Chính sách chống tham nhũng
Sau khi Đảng Nhân dân Hành động (PAP) lên nắm quyền, trước tình trạng tham nhũng
phổ biến, lan tràn, Lý Quang Diệu đã “ý thức sâu sắc sứ mệnh của mình là kiến lập một chính
quyền trong sạch và hiệu quả” [2, tr.161]. Theo đó, trong suốt thời gian cầm quyền, ông đã luôn
luôn kiên trì nguyên tắc xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch. Đây chính là nhân tố
quyết định giúp Singapore thoát khỏi tình trạng tham nhũng cũng như sự trì trệ trong thời điểm
mới giành được độc lập dân tộc, là bí quyết để PAP nắm vững quyền lãnh đạo và triển khai các
chiến lược phát triển đạt kết quả tốt nhất. Một “Chính phủ thật thà” cũng tạo nên sức hấp dẫn
của Singapore đối với nhà đầu tư nước ngoài, là điều kiện tối cần thiết để nước này thực hiện
chiến lược hội nhập và phát triển.
Thành tích chống tham nhũng của Singapore có được trước hết là nhờ ý chí mạnh mẽ và
quyết tâm lớn của Lý Quang Diệu, một người am hiểu thời cuộc và mẫu mực về “trong sạch”.
Hơn nữa, ông cũng có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe và thích học hỏi những ưu việt về chính
sách, cách thức quản lý, bộ máy và con người của các nước để có thể tìm ra cho Singapore
những lối đi khoa học và hiệu quả. Lý Quang Diệu đã đề ra một hệ thống luật pháp chặt chẽ,
hình phạt nghiêm khắc và thành lập Cơ quan điều tra tham nhũng (CPIB) hoạt động độc lập,
chính điều này đã trở thành công cụ răn đe, làm cho cán bộ không dám, không muốn, không thể
tham nhũng và đảm bảo tính minh bạch cho quá trình điều tra và xử án.
12 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý Quang Diệu với chính sách xây dựng, phát triển xã hội của Singapore (1959 - 1990), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguy cơ rơi vào thất nghiệp. Để đáp
ứng nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, đồng thời tạo cho mỗi cá nhân, tầng lớp xã
hội, sắc tộc có cơ hội ngang nhau trong việc tìm kiếm việc làm, có thu nhập cao, Singapore đã
chú trọng đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Trong “Cương lĩnh hành động đến năm 1999”,
Chính phủ đã nhấn mạnh việc cần phải tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và đào tạo
lại một cách liên tục, mở rộng các trường dạy nghề công nghiệp Cũng trong những năm 80,
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016)
67
theo chủ trương của Lý Quang Diệu, Singapore có sự hiện diện của Quỹ phát triển kỹ năng. Các
xí nghiệp, công ty hàng năm đóng góp 2% thu nhập. Mục đích của Quỹ này là tài trợ cho các
công nhân có thu nhập thấp trong xí nghiệp, cho họ học thêm hoặc đào tạo lại. Chính phủ của
Lý Quang Diệu còn khuyến khích các tổ chức cộng đồng dân sự và sắc tộc góp tiền xây dựng
trường học và cấp học bổng cho các đối tượng nghèo. Đây được xem là mắt xích cơ bản của
chiến lược phát triển nguồn nhân lực đi đôi với phát triển công bằng xã hội mà Lý Quang Diệu
luôn quan tâm theo đuổi.
Lý Quang Diệu nói “mối bận tâm hàng đầu của tôi chính là bảo đảm quyền lợi cho mọi
công dân và tương lai của họ, tôi muốn một xã hội mà mọi người dân đều sở hữu ngôi nhà của
họ” [2, tr.110]. Do vậy, để nâng cao đời sống của nhân dân, việc tiếp theo mà Chính phủ và Lý
Quang Diệu quyết tâm thực hiện đó là xây dựng nhà ở cho những người có thu nhập thấp trong
xã hội. Năm 1960, Hội đồng Phát triển nhà ở Singapore (HDB) được thành lập. Từ năm 1964,
Singapore bắt đầu thực hiện chính sách “người người có nhà ở”, đến năm 1968 lại thực hiện
chính sách “để dành tiền mua nhà”. Trên cơ sở đó, “kế hoạch cụm nhà ở công cộng” được
thông qua và thực hiện. Mọi người dân đều phải đóng góp một phần thu nhập theo quy định của
Nhà nước, khoản này gọi là tiền tích lũy công cộng. Chính phủ dùng số tiền này xây dựng nhà
ở, sau đó định giá và chia cho nhân dân. Người mua được vay tiền của Chính phủ và dùng tiền
tích lũy chung để trả định kỳ. Những người thu nhập thấp được ưu tiên mua nhà trước, sau đó
đến những người có thu nhập cao. Việc làm này của Lý Quang Diệu và Chính phủ của ông được
mọi người đón nhận, thông qua đó gây dựng tình cảm và sự gắn bó của nhân dân đối với nhà
nước. Thực hiện “kế hoạch cụm nhà ở” còn có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hoà hợp
dân tộc, các dân tộc khác nhau cùng chung sống và phấn đấu xây dựng một đất nước Singapore
thống nhất và thịnh vượng.
Điều có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự thành công của Singapore là người dân của
đất nước này được hưởng sự phân phối công bằng của quá trình phát triển. Lý Quang Diệu đã
ban hành nhiều chính sách trợ cấp giáo dục, y tế và các loại phúc lợi khác đã làm cho mọi người
dân có cơ hội vươn lên làm giàu bằng khả năng của mình. Tuy nhiên, nguồn cho những hoạt
động phúc lợi này không phải được trích từ ngân quỹ quốc gia mà được lấy từ Quỹ Dự phòng
Trung ương (CPF) do nhân dân đóng góp. Chính vì vậy, chính sách phúc lợi không tạo nên gánh
nặng cho Chính phủ và không mang tính bao cấp. CPF bắt đầu hoạt động từ tháng 7 năm 1955,
với mục tiêu ban đầu là đảm bảo thu nhập cho công nhân có thu nhập thấp khi về hưu hoặc
không còn khả năng lao động, sau đó Lý Quang Diệu đã phát triển nó thành một quỹ tạo điều
kiện cho mọi công dân làm chủ ngôi nhà của họ, trên thực tế nó hoạt động như một quỹ bảo
hiểm và trở thành công cụ quan trọng nhất giải quyết các vấn đề công bằng xã hội và tạo điều
kiện cho nhân dân ổn định cuộc sống.
Lý Quang Diệu cũng thực hiện các biện pháp để tạo lập công bằng như ban hành chính
sách tiền lương hợp lý và đánh thuế thu nhập. Singapore đã thực hiện chính sách điều chỉnh tiền
lương giữa các ngành nghề, khu vực kinh tế. Năm 1980, lương của công nhân áo xanh đã tương
đương với những người làm việc trong lĩnh vực buôn bán - dịch vụ. Mức lương còn được điều
Lý Quang Diệu với chính sách xây dựng, phát triển xã hội của Singapore (1959 - 1990)
68
chỉnh giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Chính phủ có chủ trương giúp
đỡ nhiều hơn đối với hộ nghèo người Malay và Ấn Độ, vì vậy sự chênh lệch trong thu nhập giữa
các nhóm tộc người cũng ngày càng rút ngắn lại. Mặt khác, Lý Quang Diệu cũng chủ trương
xây dựng kỷ cương xã hội nghiêm ngặt. Ở đất nước này, từ việc quốc gia đại sự cho đến việc
nhỏ như lời lẽ, cử chỉ, ăn mặc, đi đứng hàng ngày... đều có ghi thành luật và có thể dựa vào luật.
Với pháp chế xã hội công bằng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Có thể thấy, Lý Quang Diệu không chỉ nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề tăng
trưởng kinh tế gắn liền với công bằng xã hội mà còn là người đề ra những chính sách độc đáo,
kiên trì theo đuổi mục tiêu và góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước
Singapore.
2. Chính sách dân tộc
Singapore là đất nước của người nhập cư, là một quốc gia đa sắc tộc, đa văn hóa, đa
ngôn ngữ và đa tôn giáo. Mỗi dân tộc có đặc trưng riêng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo cũng
như trong cơ cấu nghề nghiệp. Dưới thời cai trị của Anh, Singapore hầu như còn giữ nguyên
vẹn những giá trị văn hóa khác nhau của mỗi dân tộc. Người Malay theo Hồi giáo, nói tiếng mẹ
đẻ, mang phong tục tập quán Malay. Người Ấn Độ theo Hindu giáo, nói tiếng Tamil và mang
chế độ đẳng cấp. Người Hoa thờ cúng tổ tiên, thuộc thành viên của dòng họ và nói tiếng Hoa địa
phương (chủ yếu là tiếng Phúc Kiến). Người Anh theo Thiên Chúa giáo, mang phong tục, luật lệ
của người Anh và nói tiếng Anh. Sau khi lên nắm chính quyền của Chính phủ tự trị và đặc biệt
từ sau năm 1965, khi trở thành thủ tướng của một Singapore độc lập, có chủ quyền, Lý Quang
Diệu đã nhận thấy tầm quan trọng của việc tạo nên sự hài hòa xã hội trong một đất nước nhỏ bé
lại đa sắc tộc và tôn giáo như Singapore. Ông đã có những nỗ lực liên tục trong việc khẳng định
cá tính của Singapore, theo ông “Singapore không có người bản xứ, mọi người đều từ nơi khác
đến vì nơi đây dễ kiếm tiền. Những người đến đây vì tiền thì khi không còn dễ kiếm tiền nữa họ
sẽ ra đi kiếm tiền nơi khác. Nhưng quốc gia nào cũng vậy, không phải bao giờ cũng nằm trong
điều kiện phát triển thuận lợi, có thuận lợi và cũng có lúc khó khăn, khúc khuỷu. Khi gặp khó
khăn, nếu nhân dân cả nước không xúm vào khắc phục thì quốc gia đó sẽ bị hủy diệt. Cho nên
cần thiết phải tạo nên một quan niệm, làm cho mọi người yêu mến đất nước này và tự nguyện
giữ gìn đất nước, tự nguyện xây dựng đất nước tốt đẹp hơn” [1, tr.33].
Lý Quang Diệu đã hoạch định được chiến lược tổng thể và những bước đi cụ thể, trong
đó bước đi đầu tiên là quyết định xây dựng hệ thống thể chế mang đậm nét một Nhà nước đa sắc
tộc và tôn giáo trước khi nghĩ đến khái niệm bản sắc dân tộc. Các chính sách tiếp theo là tạo
dựng một bản sắc quốc gia - dân tộc mới, chung cho tất cả người dân Singapore nhưng lại nhấn
mạnh và tôn trọng sự phong phú và đa dạng về văn hóa, về tính đặc trưng văn hóa của mỗi cộng
đồng sắc tộc khác nhau. Bên cạnh đó, Chính phủ thực hiện chính sách liên kết và hòa hợp dân
tộc một cách tự nguyện nhưng có định hướng của nhà nước và sử dụng các biện pháp kinh tế -
xã hội thay cho mệnh lệnh hành chính hay áp đặt chính trị. Trong mọi việc, Lý Quang Diệu đều
chú ý kêu gọi nhân dân cùng nhau hành động, ngay cả đối với những công việc đơn giản nhất
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016)
69
như công tác vệ sinh môi trường hay an toàn giao thông... Hơn nữa, như đã nói ở trên, ông còn
thực thi những chính sách hướng tới một xã hội phát triển có công bằng, giảm bớt sự phân hóa
trong xã hội, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo để mỗi công dân có thể hưởng dụng những thành
quả phát triển, tiêu biểu là chính sách nhà ở, chính sách bảo hiểm, chính sách tiền lương... Đặc
biệt, Lý Quang Diệu đã thực hiện chính sách “nhiều tiếng nói, một ngôn ngữ”, sử dụng tiếng
Anh là tiếng giảng dạy và học tập, là ngôn ngữ hành chính của quốc gia. Đây thực sự là một
quyết định táo bạo nhưng rất hợp lý và có ý nghĩa chính trị đặc biệt, tiếng Anh trở thành “tiếng
nói chung”, công cụ gắn kết các cộng đồng dân tộc ở Singapore.
Sau 50 năm tồn tại và lớn mạnh, xã hội Singapore ngày nay đã trở thành một xã hội
thống nhất với bản sắc quốc gia - dân tộc Singapore. Đây chính là nhân tố đảm bảo sự ổn định
chính trị, tạo dựng sức mạnh dân tộc, là nền tảng xã hội cơ bản cho Singapore có thể hội lưu vào
“thế giới phát triển”. Thành tích đó chính là kết quả của những chính sách khôn khéo, đúng
đắn, là nỗ lực và tâm huyết của Lý Quang Diệu.
3. Chính sách chống tham nhũng
Sau khi Đảng Nhân dân Hành động (PAP) lên nắm quyền, trước tình trạng tham nhũng
phổ biến, lan tràn, Lý Quang Diệu đã “ý thức sâu sắc sứ mệnh của mình là kiến lập một chính
quyền trong sạch và hiệu quả” [2, tr.161]. Theo đó, trong suốt thời gian cầm quyền, ông đã luôn
luôn kiên trì nguyên tắc xây dựng một bộ máy công quyền trong sạch. Đây chính là nhân tố
quyết định giúp Singapore thoát khỏi tình trạng tham nhũng cũng như sự trì trệ trong thời điểm
mới giành được độc lập dân tộc, là bí quyết để PAP nắm vững quyền lãnh đạo và triển khai các
chiến lược phát triển đạt kết quả tốt nhất. Một “Chính phủ thật thà” cũng tạo nên sức hấp dẫn
của Singapore đối với nhà đầu tư nước ngoài, là điều kiện tối cần thiết để nước này thực hiện
chiến lược hội nhập và phát triển.
Thành tích chống tham nhũng của Singapore có được trước hết là nhờ ý chí mạnh mẽ và
quyết tâm lớn của Lý Quang Diệu, một người am hiểu thời cuộc và mẫu mực về “trong sạch”.
Hơn nữa, ông cũng có tinh thần cầu thị, biết lắng nghe và thích học hỏi những ưu việt về chính
sách, cách thức quản lý, bộ máy và con người của các nước để có thể tìm ra cho Singapore
những lối đi khoa học và hiệu quả. Lý Quang Diệu đã đề ra một hệ thống luật pháp chặt chẽ,
hình phạt nghiêm khắc và thành lập Cơ quan điều tra tham nhũng (CPIB) hoạt động độc lập,
chính điều này đã trở thành công cụ răn đe, làm cho cán bộ không dám, không muốn, không thể
tham nhũng và đảm bảo tính minh bạch cho quá trình điều tra và xử án.
Tiếp theo, Lý Quang Diệu thực hiện “chính sách dưỡng liêm”, trả lương và đãi ngộ để
cán bộ không muốn tham nhũng. Xuất phát từ nhận thức “Singapore chỉ giữ được sự trong sạch
và lương thiện khi trả một mức lương tương xứng với những gì mà một người có khả năng và
liêm chính có thể được hưởng khi đang điều hành một công ty lớn hay đang làm những công
việc có tính chuyên môn khác” [2, tr.170], Lý Quang Diệu và Chính phủ của ông đã đảm bảo
một mức lương thỏa đáng đối với công chức nhà nước và các nhà lãnh đạo chính trị. Hơn nữa,
Lý Quang Diệu với chính sách xây dựng, phát triển xã hội của Singapore (1959 - 1990)
70
Nhà nước quy định những tài sản không rõ nguồn gốc đều bị xung quỹ và những người làm
công ăn lương không được nhận bất kỳ khoản nào ngoài lương, trừ phần thưởng theo luật định.
Thêm vào đó, Lý Quang Diệu đặc biệt chú trọng đến việc lựa chọn, nuôi dưỡng đội ngũ
lãnh đạo và các thế hệ lãnh đạo kế tiếp bởi theo quan điểm của ông “Nếu những kẻ bất tài có cơ
hội nắm quyền ở nước ta thì nhân dân phải trả giá đắt” và “Không gì có thể thay thế được sự
lãnh đạo của những bộ trưởng tài giỏi”. Vì vậy, cán bộ được tuyển chọn lựa trên ba tiêu chí:
năng lực, liêm khiết, toàn tài chứ hoàn toàn không dựa trên quan hệ thân quen, không phân biệt
sắc tộc, tôn giáo, giới tính và cả quốc tịch. Chính nhờ quan điểm đúng đắn và nhất quán đó, Lý
Quang Diệu đã thu nạp được nhiều nhân tài vào bộ máy nhà nước, họ không chỉ có tài năng mà
còn có đạo đức nghề nghiệp, trở thành những tấm gương về trong sạch.
Ngoài ra, Lý Quang Diệu đánh giá rất cao sức mạnh của người dân đối với công cuộc
chống tham nhũng “Sức mạnh lớn nhất là dư luận quần chúng, dư luận đó đang khiển trách và
lên án những kẻ tham nhũng” và báo chí truyền thông được xem là một kênh chống tham nhũng
rất hiệu quả. Để công cuộc chống tham nhũng thành công, ngoài việc thực thi pháp luật nghiêm
khắc, Lý Quang Diệu cũng chủ trương thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục về phòng
chống tham nhũng sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là học sinh, sinh viên - những
người kế thừa và chủ nhân tương lai của đất nước, tạo ra “văn hóa chống tham nhũng” trong
toàn xã hội.
Với việc xây dựng một bộ máy công quyền vững mạnh, năng động và trong sạch, vị
lãnh đạo tài ba Lý Quang Diệu đã khẳng định vai trò to lớn của mình trong thành công của
Singapore, không những là cha đẻ mà còn là người tạo nên sự phồn vinh của quốc đảo xinh đẹp
này.
4. Chính sách giáo dục
Một trong những điều thể hiện tầm nhìn kiệt xuất nữa của Lý Quang Diệu đối với quá
trình phát triển của Singapore chính là ông đã hiểu đúng, kịp thời vai trò quan trọng của giáo
dục và sự liên hệ chặt chẽ giữa giáo dục với triển vọng của đất nước, cá nhân. Do đó, từ rất sớm,
Lý Quang Diệu và nhân dân Singapore đã dành sự quan tâm đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục và
phát triển kỹ năng của con người. Từ năm 1960 đến năm 1990, không phải ngẫu nhiên mà tốc
độ đầu tư cho giáo dục của Singapore tăng 13,3 lần; trong khi đó chi tiêu cho sự phát triển giáo
dục tăng 15,6 lần. Trong cơ cấu chi tiêu của Chính phủ, giáo dục luôn chiếm vị trí cao với
khoảng 1/5 ngân sách toàn quốc [5, tr.25].
Đặc biệt, đồng hành với quá trình phát triển đất nước, Lý Quang Diệu chủ trương cần
phải tiến hành nhiều chương trình cải cách, đổi mới hết sức toàn diện và sát hợp, đáp ứng được
yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước cũng như quá trình quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực
đời sống, xã hội của quốc gia, dân tộc. Lý Quang Diệu rất sáng suốt khi quyết định kế thừa hệ
thống giáo dục Anh, lựa chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy trong các trường học. Ông
cũng chỉ đạo cần phải xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện, đồng thời chỉ đạo tiến hành nhiều
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016)
71
đợt cải cách giáo dục với hàng loạt biện pháp tích cực, đặc biệt vào những năm 1959 và 1966.
Các cuộc cải cách chủ yếu tập trung vào các nội dung sau: khuyến khích học Anh ngữ phổ cập,
mục đích xóa bỏ mọi hàng rào ngăn cách về giao tiếp, ứng xử, tạo ra sự bình đẳng trong cơ hội
lựa chọn nghề nghiệp giữa các học sinh ở trường Anh ngữ và các trường dạy tiếng mẹ đẻ; các
môn khoa học kỹ thuật và khoa học thường thức trở thành các môn học bắt buộc để nâng cao
hiểu biết, tri thức học sinh, thông qua đó chống tàn dư văn hóa cổ hủ; tiến hành Singapore hóa
sách giáo khoa về nội dung và đa dạng về thể loại nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội của đất nước, đặc biệt xây dựng một bản sắc quốc gia dân tộc Singapore hiện đại trên
cơ sở kết hợp các yếu tố tinh hoa của các cộng đồng tộc người và yếu tố thời đại [3, tr.68].
Khi đất nước chuyển sang giai đoạn cải tổ cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa công
nghệ và tăng cường sử dụng chất xám vào cuối những năm 70, đầu những năm 80, việc đào tạo
nguồn nhân lực có kỹ năng cao trở thành trọng điểm ưu tiên. Đây là một bước đi cần thiết, mang
tính đột phá nhằm tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, vượt trội hơn hẳn các quốc gia trong
khu vực, phục vụ cho nền kinh tế hướng ngoại. Đi theo hướng này, Lý Quang Diệu chủ trương
cần tiếp tục áp dụng một loạt những biện pháp cải cách sâu rộng về giáo dục, như: tăng cường
giảng dạy Anh ngữ và Hoa ngữ, khuyến khích học thêm ngôn ngữ thứ ba là các tiếng Nhật,
Đức, hoặc Pháp; tăng giờ dạy học các môn khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng và chính xác,
đưa tin học thành môn bắt buộc ngay từ phổ thông và computer hóa ở cấp đại học; tăng cường
giáo dục văn hóa phương Đông và Khổng giáo trong các trường trung học, đại học nhằm hạn
chế chủ nghĩa cá nhân, nâng cao tính tập thể và kỷ luật; mở rộng các trung tâm rèn luyện năng
lực chuyên môn và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng từ cấp nhà nước đến các ngành và công
ty, trong đó chú trọng nâng cấp các trường đại học công nghệ Rõ ràng, Lý Quang Diệu đã
thấu hiểu rằng, để cạnh tranh Singapore chỉ có thể vận dụng tối đa sự sáng tạo của con người và
lấy công nghệ làm đòn bẩy.
Đối với Lý Quang Diệu “Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển
kinh tế”, vì vậy ngay khi lên cầm quyền ông đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp phát triển
giáo dục. Ông cũng thể hiện tầm nhìn sâu rộng khi ngay từ đầu đã ưu tiên đầu tư cho giáo dục,
sử dụng tiếng Anh, đề ra sách lược giáo dục thích hợp cho từng thời kỳ, nhất là ngay từ khá sớm
giáo dục Singapore đã hướng đến mục tiêu phải tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao vượt trội,
nhằm thích ứng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh của
Singapore.
5. Chính sách thu hút nhân tài
Đối với Lý Quang Diệu “Nhân tài là tài sản quý báu nhất của quốc gia” và ông cũng
cho rằng “càng có nhiều nhân tài là những vị bộ trưởng, các nhà quản trị và những người có
chuyên môn cao thì các chính sách càng có nhiều ảnh hưởng, kết quả đạt được càng tốt hơn”
[2, tr.138-139]. Xuất phát từ nhận thức này, ông đã đưa ra chủ trương “mọi người không phân
biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tính và thành phần xuất thân, đều có cơ hội như nhau để phát huy
năng lực và sở trường của mình” [8, tr.114]; đặc biệt với dân số rất ít nên ngay từ đầu bên cạnh
Lý Quang Diệu với chính sách xây dựng, phát triển xã hội của Singapore (1959 - 1990)
72
việc chú trọng và đào tạo nhân tài trong nước, ông đã tìm mọi cách thu hút nhân tài nước ngoài
trong mọi lĩnh vực. Đây vừa được xem là đặc thù vừa là sự lựa chọn duy nhất của Singapore.
Trong những năm 60, khi các nước phương Tây quyết định chấp nhận những di dân
châu Á, cho phép những người châu Á có trình độ cao nhập cư, Singapore mất đi một phần lớn
nguồn nhân lực người Hoa và người Ấn từ Malaysia. Đến cuối những năm 70, có khoảng 5%
những người có trình độ ở Singapore đã ra đi. Trong khi các nhà lãnh đạo của một số nước
trong khu vực lúc bấy giờ cho rằng đây không phải là nạn “chảy máu chất xám” mà là “chảy
máu những rắc rối” [2, tr.145] thì ông Lý Quang Diệu đã ráo riết thực hiện chính sách giữ
người tài trong nước và thu hút ngoại lực cho những công việc mà nền kinh tế đang cần với suy
nghĩ rằng “Nếu chúng tôi không lấp chỗ trống bằng những tài năng nước ngoài, chúng tôi sẽ
không làm cho đất nước vươn lên hàng đầu được. Họ chính là những mega-byte bổ sung cho
chiếc computer Singapore” [2, tr.147]
Để thu hút nhân tài từ khắp mọi nơi tới Singapore, ông đã cho thành lập 2 ủy ban, một
ủy ban có nhiệm vụ giúp người có năng lực làm đúng nghề và một ủy ban kết hợp họ lại thành
một xã hội. Với những người xuất sắc, ủy ban này cố gắng “thu hoạch sớm” bằng cách đề nghị
làm việc ngay trước khi tốt nghiệp. Ngoài ra, Lý Quang Diệu còn thành lập 2 cơ quan chuyên
trách thu hút nhân tài từ Ấn Độ và các nước trong khu vực. Lý Quang Diệu đã thực hiện nhiều
chính sách trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ làm việc, định cư lâu dài và
nhập quốc tịch Singapore một cách dễ dàng Đặc biệt, Lý Quang Diệu đã có quyết định rất táo
bạo, thể hiện sự “trọng dụng nhân tài” hết mực của ông khi bổ nhiệm những nhân tài nước
ngoài vào những vị trí cốt cán trong Chính phủ. Trong nội các đầu tiên gồm có 10 người, chỉ có
duy nhất Lý Quang Diệu được sinh ra ở Singapore. Thậm chí ông còn khẳng định “nếu một
ngày nào đó, bộ máy chính quyền Singapore toàn là người có xuất xứ nước ngoài thì cũng
không có gì quá ngạc nhiên”.
6. Chính sách bảo vệ môi trường
Trong thập niên 60, cũng giống như các quốc gia đang phát triển khác Singapore phải
đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng, tình hình mất trật tự với các khu ổ
chuột, các gánh hàng rong, những người lấn chiếm đất và nhiều người vô gia cư Trước những
vấn đề này, Lý Quang Diệu đã có rất nhiều suy nghĩ và trăn trở “Tôi đã tìm kiếm một vài cách
để chỉ ra sự khác biệt giữa chúng tôi và các nước thuộc Thế giới thứ ba khác” và một trong
những cách ông lựa chọn, đó chính là “một Singapore xanh và sạch” [2, tr.176]. Mục đích của
chính sách này là biến Singapore trở thành một ốc đảo trong Đông Nam Á “có những tiêu chuẩn
của Thế giới thứ nhất”, là thỏi nam châm thu hút các thương gia, khách du lịch đến sống, làm
việc và du lịch.
Để hiện thực hóa mục đích này, trong các thập niên 60 và 70, Chính phủ Lý Quang
Diệu đã tiến hành chỉnh trang đô thị bằng việc loại bỏ các gánh hàng rong trên phố với các
chính sách như: cấp giấy phép kinh doanh và tái định cư họ trong những quầy bán hàng cố định,
có tổ chức chung và được quản lý với các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế Tập 4, Số 2 (2016)
73
Cũng trong thập niên 60, quy hoạch nhà ở công cộng quy mô lớn cũng đã được thực hiện đi
kèm những quy định rất chặt chẽ về vệ sinh và trật tự.
Từ thập niên 70, Chính phủ Lý Quang Diệu thực hiện lệnh cấm quảng cáo thuốc lá.
Tiếp đó, ông lại ban hành lệnh cấm thuốc lá ở nơi công cộng - trong thang máy, xe bus, trong
các trạm và trên xe lửa MRT (Mass Rapid Transit) và cả trong các văn phòng có gắn máy lạnh
cũng như các nhà hàng. Với nhiều hình phạt rất nghiêm khắc và bản thân Lý Quang Diệu là tấm
gương mẫu mực đi đầu, chỉ trong một vài năm số người hút thuốc ở Singapore đã giảm xuống
rất nhiều, đặc biệt hầu hết các bộ trưởng đều đã bỏ được thuốc lá. Ngoài ra, ông cũng đặt ra quy
định mỗi năm ở Singapore sẽ có “một tuần không hút thuốc lá” [2, tr.186].
Lý Quang Diệu cũng đưa nhiều chính sách nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí
và ô nhiễm tiếng ồn. Năm 1970, Lý Quang Diệu đưa ra lệnh cấm đốt pháo trong Tết cổ truyền
Trung Quốc. Đến năm 1972, ông tiến một bước xa hơn với lệnh cấm nhập khẩu pháo hoàn toàn.
Chính phủ Lý Quang Diệu còn đưa ra các mức phạt rất nặng đối với các hành vi vứt rác bừa bãi,
bắt người phạm tội phải đi lao động công ích. Đặc biệt vào năm 1992, mặc dù không còn là Thủ
tướng nhưng dưới sự ủng hộ của ông, Chính phủ Singapore đã ban hành lệnh cấm ăn kẹo cao su
vì những tác hại của bã cao su đối với hệ thống tàu điện ngầm, cảnh quan đất nước.
Một trong những “di sản” quý báu nữa mà Lý Quang Diệu để lại cho nhân dân
Singapore đó chính là “Singapore xanh”. Lý Quang Diệu đã từng khẳng định “Thành phố mà
chỉ toàn bê tông, nhựa đường và vỉa hè thì sẽ thành nơi đầy thất vọng, ngột ngạt. Chúng ta cần
cân bằng giữa cây cối và hoa lá. Chính chúng sẽ biến Singapore thành vùng đất tuyệt vời để
sinh sống” và “Chiến dịch phủ xanh phải là phần thiết yếu trong quá trình xây dựng đất nước.
Một thành phố xanh với khâu quản lý, quy hoạch hiệu quả sẽ gửi tín hiệu tích cực đến các nhà
đầu tư. Hơn nữa, nó cũng truyền cảm hứng đến người dân Singapore, khiến họ tự hào rằng họ
đang sống trong một “thành phố vườn”. Có những lợi ích không thể đong đếm nhưng vô cùng
quan trọng” [9].
Từ tầm nhìn xuyên thời đại này, Lý Quang Diệu đã quyết tâm biến đổi Singapore thành
“một thành phố vườn nhiệt đới”. Ngày 16 tháng 6 năm 1963, Lý Quang Diệu đã tự tay cầm cuốc
trồng một cây thành ngạnh (tên tiếng Anh là cây mempat) và đây được xem là mốc mở đầu
trong chiến dịch phủ xanh đất nước của ông. Đối với Lý Quang Diệu, trồng cây xanh không chỉ
là chính sách có ý nghĩa mà còn là niềm đam mê cá nhân ông theo đuổi cả cuộc đời. Ông đã cử
người đi khắp nơi để tìm những giống cây và dây leo mới phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu
Singapore. Ông cũng đã thành lập văn phòng có đầy đủ chuyên môn chăm sóc cây thuộc Bộ
Phát triển Quốc gia đồng thời cũng tuyển chọn những chuyên gia cây trồng có năng lực để trồng
và chăm sóc các loại cây này.
Để chiến dịch phủ xanh đất nước thêm phần hiệu quả, năm 1971, Lý Quang Diệu quyết
định chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày trồng cây toàn quốc. Sự kiện
Ngày trồng cây đầu tiên đã diễn ra vào ngày 7 tháng 11 năm 1971 và vẫn được duy trì cho đến
ngày nay. Bên cạnh việc khuyến khích người dân trồng cây, Lý Quang Diệu ban hành nhiều quy
Lý Quang Diệu với chính sách xây dựng, phát triển xã hội của Singapore (1959 - 1990)
74
định để người dân có ý thức bảo vệ và không phá hoại cây xanh nơi công cộng. Trong trường
học, học sinh cũng được học cách trồng cây, chăm sóc cây và trồng vườn. Đặc biệt, ở Singapore
cây xanh được bảo vệ bởi luật pháp. Chính phủ quy định rằng các cây di sản - cây trưởng thành
trong và ngoài khu vực bảo tồn được pháp luật bảo vệ, ghi nhận giá trị lịch sử và đóng góp cho
cảnh quan đất nước. Điều đáng nói là, vào cuối thập niên 70, nhiều nhà lãnh đạo của các quốc
gia Đông Nam Á như Tổng thống Marcos (Philippines), Tổng thống Suharto (Indonesia)
cũng đã học hỏi Singapore, học hỏi Lý Quang Diệu trong việc phủ xanh đất nước của họ.
Một dấu ấn xanh nữa mà ông Lý Quang Diệu để lại cho Sin
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ly_quang_dieu_voi_chinh_sach_xay_dung_phat_trien_xa_hoi_cua.pdf