Điều 303: Thời hạn bảo hộquyền tác giả: các tác phẩm đã được sáng
tạo nhưng không được công bốhoặc có quyền tác giảtrước ngày
1/1/1978.
Quyền tác giả đố i với tác phẩm được sáng tạo trước ngày 1/1/1978, nhưng
không thuộc l ĩ nh vực công cộng trước thời đ iểm này hoặc có quyền tác giả,
tồn tại từngày 1/1/1978, và kéo dài một thời hạn quy đị nh tại Đ i ề u 302. Tuy
nhiên, trong đ ó không một trường hợp nào thời hạn bảo hộquyền tác giả đố i
với các tác phẩm đ ó kết thúc trước ngày 31/12/2002; và nếu tác phẩm này
đượ c công bốvào hoặc trước ngày 31/12/2002, thời hạn bảo hộquyền tác
giảsẽkhông kết thúc trước ngày 31/12/2027.
178 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2164 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật Quyền tác giả của hợp chủng quốc Hoa Kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Điểm (4) sẽ
được phân phối tới các chủ sở hữu quyền tác giả có các tác phẩm được bao
hàm trong truyền sóng thứ cấp cho việc thu cá nhân tại gia đình thực hiện
thông qua tổ chức truyền hình qua vệ tinh trong khoảng thời gian quyết
toán được áp dụng là 6 tháng và có đơn nêu yêu cầu tới Thư viện Quốc hội
theo Điểm (4).
(4). Thủ tục phân phối: Các khoản chi phí nhuận bút được nộp theo Điểm (2)
sẽ được phân phối theo các thủ tục sau:
(A). Nộp đơn yêu cầu đối với các khoản lệ phí: Vào tháng 7 hàng năm những
người có yêu cầu về việc được hưởng các khoản lệ phí theo giấy phép bắt
buộc đối với truyền sóng thứ cấp cho việc thu cá nhân tại gia đình, sẽ nộp đơn
yêu cầu tới Thư viện Quốc hội phù hợp với các yêu cầu mà Thư viện sẽ qui
định trong qui chế. Trong phạm vi của Điều này, bất kỳ người có yêu cầu nào
có thể thảo thuận giữa họ với nhau về tỷ lệ phân chia các khoản lệ phí theo
giấy phép bắt buộc, có thể kết hợp các yêu cầu của họ lại và nộp chung
hoặc riêng lẻ hoặc có thể chỉ định người đại diện chung để nhận các khoản
thanh toán thay mặt họ.
(B). Xác định bất đồng; phân phối: Sau ngày mùng một tháng tám hàng năm
Thư viện Quốc hội sẽ xác định liệu có bất đồng tồn tại liên quan đến việc phân
phối các khoản lệ phí nhuận bút hay không. Nếu Thư viện xác định là không
tồn tại bất đồng như vậy thì sau khi khấu trừ đi các chi phí quản lý hợp lý
theo Điểm này, cơ quan này sẽ phân phối các khoản lệ phí đó tới các chủ sở
hữu quyền tác giả được quyền nhận chúng, hoặc là tới các đại diện được chỉ
định của họ. Nếu Thư viện thấy là có bất đồng tồn tại thì theo qui định của
Chương 8 Điều luật này, Thư viện sẽ chỉ triệu tập Ban trọng tài nhuận bút
quyền tác giả để xác định việc phân phối các khoản lệ phí nhuận bút đó.
(C). Giữ lại các khoản lệ phí trong khi giải quyết bất đồng: Trong khi đang
giải quyết bất kỳ các bước nào theo qui định tại Đoạn này, Thư viện Quốc hội
sẽ giữ lại không phân phối khoản tiền để giải thích thoả đáng tất cả các khiếu
nại liên quan tới bất đồng tồn tại, nhưng sẽ phải thận trọng trong việc tiến
hành phân phối bất kỳ khoản tiền nào không thuộc diện bất đồng.
(c) Điều chỉnh mức lệ phí nhuận bút:
(1). Phạm vi áp dụng và mức lệ phí nhuận bút: Tỷ lệ lệ phí nhuận bút phải
thanh toán theo Điểm (b) (1) (B). Sẽ có hiệu lực cho tới tháng 12/1992, trừ
phi các khoản lệ phí nhuận bút được xác định theo Điểm (2), (3) và (4) của
Khoản này; Sau ngày đó, lệ phí sẽ được xác định hoặc là theo các thủ tục thoả
thuận tự nguyện qui định tại Điểm (2) hoặc là theo các thủ tục trọng tài bắt
buộc qui định tại Điểm (3) và (4).
(2). Lệ phí được xác định thông qua thoả thuận tự nguyện:
(A). Thông báo bắt đầu các thủ tục: Vào hoặc trước ngày 1/7/1991, Thư viện
Quốc hội sẽ đưa ra một thông báo, được công bố tại cơ quan đăng ký liên bang
về sự bắt đầu có hiệu lực của các thủ tục thoả thuận tự nguyện cho mục đích
quyết định lệ phí nhuận bút sẽ được thanh toán bởi lệ phí vệ tinh theo Khoản
(b) (1) (B).
(B). Các thoả thuận: Tổ chức truyền hình qua vệ tinh, các nhà phân phối và
các chủ sở hữu quyền tác giả được quyền hưởng các khoản lệ phí nhuận bút
theo Điều này sẽ thoả thuận một cách có thiện chí trong nỗ lực để đạt được một
hoặc các thoả thuận tự nguyện về việc thanh toán các khoản lệ phí nhuận
bút. Các tổ chức truyền hình qua vệ tinh, các nhà phân phối và các chủ sở
hữu quyền tác giả có thể vào bất kỳ thời điểm nào thoả thuận và chấp thuận
về mức lệ phí nhuận bút đó, và có thể chỉ định các đại diện chung để thoả
thương chấp thuận việc thanh toán các khoản lệ phí đó. Nếu các bên không
xác định được các đại diện chung, Thư viện Quốc hội sẽ chỉ định sau khi lấy ý
kiến tham khảo của các bên đối với bước thoả thuận này. Đối với từng bước
của thoả thuận, các bên tự chịu hoàn toàn các chi phí về các bước thoả
thuận đó.
(C). Các thoả thuận ràng buộc các bên; nộp các thoả thuận: Các thoả thuận
tự nguyện được giao kết vào bất kỳ thời điểm nào phù hợp với điểm này sẽ
ràng buộc tất cả các tổ chức truyền hình qua vệ tinh, các nhà phân phối, các
chủ sở hữu quyền tác giả là các bên của thoả thuận đó. Bản sao của các thoả
thuận này được được nộp tới Cục Bản quyền tác giả trong vòng 30 ngày sau
khi ký kết phù hợp với quy chế mà cơ quan đăng ký sẽ quy định.
(D). Thời hạn có hiệu lực của các thoả thuận: Nghĩa vụ thanh toán các
khoản lệ phí nhuận bút xác định theo thoả thuận tự nguyện đã được nộp tới cơ
quan đăng ký bản quyền theo quy định của Điểm này sẽ có hiệu lực vào ngày
ghi trong thoả thuận và sẽ duy trì hiệu lực cho tới 31/12/1994.
(3). Mức lệ phí được xác lập thông qua trọng tài bắt buộc:
(A). Thông báo bắt đầu các thủ tục: Vào hoặc trước ngày 31/12/1991, Thư
viện Quốc hội sẽ đưa ra một thông báo công bố tại cơ quan đăng ký Liên bang
về việc bắt đầu các thủ tục trọng tài nhằm mục đích quyết định mức lệ phí
nhuận bút hợp lý sẽ được thanh toán theo Khoản (b) (1) (B) của một tổ chức
truyền hình qua vệ tinh không thuộc vào một bên của một thoả thuận tự
nguyện được nộp tới Cục Bản quyền tác giả theo Điểm (2). Các bước thủ tục
trọng tài này được quy định cụ thể ở Chương 8.
(B). Các nhân tố quyết định các khoản lệ phí nhuận bút: Về việc xác định các
khoản lệ phí nhuận bút theo Đoạn này, Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả
được thành lập theo Chương 8 sẽ xem xét mức lệ phí trung bình phù hợp đối
với một hệ thống truyền cáp về quyền truyền sóng thứ cấp tới công chúng
truyền sóng lần đầu của một trạm phát sóng, giữa mức lệ phí được xác định
theo bất kỳ một thoả thuận tự nguyện nào đã được nộp tại Cục Bản quyền tác
giả theo quy định tại Điểm (2), và mức lệ phí đề nghị cuối cùng của các bên,
trước khi tiến hành các thủ tục theo Đoạn này, đối với truyền sóng thứ cấp của
một trạm phát chủ hoặc trạm phát hệ thống phục vụ cho việc thu xem cá
nhân tại nhà. Mức lệ phí này cũng được tính toán nhằm đạt được các mục tiêu
sau:
(i). Nhằm tăng tối đa việc cung cấp các tác phẩm sáng tạo tới công chúng.
(ii). Tạo điều kiện cho người chủ sở hữu quyền tác giả sự đền bù xứng đáng đối
với công việc sáng tạo của họ và đồng thời để cho người sử dụng quyền TG
có một mức thu nhập hợp lý trong điều kiện kinh tế hiện tại.
(iii). Phản ánh được vai trò đáng kể của chủ sở hữu quyền tác giả và người sử
dụng tác phẩm trong việc đưa sản phẩm tới công chúng thông qua đóng góp
sáng tạo, đóng góp về công nghệ, đóng góp về vốn, chi phí, rủi ro, và đóng góp
vào việc mở ra một thị trường mới về sự thể hiện sáng tạo và phương tiện
truyền thông trong thông tin.
(iv). Giảm một cách tối đa bất kỳ nhân tố hủy hoại nào ảnh hưởng tới cơ cấu
các ngành công nghiệp và nói chung kìm hãm các hoạt động công nghiệp.
(C). Thời hạn có hiệu lực của quyết định Ban trọng tài hoặc quyết định của
Thư viện: Nghĩa vụ thanh toán các khoản lệ phí nhuận bút được xác định theo
quyết định mà:
(i). Được đưa ra bởi Ban trọng tài nhuận bút quyền tác giả tiến hành theo thủ
tục trọng tài quy định tai Điểm này và được phê chuẩn bởi Thư viện Quốc hội
quy định tại Điều 802(f), hoặc
(ii). Được xác định bởi Thư viện Quốc hội theo Điều 802 (f), sẽ bắt dầu hiệu lực
theo quy định tại Điều 802(g).
(D). Chủ thể thuộc đối tượng áp dụng mức lệ phí nhuận bút: Mức lệ phí
nhuận bút quy định tại Đoạn (C) sẽ ràng buộc tất các các tổ chức truyền hình
qua vệ tinh, các nhà phân phối, và các chủ sở hữu quyền tác giả không
thuộc một trong các bên của một thoả thuận tự nguyện được nộp tới Cục Bản
quyền tác giả theo Điểm (2).
(d). Thuật ngữ: được sử dụng trong Điều này:
(1). Nhà phân phối: Thuật ngữ "nhà phân phối" có nghĩa là một pháp nhân
có ký kết hợp đồng phân phối truyền sóng thứ cấp từ tổ chức truyền hình qua
vệ tinh, và hoặc là theo một kênh riêng biệt hoặc là kết hợp với các chương
trình khác, cung cấp truyền sóng thứ cấp hoặc là trực tiếp tới các đối tượng
tiếp sóng thường kỳ riêng biệt phục vụ việc thu xem cá nhân tại nhà hoặc là
gián tiếp thông qua các pháp nhân phân phối chương trình khác.
(2). Trạm phát hệ thống: Thuật ngữ "trạm phát hệ thống" có nghĩa như quy
định tại Điều 111(f) của Điều luật này, và bao gồm bất kỳ trạm chung chuyển
hoặc trạm chuyển tiếp vệ tinh đặt trên mặt đất nào tái phát toàn bộ hoặc phần
trọng yếu của tất các các chương trình phát sóng của một trạm phát hệ
thống.
(3). Trạm phát hệ thống lần đầu: Thuật ngữ "trạm phát hệ thống lần đầu" có
nghĩa là trạm phát hệ thống mà phát sóng hoặc tái phát sóng dịch vụ chương
trình cơ sở của một hệ thống quốc gia cụ thể.
(4). Truyền sóng lần đầu: Thuật ngữ "truyền sóng lần đầu" có nghĩa như quy
định tại Điều 111(f) của Điều luật này.
(5). Thu xem tại nhà: thuật ngữ "thu xem tại nhà" có nghĩa là việc thu xem,
phục vụ cho sử dụng cá nhân tại khu vực hộ gia đình thông qua phương tiện
thiết bị tiếp sóng qua vệ tinh được hoạt động bởi một thành viên trong gia đình
và chỉ phục vụ cho gia đình đó, truyền sóng thứ cấp được truyền thông qua
một tổ chức truyền hình qua vệ tinh truyền sóng lần đầu của một trạm phát
sóng truyền hình được cấp phép của Uỷ ban truyền thông Liên bang.
(6). Tổ chức truyền hình qua vệ tinh: Thuật ngữ "tổ chức truyền hình qua
vệ tinh" có nghĩa là một pháp nhân mà sử dụng các thiết bị vệ tinh của mình
hoặc vệ tinh dịch vụ được cấp phép bởi Uỷ ban truyền thông Liên bang, để
thiết lập và điều hành kênh truyền thông cho một tới nhiều điểm phân phối
các tín hiệu của một trạm truyền hình, và pháp nhân này sở hữu hoặc thuê
mua thiết bị hoặc dịch vụ thông qua vệ tinh nhằm mục đích cung cấp cho
một tới nhiều điểm phân phối, ngoại trừ trường hợp mà pháp nhân đó cung
cấp sự phân phối này theo mức quy định của Luật truyền thông năm 1934,
không phải phân phối cho việc thu xem cá nhân tại nhà.
(7). Truyền sóng thứ cấp: Thuật ngữ "truyền sóng thứ cấp" có nghĩa như
quy định tại Điều 111(f) của Điều luật này.
(8). Đối tượng tiếp sóng thường kỳ: Thuật ngữ "đối tượng tiếp sóng thường
kỳ" có nghĩa là các cá nhân thu truyền sóng thứ cấp để xem tại nhà thông qua
phương tiện truyền sóng thứ cấp của một tổ chức truyền hình qua vệ tinh và
thanh toán lệ phí cho dịch vụ đó trực tiếp hoặc gián tiếp tới tổ chức truyền
hình qua vệ tinh hoặc tới nhà phân phối.
(9). Trạm phát chủ: Thuật ngữ "trạm phát chủ" có nghĩa là trạm phát sóng
truyền hình không phải là một trạm phát hệ thống, được cấp phép bởi Uỷ
ban truyền thông Liên bang đối với việc truyền sóng thứ cấp qua vệ tinh.
(10). Hộ gia đình ngoài vùng phục vụ: thuật ngữ "hộ gia đình ngoài vùng
phục vụ" đối với một hệ thống truyền hình cụ thể, có nghĩa là hộ gia đình mà:
(A). Không thể thu được tín hiệu truyền sóng không gian cường độ loại B
(như quy định của Uỷ ban truyền thông Liên bang) của một trạm phát hệ
thống lần đầu liên kết với trạm phát sóng này thông qua việc sử dụng Ăng ten
thu sóng đặt trên nóc nhà, và
(B). Trong vòng 90 ngày trước ngày mà hộ gia đình đặt tiếp sóng thường kỳ
này lần đầu hoặc đặt tiếp việc thu xem truyền sóng thứ cấp thông qua tổ chức
truyền hình qua vệ tinh của một trạm phát hệ thống liên kết với trạm phát
hệ thống này, đã không đặt hệ thống truyền cáp cung cấp các tín hiệu của
trạm phát hệ thống lần đầu liên kết với trạm phát hệ thống này.
(e). Quy định đặc biệt của Điều này đối với truyền sóng thứ cấp của các trạm
phát sóng thông qua vệ tinh tới công chúng: Không một quy định nào tại Điều
111 của Điều luật này hoặc quy định của bất kỳ luật nào khác (ngoài quy định
của Điều luật này) sẽ được giải thích với nội dung là bất kỳ sự cho phép, miễn
trừ, hoặc cấp phép nào mà theo đó truyền sóng thứ cấp thông qua vệ tinh tới
các máy thu đặt tại nhà chương trình bao gồm truyền sóng lần đầu được thực
hiện bởi một trạm phát sóng hệ thống có thể được tiến hành mà không có sự
đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả các tác phẩm bao hàm trong chương
trình đó.
Điều 120: Phạm vi quyền độc quyền đối với tác phẩm kiến trúc:
(a). Các trình bầy hình ảnh được phép: Quyền tác giả đối với một tác phẩm
kiến trúc mà đã được xây dựng không bao gồm quyền ngăn cấm việc tạo ra,
phân phối, trình bầy tranh, hoạ, ảnh, hoặc các trình bầy hình ảnh khác của
tác phẩm, nếu công trình mà trên đó biểu hiện tác phẩm được đặt trong, hoặc
trong tầm nhìn từ, một nơi công cộng.
(b). Sửa đổi và dỡ bỏ công trình xây dựng: Không trái với các quy định của
Điều 106(2), chủ sở hữu công trình thể hiện một tác phẩm kiến trúc có thể,
không cần sự cho phép của tác giả hoặc chủ chủ sở hữu quyền tác giả của
tác phẩm kiến trúc đó, thực hiện hoặc cho phép thực hiện sự sửa đổi đối với
công trình này, và dỡ bỏ hoặc cho phép phá hủy công trình này.
Điều 121: Hạn chế quyền độc quyền: tái bản cho người mù hoặc
những người tàn tật khác
(a). Không trái với các quy định của Điều 106 và 710, sẽ không phải là hành
vi xâm phạm quyền tác giả nếu một pháp nhân được phép tái bản hoặc phân
phối các bản sao hoặc bản ghi của các tác phẩm đã được công bố, các tác
phẩm văn học phi kịch nghệ nếu các bản sao hoặc bản ghi đã được tái bản
hoặc phân phối dưới hình thức đặc biệt duy nhất là để phục vụ cho sử dụng
của người mù hoặc những người tàn tật khác.
(b).
(1). Các bản sao hoặc bản ghi được áp dụng theo Điều này sẽ:
(A). Không được tái bản hoặc phân phối dưới một hình thức nào khác hơn là
dưới hình thức đặc biệt duy nhất là phục vụ cho sử dụng của người mù hoặc
những người tàn tật khác.
(B). Mang thông báo là bất kỳ việc tái bản hoặc phân phối dưới hình thức
nào khác dưới hình thức đặc biệt là hành vi xâm phạm; và
(C). Bao gồm ký hiệu về bản quyền xác định rõ chủ sở hữu quyền tác giả và
ngày công bố gốc của tác phẩm.
(2). Các quy định của Khoản này sẽ không áp dụng đối với các bài thi tiêu
chuẩn hoá, kiểm tra trình độ hoặc kiểm tra thử và các tài liệu liên quan đến
chúng, hoặc không áp dụng đối với chương trình máy tính, ngoại trừ một
phần của chương trình này là ngôn ngữ thông dụng của con người (bao
gồm cả các mô tả về tác phẩm tạo hình) và được trình bầy cho người sử
dụng trong một khoá học thông thường về sử dụng chương trình máy tính
đó.
(c). Trong phạm vi điều này, thuật ngữ:
(1). "Pháp nhân được phép" có nghĩa là một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ
quan nhà nước có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp các dịch vụ đặc biệt về giáo
dục, đào tạo, xoá mù chữ hoặc nhu cầu tiếp cận thông tin của người mù hoặc
những người tàn tật khác;
(2). "Người mù hoặc những người tàn tật khác" có nghĩa là những cá nhân
mà có đủ điều kiện hoăc người mà có thể xác định theo Luật có tên là "Luật
cung cấp sách cho người mù lớn tuổi" thông qua 3/3/1931 (2 U.S.C. 135a;
46 Stat.1487) để nhận sách hoặc các ấn phẩm được sản xuất dưới hình thức
đặc biệt; và
(3). "Các hình thức đặc biệt" có nghĩa là dưới hình thức chữ nổi, âm thanh,
văn bản dưới dạng kỹ thuật số mà chỉ để phục vụ cho sử dụng của người mù
hoặc những người khuyết tật khác.
CHƯƠNG 2
CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ
VÀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ
Điều
201. Chủ sở hữu quyền tác giả
202. Chủ sở hữu quyền tác giả độc lập với chủ sở hữu đối tượng vật chất
thể hiện của tác phẩm.
203. Chấm dứt sự chuyển nhượng và giấy phép đã được tác giả cấp
204. Thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả
205. Đăng ký chuyển nhượng các các tài liệu khác
Điều 201: Chủ sở hữu quyền tác giả
(a). Chủ sở hữu gốc: Quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ theo Điều
luật này trước hết thuộc về tác giả hoặc những tác giả của tác phẩm. Các tác
giả của một tác phẩm đồng tác giả là những đồng sở hữu quyền tác giả đối với
tác phẩm.
(b). Tác phẩm được tạo ra do thuê mướn: đối với tác phẩm được tạo ra do thuê
mướn, người sử dụng lao động hoặc những người khác mà đối với những
người này tác phẩm được sáng tạo cho họ thì được coi là tác giả trong phạm
vi Điều luật này, và, trừ phi các bên có thoả thuận rõ ràng khác bằng văn bản
đã được ký, những người đó sở hữu tất cả các quyền thuộc quyền tác giả tác
phẩm.
(c). Tác phẩm trong một tác phẩm hợp tuyển: quyền tác giả tác phẩm của
từng tác phẩm riêng biệt trong một tác phẩm hợp tuyển là độc lập với quyền
tác giả tác phẩm hợp tuyển như một tổng thể, và trước hết thuộc về các tác
giả của các tác phẩm riêng biệt đó. Nếu không có sự chuyển nhượng rõ ràng
quyền tác giả tác phẩm hoặc bất kỳ quyền nào thuộc quyền tác giả tác
phẩm, thì chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm hợp tuyển chỉ giành được
quyền nhân bản và phân phối tác phẩm riêng biệt trong hợp tuyển như là
một phần của tác phẩm hợp tuyển đó, bất kỳ sự sửa đổi nào tác phẩm hợp
tuyển đó, và bất kỳ sự tuyển tập nào tiếp theo trong cùng một chủng loại.
(d). Chuyển nhượng sở hữu:
(1). Chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc
một phần quyền tác giả thông qua bất kỳ một phương thức chuyển nhượng
nào hoặc thông qua pháp luật hiện hành và có thể được di chúc lại theo ý chí
hoặc được để lại như tài sản cá nhân theo luật áp dụng đối với việc hưởng di
sản thừa kế không theo di chúc.
(2). Bất kỳ quyền độc quyền nào thuộc quyền tác giả tác phẩm, bao hàm bất
kỳ phần chia nhỏ nào thuộc bất kỳ quyền nào quy định tại Điều 106, có thể
được chuyển nhượng như theo quy định tại Điểm (1) và sở hữu chúng một cách
độc lập. Chủ sở hữu bất kỳ quyền riêng biệt cụ thể nào được hưởng trong
phạm vi quyền đó tất cả sự bảo hộ và các biện pháp thi hành dành cho chủ
sở hữu quyền tác giả theo Điều này.
(e). Chuyển nhượng ngoài ý muốn: Khi quyền sở hữu quyền tác giả tác
phẩm của cá nhân tác giả hoặc bất kỳ quyền riêng biệt nào thuộc quyền tác
giả tác phẩm, đã không được tự nguyện chuyển nhượng trước đây bởi cá nhân
tác giả đó, thì không một hành vi nào của bất kỳ cơ quan nhà nước hoặc các
cơ quan Chính Phủ khác nào hoặc các tổ chức nhằm mục đích giành được
hoặc chiếm đoạt, chuyển nhượng, hoặc thực hiện bất kỳ quyền nào của chủ
sở hữu đối với quyền tác giả tác phẩm hoặc bất kỳ quyền độc quyền nào
thuộc quyền tác giả tác phẩm, sẽ có hiệu lực theo Điều luật này, ngoại trừ
theo quy định tại Điều luật số 11.
Điều 202: Quyền sở hữu quyền tác giả phẩm là độc lập với quyền sở
hữu đối tượng vật chất thể hiện tác phẩm:
Quyền sở hữu quyền tác giả tác phẩm, hoặc bất kỳ quyền độc quyền nào
thuộc quyền tác giả tác phẩm là độc lập với quyền sở hữu bất kỳ đối tượng vật
chất thể hiện nào mà trên đối tượng vật chất đó tác phẩm được thể hiện. Chuyển
nhượng quyền sở hữu bất kỳ đối tượng vật chất thể hiện tác phẩm nào kể cả
bản sao hoặc bản ghi mà trên các đối tượng vật chất này tác phẩm được định
hình lần đầu, bản thân nó không bao hàm việc chuyển nhượng quyền sở hữu
bất kỳ quyền nào đối với tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả đã thể hiện trên đối
tượng vật chất đó; cũng như trong trường hợp không có thoả thuận, chuyển
nhượng quyền sở hữu quyền tác giả tác phẩm hoặc bất kỳ quyền độc quyền
nào thuộc quyền tác giả tác phẩm cũng không bao hàm việc chuyển nhượng
các quyền sở hữu tài sản đối với bất kỳ đối tượng vật chất đã thể hiện tác phẩm
nào.
Điều 203: Chấm dứt chuyển nhượng và cấp phép mà đã được tác giả
thực hiện:
(a). Điều kiện đối với sự chấm dứt: Đối với bất kỳ tác phẩm nào không phải là
tác phẩm được làm do thuê mướn, chuyển nhượng hoặc cấp phép quyền độc
quyền hoặc không độc quyền quyền tác giả tác phẩm hoăc bất kỳ quyền nào
thuộc quyền tác giả tác phẩm được thực hiện bởi tác giả vào ngày hoặc sau
ngày 1/1/1978, trừ trường hợp theo thừa kế, thuộc đối tượng chấm dứt thời
hạn theo những điều kiện sau:
(1). Trong trường hợp sự cấp quyền đó được thực hiện bởi một tác giả thì việc
chấm dứt sự cấp quyền này có thể có hiệu lực bởi tác giả đó hoặc nếu tác giả
này chết, bởi người hoặc những người mà theo Điểm (2) của Khoản này sở
hữu hoặc được hưởng quyền thực hiện quyền của mình đối với lợi ích từ sự
chấm dứt của tác giả đó có tổng số trên 50%. Trong trường hợp sự cấp
quyền được thực hiện bởi hai hoặc nhiều tác giả của một tác phẩm đồng tác
giả, việc chấm dứt cấp quyền này có thể có hiệu lực bởi đa số tác giả đã thực
hiện sự cấp quyền đó; nếu bất kỳ tác giả nào chết thì lợi ích từ sự chấm dứt
của bất kỳ tác giả nào có thể được thực hiện theo phần bởi người hoặc những
người mà theo Điểm (2) của Khoản này sở hữu hoặc được hưởng quyền thực
hiện quyền của mình đối với lợi ích từ sự chấm dứt của tác giả đó có tổng số
trên 50%.
(2). Khi một tác giả chết, lợi ích từ sự chấm dứt của tác giả được sở hữu
hoặc có thể được thực hiện bởi người vợ hoặc chồng goá hoặc con cái hoặc
cháu chắt của họ theo quy định sau:
(A). Người vợ hoặc chồng goá sở hữu toàn bộ lợi ích từ sự chấm dứt của
tác giả đó trừ phi có bất kỳ một người con cái hoặc cháu chắt nào của tác giả
còn sống, và trong trường hợp này thì người vợ hoặc chồng goá sở hữu 50
% lợi ích của tác giả;
(B). Con cái còn sống của tác giả, và con cái còn sống của những người con
đã chết của tác giả sở hữu toàn bộ lợi ích từ sự chấm dứt của tác giả trừ phi
có người vợ hoặc chồng goá của tác giả, và trong trường hợp này thì quyền
sở hữu 50 % lợi ích của tác giả và được chia giữa họ với nhau;
(C). Các quyền của con cái và cháu chắt của tác giả trong tất cả các trường
hợp được phân chia giữa họ với nhau và được thực hiện theo tỷ lệ trên cơ sở
thuỳ thuộc vào số con cháu của tác giả được đại diện; phần của người con đã
chết của tác giả trong lợi ích từ sự chấm dứt có thể chỉ được thực hiện thông
qua hành vi của đa số người con của người đó.
(3). Sự chấm dứt cấp quyền có thể có hiệu lực vào bất kỳ thời điểm nào
trong khoảng thời gian 5 năm bắt đầu từ cuối của năm thứ 35 kể từ ngày thực
hiện sự cấp quyền đó; hoặc, nếu sự cấp quyền bao hàm của quyền công bố
tác phẩm, khoảng thời gian này bắt đầu từ cuối năm thứ 35 kể từ ngày công
bố tác phẩm theo sự cấp quyền hoặc bắt đầu từ cuối năm thứ 40 kể từ ngày
thực hiện sự cấp quyền, tuỳ thuộc và thời hạn nào kết thúc trước.
(4). Sự chấm dứt này sẽ có hiệu lực thông qua việc gửi trước một thông báo
bằng văn bản được ký bởi số người hoặc tỷ lệ người được hưởng lợi ích từ sự
chấm dứt theo quy định của Điểm (1)&(2) của Khoản này hoặc thông qua các
đại diện được uỷ nhiệm toàn quyền, tới người được cấp quyền hoặc những
người kế vị hợp pháp của người được cấp quyền.
(A). Thông báo này sẽ tuyên bố ngày có hiệu lực của sự chấm dứt cấp
quyền mà sẽ rơi vào khoảng thời gian 5 năm như quy định tại Đoạn (3) của Điểm
này và thông báo này sẽ được gửi trước 10 năm nhưng không được sau 2 năm
trước ngày đó. Bản sao của thông báo sẽ được đăng ký tại Cục Bản quyền tác
giả trước ngày có hiệu lực của sự chấm dứt như là điều kiện đối với việc có
hiệu lực.
(B). Thông báo sẽ tuân theo hình thức, nội dung và cách thức gửi như
những yêu cầu mà cơ quan đăng ký quyền tác giả sẽ quy định trong quy chế.
(5). Chấm dứt sự cấp quyền có thể có hiệu lực không phụ thuộc vào bất kỳ
thoả thuận nào trái ngược kể cả thoả thuận về việc làm di chúc hoặc thực
hiện bất kỳ một sự cấp quyền nào trong tương lai.
(b). Hiệu lực của sự chấm dứt: Vào ngày sự chấm dứt có hiệu lực, tất cả các
quyền mà theo sự cấp quyền này bao hàm thông qua sự cấp quyền bị chấm
dứt sẽ lại thuộc về tác giả, những tác giả và những người khác sở hữu lợi
ích từ sự chấm dứt theo Điểm (1)&(2) của Khoản (a), bao hàm cả những
người chủ sở hữu không cùng ký vào thông báo về sự chấm dứt theo Điểm
(4) của Khoản (a), nhưng với những hạn chế sau:
(1). Tác phẩm phái sinh được sáng tạo theo sự cho phép của sự cấp quyền
trước khi sự cấp quyền này chấm dứt có thể tiếp tục được sử dụng theo các
Điều khoản của sự cấp quyền sau khi sự cấp quyền này chấm dứt, nhưng đặc
quyền này không được mở rộng đối với việc sáng tạo các tác phẩm phái sinh
khác dựa trên tác phẩm được bảo hộ bao hàm trong sự cấp quyền đó sau khi
sự cấp quyền này chấm dứt.
(2). Các quyền trong tương lai sẽ trở lại theo sự chấm dứt cấp quyền bắt đầu
tùy thuộc vào ngày thông báo về sự chấm dứt đã được gửi đi như quy định tại
Điểm (4) của Khoản (a). Các quyền này thuộc về tác giả, những tác giả và
những người khác có tên trong, và có tỷ phần lợi ích theo quy định tại Điểm
(1)&(2) của Khoản này.
(3). Tuỳ thuộc vào các quy định tại Điểm (4) của Khoản này, sự cấp quyền
tiếp theo, hoặc thoả thuận để thực hiện cấp quyền tiếp theo bất kỳ quyền nào
bao hàm trong sự cấp quyền đã chấm dứt chỉ có hiệu lực nếu nó được ký bởi
cùng một số lượng và tỷ lệ chủ sở hữu như được yêu cầu đối với việc chấm
dứt cấp quyền theo Điểm (1)&(2) của Khoản (a) mà đối với những người này
quyền đó thuộc về họ theo quy định của Điểm (2) của Khoản này. Sự cấp
quyền tiếp theo hoặc thoả thuận để thực hiện cấp quyền tiếp theo sẽ có hiệu
lực đối với tất cả những người mà đối với những người này quyền bao hàm
trong sự cấp quyền thuộc về họ theo Điểm (2) của Khoản này, kể cả những
người mà không cùng ký vào sự cấp quyền. Nếu bất kỳ người nào chết sau
khi các quyền theo sự cấp quyền đã chấm dứt thuộc về người này thì n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luật Quyền tác giả của hợp chủng quốc Hoa Kỳ.pdf