Phương pháp xác định hệ số giãn cách
1. Căn cứ xác định
Trên đây là một số ý kiến để thực hiện tốt hơn công tác trả lương dựa vào hệ số giãn cách
a) Thực hiện phân phối theo lao động phụ thuộc vào kết quả lao động của từng người, từng bộ phận.
b) Chống phân phối bình quân
c) Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong công ty, không sử dụng vào mục đích khác.
d) Lãnh đạo doanh nghiệp phối hợp tổ chức công đoàn cung cấp để xây dựng quy chế trả lương. Quy chế trả lương được phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp và đăng ký với cơ quan có thẩm quyền giao đơn giá tiền lương.
2. Các bước tiến hành xác định hệ số giãn cách và trả lương theo hệ số này cho công ty.
a) Với phương pháp trả lương theo thời gian
a1) Thống kê phân nhóm chức danh
- Giám đốc: 1 người
- Phó giám đốc, kế toán trưởng: 6 người
- Chuyên viên chính, kỹ sư chính, kinh tế viên chính: 32 người
- Chuyên viên, kỹ sư kinh tế viên: 34 người
- Cán sự kỹ thuật viên: 24 người
- Nhân viên phục vụ: 5 người
a2) Xác định bội số tiền lương
40 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2939 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận chung về hệ số giãn cách, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thổ để tranh thủ sự giúp đỡ của địa phương và tận dụng nguồn nhân lực, nguồn nguyên vật liệu.
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tôn trong lợi ích quốc gia, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp việc phát triển công ty với đảm bảo an ninh quốc phòng.
f. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Công trình Giao thông 134 trong một vài năm qua:
Biểu 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 1997 - 1999:
Năm
Giá trị SL
(Tỷ đồng)
Lợi nhuận
(Triệu đồng)
Trích nộp ngân sách
(Triệu đồng)
Thu nhập bình quân
(đồng)
Tỷ lệ tăng về số lượng so với năm trước
1997
55
1.280
2,150
759.716
+52,7%
1998
40,400
920
1,780
815.000
-27%
1999
53,270
720
2,540
850.000
31,8%
(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết cuối năm 1999)
Nhận xét:
- Từ năm 1997 đến 1999: Tốc độ tăng trưởng trung bình về giá trị số lượng trong 3 năm qua là 19,15%, đây là tốc độ tăng trưởng khá cao. Điều đó chứng tỏ công ty có những biện pháp quản lý các nguồn lực của mình có hiệu quả và luôn làm ăn có lãi. Công ty đã từng bước phát triển và dần dần có chỗ đứng vững chắc trong thị trường. Hầu hết các công trình xây lắp đã đảm bảo được tiến độ thi công cũng như các quy định, tiêu chuẩn chất lượng trong hợp đồng và nhiều công trình đã được đưa vào sử dụng phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước.
- Năm 1997 công ty đạt sản lượng 55 tỷ đồng, nhưng năm 1998 chỉ đạt 10 tỷ đồng, giảm so với năm 1997 là 27. Những nguyên nhân giảm là:
+ Khách quan: Do cuộc khủng hoảng kinh tế châu á nói chung và Đông Nam á nói riêng đã có những ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất kinh doanh của công ty. Nhiều công trình của công ty thi công bị chậm lại so với tiến độ hoàn thành do vốn đầu tư bị chững lại.
+ Chủ quan: Quản lý tài chính còn lỏng lẻo, không thực hiện đầu tư đung kế hoạch dẫn tới những thất bại kinh tế tại công trình đường 13 Lào, dự án ADB4 và quản lý tài chính tại Yaly. Về công tác báo cáo, các đơn vị không thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê kế toán thường xuyên với công ty nên việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất với các đội không kịp thời. Cán bộ - công nhân viên bước đầu đã ổn định nhưng thiếu đội ngũ chỉ huy cấp đội có năng lực, thiếu đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề.
2. Những đặc điểm của Công ty Công trình Giao thông 134:
2.1. Đặc điểm về tổ chức quản lý:
Theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Công trình Giao thông 134, cơ cấu tổ chức của công ty gồm: Ban giám đốc, bộ máy giúp việc và các đội sản xuất.
- Bộ máy giúp việc gồm văn phòng và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Tại thời điểm phê chuẩn điều lệ này gồm có:
+ Văn phòng công ty.
+ Phòng Tổ chức cán bộ lao động - Y tế.
+ Phòng Kế toán tài chính.
+ Phòng Kinh tế kỹ thuật.
+ Phòng vật tư thiết bị.
+ Phòng Hành chính.
- Các đội sản xuất gồm có:
+ Đội công trình 1
+ Đội công trình 2
+ Đội công trình 3
+ Đội công trình 4
+ Đội công trình 5
+ Đội công trình 6
+ Đội công trình 7
+ Đội xây dựng cầu 1
+ Đội xây dựng cầu 2
+ Xưởng sửa chữa.
- Quy chế về tổ chức và hoạt động theo quy định của các đơn vị sản xuất do Ban Giám đốc điều hành với tổ chức và hoạt động của công ty. Các đơn vị sản xuất có trách nhiệm quản lý, bảo toàn và phát triển toàn bộ tài sản và các nguồn lực khác mà công ty giao cho, các đội sản xuất chịu sự điều động của công ty.
Đặc biệt căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của mình là: xây lắp, thi công các công trình giao thông, xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, tư vấn và thiết kế thi công các công trình. Căn cứ vào đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh, tính phức tạp của kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn của công trình thi công mà Công ty Công trình Giao thông 134 mới thành lập một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến tham mưu. Giám đốc công ty là người có quyền lực cao nhất, là người lãnh đạo cao nhất, là người ra quyết định chiến lược và chiến thuật cho công ty.
Dưới Giám đốc là các Phó Giám đốc giúp việc và thừa hành nhiệm vụ mà Giám đốc giao cho, có thể ra những quyết định chiến lược khi được Giám đốc thống nhất và uỷ quyền. Các Phó Giám đốc có thể tham mưu cho Giám đốc những công việc nhằm phát triển công ty của mình.
Các phòng ban ngoài việc thực hiện các chức năng riêng của mình còn tham mưu giúp việc cho Giám đốc và các Phó Giám đốc trong việc quản lý và kiểm tra triển khai thực thi nhiệm vụ. Giữa các phòng ban có mối liên hệ theo chiều ngang, mối liên hệ tư vấn.
Các đội công trình (Từ đội 1 đến các đội xây dựng cầu) là tuyến sản xuất thực thi nhiệm vụ sản xuất của Giám đốc Công ty giao, tổ chức triển khai thi công các hạng mục công trình của công ty.
Mặt khác, Công ty Công trình Giao thông 134 là tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại Ngân hàng (kể cả tài khoản ở Ngân hàng Ngoại thương), được phép sử dụng con dấu riêng. Do đó Công ty có quyền tổ chức bộ máy tổ chức kinh doanh phù hợp và phân cấp, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Công ty có thể đề nghị Tổng công ty xem xét quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể hoặc sát nhập các đơn vị trực thuộc.
Sơ đồ1: Mô hình tổ chức bộ máy ở Công ty Công trình Giao thông 134
******
Nhìn chung mô hình quản lý của công ty được sắp xếp bố trí phù hợp với khả năng của nhân viên, có thể đảm bảo thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban. Có thể quản lý một cách chặt chẽ các đội sản xuất để có thể điều chỉnh các đội theo những định hướng của công ty, do đó đảm bảo cho công ty hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cũng như các mặt đối nội, đối ngoại của mình. Với bộ máy quản lý như vậy, công ty hoạt động có hiệu quả và thích ứng được với nền kinh tế thị trường.
2.2. Đặc điểm sản xuất ra sản phẩm.
Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I với vị trí là một trong những đơn vị mạnh về xây dựng cầu đường, tiếp tục được nhận thầu, tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều dự án xây dựng cầu đường lớn trên phạm vi cả nước cũng như quốc tế. Là thành viên của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, Công ty Công trình Giao thông 134 có nhiệm vụ chủ yếu là thi công xây dựng các công trình giao thông, các công trình công nghiệp và dân dụng.
Như vậy, ta có thể thấy sản phẩm chính của Công ty Công trình Giao thông 134 là các công trình phục vụ cho giao thông vận tải. Đây là những công trình lớn đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rất cao. Vì vậy, các công trình này muốn xây dựng được cần phải có một đội ngũ cán bộ - công nhân viên có tay nghề, kỹ thuật cao (cán bộ, kỹ thuật viên, nhân viên, công nhân xây dựng...).
Trong thời gian qua, Công ty Công trình Giao thông 134 đã hoàn thành nhiều công trình cấp quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng và có hiệu quả kinh tế rất cao.
2.3. Đặc điểm về thị trường:
Tất cả các vấn đề liên quan đến việc phân bố, sử dụng nguồn lao động, vốn, tài nguyên về cơ bản được quyết định một cách khách quan, thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường, đặc biệt là quy luật cung cầu.
Sự cạnh tranh là mtrường và động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả của sản xuất giữa các đối thủ cạnh tranh nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Đây là môi trường để Công ty Công trình Giao thông 134 tự thấy cần phải phấn đấu để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa công tác quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật, đầu tư dây chuyền công nghệ mới, phải nâng cao trình độ lao động của cán bộ kỹ thuật, đội ngũ công nhân không những có tay nghề cao mà phải có tay nghề tốt mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn, kỹ thuật phức tạp trong xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở nói chung, hạ tầng giao thông vận tải nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.4. Đặc điểm về máy móc thiết bị và tình hình cung cấp nguyên vật liệu:
Công ty Công trình Giao thông 134 có được như ngày nay là nhờ vào quản lý chặt chẽ, có hiệu quả, bên cạnh đó để có được kết quả như vậy cũng một phần dựa vào việc sử dụng hợp lý máy móc thiết bị, cung cấp thiết bị và công ty đã tích cực không ngừng nâng cao mức độ hiện đại của máy móc thiết bị chuyên dùng.
Bên cạnh dựa vào sự hỗ trợ về thiết bị từ khách hàng cũng như sự giúp đỡ của Tổng công ty, Công ty Công trình Giao thông 134 luôn luôn chú trọng đến việc đầu tư thiết bị máy móc tốt chuyên dùng. Việc đầu tư máy móc thiết bị sản xuất xuất phát từ những yêu cầu thực tế sau:
Thứ nhất: Do yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn của các công trình thi công đòi hỏi rất cao. Muốn có được những sản phẩm có thể đáp ứng được những quy định về chất lượng sản phẩm thì phải có được những máy móc thiết bị hiện đại, có công nghệ cao.
Thứ hai: Do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, muốn tồn tại và phát triển công ty phải làm được những sản phẩm tốt, thi công xây dựng được nhiều công trình có đủ tiêu chuẩn quốc gia cũng như quốc tế. Để có thể xây dựng được những công trình đó cần phải có máy móc thiết bị hiện đại.
Thứ ba: Do xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, nước ta đang trên đà phát triển do đó sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là rất cần thiết. Đối với Công ty Công trình Giao thông 134 việc hiện đại hoá máy móc thiết bị là việc rất cần thiết cho sản xuất kinh doanh.
Trong những năm qua, công ty đã được giao trọng trách xây dựng và thi công nhiều công trình lớn đáp ứng đúng tiêu chuẩn chất lượng mà Nhà nước quy định. Điều đó chứng tỏ rằng công ty xác định việc đầu tư máy móc thiết bị thi công phù hợp với yêu cầu công nghệ, sự phát triển đó là nhu cầu tất yếu trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Giá trị đầu tư thiết bị của công ty trong 3 năm gần đây như sau:
Năm 1998
:
3.711.943.590
đồng
Năm 1999
:
3.588.973.142
đồng
Năm 2000
:
9.043.483.977
đồng
Cộng 3 năm
:
160.044.400.709
đồng
Kết quả của việc đầu tư các thiết bị là hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày một có hiệu quả hơn.
Từ năm 1995, doanh thu của công ty đạt được trong mỗi năm là:
Năm 1997: 55.307.994.084 đồng
Năm 1998: 40.105.000.000 đồng
Năm 1999: 41.502.000.000 đồng
Biểu 3: Mức khấu hao TSCĐ trong 3 năm 97, 98, 99
Số TT
Tên TS, thiết bị
Nguyên giá
Khấu hao cơ bản
Giá trị còn lại
Mức KH hàng năm
1
Nhà cửa, vật kiến trúc
1.648.799.152
326.600.900
1.322.198.152
53.377.329
2
MMTB động lực
75.120.600
26.935.650
48.184.950
8.570.238
3
Thiết bị PTVT
1.349.853.650
714.247.950
635.605.000
144.997.705
4
Dụng cụ quản lý
58.092.000
23.117.700
34.971.000
9.945.153
5
Dụng cụ đo lường
40.498.024
17.137.200
23.360.824
5.346.791
6
MMTB thi công ĐL
5.706.132.985
2.154.103.624
3.552.029.261
467.355.433
7
TSCĐ tăng
4.462.449.564
6.462.449.561
800.224.340
Cộng
12.078.802.951
(Nguồn: Số liệu lấy theo thời điểm cuối năm 1999 của Công ty công trình giao thông 134)
Nhìn vào biểu 3, biểu 4 ta thấy giá trị máy móc thiết bị và tài sản cố định của Công ty công trình giao thông 134 rất lớn, giá trị còn lại cần phải thu hồi là 16.044.400.709 đòng. Đây là những máy móc thiết bị có kỹ thuật công nghệ cao đòi hỏi phải có những công nhân có trình độ tay nghề trong việc sử dụng.
Nhận biết đúng tình hình thị trường Công ty công trình giao thông 134 đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc thiết bị trong năm 2000 với giá trị 9.043.483.977 đồng để tăng cường năng lực sản xuất kinh doanh và nó đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho công ty.
Bên cạnh đó công ty còn tích cực sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị đưa vào sử dụng. Hàng tháng công ty đều có những đợt kiểm tra máy móc thiết bị để có thể phát hiện kịp thời những hỏng hóc. Chính điều này góp phần không nhỏ trong việc đạt kết quả kinh doanh của Công ty.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 1999. Căn cứ nhu cầu thực tế trong sản xuất về công nghệ và thiết bị thi công, căn cứ phương hướng phát triển về nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm tới, căn cứ vào quy mô và năng lực thiết bị hiện có của công ty. Công ty công trình giao thông 134 đã lập và trình lên Tổng công ty và Ngân hàng Công thương Ba Đình phê duyệt dự án đầu tư thiết bị thi công năm 1999 như sau:
Tổng vốn đầu tư: 1.980.000.000 đồng
Nguồn vốn đầu tư:
+ Vốn vay Ngân hàng (70%): 1.386.000.000 đồng
+ Vốn công ty tự có (30%): 594.000.000 đồng
Nguồn vốn: Vốn vay trung hạn.
Thời gian đầu tư: 2000
Thời gian hoàn trả vốn vay: 3,387 năm
Thời gian thu hồi vốn đầu tư: 4,838 năm.
Biểu 5: Giá trị thiết bị sẽ đầu tư trong năm 2001
Số TT
Tên thiết bị
Nước sản xuất
Năm sản xuất
CL còn lại (%)
Đơn vị tính
SL
Thaành tiền (đồng)
1
Máy san
Nhật
1995
>80%
Cái
1
150.000.000
2
Máy xúc lật
Nhật
1994
>80%
Cái
1
150.000.000
3
Máy xúc bánh xích
Nhật
1995
>80%
Cái
1
420.000.000
4
Lu bánh lốp
Nhật
1994
>80%
Cái
1
180.000.000
5
Lu rung
Nhật
1994
>80%
Cái
1
300.000.000
6
Máy rải thảm
Nhật
1994
>80%
Cái
1
290.000.000
7
Xe ô tô con
Nhật
2000
100%
Cái
1
750.000.000
Cộng
2.240.000.000
(Nguồn: Theo số liệu của Phòng Vật tư - thiết bị- Công ty CTGT 134 tháng 10 năm 2000)
Nói về tình hình cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất có thể nói đây là một vấn đề khó khăn cho Công ty nói chung. Do các sản phẩm làm ra của Công ty là các công trình giao thông vận tải nên nguyên vật liệu chủ yếu là nhựa đường, đất, đá, xi măng, sắt thép... các công trình của công ty rải khắp đất nước do đó việc cung ứng vật tư là rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, ban lãnh đạo công ty quyết định tự các đội sản xuất sẽ làm nhiệm vụ cung ứng nguồn nguyên vật liệu, tự mình quản lý và báo cáo về cho công ty.
2.5. Đặc điểm về lao động
Lao động là đối tượng của các phương pháp quản lý nguồn nhân lực, mặt khác nói đến quá trình thống nhất giữa nghệ thuật kinh doanh và phương thức quản lý.
Theo số liệu thống kê đến hết năm 2000, Công ty công trình giao thông 134 có 661 người bao gồm cả cán bộ, công nhân viên, trong đó lao động trực tiếp sản xuất là 554 người chiếm 83,9% trong tổng số lao động, số lao động được phân tán ở các công trình.
Biểu 6: Công nhân kỹ thuật của công ty năm 2001
Số TT
Công nhân theo nghề
SL
Bậc thợ
2
3
4
5
6
7
Tổng số
554
10
73
189
179
79
24
1
Thợ kích kéo
89
16
30
24
18
4
2
Thợ đường
151
30
63
12
14
2
3
Thợ vận hành
19
1
6
9
3
4
Lái xe ô tô
26
10
16
5
Thợ sửa chữa
23
7
8
5
3
6
Thợ nề + bê tông
72
28
22
14
14
7
Thợ hàn + sắt
78
10
27
26
13
2
8
Thợ tiện
1
4
9
Công nhân đo đạc
19
10
8
1
10
Thợ điện
5
8
1
1
11
Thợ mộc
43
6
7
20
6
4
12
Thợ lái máy
28
14
5
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của Phòng TCCB-LĐ Công ty đến hết năm 2000)
Biểu 7: Biểu khai năng lực chuyên môn của cán bộ công ty
Số TT
Cán bộ chuyên môn kỹ thuật theo nghề
SL
Theo thâm niên
5 năm
10 năm
15 năm
I
Đại học và trên đại học
73
35
16
22
1
Kỹ sư kinh tế xây dựng
13
8
3
2
2
Kỹ sư kinh tế tài chính
3
2
1
3
Kỹ sư cầu đường
5
3
2
4
Kỹ sư cầu hầm
7
6
1
5
Kỹ sư cầu đường sắt và đường bộ
13
9
2
2
6
Kỹ sư XD dân dụng, công nghiệp
8
1
2
5
7
Kỹ sư sửa chữa ô tô
5
1
4
8
Kỹ sư máy XD
4
1
1
2
9
Kiến trúc sư
2
1
1
10
Kỹ sư cầu
5
4
1
11
Kỹ sư thiết kế XD sân bay
1
1
12
Kỹ sư cấp thoát nước
2
1
1
13
Kỹ sư vật liệu XD
1
1
14
Kỹ sư phát dẫn điện
1
1
15
Kỹ sư thuỷ nông
1
1
16
Kỹ sư địa lý vật lý
1
1
17
Bác sĩ đa khoa
1
1
II
Trung cấp các loại
29
10
2
7
1
Máy xây dựng
2
2
2
Cầu đường bộ
8
7
1
3
Xây dựng dân dụng
8
2
1
5
4
Kinh tế vật tư
2
1
1
5
Lao động tiền lương
1
1
6
Kinh tế tài chính
4
1
3
7
Đường sắt
2
2
8
Y sĩ đa khoa
1
1
(Nguồn: Theo số liệu thống kê của Phòng TCCB-LĐ Công ty đến hết năm 2000)
Nhìn vào biểu 6 và 7 ta thấy một đặc điểm chủ yếu nhất là công ty có một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ khá cao. Cán bộ, công nhân viên có chuyên môn và kỹ thuật theo nghề ở trình độ đại học và trên đại học có 73 ngươì, trung cấp các loại là 29 người, họ là những người có thâm niên trong quá trình công tác. Về công nhân kỹ thuật của công ty đều là những người có trình độ tay nghề bậc thợ cao. Đây chính là một trong những mặt mạnh của công ty, công ty có nguồn nhân lực dồi dào, tiềm năng của nguồn nhân lực rất lớn. Chính vì vậy nên khả năng thích nghi của cán bộ, công nhân viên trong công ty trước những yêu cầu mới rất cao, linh hoạt trong việc xử lý các công việc. Hiện tại nhiều cán bộ quản lý của công ty có khả năng trao đổi và trực tiếp làm việc với các chuyên gia nước ngoài, nhiều người có khả năng tiếp cận với công nghệ và quản lý hiện đại.
Nói chung, Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ công nhân được trang bị đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, có khả năng thích nghi cao và đáp ứng những đòi hỏi mới trong quá trình sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty công trình giao thông 134
Có được kết quả như ngày nay, cán bộ, công nhân viên trong công ty đã không ngừng cố gắng vượt qua những khó khăn,hạn chế những bất lợi đối với côg ty xuống mức thấp nhất và biết phát huy cao độ những mặt mạnh của mình dựa vào những đặc điểm trên. Ta có thể thấy được những khó khăn và thuận lợi của công ty gặp phải như sau:
3.1. Những yếu tố thuận lợi
- Công ty công trình giao thông 134 là thành viên của Tổng công ty XDCTGT1, một công ty mạnh đã thắng thầu nhiều dự án lớn, có uy tín trên thị trường xây dựng vì vậy công ty luôn nhận được những công trình quan trọng từ Tổng công ty. Mặt khác lãnh đạo của Tổng công ty rất quan tâm tạo điều kiện để công ty có việc làm tương xứng, để có cơ hội nâng cao tầm vóc của công ty, xứng đáng với một công ty loại 1 của Bộ Giao thông vận tải.
- Uy tín của công ty được giữ vững và phát triển, tên tuổi của công ty ngày càng được nhiều người biết đến, thị trường của công ty được mở rộng khong ngừng trong nước cũng như ngoài nước.
- Bộ máy quản lý gọn nhẹ có hiệu lực hơn do sử dụng mô hình ban Giám đốc điều hành với sự giúp đỡ tư vấn của các phòng ban. Công ty có đội ngũ lãnh đạo trưởng thành từ cơ sở, đa số được đào toạ, có kinh nghiệm, có trình độ khoa học kỹ thuật và quản lý đoàn kết xây dựng công ty. Mặt khác công ty đã xây dựng và ban hành các quy trình quy phạm nội quy, giúp cho tất cả cán bộ, công nhân viên hiểu rõ nhiệm vụ, các mối quan hệ công tác và cách sử dụng để mọi người tự giác thực hiện. Do đó để cùng nhau tự giải quyết những vấn đề nảy sinh. Công ty có quy trình công nghệ, máy móc thiết bị khá hiện đại, nguồn nhân lực dồi dào và có trình độ tay nghề.
3.2. Những khó khăn của công ty:
Cùng với những khó khăn chung của các công ty khác thuộc Tổng công ty, Công ty công trình giao thông 134 cũng gặp những khó khăn tác động đến sản xuất kinh doanh và phát triển.
- Thiếu đội ngũ chỉ huy cấp đội được đào tạo nghiêm túc, có bài bản, có năng lực quản lý với tầm làm các dự án quốc tế.
- Thiếu năng lực thiết bị đồng bộ. Việc tiếp tục đầu tư thiết bị hoàn thiện dây chuyền thi công đường bộ phù hợp với các dự án đấu thầu quốc tế cũng là một áp lực lớn về kinh tế cho công ty. Điều này cũng đòi hỏi Công ty phải nhanh chóng đào tạo một đội ngũ cán bộ và công nhân đủ khả năng làm việc trong điều kiện hiện đại.
- Thiếu đội ngũ công nhân có kinh nghiệm lành nghề, có ý thức kỹ thuật mang tính công nghiệp hoá trong xây dựng cầu đường.
- Bộ máy gián tiếp còn cồng kềnh mà vẫn không đáp ứng phục vụ kịp thời sản xuất.
Tóm lại những khó khăn, thuận lợi, thời cơ và nguy cơ luôn đan xen nhau cùng tác động đến chiều hướng phát triển của công ty. Nhưng với tính chất nỗ lực sáng tạo của tập thể công nhân viên trong công ty chắc chắn công ty sẽ vượt qua những khó khăn, đạt được kết quả lớn hơn nữa.
II. Phân tích cơ sở dùng để trả lương cho người lao động ở Công ty công trình giao thông 134
1) Phương pháp xác định tiền lương cho người lao động
Công ty trả lương cho người lao động được chia làm 2 loại: Một là trả lương thời gian cho cán bộ, nhân viên quản lý và lương khoán cho công nhân sản xuất.
a) Phương pháp xác định lương thời gian
Công thức tính:
Vi = Ki . 210.000 . h .
Trong đó: Ki là hệ số lương của người thứ i
h là hệ số lương tối thiểu của công ty = 1,5
Chúng ta nhận thấy rằng phương pháp xác định lương này mới chỉ quan tâm đến cấp bậc do đào tạo mà chưa quan tâm đến mức độ trách nhiệm đối với công việc mặc dù đã quan tâm đến thời gian làm việc thực tế của họ để trả lương. Như vậy thì cách trả lương này chưa quan tâm đến tính trách nhiệm hay tính kích thích tinh thần làm việc của cán bộ, nhân viên quản lý của công ty. Có thể có những người đi làm rất đầy đủ về số ngày nhưng lại chưa làm việc nhiệt tình hết trách nhiệm của mình và thực tế ở công ty đã có chuyện xảy ra. Như vậy thì tính hiệu quả của công việc là chưa cao, chưa tạo ra được một môi trường thi đua trong lao động quản lý. Điều này đòi hỏi phải xây dựng một phương pháp xác định tiền lương mới vừa căn cứ vào trình độ đào tạo vưà được tính theo cả yếu tố trách nhiệm nữa, như vậy mới tạo ra động lực lao động, hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và cũng vừa tạo ra một môi trường thi đua lao động cho cán bộ quản lý của công ty.
b) Phương pháp xác định lương khoán cho công nhân trực tiếp sản xuất
1.1. Phân tích thực trạng công tác định mức
Định mức là công tác cần thiết, quan trọng trước khi giao khoán công việc cho các đội. Cần tính chính xác các yếu tố: khối lượng công việc, chi phí nguyên vật liệu, máy móc, nhân công, thời gian hoàn thành... hay khi lập kế hoạch thi công. Để xác định được chi phí nhân công thì phải xây dựng định mức lao động để từ đó tính ra đơn giá tiền công, là cơ sở cho việc trả lương theo sản phẩm.
Định mức có khoa học là định mức trung bình tiên tiến, đồng thời bảo đảm các yếu tố khác như tiến độ thi công, kỹ thuật...
Công tác định mức của công ty phụ thuộc vào phương thức khoán sản phẩm. Mỗi phương thức có một cách định mức khác nhau, công ty thực hiện các phương pháp khoán sau:
b.1.1. Khoán chi phí trực tiếp
Phương thức khoán này áp dụng với hầu hết các công trình mà công ty nhận được thầu. Công ty có thể tổ chức thi công thành công trường trực thuộc bao gồm nhiều lực lượng thi công của các đội nếu công trình có quy mô lớn hoặc công trình chỉ có 1 đội thi công.
Với phương thức này, chỉ huy công trường hay đội trưởng phải chịu trách nhiệm hạch toán chi phí trực tiếp, trong đó có chi phí nhân công trực tiếp hưởng lương sản phẩm. Những chi phí trực tiếp công ty bảo đảm theo yêu cầu của công trường sẽ có thông báo bằng văn bản nhằm khai thác tối đa tiềm năng của công ty và đảm bảo thực hiện đúng tiến độ công trình đã cam kết.
Với phương thức này, chi phí nhân công được ban dự án và đội tự hạch toán để trả cho các tổ, các tổ dựa vào số tiền thực lĩnh của cả tổ, số ngày công thực tế của từng người công nhân và loại công nhân để trả lương.
+ Cách tiến hành định mức
Việc định mức do đội sản xuất thực hiện và căn cứ vào:
++ Định mức của Bộ Xây dựng, Định mức 56/BXD/VKT ngày 30/4/1994 của Bộ Xây dựng. Phương pháp tiến hành định mức theo các bước sau:
+++ Phân tích công việc bao gồm thu thập các thông tin có liên quan đến công việc cần định mức.
+++ Viết bản mô tả công việc một cách có hệ thống, thứ tự thực hiện công việc.
+++ Tiến hành tính toán khối lượng nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị, chi phí nhân công để thực hiện công việc.
Lập bản tiêu chuẩn chuyên môn bao gồm các yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm... để thực hiện công việc.
Định mức của công ty được thiết lập trong hồ sơ dự thầu.
Căn cứ vào kinh nghiệm làm việc và sự xác định của đội trưởng làm định mức. Nhưng các đội thường áp dụng ngay các định chưa được xây dựng sẵn trong các tài liệu của Tổng công ty và của công ty.
Sở dĩ việc áp dụng ngay các định mức đó là vì các đội khó có thể xây dựng định mức. Việc xây dựng định mức đòi hỏi cán bộ định mức phải hiểu rõ về các phương pháp xây dựng định mức, các loại định mức và phải biết vận dụng những kiến thức đó trong công việc. Nhưng thực tế cán bộ kỹ thuật của đội ngũ chủ yếu bảo đảm kỹ thuật trong thi công còn chuyên môn về xây dựng định mức là rất hạn hẹp. Một điều đáng nói ở đây là định mức ở công ty không được chú ý nhiều, bởi trong công ty không có cán bộ về định mức lao động. Đây là khó khăn để công ty trả lương sản phẩm khoán theo đúng sức lao động mà người lao động đã bỏ ra.
Các mức mà đội áp dụng được ghi trong bảng tiến độ, đây là bản kế hoạch và các yếu tố sử dụng trong quá trình thi công. Tiến độ được lập cho suốt thời gian thi công là tiến độ công trình. Tiến độ công trình lại được lập cụ thể thành các tiến độ giai đoạn, các mức thiết lập cho từng giai đoạn bảo đảm đúng thời gian. Nếu mức cao thì không thực hiện được và làm chậm tiến độ được ảnh hưởng đến giai đoạn sau. Sự ảnh hưởng đó đòi hỏi sự điều chỉnh mức của giai đoạn sau. Việc điều chỉnh dựa vào dự toán, thanh toán khối lượng. Dự toán được lập sau mỗi giai đoạn. Đây là căn cứ xem xét mức trong tiến độ là cao hay thấp. Đồng thời dự toán cho biết khối lượng sản phẩm thực tế đã thực hiện để làm cơ sở tính lương khoán sản phẩm cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3585.doc