Lý luận chung về doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

 Lời mở đầu. 2

CHƯƠNG I - LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH THEO LUẬT ĐẦU

 TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 4

I. KHÁI NIỆM VỀ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH THEO LUẬT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM. 4

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. 9

III - VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 11

CHƯƠNG II - QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THÀNH LẬP, QUẢN LÝ,

 GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 14

I - VỀ VẤN ĐỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 14

II - VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ 23

III - GIẢI THỂ VÀ THANH LÝ DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. 30

IV - PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH. 33

CHƯƠNG III - QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP LIÊN DOANH 35

I. TRONG LĨNH VỰC GÓP VỐN. 35

II. TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CƠ BẢN. 37

III. TRONG LĨNH VỰC TỔ CHỨC KINH DOANH 40

IV. TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH 43

V- TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NGOẠI HỐI. 51

VI. TRONG LĨNH VỰC KẾ TOÁN - THỐNG KÊ. 54

VII. TRONG LĨNH VỰC QUAN HỆ LAO ĐỘNG. 59

VIII. TRONG LĨNH VỰC CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ, BẢO VỆ MỘI TRƯỜNG. 63

IX. TRONG LĨNH VỰC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP. 65

 Kết Luận và kiến nghị 68

 

doc68 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận chung về doanh nghiệp liên doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. (Điều 53 Luật đầu tư). Thời hạn thanh lý doanh nghiệp không quá 6 tháng kể từ khi hết thời hạn hoạt động hoặc từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp trước thời hạn. Trong trường hợp đặc biệt cần thiết được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y, thời hạn này có thể kéo dài hơn, nhưng không quá một năm. 2.1. Thành lập Ban Thanh lý doanh nghiệp liên doanh. Chậm nhất 6 tháng kể từ khi hết thời hạn hoạt động hoặc chậm nhất 30 ngày sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp liên doanh trước thời hạn, Hội đồng quản trị có trách nhiệm thành lập Ban Thanh lý doanh nghiệp gồm đại diện của các bên liên doanh. Các thành viên Ban Thanh lý có thể được chọn trong các nhân viên của doanh nghiệp liên doanh, hoặc các chuyên gia ngoài doanh nghiệp liên doanh. Hội đồng quản trị quy định quyền hạn và nhiệm vụ của Ban Thanh lý. Nếu quá thời hạn nêu trên mà Hội đồng quản trị không tự thành lập được Ban Thanh lý thì cơ quan cấp Giấy phép đầu tư sẽ quyết định thành lập Ban Thanh lý để tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp liên doanh. Khi đó, Ban Thanh lý sẽ có một số quyền hạn và trách nhiệm khác với Ban Thanh lý do Hội đồng quản trị thành lập như: Ban Thanh lý có toàn quyền độc lập với Hội đồng quản trị trong việc tiến hành thanh lý phù hợp với nội dung được quy định trong quyết định thành lập và chịu trách nhiệm trước Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan, Toà án về những hoạt động của mình. Ban Thanh lý đại diện cho doanh nghiệp liên doanh đang giải thể, chịu trách nhiệm trước Toà án, các cơ quan Nhà nước cho mọi hành vi thanh lý của mình. 2.2. Hoạt động của Ban Thanh lý. Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập, Ban Thanh lý phải hợp phiên đầu tiên để thông qua kế hoạch, phương thức và kinh phí trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Ban Thanh lý có trách nhiệm thông báo với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về ngày thành lập và ngày chính thức hoạt động của Ban. Ban Thanh lý có nhiệm vụ và quyền hạn sau: - Tiếp nhận và kiểm tra lại toàn bộ sổ sách kế toán của doanh nghiệp, thu lại con dấu của doanh nghiệp trong trường hợp cần thiết. - Xác định và liệt kê tài sản của doanh nghiệp. - Quản lý và đánh giá hiện trạng giá trị còn lại của các tài sản. - Kiến nghị phương thức thanh lý và phê chuẩn tài sản còn lại của doanh nghiệp. - Trong trường hợp được Hội đồng Quản trị uỷ quyền thì Ban Thanh lý có thể đứng ra thực hiện việc thanh lý và phân chia tài sản thanh lý. 2.3. Trình tự thanh lý. Sau khi kê biên, thẩm định tài sản của doanh nghiệp liên doanh thì Ban Thanh lý tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Tài sản thanh lý sẽ được ưu tiên thanh toán là mọi chi phí về thanh lý doanh nghiệp liên doanh. Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp liên doanh được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau: - Lương và các chi phí bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp còn nợ người lao động; - Các khoản thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp đối với Nhà nước Việt nam. - Các khoản vay (kể cả lãi) - Các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp. Sau khi đã thanh lý tài sản của doanh nghiệp theo trình tự ưu tiên nêu trên, nếu tài sản còn dư lại sẽ được phân chia cho các bên liên doanh theo thoả thuận. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc thanh lý, doanh nghiệp liên doanh có trách nhiệm nộp Giấy phép đầu tư, báo cáo thanh lý, hồ sơ hoạt động cho cơ quan cấp Giấy phép đầu tư và nộp con dấu cho cơ quan cấp dấu. Báo cáo thanh lý phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y. Cơ quan cấp Giấy phép đầu tư thu hồi Giấy phép đầu tư và thông báo cho các cơ quan hữu quan. Trong trường hợp có tranh chấp giữa các bên liên doanh, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư vẫn quyết định chấm dứt hoạt động thanh lý nếu đã hết thời hạn thanh lý theo quy định của pháp luật các vấn đề tranh chấp về việc thanh lý giữa các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh với nhau trước hết phải được giải quyết thông qua thương lượng và hoà giải giữa các bên. Nếu hoà giải không thành thì các bên tranh chấp có thể thoả thuận một trong các phương thức giải quyết sau đây: - Toà án Việt Nam. - Trọng tài Việt Nam hoặc Trọng tài nước ngoài, Trọng tài quốc tế. - Trọng tài do các bên thoả thuận thành lập. IV - Phá sản doanh nghiệp liên doanh. Phá sản doanh nghiệp là một hiện tượng phổ biến trên thế giới, là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phá sản hết sức đa dạng. Đó có thể là do đặc điểm của nền kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh; do sự yếu kém về năng lực tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do nhà đầu tư không thích ứng được với những biến động của nền kinh tế thị trường; cũng có thể là do nhà đầu tư không nghiên cứu kỹ dự án đầu tư ... Ngoài những nguyên nhân chủ quan nói trên, thực tế cũng cho thấy cũng có thể do những nguyên nhân bất khả kháng gây ra. Trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng vậy, các doanh nghiệp cũng có thể bị rơi vào tình trạng phá sản là điều không thể tránh khỏi, điều này dẫn đến doanh nghiệp bị chấm dứt hoạt động. Do vậy sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng trước hết là người lao động làm việc trong doanh nghiệp đó, các chủ nợ cũng như toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết phá sản doanh nghiệp, Luật phá sản doanh nghiệp đã được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/1994. Theo quy định tại Điều 2 Luật phá sản doanh nghiệp “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính mà vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn”. Tuy hình thức đầu tư doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng là một pháp nhân Việt Nam, chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. Do vậy có thể hiểu “Doanh nghiệp liên doanh lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn”. Theo quy định của pháp luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam, dấu hiệu để xác định doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh là: - Doanh nghiệp liên doanh kinh doanh bị thua lỗ trong hai năm liên tiếp đến mức không trả được các khoản nợ đến hạn. Thể hiện sau 30 ngày mà chủ nợ gửi Giấy đòi nợ mà không trả được thì bị coi là mất khả năng thanh toán. - Doanh nghiệp liên doanh không đủ trả lương cho người lao động trong 3 tháng liên tiếp có nghị quyết của công đoàn hoặc đại hiện người lao động (nơi chưa có tổ chức công đoàn) yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Khi xuất hiện một hoặc các dấu hiệu nói trên thì doanh nghiệp liên doanh phải áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết. Sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn thì bị coi là doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Theo quy định tại Điều 53 Luật đầu tư: “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị tuyên bố phá sản thì được giải quyết theo pháp luật về phá sản doanh nghiệp (trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác). Ngoài ra trong quá trình thanh lý, nếu xét thấy doanh nghiệp lâm vào, tình trạng phá sản thì việc xử lý tài sản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tiến hành theo thủ tục của pháp luật về phá sản doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do vậy sẽ áp dụng pháp luật phá sản doanh nghiệp của Việt Nam. Chương III Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh được thành lập và hoạt động tại Việt Nam là một pháp nhân theo pháp luật Việt Nam có quyền bình đẳng với các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam. Có nghĩa vụ hoạt động đúng quy định ghi trong Giấy phép đầu tư, trong hợp đồng liên doanh, điều lệ của doanh nghiệp và phù hợp với những quy định của pháp luật Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh được Nhà nước Việt Nam quy định tương đối cụ thể trong mọi lĩnh vực đầu tư. Việc quy định quyền và nghiã vụ của doanh nghiệp liên doanh thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta và thể hiện sự ưu đãi của Nhà nước ta đối với các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó có doanh nghiệp liên doanh. Các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp liên doanh được pháp luật về luật đầu tư nước ngoài quy định cụ thể trong từng lĩnh vực đầu tư. I. Trong lĩnh vực góp vốn. Khi tham gia doanh nghiệp liên doanh, các bên tham gia liên doanh thỏa thuận phần vốn góp của mỗi bên vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh và phải tuân theo những quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài.Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh là mức vốn phải có để thành lập doanh nghiệp được ghi trong điều lệ doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp liên doanh không được giảm vốn pháp định, việc tăng vốn đầu tư, vốn pháp định, thảy đổi tỷ lệ vốn góp của các bên liên doanh do Hội đồng Quản trị doanh nghiệp liên doanh quyết định và phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chuẩn y. 1. Về hình thức góp vốn: Các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh được góp vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh bằng các loại tài sản hữu hình vô hình và dịch vụ. Các loại tài sản này đều có thể thoả thuận làm vốn góp vào doanh nghiệp liên doanh, việc đánh gía các loại tài sản này do các bên thoả thuận và chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan cấp Giấy đầu tư chuẩn y. Theo quy định tại điều 7 Luật đầu tư : Hình thức góp vốn được quy định như sau: 1. Bên nước ngoài tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vố pháp định bằng: a. Tiền nước ngoài, tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam; b. Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác; c. Gía trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật; 2. Bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh góp vốn pháp định bằng: a. Tiền Việt Nam, tiền nước ngoài; b. Giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; c. Các nguồn tài nguyên, giá trị quyền sử dụng mặt nước, mặt biển theo quy định của pháp luật; d. Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công trình xây dựng khác; đ. Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ dịch vụ kỹ thuật. Ngoài những hình thức góp vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh nêu trên, các bên có thể thoả thuận góp vốn bằng các hình thức khác nhưng phải được Chính phủ chấp thuận. Bên Việt Nam được huy động vốn tự có và nguồn vốn của các doanh nghiệp, cá nhân trong nước để có tỷ lệ thích hợp trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh. Nếu Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất phải căn cứ vào điều kiện cụ thể của dự án để baỏ đảm sử dụng đất và kinh doanh có hiệu quả, và phải tuân theo những quy định của pháp luật đất đai. Theo quy định nói trên thì Bên nước ngoài tham gia doanh nghiệp liên doanh được góp vốn bằng tiền Việt Nam. Tuy nhiên tiền Việt Nam phải có nguồn gốc từ lợi nhuận, thanh lý, chuyển nhượng vốn đầu tư tại Việt Nam. 2. Tỷ lệ vốn góp. Theo quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài thì phần vốn góp của Bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh không bị hạn chế về mức cao nhất theo sự thoả thuận của các bên nhưng không dưới 30% vốn pháp định . Trong một số trường hợp, căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinh doanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có thể xem xét cho phép Bên nước ngoài tham gia doanh nghiệp có tỷ lệ góp vốn pháp định thấp đến 20%. Trong trường hợp liên doanh mới, tỷ lệ góp vốn pháp định của các nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm tỷ lệ nêu trên. Đối với doanh nghiệp liên doanh nhiều bên, tỷ lên góp vốn tối thiểu của mỗi Bên Việt Nam do Chính phủ quy định. Như vậy , trong cơ cấu vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh phải có hai loại vốn của Bên Việt Nam và Bên nước ngoài. Phần vốn góp của các bên vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Vốn đầu tư là vốn để thực hiện dự án đầu tư, bao gồm vốn pháp định và vốn vay. Đối với các dự án công trình kết cấu hạ tầng tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, dự án đầu tư vào miền núi, vùng sâu, vùng xa, trồng rừng, tỷ lệ này có thể thấp đến 20% nhưng phải được cơ quan cấp Giấy phép đầu tư chấp thuận. Vấn đề đáng quan tâm hiện nay là hầu hết trong các liên doanh, bên đối tác Việt Nam chỉ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và phải nhờ Bên nước ngoài vay để góp vốn pháp định nên gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên cũng có liên doanh, Bên nước ngoài chủ yếu góp vốn bằng máy móc thiết bị nhưng không phải góp một lần mà là nhiều lần, chỉ rót kỳ đầu, hy vọng lấy lãi nhập vốn tiếp tục đầu tư. Trong khi đó, Bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị sử dụng đất và thường góp một lần ngay khi bắt đầu triển khai dự án làm cho vốn thực tế của Bên Việt Nam trong thời gian đầu của dự án lớn hơn tỷ lệ tính theo vốn đăng ký gây thiệt hại cho phía Việt Nam. Do vậy, cần xử lý linh hoạt tỷ lệ góp vốn của Bên Việt Nam trong các liên doanh. Vốn góp bằng giá trị công nghệ chuyển giao không vượt quá 20% vốn pháp định (Điều 38 NĐ12/CP) 3. Tiến độ góp vốn. Vốn pháp định có thể được góp trọn một lần khi thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc từng phần trong một thời gian hợp lý. Phương thức và tiến độ góp vốn pháp định phải được quy định trong hợp đồng liên doanh và phù hợp với giải trình kinh tế - kỹ thuật. . Trong trường hợp các bên liên doanh không thực hiện việc góp vốn theo tiến độ đã cam kết mà không có lý do chính đáng, thì cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có quyền thu hồi Giấy phép đầu tư. Một trong những mục tiêu của liên doanh là nhằm thu hút nguồn vốn nước ngoài và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh phải có hiệu qủa. Do vậy, các bên tham gia liên doanh phải thực hiện việc góp vốn theo đúng tiến độ đã cam kết trong hợp đồng liên doanh. Nhưng trên thực tế có một số liên doanh, Bên nước ngoài không góp vốn đúng hạn định đã cam kết trong hợp đồng liên doanh, cố tình trì hoãn việc góp vốn theo điều lệ đã đăng ký. Vì vậy, Nhà nước phải có những quy định chặt chẽ một số nguyên tắc bắt buộc đủ điều kiện mới được tham gia liên doanh. II. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Trên cơ sở quy định tại điều 30 Luật đầu tư thì : Doanh nghiệp liên doanh sau khi hoàn thành xây dựng cơ bản hình thành doanh nghiệp phải nghiệm thu, quyết toán công trình, có xác nhận của tổ chức giám định. Doanh nghiệp liên doanh thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việc Nhà nước quy định hệ thống bảo đảm quản lý quá trình triển khai thực hiện dự án như: giám định, quyết toán công trình và đấu thầu, một mặt là nhằm nâng cao hiệu lực công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình triển khai thực hiện dự án. Mặt khác, nó còn giải quyết kịp thời và thoả đáng những yêu cầu của các nhà đầu tư. Do vậy, doanh nghiệp liên doanh khi tiến hành xây dựng cơ bản để hình thành doanh nghiệp phải tuân theo những quy định pháp luật có liên quan. 1. Đấu thầu: Theo quy định của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43- CP ngày 16 - 7- 1996 của Chính phủ và Nghị định 93 - CP ngày 23- 8- 1997 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu đã được ban hành thì đối tượng áp dụng quy chế này là : - Các dự án đầu tư liên doanh với nước ngoài của các doanh nghiệp Nhà nước có mức góp vốn pháp định của Bên Việt Nam từ 30% trở lên và phaỉ được tổ chức đấu thầu tai Việt Nam. - Các dự án đầu tư cần được lựa chọn đối tác liên doanh và theo hình thức hợp đồng BOT, BT. - Các dự án đầu tư khác mà chủ đầu tư quyết định tổ chức đấu thầu. Như vậy doanh nghiệp liên doanh khi triển khai thực hiện dự án sẽ phải tiến hành đấu thầu theo quy định của quy chế đấu thầu để đảm bảo được yêu cầu của dự án, chất lượng vật tư thiết bị cung ứng và sản phẩm xây lắp được đảm bảo và phù hợp hơn theo yêu cầu mục tiêu của mỗi dự án. Theo quy định của quy chế đấu thầu, việc tổ chức đấu thầu có những nội dunh chính sau: 1.1. Hình thức thực hiện đấu thầu Việc chuẩn bị và tổ chức đấu thầu do Bên mời thầu tiến hành. Bên mời thầu lập kế hoạch đấu thầu dự án, soạn dự án, soạn thảo hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu. Sau khi đã lựa chọn được nhà thầu phải tiến hành ký kết hợp đồng giữa Bên mời thầu và Bên trúng thầu vì đây là yêu cầu bắt buộc. Tuỳ theo tính chất của gói thầu, hình thức hợp đồng có thể là hợp đồng tư vấn, hợp đồng mua sắp vật tư thiết bị, hợp đồng xây lắp, hợp đồng dự án . 1.2. Quản lý đấu thầu: Bên mời thầu là chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu theo kế hoạch đấu thầu được duyệt. Hội đồng quản trị của doanh nghiệp liên doanh có trách nhiệm: - Xét duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh gía hồ sơ dự thầu và danh sách các nhà thầu được mời tham dự đấu thầu; - Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu; - Kiểm tra, chỉ đạo Bên mời thầu thực hiện đúng quy chế đấu thầu; - Phê duyệt hợp đồng ; - Kiểm tra, chỉ đạo Bên mời thầu ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng. 1.3. Phê duyệt kết quả đấu thầu: Việc phê duyệt và uỷ quyền phê duyệt kết quả đấu thầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ theo quy định của quy chế đấu thầu. Việc Nhà nước ta quy định cho doanh nghiệp liên doanh phải thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu là nhằm bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, công bằng, đem lại hiệu quả kinh tế cho dự án, tránh thiệt hại cho bên đối tác Việt Nam. Thực tế cho thấy hầu hết các dự án sau khi tổ chức đấu thầu đã đem lại hiệu quả rõ rệt, tiết kiệm đáng kể vốn đầu tư, thời gian thực hiện hợp đồng đươc rút ngắn. Giá trúng thầu được thông qua hoặc thoả thuận thường thấp hơn mức ước tính trước khi đấu thầu như: Dự án liên doanh kính nổi 24,7%, khách sạn Novotel Tourane Đà Nẵng 9,95%, thiết bị cho nhà máy xi măng Nghi Sơn 6,8%.. 2. Quyết toán vốn đầu tư 2.1. Nộp báo cáo quyết toán vốn đầu tư: Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày hoàn thành xây dựng công trình đưa vào khai thác sử dụng, doanh nghiệp liên doanh phải gửi hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư đến cơ quan cấp Giấy phép đầu tư để được cấp Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư đã thực hiện.Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải thể hiện đầy đủ các khoản chi phí đầu tư. Hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư bao gồm: + Báo cáo quyết toán vốn đầu tư đã thực hiện của doanh nghiệp phải được ;ập theo quy định trong phụ lục 1 kèm theo thông tư số 4/ 1998/TT-BKH ngày 18 - 5 - 1998 hướng dẫn báo cáo quyết toán vốn đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài. Báo cáo phải được Hội đồng quản trị nhất trí thông qua và do Tổng giám đốc ký. + Chứng chỉ giám định, báo cáo kết quả giám định giá trị máy móc, thiết bị nhập khẩu của dự án. + Báo cáo kết quả kiểm toán hoặc giám định chi phí xây dựng, chi phí khác. 2.2. Cấp Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư đầy đủ và hợp lệ do doanh nghiệp nộp, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư có trách nhiệm xem xét và cấp Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư đã thực hiện của dự án. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư đã được thực hiện của dự án, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư đối với những dự án theo phân cấp của Chính phủ và uỷ quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải gửi bản chính Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư đã thực hiện của dự án cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. 3. Giám định. 3.1. Giám định, kiểm toán chi phí xây dựng công trình Khi xây dựng công trình mà doanh nghiệp không thực hiện thông qua hình thức đấu thầu thì doanh nghiệp phải thực hiện việc giám định hoặc kiểm tra chi phí xây dựng. Nội dung giám định hoặc kiểm toán chi phí xây dựng phải theo quy định về giám định của thông tư số 4/1998/TT/BKH ngày 18 - 5- 1998. Sau khi giám định, tổ chức giám định phải cấp chứng chỉ giám định chi phí xây dựng cho chủ đầu tư. 3.2. Giám định thiết bị, máy móc nhập khẩu. Thiết bị, máy móc nhập khẩu vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư phải được giám định về giá trị và chất lượng của thiết bị, máy móc trước khi nhập khẩu hoặc trước khi lắp ráp nhưng nếu đã qua đấu thầu không phải giám định. Nếu không có quy định gì khác trong Giấy phép đầu tư và các quy định riêng về nhập khẩu thì thiết bị, máy móc nguyên chiếc của dự án đầu tư có vốn đầu tư từ 3 triệu USD trở lên phải được giám định. Sau khi giám định, tổ chức giám định phải cấp chứng chỉ giám định thiết bị, máy móc nhập khẩu cho chủ đầu tư. 3.3. Tái giám định. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan cấp Giấy phép đầu tư hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể yêu cầu một tổ chức giám định khác thực hiện việc tái giám định toàn bộ hoặc một phần các chi phí đã được giám định trong báo cáo quyết toán vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền được yêu cầu giải thích đối chất nếu kết quả tái giám định có sự khác biệt về giá trị so với các chi phí đã được giám định trong báo cáo quyết toán vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhưng phải chấp hành quyết định của cơ quan cấp Giấy xác nhận đăng ký vốn đầu tư. Mọi khiếu nại, tranh chấp về giám định và tái giám định được xử lý theo quy định của pháp luật. III. Trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh Theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp có quyền tự chủ về tài chính, hoạt động trên nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập. Do vậy doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có toàn quyền quyết định chương trình và kế hoạch kinh doanh của mình theo mục tiêu quy định trong Giấy phép đầu tư đã được cấp. Có quyền chủ động trong việc xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm ở trong nước, ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở của điều 31 luật đầu tư thì: Doanh nghiệp liên doanh có quyền tự chủ kinh doanh theo mục tiêu quy định trong Giấy phép đầu tư; được nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải; trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc uỷ quyền xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm của mình để thực hiện dự án đầu tư thưo quy định của pháp luật. Tuy nhiên để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên doanh theo mục tiêu quy định trong Giấy phép đầu tư thì trong thời hạn 60 ngày sau khi được cấp Giấy phép đầu tư, doanh nghiệp liên doanh thực hiện việc đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu và đăng ký sản phẩm tiêu thụ trong nước với Bộ Thương mại.Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Thương mại duyệt kế hoạch nhập khẩu, xuất khẩu và tiêu thụ trong nước cho từng dự án. 1. Về vấn đề nhập khẩu. Doanh nghiệp liên doanh căn cứ vào quy định trong Giấy phép đầu tư, giải trình kinh tế - kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật để lập kế hoạch nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư, trang bị..để xây dựng công trình tạo tài sản cố định. Kế hoạch nhập khẩu này có thể lập cho toàn bộ dự án, hoặc chia thành từng công đoạn phù hợp với tiến độ xây dựng của dự án. Doanh nghiệp có thể đề nghị Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền bổ sung điều chỉnh kế hoạch nhập khẩu nói trên. Doanh nghiệp lập kế hoạch nhập khẩu nói trên phải gửi hồ sơ đến Bộ Thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền. Hồ sơ gồm có: - Công văn đề nghị nhập khẩu kèm theo: + Báo cáo tóm tắt các nét chính của doanh nghiệp. + Danh mục máy móc, thiết bị, vật tư trang bị, vật liệu.. nhập khẩu để tạo tài sản. - Giấy phép đầu tư ( bản sao) - Giải trình kinh tế kỹ thuật - Thiết kế kỹ thuật ( nếu có các thay đổi so với giải trình kinh tế kỹ thuật) Tuy nhiên, đối với các dự án mà doanh nghiệp không phải làm giải trình kinh tế kỹ thuật mà chỉ cần đăng ký để được cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của Điều 4 Nghị định số 10/ 1998/ NĐ- CP thì trong hồ sơ không cần giải trinh kinh tế - kỹ thuật mà thay vào đó là hồ sơ đăng ký để có Giấy phép đầu tư. Về kế hoạch nhập khẩu bổ sung thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng, vật tư trang bị, phương tiện vận chuyển.. để mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu thuộc vốn đầu tư được giải quyết trên cơ sở Giấy phép đầu tư điều chỉnh tăng vốn đầu tư. Hồ sơ gồm: - Công văn đề nghị nhập khẩu - Giải trình kinh tế kỹ thuật tăng vốn của doanh nghiệp đã trình cơ quan cấp Giấy phép đầu tư điều chỉnh và Giấy phép đầu tư điều chỉnh. - Danh mục nhập khẩu bổ sung, phù hợp với vốn phân bố nhập khẩu danh mục quy định trong giải trình xin tăng vốn nói trên. Về kế hoạch nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư cho sản xuất. Doanh nghiệp lập kế hoạch nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư cho sản xuất gửi Bộ thương mại hoặc các cơ quan được Bộ Thương mại uỷ quyền để xem xét phê duyệt kịp thời kế hoạch nhập khẩu thuộc lĩnh vực được giao quản lý cho các doanh nghiệp. Về vấn đề nhập khẩu, pháp luật về đầu tư nước ngoài còn quy định: Doanh nghiệp liên doanh phải ưu tiên mua sắp thiết bị, máy móc, vật tư, phương tiện vận tải tại Việt Nam trong điều kiện kỹ thuật thương mại như nhau. . Việc quy định này là nhằm khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên mua sẵn tại Việt Nam khi mà tại Việt Nam đã đáp ứng được. 2. Về vấn đề xuất khẩu và tiêu thụ sản phẩm trong nước. Doanh nghiệp liên doanh sẽ căn cứ vào quy định trong Giấy phép đầu tư và công suất sản xuất thực tế hàng năm lập kế hoạch xuất khẩu và tiêu thụ tại Việt Nam sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất. Doanh ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0024.doc
Tài liệu liên quan