LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I- Các khái niệm 2
1- Khái niệm về nghèo đói. 2
2. Khái niêm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 3
II. Thực trạng, giải pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến công cuộc xoá đói giảm nghèo ở việt nam 5
1.Thực trạng 5
2. Các yếu tồ ảnh hưởng đến đói nghèo ở nước ta 13
III. Nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 15
1. Nội dung: 15
2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. 19
IV: Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc XĐGN 23
1. Một số chính sách về xoá đói giảm nghèo 25
2. Một số chính sách về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam 30
V. Một số chính sách xoá đói giảm nghèo vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở nước ta hiện nay.25
1. Một số chính sách về xoá đói giảm nghèo.25
2. Một số chính sách về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.30
KÊT LUẬN 33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
36 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc xóa đói giảm nghèo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân dân các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc để giảm bớt lao động nặng nhọc, tốn nhiều thời gian công sức cho phụ nữ, trẻ em và cải thiện đời sống nhân dân. Một yếu tố hết sức quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, phát triển toàn diện bền vững, chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, gắn sản xuất với chế biến với xuất khẩu là tăng cường sự đầu tư của Nhà Nước đi đôi với chính sách khuyến khích đầu tư của địa phương và nhân dân để nhanh chóng tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nông thôn phát triển, trước hết là cơ sở hạ tầng: đường giao thông, trường học, trạm xá, chợ, trung tâm cụm xã đặc biệt là hệ thống hồ đập, kênh mương thuỷ lợi đảm bảo vững chắc nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp và sinh hoạt đời sống nhân dân. Thoả mãn nhu cầu vay vốn của nhân dân để phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính cả đại gia súc, gia súc và gia cầm. Vấn đề quan trọng và có tính quyết định là vấn đề cán bộ cơ sở, đặc biệt là các xã miền núi, hải đảo đang hết sức khó khăn. Cán bộ vừa thiếu vừa yếu, bất cập với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Nguyên nhân triển khai chậm dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng ở các xã đặc biệt khó khăn là do cán bộ. Những năn qua Nhà Nước rất quan tâm, đầu tư nhiều chương trình dự án, nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, vay vốn nhưng sự chuyển biến ở các xã này chưa theo mong muốn, tình hình kinh tế – xã hội, đời sống của nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn. Các tỉnh, thành phố cần tăng cường cán bộ có trình độ, năng lực và kinh nghiệm về giúp đỡ xã. Đồng thời có kế hoạch đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ tại chỗ. Đối với miền núi, vùng đồng bào dân tộc cần phải chọn con em ở trường nội trú để đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ cho xã. Trước mắt huy động, bổ sung các tri thức trẻ về công tác ở các xã đặc biệt khó khăn, vừa đáp ứng nhiệm vụ XĐGN, xây dựng nông thôn mới, vừa đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ cho địa phương.
Ngoài những giải pháp cơ bản trên, cần có chương trình, kế hoạch rút bớt lực lượng lao động trẻ từ nông thôn đi đào tạo, dạy nghề để vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ CNH- HĐH đất nước nói chung, CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng và đáp ứng yêu cầu lao động cho các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt chương trình phát triển các làng nghề và nghề truyền thống để thu hút lao động nông nhàn ở khu vực nông thôn. Đồng thời chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực tham gia thị trường xuất khẩu lao động đang ngày càng mở rộng, có kế hoạch đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn để đáp ứng kịp thời khi có nhu cầu. Thực hiện hướng này, hàng năm từ khu vực nông thôn có thể rút ra hàng triệu lao động vừa góp phần giải quyết vấn đề thiếu việc làm ở khu vực nông thôn vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
Giải quyết vững chắc vấn đề việc làm cho lao động ở nông thôn sẽ nhanh chóng xoá được đói nghèo và thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển và như vậy nươc ta mới phát triển, sớm thoát khỏi một nước nghèo.
2. Các yếu tồ ảnh hưởng đến đói nghèo ở nước ta
Nguồn lực hạn chế là một trong những yếu tố cơ bản của đói nghèo. Người nghèo vẫn tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn vốn nhân lực của họ. Ngược lại, nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói.
Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất đang có xu hưóng tăng lên, đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hoá sản xuất để hướng tới sản xuất các loại cây trông với giá trị cao hơn. Đa số người nghèo vẫn giữ các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị thấp, lựa chọn phươg án sản xuất tự cung, tự cấp. Do vậy, giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường, từ đó đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Bên cạnh đó đa số người nghèo chưa có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như : khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động thực vật, nhiều yếu tố đầu vào như : điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…. đã làm tăng chi phí, giảm thu nhập. Người nghèo cũng thiếu khả năng tiếp cân nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới…. Mặc dù trong khuôn khổ của dự án tín dụng cho người nghèo thuộc chương trình XĐGN quốc gia, khả năng tiếp cận tín dụng tăng lên nhiều song vẫn còn khá nhiều người nghèo không có khả năng tiếp cận với các nguồn tín dụng. Một mặt không có tài sản thế chấp, những người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn. Mặt khác đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể, hoặc sử dụng các nguồn vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn và cuối cùng sẽ làm họ càng nghèo hơn. Bên cạnh đó, việc thiếu các thông tin, đặc biệt các thông tin về pháp luật, chính sách và thị trường đã làm cho người nghèo không nắm bắt được thông tin cần thiết tạo thuận lợi cho họ trong việc XĐGN.
Trình độ học vấn thấp, thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định cũng là một trong những yếu tố của đói nghèo. Những người nghèo là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy họ không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Bên cạnh đó, học vấn thấp ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái…. đến không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ trong tương lai. Suy dinh dưỡng trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tới trường của con em các gia đình nghèo và sẽ làm cho việc thoát nghèo thông qua giáo dục trở nên khó khăn hơn. Số liệu thống kê về trình độ học vấn của người nghèo cho thấy khoảng 90% người nghèo chỉ có trình độ phổ thông cơ sở hoặc thấp hơn. Kết quả điều tra mức sống cho thấy, trong số người nghèo: tỷ lệ số người chưa bao giờ đi học chiếm 12%, tốt nghiệp tiểu học chiếm 39%, trung học cơ sở chiếm 37%. Trình độ học vấn thấp đã gây ra rất nhiều khó khăn cho họ trong việc vươn lên thoát nghèo. 80% số người nghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp. Thêm vào đó, họ gần như không có khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao hơn và ổn định hơn.
Ngoài hai yếu tố trên, yếu tố về nhân khẩu học cũng ảnh hưởng đến đói nghèo. Quy mô gia đình là “mẫu số” quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con là một trong những đặc điểm của các hộ gia đình nghèo. Đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh trong các hộ nghèo còn rất cao, năm 1998 số con bình quân trên một phụ nữ của nhóm 20% nghèo nhất là 3,5 con so với mức 2,1 con của nhóm 20% giàu nhất. Quy mô gia đình lớn làm tỷ lệ ăn theo cao(tỷ lệ ăn theo của nhóm nghèo nhất là 1,75 so với 1,05 của nhóm giàu nhất). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh con cao trong các gia đình nghèo là do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe sinh sản.Tỷ lệ phụ nữ đặt vòng tránh thai thấp, trong khi tỷ lệ nam giới nhận thức đầy đủ trách nhiêm kế hoạch hoá gia đình và sử dụng các biện pháp tránh thai chưa cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khoẻ sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế.
Với những yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc XĐGN của nước ta. Mặt khác nước ta còn phải hứng chịu những nguyên nhân do thiên tai, mất mùa làm kiệt quệ thu nhập của người nghèo. Bệnh tật và sức khoẻ yếu cũng la yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng. Với những người có ý thức thoát khỏi đói nghèo thì lại gặp những rủi ro trong kinh doanh, sản xuất, chăn nuôi….
III. nội dung của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1. Nội dung:
Dự thảo các văn kiện trình đại hội IX xác đinh nhiệm vụ đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp vào năm 2000. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn bởi lẽ đến nay nước ta chưa thoát khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển. Để thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực cao, trên cơ sở đường lối rõ ràng và có luận cứ khoa học. Trong tổng thể các vấn đề cần giải quyết, việc xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữ vị trí quan trọng. Khi đề cập đến xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta có mấy vấn đề cần xem xét:
Trước hết, cơ cấu kinh tế được xác định là cơ cấu linh hoạt, có khả năng thích nghi nhanh với sự biến đổi của môi trường trong nước và quốc tế, trước hết và chủ yếu là sự tiến bộ khoa học và công nghệ, chi phí(tài chính và thời gian) cho điều chỉnh thấp.
Thứ hai, đánh giá lại một cách toàn diện và sâu sắc những lợi thế mà lâu nay được nhìn nhận một cách lạc quan. Tài nguyên và nhân lực của nước ta chỉ tạo nên lợi thế có tính chất ngắn hạn của một nền kinh tế có trình độ phát triển thấp kém. Hơn nữa, trong các yếu tố đó lại chứa đựng nhiều điểm thể hiện sự bất lợi trong cạnh tranh quốc tế. Chẳng hạn trong yếu tố nhân lực, những hạn chế ấy là chất lượng thấp, bị ảnh hưởng nặng nề của tư duy và nề nếp sản xuất nhỏ, tiểu nông…. Nếu nói tới tiếp cận kinh tế tri thức thì đây là một trong những yếu tố cản trở lớn nhất.
Thứ ba, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chủ yếu phải xuất phắt từ cầu thị trường, trên cơ sở khai thác có hiệu quả khả năng chứ không thể xuất phát thuần tuý từ khả năng. Từ thực tiễn phát triển kinh tế các năm qua cho thấy, một loạt ngành phát triển nhanh và đã xác lập được vị thế trên thi trường quốc tế( lúa, gạo, cà phê, may mặc, thuỷ sản….) đều xuất phát từ khai thác khả năng tự nhiên và lao động, chưa đảm bảo hiệu quả mong muốn. Chính sự phát triển chỉ dựa vào khả năng làm cho bản thân chúng gặp khó khăn trong việc tiếp tục phát triển có hiệu quả và bền vững do khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ.
Thứ tư, huy động, phân bổ và quản lý sử dụng vốn đầu tư vẫn được coi là điều kiện trọng yếu cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển ở nước ta. Nếu đặt yêu cầu tiếp cận kinh tế tri thức thì nhu cầu vốn lại càng lớn và hơn nữa việc đầu tư lại chứa đựng những yếu tố rủi ro lớn(nghĩa là có thể thất bại dù người ta luôn mong muốn thành công và cố gắng phòng ngừa rủi ro trong thực hiện đầu tư).
Thứ năm, đánh giá và phân loại khả năng cạnh tranh và dự báo triển vọng cạnh tranh của các ngành kinh tế để có giải pháp sử lý hợp lý. Cơ cấu kinh tế hiện tại thường được đánh giá chung là kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp. Sự đánh gía này rất khó bác bỏ, song lại mang nặng cảm tính, ít có giá trị trong việc định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, để trên cơ sở đó điều chỉnh định hướng và chính sách đầu tư. Bởi vậy, nhất thiết cần có sự đánh giá đầy đủ cơ cấu kinh tế hiện tại, đánh giá khả năng cạnh tranh của các ngành thông qua việc đánh giá khả năng cạnh tranh của các nhóm ngành hàng chủ yếu. Chuẩn mực để đánh giá và phân loại này là yêu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng yêu cầu ấy. Việc làm này sẽ tạo lập nên những cơ sở tổi thiểu cần có cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo mục tiêu hướng đích. Nói cách khác, với kết quả đánh giá, sẽ xác định rõ quan điểm định hướng phát triển và các giải pháp cụ thể với từng nhõm ngành.
Việc phân nhóm các ngành theo khả năng cạnh tranh nêu trên đã tính đến khả năng hiện có, lợi thế có thể khai thác, nhu cầu thị trường trong nước và thị trường thế giới, cũng như xu thế phát triển khoa học và công nghệ. Theo đó, có thể phân các ngành kinh tế theo các nhóm sau đây:
Nhóm thứ nhất, bao gồm các ngành tạo được ưu thế nổi trội không cạnh tranh trên thị trường quốc tế sẽ được ưu tiên và phát triển với nhịp độ cao. Nhóm ngành này bao gồm hai phân nhóm lớn.
Các ngành truyền thống đã và sẽ tiếp tục xác lập được vị thế trên thị trường. Những ngành còn lại bao gồm:
Các ngành phát triển trên cơ sở lợi thế về tài nguyên như: nông nghiệp, ngư nghiệp và khai thác một số khoáng sản có trữ lượng lớnvà giá trị cao ( trong giai đoạn đầu) bản thân nông nghiệp và ngư nghiệp cũng cần có chuyển đổi mạnh cơ cấu nội tại so với hiện nay.
Các ngành phát triển trên cơ sở lợi thế về lao động như may mặc, giày dép và lắp ráp cơ khí , điện tử…
Những ngành mới phát triển, đại diện cho trình độ khoa học công nghệ cao ( điện tử, tin học, công nghệ thông tin, cơ- điịen tử, vật liệu mới, các chế phẩm sinh học cao cấp) những ngành này dần chiếm vị trí cao, quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Sự phát triển các ngành này dừa trên cơ sở 2 con đường được sử dụng sau đây:
Kế thừa thành tựu nghiên cứu đã có qua con đường chuyển giao công nghệ, cải biên cho phù hợp với điều kiện công nghệ và nâng cấp để nâng cao giá trị kinh tế.
Tự nghiên cứu phát minh bằng lực lượng khoa học công nghệ trong nước. Với cả 2 con đường ấy, nghiên cứu khoa học và công nghệ mang tính chất ứng dụng đều phải được coi trọng.
Nhóm thứ hai, bao gồm các ngành có thể triển vọng nâng coa khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng cần được ưu tiên thoả đáng nhằm biến khả năng ấy thành hiện thực. Nhóm này có diện khá rộng, bao gồm 2 loại:
Các nhóm ngành nước ta có lợi thế, nhưng hiện nay phát triển theo kiểu truyền thống ( tự nhiên ), mức độ đầu tư khoa học và công nghệ còn thấp ( trình độ sản xuất thấp ), nên sản phẩm không có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước như nông sản thực phẩm nhiệt đới ( chè, rau, hoa quả hồ tiêu, gia súc gia cầm….), một số loại cây công nghiệp ( cao su, dâu tằm…), cây công nghiệp chế biến lưong thực và thực gắn với các ngành sản xuất nông nghiẹp nêu trên.
Các nhóm ngành thị trường trong nước có nhu cầu, đã có sứn cơ sở vật chất nhất định, nhưng trình độ sản xuất lại lạc hậu, việc đầu tư khoa học và công nghệ không thoả đáng ( kể cả đầu tư đổi mới, hioện đại hoá trang thiết bị sản xuất và đầu tư nghiên cứu sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của thị trường) nếu chưa đủ khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và thâm nhập thị trường nước ngoài. Có thể liệt một số nhóm ngành điển hình gồm: sản xuất vật liệu xây dựng thông thường và cao cấp, cơ khí sản xuất thiết bị cho công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, phụ tùng cho công nghiệp nặng và kim khí tiêu dùng, một số ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ( dệt, giấy, văn phòng phẩm…), sản xuất phân bón và các chế phẩm phục vụ trồng trọt và chăn nuôi.
Nhóm ngành sẽ được phát triển mạnh hơn nhưng trong thời gian đầu chưa thể có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Chẳng hạn công nghiệp hoá chất gắn liền với công nghiẹp hoá dầu, luyệ kim đen và luyện kim màu, các hoạt động và dịch vụ của kinh tế thi trường như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm …
Nhóm thứ ba là các ngành trên thị trường không vấp phải sự cạnh tranh gay gắt do tính đặc thù của sản xuất hoặc tiêu dùng, dung lượng thị trường nhỏ. Trong định hướng phát triển, cần phải để các ngành này phát triển một cách tự nhiên theo sự điều tiết của thị trường và khả năng của các chủ đầu tư.
Nhóm thứ tư bao gồm các ngành có khả năng cạnh tranh thấp do năng lực sản xuất hạn chế, khả năng không thể thao kịp sự biến đổi của nhu cầu, việc đầu tư không mang lại hiệu quả mong muốn. Cần tính toán đầy đủ sự tác động của tonà cầu hoá và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế để định hướng đầu tư theo yêu cầu phát huy lợi thế và bảo đảm hiệu quả đầu tư.
Việc phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại đương nhiên phải luôn được coi là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong tất cả các đối tượng đầu tư vì nó tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh và bền vững. Nhiều bộ phận trong đó phải đi ngay vào trình độ hiện đại ( như bưu chính viễn thông, mạng lưới điịen, giao thông ) trong định hướng phát triển các ngành, cần xác định đúng các đối tượng cần được ưu tiên, khắc phục tình trạng giàn trải. Đồng thời, lại có quan điểm đúng đắn về sự ưu tiên đầu tư phát triển. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nói đến xác định sự ưu tiên là nói đến vai trò và trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo lập các điều kiện để thực hiện những mục tiêu hướng đích. Vai trò thể hiện tập trung trên hai mặt: một là, giành phần thoả đáng đầu tư tập trung cho ngân sách cho các much tiêu ưu tiên. Hai là, chủ yếu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và các ngành công nghiệp mới, phát triển nghiên cứu khoa học và đào tạo nhân lực. Mặt khác, toạ những chính sách ưu đãi để thu hút mạnh mẽ các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào các mục tiêu khuyến khích.
2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
Xác định và thực hiện các phương hướng và biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế. Để thực hiện nhiệm vụ này cần phải nghiên cứu vầ phân tích kỹ các nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sự phát triển các loại thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Cần khẳng định ngay rằng thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu ngành. Bởi lẽ, thị trường là yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải hướng ra thị trường, xuất phát từ quan hệ cung cầu, hàng hoá trên thị trường để định hướng chiến lược và chính sách kinh doanh của mình.Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với các điều kiện thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Bởi vậy, sự hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nước( thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ…)có tác động mạnh đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước, Nhà Nước tạo điều kiện phát triển đồng bộ, điều tiết các loại thị trường và tạo môi trường, điều kiện cho thị trường và cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô. Hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nào là phụ thuộc vào chiến lược và các định hướng phát triển của Nhà Nước trong từng thời kỳ có tính đến các yếu tố trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế.
Các nguôn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở để hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo một cách bền vững và có hiệu quả. Trước hết, việc xác định các ngành mũi nhọn, các ngành cần ưu tiên phát triển phải dựa trên cơ sở xác định lợi thế so sánh và các nguồn lực(cả trong nước và ngoài nước có khả năng khai thác)để chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển các ngành mà nước ta có lợi thế và có điều kiện phát triển mới tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.
Tài nguyên thiên nhiên( khoáng sản, hải sản, lâm sản, nguồn nước…)và các điều kiện tự nhiên(khí hậu, thời tiết, bờ biển…)phong phú và thuận lợi tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ, ngư nghiệp, nông nghiệp….Tuy nhiên, vịêc khai thác các yếu tố này phục vụ phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Thông thường ở mỗi giai đoạn phát triển, người ta tập trung khai thác các tài nguyên có lợi thế, trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn vầ ổn định….Như vậy, sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên và các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là nhân tố phẩi tính đến trong quá trình hoạch định chiến lược cơ cấu.
Dân số, lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Sự tác động của nhân tố này lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:
Thứ nhất, kết cấu dân cư và trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật mới… là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành đang hoạt động là nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật tròn sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân.
Thứ hai, quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của họ có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu của nhu cầu thị trường. Đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng.
Thứ ba, sự phát triển các ngành nghề truyền thống trong công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác thường gắc liền với tập quán, truyền thống, phong tục của một địa phương, một cộng đồng người. Sự phát triển và chuyển hóa các nghề này gắn chặt với đội ngũ các nghệ nhân. Sản phẩm của các ngành nghề này hầu hết là các sản phẩm độc đáo, có ưu thế và được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Vị trí địa lý kinh tế của đất nước cũng là một yếu tố cần phải được xem xét khi hình thành cũng như định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Yếu tố này trở nên quan trọng trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, tăng trưởng mở rộng và các quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập vào đời sống kinh tế và khu vực Thế Giới. Nước ta nằm ở vị trí địa lý thuận lợi và ở vào khu vực kinh tế phát triển vào loại năng động nhất Thế Giới. Đó là các yếu tố phải tính đến trong định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng mở cửa và hội nhập giai đoạn hiện nay.
Sự ổn định của thể chế chính trị và đường lối đối ngoại rỏ ràng và mở rộng, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ…là một lợi thế quan trọng của nước ta trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Môi trường thể chế là yếu tố cơ sở cho quá trình xác đinh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Môi trường thể chế thường gắn bó chặt chẽ với thể chế chính trị và đường lối xây dựng kinh tế. Nói cách khác, quan điểm, đường lối chính trị nào sẽ có môi trường thể chế đó, đến lượt nó, môi trường thể chế lại ước định các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói chung cũng như cơ cấu nội bộ từng ngành, từng vùng và thành phần kinh tế. Môi trường thể chế là biểu hiện cụ thể của những quan điểm, ý tưởng và hành vi của Nhà Nước can thiệp và định hướng sự phát triển tổng thể, cũng như sự phát triển của các bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế( cho dù là chuyển dịch theo hướng nào) thì Nhà Nước đóng vai trò quyết định. Vai trò đó thể hiện tập trung ở:
Thứ nhất, Nhà Nước xây dựng và quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội tổng thể của đất nước. Đó thực chất là các định hướng phát triển, định hướng phân bổ nguồn lực và đầu tư cũng theo ngành và theo vùng lãnh thổ.
Thứ hai, bằng hệ thống pháp luật, chính sách… Nhà Nước khuyến khích hay hạn chế, thậm trí gây áp lực để các doang nghiệp, các nhà đầu tư(cả trong và ngoài nước) phát triển sản xuất kinh doanh theo định hướng Nhà Nước đã định.
Như vậy, sự đồng bộ và tính ổn định của môi trường thể chế có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của nền kinh tế.
Tiến bộ khoa học – công nghệ không những chỉ tạo ra những khả năng sản xuất mới, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành làm tăng tỷ trọng của chúng trong tổng nền kinh tế(làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế), mà còn tạo ra những nhu cầu mới, đòi hỏi sự xuất hiện một số ngành công nghiệp non trẻ, công nghệ tiên tiến do đó có triển vọng phát triển mạnh trong tương lai. Trong điều kiện mở cửa và hội nhập tiến bộ khoa học – công nghệ cho phép tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao, chi phí kinh doanh hạ, do đó có sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Kết quả làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung theo hướng xuất nhập khẩu, thay thế nhập khầu và hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và Thế Giới, ở nước ta hiện nay vai trò của nhân tố khoa học – công nghệ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào hai yếu tố:
Một là, chính sách khoa học công nghệ của Đảng và Nhà Nước.
Hai là, sự yếu kém của hệ thống kỹ thuật công nghệ đang sử dụng trong các ngành của nền kinh tế quốc dân và khả năng hạn hẹp về vốn đầu tư cho đổi mới kỹ thuật công nghệ.
Về yếu tố thứ nhất, đã có nhiều chủ chương nghị quyết của Đảng và Nhà Nước ta theo hướng này, gần đây là nghị quyết hôi nghị TW lần thứ 2 ( khoá VIII ). Sau khi khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của khoa học công nghệ trong sự nghiệp CNH- HĐH, nghị quyết đã chỉ ra các quan điểm và đường lối cơ bản phát triển khoa học công nghệ trong tình hình mới, và các biện pháp tổ chức thực hiện trong thực tế. Về yếu tố thứ hai, nhất thiết phải tìm kiếm các con đường để đẩy nhanh tốc độ đổi mới kỹ thuật công nghệ trong các ngành kinh tế làm cho yếu tố này thực sự thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả.
IV: mối quan hệ giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế với công cuộc XĐGN
Trong quá trình đổi mới đất nước. Đảng và Nhà Nước đã ưu tiên phát triển một số ngành mũi nhọn. Một số ngành kinh tế mà Việt Nam có lợi thế so sánh lớn. Đối với nước ta hiện nay, thách thức chủ yếu là ở trạng thái suât phát thấp, tiêm lực vật chất đặc biệt là vốn và công nghệ, còn quá mỏng. Do qui điịn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- G0064.doc