MÁY SấY BĂNG TảI THIếT Bị SấY:
a. Máy sấy bằng băng tải: làm việc liên tục, gồm một phòng hình chữ nhật, trong đó có một vài băng tải chuyển động chậm nhờ các tang quay. Các băng tải này tựa trên con lăn, để khỏi bị võng xuống, băng này làm bằng bông tẩm cao su, kim loại hay lưới kim loại và chuyển động với vận tốc 0,3 ÷ 0,6 m/phút.
38 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 19567 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Máy thiết bị trong công nghệ thực phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áy dài hơn, đồng thời tạo áp lực lên hỗn hợp, nén lên lớp mài mòn của trống và lưới phân ly. Do sự ma sát này gạo sẽ được bóc đi lượng cám, cám sẽ phân ly qua lưới, được bộ phận thu hồi (2) quay chung quanh đáy, khoang chứa cám đưa ra khỏi máy. Bộ phận thu hồi cám được truyền từ trục chính đến trục (14) truyền động bộ phận thu hồi cám, bánh răng (10) đến vành răng lắp các cánh gait (lưỡi nạo 2). Không khí hút ra khỏi máy qua cửa làm nguội một phần cho gạo, đồng thời cũng hút theo một phần cám, tất cả được thu hồi qua cyclon.
2.5. MÁY ĐÁNH BÓNG gạo kiểu CÔN trục đứng
Sau khi qua máy làm trắng hạt gạo trắng lên rõ rệt nhưng bề mặt không bóng và vẫn còn lớp cám mỏng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nếu bảo quản trong thời gian dài, do đó đánh bóng gạo là yêu cầu cần thiết đặc biệt là đối với gạo xuất khẩu.
a. Cấu tạo
Nguyên lý cấu tạo của máy đánh bóng kiểu côn trục đứng tương tự như máy làm trắng gạo kiểu côn trục đứng, chỉ khác máy làm trắng ở chỗ:Trống đánh bóng được làm bằng nhiều thanh gỗ ghép lại, cứ giữa hai thanh gỗ lại kẹp một miếng da mềm.Không dùng tấm cao su hãm.Tốc độ quay chậm hơn so máy làm trắng nên ít làm vỡ gạo.
1. Ống dẫn liệu 2. Trục máy 3. Trống
4. Lưới sàng.5. Tay quay điều chỉnh khe
6. Đĩa răng to 7. Đĩa răng nhỏ
8. Bánh đai9. Ống ra liệu
10. Cánh gạt liệu
11. Cào gạt cám
b. Nguyên tắc hoạt động
Gạo từ ống nạp liệu 1 chảy vào khe đánh bóng giữa trống 3 và lưới sàng 4. Trống được thiết kế gồm các thanh gỗ và miếng da ghép lại, nên khi quay các tấm da này va đập lên mặt hạt để đánh bóng bề mặt các hạt đang dịch chuyển vòng theo khe trống và chuyển dần xuống phía dưới vào khoang tháo liệu 9. Cám tạo ra trong quá trình đánh bóng được đẩy qua lưới sàng 4 rơi vào khoang chứa cám. Bánh đai 8 quay bánh răng nhỏ 7 để quay bánh răng lớn 6 mà trên đó gắn cào 11 nhằm đẩy cám ra khỏi máy.
4. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX cà phê hòa tan . (chú ý: thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản)
- Máy rang cà phê
- Máy xay cà phê: chín , khô lép, xanh.
- Máy sấy phun
- Máy rang cà phêRang
là công đoạn xử lý nhiệt cho hạt café tại các nhiệt độ cao, 190-2300C, nhằm đạt các biến đổi mong muốn về màu sắc, hương vị và cường độ cho hạt cafe rang.
Trong thời kỳ đầu của công đoạn rang, khi nhiệt độ rang lớn hơn 1000C, nhiệt lượng dùng để bốc hơi nước có trong hạt. Khi nhiệt độ đạt đến 1500C, một lượng lớn chất khí sản sinh ra( carbon dioxit, cacbon monooxit, hơi nước). Hạt café trở nên giòn, trương nở từ 40-100% thể tích và dễ xay xát thành bột.
Trong khoảng nhiệt độ 180-2000C hạt bắt đầu rạn nứt và mùi hương café được tạo ra. Thông thường café được rang ở nhiệt độ 180-2400C trong vòng 15-20 phút.
Trong quá trình rang màu sắc biến dổi như sau: Màun hạ Màu quế Nâu trung bình Nâu hơi đậm Nâu cánh gián Nâu đậm đến mức dầu ra mặt ngoài Đen thành than
Tùy theo sở thích người uống mà rang. Nếu rang nhạt thì ít thơm, uống sẽ hăng mùi gỗ, nếu rang cháy cà phê sẽ đắng, mùi khét nhưng nước sẽ đậm hơn..
Người ta có thể rang trong thiết bị thùng đứng có trục khuấy hoặc tay đảo, thiết bị còn có ống lấy mẫu và cửa quan sát. Cà phê sau khi rang qua hệ thống làm nguội bằng thùng hoặc bằng băng tải rải đều cà phê cho chóng nguội.
Hình 3: Thiết bị rang café.
MÁY XAY CÀ PHÊ: CHÍN , KHÔ LÉP, XANH.XAY NGHIềN:
Tùy theo kích cỡ vật liệu đem nghiền, kích thước yêu cầu của sản phẩm và căn cứ vào độ cứng vật liệu, yêu cầu kích thước đầu ra và vận chuyển sản phẩm v.v.. để chọn lọai máy nghiền thích hợp, sao cho đạt năng suất mà chi phí năng lượng lại thấp. Trong chế biến cà phê người ta thường dùng máy nghiền dạng trục/đĩa, nghiền bi, nghiền siêu mịn, nghiền búa, và máy nghiền bánh răng. Dưới đây là loại máy nghiền búa:
Máy nghiền búa:
Cấu tạo chính:
- rôto
- phiễu chứa
- trục quay
- lưới (sàng)
Cánh búa
Hình 4: cấu tạo máy nghiền búa với một cánh búa cố định
Cấu tạo máy nghiền búa gồm một roto, trên roto có nhiều cánh búa. Cánh búa có thể có nhiều dạng khác nhau tuỳ theo yêu cầu nghiền và cơ lý tính của nguyên vật liệu. Roto quay trên một vỏ máy được làm bằng gang đúc, có chỗ lắp lưới hoặc toàn bộ xung quanh là lưới.
Nguyên tắc hoạt động:
Nguyên liệu cần nghiền cho vào bên trong máy qua cửa nạp liệu. Do sự va đập của vật liệu với các cánh búa đang quay và với thành trong của máy, vật liệu sẽ biến dạng rồi vỡ ra thành các thành phần có kích thước nhỏ hơn. Ngoài ra khi nguyên liệu ban đầu có kích thước lớn, còn có thêm sự chà xát của vật liệu với thành trong của máy. Do bị va đập nhiều lần giữa cánh búa và vỏ máy, nguyên liệu giảm kích thước đến khi nhỏ hơn lỗ lưới, hạt sẽ theo lỗ lưới ra ngoài. Các hạt vật liệu nhỏ lọt qua lưới tự thoát ra ngoài hoặc được quạt hút ra khỏi máy, còn các hạt vật liệu to chưa lọt qua lưới lại được các búa tiếp tục nghiền nhỏ. Ðể nghiền được, động năng của búa khi quay phải lớn hơn công làm biến dạng để phá vỡ vật liệu. Do vậy, khi nghiền vật liệu lớn cần có trọng lượng búa lớn, còn khi nghiền vật liệu nhỏ cần búa nhẹ hơn. Trong trường hợp vật liệu nghiền kích thước không đều hoặc quá cứng, người ta dùng loại có cánh búa xếp. Ưu điểm của cánh búa loại này là có thể xếp được khi qua tải hoặc vật cứng; khi vượt qua tải hay vật cứng này, cánh búa sẽ mở ra nhờ lực ly tâm.
Máy nghiền búa khi hoạt động tạo ra luồng không khí rất lớn, giúp hạt sau khi nghiền qua lỗ lưới dễ dàng. Tuy nhiên, sau khi ra khỏi máy cần phải có hệ thống lắng để thu hồi sản phẩm.Với các sản phẩm nghiền thường dùng cyclon lắng và túi thu hồi bằng vải. Với hệ thống lắng bằng cyclon thường sử dụng một cyclon lớn dùng lắng các hạt có kích thước lớn và một cyclon nhỏ để lắng bụi trước khi cho không khí thải ra ngoài,
MÁY SấY PHUN SấY PHUN
Sấy phun là một phương pháp sấy khá mới mẻ thường được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm dạng bột giữ được nhiều đặc tính ban đầu. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các dung dịch hòa tan hoặc ở dạng thể, vẫn sẽ được phun khuếch tán thành những hạt sương mù siêu nhỏ, khoảng từ 20-60µm. Gặp không khí nóng trong buồng sấy, hơi nước sẽ được tách ra và chỉ còn lại chất hòa tan.
Thường sấy trong những buồng sấy hình nón. Nhiệt độ của không khí đi vào là 200 – 260oC và đi ra là 107 – 121oC. Sản phẩm thu được ở đáy của thiết bị sấy phun.
Hình 9:Sơ đồ hệ thống máy sấy phun.
Nguyên tắc hoạt động:
Đầu tiên, dịch phun được bơm vào phía trong của tâm dĩa phun. Với vận tốc quay từ 18.000 đến 25.000 vòng/ phút, dịch được phun dưới dạng sương mịn. Luồng sương phun ra gặp luồng khí nóng đi vào buồng sấy. Qua trao đổi nhiệt, hơi nước được tách ra khỏi dịch phun để thành phần chất rắn còn lại kết tinh ở dạng bột khô hoặc dạng cốm rơi xuống phần hình nón của buồng sấy, trượt xuống bộ phận làm tăng thể tích hạt. Tại đây, tiếp tục chịu tác động của luồng không khí nóng, các hạt bột sẽ kết dính lại với nhau thành những hạt có kích thước lớn hơn, khoảng 100-350µm.Còn một lượng nhỏ bột mịn sẽ theo luồng không khí vào bộ phận tách bụi cyclone. Cuối cùng khí thải được hút ra ngoài nhờ quạt hút.Sấy theo phương pháp này có bột thành phẩm sản xuất ra dưới dạng hạt rất nhỏ, rỗng ruột gọi là bột nhẹ, tỷ trọng nhỏ nhưng cũng dễ hòa tan, hình dáng bột khá đếu đặn
5. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX Pasta-mì. (chú ý: thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản)
Máy trộn dạng bột dẻo
Máy cán để cắt sợi
Máy định dạng các sản phẩm Pasta
Máy sấy băng tải
- Máy trộn dạng bột dẻoMÁY TRỘN:
Hình 6: Máy nhào bột đặc có trục quay nằm ngang
Thùng nhào
Phễu đổ nguyên liệu
Tấm chắn
Cửa nguyên liệu ra
5. cánh đảo
6.trục quay
7. nắp
8.bulong
Cấu tạo của máy : máy gồm có thùng nhào chứa nguyên liệu 1 nằm ngang. Phía trên có phểu đổ nguyên liệu 2. Tấm chắn 3 bảo đảm an toàn cho tay của công nhân thao tác trên máy và tránh cho các vật lạ từ bên ngoài không rơi vào làm hỏng cánh đảo 5. Sản phẩm sau khi nhào được qua cửa 4 nhờ cánh đảo đẩy ra ngoài. Các cánh đảo 5 thường là tấm kim loại phẳng gắn trên trục quay 6 theo những góc độ khác nhau.
Nguyên lý hoạt động: chủ yếu là kiểu gián đoạn theo cơ chế trộn cắt là chính, cũng có thể làm việc theo kiểu liên tục. Quá trình trộn nhờ chuyển động của trục cánh đảo, làm cho vật liệu trộn lẫn vào nhau.
Máy làm việc gián đoạn. Sau mỗi thời gian nhất định, cần rửa máy, có thể mở nắp 7 một cách dễ dàng nhờ các bu lông 8.
-MÁY CÁN Để CắT SỢI
Nhằm chuyển bột nhào thành trạng thái tấm có độ dày đều đặn làm đồng nhất khối bột, tăng độ đàn hồi của khối bột nhào và làm giảm lượng không khí hòa lẫn trong bột nhào.
Hình 9: Sơ đồ nguyên lý máy cán
Cấu tạo: Máy cán gồm 2 rulo đặt song song với nhau quay ngược chiều nhau, khe hở giữa 2 rulo được điều chỉnh theo yêu cầu của sản phẩm.
Nguyên lý hoạt động: bột nhào sau khi trộn được đưa vào thùng chứa sau đó đưa đến máy cán. Khối bột được ép khi đi qua khe hở của 2 rulo.
- Máy định dạng các sản phẩm PastaCác sản phẩm Pasta có hình dạng khác nhau tùy thuộc vào đầu khuôn của máy ép đùn. Và năng suất khác nhau tùy theo sự lựa chọn sử dụng loại máy nào.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ép:
- Áp suất: áp suất tăng à hiệu quả ép tăng, nhưng chỉ tăng trong một thời gian nhất định..
- Thời gian ép
- Nhiệt độ sơ chế nguyên liệu: khi nhiệt độ tăng à hiệu suất ép tăng
. CÁC LOạI MÁY ÉP ĐÙN DUNG TRONG SảN XUấT PASTA:
Máy ép trục vít:
Hình 11: Sơ đồ nguyên lý máy ép trục vít ( xylanh hình trụ)
1. Trục vít 2. Xylanh
3Phễu chứa liệu
4.Máng liệu ra
5.Máng tháo bã
Máy ép trục vít làm việc liên tục. Bộ phận làm việc chính của máy là trục vít có đường kính cánh vít lớn dần hay trục vít cóm cánh vít nhỏ dần đặt quay trong xylanh nằm ngang có đục lỗ.
Nguyên liệu sau khi qua máy trộn thì sẽ được trục vít ép và di chuyển đến đầu khuôn. Sau đó đi ra đầu khuôn tạo sản phẩm có hình dạng cố định
Tùy vào từng loại sản phẩm mà ta chọn loại đầu khuôn tương ứng
MÁY SấY BĂNG TảI THIếT Bị SấY: a. Máy sấy bằng băng tải: làm việc liên tục, gồm một phòng hình chữ nhật, trong đó có một vài băng tải chuyển động chậm nhờ các tang quay. Các băng tải này tựa trên con lăn, để khỏi bị võng xuống, băng này làm bằng bông tẩm cao su, kim loại hay lưới kim loại và chuyển động với vận tốc 0,3 ÷ 0,6 m/phút.
Phễu nhận vật liệu sấy
Trục lăn dẫn vật liệu sấy
Phòng sấy hình chữ nhật
Con lăn đỡ
Băng tải
6. Caloriphe sưởi
7. Thùng chứa sản phẩm
8. Lò đốt
9. Tấm chắn khí nóng – TNS
10. Ống khói
Băng tải vận chuyển vật liệu rời theo phương ngang. Gồm: - Một băng tải bằng cao su hoặc kim loại - Puli ở hai đầu - Các con lăn đỡ (bên dưới băng).
Chu trình sấy có thể hoàn tất tự động trên những băng tải cho những sản phẩm có chất lượng cao.
Hình 19: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của băng tải.
b. Máy sấy băng tải rung.
Băng tải gồm hai ống vận chuyển, bộ rung và bộ giằng cứng, nó được gắn chặt trên bệ.
Máng vận chuyển băng tải nghiêng đến 120, cứ mỗi độ tăng lên thì giảm xuống 4 – 7 % cho nguyên liệu bột, 2 – 5 % cho nguyên liệu hạt và mẫu nhỏ.
Do dao động có hướng, nguyên liệu chứa trong máng hay trong ống được chuyển dịch theo hướng mong muốn với khoảng cách đến 60 m.
Ưu điểm: Các thiết bị này có nhiều ưu điểm lớn: kín, loại trừ bụi, nguyên liệu tiếp xúc không đáng kể với các bộ phận chuyển động của thiết bị, đơn giản về kết cấu, hao mòn không đáng kể đối với các bộ phận tải hàng, năng lượng tiêu hao cho cơ cấu rung không lớn.
6. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền SX thức ăn dạng viên. (chú ý: thể hiện bằng các hình vẽ đơn giản)
MÁY NGHIềN BÚA VA ĐậP Tự DOMÁY NGHIềN BÚA TRụC NGANG:
Hình 3.7 Sơ đồ máy nghiền búa trục ngang
1.Máng cấp liệu; 2. Bộ phận nghiền; 3. Đường ống hút; 4. Quạt hút; 5. Động cơ kéo quạt; 6. Cyclon; 7. Vít tải ngang; 8. Cửa tháo liệu; 9. Lưới sàng
Nguyên lý làm việc
Quá trình nghiền hạt trong máy nghiền kiểu búa là do sự va đập của búa vào hạt, va đập giữa các hạt vào vỏ máy và do sự chà xát của hạt với búa hoặc với thành trong của vỏ máy.
Bộ phận gây ra sự va đập vào hạt trong máy là các búa nghiền được treo trên các chốt của roto đặt nằm ngang. Khi roto quay thì lực ly tâm làm các búa ở vị trí hướng tâm và dự trữ một động năng lớn. Hạt qua bộ phận cung cấp phía trên vào máy liền bị búa nghiền quay đập vào và va chạm với các chi tiết nằm trong buồng nghiền. Trong quá trình va đập, búa sẽ truyền cho hạt phần động năng tạo thành công phá vỡ hạt. Các phần tử tách ra từ hạt có kích thước bé hơn lỗ sàng phân ly thì lọt ra ngoài buồng nghiền tạo thành sản phẩm. Những phần tử có kích thuớc lớn hơn tiếp tục va đập, phá vỡ. Sản phẩm nghiền được đưa ra ngoài bằng các phương pháp vận chuyển khí động, cơ học,
Các chi tiết của máy nghiền hạt kiểu búa trục ngang
Bộ phận nạp liệu:
Nguyên liệu hạt được cung cấp vào buồng nghiền theo phương: hướng kính, tiếp tuyến, dọc trục hoặc bên hông. Bộ phận nạp liệu gồm: thùng chứa liệu, cửa điều chỉnh lượng cung cấp theo nguyên tắc tự chảy, tự hút hoặc trục cuống (cấp liệu kiểu cưỡng bức).
Roto máy nghiền kiểu búa trục ngang:
Roto là bộ phận làm việc chính của máy. Nó nhận truyền động thông qua bộ truyền động đai hay khớp nối trục. Trong truyền động khớp nối trục thường áp dụng kiểu khớp nối trục răng vì khi làm việc máy thường rung động do roto không được cân bằng tuyệt đối.
Các đĩa lắp chốt treo búa có thể sử dụng nhiều hình dạng khác nhau, tùy theo số lượng búa, số hàng búa. Số dãy búa thường sử dụng là 3, 4, 6 và 8 dãy.
Các búa nghiền là bộ phận làm việc chủ yếu cả máy. Hình dạng, vật liệu chế tạo búa có ảnh hưởng đến năng suất, độ mịn của sản phẩm. Nó được xác định tùy theo cơ lý tính của vật liệu nghiền cũng như kích thước của chúng khi chế tạo chung, khối lượng búa không được sai lệch nhiều, bề mặt búa không được có vết nứt hay khuyết tật khác.
Các chốt treo búa có chiều dài xuyên suốt roto.
Lưới sàng:
Lưới sàng dùng để thoát sản phẩm ra khỏi buồng nghiền và làm nhiệm vụ điều chỉnh mức độ nghiền. Trong một giới hạn, đường kính lỗ sàng và diện tích tiết diện sống của sàng ảnh hưởng đến năng suất sàng.
Kích thước lỗ và rãnh phải phù hợp với mức độ nghiền yêu cầu và loại máy nghiền.
Má đập phụ:
Ngoài phần bao của sàng xung quanh roto và khoản không gian bố trí cửa nạp liệu, người ta thường bố trí má đập phụ để làm tăng hiệu quả va đập, chà xát của vật liệu vào bề mặt trong buồng nghiền. Má đập phụ thường có các lỗ.
Ngoài ra tùy theo cấu tạo chức năng của máy trong hệ thống mà cấu tạo của máy nghiền còn có bộ phận thu sản phẩm, bộ phận lọc bụi,…
Ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng
Ưu điểm Là loại máy nghiền vạn năng. Khả năng điều chỉnh độ nhỏ bột nghiền dễ dàng. Máy có cấu tạo đơn giản, gọn gàng, khối lượng máy không lớn, giá thành rẻ, dễ thay thế các chi tiết bị mòn hay hư hỏng.
Nhược điểm
Trong quá trình làm việc sinh nhiều bụi bột, gây tổn thất và khó khăn trong xử lý bụi về sau.Do máy quay với vận tốc lớn nên gây ra tiếng ồn và chấn động, làm ảnh huởng xấu đến môi trường lao động. Nghiền các hạt dẻo, dính có độ ẩm cao thì kém.
Phạm vi sử dụng
Sử dụng chủ yếu trong chế biến thức ăn gia súc. Ngoài nhiệm vụ nghiền các hạt lương thực, chúng còn được sử dụng để nghiền các sản phẩm khác như cá khô, cỏ khô, các thành phần khoáng vi lượng,... Trong công nghệ sản xuất thức ăn gia súc hiện đại, máy nghiền kiểu búa trục ngang là thiết bị duy nhất của công đoạn làm nhỏ vật liệu thành bột. Máy nghiền kiểu búa đáp ứng mọi vi mô sản xuất. Tùy theo sơ đồ công nghệ mà máy ở vị trí riêng lẻ hoặc nằm trong hệ thống sản xuất liên tục.
MÁY TRộN DANG VÍT MộT TRụC NằM NGANGMÁY TRộN KIểU TRụC NằM NGANG
Đặc điểm: Máy trộn kiểu trục vít nằm ngang dải xoắn bẹp được sử dụng rộng rãi vì có nhiều ưu điểm như:
-Hạn chế hiện tượng phân lớp.
-Có năng suất cao, trộn đều, số vòng quay thấp, làm việc ổn định, độ bền cao, ra liệu dễ dàng.
-Thời gian trộn ngắn nên chi phí năng lượng thấp.
Cấu tạo:
Hình 3.13 Sơ đồ kết cấu máy trộn vít ngang.
Cửa nạp liệu; 2. Cánh xoắn; 3. Trục vít; 4. Cửa tháo liệu; 5. Thùng trộn; 6. Ổ đỡ.
Nguyên lí hoạt động: Vít tải được truyền động từ động cơ thông qua hộp số và bộ bộ truyền xích, các thành phần nguyên liệu được đưa vào cửa nạp liệu (1), vật liệu được đảo trộn đều trong máy nhờ sự tác động của hai dải băng xoắn hẹp quay ngược chiều nhau. Sau khi trộn vật liệu được tháo ra ngoài qua cửa tháo liệu (4) với cơ cấu đóng mở thủ công hoặc điều khiển bằng động cơ.
- Máy ép viên thức ăn viên Cấu tạo:
Cụm máy ép tạo viên gồm có: Bộ phận cấp cấp liệu (dạng trục vít), bộ phận trộn ẩm, hệ thống truyền động, động cơ điện, thiết bị bảo hiểm điện, thiết bị bôi trơn, nam châm, đồng hồ đo nhiệt độ ở bộ phận trộn ẩm, bộ phận điều tiết độ ẩm, hệ thống nồi hơi cùng với ống dẫn và van các loại hợp thành
Hình 3.17 Sơ đồ cấu tạo của cụm máy ép
1,3. Móc cáp; 2. Bệ máy;4. Nam châm; 5. Máng xuống liệu;6. Buồng tạo viên; 7. Nắp; 8. Hộp truyền động chính; 9. Động cơ điều tốc; 10. Hộp giảm tốc; 11. Phiễu;12. Cửa xuống liệu; 13. Vít cấp liệu; 14. Máy trộn; 15. Hộp giảm tốc; 16. Động cơ điện; 17. Công tắc hành trình; 18. Khớp nối; 19. Động cơ chính; 20. Công tắc hành trình; 21. Hệ thống bôi trơn.
Bộ phận cấp liệu:
Có chức năng đưa liên tục hỗn hợp bột khô xuông máy trộn ẩm. Máy cấp liệu có trục vít tải, khớp nối và động cơ điện điều tiết tốc độ bằng biến tần động cơ này có thể điều chỉnh vòng quay trục vít từ 30v/p đến 130v/p cấu tạo trục, cánh vít và vỏ vít đều làm bằng thép không rỉ. Máy cấp liệu có tác dụng điều phối hỗn hợp bột giữa thùng chứa với máy trộn ẩm, nó có ảnh hưởng đến năng suất trộn và năng suất ra viên theo yêu cầu. Khi nguyên liệu bị ngăt thì vít cấp liệu có chức năng cản trở dòng hơi nước xoay từ máy trộn ngược đến thùng chứa liệu.
Căn cứ vào yêu cầu của sản suất mà đường kính trục vít thường trong khoảng 150 – 460 mm động cơ lắp khoảng 1,1 - 40 kW
Hình 3.18 Cấu tạo của vít cấp liệu
Bộ phận trộn ẩm
Gồm có trục, cánh trộn, ổ đỡ và bộ phận truyển động đai hình thang. Nhiệm vụ của máy trộn là từ bột khô được bổ sung hơi nước vào rồi đảo và làm mềm, khiến cho nguyên liệu hấp thụ đầy đủ lượng nhiệt, nước và dịch thể đạt được yêu cầu tạo viên rồi vận chuyển tới máy ép tạo viên. Máy trộn kiểu cánh có loại 1 cấp , 2 cấp và nhiều cấp. Nhưng máy trộn kiểu cánh 1 cấp là loại máy trộn hiện tại được sử dụng rỗng rãi nhất. Vòng quanh trục chính của máy trộn nói chung chia làm 2 cấp 125 vòng/phút gọi là tốc độ thấp, từ 125÷500vòng/phút gọi là tốc độ cao. Thông thường máy trộn 1 cấp có vòng quay 300÷375vòng/phút và thời gian trộn 10 ÷ 15 giây. Còn với máy trộn nhiều cấp thì thời gia trộn dài hơn. Trục cánh trộn và vỏ máy đều chế tạo bằng thép không rỉ.
Hình 3.19 Cấu tạo của bộ phận trộn.
Ổ đỡ; 2. Bích; 3. Buồng trộn; 4. Trục trộn; 5. Nắp đậy; 6. Trục ra của máy giảm tốc; 7. Động cơ điện với hộp giảm tốc.
Buồng ép viên:
Máy ép tạo viên gồm có trục đặc trong, trục rỗng bao ở ngoài, nghĩa là 2 trục lồng vào nhau. Trục rỗng có 2 ổ bi, vòng ngoài của ổ bi lắp vào 2 thân ổ lắp chặt vào thành máy. Một đầu trục có mặt bích để lắp khuôn ép. Khi trục rỗng quay thì khuôn ép quay theo, tốc độ quay của khuôn phải căn cứ vào đặc tính của nguyên liệu và căn cứ vào đường kính của viên để chọn cho phù hợp. Theo kinh nghiệm thì với khuôn ép có đường kính lỗ bé thì phải sử dụng tốc độ tiếp tuyến tương đối cao, còn với khuôn có đường kính lỗ khuôn lớn thì phải sử dụng vận tốc tiếp tuyến tương đối thấp .Vận tốc tiếp tuyến của khuôn có ảnh hưởng đến hiệu suất tạo viên, đến tiêu hao năng lượng và độ chắc của viên. Trong phạm vi nhất định, vận tốc của tiếp tuyến của khuôn cao thì năng suất cao, năng lượng tiêu hao cao, độ cứng của viên và chỉ số tỉ lệ hồ hoá bột cũng tăng lên. Nói chung, với đường kính lỗ khuôn là 3,2 ÷ 6,4mm thì vận tốc tiếp tuyến của khuôn rất cao có thể đạt tới 10,2m/s; còn khi đường kính lỗ khuôn 16 ÷ 19mm thì vận tốc tiếp tuyến của khuôn ép là 6,1÷ 6,6m/s. Nếu sử dụng một loại vận tốc tiếp tuyến để sản suất đa dạng loại thức ăn là không tốt, chẳng hạn khi sử dụng máy ép viên cỡ lớn để sản xuất thức ăn viên có đường kính nhỏ thì chất lượng và hiệu quả không tốt như sử dụng máy ép viên cỡ nhỏ. Đặc biệt rõ ràng nhất là khi sản xuất thức ăn chăn nuôi gia cầm và thức ăn chăn nuôi thuỷ sản có đường kính 3 mm. Nguyên nhân là vận tốc tiếp tuyến của khuôn ép quá ép còn đường kính của quả lô ép lại quá lớn tạo cho nguyên liệu ép qua lỗ quá nhanh, từ đó khiến cho chỉ số độ cứng và tỉ lệ hồ hoá của bột bị ảnh hưởng để khắc phục tình trạng nói trên nhằm thích ứng với nhu cầu ra công cho các nguyên liệu và các đường kính lỗ khuôn khác nhau ở nước ngoài nhiều công ty kết cấu 2 ÷ 3 tốc độ tiếp tuyến khác nhau của khuôn trên một máy.
Trục đặc không quay và được lắp ổ đỡ trên đó một đầu của trục đặc có 1 mặt bích. Trên mặt bích đó được lắp 2 hoặc 3 quả lô ép. Quả lô ép quay trơn quanh mình nó, khe hở giữa quả lô ép với khuôn ép phải điều chỉnh thích hợp mới ép tạo thành viên được, khe hở này nói chung là từ 0,1 đến 0,3 cm.
Hình 3.20 Sơ đồ nguyên lý làm việc của buồng ép.
1. Khuôn ép; 2,16. Bulông kẹp chặt; 3,15. Quả lô ép; 4,7,10,13. Đai ốc chống nới lỏng; 5,8,11,12. Bulông điều chỉnh; 6,14. Bánh răng điều tiết; 9. Dao gạt liệu vào; 7. Dao cắt viên; 18: Viên; 19: Khu vực vật liệu để tạo viên.
7. Trình bày nhiệm vu, yêu cầu kỹ thuật, nguyên tắc làm việc, nguyên tắc cấu tạo của các máy chính trong dây chuyền chế biến mì ăn liền-mì tôm:
Máy Trộn Máy trộn bột :
1.1 Cấu tạo:
Thiết bị trộn là một thùng nằm ngang có nắp, dài khoảng 1.5 m, rộng 0.5 m, cao khoảng 0.9 m, làm bằng inox, bên trong thùng trộn có hai trục nằm song song nhau, một trục đặt cao và một trục thấp hơn trục kia, trên mỗi trục có các cánh khuấy được bố trí theo kiểu xoắn ốc, có cánh khuấy trên hai trục đan xen nhau.
Hai trục chuyển động ngược chiều nhau nhờ cơ cấu bánh răng. Động cơ truyền động làm quay một trục chính nhờ dây đai, từ trục chính nhờ cơ cấu bánh răng truyền động làm cánh khuấy quay ngược chiều nhau.
Phía trên song song với hai trục cánh khuấy là một ống hình trụ có đường kính khoảng 5 cm nối với bồn định lượng, trên ống có đục các lỗ nhỏ để phun nước trộn vào khối bộn khi trộn. Nước trộn được bơm sẵn lên bồn định lượng và được điều chỉnh đóng mở bằng van.
Đáy thùng của máy trộn cấu tạo như một nắp đóng mở để tháo bột xuống mâm phân phối khi đã nhào trộn xong. Việc đóng mở đáy thùng được điều khiển bằng cần tay nằm bên ngoài thùng trộn.
Nguyên tắc hoạt động :
Khi mở công tắc, động cơ chính hoạt động truyền động cho hai trục cánh khuấy ngược chiều nhau. Nhờ các khuấy trên trục bố trí theo hình xoắn ốc và đan xen nhau giúp bột được nhào trộn đều. Khi bột đã được trộn đủ thơi gian và đạt yêu cầu công nhân đứng máy sẽ gạt cần tay để mở đáy thùng, tháo bột xuống mâm phân phối. Thiết bị hoạt động gián đoạn
Máy cán, cắt định hình, Máy cán bột:
Bột sau khi nhào trộn được xả từ cối xuống thùng chứa sau đó được đưa đến hệ thống cán nhằm cán bột ra thành các lá bột.
2.1 Nguyên lí hoạt động: Quá trình cán chia thành 2 giai đoạn: Cán thô: bột nhào từ thùng phân phối được đưa xuống 2 cặp trục thô có đường kính 300 mm. Vận tốc trục cán thô nhỏ, tạo lực nén lớn ép bột thành tấm đưa sang cán tinh.
Cán tinh: hệ thống cán tinh có 5 cặp trục, vận tốc chuyển động giữ các lô tăng dần qua các trục và khoảng cách giữa hai trục của các cặp trục nhỏ dần, khi đẩy tấm bột qua lá bột sẽ được dàn mỏng dần.
2 Yêu cầu kỹ thuật:
Vận tốc của lô cán tinh: v = 90 – 130 vòng/phút.Khe hở của các trục cán nhỏ dần qua các lô trục:Cán thô ( 2 cặp trục): L1 = L2 = 5 mm .
Bán thô ( 1 cặp trục): L3 = 4 mm
Bán tinh ( 3 cặp trục): L4 = 3 – 3,5 mm L5 = 2 – 2,5 mm L6 = 1,2 – 1,5 mm
Cán tinh ( 2 cặp trục)L7 = 1 – 1,2 mm
L8 = 0,8 – 0,9 mm
3. Hệ thống cắt sợi và tạo sóng:
3.1 Cấu tạo: Bộ phận này gồm 2 rulo có rãnh trên bề mặt vuông góc với đường sin quay ngược chiều nhau, khoảng cách và độ sâu các rãnh sẽ được thiết kế tạo sợi mì có chiều rộng và chiều dày theo mong muốn.
3.2 Nguyên lí hoạt động:
Tấm bột mì ra khỏi hệ thống cán tinh đã đạt yêu cầu, được đưa vào khe hở giữa hai trục dao cắt, hai trục này chuyển động ngược chiều nhau, cắt tấm bột thành sợi nhờ các vách trên trục dao. Các sợi mì được gỡ ra khỏi các rãnh nhờ bộ phận được tỳ sát vào bề mặt trục dao, tránh làm chập mì, rối sợi. o tốc độ mì ra khỏi dao cắt lớn nhưng tốc độ của băng chuyền lại nhỏ làm cho sợi mì bị đùn lại tạo thành các dợn sóng (theo phương thẳng đứng) gọi là tạo sóng cho sợi mì.Sợi mì sau khi ra khỏi dao cắt đi qua dao phân vắt chia sợi mì thành 3 - 4 dãy (tùy thuộc vào độ rộng của băng tải) mỗi dãy rộng 100 - 110mm và chạy theo băng tải, băng tải thứ nhất chuyển sợi mì mới cắt chạy với vận tốc 6cm/giây, khi chạy hết băng tải này, sợi mì rớt xuống băng tải thứ hai chuyển sợi mì vào buồng hấp. Băng tải thứ hai này chạy với vận tốc 20cm/giây. Vận tốc này nhanh hơn so với băng tải thứ nhất nên giúp kéo giãn sợi mì đã đùn bông ra tạo thành dợn sóng lần thứ hai theo phương ngang.
Máy chiên dầu:
6.1 Cấu tạo:- Khuôn chi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- may thiet bi trong cntp.doc