Tại Mỹ, các công trình nghiên cứu trong nhiều năm liền của Viện Gallup
cho thấy, khoảng từ 85% tới 92% cử tri Mỹ trước các cuộc bầu cử Tổng
thống đều quan tâm đến phẩm chất cá nhân của các ứng viên. Nhà tâm
lý học James Pfiffner, tác giả cuốn sách “Yếu tố tính cách: Chúng ta
đánh giá các Tổng thống Mỹ như thế nào” đã dẫn ra rất nhiều ví dụ về
việc các phẩm chất cá nhân của các ông chủ Nhà trắng ảnh hưởng thế
nào đến chính sách nước Mỹ. Những cuộc bỏ phiếu kín và bầu cử sơ bộ
tại các bang của Mỹ trong suốt 3 tháng qua đã chứng minh tất cả. Hầu
hết ứng viên nào cũng rất sợ những ngón đòn của đối thủ đánh vào phẩm
hạnh đạo đức của mình, trong đó cụ thể tính lương thiện và cuộc sống
tình cảm.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1870 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lương thiện: Sức mạnh
của người lãnh đạo
(CTG) Đối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có
tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung
thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng
về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng
mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
Đạo đức và ý tưởng
Trong một bài phân tích của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm
lý học, xã hội học và chính trị học trên trang web Washprofile, người ta
đã bàn rất nhiều về tính cách, tư chất đạo đức cũng như một số đặc điểm
cá nhân khác của người “cầm lái” con thuyền quốc gia. Trên thực tế
những yếu tố này có ảnh hưởng cực kỳ quan trọng tới tương lai đất
nước, thậm chí đôi khi là cả tương lai của thế giới, bởi các nhà lãnh đạo
tác động lên người khác bằng việc họ làm hơn là những điều họ nói.
Đầu tiên, nhà lãnh đạo phải chứng tỏ mình ở một cấp độ đạo đức cao.
Hành động trong ánh sáng của đạo đức, tuân theo luật lệ là sự bù đắp
cho việc làm những điều đúng. Sự cam kết với ảnh hưởng đạo đức được
nuôi dưỡng và bồi đắp bằng cuộc sống của các nhà lãnh đạo. Lời nói và
hành động của họ sẽ xác định trọng lượng của ảnh hưởng đạo đức.
Nhiều nhà lãnh đạo giỏi trong việc này và thành công của họ đều dựa
vào các mục tiêu có đạo đức. Trong trường hợp đối mặt với thất bại
riêng, những nhà lãnh đạo này không trốn tránh chúng, bởi với họ cuộc
sống có cả điểm mạnh, điểm yếu và đó mới là tài sản có sức mạnh nhất.
Chỉ có tầm cỡ nhân cách của nguyên thủ mới có thể đảm bảo rằng, sự
quản lý đất nước sẽ được thực hiện một cách có hiệu quả bất chấp tình
huống bên ngoài biến đổi đến đâu. Robert Teeter, nhà nghiên cứu xã hội
nổi tiếng ở Mỹ xác định quy luật như sau: “Các cử tri biết rằng, những
vấn đề mà Tổng thống có nghĩa vụ phải giải quyết sẽ thay đổi theo thời
gian. Điều duy nhất không thay đổi, đó là tính cách của Tổng thống”.
Không phải ngẫu nhiên mà những tiêu chí nghiệt ngã trong quá trình
chọn Tổng thống đã góp phần giúp duy trì hiện tượng là đối với nhiều
công dân trẻ ở Mỹ và ở Nga, các vị Tổng thống (trong quá khứ cũng như
hiện tại) thường là hình mẫu nơi họ theo.
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev
Hãy xem ở Nga, cử tri đã đòi hỏi những gì trong các ứng viên vào thời
điểm diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống ngày 2/3. Trước hết, người Nga
cần ở nhà lãnh đạo sự lương thiện và dũng cảm. Đương kim Tổng thống
Vladmir Putin trong suốt 8 năm cầm quyền đã để lại những dấu ấn sâu
đậm, khó phai đối với người dân. Vì vậy, nhà lãnh đạo thời hậu Putin
không chỉ cần trang bị cho mình khối kiến thức uyên thâm, cách quản lý
khéo léo mà còn phải sống sao cho đẹp lòng mọi người, giữ gìn bản thân
luôn trong sáng, cần kiệm, liêm chính. Cắt nghĩa về việc tại sao Phó thủ
tướng Dmitry Medvedev lại được đông đảo nhân dân ủng hộ với số
phiếu bầu ông vào chức vụ kế nhiệm ông Putin đạt tới 70,23% trong
cuộc bầu cử 02 – 03 ngày vừa qua, nhiều nhà phân tích cho rằng ông
Dmity medvedev đã biết thể hiện sự lương thiện và những tính cách đạo
đức cần có của một nhà lãnh đạo. Dẫu ông được đích thân Tổng thống
Vladimir Putin tiến cử, là bạn thân của một trong những hình mẫu lý
tưởng của người Nga song Dmitry Medvedev đã biết tự khẳng định
mình bằng những hành động và quyết định hợp thời.
Tại Mỹ, các công trình nghiên cứu trong nhiều năm liền của Viện Gallup
cho thấy, khoảng từ 85% tới 92% cử tri Mỹ trước các cuộc bầu cử Tổng
thống đều quan tâm đến phẩm chất cá nhân của các ứng viên. Nhà tâm
lý học James Pfiffner, tác giả cuốn sách “Yếu tố tính cách: Chúng ta
đánh giá các Tổng thống Mỹ như thế nào” đã dẫn ra rất nhiều ví dụ về
việc các phẩm chất cá nhân của các ông chủ Nhà trắng ảnh hưởng thế
nào đến chính sách nước Mỹ. Những cuộc bỏ phiếu kín và bầu cử sơ bộ
tại các bang của Mỹ trong suốt 3 tháng qua đã chứng minh tất cả. Hầu
hết ứng viên nào cũng rất sợ những ngón đòn của đối thủ đánh vào phẩm
hạnh đạo đức của mình, trong đó cụ thể tính lương thiện và cuộc sống
tình cảm. Thượng nghị sĩ John MCCain dở khóc, dở cười với những lời
đồn về mối quan hệ với Vicki Iseman – nhân vật nữ chuyên vận động
hành lang. Ứng viên thuộc đảng Dân chủ, thượng nghị sĩ da màu Barack
Obama, người đang giành thế thượng phong trong cuộc bầu cử cũng bị
một phen nghiêng ngả khi bức ảnh chụp ông trong trang phục truyền
thống màu trắng của Châu Phi trong chuyến thăm Kenya vào năm 2006
bị tung lên mạng. Chưa hết, Barack Obama còn bị vố đau khi tờ
Telegrap bới móc chuyện gây quỹ tranh cử của ông và tờ Timeonlines
đưa tin về nghi ngờ việc ông hỗ trợ tài chính cho các nhóm Hồi giáo cực
đoan. Chỉ bằng những thông tin nhạy cảm đó, thế trận trong cuộc đua đã
có những thay đổi bất ngờ. Rõ ràng như nhà nghiên cứu chính trị
William Safire đã nói: “Công chúng hiểu rộng rãi nghĩa của liên từ tính
cách một chính trị gia ở những phẩm chất cá nhân, như khả năng khêu
gợi và đáp ứng lòng tin của mọi người , sự chung thủy và trung thành,
lòng tôn trọng đối với những người khác, khả năng nhận trách nhiệm về
mình, sự đồng cảm cũng như sự giản dị cá nhân”.
Tân Tổng thống Mỹ Barack Obama
“Nhân chi sơ, tính bản thiện”
Một nguyên thủ quốc gia không thể bỏ tiền mua sự lương thiện, lòng
dũng cảm và sự chính trực. Ông cũng không thể thuê mướn của bất kỳ ai
những phẩm hạnh đạo đức vững chắc. Nguyên thủ cần phải trang bị đức
tính này và mang nó vào văn phòng chính phủ. “Tính thiện” là đức tính
vốn có của con người và càng phát triển khi được nuôi dưỡng trong một
môi trường đạo đức.
Thủ tướng Đức Angela Merkel
Chỉ vài năm lên năm quyền, nữ Thủ tướng đầu tiên của Đức, bà Angela
Markel luôn giữ được phong độ ổn định và đồng đều trong các cuộc
thăm dò dư luận, bầu chọn nguyên thủ được lòng nhân dân nhất trên thế
giới bởi tính giản dị, chân thành, cần mẫn, và chịu khó lắng nghe của
“bà đầm thép Đức” bắt nguồn từ những lời răn dạy nghĩa tình của người
cha mục sư. Lăn lộn theo cha từ Tây Đức về Đông Đức, cô bé Angela
Merkel đã sớm nhận biết những điều bất công và phi lý trong xã hội. Vì
thế, sau này, khi ngồi vào chiếc ghế quyền lực trong chính phủ, bà bao
giờ cũng đưa ra quyết sách công bằng, hợp tình, hợp lý. Còn Tổng thống
nga Putin, điều bất ngờ lớn nhất là những chính sách và bất đồng của
ông với hầu hết các lãnh đạo Châu Âu xung quanh vấn đề năng lượng lại
được chính các người dân nước này ủng hộ khá cao. Chỉ số thiện cảm
của người Italia, Đức, Pháp, Mỹ dành cho ông Putin luôn ở mức trên
70%. Thế mới biết, tiếng lành đồn xa, hữu xạ tự nhiên hương, tấm lòng
vì dân và đức tính lương thiện, trong sạch của Tổng thống Nga không
cần phải nói, mọi người đều hiểu và cảm thông. Sự tận tụy của một trí
thức xuất thân từ đơn vị KGB đặc biệt của Nga, được rèn giũa, đào tạo
trong môi trường khắc nghiệt, nghiêm túc đã mang đến cho người Nga
một cuộc đời mới, một kỷ nguyên mới, giúp họ tự tin ngẩng cao đầu
trước mọi thách thức.
Cựu Tổng thống Mỹ George Bush
Theo các nhà phân tích chính trị, có 6 nguyên tắc hình thành nên nền
tảng cho ảnh hưởng đạo đức. Những nguyên tắc này dùng để tham khảo
cho các quyết định lãnh đạo trong cuộc sống và vai trò lãnh đạo. Ngay
cả với kinh nghiệm, kiến thức và trách nhiệm đã mở rộng, nhiều nhà
lãnh đạo vẫn sử dụng lại và áp dụng lại những nguyên tắc này. Đó là:
ảnh hưởng đạo đức bắt nguồn từ những gắn kết lời nói – hành động với
niềm tin và giá trị đạo đức cốt lõi, khuyến khích phát triển đạo đức
không phải bằng cách ép buộc và áp đặt, học cách xác nhận một cách
sáng tạo và có ý nghĩa hành vi đạo đức ở những người khác; vạch trần
hành vi phi đạo đức; không bao giờ lôi kéo, yêu cầu hành vi phi đạo đức
từ những người mà họ lãnh đạo; cuốn sách hàng đầu về đạo đức phải
chính là cuộc sống của nhà lãnh đạo. Chuyện ở Trung Quốc, nhiều tỉnh
đã ra quyết định không đề bạt lãnh đạo hoặc nâng chức đối với những
cán bộ bất hiếu với bố mẹ, đối xử tệ bạc với bạn đời. Đạo đức, năng lực,
liêm khiết, học thức là 4 tiêu chuẩn quan trọng trong việc thăng quan
tiến chức của tầng lớp cán bộ Trung Quốc hiện nay. Còn tại Mỹ, cho dù
Tổng Thống George Bush thường xuyên vấp phải chỉ trích về phát động
cuộc chiến tranh Iraq, nhưng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2004,
ông vẫn vượt qua được đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa để tiếp tục chèo lái
nước Mỹ trong 4 năm tiếp theo. Dù không ưa những quyết sách đối
ngoại, nhưng người Mỹ vẫn phải công nhận họ tin vào khả năng lãnh
đạo của ông chủ Nhà Trắng, bởi lẽ Tổng thống Bill Clinton cũng vậy. Bê
bối ái tình với Monica Lewinsky chỉ là một hạt sạn trong cuộc sống vốn
được coi là tương đối hoàn hảo của ông. Do đó, người Mỹ sẵn sàng rộng
lòng tha thứ cho nhà lãnh đạo của mình.
Như vậy, cơ hội cho sự vĩ đại luôn sẵn đối với tất cả những nhà lãnh đạo
xây dựng cuộc sống riêng thành minh chứng cho sự ảnh hưởng về đạo
đức. Thay vì được nhớ như một người có thành tích cao và ảnh hưởng ít,
nhà lãnh đạo sẽ được nhớ đến như một người hướng dẫn nhân viên đến
với thành công trong công việc và cuộc sống.
Theo Chúng ta
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luong_thien_suc_manh_cua_nguoi_lanh_dao_9163.pdf