Mối quan hệ giữa đất đai và văn hoá: tham chiếu từ người Khmer và người Hoa ở tỉnh Sóc Trăng

Ngày 18 tháng 12 năm 1980, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam công bố hiến pháp mới,

khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai (Điều 19) và nhiệm vụ “thực hiện quyền làm

chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba

cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng

tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt” (Điều 2). Thực

hiện nhiệm vụ đó, cùng với quá trình mở rộng quy mô các hợp tác xã nông nghiệp ở miền

Bắc (từ HTX có quy mô thôn làng lên HTX có quy mô toàn xã) , Đảng và Nhà nước đã tiến

hành cuộc vận động tập thế hoá nông nghiệp ở miền Nam. Các thôn ấp được tổ chức thành

các tập đoàn sản xuất hoặc hợp tác xã. Tuy nhiên, chính sách này đã không mang lại kết quả

khả quan. Tính đến năm 1986, chỉ có 5.9% nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long, 20% ở

miền Đông Nam bộ và 85% ở vùng duyên hải miền Trung gia nhập các hợp tác xã. Sản xuất

ở nhiều nơi bị đình đốn, sản lượng nông nghiệp suy giảm nhanh chóng; cả nước ở trong tình

trạng khan hiếm lương thực [Đỗ Quý Toàn, Lakshmi Iyer, 2003].

pdf39 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối quan hệ giữa đất đai và văn hoá: tham chiếu từ người Khmer và người Hoa ở tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Khmer tại Trà Vinh có nổi lên ủng hộ nhưng bị Đỗ Thành Nhân cùng binh đoàn Đông Sơn tàn sát rất dã man. Chính vì thế, cả người Hoa và người Khmer ở Nam bộ đều không ủng hộ nhà Tây Sơn. Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE) Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương 17 kiểm soát chính trị trực tiếp của chính quyền phong kiến trung ương. Ðầu thập niên 1830, vua Minh Mạng bắt đầu có nỗ lực phá vỡ quyền lực và uy tín của giới cai trị miền Nam. Khi Lê Văn Duyệt qua đời năm 1832, Minh Mạng xóa bỏ bộ máy quân sự có tính chất tự trị cục bộ tại miền Nam và đặt vùng này dưới sự kiểm soát trực tiếp của trung ương, bổ nhiệm quan chức từ các vùng khác đến trấn giữ. Tiếp theo đó, ông có những chính sách cực đoan khác như cấm đoán đạo Công giáo và theo dõi các hoạt động thương mại của người Hoa. Vua Minh Mạng đã tìm cách phát triển ở miền Nam một cảm thức trung thành với trung ương thông qua việc thành lập trường học, ra huấn dụ đạo đức và quảng bá các điện thờ đại diện cho uy quyền triều đình. Những động thái này không chỉ đơn thuần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương với khu vực ĐBSCL mà còn có mục đích sâu xa hơn: “Việt hoá” đối với các dân tộc thiểu số như người Hoa, người Khmer và người Chăm. Chính sách đồng hóa về văn hóa được Minh Mạng gọi là "nhất thị đồng nhơn", nghĩa là phải “coi họ cũng là người như chúng ta”. Ở người Khmer, quyền hạn của giới tăng lữ Phật giáo tiểu thừa cũng bị giới hạn, thay vào đó là sự gia tăng ảnh hưởng của các thiết chế xã hội thế quyền do nhà nước trung ương áp đặt từ trên xuống [Choi Byung Wook, 2004, tài liệu đã dẫn]. Quan điểm về thể chế chính trị của Minh Mạng đã có tác động tích cực đến việc củng cố rường mối quốc gia, khẳng định tính thống nhất của dân tộc/nation; nhưng sự áp đặt về văn hoá đã ít nhiều dẫn đến sự phản kháng của người dân Nam bộ nói chung, người Khmer nói riêng. Từ năm 1820 nhiều lãnh tụ Khmer như Achar Kuy (Chauvai Kuy), Teva Som ở Trà Cú đã kêu gọi dân chúng nổi lên chống lại vương triều Nguyễn, tất cả đều bị dẹp trong biển máu. Đến năm 1833, Lê Văn Khôi - con nuôi của Tổng trấn thành Gia Định Lê Văn Duyệt - dựng cờ khởi nghĩa; ông nhận được sự ủng hộ của đông đảo người Việt và cả người Khmer. Sau khi Lê Văn Khôi bị đánh dẹp vào năm 1835, cộng đồng người Khmer càng bị trù dập nhiều hơn: Họ phải sống ổn định thay vì có thể du cư trên một địa bàn kênh rạch chằng chịt, khó bề kiểm soát; các phum, sóc đổi thành làng, xã; họ tên của mỗi người phải được gọi theo âm Hán Việt như Sơn, Thạch, Kim, Kiên… Ngược lại với các chính sách về chính trị và văn hoá, chính sách về đất đai của Minh Mạng lại ít tạo ra phản ứng đối nghịch. Năm 1836, nhà vua ra lệnh thống nhất hệ thống đo đạc đất đai trên toàn quốc và chủ trương bảo vệ quyền sở hữu tư nhân của người dân. Mặc dù về danh nghĩa, đất đai được coi là tài sản của nhà vua; nhưng trên thực tế, ở khu vực Nam bộ nói chung, bên cạnh sở hữu của các công xã, nhiều thửa đất rộng lớn đã thuộc quyền tư hữu của nông dân hay điền chủ. Nhờ chính sách có phần cởi mở như vậy, nhiều gia đình đã có thể yên tâm thu vén đất đai, mở rộng sản xuất. Trong “Gia Định thành thông chí”, một tác phẩm được viết đầu thế kỷ XIX, Trịnh Hoài Đức đã phản ánh lại tình hình này như sau: "Dân ở vùng này đều có thể tự do đi khai khẩn đất ruộng ở các vùng khác, ai muốn đến ở đâu, khai khẩn ruộng gò, ruộng thấp ở nơi nào tùy ý. Lựa chọn đất đai rồi chỉ cần khai báo với nhà cầm quyền là mình trở thành nghiệp chủ khoảnh đất ấy, chính quyền cũng không đo đạc xem diện tích bao nhiêu, không cần biết đất ấy tốt xấu thế nào. Người nghiệp chủ tùy theo điền sản mình chiếm rộng hẹp mà tự nguyện nộp thuế nhiều hay ít và nộp thuế bằng thóc dùng hộc già hay hộc non đong cũng được". Kết quả là đến giữa thế kỷ XIX, một bộ phận trong xã hội miền Nam trở nên giàu có, xã hội dần ổn định và quyền lực của chính quyền trung ương từng bước được củng cố. Tuy nhiên, cho dù Minh Mạng có mạnh tay đến đâu, ông vẫn có những nhượng bộ nhất định đối với người Khmer và người Hoa. Có thể nhận thấy rất rõ điều này ở Sóc Trăng, Rạch Giá và Trà Vinh - những địa phương có đông người Khmer sinh sống. Theo một nghiên cứu của Trần Thị Mai có nhan đề “Tình hình phân phối và sở hữu ruộng đất ở Sóc Trăng thời Pháp thuộc (1867 – 1945)”, cho đến trước khi thực dân Pháp chiếm đóng (1867), tại Sóc Trăng, hình thức sở hữu đất đai phổ biến vẫn là đất công của các làng xã. Trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu, tác giả cho biết, trước khi thực dân Pháp có mặt, ở vùng phụ cận Rạch Giá và Sóc Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE) Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương 18 Trăng “Làng xã chỉ gồm toàn đất công và không có lấy một địa chủ. Trước đây, sở hữu ruộng đất tư không hề tồn tại ở hạt Sóc Trăng hoặc chỉ có một hoặc hai khu đất được cấp cho các đầu mục Căm bốt mà chính quyền An Nam muốn qua đó để củng cố sự hợp tác. Đất đai ở đây, của người An Nam cũng như của người Căm bốt, được cày cấy theo từng làng. Trên sổ thuế hàng năm chỉ ghi nhận diện tích ruộng đất được canh tác, số đinh, số lính và cuối cùng là tên họ của các gia trưởng. Trước vụ thu hoạch, ruộng đất được phân phối cho các nông gia trong mỗi làng” [Trần Thị Mai, 2007]. Ở một khu vực mà đặc điểm nổi bật là chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất xuất hiện sớm và chiếm ưu thế chủ đạo, ruộng đất công rất ít như ở Nam bộ thì tình trạng vừa nêu trên đây của Sóc Trăng (và một vài địa phương khác như Rạch Giá, Trà Vinh) có thể được xem là những ngoại lệ đặc biệt. Về hiện tượng này, Trần Thị Mai kiến giải: “Sóc Trăng là vùng đất mới, chỉ chính thức trở thành đất đai của chúa Nguyễn kể từ năm 1757. Để khai khẩn vùng đất mới này, những lưu dân nghèo phải dựa vào kinh phí của Nhà nước cấp phát để khẩn hoang. Do vậy, theo qui định những ruộng đất khẩn hoang loại này được gọi là ruộng công và được giao cho các xã thôn quản lý và phân cấp cho xã dân cày cấy theo đúng lệ của triều đình. Lệ này không chỉ áp dụng trong làng Việt mà cả trong các phum, sóc của người Khmer. Mặt khác, có thể xem đây như là một biện pháp nhẹ tay mang tính sách lược của chính quyền phong kiến nhằm vừa khuyến khích khẩn hoang lập làng vừa đảm bảo an ninh và trật tự xã hội trên vùng đất mới. Và do vậy, đã góp phần không nhỏ tạo nên sự ổn định tương đối của tình hình ruộng đất trong nông thôn Sóc Trăng thời ấy” [Trần Thị Mai, 2007]. Tuy nhiên, chỉ riêng những sách lược về đất đai của Minh Mạng đã không đủ mạnh để có thể bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của người Khmer. Các chính sách kinh tế - chính trị và xã hội tổng thể của Minh Mạng và các triều vua Nguyễn sau này đã phá vỡ quan hệ bình đẳng tương đối của các nền văn hoá vốn được duy trì suốt từ thời các chúa Nguyễn cho đến triều đại Gia Long. Xu hướng xen cư giữa người Khmer, người Hoa và người Kinh ngày càng phổ biến. Dưới sức ép của văn hoá Việt, truyền thống xã hội của các dân tộc thiểu số dần bị biến đổi. Khuôn vi của các phum sóc truyền thống của người Khmer từng bước bị xâm hại và thu hẹp dần. 2.1.3. Tư hữu hoá - chính sách đất đai chủ đạo của thực dân Pháp Sau khi chiếm được “Lục tỉnh Nam kỳ” và áp đặt quyền cai trị ở Sóc Trăng, chính quyền thực dân Pháp “quốc hữu hoá” toàn bộ quỹ đất, đình chỉ việc khẩn hoang tự do của các tầng lớp nhân dân và thực thi chính sách chuyển nhượng. Tài nguyên đất đai bắt đầu được khai thác như là hàng hoá để đưa vào thị trường kinh doanh, nhà nước thuộc địa tổ chức bán đất hoang cho những người khai phá. Việc tích tụ đất bắt đầu được đẩy mạnh cả với giới chủ người Âu và người bản xứ. Đất công của các thôn ấp rơi dần vào tay của các điền chủ, vốn luôn nhận được sự ủng hộ của chính quyền thuộc địa. Số liệu thống kê năm 1936 cho thấy, vào thời điểm đó, “tại Sóc Trăng có 70 điền chủ người Âu, chiếm 29,052 ha ruộng đất (15% diện tích canh tác toàn tỉnh); 11,620 điền chủ người bản xứ chiếm 177,000 ha ruộng đất (85% diện tích canh tác); công điền chỉ còn có ngót 8,600 ha, được giao các làng xã quản lý làm nguồn thu chính của ngân sách địa phương” [xem thêm Trần Thị Mai, 2007]. Như vậy, kể từ khi thực dân Pháp xâm lược, cơ cấu ruộng đất và chế độ sở hữu ruộng đất tại Sóc Trăng đã có những xáo trộn rất lớn. Sở hữu tư nhân về mặt đất đai trở thành phổ biến, trong khi đó đất công bị thu hẹp và chỉ còn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với đất tư. Sự phát triển của đất tư và tầng lớp địa chủ trong nông thôn Sóc Trăng không ra ngoài mục tiêu chung của chính quyền thuộc địa nhằm phục vụ cho việc tạo ra những thuận lợi về mặt xã hội cho chính sách khai thác thuộc địa của họ. Chế độ tư hữu đã tạo nên một lớp điền chủ có tài sản và quyền uy lớn, có quan hệ lợi ích gắn chặt với chính quyền thuộc địa. Tuy nhiên, do đặc điểm lịch sử riêng của Sóc Trăng, bộ phận đất công (công điền) của các làng xã (của cả người Việt Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE) Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương 19 cũng như người Khmer) vẫn có một vai trò rất quan trọng. Số tiền thu được từ việc cho thuê công điền luôn là một bảo đảm quan trọng đối với sự ổn định của ngân sách làng xã và đóng góp chủ yếu cho các chương trình duy tu, bảo quản kênh rạch và đường xá trong tỉnh… Mặt khác, khi đó mật độ dân số ở khu vực này còn rất thấp, việc khai thác các sản vật tự nhiên còn mang lại nguồn thu nhập tương đối tốt, đất đai chưa phải là vấn đề có tính chất nổi cộm, nhất là ở những khu vực mới được khai phá như Vĩnh Châu. Tuy phủ nhận các quan hệ đất đai truyền thống, nhưng về mặt tổ chức xã hội, người Pháp lại có những chính sách tương đối mềm dẻo. Khi từng bước tiến hành tổ chức lại hệ thống quản lý xã hội ở cấp cơ sở, về cơ bản thực dân Pháp cố gắng kết hợp giữa các mô hình tự quản cũ với bộ máy chính quyền mới. Toàn bộ cơ cấu tổ chức hệ thống chính quyền từ tỉnh xuống đến các xã vùng ĐBSCL vẫn dựa trên kết quả của cuộc cải cách Minh Mạng. Đối với người Khmer, những cải cách thiên về mặt hình thức hơn là sự triệt để: Các Khum (xã) của người Khmer được gọi theo tên mới là “Hương”, đứng đầu là Chánh Hương quản thay vì “Meh Khum” theo tên gọi cũ. Thực ra, đó là một kiểu “bình mới, rượu cũ”; chánh hương quản vẫn mang những giá trị truyền thống. Ở cấp dưới, các sóc đổi thành ấp, người đứng đầu được gọi là phó hương quản. Tương tự như ở cấp xã, các phó hương quản thực chất vẫn là các Meh Sóc truyền thống. Mỗi phum sóc đều có diện tích đất công nhất định, tiếng Khmer gọi là “cồng điêng” (có lẽ được đọc trại từ chữ “công điền”). Với diện tích đất này, mọi người đều có quyền tự do khai thác các nguồn lợi trên đó và nếu được sự chấp nhận của cộng đồng phum/sóc, họ cũng có thể khai phá và xin chứng thực quyền sở hữu. 2.1.4. Chính sách đất đai của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1954 - 1975 Với chính sách đất đai mà ở đó quyền tư hữu được coi trọng, tính đến thập niên 1950, tại miền Nam Việt Nam, tình hình sở hữu ruộng đất có nhiều chênh lệch: 2.5% đại điền chủ sở hữu 45% tổng số ruộng trong khi 73% tiểu điền chủ chia nhau 15% [Võ Văn Sen, 1995, tr.108-109]. Trong giai đoạn từ năm 1954 đến 1975, chính quyền Sài Gòn vẫn tiếp tục các chính sách đất đai vốn đã được định hình từ thời Pháp. Nhưng chính sách chung trong mỗi thời kỳ có khác nhau. Trong 9 năm cầm quyền, Ngô Đình Diệm đã ban hành 3 đạo dụ có nội dung cải cách điền địa. Với các đạo dụ số 2 (ban hành ngày 8/1/1955) và số 7 (ban hành ngày 5/2/1955), chính quyền Ngô Đình Diệm chủ trương giảm tô (15-20%), buộc nông dân lập khế ước tá điền với chủ đất, tịch thu ruộng đất bỏ hoang và ruộng đất vô chủ. Với đạo dụ số 57 (ban hành ngày 20/10/1956), lần đầu tiên chính quyền Sài Gòn đưa ra chính sách hạn điền và quy định việc truất hữu địa chủ. Mỗi địa chủ chỉ được giữ lại 100ha đất canh tác và 15ha đất hương hỏa. Trong số 100ha các chủ đất được sở hữu, chỉ có 30 ha được trực canh, ngoài số đó ra (tối đa 70 ha) phải cho tá điền thuê theo quy chế tá canh. Đối với diện tích bị truất hữu, Chính phủ sẽ bồi thường bằng tiền mặt và trái phiếu 12 năm. Ruộng đất của địa chủ bị truất hữu sẽ được nhà nước đem bán lại cho những người nông dân thiếu ruộng. Tá điền được mua đất trả góp tối đa 5 ha với giá chính phủ bồi thường chủ điền, thời hạn trả cả vốn và lãi là 12 năm. Với chương trình cải cách điền địa, chính phủ Ngô Đình Diệm đã thu lại tất cả các vùng đất mà Việt Minh đã chia cho các tá điền, tịch thu tất cả tài sản từng thuộc về người Pháp. Phần ruộng đất này được bán và phân chia lại cho nhiều đối tượng khác nhau: Dân di cư từ miền Bắc, các tá điền người miền Nam và những đối tượng hữu sản ủng hộ chính quyền mới. Để lách luật, nhiều gia đình địa chủ đã ngụy trang bằng cách tách hộ, chia nhỏ cho các thành viên trong gia đình đứng tên sở hữu [Võ Văn Sen, 1995, tr.108-109]. Một tài liệu khác cho biết: “Tổng số ruộng truất hữu là 651,132 ha bao gồm 430,310 ha của chủ điền Việt-Nam cộng với 220,813 ha của Pháp kiều. Song song với chương trình cải cách điền địa, miền Nam Việt Nam còn cho thiết lập các trung tâm dinh điền cho dân di cư từ ngoài Bắc và vùng duyên hải Trung phần. Mặc dầu vậy chương trình cải cách điền địa tại miền Nam Việt Nam Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE) Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương 20 đưới thời Đệ nhất Cộng hòa chỉ đạt được kết quả khiêm tốn với với 20% số tá điền được hữu sản hóa. Lý do chính là tình hình an ninh khiến các tá điền không dám mua đất truất hữu hoặc ký kết hợp đồng tá canh với chủ điền. Chủ điền bị hăm dọa không được thu địa tô. Do đó việc thi hành chương trình cải cách điền địa gặp khó khăn, nhất là trong thời gian 1960-1963” [Nguyễn Quốc Khải, 2006]. Để khắc phục tình trạng nông dân thiếu đất sản xuất, ngày 26 tháng 3 năm 1970, Tổng thống Việt Nam Cộng hoà khi đó là Nguyễn Văn Thiệu đã ký sắc lệnh số 003/60 ban hành luật "Người cày có ruộng". Theo luật này, ruộng đất không trực canh đương nhiên bị truất hữu và được nhà nước bồi thường. Ruộng truất hữu được ưu tiên cấp phát cho tá điền (mỗi hộ gia đình nông dân Nam bộ được 3ha; mỗi hộ gia đình nông dân ở Tây Nguyên và Trung bộ được 1ha). Điền chủ trực canh chỉ được giữ tối đa 15ha. Tuy nhiên Luật "Người cày có ruộng" không áp dụng cho đối với đất của các tổ chức tôn giáo và đất hương hỏa của gia đình người dân. Thực hiện đạo luật này, trong khoảng thời gian từ 1970 đến năm1973, về cơ bản chế độ tá canh ở miền Nam Việt Nam đã được xoá bỏ; 858,821 tá điền đã được chia tổng cộng 1,003,325ha đất canh tác [Lâm Thanh Liêm, 1995]. Một tài liệu khác lại khẳng định: Ba năm sau khi triển khai chương trình này, tổng cộng có 75 vạn hộ gia đình, gồm khoảng 5 triệu người, đã được cấp đất [Đặng Phong, 2004]. Tuy nhiên, về mặt tổ chức xã hội đã có những thay đổi nhất định. Trong cuộc thảo luận ngày 30-12-1966 tại quốc hội Sài Gòn, danh xưng “sắc tộc thiểu số” được áp dụng cho tất cả các dân tộc khác trừ người Khmer và người Hoa. Luật của chính quyền Sài Gòn lúc đó quy định miễn quân dịch cho thanh niên dân tộc thiểu số. Với chủ trương gạt người Khmer và Hoa ra khỏi nhóm thiểu số, thanh niên gốc Hoa và Khmer đều phải gia nhập quân đội. Những nỗ lực chung của chính quyền Sài Gòn khi đó là đẩy nhanh quá trình đồng hoá các dân tộc Hoa và Khmer. Đa số các sóc của người Khmer được chia tách thành nhiều ấp. Bộ máy quản lý thôn ấp được cấu trúc lại, gắn bó chặt chẽ hơn với chính quyền nhà nước. Vai trò của các thiết chế xã hội truyền thống của người Khmer tiếp tục bị phủ nhận, nhà chùa chỉ còn có vai trò nhất định trong đời sống văn hoá và tâm linh, ít có tác động thế tục hơn so với giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX trở về trước. 2.2. Các chính sách đất đai từ năm 1975 đến nay 2.2.1. Từ chủ trương tập thể hoá đến chính sách khoán sản phẩm cuối cùng tới người lao động trong nông nghiệp Cho đến năm 1975, đất đai vẫn chưa phải là vấn đề nổi cộm ở Sóc Trăng nói chung, Vĩnh Châu nói riêng. Theo số liệu thống kê, dân số trung bình năm 1976 của cả huyện Vĩnh Châu là 92,757 nhân khẩu, bằng khoảng hơn 60% so với dân số hiện nay [Phòng Thống kê Vĩnh Châu: Niên giám thống kê Vĩnh Châu 2006]. Nhiều người dân sống qua 2 chế độ đều có chung nhận định: “Khi đó, dân cư còn thưa thớt, đất chưa thiếu gắt như bây giờ, nhiều vùng đất còn hoang hoá, ai muốn làm ở đâu thì làm. Người trong phum sóc còn có thể cho nhau cả mẫu (công mẫu, bằng 1ha). Tôm cá, rau dại nhiều vô thiên lủng” [Ông Kim L, 56 tuổi, thôn Vĩnh Bình, xã Vĩnh Châu]. Ngay sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, chính quyền cách mạng đã ban hành những Quyết định quan trọng về đất đai nhằm đảm bảo cho mọi nông dân đều có đất để sản xuất. Ngày 25/3/1976, Hội đồng Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ban hành Quyết định số 188/CP, thực hiện xoá bỏ các hình thức bóc lột của phú nông, tư sản nông thôn và tàn dư bóc lột phong kiến. Ngày 14/4/1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thống nhất ban hành Quyết định số 111/CP, tịch thu đất đai của ngụy quân, ngụy quyền và tay sai ác ôn; cải tạo XHCN đối với nhà đất cho thuê; điều chỉnh ruộng đất vượt quá mức bình quân lao động của các hộ trung nông lớp trên và vận động nhường đất cho các gia đình Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE) Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương 21 thương binh, liệt sĩ, cho nội bộ nông dân nghèo thiếu đất và không đất theo tinh thần “nhường cơm sẻ áo”... Tiếp theo đó, nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nước cũng đã được ban hành nhằm mục đích hỗ trợ việc thực hiện chính sách đất đai mới như: Chỉ thị số 57/CT.TW, ngày 15/11/1978 của Bộ Chính trị; Chỉ thị 100/CT, ngày 13/1/1983; Chỉ thị 19/CT, ngày 3/5/1983… Ngày 18 tháng 12 năm 1980, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam công bố hiến pháp mới, khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về đất đai (Điều 19) và nhiệm vụ “thực hiện quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, động viên và tổ chức nhân dân tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt” (Điều 2). Thực hiện nhiệm vụ đó, cùng với quá trình mở rộng quy mô các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc (từ HTX có quy mô thôn làng lên HTX có quy mô toàn xã), Đảng và Nhà nước đã tiến hành cuộc vận động tập thế hoá nông nghiệp ở miền Nam. Các thôn ấp được tổ chức thành các tập đoàn sản xuất hoặc hợp tác xã. Tuy nhiên, chính sách này đã không mang lại kết quả khả quan. Tính đến năm 1986, chỉ có 5.9% nông dân ở đồng bằng Sông Cửu Long, 20% ở miền Đông Nam bộ và 85% ở vùng duyên hải miền Trung gia nhập các hợp tác xã. Sản xuất ở nhiều nơi bị đình đốn, sản lượng nông nghiệp suy giảm nhanh chóng; cả nước ở trong tình trạng khan hiếm lương thực [Đỗ Quý Toàn, Lakshmi Iyer, 2003]. Để giải quyết nạn đói đe dọa và khắc phục tình trạng kinh tế “rơi theo chiều thẳng đứng” (chữ dùng của ông Tố Hữu, khi đó là Phó Chủ tịch HĐBT nước CHXHCN Việt Nam), ngày 13/1/1981, Ban Bí thư TW Đảng ban hành Chỉ thị 100 CT/TW, cho phép mở rộng quyền chủ động và tự chủ trong sản xuất của nông dân. Với Chỉ thị 100 CT/TW, hệ thống "khoán sản phẩm" được thiết lập, chính thức hoá tình trạng "xé rào" ở cả hai miền Nam Bắc. Theo chỉ thị này, đất đai vẫn thuộc quyền sở hữu toàn dân và do nhà nước quản lý, nhưng các hộ nông dân được giao khoán làm một số công việc sản xuất trên mảnh đất được nhà nước chỉ định, được trả công trên số giờ làm và được giữ số lượng nông phẩm thặng dư sau khi đã trừ đi số lượng ấn định phải nộp cho nhà nước. Nhờ vậy, sản lượng nông phẩm đã tăng lên rõ rệt, nạn đói được từng bước đẩy lùi. Chính sách “Khoán 100” còn có nhiều khiếm khuyết, mới chỉ được làm ba khâu là cấy, chăm sóc và thu hoạch còn tập thể đảm nhiệm năm khâu trong quá trình sản xuất cây lúa. Việc trả công cho nông dân không dựa trên sản lượng nông phẩm do các gia đình nông dân sản xuất mà vẫn dựa vào “công điểm”. Ngoài ra việc phân phối đất đai không công bằng đã gây ra nhiều kiện tụng. Tuy nhiên, Chỉ thị 100 là bước khởi đầu quan trọng đưa đến những cải tổ rộng lớn với chính sách "Đổi Mới" do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của ĐCS Việt Nam (cuối năm 1986) vạch ra. Từ sau năm 1986, các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất ở miền Tây Nam bộ bị tan rã, mở đầu cho một thời kỳ mới với những chính sách cởi mở hơn về đất đai và kinh tế. Ngày 5-4-1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI về nông nghiệp được ban hành, có những nội dung tích cực mang tính đột phá, tạo bước phát triển mới rất quan trọng cho nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ đổi mới: Đó là việc trao toàn quyền cho các hộ nông dân tự chủ sản xuất. Có thể nói, Nghị quyết 10 là sự cụ thể hoá tư tưởng và quyết tâm "giải phóng sức sản xuất", củng cố các mối quan hệ về lợi ích của người nông dân. Đây là một trong những “cú hích” có tác dụng quyết định dẫn đến sự thay đổi toàn diện của nông nghiệp Việt Nam. 2.2.2. Luật Đất đai - cơ sở cho các chính sách mới về nông nghiệp Muốn có sự thay đổi căn bản trong nông nghiệp, một trong những yêu cầu hàng đầu là phải có hành lang pháp lý trong lĩnh vực đất đai. Nhận thức được vấn đề này, từ sau Đại hội VI của Đảng, công tác chuẩn bị các nội dung cho việc ban hành Luật đất đai đã được xúc tiến. Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE) Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương 22 Ngày 29 tháng 12 năm 1987, một bộ luật đầu tiên về đất đai ở Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và đến ngày 8 tháng 1 năm 1988, được công bố theo Lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, tạo cơ sở cho các chính sách mới về kinh tế. Luật Đất đai 1988 có những điểm chính sau đây: i) Đất đai thuộc quyền sở hữu chung đặt dưới sự quản lý của nhà nước; ii) Nhà nước cho cá thể và các tổ chức thuê đất để sử dụng lâu dài; iii) Người sử dụng đất có thể bán những sản phẩm gặt hái từ miếng đất đã sử dụng; iv) Mua bán đất bị cấm đoán; v) Tranh chấp về đất đai sẽ được xử theo luật lệ; vii) Đất không được phép cho thuê lại; viii) Không được thay đổi cách sử dụng đất như đã quy định. Như vậy, theo bộ luật này, đất đai tuy được phân phối cho người dân sử dụng, nhưng việc mua bán, thuê mướn đất đai, thay đổi mục tiêu sử dụng hoàn toàn bị cấm đoán. Bộ luật liên quan đến đất đai lần thứ 2 được ban hành 1993, được đánh giá là có tiến bộ hơn, cho phép người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng, mua bán, cho thuê, thừa kế hoặc thế chấp. Tuy nhiên, quá trình thực hiện phát sinh nhiều trở ngại; do vậy, không phải bao giờ người dân cũng có thể thực hiện được đầy đủ các quyền trên. Có thể đề cập đến một số trở lực chính như sau: i) Quốc hội hoặc Chính phủ không có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng các quyền về đất của người dân; ii) Thời gian sử dụng đất trồng cây hàng năm tương đối ngắn, chỉ từ 10-15 năm và nếu cần phải gia hạn thêm; iii) Người dân không được quyền chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng các loại cây khác; iv) Người dân không được phép cho thuê mướn đối với đất trồng cây hàng năm hoặc đất nuôi trồng thủy sản quá 3 năm, trừ khi có giấy phép của chính quyền. Về nguyên tắc, Luật Đất đai 1993 cho phép dùng đất làm tài sản thế chấp nhưng giá trị đất (với vai trò là vật thế chấp) lại không đáng kể. Các chủ nợ không được phép trao đổi, chuyển nhượng hay cho thuê quyền sử dụng đất thế chấp. Các ngân hàng nhà nước thường do dự, không muốn cho người dân vay tiền khi vật thế chấp là quyền sử dụng đất, nhất là khi quyền sử dụng đó sắp hết hạn. Các ngân hàng nước ngoài không chấp nhận quyền sử dụng đất làm vật thế chấp. Chỉ có các doanh nghiệp nhà nước mới được phép dùng quyền sử dụng đất làm vốn góp liên doanh với các đối tác nước ngoài. Hơn nữa, do thiếu các văn bản hướng dẫn thực thi luật, ở các địa phương thường có tình trạng thiếu minh bạch trong việc áp dụng các quy định và thủ tục liên quan đến đất đai. Chính điều đó đã khiến cho nhiều người dân băn khoăn, thắc mắc khi tiến hành các giao dịch hay hoà giải các tranh chấp về đất đai. Hầu hết các trường hợp giao dịch liên quan đến đất đai đều được dàn xếp ở dạng phi chính thức và không hợp pháp. Mặt khác, việc áp dụng Luật Đất đai 1993 có sự khác biệt đáng kể giữa các vùng miền khác nhau. Chính vì có những ràng buộc như vậy, mặc dù đã được chỉnh sửa, bổ sung vào các năm 1998 và 2001, Luật Đất đai 1993 đã không thể tạo nên động lực cần thiết cho việc tạo lập một thị trường đất đai. Bên cạnh đó, việc áp dụng Luật đất đai ở các địa phương còn gây nên nhiều hiệu ứng không mong đợi, tình trạng đất đai ngày càng rắc rối với số đơn khiếu nại và kiện cáo ngày càng gia tăng. Các cuộc bạo loạn của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên năm 2001 và 2004 hay những cuộc khiếu kiện tập thể diễn ra ở khắp các tỉnh miền Tây Nam bộ cũng một phần liên quan đến việc thực hiện chính sách đất đai. Trước những vấn đề đặt ra từ thực tiễn, ngày 26-11-2003 Quốc hội đã thông qua bộ Luật đất đai mới gồm 6 chương và 146 điều. Bộ luật này được đánh giá là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4d086d1bc5212.pdf
Tài liệu liên quan