Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học trên máy tính bằng
phần mềm SPSS 12.0.
-Xác định giá trị trung bình các chỉ số (X ± SD) của: đường máu, HbA1C, creatinin
huyết thanh, ĐTLcreƯĐ.
-Tìm hệ số tương quan giữa đường máu và ĐTLcreƯĐ ở 2 nhóm.
-Tìm hệ số tương quan giữa HbA1Cvà ĐTLcreƯĐ ở 2 nhóm.
(Tìm hệ số tương quan khi so sánh 2 biến số liên tục: Hệ số tương quan Pearson,
nếu biến số có phân phối bình thường và hệ số tương quan Spearman nếu biến số
có phân phối không bình thường).
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2387 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan giữa đường máu, HBA1C và độ lọc cầu thận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐƯỜNG MÁU, HbA1C VÀ ĐỘ LỌC CẦU THẬN
TÓM TẮT
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trên 70 người đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh
Viện Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh từ 2007-2008.
Mục tiêu: (1) xác định mối tương quan giữa đường máu và độ thanh lọc creatinin ước
đoán từ công thức Cockcroft – Gault (ĐTLcre ƯĐ) ở nhóm có đường máu bình
thường và nhóm có tăng đường máu, (2) xác định mối tương quan giữa HbA1C và độ
thanh lọc creatinin ước đoán từ công thức Cockcroft - Gault ở nhóm có đường máu
bình thường và nhóm có tăng đường máu.
Phương pháp: nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang
Kết quả: đường máu và ĐTLcreƯĐ ở nhóm có đường máu bình thường có mối
tương quan nghịch mức độ yếu với r = -0,36 (p < 0,05), đường máu và ĐTLcreƯĐ ở
nhóm có đường máu tăng không mối tương quan với r = -0,13 (p > 0,05), HbA1C và
ĐTLcreƯĐ ở nhóm có đường máu bình thường có mối tương quan nghịch mức độ
yếu với r = -0,35 (p < 0,05), HbA1C và ĐTLcreƯĐ ở nhóm có đường máu tăng có
mối tương quan nghịch mức độ yếu với r = -0,35 (p < 0,05).
Kết luận: HbA1C đánh giá độ lọc cầu thận tốt hơn đường máu.
SUMMARY
CORRELATION BETWEEN GLYCEMIA, HbA1C AND GLOMERULAR
FILTRATION RATE
Tran Thai Thanh Tam*, Mai Phuong Thao
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 - Supplement of No 1 - 2009: 239 - 242
A research was performed over 70 adults having annual medical check-up at Ho Chi
minh city university Hospital from 2007-2008.
The aim of the study were: (1) to identify the correlated rate between glycemia with
predicted GFR of Cockcroft - Gault in the normal glycemia group and hyperglycemia
group, (2) to identify the correlated rate between HbA1C with predicted GFR of
Cockcroft- Gault in the normal glycemia group and hyperglycemia group.
Method: cross – sectional prospective study
Results (1) glycemie had negative correlation with predicted GFR of Cockcroft Gault
in the normal glycemia group (r=- 0,36 , p<0,05) and had no correlation with
predicted GFR of Cockcroft - Gault in the hyperglycemia group (r=-0,13 , p>0,05),
(2) HbA1C had negati ve correlation with predicted GFR of Cockcroft - Gault in both
the normal glycemia group and the hyperglycemia group (r=-0,35 , p<0,05).
Conclusion: HbA1C was better than glycemia to control the early decreasing stage of
GFR.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các biến chứng của tăng đường máu lên thận là những bệnh lý thường gặp, có tỉ lệ tử
vong cao. Đây là những bệnh gây ra các hậu quả nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tình trạng sức khỏe cũng như kinh tế cho gia đình và xã hội (Error! Reference source not
found.).
Đái tháo đường dẫn đến suy thận là vấn đề toàn cầu và là nguyên nhân đe dọa tính
mạng. Theo thống kê, tỉ lệ biến chứng suy thận ở các bệnh nhân ĐTĐ típ 1 khoảng
35%, và típ 2 khoảng 15 đến 60%(Error! Reference source not found.).Theo số liệu của Mai Thế
Trạch (1997) biến chứng thận, tiết niệu nói chung do đái tháo đường (ĐTĐ) là
30%(Error! Reference source not found.). Việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về mối liên hệ giữa nồng
độ đường máu, kiểm soát đường máu, và độ lọc cầu thận góp phần phát hiện sớm,
kiểm soát, theo dõi, ngăn ngừa và hạn chế tích cực các tổn thương cầu thận để làm
giảm hậu quả suy thận giai đoạn cuối dẫn đến tử vong.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: “Khảo sát mối tương
quan giữa đường máu, HbA1C và độ lọc cầu thận”.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Đây là nghiên cứu tiền cứu, mô tả, cắt ngang.
- Gồm 70 người, từ 18 tuổi trở lên, tự nguyện tham gia nghiên cứu, đã được chọn từ
các đợt khám sức khỏe định kỳ, được đo huyết áp, cân nặng, siêu âm bụng tổng quát,
ghi điện tim, chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm người trưởng thành có giá trị đường máu và HbA1C bình thường: gồm 36
người có trị số đường máu < 110 mg/dL và HbA1C < 6,5% (nhóm 1).
+ Nhóm bệnh nhân có các chỉ số đường máu, HbA1C tăng: gồm 34 bệnh nhân
với trị số đường máu đói > 110 mg/dL và HbA1C > 6,5% (nhóm 2)
- Tiêu chuẩn loại trừ: ung thư, nhiễm HIV, rối loạn tâm thần, các bệnh lý thận, có
thai, bệnh lý cấp tính…
Phương pháp nghiên cứu
Cân trọng lượng (kg): Dùng cân Nikita (Nhật Bản) có thang ghi trọng lượng, đối
tượng đo mặc quần áo mỏng, không mang giày, tư thế đứng.
Tất cả các xét nghiệm creatinin huyết thanh, đường máu, HbA1C được thực hiện tại
phòng xét nghiệm bệnh viện ĐH Y dược cơ sở 2 theo quy trình:
- Các đối tượng được dặn nhịn ăn 12 giờ, không ăn sáng vào hôm xét nghiệm.
- 7 giờ 30 phút lấy 2 ml máu để xét nghiệm.
- Định lượng glucose máu tĩnh mạch huyết tương lúc đói (sáng) theo phương pháp
glucosesidase.
- Định lượng HbA1C theo phương pháp điện di
- Định lượng creatinin máu: các mẫu thử thực hiện bằng phương pháp động học Jaffe.
+ Tính độ thanh lọc creatinin ước đoán từ công thức Cockcroft- Gault
(ĐTLcreƯĐ)
(140 – tuổi)x cân nặng (kg)
72 x creatinin huyết thanh (mg/dL)
ĐTLcre ƯĐ =
(Nữ: nhân 0,85)
Xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học trên máy tính bằng
phần mềm SPSS 12.0.
- Xác định giá trị trung bình các chỉ số (X ± SD) của: đường máu, HbA1C, creatinin
huyết thanh, ĐTLcreƯĐ.
- Tìm hệ số tương quan giữa đường máu và ĐTLcreƯĐ ở 2 nhóm.
- Tìm hệ số tương quan giữa HbA1C và ĐTLcreƯĐ ở 2 nhóm.
(Tìm hệ số tương quan khi so sánh 2 biến số liên tục: Hệ số tương quan Pearson,
nếu biến số có phân phối bình thường và hệ số tương quan Spearman nếu biến số
có phân phối không bình thường).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở các bảng 1, 2
Bảng 1 HSTQ giữa ĐTLcre ƯĐ và đường máu ở 2 nhóm
Các
nhóm
ĐTLcre
ƯĐ
ml/phút
Đường
máu
mg/dL
HSTQ P
Nhóm 1 84,02 ±
18,45
94,89 ±
9,8
r1 = -
0,36
<
0,05
Nhóm 2 71,15 ±
15,36
194,44 ±
74,93
r2 = -
0,13
>
0,05
Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm 1, giữa độ lọc cầu thận và đường máu có mối
tương quan tuyến tính nghịch, mức độ yếu, có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, ở nhóm 2,
giữa độ lọc cầu thận và đường máu không có mối tương quan với nhau. Như vậy, khi
đường máu ở giới hạn bình thường, đường máu có mối tương quan với độ lọc cầu
thận, nhưng khi đường máu tăng (rối loạn dung nạp glucose, đái tháo đường), mối
tương quan này không còn nữa.
Biểu đồ 1. Tương quan giữa đường máu và ĐTLcre ƯĐ ở nhóm 1
Biểu đồ 2. Tương quan giữa đường máu và ĐTLcre ƯĐ ở nhóm 2
Bảng 2. HSTQ giữa ĐTLcre ƯĐ và HbA1C ở 2 nhóm
Các
nhóm
ĐTLcre
ƯĐ
ml/phút
HbA1C % HSTQ P
Nhóm 1 84,02 ±
18,45
5,55 ±
0,63
r1 = -
0,35
<
0,05
Nhóm 2 71,15 ±
15,36
10,08 ±
2,33
r2 = -
0,35
<
0,05
- Giữa độ lọc cầu thận và HbA1C có mối tương quan tuyến tính nghịch, mức độ yếu
có ý nghĩa thống kê ở cả 2 nhóm. Điều này cho thấy, HbA1C ở giới hạn bình
thường hay tăng đều có mối tương quan với độ lọc cầu thận, hay HbA1C kiểm soát
đường máu tốt hơn, xác định được hemoglobin glycosylat hóa trước đó vài tháng.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng có điểm tương đồng với Lê Thanh Hà, tỉ lệ suy
thận và HbA1C có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,032), nhóm kiểm soát
đường máu kém có tỉ lệ suy thận tăng gấp 3 lần so với kiểm soát đường máu vừa
và tốt(Error! Reference source not found.).
Nelson và cộng sự đã nghiên cứu trong 4 năm về diễn tiến tự nhiên của bệnh thận ở
người da đỏ bộ tộc Pima có rối loạn dung nạp glucose, hoặc ĐTĐ típ 2 có thời gian
mắc bệnh và tiểu đạm đại thể khác nhau. Nghiên cứu này cho thấy những phát hiện
mới quan trọng như sự tăng tưới máu cầu thận kéo dài ở bệnh nhân có tiểu đạm bình
thường và tiểu đạm vi thể, sự bảo tồn độ lọc cầu thận ở bệnh nhân có tiểu đạm bình
thường và tiểu đạm vi thể, tốc độ giảm phân suất siêu lọc cầu thận và độ lọc cầu thận
(khoảng 11ml/phút/năm) ở bệnh nhân có tiểu đạm đại thể(Error! Reference source not found.).
Một nghiên cứu gần đây của Vandana cho thấy trong dân số chung, tăng đường máu
mà không ĐTĐ có thể liên quan đến tăng nguy cơ tử vong. Tăng đường máu thường
gặp trong bệnh thận mạn, tuy nhiên mối liên hệ giữa dấu hiệu tăng đường máu mạn
tính là glycosylated hemoglobin và hậu quả của nó thì chưa được nghiên cứu. HbA1C
được xem như là dấu hiệu chỉ điểm mọi nguyên nhân tử vong, có liên quan đến việc
làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân bệnh thận mạn tính(Error! Reference source not found.).
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm bệnh nhân có đường máu và HbA1C tăng,
một số bệnh nhân đến với giai đoạn sớm khi độ lọc cầu thận bình thường (cao nhất là
100 ml/phút), nhưng phần lớn bệnh nhân đến khi độ lọc cầu thận đã giảm (thấp nhất
là 37 ml/phút).
Do đó, đánh giá độ lọc cầu thận ngay từ khi có dấu hiệu rối loạn dung nạp glucose
hay đái tháo đường đến điều trị lần đầu.
Biểu đồ 3. Tương quan giữa HbA1C và ĐTLcre ƯĐ ở nhóm 1
Biểu đồ 4. Tương quan giữa HbA1C và ĐTLcre ƯĐ ở nhóm 2
KẾT LUẬN
Việc phát hiện suy thận giai đoạn sớm trong bệnh lý thận do đái tháo đường góp phần
đáng kể giúp ngăn chặn tiến triển đến suy thận giai đoạn cuối một cách có hiệu quả.
Dựa vào kết quả nghiên cứu chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Giữa đường máu và ĐTLcreƯĐ ở nhóm có đường máu bình thường có mối tương
quan nghịch mức độ yếu với r = -0,36 (p < 0,05).
- Giữa đường máu và ĐTLcreƯĐ ở nhóm có đường máu tăng không mối
tương quan với r = -0,13 (p > 0,05).
- Giữa HbA1C và ĐTLcreƯĐ ở nhóm có đường máu bình thường có mối tương quan
nghịch mức độ yếu với r = -0,35 (p < 0,05).
- Giữa HbA1C và ĐTLcreƯĐ ở nhóm có đường máu tăng có mối tương quan
nghịch mức độ yếu với r = -0,35 (p < 0,05).
Như vậy, HbA1C là một chỉ số đáng quan tâm đánh giá sớm độ lọc cầu thận
trong các trường hợp đường máu bình thường hay tăng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 94_0646.pdf