Môi trường và bệnh thủy sản

Từ năm 2007 đến nay , hiệntượng nghêu Meretrix lyrata chết hàng lo ạt tạiCần

Giờ đãxảy ra liên tục, thường vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5dương lịch) hàng

năm; tỷ lệ chết đặc biệt cao (70-80%) vào tháng 3-4dương lịch.Mộtsố nghiêncứuvề

nguy ên nhân gây chết nghêuCần Giờ đã được tiến hành và xác định, tuy nhiên,

nguy ên nhân chính gây chết nghêuvẫn còn là câuhỏilớn đốivới người nuôi, các nhà

quản lý và các nhà khoahọc.Mục tiêucủa nghiêncứu này sẽ tìm hiểuvề hiện trạng

nuôi vàdịchbệnh nghêu; cũng như phân tích, xác địnhsự hiện diện của ký sinh trùng

Perkinsus sp. trên nghêu nuôi để xác định nguy ên nhân gây nên hiệntượng nghêu chết

ởCần Giờ trong th ời gian qua.

pdf30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Môi trường và bệnh thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng trong thí nghiệm: Bokashi trầu 901 ppm; Formol, 511 ppm; CuSO4, 106 ppm; Xanhmethylen, 154ppm và nước muối 49‰. Đối với trùng bánh xe (Trichodina) nồng độ Bokashi tăng từ 200 – 500ppm sẽ làm giảm tỷ lệ nhiễm 35 xuống 12% và cường độ nhiễm giảm từ 8,2 ± 0,4 xuống 1,2 ± 0,8 trùng/vi trường; Formol có tác dụng tương tự từ 100 – 200 ppm, giảm từ 14 đến 0 và 9,3 ± 0,5 đến 0; CuSO4 3 đến 7 ppm có tác dụng giảm từ 23 đến 12% và 7,9 ± 0,6 đến 1 ± 0,0; Xanhmêthylen với liều 3 – 7ppm sẽ có tác dụng giảm từ 9 xuống 1% và 2,3 ± 0,9 xuống 1,0 ± 0,0; nước muối từ 20 – 49% có tác dụng 31 – 13% và giảm từ 7,8 ± 1,6 xuống 2,2 ± 0,2. Tương tự với trùng quả dưa (Ichthyophthyrius), kết quả cho thấy các liều như trên Formol là kháng chất có tác dụng tốt, còn đối với sán 16 móc (Dactylogyrus), hầu như cả 5 loại kháng chất đều không có tác dụng mà có duy nhất với 2 loại thuốc giun sán Albendazole và Dipterex là có tác dụng, còn 5 loại trên đều gây ra tỷ lệ cá chết cao nếu tăng nồng độ xử lý trên ngưỡng đã xác định nồng độ thử nghiệm. 11 NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TÁCH CHIẾT TINH DẦU, SỰ THÍCH ỨNG CỦA VI KHUẨN LACLOBACILLUS TRONG MÔI TRƯỜNG DỊCH CHIẾT VÀ TINH DẦU LÁ TRẦU Nguyễn Thị Bích Đào Sinh viên khóa 41 Ngư y – Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm Huế Bokashi trầu được sản xuất bởi Dự án SXTN cấp NN độc lập 2009-2010 tại Khoa Thủy sản, Trường đại học Nông Lâm Huế, bước đầu sử dụng rộng rãi và cho kết quả tốt trong việc phòng trị các bệnh do vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra cho động vật thủy sản. Việc xác định vai trò của nhóm vi sinh vật Lactobacillus trong môi trường tinh dầu lá trầu có ý nghĩa rất quan trọng cho việc kết hợp EM gốc với các chất kháng khuẩn trong chất chiết lá trầu của chế phẩm Bokashi. Hàm lượng tinh dầu lá trầu được phân tích bằng phương pháp chưng cất và kết quả có hàm lượng 1,02% trong vật chất tươi (FM), chiếm 5,52% trong vật chất khô (DM). Kết quả phân tích qua GCMS cho thấy hàm lượng eugenol chiếm tỉ lệ cao nhất 38,17%; chavicol 0,84%; Estradiol 0,02%; Chavicol acetate, 2,39%; Phenol, 3-allyl -2-methoxy, 14,65%; trans- caryophyllene, 1,74% và Eugenyl acetate, 22,0%; 2-(Acetyloxy) -4-allylphenyl acetate, 20,12%. Trong môi trường tinh dầu lá trầu, các loài Lactobacillus đã có sự thích ứng nhất định để tồn tại hỗ trợ cho các chất kháng khuẩn như Eugenol, chavicol và Estradiol. Thí nghiệm được tiến hành lặp lại 3 lần ở cả tinh dầu lá trầu và eugenol tinh khiết, kết quả cho thấy sau 3 lần lặp lại trong môi trường tinh dầu nguyên chất và môi trường eugenol tinh khiết, các vi khuẩn nhóm Lactobacillus vẫn phát triển, chúng thay đổi về màu sắc, kích thước của khuẩn lạc trong thời gian nuôi cấy ở 24h, 36h và 48h, tốc độ mọc các khuẩn lạc không đổi kể từ 72h nuôi cấy trở đi, các loài Lactobacillus casei và Lc. Plantarum được xác định tồn tại và thích ứng. 12 TÌM HIỂU TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CÁT SẠN Ở SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Dược, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thị Thúy Hải, Lê Thị Mỹ Khanh, Lê Công Tuấn Khoa Thủy Sản, Trường đại học Nông Lâm Huế, 102 Phùng Hưng thành phố Huế Cát sạn là một trong những nguyên liệu quan trọng trong nhu cầu xây dựng của con người, khai thác cát hiện nay đang là một nghề hái ra tiền đối với các chủ phương tiện cũng như các chủ bến bãi. Bởi lợi nhuận lớn mà nó đem lại nên các hộ dân đã bất chấp tất cả để tiếp tục tiến hành hoạt động này cho dù bị ngăn cấm và xử phạt hành chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy gần 70% khu vực khai thác không có giấy phép, tổng sản lượng khai thác ước tính hơn 35.000.000 m3 /1 năm. Trong số hàng trăm bến bãi, địa điểm khai thác cát, sạn trái phép thì khu vực thượng nguồn sông Hương thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy có quy mô lớn nhất (chiếm gần 50% sản lượng). Thời gian hoạt động cao điểm vào mùa xây dựng tháng 4 đến tháng 7. Hoạt động khai thác diển ra ồ ạt, thiếu kiểm soát ở vùng thượng nguồn sông Hương đã dẫn đến các tác động tiêu cực đến dòng sông hương: 1) Việc khai thác cát, sạn đã làm đổi dòng chảy của sông, là một trong những nguyên nhân chính làm sạt lỡ nhiều vùng bờ sông từ 5 - 10m, gần 40 căn nhà dân và đe doạ nhiều ha đất nông nghiệp va một số đền, đài, thành quách ven sông đã được UNESCO công nhận di tích lịch sử văn hóa. 2) Một lượng dầu lớn bắt nguồn từ các động cơ khai thác phóng thích vào môi trường nước sông Hương, ngăn cản quá trình trao đổi khí của nước từ đó làm giảm chất lượng nước, đe doạ trực tiếp đến đời sống thuỷ sinh vật. 3) Khai thác cát bằng máy hút sẽ cày xới nền đáy, tạo nên sự xáo trộn mạnh các tầng nước, tăng độ đục, phá huỷ môi trường sống, nơi sinh sống của nhóm sinh vật đặc 13 hữu có tính năng duy trì sự trong sạch của sông Hương là các loài rong, động vật 2 mảnh vỏ. TÌNH HÌNH DI NHẬP VÀ PHÁT TÁN RÙA TAI ĐỎ (TRACHEMYS SCRIPTA ELEGANS) Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Phạm Thị Tuyết Mai, Lê Công Tuấn, Phạm Anh Quốc, Phan Hữu Hợp Khoa Thủy Sản, Trường đại học Nông Lâm Huế, 102 Phùng Hưng thành phố Huế. Nghiên cứu sự di nhập và phát tán của rùa tai đỏ ở tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện trong năm 2011, kết quả đề tài cho thấy: Rùa tai đỏ được di nhập từ thành phố Hồ Chí Minh vào tỉnh Thừa Thiên Huế vào khoảng năm 2007 với mục đích di nhập rùa tai đỏ về là để nuôi làm cảnh 98% và một số trại nuôi nhằm nuôi thương phẩm và sản xuất giống 2%. Số lượng rùa tai đỏ di nhập vào tỉnh Thừa Thiên Huế ước tính hơn 200 con, tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố Huế nhưng đã ghi nhận sự di nhập vào hầu như tất cả các vùng của tỉnh như Phú Thuận, Thuận An (vùng ven biển) và A Lưới (vùng núi). Điều kiện nuôi rùa tai đỏ tại tỉnh Thừa Thiên Huế là các bể xi măng với độ sâu <1m và 0,5m cao so với mặt bằng sân nền nhà (98%) và nuôi trong hệ thống bể kính (2%), với đặc thù là vùng thường xuyên xảy ra lũ lụt nên rùa tai đỏ nuôi ở tỉnh Thừa Thiên Huế có nguy cơ cao phát tán ra ngoài tự nhiên qua việc ghi nhận sự xuất hiện rùa tai đỏ ở các thủy vực sông (chiếm 53,3 %), hồ tự nhiên (chiếm 13,3% ), hồ nhân tạo trong các công viên (chiếm 33,4%). Hiện nay, sau khi biết về tác hại của rùa tai đỏ nhiều hộ có xu hướng không nuôi nữa mà thả rùa ra các thủy vực (13,7%). Số hộ vẫn tiếp tục nuôi (82,2%), số hộ bị thất thoát rùa theo con đường tự nhiên, lụt..(4,1%). Bên cạnh đó ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn có tục lệ phóng sinh thủy động vật vào những ngày rằm và trong đó rùa tai đỏ củng là một đối tượng được phóng sinh nên nguy cơ rùa ta đỏ bị thất thoát ra ngoài tự nhiên là rất cao. Nhận thức của người dân về tác hại của rùa tai đỏ, đa số người dân đều biết về tác hại của chúng qua các phương tiện thông tin đại chúng sau khi có cảnh báo toàn quốc (96%). Tuy nhiên một số người dân vẫn chưa biết đó là loài rùa gì và chưa biết tác hại của chúng 14 ra sao (4%). Những nơi buôn bán rùa tai đỏ trước đây đã không nhận và bán đối tượng này nữa (100%), các hộ nuôi rùa tai đỏ làm cảnh cũng đang lo ngại trước tác hại của chúng nhưng đang rất lúng túng trong phương án xử lý(100%). Tình hình di nhập rùa tai đỏ vào tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay không còn đáng lo ngại nhưng nguy cơ số lượng rùa đã di nhập về và đang được nuôi rải rác ở các hộ dân thoát ra ngoài tự nhiên là rất cao. Cần tuyên truyền vận động người dân không phóng sinh, không thả rùa ra ngoài tự nhiên. Các cơ quan quản lý liên quan ở tỉnh cần có phương án cụ thể trong quản lý và tốt nhất là thu mua rùa và tiêu hủy. TÌM HIỂU KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA VIRUS GÂY HỘI CHỨNG ĐỐM TRẮNG (WSSV) TRÊN TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII) Võ Văn Tuấn, Mathias Corteel, Patrick Sorgeloos, Hans Nauwynck Khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM Thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) với hai chủng WSSV Thai-1 được cung cấp từ trường đại học Uppsala, Thụy Điển và chủng WSSVViệt được cung cấp từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Việt Nam) thông qua phương pháp tiêm vào cơ. Mức độ nhiễm bệnh được xác định bằng phương pháp IIF (miễn dịch huỳnh quang). Triệu chứng bệnh lý bắt đầu xuất hiện sau 24h gây nhiễm với chủng WSSV Thai-1 và sau 36h với chủng WSSVViệt. Tỷ lệ tử vong trên động vật thí nghiệm bắt đầu xuất hiện sau 48h gây nhiễm với cả hai dòng virus. Tuy nhiên, 85% tử vong khi gây nhiễm bởi chủng WSSV Thai-1 trong khi có 45% tử vong bởi chủng WSSVViệt (cùng pha loãng ở nồng độ thấp). Nồng độ gây nhiễm của chủng WSSV Thai-1 và chủng WSSVViệt trên tôm càng xanh là 105.5 và 103.15 PID50 ml-1. Từ khóa: tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii), virus gây hội chứng đốm trắng (WSSV), miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IIF) 15 KHẢO SÁT KHẢ NĂNG LỌC NƯỚC THẢI TỪ AO NUÔI TÔM SÚ CỦA HÀU (CRASSOSTREA ARIAKENSIS) TRONG BỂ NUÔI TẠI CẦN GIỜ Mai Ngọc Trang, Nguyễn Văn Trai Đại Học Nông Lâm Tp HCM Nuôi tôm sú mang lại lợi ích kinh tế to lớn nhưng cũng là gánh nặng cho môi trường do chất thải trong quá trình nuôi có khả năng gây hại vùng nước xung quanh. Việc tìm kiếm các biện pháp giảm thiểu chất thải từ các hệ thống nuôi một cách hiệu quả và dễ thực hiện là hết sức cần thiết. Sử dụng các sinh vật ăn lọc để xử lý nước thải là một trong những biện pháp đầy hứa hẹn. Nghiên cứu này sử dụng hàu để khảo sát khả năng làm sạch nước thải từ ao nuôi tôm sú ở huyện Cần Giờ, TP.HCM. Hàu có chiều dài vỏ từ 5-7 cm được nuôi trong các bể chứa có thể tích 500 L. Sử dụng nước từ ao nuôi tôm sú thâm canh để cấp cho các bể nuôi hàu. Thí nghiệm được bố trí kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức ở các mật độ hàu thả nuôi khác nhau, gồm nghiệm thức đối chứng (không thả hàu), 10 con/bể, 20 con/bể, 30 con/bể và 40 con/bể. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Hàu được đặt trong các lồng nhựa và treo ở tầng nước giữa; các bể được sục khí liên tục nhằm khấy đảo nước, giúp cho các chất hữu cơ lơ lửng trong tầng nước cung cấp thức ăn cho hàu Một số chỉ tiêu chất lượng nước quan trọng (COD, TP, TN và TSS) được đo ở các thời điểm 0, 3, 6, và 9 giờ sau khi thả nhằm so sánh tốc độ lọc ở các mật độ khác nhau tại các thời điểm khác nhau. Kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy ở mật độ nuôi 30 con/bể thì hiệu quả lọc tốt nhất. Sau 9 giờ nuôi, các chỉ số COD, TP, TN và TSS giảm lần lượt là 37.2%, 66.24%, 30.17% và 31.34%. Ở mật độ nuôi 40 con/bể, tốc độ lọc nước nhanh hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê so với mật độ 30 con/bể (p>0.05). Như vậy trong điều kiện thí nghiệm, hàu làm sạch nước thải từ ao nuôi tôm sú với tốc độ tốt nhất ở mật độ nuôi 60 con/m3. 16 HIỆN TRẠNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ NĂM 2010 VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN CẢNH BÁO VỀ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI CÁ Ở HỒ BA BỂ Ngô Sỹ Vân1, Nguyễn Xuân Huấn 2 1 Research Institute for Aquaculture No.1, Email: nsvan@ria1.org 2 University of Natural Science study, National University. Email: nxhuan.sh@gmail.com Hồ tự nhiên Ba Bể có diện tích 450ha nằm trên vùng núi đá vôi thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể. Là một trong 20 hồ tự nhiên đẹp nhất thế giới và là di sản thiên nhiên, là danh lam thắng cảnh độc đáo. Nơi đây phong phú đa dạng về thành phần loài cá và là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều nguồn gen cá quý hiếm. Và còn là nơi có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học như: Pellegrin và Chevey (1936); Chevey và Lemasson (1937); Đào Văn Tiến (1963), Mai Đình Yên và Bùi Lai (1969); Nguyễn Văn Hảo (1975); Mai Đình Yên, Trần Mai Thiên, Nguyễn Văn Hảo (1992); Nguyễn Văn Hảo (1999); Ngô Sỹ Vân (2005)....Trong quá trình thực hiện luận án tiến sĩ ở hồ Ba Bể, chúng tôi thu được kết quả: Nguồn lợi thuỷ sản ở hồ Ba Bể và sông Năng thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể rất phong phú, đa dạng và độc đáo gồm 108 loài cá thuộc 66 giống, 19 họ, 6 bộ. Hiện tại thu được 93 loài thuộc 61 giống 19 họ và 6 bộ. So với nghiên cứu năm 2005 thì thành phần loài cá ở hồ Ba Bể và sông Năng có biến động, số loài tăng thêm 3 loài: cá Trôi nam mỹ Prochilopodus linaeatus, cá Sặc bướm Trichogaster trichopterus và cá Rô mó Siniperca chuatsi. Nguyên nhân của sự biến động là do tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như nhân dân di nhập một số loài cá vào nuôi xung quanh hồ. Mặt khác có thể do mức nước hồ thủy điện Nang Hang ngập tăng cao vào mùa lũ làm cho hệ sinh thái sông Năng gần hồ Ba Bể thay đổi, một số loài di chuyển đi nơi khác hoặc một số loài di nhập đến. Để bảo tồn nguồn gen quý hiếm và phát triển nguồn lợi ở hồ Ba Bể cần nghiêm cấm di nhập các loài cá lạ vào nuôi, phát triển nuôi và bổ sung các loài quý hiếm bản địa sống tại hồ, tổ chức lại hình thức quản lý và khai thác trên hồ, quan tâm hơn nữa công tác bảo tồn và phát triển nguồn lợi. Từ khóa: Bảo tồn, hiện trạng, hồ tự nhiên, phong phú 17 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA STREPTOCOCCUS AGALACTIAE- TÁC NHÂN GÂY BỆNH STREPTOCOCCOSIS TRÊN CÁ RÔ PHI Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Đồng Thanh Hà, Nguyễn Viết Khuê, Nguyễn Thị Hạnh Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 Năm 2009-2010, hiện tượng cá Rô Phi thương phẩm bị chết hàng loạt ở các tỉnh miền Bắc đã được xác định là do vi khuẩn Streptoccocus sp.Dựa vào các đặc điểm chính vềhình thái (hiển vi và siêu hiển vi), các đặc điểm sinh hóa và sinh thái, Streptoccocus sp được phân loại làStreptococcus agalactiae. Nghiên cứu về sinh thái học cho thấy S. agalactiaelà vi khuẩn phát triển tốt ở nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp là 30-370C. Vi khuẩn có khả năng phát triển ở độ mặn 0-35‰, có thể tồn lưu tự do trong nước ao và bùn đáy từ 3-7 ngày, pH =12 của nước vôi có thể ức chế và tiêu diệt vi khuẩn này. Bài báo cũng thảo luận về khả năng phát triển của vi khuẩn ở 370C và độ mặn 35‰ được xem là yếu tố nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá nước lợ và nước mặn hoặc gây bệnh cho động vật có vú và con người. Từ khóa: Streptococcus sp., Streptococcus agalactiae, Rô Phi 18 ĐẶC TÍNH PROBIOTIC CỦA MỘT SỐ HỖN HỢP VI KHUẨN PHÂN HỦY QUORUM SENSING ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG CÁ CHẼM VÀ TÔM SÚ Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh1, Hoàng Thanh Lịch2, Vũ Hồng Như Yến3, Nguyễn Văn Vũ3, Nguyễn Thảo Sương1,* 1 Phòng Sinh học Thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II 2 Trung tâm Quốc gia giống hải sản Nam Bộ 3 Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải * Email: thaosuong_86@yahoo.com.vn Bốn hỗn hợp vi khuẩn thể hiện đặc tính phân hủy quorum sensing và đối kháng Vibrio spp. ở điều kiện in vitro đã được thử nghiệm ở qui mô pilot trên ấu trùng tôm sú và cá chẽm. Kết quả các thí nghiệm trên ấu trùng cá chẽm cho thấy hỗn hợp của hai chủng vi khuẩn Ch102 và Ch104 thể hiện khả năng nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng cá chẽm 30 ngày tuổi so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn (tỉ lệ sống ấu trùng cá chẽm ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp Ch102 và Ch104 và nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn tương ứng là 30,2% và 16%) (p < 0,05, Tukey test). Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mật độ Vibrio tổng số trong nước giữa các nghiệm thức. Kết quả các thí nghiệm trên ấu trùng tôm sú cho thấy hỗn hợp của hai chủng vi khuẩn T303 và T402 thể hiện khả năng nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng giai đoạn PL13 so với nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn (tỉ lệ sống ấu trùng tôm sú ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp T303 và T402 và nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn tương ứng là 61,9% và 45,8%) (p < 0,05, Duncan test). Ngoài ra ở nghiệm thức bổ sung hỗn hợp T303 và T402, nhận thấy sự suy giảm một cách rõ rệt mật độ Vibrio tổng số từ ngày thứ 10 trở đi. Hai hỗn hợp (Ch102, Ch104) và (T303, T402) có thể được tuyển chọn và thử nghiệm lại ở điều kiện sản xuất trước khi tiến đến thương mại hóa các hỗn hợp này. Từ khóa: đối kháng Vibrio; mật độ Vibrio tổng số; phân hủy quorum sensing; qui mô pilot. 19 PERKINSUS SP. VÀ HIỆN TƯỢNG NGHÊU (MERETRIX LYRATA) CHẾT HÀNG LOẠT TẠI CẦN GIỜ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Hoàng Thị Hiền1, Ngô Thị Ngọc Thủy1, Nguyễn Văn Hảo1, Tiêu Thanh Tươi1, Nguyễn Vy Vân2 1 Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 2 Chi Cục Thú Y Thành Phố Hồ Chí Minh Từ năm 2007 đến nay, hiện tượng nghêu Meretrix lyrata chết hàng loạt tại Cần Giờ đã xảy ra liên tục, thường vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 5 dương lịch) hàng năm; tỷ lệ chết đặc biệt cao (70-80%) vào tháng 3-4 dương lịch. Một số nghiên cứu về nguyên nhân gây chết nghêu Cần Giờ đã được tiến hành và xác định, tuy nhiên, nguyên nhân chính gây chết nghêu vẫn còn là câu hỏi lớn đối với người nuôi, các nhà quản lý và các nhà khoa học. Mục tiêu của nghiên cứu này sẽ tìm hiểu về hiện trạng nuôi và dịch bệnh nghêu; cũng như phân tích, xác định sự hiện diện của ký sinh trùng Perkinsus sp. trên nghêu nuôi để xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng nghêu chết ở Cần Giờ trong thời gian qua. Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11/2009 đến tháng 7/2010, thu mẫu định kỳ 2 đợt/tháng (vào kỳ nước kém) tại 6 điểm nuôi đặc trưng cho vùng nuôi nghêu Cần Giờ. Tại mỗi điểm thu mẫu sẽ thu mẫu nghêu để phân tích sự hiện diện của Perkinsus sp.bằng phương pháp nuôi cấy và kỹ thuật mô bệnh học theo hướng dẫn của OIE, 2009 và mẫu nước để đo và phân tích các yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn, pH, mức tiêu hóa oxy hóa học COD và ammonia tổng). Kết quả phân tích sự hiện diện của Perkinsus sp. đã được xác định trên hơn 4000 con nghêu Meretrix lyrata. và tần suất bắt gặp là 48,3%. Loại ký sinh trùng này xuất hiện nhiều hơn trên các mẫu nghêu yếu, bệnh (52,9%) và được tìm thấy nhiều hơn ở nghêu thương phẩm. Chúng ký sinh trên mang, và trên các mô liên kết của nghêu bệnh. Phần lớn nghêu nhiễm ký sinh trùng Perkinsus sp. không thể hiện dấu hiệu bệnh lý điển hình (89,4%); ngoài ra một số nhỏ nghêu nhiễm bệnh thể hiện một hoặc một vài dấu hiệu như: nghêu gầy (1,3%); màng áo có nhiều đốm trắng (4,3%); thịt nghêu biến đổi màu (màu nâu hoặc màu vàng sẫm) (2,6%); thịt nghêu có nhiều nước (1,3%), vỏ nghêu bị vôi hóa (1,3%). Những phân tích sâu về mối tương quan giữa sự hiện diện của 20 Perkinsus sp. trên nghêu với các yếu tố môi trường cho thấy chúng có liên quan tới độ muối cao của môi trường (ANOVA, P<0,05). Cụ thể, chúng xuất hiện nhiều hơn trên nghêu trong môi trường có độ mặn cao 29,03±4,55‰ và xuất hiện ít ở độ mặn thấp hơn 27,63±3,68‰. Những nghiên cứu trong báo cáo này cho thấy, ký sinh trùng đơn bào nội ký sinh Perkinsus sp. lần đầu tiên được xác định có hiện diện trên nghêu Meretrix lyrata nuôi tại Cần Giờ và chúng là tác nhân gây chết nghêu nuôi tại Cần Giờ trong điều kiện thời tiết nắng nóng kéo dài (nhiệt độ cao, độ mặn cao). Từ khóa: Nghêu Meretrix lyrata, Perkinsus, tỷ lệ chết MỐI QUAN HỆ GIỮA RONG VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG TRONG AO NUÔI TÔM SÚ QUẢNG CANH TẠI HUYỆN GIANG THÀNH VÀ THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG Trần Tuấn Kiệt, Trịnh Thị Lan Trường Đại Học An Giang Nghiên cứu được thực hiện tại thị xã Hà Tiên và huyện Giang Thành tỉnh Kiên Giang gồm hai phần: phỏng vấn nông hộ và khảo sát sự biến động các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm quảng canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Phần lớn nông hộ có trình độ học vấn không cao, có 3.3% trình độ trung cấp, 63.3% trình độ cấp 2 và 33.3% trình độ cấp 1. Bên cạnh đó chỉ có 30% số hộ được tập huấn kỹ thuật nuôi, còn lại 70% số hộ không được tập huấn. Có 3.3% hộ nuôi đạt hiệu quả cao; 80% đạt hiệu quả trung bình và 16.7% đạt hiệu quả thấp. Đã định danh được 3 loài rong xuất hiện trong ao nuôi tôm sú là rong Chara sp.; rong Zannichellia palustris L và rong Caulerpa vertieillata hay rong Cầu lục luân sinh. Khối lượng rong trung bình thu được là 0.082 kg/m2. Giá trị trung bình của các yếu tố môi trường nước là : pH ( 8.08 ), DO ( 3.1 mg/l); nhiệt độ (29.2 oC); độ trong (49.5 cm); độ sâu (101.7 cm ); độ mặn (15.5‰); độ kiềm (80.7 mg/l); H2S ( 0.89 mg/l); NH3 ( 0.35 mg/l). Khi phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường với khối lượng rong chỉ có pH, nhiệt độ, độ kiềm, NH3 có quan hệ tuyến tính với khối lượng rong. 21 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT THEO CHỈ SỐ WQI Ở RẠCH CÁI SAO, TỈNH AN GIANG Trịnh Thị Lan Trường Đại Học An Giang Email: ttlan@agu.edu.vn Nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc quy hoạch, quản lý chất lượng nước các lưu vực trên địa bàn tỉnh An Giang, đặc biệt là khu vực rạch cái Sao, phục vụ cho các mục tiêu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường, đề tài đánh giá chất lượng nước mặt theo chỉ số WQI ở rạch Cái Sao, tỉnh An Giang đã được thực hiện. Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2009 đến 12/2009 tại 8 vị trí khảo sát khác nhau dọc theo tuyến rạch Cái Sao qua 12 đợt thu mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy theo cách đánh giá bằng WQI thì tất cả các điểm khảo sát (8 điểm) chất lượng nước đều đã bị ô nhiễm. Không có điểm nào là chất lượng nước tốt. Điều này cũng phù hợp với việc đánh giá theo từng thông số (theo cách truyền thống). Đánh giá chất lượng nước theo không gian thì chỉ số WQI có giá trị từ 15 - 25, giảm dần từ vị trí D1 đến D8 và đều thuộc phân loại V cho thấy chất lượng nước bị ô nhiễm. Đánh giá chất lượng nước theo thời gian thì chỉ số WQI có giá trị từ 15 – 23 thì chất lượng nước ở rạch Cái Sao đều thuộc phân loại nhóm V ở mức đã bị ô nhiễm. ẢNH HƯỞNG CỦA VACCINE PHÒNG BỆNH GẠN THẬN MỦ (DO EDWARDSIELLA ICTALURI) LÊN HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI THỰC BÀO VÀ SỰ THAY ĐỔI MÔ HỌC TRÊN CÁ TRA PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS Hồ Phương Phạm Duy Phong, Từ Thanh Dung Khoa Thủy sản, trường Đại học Cần Thơ Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá tác động của vaccine lên vai trò của đại thực bào trong đáp ứng miễn dịch và quá trình biến đổi mô học ở cá tra sau khi tiêm vaccine. Ao thí nghiệm được bố trí tại thành phố Cần Thơ. Ao được ngăn lưới tương 22 ứng với 2 ô chứa cá tiêm vaccine và 2 ô đối chứng. Cá thí nghiệm có trọng lượng từ 28-58g được tiêm vaccine vào xoang bụng với liều lượng nhất định. Mẫu được thu định kỳ từ tháng 12/2009 đến 4/2010 với tổng số mẫu là 130. Trong đó, có tổng cộng 50 mẫu mô được thu vào thời điểm trước khi tiêm và tháng thứ 2 và 4 sau khi tiêm vaccine. Tổng số mẫu thận trước được thu là 80 mẫu, định kỳ vào tháng thứ 1, 2, 3 và 4 sau khi tiêm vaccine. Kết quả phân lập đại thực bào từ thận trước cho thấy qua các tháng tỷ lệ đại thực bào của cá ở lô tiêm vaccine cao hơn so với lô đối chứng nhưng khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Tỷ lệ đại thực bào của cá tại thời điểm xuất hiện bệnh gan, thận mủ tăng nhanh với tỷ lệ 29,38% ở lô tiêm vaccine và 27,81% ở lô đối chứng và khác biệt có ý nghĩa so với các tháng còn lại (P<0,05). Tương tự, tỷ lệ đại thực bào mang vi khuẩn trên cá ở lô tiêm vaccine và lô đối chứng khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Tỷ lệ đại thực bào mang vi khuẩn tăng nhanh tại thời điểm cá xuất hiện bệnh gan, thận mủ với tỷ lệ 4.31% đối với lô tiêm vaccine và 3.56% đối với lô đối chứng, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các tháng thứ 1, 3 và 4 (P<0,05). Qua phân tích mô học có thể thấy được gan, thận, tỳ tạng của cá được tiêm vaccine không bị thay đổi về cấu trúc qua các tháng 0, 2 và 4. Tuy nhiên, tại thời điểm xuất hiện bệnh gan, thận mủ, cấu trúc của các cơ quan này bị biến đổi như sung huyết, xuất huyết hay bị hoại tử do sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, ở một số mẫu thành bụng và ruột có chứa vaccine có thể quan sát được hiện tượng sung huyết và hoại tử. 23 BỘT RONG NÂU SARGASSUM HEMIPHYLUM VAR. CHINENSE TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG TRÊN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (LITOPENAEUS VANANAMEI) CHỐNG LẠI VI KHUẨN VIBRIO ALGINOLYTICUS Huỳnh Trường Giang1 và Jiann-Chu Chen2 1Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Cần Thơ (Email: htgiang@ctu.edu.vn) 2Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Hải Dương Quốc gia Đài Loan, Đài Loan. Ảnh hưởng của các hợp chất polysaccharide ly trích từ rong nâu (Phaeophyta) lên sự tăng cường miễn dịch trên giáp xác đã được chứng minh. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự khả năng ảnh hưởng của bột rong nâu Sargassum hemiphylum var. chinense lên sự tăng cường sức đề kháng của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei chống lại Vibrio alginolyticus. Đối với các chỉ tiêu miễn dịch, tổng số lượng bạch cầu (THC), số lượng bạch cầu có hạt (HC), hoạt tính enzyme glutathione peroxidase (GPx), chỉ số thực bào (Phagocytosis activity, PA) được kiểm tra. Đối với thí nghiệm cảm nhiễm, tôm được ngâm trong nước biển 34 ‰ có chứa bột rong nâu S. hemiphylum var. chinense ở các nồng độ 0, 100, 300, và 500 mg/L, sau đó được tôm được tiêm V. alginolyticus ở liều 1,0 × 106 CFU/ tôm. Kết quả cho thấy rằng các chỉ tiêu miễn dịch chỉ số thực bào PA, hoạt tính enzyme glutathione peroxidase GPx của tôm khi được ngâm trong nước biển có chứa bột rong biển S. hemiphylum var. chinense ở nồng độ 500 mg/L gia tăng. Từ đó, làm tăng sức đề kháng và tỉ lệ sống khi tôm được gây cảm nhiễm với V. alginolyticus trong 120 giờ. Từ khóa: Litopenaeus vannamei, Sargassum hemiphyllum var. chinense, Vibrio alginolyticus, glutathione peroxidase. 24 NGHIÊN CỨU VI NẤM NHIỄM TRÊN CÁ LÓC (CHANNA STRIATA) GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMoi truong.pdf
Tài liệu liên quan