Một hạn chế của hệ thuộc nơi cư trú và đặc biệt là hệ thuộc nơi thường trú, đó là trong
một số trường hợp, chúng ta không thể xác định được chính xác hệ thuộc cần áp
dụng. Ví dụ: Đối với những người lao động nhập cư, chúng ta không thể biết họ muốn
cư trú lâu dài hay chỉ muốn tạm trú tại nước tiếp nhận lao động. Ngoài ra, cá nhân có
thể khai báo không đúng sự thật để lẩn tránh pháp luật, bởi vì định nghĩa về nơi cư trú
của một người thể hiện ý định cư trú của người đó. Hạn chế này thường không xảy ra
đối với hệ thuộc nơi thường trú, tuy nhiên, hệ thuộc này lại có hạn chế khác, đó là: nơi
thường trú thường xuyên thay đổi, làm ảnh hưởng đến hiệu lực của quyết định ly hôn.
Nếu ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi vợ chồng thường trú thì khi nơi
thường trú thay đổi, liệu hiệu lực của quyết định ly hôn có thay đổi theo pháp luật của
nơi thường trú mới hay không?
Cũng có thể xảy ra trường hợp vợ chồng không cư trú hoặc không thường trú tại cùng
một nước. Trong trường hợp này, chúng ta có thể áp dụng trở lại hệ thuộc "luật quốc
tịch chung", nếu vợ chồng cùng chung quốc tịch (P. Lagarde)
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ly hôn có yếu tố nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LY HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
Cũng giống như mọi vấn đề liên quan đến quy chế nhân thân, vấn đề ly hôn có yếu tố
nước ngoài bắt nguồn từ hiện tượng di dân. Vợ, chồng có thể là công dân của những
nước khác nhau hoặc có thể có cùng quốc tịch nhưng cư trú tại những nước khác
nhau; thậm chí, vợ chồng có thể không cùng quốc tịch và nơi cư trú: do người vợ hoặc
người chồng đi lao động ở nước ngoài xa gia đình hoặc đơn giản là do hai người đã ly
thân trên thực tế để chuẩn bị chính thức chấm dứt quan hệ hôn nhân. Nhìn từ góc độ
xã hội học, có thể nhận thấy rằng hiện nay, ở nhiều nước, nguy cơ tan vỡ gia đình
ngày một gia tăng do tác động của nhiều yếu tố khác nhau: người phụ nữ ngày càng
trở nên độc lập hơn; tuổi thọ của con người được nâng cao; quan niệm truyền thống
về ly hôn dần thay đổi: ly hôn không còn bị coi là một tội lỗi.
Do mỗi quốc gia có một cách nhìn nhận khác nhau về hôn nhân, dẫn đến sự khác biệt
trong quy định của nội luật nên ly hôn có yếu tố nước ngoài thực sự đặt ra vấn đề
xung đột pháp luật. Thực vậy, chỉ liên quan đến các trường hợp ly hôn, chúng ta cũng
có thể nhận thấy rất nhiều quan điểm khác nhau về căn cứ ly hôn: từ quan điểm chặt
chẽ về ly hôn do có yếu tố lỗi của vợ hoặc chồng cho đến quan điểm thoáng hơn về ly
hôn do ly thân từ hai năm trở lên và cuối cùng là quan điểm cởi mở hơn nữa với
trường hợp thuận tình ly hôn và chấm dứt chung sống (trường hợp này mới phát triển
tại Pháp). Sự đa dạng về quan điểm đối với vấn đề ly hôn đồng thời cũng tác động
nhất định đến những quy định về thủ tục ly hôn, vốn có quan hệ chặt chẽ với vấn đề
nội dung. Hiện nay, nhiều quốc gia đã chuyển từ quan điểm thứ nhất (ly hôn do lỗi)
sang quan điểm thứ ba (thuận tình ly hôn).
Ngày nay, những khác biệt giữa các nước trong vấn đề ly hôn đã có xu hướng giảm
bớt. Những nước trước đây từng phản đối ly hôn thì giờ đây cũng đã chấp nhận khái
niệm này. Có thể nói, hiện nay, không còn nước nào không cho phép ly hôn. Các quy
định về căn cứ ly hôn cũng dần thống nhất với nhau. Mặc dù vậy, quy định của các
nước về ly hôn cũng chưa hẳn đã hoàn toàn thống nhất: tùy nước mà ly hôn có thể
đơn giản hoặc phức tạp. Điều này khiến cho khi xảy ra tranh chấp, vợ chồng có thể lợi
dụng những điểm khác biệt này để lẩn tránh pháp luật.
Ngoài ra, ly hôn cũng vấn đề nhạy cảm thể hiện sự xung đột giữa các nền văn hóa, bởi
vì ly hôn khiến cho chúng ta nhìn nhận lại một vấn đề cơ bản đối với một số quốc gia,
đó là vấn đề bình đẳng nam-nữ. Đặc biệt, pháp luật của các nước Hồi giáo, vốn dựa
trên tư tưởng trọng nam khinh nữ, còn cho phép người chồng được đơn phương chấm
dứt hôn nhân.
Theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay, ly hôn là "chế định có hình thức của một vụ
kiện". Ở những nước theo hệ thống luật Common Law, ly hôn chỉ đơn giản đặt ra vấn
đề về thẩm quyền của Tòa án thụ lý hồ sơ: Nếu một Tòa án có thẩm quyền thụ lý hồ
sơ thì Tòa án đó sẽ áp dụng pháp luật nước mình. Trong khi ở những hệ thống luật
khác, nếu vụ việc có yếu tố nước ngoài thì cần tách biệt hai vấn đề là pháp luật áp
dụng và thẩm quyền của Tòa án; đồng thời, cũng phải tính đến vấn đề công nhận
quyết định ly hôn của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Chính vì vậy, bài trình bày
này sẽ đề cập lần lượt hai vấn đề sau: xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền xét
xử.
I. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT
Do thời gian có hạn nên tôi sẽ chỉ trình bày các quy định về căn cứ ly hôn. Ly hôn là
vấn đề thuộc về quy chế nhân thân và do vậy, chịu sự điều chỉnh của pháp luật nhân
thân (Luật nơi cư trú của đương sự hoặc luật của nước mà đương sự mang quốc tịch).
Về điểm này, người ta nhận thấy có sự do dự trong việc lựa chọn giữa hệ thuộc luật
nơi cư trú của đương sự và hệ thuộc luật của nước mà đương sự mang quốc tịch.
A. HỆ THUỘC LUẬT QUỐC TỊCH
Hệ thuộc luật này thể hiện quan điểm truyền thống về chủ quyền và thẩm quyền của
một quốc gia đối với công dân của nước mình tại nơi họ cư trú. Tuy nhiên, vấn đề này
lại đặt ra một số khó khăn về mặt thực tiễn và thậm chí là cả về mặt lý luận.
1. Khó khăn về mặt thực tiễn: tình trạng một người có nhiều quốc tịch hoặc không
quốc tịch
Khó khăn lớn nhất là tình trạng một người có nhiều quốc tịch. Tình trạng này hiện khá
phổ biến, do pháp luật của nhiều nước cho phép phụ nữ sau khi kết hôn với người
nước ngoài vẫn được giữ quốc tịch gốc. Một lý do khác, đó là phụ nữ có quyền yêu cầu
cho con cái được mang quốc tịch của mẹ. Do vậy, nhiều trẻ em sinh ra có hai quốc
tịch. Đối với xung đột về quốc tịch, có hai giải pháp truyền thống, đó là:
Nếu người có nhiều quốc tịch là công dân của nước có cơ quan thụ lý vụ việc
thì quốc tịch của nước có cơ quan thụ lý vụ việc đương nhiên là quốc tịch có giá
trị;
Nếu người đó có hai quốc tịch nước ngoài thì cơ quan thụ lý vụ việc phải xác
định quốc tịch nào là quốc tịch có quan hệ chặt chẽ nhất.
Giải pháp thứ nhất tương đối khó, bởi vì giải pháp này sẽ dẫn đến tình huống người vợ
là công dân của nước A kết hôn với người chồng là công dân của nước B và sau đó có
quốc tịch của nước B do kết hôn. Nếu thủ tục ly hôn được tiến hành tại nước B thì
pháp luật áp dụng là pháp luật nước B. Quyết định ly hôn có nguy c không được công
nhận tại nước A. Chính vì vậy, giải pháp hợp lý nhất là trong trường hợp quyết định
được đưa ra nước ngoài, thẩm phán được yêu cầu công nhận quyết định ly hôn (ở đây
là thẩm phán nước A) nên công nhận quyết định ly hôn mà không chỉ trích quyết định
này của thẩm phán nước B. Giải pháp này hiện đang rất phổ biến trong thực tiễn xét
xử ở Châu Âu. Đây đồng thời cũng là giải pháp được quy định tại Công ước La Hay
năm 1970 về công nhận quyết định ly hôn.
Đối với giải pháp thứ hai, chúng ta thậm chí có thể không ưu tiên lựa chọn quốc tịch
của nước có Tòa án thụ lý vụ việc nếu quốc tịch này không có quan hệ chặt chẽ với
đương sự. Theo hướng này, khoản 1 và 3 Điều 1 Đạo luật năm 1981 của Hà Lan quy
định rằng: "Nếu một người có từ hai quốc tịch trở lên thì luật quốc tịch có hiệu lực áp
dụng là luật của nước có quan hệ chặt chẽ nhất với người đó trong mọi trường hợp ".
2. Khó khăn về mặt lý luận
Quy định vấn đề ly hôn thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tịch tất yếu đặt ra vấn
đề luật áp dụng đối với những gia đình có thành viên là công dân của những nước
khác nhau. Trong luật quốc tịch, nhiều giải pháp đã được tính đến, tuy nhiên, không
giải pháp nào thỏa mãn yêu cầu đặt ra:
Áp dụng kết hợp luật quốc tịch của cả người vợ và người chồng: giải pháp này
không phù hợp bởi vì quy định như vậy quá gò bó;
Áp dụng riêng rẽ luật quốc tịch của từng người cho từng vấn đề tương ứng: giải
pháp này sẽ dẫn đến những hệ quả vô lý (một người được coi là đã ly hôn ở nước
này trong khi người còn lại vẫn được coi là đã kết hôn ở nước khác);
Lựa chọn áp dụng luật quốc tịch của vợ hoặc của chồng: trước đây, pháp luật
áp dụng là pháp luật của người chồng. Ngày nay, phương án này đôi khi vẫn được
áp dụng tại các Tòa Bảo hiến của Đức, Ý hoặc được quy định trong pháp luật của
một số nước như Tây Ban Nha, Nhật Bản. Các quốc gia Hồi giáo hiện vẫn áp dụng
giải pháp này.
Như vậy, chỉ còn một giải pháp duy nhất khả thi, đồng thời cũng là giải pháp phổ biến
hiện nay, đó là căn cứ theo hệ thuộc phụ trợ: hệ thuộc luật nơi cư trú chung. Giải
pháp này được đề xuất tại Điều 7 Nghị quyết của Viện Pháp luật quốc tế và sau đó
được chuyển hóa vào nội luật của nhiều nước. Cùng với thời gian, các phương án dần
được tinh lọc để đi đến thứ tự ưu tiên áp dụng như sau: trước hết phải ưu tiên áp dụng
pháp luật quốc tịch chung của vợ và chồng; trong trường hợp không có quốc tịch
chung, áp dụng pháp luật quốc tịch chung cuối cùng; tiếp đến là pháp luật nơi cư trú
chung; nơi cư trú chung cuối cùng và cuối cùng là pháp luật của Tòa án thụ lý vụ việc.
B. HỆ THUỘC LUẬT NƠI CƯ TRÚ HOẶC NƠI THƯỜNG TRÚ
Quy định áp dụng pháp luật nơi cư trú đối với vấn đề ly hôn thể hiện nguyên tắc "pháp
luật áp dụng đối với một tình huống nhất định là pháp luật nơi gần nhất so với nơi xảy
ra tình huống đó". Khái niệm nơi cư trú phải được hiểu là nơi cư trú trong quan hệ tư
pháp quốc tế. Cụ thể là nếu hai vợ chồng không chung sống với nhau nhưng cùng cư
trú trong một nước thì được coi là có cùng nơi cư trú. Điều quan trọng là tình huống
trên thực tế bởi vì thực tế thường khác với khái niệm pháp lý trong nội luật. Hiện nay,
có thể nhận thấy xu hướng chung là chuyển sang căn cứ theo một tiêu chí cụ thể hơn,
tiêu chí nơi thường trú (Đạo luật năm 1981 của Hà Lan quy định trong trường hợp
không có quốc tịch chung thì căn cứ theo tiêu chí "nơi thường trú tại cùng một nước").
1. Thuận lợi
Hệ thuộc này có nhiều thuận lợi. Thứ nhất, nếu ly hôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật
quốc tịch thì sẽ có khả năng phải áp dụng pháp luật nước ngoài; như vậy, thẩm phán
sẽ gặp khó khăn hơn so với việc áp dụng pháp luật của Tòa án. Tuy nhiên, nếu pháp
luật áp dụng là pháp luật nơi cư trú hoặc pháp luật nơi thường trú thì điều này hoàn
toàn phù hợp với tiêu chí chung về thẩm quyền xét xử của Tòa án: thẩm phán hầu
như sẽ không còn phải áp dụng pháp luật nước ngoài. Thứ hai, với hệ thuộc nơi cư trú
hoặc nơi thường trú, chúng ta có thể tránh được tình trạng pháp luật của vợ và chồng
có quy định khác biệt. Rất có thể quy định cũ về việc đương nhiên coi phụ nữ có cùng
nơi cư trú với chồng sẽ được xóa bỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, vợ chồng thường cư trú
tại cùng một nước. Trong trường hợp vợ chồng cư trú tại các nước khác nhau, chúng
ta có thể áp dụng pháp luật nơi cư trú chung cuối cùng (với điều kiện một trong hai
người hiện vẫn đang cư trú tại nơi cư trú đó; đây là trường hợp thường xuyên xảy ra
nhất trên thực tế).
Với những thuận lợi nêu trên, hiện nay, hệ thuộc luật nơi cư trú hoặc nơi thường trú
thường hay được áp dụng hơn hệ thuộc luật quốc tịch. Về nguyên tắc, pháp luật Pháp
căn cứ theo hệ thuộc luật quốc tịch. Từ năm 1975, các trường hợp ly hôn giữa các cặp
vợ chồng cư trú tại Pháp do pháp luật Pháp điều chỉnh. Nếu quy định này được ban
hành vào thời điểm hiện nay thì rất có thể, pháp luật Pháp sẽ lựa chọn tiêu chí nơi
thường trú. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng hai hệ thuộc này không có những
hạn chế nhất định.
2. Hạn chế
Một hạn chế của hệ thuộc nơi cư trú và đặc biệt là hệ thuộc nơi thường trú, đó là trong
một số trường hợp, chúng ta không thể xác định được chính xác hệ thuộc cần áp
dụng. Ví dụ: Đối với những người lao động nhập cư, chúng ta không thể biết họ muốn
cư trú lâu dài hay chỉ muốn tạm trú tại nước tiếp nhận lao động. Ngoài ra, cá nhân có
thể khai báo không đúng sự thật để lẩn tránh pháp luật, bởi vì định nghĩa về nơi cư trú
của một người thể hiện ý định cư trú của người đó. Hạn chế này thường không xảy ra
đối với hệ thuộc nơi thường trú, tuy nhiên, hệ thuộc này lại có hạn chế khác, đó là: nơi
thường trú thường xuyên thay đổi, làm ảnh hưởng đến hiệu lực của quyết định ly hôn.
Nếu ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi vợ chồng thường trú thì khi nơi
thường trú thay đổi, liệu hiệu lực của quyết định ly hôn có thay đổi theo pháp luật của
nơi thường trú mới hay không?
Cũng có thể xảy ra trường hợp vợ chồng không cư trú hoặc không thường trú tại cùng
một nước. Trong trường hợp này, chúng ta có thể áp dụng trở lại hệ thuộc "luật quốc
tịch chung", nếu vợ chồng cùng chung quốc tịch (P. Lagarde)…
C. XEM XÉT NGUYỆN VỌNG CỦA CÁC BÊN
Nghị quyết năm 1987 của Viện Pháp luật quốc tế về hai hệ thuộc luật quốc tịch và luật
nơi cư trú trong tư pháp quốc tế quy định như sau: "5. Về hiệu lực của việc kết hôn, ly
hôn và ly thân, các quốc gia nên cho phép vợ chồng được tự do lựa chọn giữa luật
quốc tịch và luật nơi cư trú, nếu vợ chồng có cùng quốc tịch, cùng nơi cư trú và nước
mà vợ chồng mang quốc tịch không phải là nước nơi vợ chồng cư trú".
Tương tự, Đạo luật năm 1981 của Hà Lan nêu trên cũng đề cập đến trường hợp vợ
chồng có cùng quốc tịch nhưng quốc tịch chung không kéo theo quan hệ xã hội thực tế
với nước có liên quan đối với ít nhất một trong hai người. Trong trường hợp này, pháp
luật quốc tịch chung chỉ có hiệu lực áp dụng nếu vợ chồng lựa chọn áp dụng pháp luật
này; nếu không, pháp luật áp dụng là pháp luật nơi thường trú của vợ chồng (như
vậy, với quy định này, phụ nữ có thể không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật
của người chồng, tức pháp luật của nước mà người vợ mặc nhiên mang quốc tịch kể từ
thời điểm kết hôn (khoản 2 Điều 1). Ngoài ra, khoản 4 Điều này còn cho phép người
vợ hợp tự do lựa chọn pháp luật Hà Lan là pháp luật áp dụng trong mọi trường hợp.
Quy định này nhằm cho phép lựa chọn áp dụng pháp luật của Tòa án trong trường hợp
Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ việc.
KẾT LUẬN
Mỗi hệ thống pháp luật có thể có những hệ thuộc chính khác nhau; tuy nhiên, hệ
thuộc nơi cư trú và hệ thuộc nơi thường trú vẫn là những hệ thuộc phụ trợ thường
xuyên được sử dụng tại các nước theo hệ thuộc luật quốc tịch.
II. XUNG ĐỘT THẨM QUYỀN XÉT XỬ
A. THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN
Trong lĩnh vực ly hôn, có rất nhiều căn cứ xác định thẩm quyền đa dạng; điều này
khiến cho chúng ta phải lưu ý đến vấn đề nhiều Tòa án được yêu cầu giải quyết cùng
một vụ việc.
1. Tính đa dạng của các căn cứ xác định thẩm quyền
a. Căn cứ khách quan
Một số căn cứ cho phép xác định được thẩm quyền của Tòa án mà ít gây tranh chấp.
Căn cứ đầu tiên là Tòa án của nước nơi thường trú của vợ chồng. Căn cứ này được dễ
dàng chấp nhận bởi vì có quan hệ chặt chẽ với tình huống. Trong trường hợp vợ chồng
không thường trú tại cùng một nơi thì có thể xác định thẩm quyền của Tòa án theo các
căn cứ sau:
o Nơi thường trú chung cuối cùng của vợ chồng, với điều kiện vợ hoặc chồng vẫn
phải tiếp tục cư trú tại nơi đó. Nơi thường trú chung cuối cùng là nơi tập trung
quyền lợi của vợ chồng. Ngoài ra, có thể tính đến việc con chưa thành niên hiện
vẫn đang cư trú cùng với vợ hoặc chồng tại nơi cư trú chung cuối cùng của vợ
chồng.
o Nơi thường trú của bị đơn: Đây là một căn cứ xác định thẩm quyền khá phổ
biến.
o Nơi thường trú của nguyên đơn. Căn cứ này không phù hợp với nguyên tắc xác
định thẩm quyền truyền thống theo đó cần ưu tiên áp dụng tiêu chí nơi cư trú của
bị đơn. Tuy nhiên, xuất phát từ tính đặc thù của vấn đề ly hôn, chúng ta vẫn có thể
áp dụng căn cứ nơi thường trú của nguyên đơn: quyền lợi của nguyên đơn thường
xứng đáng được ưu tiên xem xét hơn quyền lợi của bị đơn, bởi vì đây là trường hợp
liên quan đến một người vợ hoặc chồng bị bỏ rơi. Tuy nhiên, để xác định thẩm
quyền theo căn cứ này, thời gian cư trú của nguyên đơn phải đủ dài (theo Nghị định
mới đây của Liên minh Châu Âu, thời gian này là 1 năm và có thể giảm xuống 6
tháng nếu vợ hoặc chồng là công dân của nước có liên quan hoặc "cư trú" tại nước
này theo cách giải thích của các nước theo hệ thống luật Common Law).
o Trong một số trường hợp, Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi kết hôn. Tuy
nhiên, căn cứ xác định thẩm quyền này không hoàn toàn thỏa đáng.
b. Quốc tịch của vợ chồng
Về nguyên tắc, căn cứ này không đặt ra vấn đề gì nếu quốc tịch được căn cứ là quốc
tịch chung của vợ chồng; bởi vì trong trường hợp đó, căn cứ này không phân biệt quốc
tịch của vợ và chồng. Nghị định của Cộng đồng Châu Âu về thẩm quyền của Tòa án,
công nhận và thi hành quyết định của Tòa án trong lĩnh vực hôn nhân quy định căn cứ
đầu tiên được sử dụng để xác định thẩm quyền trực tiếp của Tòa án là căn cứ nơi
thường trú chung của vợ chồng. Trong trường hợp vợ chồng có nơi thường trú chung
thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án của nước mà vợ chồng mang quốc tịch. Phương án
này chính là phương án quy định trong Công ước La Hay ngày 1 tháng 6 năm 1970 về
công nhận quyết định ly hôn (Điều 2.3.). Ngoài ra, chúng ta còn thấy xuất hiện thêm
một điều kiện, đó là quốc tịch chung của vợ chồng phải ít có ý nghĩa đối với một trong
hai vợ chồng; đây là trường hợp người phụ nữ được tự động nhập quốc tịch của chồng
sau khi kết hôn và cả hai vợ chồng đều không cư trú tại nước mà họ mang quốc tịch.
Căn cứ quốc tịch của bị đơn cũng không vấp phải thái độ phản đối nào, với điều kiện bị
đơn được quyền tự do sử dụng hoặc không sử dụng căn cứ này.
Còn trường hợp quốc tịch của nguyên đơn? Vốn được công nhận một cách phổ biến,
thẩm quyền riêng biệt của quốc gia trong việc điều chỉnh quy chế công dân của nước
mình hoàn toàn có thể mở rộng sang cả lĩnh vực về thẩm quyền của Tòa án để đảm
bảo quyền lợi của quốc gia trong lĩnh vực này. Đây có thể được coi là một đặc quyền;
tuy nhiên, thẩm quyền của Tòa án trong trường hợp này lại hoàn toàn có căn cứ. Tóm
lại, thẩm quyền của Tòa án nước có nguyên đơn là công dân không nhất thiết kéo theo
hiệu lực áp dụng của luật của Tòa án đó. Như chúng ta đã xem xét, hiện nay, thông
thường, trong trường hợp vợ chồng không cùng quốc tịch, quy phạm xung đột sẽ dẫn
chiếu đến pháp luật của nơi cư trú chung hoặc thậm chí là nơi cư trú chung cuối cùng
nhằm nhanh chóng áp dụng pháp luật quốc tịch của một bên. Ngoài ra, cho dù Tòa án
áp dụng pháp luật của nước mà nguyên đơn mang quốc tịch với tư cách là pháp luật
có hiệu lực áp dụng chính hoặc áp dụng phụ trợ, thì cũng hoàn toàn dễ hiểu khi một
người có thể được Tòa án trong nước áp dụng pháp luật nhân thân của nước mình.
Liên quan đến quy phạm xác định thẩm quyền gián tiếp, Công ước La Hay nói trên đã
công nhận Tòa án có thẩm quyền là Tòa án của nước mà nguyên đơn đã từng mang
quốc tịch, kèm theo một số điều kiện bổ sung đối với yếu tố chủ quan này (điểm 4 và
5 Điều 2).
Thỏa thuận chung của vợ chồng cũng có thể được chấp nhận. Trước hết, thỏa thuận
chung của vợ chồng cho phép khắc phục tình trạng có quá nhiều căn cứ xác định thẩm
quyền của Tòa án: nếu vợ chồng thống nhất lựa chọn một căn cứ để xác định thẩm
quyền của Tòa án thì thỏa thuận của vợ chồng sẽ cho phép loại trừ các căn cứ còn lại.
Tuy nhiên, thỏa thuận chung của vợ chồng không thực sự là một yếu tố có căn cứ
vững chắc, bởi vì thỏa thuận của vợ chồng có thể dẫn đến các trường hợp lạm dụng
(forum shopping). Có thể xác định được các Tòa án có thẩm quyền thụ lý vụ án; hoặc
trong trường hợp liên quan đến việc công nhận quyết định ly hôn, chúng ta có thể yêu
cầu Tòa án phải có liên hệ chặt chẽ với tình huống. Nghị định của Liên minh Châu Âu
cho phép vợ chồng yêu cầu Tòa án nơi thường trú của vợ hoặc chồng giải quyết ly
hôn, nếu yêu cầu đó là yêu cầu chung của vợ chồng.
2. Vấn đề nhiều Tòa án cùng thụ lý một vụ việc (litispendance)
Do có nhiều căn cứ khác nhau để xác định thẩm quyền của Tòa án, đồng thời xuất
phát từ đặc điểm còn nhiều tranh cãi của các tranh chấp giữa vợ và chồng nên nguy
cơ một vụ việc được 2 Tòa án cùng thụ lý là tương đối cao. Trong trường hợp này, cần
loại trừ một Tòa án, nếu không, các Tòa án có thể sẽ gặp phải những tình huống hoàn
toàn mâu thuẫn với nhau. Đây chính là nguyên tắc giải quyết trường hợp nhiều tòa án
cùng có thẩm quyền đối với một vụ việc. Nguyên tắc này ngăn chặn khả năng khởi
kiện trước một Tòa án nếu vụ việc đã được một Tòa án khác thụ lý. Về nguyên tắc,
Tòa án thứ hai thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ sang cho Tòa án thứ nhất giải quyết.
Tuy nhiên, hiện nay, ngoài một số công ước quốc tế, vấn đề tòa án của nhiều nước
cùng có thẩm quyền đói với một vụ việc còn rất ít được đề cập.
Nghị định của Liên minh Châu Âu là một ví dụ về công nhận tình trạng tòa án của
nhiều nước cùng có thẩm quyền với một vụ việc (litispendance). Có thể nhận thấy
Nghị định này đã công nhận khái niệm litispendance theo nghĩa rộng. Về nguyên tắc,
litispendance chỉ xảy ra khi Tòa án của hai nước khác nhau nhận được yêu cầu khởi
kiện đối với cùng một vụ việc và cùng có thẩm quyền đối với vụ việc đó. Tuy nhiên, ở
đây, chúng ta lại đang ở trong khuôn khổ của vấn đề chia rẽ giữa vợ và chồng, tức
một vấn đề được thể hiện qua hai nội dung hoàn toàn khác biệt là ly hôn và ly thân;
và trong một số trường hợp còn có thêm một nội dung nữa, đó là yêu cầu tuyên bố
hôn nhân vô hiệu. Theo quy định của Nghị định Liên minh Châu Âu, dù nội dung khởi
kiện có thể khác nhau (ví dụ một người yêu cầu ly hôn tại một nước thành viên của
Liên minh Châu Âu còn người kia yêu cầu tuyên bố hôn nhân vô hiệu tại một nước
thành viên khác) thì Tòa án thứ hai thụ lý vụ việc phải mặc nhiên đình chỉ vụ việc cho
đến khi xác định được thẩm quyền của Tòa án thứ nhất. Nếu Tòa án thứ nhất có thẩm
quyền thì Tòa án thứ hai phải chuyển hồ sơ vụ việc sang cho Tòa án thứ nhất, đồng
thời nguyên đơn đã khởi kiện ra Tòa án thứ hai có thể khởi kiện ra Tòa án thứ nhất có
thẩm quyền (Điều 19).
B. CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH LY HÔN CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI
Nếu quyết định ly hôn được đưa ra tại một nước thì quyết định này nên được công
nhận tại những nước khác nhằm tránh tình trạng một quyết định có quy chế không
thống nhất tại những nước khác nhau. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng chúng
ta có thể bỏ qua công tác kiểm tra quyết định ly hôn của Tòa án nước ngoài. Những
nội dung cơ bản của công tác kiểm tra này tương đối phổ biến.
Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp
68
1. Kiểm tra thẩm quyền của Tòa án ra quyết định
Đây là nội dung quan trọng nhất. Chúng ta không nên coi quy phạm xác định thẩm
quyền của Tòa án là các quy phạm thẩm quyền chuyên biệt. Hiện nay, quan điểm này
cũng đã dần thay đổi. Căn cứ xác định thẩm quyền hợp lý nhất, đó là căn cứ về mối
quan hệ hệ thuộc cần thiết giữa Tòa án và vụ việc.
2. Liệu có cần kiểm tra pháp luật áp dụng?
Không cần thiết phải kiểm tra pháp luật áp dụng, bởi vì quốc tịch, nơi cư trú và nơi
thường trú đều đã là những hệ thuộc chặt chẽ. Pháp luật hiện đại của Hà Lan, Đức,
Thụy Sĩ… quy định không cần kiểm tra pháp luật áp dụng.
3. Trật tự công
Có hai hình thức trật tự công:
a. Trật tự công về mặt tố tụng
Trật tự công về mặt tố tụng liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ
các quyền tự bảo vệ, hay nói cách khác là kiểm tra xem liệu các quyền tố tụng của
người vợ hoặc chồng đã được đảm bảo tuân thủ hay chưa. Tuy nhiên, về khía cạnh
này, trường hợp thuận tình ly hôn lại đặt ra một vấn đề tương đối đặc thù: Bởi vì ở
đây, chúng ta không thể đề cập đến "các quyền tự bảo vệ", tuy nhiên, điều này không
có nghĩa là không thể xảy ra trường hợp người vợ hoặc người chồng gây sức ép buộc
người kia thuận tình ly hôn.
b. Trật tự công về mặt nội dung
Chúng ta cần phải chấp nhận các hình thức ly hôn khác với các hình thức quy định
trong pháp luật của Tòa án nơi thi hành quyết định ly hôn (căn cứ khác nhau, hiệu lực
ly hôn rộng hơn hoặc hạn chế hơn). Tuy nhiên, riêng đối với các quan niệm về mặt
đạo đức, cần đặc biệt tránh công nhận các quan điểm đạo đức trái ngược với quan
điểm của mình. Đây chính là trường hợp người chồng đơn phương chấm dứt hôn nhân.
4. Vi phạm pháp luật
Do có quá nhiều trường hợp lạm dụng để lẩn tránh pháp luật (forum shopping) trong
lĩnh vực ly hôn nên cần quy định thêm điều kiện không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên,
cần lưu ý rằng điều kiện không vi phạm pháp luật thường trùng với các điều kiện đã
nêu trên. Bởi vì vi phạm pháp luật thường đi kèm với vi phạm về thẩm quyền của Tòa
án thụ lý vụ việc, vi phạm về quyền tự bảo vệ hoặc vi phạm về pháp luật áp dụng
(nếu chúng ta vẫn giữ nguyên điều kiện này).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ly hôn có yếu tố nước ngoài.doc