
độ
d
ự
á
n
IP
76
:
T
hị
p
hầ
n
72
CHƯƠNG 5
KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ MÔ HÌNH LÝ THUYẾT CHO NGHIÊN CỨU
ĐIỂN HÌNH: DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chương 5 sẽ mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát và thực hiện kiểm định độ tin
cậy, giá trị của thang đo và các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu. Trước hết,
công cụ hệ số tin cậy (Cronbach’s alpha) được sử dụng để loại đi những biến quan
sát không đảm bảo tính nhất quán trong việc đo lường các khái niệm. Kế đến là
phương pháp nhân tố khám phá (EFA) dùng để xác định cấu trúc các thang đo cũng
như loại bỏ những biến không phù hợp. Các biến còn lại sẽ đưa vào phân tích nhân
tố khẳng định (CFA) để đánh giá tính đơn nguyên, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt, độ
tin cậy tổng hợp và phương sai trích. Phân tích nhân tố khẳng định được thực hiện
trước hết cho thang đo đa hướng vốn xã hội theo trình tự bậc ba, bậc hai để kiểm
định tính đơn nguyên, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của các thành phần bậc hai
và giữa các thang đo bậc hai của vốn xã hội với nhau.
Kế đến, mô hình CFA được thiết kế chung cho các khái niệm đa hướng vốn
xã hội với các khái niệm đơn hướng hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. Thiết kế
mô hình này với hai mục đích: (1) đánh giá mức độ tương thích của mô hình với dữ
liệu, tính đơn nguyên, giá trị hội tụ của các thang đo bậc hai của vốn xã hội (mức độ
hội tụ của ba thành phần bậc hai là vốn xã hội của lãnh đạo, bên ngoài và bên trong
của khái niệm vốn xã hội của doanh nghiệp) và mức độ hội tụ của các biến quan sát
đo lường hoạt động đầu vào, hoạt động sản xuất và hoạt động đầu ra; (2) kiểm định
giá trị phân biệt giữa thang đo vốn xã hội, hoạt động đầu vào, hoạt động sản xuất và
hoạt động đầu ra. Sau khi phân tích CFA, công cụ hệ số tin cậy tổng hợp và phương
sai trích được sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo. Kết quả CFA giúp
xác định lại cấu trúc thang đo, mô hình kiểm định các giả thuyết nghiên cứu sẽ được
hiệu chỉnh cho phù hợp với dữ liệu khảo sát.
73
Sau khi mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh, công cụ SEM được sử dụng để
ước lượng mô hình nghiên cứu, thông qua đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Kết quả ước lượng mô hình và giả thuyết nghiên cứu làm cơ sở cho phân tích đóng
góp của vốn xã hội vào các hoạt động của doanh nghiệp.
5.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
5.1.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Như đã giới thiệu, phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng là mô
hình cấu trúc tuyến tính (SEM). Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đều đồng ý
là phương pháp này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa trên lý thuyết
phân phối mẫu lớn (Raykov & Widama, 1995; trích trong Nguyễn Đình Thọ &
Nguyễn Thị Mai Trang, 2008). Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp ước
lượng, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nếu sử dụng phương pháp hợp lý tối đa
(Maximun Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải 100 đến 150 (Hair & các
tác giả, 1998). Theo Bollen (1998), kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham
số cần ước lượng. Trong luận án này, sau khi nghiên cứu sơ bộ còn lại 63 biến quan
sát, cộng với 20 biến tiềm ẩn quan hệ với nhau theo năm giả thuyết nghiên cứu đề
nghị từ Chương 4. Nghĩa là có 88 tham số cần ước lượng, như vậy cỡ mẫu tối thiểu
phải là 440 quan sát (5 mẫu x 88 tham số cần ước lượng). Tuy nhiên, việc điều tra
440 quan sát với đối tượng là giám đốc doanh nghiệp BĐS thì rất khó thực hiện, bởi
vì số lượng doanh nghiệp BĐS không nhiều, theo Bộ Xây Dựng (2011), năm 2009
cả nước chỉ có khoảng 1.717 doanh nghiệp, trong đó thành phố Hồ Chí Minh có
khoảng 1.460 doanh nghiệp. Do đó, mô hình SEM được ước lượng dựa trên biến
trung bình (Bagozzi & Edward 1998, trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị
Mai Trang, 2008) của các thang đo thành phần của khái niệm vốn xã hội của lãnh
đạo (với 5 thành phần), vốn xã hội bên ngoài (với 6 thành phần) và vốn xã hội bên
trong (với 2 thành phần), cộng với 9 biến quan sát thuộc các hoạt động của doanh
nghiệp, 7 biến tiềm ẩn và 5 giả thuyết nghiên cứu thì số tham số cần ước lượng là
34 tham số, do vậy cỡ mẫu tối thiểu cần chưa đến 200. Như vậy, với cách thức xử lý
như trên với 216 quan sát là có cơ sở chấp nhận được.
74
Bảng 5.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Đặc điểm Tần số Phần trăm
Thời gian hoạt động:
Ít hơn 2 năm 23 11
Từ 2 đến dưới 5 năm 85 39
Từ 6 đến dưới 10 năm 63 29
Trên 10 năm 45 21
Tổng 216 100
Nguồn vốn:
Dưới 1 tỷ đồng 32 15
Từ 1 đến dưới 10 tỷ đồng 83 38
Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng 49 23
Từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng 30 14
Trên 200 tỷ đồng 22 10
Tổng 216 100
Số lượng nhân viên:
Ít hơn 10 người 43 20
Từ 10 đến 49 người 66 31
Từ 50 đến 199 người 66 31
Từ 200 đến 299 người 17 8
Từ 300 đến 499 người 11 5
Từ 500 trở lên 13 6
Tổng 216 100
Nguồn: Tính tóan từ dữ liệu điều tra của luận án, năm 2011.
Để đạt được kích thước mẫu là 216 quan sát, 400 phiếu khảo sát được phát ra
và số phiếu thu về là 300. Sau khi thu hồi, có 84 phiếu không hợp lệ nên bị loại.
Trong các phiếu bị loại có 40 phiếu do đối tượng trả lời không phù hợp (không phải
là thành viên của ban giám đốc) và 44 phiếu có số lượng ô trống trên 10%. Vì vậy
kích thước mẫu cuối cùng dùng để xử lý là 216. Đặc điểm mẫu theo số lượng nhân
viên, thời gian hoạt động, nguồn vốn được trình bày trong Bảng 5.1.
Mẫu được chọn phân bổ theo loại hình sở hữu 2 doanh nghiệp, theo Bộ Xây
Dựng (2011), năm 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh có 1.460 doanh nghiệp BĐS,
trong đó có 19 doanh nghiệp nhà nước (chiếm 1%), 1.383 doanh nghiệp ngoài nhà
2 Loại hình sở hữu doanh nghiệp trong luận án phân loại theo Tổng cục Thống kê Việt Nam với ba loại hình:
(1) doanh nghiệp nhà nước: có từ 50% vốn nhà nước trở lên; (2) doanh nghiệp ngoài nhà nước: không có vốn
nước ngoài và/hoặc có từ 49% vốn của nhà nước trở xuống; (3) doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
75
nước (chiếm 95%) và 58 doanh nghiệp có vốn nước ngoài (chiếm 4%). Bảng 5.2
cho thấy tỷ lệ phân bổ mẫu mặc dù không hoàn toàn tương thích với tỷ lệ của tổng
thể nhưng có thể chấp nhận được với mức độ xấp xỉ.
Bảng 5.2: So sánh tỷ lệ phân bổ mẫu với tổng thể theo loại hình sở hữu
Loại doanh nghiệp
Doanh nghiệp của
tổng thể năm 2009
Doanh nghiệp của mẫu
điều tra năm 2011
Số doanh
nghi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dong_gop_cua_von_xa_hoi_vao_cac_hoat_dong_cua_doanh_nghiep_bds_viet_nam.pdf