Luật thuế xuất nhập khẩu Việt Nam trước thềm WTO

Chương I: Tổ chức WTO và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến thuế nhập khẩu 3

I.Khái quát về WTO và việc Việt Nam gia nhập WTO .3

1.Lịch sử hình thành và các hoạt động của WTO .3

2. Việt Nam gia nhập WTO_ Cơ hội và thách thức .5

 a. Cơ hội .5

 b. Thách thức .6

II. Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến thuế xuất nhập khẩu .8

 1. Cam kết về thuế xuất khẩu .8

 2. Cam kết về thuế nhập khẩu .8

Chương II: Pháp luật về thuế xuất nhập khẩu Việt Nam và thực tiễn thu thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam .12

 I.Pháp luật về thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam .12

 A. Đôi nét về quá trình hình thành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu .12

 B. Quá trình đổi mới Luật thuế xuất nhập khẩu Việt Nam .13

 II. Thực tiễn thu thuế 22

 1.Số liệu năm 2006 .22

 2. Số liệu năm 2007 23

Chương III: Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả thu thuế 23

 

 

 

 

 

 

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1379 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật thuế xuất nhập khẩu Việt Nam trước thềm WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là chỉ có vượt qua được thách thức thì cơ hội mới chuyển thành hiện thực. a.Cơ hội Nhìn chung cơ hội của việc trở thành thành viên của WTO là nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ có nhiều công ty nước ngoài vào hoạt động kinh doanh trong nước hơn và việc nhập khẩu gia tăng sẽ làm cho chất lượng hàng hoá được nâng cao. Một tác động quan trọng của việc gia nhập WTO là đẩy mạnh cạnh tranh trong nước giúp hoàn thiện cơ chế thị trường; góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, tăng nhu cầu lao động nói chung. Hội nhập kinh tế toàn cầu sẽ đưa nền kinh tế Việt Nam trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phân tích những cơ hội của đất nước khi gia nhập WTO như sau: +Gia nhập WTO, Việt Nam được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm và các ngành dịch vụ không bị phân biệt đối xử. +Với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và thực hiện công khai minh bạch các thiết chế quản lí theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện. +Gia nhập WTO, Việt Nam có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lí hơn, có điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp. + Hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng thúc đẩy tiến trình cải cách trong nước, bảo đảm cho tiến trình cải cách của Việt Nam đồng bộ hơn, có hiệu quả hơn. +Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau 20 năm đổi mới, việc gia nhập WTO sẽ nâng cao vị thế của ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện cho Việt Nam triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng thế giới vì hoà bình, hợp tác và phát triển. b.Thách thức Trong khi nhận thức rõ những cơ hội có được do việc gia nhập WTO mang lại, cần thấy hết những thách thức mà chúng ta phải đối đầu nhất là trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp, quản lí nhà nước còn yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân còn nhỏ bé. Những thách thức này bắt nguồn từ những năng lực nội sinh của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu cực tiêm tàng của chính quá trình hội nhập. + Khi gia nhập WTO, cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Đây là sự cạnh tranh giữa sản phẩm của ta với sản phẩm các nước, giữa doanh nghiệp ta với doanh nghiệp các nước, không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay trên thị trường nước ta. Cạnh tranh cần diễn ra giữa nhà nước và nhà nước trong việc hoạch định chính sách quản lí và chiến lược phát triển nhằm phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài. +Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích của toàn cầu hoá là không đồng đều. Những nước có nền kinh tế phát triển thấp được hưởng lợi ít hơn. Ơ mỗi quốc gia, sự “phân phối” lợi ích cũng không đồng đều. Một bộ phận dân cư được hưởng lợi ít hơn, thậm chí còn bị tác động tiêu cực của toàn cầu hoá, nguy cơ phá sản của một bộ phân doanh nghiệp và nguy cơ thất nghiệp sẽ tăng lên, phân hoá giàu nghèo sẽ mạnh hơn. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn; phải quán triệt và thực hiện thật tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xoá đói giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. +Hội nhập kinh tế quốc tế trong một thế giới toàn cầu hoá, tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước sẽ tăng lên. Trong điều kiện tiêm lực đất nước có hạn, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều thì đây là khó khăn không nhỏ. +Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền. Gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế vừa có cơ hội lớn vừa phải đối đầu với thách thức không nhỏ. Cơ hội không tự nó biến thành lực lượng vật chất trên thị trường mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp nhưng tác động của nó đến đâu còn phụ thuộc vào nỗ lực vươn lên của chúng ta. Cơ hội và thách thức không phải “nhất thành bất biến” mà luôn vận động chuyển hoá và thách thức đối với ngành này có thể là cơ hội cho ngành khác phát triển. Tận dụng được cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua, đẩy lùi thách thức tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng được cơ hội thách thức sẽ trở thành những khó khăn dài hạn rất khó khắc phục. ở đây nhân tố chủ quan, nội lực của đất nước tinh thần tự lực tự cường của toàn dân tộc là yếu tố quyết định nhất. Với thành tựu to lớn sau 20 năm đổi mới, quá trình chuyển biến tích cực trong cạnh tranh và hội nhập kinh tế những năm vừa qua cùng với kinh nghiệm và kết quả của nhiều nước gia nhập WTO trước ta cho chúng ta niềm tin vững chắc rằng chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức. Có thể có một số doanh nghiệp khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh phá sản, nhưng phần lớn các doanh nghiệp sẽ trụ vững và vươn lên, nhiều doanh nghiệp mới sẽ tham gia thị trường và toàn bộ nền kinh tế sẽ phát triển theo mục tiêu và định hướng của chúng ta. II- Các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến thuế xuất nhập khẩu. 1. Cam kết về thuế xuất khẩu Về thuế xuất khẩu ta chỉ cam kết sẽ giảm thuế xuất khẩu đối với phế liệu kim loại đen và màu theo lộ trình, không cam kết về thuế xuất khẩu của các sản phẩm khác. 2. Cam kết về thuế nhập khẩu: 2.1. Mức cam kết chung: Ta đồng ý ràng buộc mức trần cho toàn bộ biểu thuế (10.600 dòng) .Mức thuế bình quân toàn biểu được giảm từ mức hiện hành 17.4% xuống còn 13.4% thực hiện dần trung bình trong 5-7 năm. Mức thuế bình quân đối với hàng nông sản giảm từ mức hiện hành 23,5% xuống còn 20.9% thực hiện trong 5-7 năm. Với hàng công nghiệp từ 16.8% xuống còn 12.6% thực hiện chủ yếu trong vòng 5-7 năm. 2.1. Mức cam kết cụ thể: Có khoảng hơn 1/3 số dòng thuế sẽ phải cắt giảm, chủ yếu là các dòng thuế suất trên 20%. Các mặt hàng trọng yếu, nhạy cảm đối với nền kinh tế như nông sản, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, ô tô-xe máy… vẫn duy trì được mức bảo hộ nhất định. Những ngành có mức giảm thuế nhiều nhất bao gồm: dệt may, cá và sản phẩm cá, gỗ và giấy, hàng chế tạo khác, máy móc và thiết bị điện - điện tử. Ta đạt được mức thuế trần cao hơn mức đang áp dụng đối với nhóm hàng xăng dầu, kim loại, hoá chất là phương tiện vận tải. Ta cũng cam kết cắt giảm thuế theo một số hiệp định tự do theo ngành của WTO giảm thuế xuống 0% hoặc mức thấp. Đây là hiệp định tự nguyện của WTO nhưng các nước mới gia nhập đều phải tham gia một số ngành. Ngành mà ta cam kết tham gia là sản phẩm công nghệ thông tin, dệt may và thiết bị y tế. Ta cũng tham gia một phần với thời gian thực hiện từ 3 – 5 năm đối với ngành thiết bị máy bay, hoá chất và thiết bị xây dựng Về hạn ngạch thuế quan , ta bảo lưu quyền áp dụng với đường, trứng gia cầm, thuốc lá và muối. Biểu 1: Diễn giải mức thuế bỡnh quõn cam kết Bình quân chung và theo ngành Thuế suất MFN hiện hành (%) Thuế suất cam kết khi gia nhập WTO (%) Thuế suất cam kết vào cuối lộ trình (%) Mức giảm so với thuế MFN hiện hành (%) Cam kết WTO của Trung Quốc Mức cắt giảm thuế chung tại Vòng Uruguay Nứơc phát triển Nứơc đang phát triển Nông sản 23,5 25,2 21,0 10,6 16,7 Giảm 40% Giảm 30% Hàng công nghiệp 16,6 16,1 12,6 23,9 9,6 Giảm 37% Giảm 24% Chung màn biểu 17,4 17,2 13,4 23,0 10,1 Biểu 2: Tổng hợp cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu trong đàm phỏn gia nhập WTO đối với một số nhúm hàng quan trọng Cam kết với WTO TT Ngành hàng/Mức thuế suất Thuế suất MFN Thuế suất khi gia nhập Thuế suất cuối cùng Thời gian thực hiện I Một số sản phẩm nông nghiệp - Thịt bò 20 20 14 5 năm - Thịt lợn 30 30 15 5 năm - Sữa nguyên liệu 20 20 18 2 năm - Sữa thành phẩm 30 30 25 5 năm - Thịt chế biến 50 40 22 5 năm - Bánh kẹo (thuế suất bình quân) 39,3 34,4 25,3 3-5 năm Bia 80 65 35 5 năm Rượu 65 65 45-50 5-6 năm Thuốc lá điếu 100 150 135 5 năm Xì gà 100 150 100 5 năm Thức ăn gia súc 10 10 7 2 năm 2. Một số sản phẩm công nghiệp - Xăng dầu 0-10 38,7 38,7 - Sắt thép (thuế suất bình quân) 7,5 17,7 13 5-7 năm - Xi măng 40 40 32 2 năm - Phân hoá học (thuế suất bình quân) 0,7 6,5 6,4 2 năm - Giầy (thuế suất bình quân) 22,3 20,7 15,1 5 năm - Tivi 50 40 25 5 năm - Điều hoà 50 40 25 3 năm - Máy giặt 40 38 25 4 năm - Dệt may (thuế suất bình quân) 37,3 13,7 13,7 Ngay khi gia nhập (thực tế đã thực hiện theo hiệp định dệt may vơí Mĩ và EU - Giày dép 50 40 30 5 năm - Xe ôtô con   + Xe từ 2.500 cc trở lên, chaỵ xăng 90 90 52 12 năm   + Xe từ 2.500 cc trở lên, loại 2 cẩu 90 90 47 10 năm   + Dưới 2.500 cc và các loại khác 90 100 70 7 năm - xe tải   + Loại không quá 5 tấn 100 80 50 10 năm   + Loại thuế suất khác hiện hành 80% 80 100 70 7 năm   + Loại thuế suất khác hiện hành 60% 60 60 50 5 năm - Phụ tùng ôtô 20,9 24,3 20,5 3-5 năm - Xe máy   + Loại từ 800 cc trở lên 100 100 40 8 năm   + Loại khác 100 95 70 7 năm Chương II Pháp luật về thuế xuất nhập khẩu Việt Nam và thực tiễn thu thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam. I.Pháp luật về thuế XNK Việt Nam A. Đôi nét về quá trình hình thành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Sau khi giành độc lập, đất nước ta còn rất lạc hậu, nền kinh tế cũng như cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề, thêm vào đó là sự bao vây cấm vận về kinh tế của các nước đế quốc. Đứng trước những khó khăn ấy Đảng ta đã đặt nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế lên hàng đầu. Để đạt được mục tiêu này thì yêu cầu đặt ra là phải đổi mới các chính sách, chế độ tài chính mà trước hết là chính sách thuế. Yêu cầu này đòi hỏi công tác thuế phải được cải tiến một cách toàn diện, đồng bộ, cả về quan điểm tư tưởng chính sách và việc tổ chức thực hiện. Từ đó góp phần thiết thực vào thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển mạnh mẽ, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm giải quyết thắng lợi nhiệm vụ đề ra trong tình hình mới vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thuế phải thực hiện có hiệu quả chính sách phân phối lại thu nhập quốc dân, tích cực góp phần chống lạm phát, chuẩn bị và tạo thêm tiền đề thuận lợi cho các bước phát triển tiếp theo. Cùng với sự cải tiến về hệ thống thuế thì Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch đã được Quốc hội khoá VIII thông qua ngày 29/12/1987 thay thế chế độ “ Thu bù chênh lệch ngoại thương” có từ trước đối với khu vực kinh tế quốc doanh. Đây là thứ thuế đầu tiên của nước CH XHCN Việt Nam được ban hành bằng hình thức Luật khá hoàn chỉnh, “ nhằm tăng cường các hoạt động quản lí xuất nhập khẩu, góp phần vào tích cực vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại của Nhà nước, hình thành cơ cấu xuất nhập khẩu hợp lí, góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng trong nước, góp phần tạo nguồn thu cho NSNN”. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/1988. Trải qua những năm tháng lịch sử, từ sau ngày cách mạng tháng 8 thành công, hệ thống thuế và nguồn thu tài chính đã đảm bảo nguồn thu quan trọng của NSNN, phục vụ cho việc thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - chính trị - xã hội và quốc phìng của đất nước. Mặt khác các chính sách thuế cũng đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp phát triển, nhất là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, góp phần xoá bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, cải tạo XHCN đối với nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư doanh và cá thể. Tuy nhiên, trước nhu cầu đổi mới của đất nước, hệ thống thuế cũng đã bắt đầu bộc lộ những nhược điểm. Vì vậy, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch được thay thế bằng Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (Luật thúê XNK) do quốc hội khoá VIII kì họp thứ 10 thông qua ngày 26/12/1991. B. Quá trình đổi mới Luật thuế xuất nhập khẩu Việt Nam 1. Sự cần thiết sửa đổi luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Qua 13 năm thực hiện (1991 – 2004), Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành năm 1991, đã phát huy được mặt tích cực đạt được nhiều kết quả quan trọng: góp phần thúc đẩy và bảo hộ sản xuất trong nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đảm bảo nguồn thu quan trọng cho NSNN; góp phần thực hiện có kết quả đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, có lợi cho phát triển kinh tế đất nước. Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng nhưng trước nhu cầu hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh cải cách hành chính, khuyến khích tối đa xuất khẩu, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã bộc lộ một số điểm hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Đó là: + Một số nội dung trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chưa phù hợp với nội dung đã cam kết trong đàm phán quốc tế, cần được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo tính minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán gia nhập WTO, cụ thể như các quy định về: Giá tính thuế nhập khẩu Thuế suất và thẩm quyền ban hành biểu thuế Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Ưu đãi thuế nhập khẩu + Có những quy định trong Luật này qua thực hiện đã phát huy tác dụng tốt, tạo sự thông thoáng cho doanh nghiệp nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về quản lí nhà nước trong chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách và dễ bị lợi dụng như: Quy định về thời hạn nộp thuế; miễn thuế nhập khẩu; điều kiện xét giảm thuế nhập khẩu. + Có những quy định trong Luật này chưa phù hợp với quy định của luật Hải quan và chưa phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan như quy định về: thông báo thuế; truy thu, truy hoàn thuế; them quyền ban hành biểu thuế và thuế suất. 2. Luật sửa đổi,bổ sung năm 2005 Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội nước CH XHCN Việt Nam khoá XI, kì họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2006. Luật này ra đời nhằm đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu sau: _ Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế theo hướng ổn định, công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử; đảm bảo phù hợp tiến trình cải cách đồng bộ hệ thống chính sách thuế. _ Khuyến khích phát triển sản xuất và xuất khẩu, bảo hộ hợp lí, có điều kiện, có chọn lọc phù hợp với tiến trình hội nhập. _ Góp phần ổn định cho nguồn thu ngân sách nhà nước. _ Kế thừa những quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (1991) đang phát huy hiệu quả trong thực tế; sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp với điều kiện hội nhập, chưa đồng bộ với pháp luật hiện hành và chưa đề cao được vai trò quản lí của Nhà nước trong chống gian lận thương mại, chống thất thu thuế. Dưới đây là nội dung chủ yếu của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: a. Phạm vi điều chỉnh Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá xuất khẩu, thuế nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam; hàng mua bán, trao đổi của cư dân biên giới; hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới và hàng hoá trao đổi, mua bán khác được coi là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. b. Đối tượng áp dụng Tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại điều 2 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. c. Những nội dung sửa đổi cơ bản của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. c.1. Những nội dung sửa đổi để đảm bảo tính minh bạch, phù hợp với nguyên tắc của WTO và các cam kết quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đàm phán gia nhập WTO. _ Bổ sung phương pháp tính thuế tuyệt đối (Điều 8) Ngoài việc tính thuế theo tỷ lệ phần trăm(%) theo quy định hiện hành, khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bổ sung quy định căn cứ tính thuế, phương pháp tính thuế, theo hình thức thuế tuyệt đối. Theo hình thức tính thuế này thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá; trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khảu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế. Hình thức này được áp dụng đối với một số mặt hàng trong trường hợp có khả năng gian lận lớn về giá tính thuế. _ Về giá tính thuế (Điều 9): Để thực hiện cam kết quốc tế và đảm bảo tính công bằng, minh bạch về xác định giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu, khoản 2 Điều 9 của Luật quy định về giá tính thuế như sau: “ Giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp cam kết quốc tế” _ Về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hoá (Điều 11): Để đảm bảo phù hợp với các quy định của WTO về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam, đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, chống bán phá giá và chống trợ cấp và phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, sửa đổi cụm từ “thuế bổ sung” thành biện pháp về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hoá. “ Ngoài việc chịu thuế theo khoản 2 Điều 10 của Luật này hàng hoá nhập khẩu còn phải áp dụng một trong các biện pháp về thuế sau đây: Tăng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu quá mức vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam; Thuế chống bán phá giá đôí với hàng hoá bán phá giá nhập khảu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; Thuế chống trợ cấp đối với hàng hoá trợ cấp được nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định của pháp luật về chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; Thuế chống phân biệt đối xử đối với hàng hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà ở đó có sự phân biệt về thuế nhập khẩu hoặc có biện pháp phân biệt đối xử khác theo quy định của pháp luật về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế” _ Về khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( Điều 22): Để phù hợp với quy định WTO, quyền của đối tượng nộp thuế được lựa chọn quyền khiếu nại với cơ quan hải quan hoặc toà hành chính, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại như sau: “ Trong trường hợp đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan về số tiền thuế, tiền phạt, hình thức xử phạt, thì vẫn phải nộp đủ tiền thuế, tiền phạt, chấp hành hình thức xử phạt, đồng thời có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”. c.2. Những nội dung sửa đổi nhằm khuyến khích tối đa xuất khẩu, đồng thời hạn chế những sơ hở dễ bị lợi dụng để trốn thuế, nợ thuế. _ Về thời hạn nộp thuế( Điều 15): Đối với hàng hoá nhập khẩu về cơ bản vẫn giữ như hiện hành; đối với hàng hoá xuất khẩu nâng thời hạn 15 ngày lên 30 ngày để khuyến khích xuất khẩu. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định cụ thể thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là hàng tiêu ding; hàng hoá nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập. Để được hưởng thời hạn nộp thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là vật tư nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu, hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tài nhập, hàng hoá nhập khẩu, Luật còn quy định các điều kiện ràng buộc, đó là: Đối tượng nộp thuế phải có quá trình chấp hành tốt pháp luật về thuế hoặc phải có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp. Quy định này sẽ góp phần khắc phục nợ đọng thuế, trốn thuế. _ Về miễn thuế, xét miễn thuế(Điều 16 và17): Quy định hiện hành về miễn thuế, xét miễn thuế nhập khẩu còn có sự phân biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Trong đó miễn thuế, xét đối với đầu tư trong nước là kém ưu đãi hơn so với đầu tư nước ngoài, chưa khuyến khích phát huy nội lực để đẩy mạnh sản xuất. Ngoài những quy định miễn thuế, xét miễn thuế đã có trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu việc miễn thuế nhập khẩu còn được quy định trong các Luật và các văn bản pháp quy khác và một số Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc quy định như trên đã kịp thời khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một số ngành, lĩnh vực. Nhưng lại dẫn đến chồng chéo không rõ ràng và phức tạp, khó theo dõi trong tổ chức thực hiện. Để đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong chính sách, không phân biệt đối xử theo đúng quy định của WTO, Điều 16 và 17 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quy định miễn thuế, xét miễn thuế. Nội dung các điều này được quy định dựa trên cơ sở thống nhất giữa ưu đãi khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; tập hợp, hệ thống hoá các quy định hiện hành về miễn thuế, xét miễn thuế đang quy định tại các văn bản quy phạm pháp luạt khác vào Luật này. Về nguyên tắc, tập hợp lại về các quy định miễn thuế nhập khẩu là: chọn những quy định miễn thuế ở mức thuế cao nhất cho từng đối tượng đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, để áp dụng chung cho các dự án đầu tư; đồng thời bãi bỏ những quy định không khả thi, khó có căn cứ để thực hiện. _ Về giảm thuế( Điều 18): Để đảm bảo việc xét giảm thuế được chính xác, phù hợp với quy trình thủ tục hải quan, sửa đổi điều kiện được xét giảm thuế đólà: “ Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan nếu bị hư hỏng hoặc bị mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thúê. Mức giảm thúê tương ứng với tỷ lệ tổn thất của hàng hoá”. c.3. Những nội dung sửa đổi nhằm đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với yêu cầu cảI cách hành chính về thuế và hải quan. _ Về đối tượng chịu thuế( Điều 2) Để bao quát hết các đối tượng chịu thuế, ngoài các đối tượng theo quy định hiện hành bổ sung trường hợp “hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước” vào đối tượng chịu thuế. _ Về đối tượng không chịu thuế( Điều 3) Để bao quát hết các đối tượng không chịu thuế, ngoài các đối tượng theo quy định hiện hành, bổ sung trường hợp: + Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hoá đưa từ khu phi thuế qua này sang khu phi thuế quan khác vào đối tượng không chịu thuế; + Hàng viện trợ không hoàn lại; + Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thúê tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu. _ Về thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu đối với hàng hoá trao đổi, mua bán của cư dân biên giới( Điều 7): Xuất phát từ thực tế quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới là quan hệ có tính đặc thù, cần quy định áp dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá trao đổi, mua bán của cư dân biên giới phù hợp với từng thời kì, góp phần tích cực và thúc đẩy phát triển sản xuất, giao lưu kinh tế, thương mại của cư dân biên giới nước ta và cư dân biên giới nước ngoài có chung đường biên giới với Việt Nam, Điều 7 của Luật quy định: Chính phủ quy định việc áp dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hoá mua bán, trao đổi của cư dân biên giới phù hợp với từng thời kì. _ Về thẩm quyền ban hành mức thuế suất( Điều12) được các đối tác tham gia đàm phán quan tâm hang đầu và là một trong những nội dung chính trong đàm phán hội nhập. Đối với sản xuất trong nước, do cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn vật tư, nguyên liệu nhập khẩu, nên chụi sự tác động lớn của biến động giá cả thị trường thế giới. Những quy định của Luật hiện hành về thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và thẩm quyền điều hành thuế suất thuế nhập khẩu qua thực tế thực hiện là rất phù hợp, đã phát huy tác dụng tích cực đảm bảo cho việc chủ động trong đàm phán hội nhập kinh tế quốc tế và góp phần bình ổn giá cả thị trường trong nước. Để chủ động trong việc điều hành và thực hiện cam kết quốc tế, Luật giao thẩm quyền cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định áp dụng mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với từng mặt hàng theo thủ tục do Chính phủ quy định, bảo đảm các nguyên tắc sau:           a) Phù hợp với danh mục nhóm hàng chịu thuế và trong phạm vi khung thuế suất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành;         b) Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường;            c) Bảo hộ sản xuất trong nước có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.  _Về trách nh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0120.doc
Tài liệu liên quan