Yêu cầu với một nhân viên marketing
- Có kinh nghiệm, khả năng sáng tạo, giao tiếp tốt và kèm theo đó Anh văn lưu loát, năng động, tự tin. là những yêu cầu rất chung và thường thấy ở các nhà tuyển dụng khi tìm kiếm nhân viên cho bộ phận marketing. Nhưng liệu những thông tin như thế có đủ để họ có được một nhân viên đúng yêu cầu?
-Marketing - một lĩnh vực khá tổng quát và hội tụ nhiều yếu tố để làm nên một thương hiệu. Chính vì thế nhân viên cho bộ phận marketing cũng rất đa dạng: nhân viên chiến lược marketing, nhân viên sáng tạo, nhân viên PR, nhân viên tổ chức sự kiện, copywriter. Mỗi vị trí đều cần những ứng viên có tố chất riêng thích hợp. Đôi khi các nhà tuyển dụng cũng rất mơ hồ khi mong muốn tìm kiếm một nhân sự marketing, họ chỉ cần biết phải bổ sung lực lượng marketing hòng tìm ra hướng đi cho sản phẩm hoặc thương hiệu. Sự mơ hồ đó đã làm. Không ít nhà tuyển dụng cũng như người tìm việc mất nhiều thời gian để tìm thấy được điểm chung. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là nhà tuyển dụng phải biết mình cần những gì và các ứng viên phải biết mình có thể làm gì .
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2660 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài tập nhóm môn Marketing, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xem những người lãnh đạo diễn đàn
Câu 1: Em hãy giảng giải cho 1 nhóm sinh viên thuộc chuyên ngành Sư phạm kỹ thuật biết “Marketing” là gì? (thuyết trình hay đóng kịch theo các tình huống khác nhau)
Trả lời: Marketing là gì ?Top of Form
Nhiều người cho rằng marketing là tiếp thị ,bán hàng,hay các hoạt động kích thích tiêu thụ…nhưng thực ra tiêu thụ và các hoạt động tiếp thị chỉ là một trong các khâu của hoạt động marketing mà thôi.Vậy marketing là gì?
Nguyên nhân xuất hiện Marketing?
-Quan hệ giữa người bán với người mua.
-Quan hệ giữa người bán với người mua.
+nguyên nhân sâu xa:marketing xuất hiện để giải quyết mâu thuẫn trong nền sx hàng hoá.
+nguyên nhân trực tiếp:để giải quyết khó khăn trong việc tiêu thụ
Marketing xuất hiệnvà phát triển đầu tiên ở các nước phát triển như Anh,Mỹ…và xuất hiện ở Việt Nam năm1990.Nó là thuật ngữ tiếng anh được giảng dạy đầu tiên ở Mỹ năm 1902.
Khái niệm Marketing hiện đại như sau:
Marketing là quá trình làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người.là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.
Đặc điểm của Marketing:
-xuất hiện trên nhiều lĩnh vực kinh tế ,xã hội,văn hóa ,Pr..
-là kết quả của sự phát triển khoa học ,xã hội
-là hoạt động mang tính sáng tạo
-Marketing là 1 quá trình tâm lý
Marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản, được gọi là 4Ps, bao gồm 1. Product2. Price3. Place4. Promotion
Marketing là những việc bạn làm để tìm hiểu khách hàng của mình là những ai, họ cần gì và muốn gì, và làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận,·cung cấp sản phẩm và hoặc dịch vụ mà khách hàng cần,đưa ra mức giá khách hàng chấp thuận trả,·đưa sản phẩm,dịch vụ đến với khách hàng và·cung cấp thông tin và thu hút khách hàng để họ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn. Hiểu khách hàng của bạn là yếu tố có ý nghĩa sống còn đối với công việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn không cung cấp cho khách hàng thứ mà họ cần với giá phải chăng, họ sẽ tìm chỗ khác để mua hàng. Còn nếu khách hàng được đáp ứng tốt thì họ sẽ thường xuyên quay lại mua hàng của bạn. Họ sẽ tuyên truyền cho bạn bè và những người khác về doanh nghiệp của bạn. Đáp ứng được khách hàng bạn sẽ tăng được doanh số và lợi nhuận. Bạn hãy ghi nhớ rằng nếu không có khách hàng, kinh doanh sẽ thất bại. Khách hàng mua hàng hoá và dịch vụ của bạn để thoả mãn những nhu cầu và mong muốn khác nhau. Họ mua·xe đạp vì họ cần phương tiện đi lại,quần áo đẹp để trông hấp dẫn hơn,·máy thu thanh để nghe thông tin và giải trí,·đồ bảo hộ lao động để bảo vệ quần áo.Nếu bạn đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, việc kinh doanh của bạn sẽ thành công. Thu thập thông tin về khách hàng Việc thu thập thông tin về khách hàng được gọi là Nghiên cứu thị trường. Khâu này rất quan trọng khi lập kế hoạch cho bất kỳ việc kinh doanh nào. Có thể đặt ra rất nhiều câu hỏi:·Doanh nghiệp của bạn cần những loại khách hàng nào? Lập danh sách mặt hàng và dịch vụ mà bạn sẽ cung cấp và ghi lại các loại khách hàng cho sản phẩm hay dịch vụ đó. Họ là nam giới, phụ nữ hay trẻ em? Các cơ sở kinh doanh khác cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Hãy ghi lại bất kỳ điểm nào có thể ảnh hưởng đến công việc kinh doanh.·Khách hàng cần loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào? Đâu là điểm quan trọng nhất đối với từng loại hàng hoá mà bạn cung cấp: kích cỡ? màu sắc? chất lượng? giá cả?·Khách hàng chấp thuận mức giá bao nhiêu cho từng sản phẩm/dịch vụ của bạn?Khách hàng của bạn sống ở đâu? Họ thường mua hàng ở đâu và khi nào?·Họ mua hàng có thường xuyên không: mua hàng ngày, hàng tháng, hay hàng năm?·Họ mua hàng với số lượng bao nhiêu?·Số lượng khách hàng của bạn có tăng lên không?·So với trước đây số lượng khách hàng tăng lên hay có xu hướng giữ nguyên?·Tại sao khách hàng lại mua một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó?·Họ có muốn tìm mua loại hàng khác hay không?Những câu trả lời xác thực sẽ giúp bạn quyết định được ý tưởng kinh doanh của mình có giá trị hay không. Nghiên cứu thị trường có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể thu thập thông tin về các khách hàng tiềm năng những cách sau:-Dự đoán dựa trên hiểu biết sẵn có - Nếu như bạn đã có hiểu biết về một ngành kinh doanh nào đó bạn có thể dựa trên những kinh nghiệm đó để đưa ra một vài dự đoán hữu ích.-Sử dụng các nguồn thông tin trong ngành - Thông thường bạn có thể thu được thông tin về quy mô thị trường từ các cơ sở kinh doanh trong ngành. Việc nghiên cứu quy mô thị trường hàng hoá, nhu cầu, khiếu nại của khách hàng cũng không phải là khó. Hãy tham vấn các nhà phân phối chính về mặt hàng đó (các cơ sở bán buôn), xem các tài liệu chỉ dẫn về kinh doanh, báo chí thương mại...-Tham khảo ý kiến các khách hàng dự kiến được lựa chọn theo mẫu - Bạn nên tham khảo ý kiến càng nhiều khách hàng càng tốt. Hãy tìm hiểu xem có bao nhiêu người muốn sử dụng sản phẩm mà bạn sẽ bán. - Nghiên cứu thị trường giống như truyện trinh thám, bạn phải lần ra đầu mối để khám phá bí mật. Có thể bạn sẽ nhận ra rằng công việc kinh doanh không đủ lượng khách hàng cần thiết. Nếu đúng như vậy, hãy chuyển hướng nghĩ tới một việc kinh doanh khác .
Yêu cầu với một nhân viên marketing - Có kinh nghiệm, khả năng sáng tạo, giao tiếp tốt và kèm theo đó Anh văn lưu loát, năng động, tự tin... là những yêu cầu rất chung và thường thấy ở các nhà tuyển dụng khi tìm kiếm nhân viên cho bộ phận marketing. Nhưng liệu những thông tin như thế có đủ để họ có được một nhân viên đúng yêu cầu?
-Marketing - một lĩnh vực khá tổng quát và hội tụ nhiều yếu tố để làm nên một thương hiệu. Chính vì thế nhân viên cho bộ phận marketing cũng rất đa dạng: nhân viên chiến lược marketing, nhân viên sáng tạo, nhân viên PR, nhân viên tổ chức sự kiện, copywriter... Mỗi vị trí đều cần những ứng viên có tố chất riêng thích hợp. Đôi khi các nhà tuyển dụng cũng rất mơ hồ khi mong muốn tìm kiếm một nhân sự marketing, họ chỉ cần biết phải bổ sung lực lượng marketing hòng tìm ra hướng đi cho sản phẩm hoặc thương hiệu. Sự mơ hồ đó đã làm... Không ít nhà tuyển dụng cũng như người tìm việc mất nhiều thời gian để tìm thấy được điểm chung. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là nhà tuyển dụng phải biết mình cần những gì và các ứng viên phải biết mình có thể làm gì .* Như đã nêu ở trên, bộ phận marketing chứa đựng nhiều vị trí khác nhau. Tạp chí Marketing Việt Nam xin đưa ra một số yêu cầu cơ bản cho mỗi công việc marketing riêng biệt để bạn đọc tham khảo.
- Nhân viên chiến lược marketing (strategy): khả năng phân tích, suy luận logic, khả năng phán đoán, sự sáng tạo... - Nhân viên PR: khả năng giao tiếp, sự nhạy cảm, khả năng truyền đạt, khả năng thuyết phục…- Nhân viên tổ chức sự kiện: năng động, nhanh nhạy, khả năng xử lý và giải quyết vấn đề tức thời, khả năng làm việc tập thể...- Nhân viên sáng tạo (creative): có thể không cần bằng cấp, nhưng phải có cá tính, thậm chí hơi khác người.- Giám đốc marketing: ngoài những kỹ năng tổng hợp cần thiết cho các vị trí marketing, giám đốc marketing còn phải là người có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát và đặc biệt phải có một khả năng không liên quan đến marketing - cân đối nguồn ngân sách hiện có với chiến lược marketing thực thi
.Ví dụ về marketing:
Một công ty chuẩn bị tung ra thị trường một sản phẩm đồ uống và họ thực hiện chiến dịch marketing nhắm bán được nhiều sản phẩm hơn. Dưới nhiều hình thức như : quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, tặng quà, quay số trúng thưởng… Công ty đó đã khiến người tiêu dùng có thêm sự lựa chọn mới.