Đối với các số đo có tên 1 đơn vị đo: HD HS làm giống như đối với các số tự nhiên hoặc số thập phân
- Đối với các số đo có tên 2 đơn vị đo
Bước 1: Đặt đúng tính theo cột dọc (mỗi cột phải cùng tên đơn vị đo)
Bước 2: Cộng như cộng số tự nhiên và giữ nguyên tên đơn vị đo ở từng cột
(Khi viết kết quả tính, nếu thấy cần thiết có thể chuyển đổi đơn vị đo)
b, Trừ các số đo thời gian - Đối với các số đo có tên 1 đơn vị đo: HD HS làm giống như đối với các số tự nhiên hoặc số thập phân
- Đối với các số đo có tên 2 đơn vị đo
Bước 1: Đặt đúng tính theo cột dọc (mỗi cột phải cùng tên đơn vị đo)
Bước 2: Trừ như trừ các số tự nhiên và giữ nguyên tên đơn vị đo ở từng cột
(Nếu cần thiết có thể phải chuyển 1 đơn vị của đơn vị đo lớn sang đơn vị đo bé hơn liền sau để có thể trừ được)
12 trang |
Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 3914 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp dạy về đại lượng và đo đại lượng trong môn Toán lớp 4 - 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ I
" MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY VỀ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG
TRONG MÔN TOÁN LỚP 4-5"
PHẦN 1: LÍ THUYẾT
Người báo cáo : Phạm Thị Gương
I. Lí do chọn chuyên đề:
II. Nhiệm vụ của chuyên đề:
- Nghiên cứu những dạng bài học và bài tập trong mạch nội dung về "Đại lượng và đo đại lượng ở lớp 4-5".
- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn cũng như những vướng mắc mà GV và HS có thể gặp phải trong quá trình dạy - học về "Đại lượng và đo đại lượng " sau đó đưa ra những giải pháp khắc phục.
II- PHẦN NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1. Những dạng bài học và bài tập trong mạch nội dung về "Đại lượng và đo đại lượng lớp 4-5".
1. Các dạng bài học:
- Hình thành biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
- Bảng đơn vị đo đại lượng
- Chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng
- Thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng
- Luyện tập
2. Các dạng bài tập:
- Đọc, viết số đo đại lượng (có một hoặc hai tên đơn vị đo)
- So sánh các số đo đại lượng
- Chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng
- Thực hiện phép tính với số đo đại lượng
- Giải toán liên quan tới các số đo đại lượng
- Thực hành và ước lượng số đo đại lượng
2. Một số khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình dạy học về "Đại lượng và đo đại lượng"
- Dùng thuật ngữ "đại lượng"; "Đơn vị đo" ; "số đo" ; "danh số" ; "vật mang đại lượng"; "thời điểm" ; "thời gian"... đôi lúc chưa chính xác.
- Chưa tìm được biện pháp HD HS đổi đơn vị đo một cách cụ thể và khoa học.
- Chưa lựa chọn trong bảng những đơn vị đo "thông dụng" để HD HS nắm chắc mối "quan hệ" giữa các đơn vị đo thông dụng đó, chuẩn bị cho việc "chuyển đổi" hoặc tính toán sau này ở các bài toán về đo lường trong thực tế.
3. Một số khó khăn hoặc sai lầm mà HS có thể gặp phải trong quá trình học về "Đại lượng và đo đại lượng" ở lớp 4-5.
3.1. Nhầm lẫn tên đơn vị khi so sánh, chuyển đổi các đơn vị đo
VD: 1. Đọc, viết các đơn vị đo diện tích, thể tích như đơn vị đo độ dài ví dụ : xăng ti mét vuông thành xăng ti mét, đề-xi-mét khối là đề-xi-mét ...
2. Nhầm từ đơn vị đo khối lượng thành đơn vị đo độ dài, ví dụ 5 kg viết thành 5km, 10 dag viết thành 10 dam...
3.2. Sai lầm khi tính chuyển đổi đơn vị
- Không nắm vững quan hệ giữa các đơn vị đo của một đại lượng nên viết:
VD: 4kg = 400g 28m2 5dm2 = 285 dm2 ;
2,5m = 25 m; 2 phút 15 giây = 215 giây ......
- Coi mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian cũng giống như trong hệ thập phân nên khi thực hiện phép tính 5 giờ 30 phút + 2,5 giờ; HS viết thành 5,30 giờ + 2,5 giờ và có kết quả là 7,80 giờ.
3.3. Không vận dụng được khái niệm và các phép tính về phân số và số thập phân
Ví dụ: Trong các khoảng thời gian sau, khoảng thời gian nào là dài nhất?
A. 600giây
B. 20 phút
C. 2giờ
D. 0,2giờ
Nếu HS không hiểu thế nào là giờ và giờ thì bằng bao nhiêu phút sẽ không trả lời được câu hỏi nêu trong bài toán.
- Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 4,5 giờ = .... phút
HS không hiểu thế nào là 4,5 giờ, do đó không làm được bài tập.
3.4. Kĩ năng ước lượng không tốt
VD: Khoanh vào chữ đặt trước số đo thích hợp để chỉ:
Diện tích của một phòng học khoảng:
A. 40 dm2
B. 40cm2
C. 40 m2
HS có thể lựa chọn A hoặc B vì không biết ước lượng diện tích của từng loại đối tượng, sự vật với các đơn vị đo thích hợp.
3.5. Khi thực hiện các phép tính thường quên không ghi danh số đi kèm với các số hoặc chưa chuyển đổi các số đo về cùng đơn vị đo đã thực hiện phép tính.
VD: 15cm + 0,9cm =15,9 25dm + 109 mm = 134dm hoặc 134mm
4. Giải pháp:
4.1. Hình thành biểu tượng về đại lượng và đơn vị đo đại lượng
- Để hình thành biểu tượng về mỗi loại đại lượng và đơn vị đo đại lượng cho HS cần cho HS dựa trên hình ảnh trực quan, những kinh nghiệm quen thuộc của trẻ trong đời sống thực tế
VD:
+ Để hình thành biểu tượng về 1dm2, có thể cho HS quan sát miếng bìa hình vuông có cạnh 1dm, đồng thời GV chỉ tay vào bề mặt hình vuông này và nêu: "Đề-xi-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm"
+ Để giúp HS có biểu tượng về 1m2, GV có thể nêu nhu cầu thực tiễn phải có đơn vị đó, chẳng hạn: "Để đo diện tích phòng học, bức tường hay một mảnh vườn.....ta cần sử dụng đơn vị m2". Sau đó cho HS quan sát một hình vuông có cạnh dài 1m (xem tấm bảng 1m2 trong Bộ đồ dùng dạy học Toán 4) kết hợp với xem ảnh chụp trong SGK
+ Hình thành biểu tượng về "thể tích", GV cho HS thấy được hình ảnh về "sức chứa" hay về "sự chiếm chỗ" trong không gian của một đồ vật qua đó làm nổi bật những đặc điểm cơ bản của đại lượng thể tích.
4.2. Bảng đơn vị đo đại lượng
Thực chất đây là loại bài ôn tập và hệ thống hóa kiến thức cũ
- Bảng đơn vị đo đại lượng ( khối lượng, độ dài, diện tích, thể tích và thời gian ) là một cách hệ thống hóa các đơn vị đo trong cùng một đại lượng thường dùng. Khi dạy dạng toán này GV cần chú ý:
+ Gợi mở để HS hệ thống hóa, sắp xếp các đơn vị đã học thành bảng đơn vị đo.
+ Giúp HS nhận xét mối quan hệ giữa các đơn vị đo trong bảng bằng cách cho HS so sánh giá trị 1 của từng đơn vị đo với đơn vị bé hơn hoặc lớn hơn tiếp liền trong bảng.
+ Giúp HS đọc thuộc bảng đơn vị đo.
- Nên cho HS liên hệ Bảng đơn vị đo khối lượng với bảng đơn vị đo độ dài để giúp HS củng cố nhận thức về hệ đếm thập phân và đặc điểm của tập hợp số tự nhiên (cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó) nên mỗi hàng đơn vị ứng với 1 chữ số. Còn đơn vị đo diện tích và đơn vị đo thể tích thì không chuyển đổi theo hệ thập phân cần giúp HS nhận xét "Khi viết số đo diện tích, mỗi đơn vị đo ứng với hai chữ số" ; "Khi viết số đo thể tích, mỗi đơn vị đo ứng với ba chữ số"
- Đối với các đơn vị đo thời gian thì các đơn vị tiếp liền không hơn, kém nhau cùng một số lần nên GV cần HD cho HS hệ thống hóa các mối quan hệ thông dụng như:
1 thế kỉ = 100 năm ; 1 năm = 12 tháng ; 1tuần lễ = 7 ngày ; 1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút ; 1 phút = 60 giây
- Khi ôn tập GV cần lựa chọn trong bảng những đơn vị đo "thông dụng" để HS nắm chắc mối "quan hệ" giữa các đơn vị đo thông dụng đó, chuẩn bị cho việc "chuyển đổi" hoặc tính toán sau này ở các bài toán về đo lường trong thực tế. Chẳng hạn:
+ Với bảng đơn vị đo độ dài là: km, m, dm, cm, mm;
+ Với bảng đơn vị đo khối lượng là: tấn, kg, g;
+ Với bảng đơn vị đo diện tích là: km2, ha, m2, mm2;
+ Với bảng đơn vị đo thể tích là: m3, dm3, cm3;
+ Với bảng đơn vị đo thời gian là: thế kỉ, năm, tháng, tuần lễ, ngày, giờ, phút, giây.
4.3. Chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng
a, Đổi số đo đại lượng có một tên đơn vị đo
- Đối với các đơn vị đo khối lượng, độ dài, diện tích, thể tích:
+ Hướng dẫn HS rút ra cách đổi bằng cách nhân nhẩm với số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn ... khi đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé, chia nhẩm cho số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn ... khi đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn.
+ Giúp HS rút ra cách đổi số đo đại lượng bằng cách chuyển đổi dấu phẩy (Đối với HS lớp 5 sau khi đã học về STP): Cứ mỗi lần chuyển sang hàng đơn vị liền sau (liền trước) thì ta dời dấu phẩy sang phải (sang trái) 1 chữ số (đối với số đo độ dài và khối lượng) ; 2 chữ số (đối với số đo diện tích) ; 3 chữ số (đối với số đo thể tích).
+ Lưu ý HS sau khi đã đổi đơn vị đo cần kiểm tra lại: Mỗi chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo độ dài và khối lượng); 2 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo diện tích) ; 3 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo thể tích)
- Đối với các đơn vị đo thời gian: Thực hiện nhân (hay chia) theo mối quan hệ của từng cặp đơn vị đo.
b, Đổi số đo đại lượng có hai tên đơn vị đo
- Đổi từ số đo có hai tên đơn vị sang số đo có một tên đơn vị đo
Ví dụ: 5 tấn 7kg = .... kg ; 5 m2 7dm2 = .....dm2 ; 2cm2 5mm2 = .....cm2
+ HS có thể suy luận và tính toán:
5tấn 7kg = 5tấn + 7kg = 5000kg + 7kg = 5007kg vậy 5 tấn 7kg = 5007kg
5m2 7dm2 = 500dm2 + 7 dm2 = 507dm2
2cm2 5 mm2 = 2 cm2 + 0,05cm2 vậy 2cm2 5 mm2 = 2,05cm2
+ Hoặc có thể nhẩm: 5(tấn) 0 (tạ) 0 (yến) 7 (kg), vậy 5 tấn 7kg = 5007kg
5 (m2) 07 (dm2), vậy 5m2 7dm2 = 507dm2
+ Riêng đối với số đo thời gian, thường chỉ dùng cách tính toán
VD: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 4 ngày 18 giờ = .... giờ
Ta có: 4 ngày 18 giờ = 4 ngày + 18 giờ = 24 giờ x 4 + 18 giờ = 114 giờ.
- Đổi từ số đo có một tên đơn vị sang số đo có hai tên đơn vị đo
VD: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
5285m = .....km .....m 4, 35cm2 = .....cm2 .....dm2 1605m3 = .....m3 .....dm3
+ Cho HS thực hiện phép chia:
5285 : 1000 = 5 (dư 285) và viết 5285m = 5km 285m
1605 : 1000 = 1 (dư 605) vậy 1605m3 = 1m3 605dm3
+ Hoặc cho HS thực hiện tách số: Mỗi chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo độ dài và khối lượng); 2 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo diện tích) ; 3 chữ số ứng với 1 đơn vị đo (đối với số đo thể tích)
+ Riêng đối với số đo thời gian, thường chỉ dùng cách tính toán
VD: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
3,4 giờ = .....giờ .....phút
HS tính: 0,4 giờ = 60 phút x 0,4 = 24 phút vậy 3,4 giờ = 3 giờ 24 phút
4.4. Thực hiện các phép tính với các số đo đại lượng
* Thực hiện các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia) với số đo của các đại lượng (độ dài, khối lượng, diện tích, thể tích) như thực hiện phép tính với các số tự nhiên, số thập phân đã học nhưng cần chú ý các danh số đi kèm ở mỗi số(HS rất hay quên )
* Thực hiện các phép tính với số đo thời gian cần theo "quy tắc riêng" của phép tính đó.
Cụ thể:
a, Cộng các số đo thời gian
- Đối với các số đo có tên 1 đơn vị đo: HD HS làm giống như đối với các số tự nhiên hoặc số thập phân
- Đối với các số đo có tên 2 đơn vị đo
Bước 1: Đặt đúng tính theo cột dọc (mỗi cột phải cùng tên đơn vị đo)
Bước 2: Cộng như cộng số tự nhiên và giữ nguyên tên đơn vị đo ở từng cột
(Khi viết kết quả tính, nếu thấy cần thiết có thể chuyển đổi đơn vị đo)
b, Trừ các số đo thời gian - Đối với các số đo có tên 1 đơn vị đo: HD HS làm giống như đối với các số tự nhiên hoặc số thập phân
- Đối với các số đo có tên 2 đơn vị đo
Bước 1: Đặt đúng tính theo cột dọc (mỗi cột phải cùng tên đơn vị đo)
Bước 2: Trừ như trừ các số tự nhiên và giữ nguyên tên đơn vị đo ở từng cột
(Nếu cần thiết có thể phải chuyển 1 đơn vị của đơn vị đo lớn sang đơn vị đo bé hơn liền sau để có thể trừ được)
c, Nhân (hoặc chia) một số đo thời gian với (cho) một số tự nhiên
- Đối với các số đo có tên 1 đơn vị đo: HD HS làm giống như đối với các số tự nhiên hoặc số thập phân
- Đối với các số đo có tên 2 đơn vị đo
Bước 1: Đặt đúng tính theo cột dọc
Bước 2: Nhân (hoặc chia) từng nhóm đơn vị ở thừa số thứ nhất (hoặc số bị chia) với thừa số thứ hai (hoặc số chia)
(Khi thực hiện phép tính và viết kết quả tính, nếu cần thiết có thể chuyển đổi đơn vị đo)
5. Thống nhất quy trình dạy các bài toán về Đại lượng và đo đại lượng
5.1. Về dạy học hình thành biểu tượng về mỗi loại đại lượng và đơn vị đo đầu tiên của đại lượng
Bước 1: Giới thiệu đại lượng mới
Bước 2: Nêu sự cần thiết phải có đơn vị đo
Bước 3: Giới thiệu đơn vị đo
Bước 4: Luyện tập
5.2. Về dạy học hình thành biểu tượng một đơn vị đo không phải là đơn vị đầu tiên của đại lượng
Bước 1: Nêu rõ nhu cầu thực tiễn phải có đơn vị mới
Bước 2: Cho tiếp xúc với đơn vị mới (nếu có thể dược)
Bước 3: Giới thiệu cách viết, cách kí hiệu và quan hệ của đơn vị mới với các đơn vị đã học
Bước 4: Luyện tập
5.3. Về dạy học "Bảng đơn vị đo lường"
Bước 1: Cho HS nhắc lại tất cả các đơn vị đo đã học theo một thứ tự xác định để ghi vào bảng
Bước 2: Cho HS so sánh giá trị hai đơn vị liền nhau để khái quát hóa rút ra nhận xét chung về mối quan hệ giữa hai đơn vị liên tiếp trong bảng (trừ bảng đơn vị đo thời gian)
Bước 3: Luyện đọc, viết, đổi đơn vị, so sánh và làm tính... đối với các danh số
* Các dạng bài khác dạy theo đặc trưng của tiết luyện tập
PHẦN 2: Dạy minh hoạ chuyên đề
I. So¹n gi¸o ¸n d¹y minh ho¹ chuyªn ®Ò
- Đ/c Quế đưa ra thiết kế bài giảng, các đ/c giáo viên trong tổ tham gia góp ý xây dựng giáo án, đồng chí Quế hoàn thành thiết kế bài dạy.
Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2015
TOÁN
Tiết 27: Héc - ta (29)
I- Mục tiêu:
- Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta.
- Biết mối quan hệ giữa héc-ta và mét vuông
- Biết chuyển đổi các số đo diện tích (trong mối quan hệ với héc-ta)
II- Đồ dùng: Bảng phụ, phiếu khổ to.
III- Các hoạt động dạy,học:
1- Bài cũ: (2-3’)
- Yêu cầu HS lấy VD đổi đơn vị hm2 sang đơn vị khác bất kì.
- Gv nhận xét.
2- Bài mới: a-- Giới thiệu bài:( 1’)
b- Giới thiệu đơn vị đo diện tích hécta:( 5-7’)
GV giới thiệu : Để đo S ruộng vườn, ao, hồ... Người ta thường dùng đơn vị đo hécta.
- 1hécta = 1héctômét vuông. Kí hiệu là: ha.
Hỏi: 1hm2 = ? m2
Vậy 1ha = ? m2
c- Luyện tập:( 20- 25’)
Bài 1:
- Y/c HS tự làm.
- GV nhận xét.
Lưu ý: Mỗi đơn vị đo DT ứng 2 chữ số
Bài 2:
- Thu nhận xét 1 số bài và chữa.
- GV gọi HS nêu KQcủa mình và nhận xét
Bài 3 , Bài 4: HS nào nhanh làm thêm nếu còn thời gian.
- 1 HS làm bảng lớp
- HS dưới lớp báo cáo, nhận xét.
- 1ha = 1hm2
- 1hm2 = 10000m2
-1ha = 10000m2
- Cả lớp làm phiếu phần a,b (HS: làm 2 dòng đầu phần a và cột đầu phần b, HS nào nhanh làm cả bài )
- 2 HS làm bảng lớp 2 dòng đầu cột a và cột đầu phần b.
- HS # nhận xét. HS nêu KQ các phần còn lại và giải thích cách thực hiện .
- HS đọc đề và làm bài vào vở.
- 1 HS làm bảng phụ.
- HS khác nhận xét.
- Tự đọc đề và làm vở nháp sau đó nêu kết quả.
3- Củng cố ,dặn dò: (1-2’)- 1ha = ? m2 1m2 = ....ha
- Giới thiệu thêm về đơn vị a ( dam2) và một số đơn vị đo DT khác như: mẫu, sào, thước )
- GV nhận xét giờ học. Về chuẩn bị Luyện tập.
-------------------------------------------------------------
II. NHẬN XÉT TIẾT DẠY MINH HOẠ CHUYÊN ĐỀ
Người dạy: Nguyễn Thị Quế - Lớp 5C
* Ưu điểm :
- GV chuẩn bị bài chu đáo, phong thái đĩnh đạc, nói rõ ràng, rành mạch.
- GV đã dạy đúng đăc trưng môn học.
- Xác định đúng mục tiêu, nội dung cơ bản trọng tâm của bài.
- Dạy đúng các bước theo lý thuyết chuyên đề đã xây dựng. GV truyền đạt đầy đủ, nội dung, kiến thức bài dạy một cách có hệ thống, chính xác. Trình bày bảng khoa học. Quan tâm đến rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo cho HS.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học hợp lí.
- GV quan tâm đến mọi đối tượng HS, bao quát lớp tốt. GV bình tĩnh, gần gũi HS.
- Phân bố thời gian trong các hoạt động hợp lí.
- HS thảo luận sôi nổi, phát huy được tính tích cực của HS, HS hứng thú học tập.
* Tồn tại :
- GV chưa có biện pháp hỗ trợ kịp thời với những học sinh thực hành còn lúng lúng. Cần sâu sát với mọi đối tượng học sinh hơn
THỐNG NHẤT CHUYÊN ĐỀ
- Cả tổ đi đến thống nhất như lí thuyết chuyên đề đã vạch ra.
- Cần chú ý hơn:
+ Ở lớp 4 : HS phải nắm được các đơn vị đo độ dài, khối lượng, diện tích đã học và mối quan hệ giữa chúng.
+ Với lớp 5 : .Phải thuộc thứ tự các đơn vị đo trong bảng và nắm chắc mối quan hệ.
+ Giúp các em biết cách chuyển đổi đơn vị đo bằng 2 cách:
Cách 1: Dựa vào mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
Cách 2: Thêm bớt chữ số 0 hoặc chuyển dấu phẩy sang bên trái, phải.
+ Vấn đề đánh giá HS: Phải theo đún thông tư 30, Tăng cường sử dụng cách cách đánh giá HS.
+ Khi dạy chú ý đảm bảo đạt chuẩn kiến thức kĩ năng, với đối tượng năng khiếu cần mở rộng hợp lí.
Đề nghị Ban Giám hiệu cho phép tổ 4+5 được tiếp tục áp dụng chuyên đề này vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy học Toán phần Đại lượng.
Ý KIẾN BAN GIÁM HIỆU
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Phần thứ 3 : NghiÖm thu chuyªn ®Ò
Cả tổ dạy thực nghiệm chuyên đề ở tất cả các giờ dạy Toán bắt đầu từ tuần 7 đến hết tuần 9
Các tổ viên đăng kí dạy chuyên đề để cả tổ dự như sau:
STT
Thời gian
Giáo viên dạy
Lớp
Tên bài dạy
Kết quả
Điểm
XL
1
16/10
Tăng T Thu Hường
5B
Viết các số đo độ dài dưới dạng STP
18
Giỏi
2
23/10
Phạm Thị Gương
5A
Viết các số đo KL dưới dạng STP
18,5
Giỏi
3
24/10
Nguyễn Thị Dung
5A
Viết các số đo DT dưới dạng STP
18,5
Giỏi
Phần thứ tư : Tổng kết chuyên đề
Qua các tiết dạy chuyên đề, tổ 4-5 nhận thấy những ưu điểm, những tồn tại cũng như những khó khăn trong việc thực hiện chuyên đề như sau:
* Ưu điểm:
- GV đã tích cực học tập và áp dụng lí thuyết chuyên đề vào giảng dạy để rèn HS kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo.
- Các tiết dạy GV đã xác định được mục tiêu, chuẩn kiến thức và kĩ năng, nội dung cơ bản, trọng tâm của bài dạy.
- Phương pháp dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn. GV đã quan tâm tới các đối tượng HS, giúp HS tự phát hiện, giải quyết vấn đề của bài học.
- Hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp.
- HS hứng thú say mê học tập.
* Tồn tại:
- Một số học sinh còn lần lộn giữa các đơn vị đo, chưa nắm chắc mối quan hệ giữa các đơn vị đo ( nhất là những đơn vị không liền kề nhau) nên chuyển đo vẫn còn sai.
- Còn nhiều em tiếp thu chậm, GV phải kèm cặp nhiều nên mất thời gian.
* Có thể nói, chuyên đề “Một số biện pháp dạy về Đại lượng và đo đại lượng trong môn Toán 4-5” đã được các thành viên trong tổ 4-5 thực hiện tương đối thành công. Yêu cầu các thành viên trong tổ tiếp tục áp dụng và sáng tạo hơn nữa khi giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập môn Toán .
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen de MOT SO BIEN PHAP VE DAY DAI LUONG VA DO DAI LUONG TRONG MON TOAN LOP 45_12464672.doc