Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty bia HABADA

1 - VKD và các loại VKD của doanh nghiệp: 3

1.1 - Khái niệm và đặc trưng của VKD. 3

1.2. - Phân loại VKD: 5

1.2.1. VCĐ của doanh nghiệp: 5

1.2.2. VLĐ của doanh nghiệp: 7

1.3. Nguồn hinh thành của VKD và phân loại nguồn hình thành VKD trong doanh nghiệp. 8

1.3.1. Căn cứ vào nguồn hình thành. 8

1.3.2. Căn cứ vào mỗi quan hệ sở hữu về vốn. 9

1.3.3. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn. 9

1.3.4. Căn cứ vào phạm vi hoạt động. 10

2 - Hiệu quả sử dụng VKD và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. 11

2.1 - Hiệu quả sử dụng VKD. 11

2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. 12

3 - Một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá tình hình tổ chức và hiệu quả sử dụng VKD trong doanh nghiệp. 14

3.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 15

3.2. Các chỉ số sinh lời. 17

4 - Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. 18

4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và sử dụng VKD của doanh nghiệp 18

4.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức huy động VKD. 18

4.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của

doanh nghiệp. 19

4.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của

 doanh nghiệp. 20

 

CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ

VÀ SỬ DỤNG VKD Ở CÔNG TY BIA HABADA.

 

1 – Một số nét chủ yếu về Công ty bia HABADA. 23

1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty bia HABADA. 23

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty.

2. Tình hình tổ chức hoạt động và sản xuất kinh doanh ở Công ty.

2.1. Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý.

2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất.

2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất bia.

2.4. Đặc điểm sản phẩm của Công ty.

3. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty bia HABADA.

3.1. Những thuận lợi

3.2. Những khó khăn

4. Thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty.

4.1. Tình hình tổ chức VKD ở Công ty bia HABADA.

4.2. Thực tế về quản lý và sử dụng VKD của Công ty.

4.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng VCD

4.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ.

4.2.3. Đánh giá hiệu quả toàn bộ VKD.

4.3. Những thành tựu đạt được và vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng VKD của Công ty bia HABADA.

 

CHƯƠNG III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM GÓP PHẦN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VKD CỦA CÔNG TY BIA HABADA.

 

I - Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới.

II - Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD của Công ty bia HABADA.

Kết luận:

Danh mục tài liệu tham khảo.

Một số ký hiệu viết tắt.

SXKD: Sản xuất kinh doanh

VCĐ: Vốn cố định

VLĐ: Vốn lưu động

TSCĐ: Tài sản cố định.

TSLĐ: Tài sản lưu động.

VKD: Vốn kinh doanh.

 

doc75 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1192 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD ở Công ty bia HABADA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập báo cáo xuất - nhập - tồn kho, tính thuế, theo dõi đốc thúc thu hồi công nợ. - Kế toán tiêu thụ bán ra: Giúp kế toán trưởng theo dõi quản lý thành phẩm, doanh thu bán hàng, kết quả sản xuất và tình hình thanh toán với người mua. -Thủ quỹ: Giúp kế toán trưởng và giám đốc quản lý toàn bộ tiền, ngân phiếu của Công ty. Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dưới hình thái tiền tệ là công cụ quan trọng quản lý kinh tế, quản lý công ty. Phòng kế toán tham mưu đắc lực cho ban lãnh đạo công ty thông qua quản lý tình hình mua sắm, nhập xuất vật tư, thiết bị, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tình hình tiêu thụ và kết quả... để lập báo cáo kế toán kịp thời và chính xác ngoài ra còn tham mưu cho giám đốc trong mọi vấn đề điều hành Công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. 2.1.4.Phòng kỹ thuật và phòng KCS: Chịu trách nhiệm giám sát kiểm tra toàn bộ chất lượng sản phẩm sản xuất ra, nghiên cứu thay đổi bổ sung dây chuyền công nghệ... đảm bảo phù hợp với yêu cầu, đặc điểm tính chất của hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.5. Phòng kinh doanh: Là một trong hai bộ phận quan trọng nhất của Công ty cung cấp toàn bộ bia cho nhu cầu khách trong và ngoài tỉnh. Nghiên cứu tìm hiểu thị trường để đưa ra các biện pháp tiêu thụ tốt nhất nhằm tối đa hoá sản lượng bán ra. 2.1.6. Phân xưởng sản xuất chính: Có nhiệm vụ quyết định đến thành tích của Công ty. Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật là người trực tiếp chỉ đạo sản xuất bia theo kế hoạch. 2.1.7. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Nhằm quảng cáo, giới thiệu các sản phẩm của Công ty đến người tiêu dùng. Nhìn chung, việc phân chia các lĩnh vực kỹ thuật, tổ chức kinh doanh và các phòng ban thuộc các lĩnh vực đó giúp cho việc quản lý công việc chính xác hơn, có hiệu quả hơn và không bị trùng lặp trong việc giải quyết các công việc. Cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp của Công ty đã đảm bảo được tính chặt chẽ nắm bắt nhanh chóng kịp thời các thông tin về tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm và tiêu thụ của doanh nghiệp. Sơ đồ 2 : Bộ máy quản lý của Công ty: Giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng PXSX Phòng Phòng Cửa hàng hành chính Kế toán Kdoanh chính kỹ thuật KCS GTSP Phân xưởng SX1 Phân xưởng SX2 Tổ nấu Tổ men Tổ áp lực Tổ điện Tổ Thành phẩm 2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất: Công ty bia HABADA là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tiền gửi và tiền vay tại ngân hàng, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước và các chủ trương chính sách chế độ của nhà nước cũng như địa phương. Công ty tổ chức sản xuất hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Hiện nay Công ty tổ chức sản xuất với quy trình công nghệ gồm 2 phân xưởng chính. Sơ đồ 3: Tổ chức sản xuất của Công ty bia HABADA Phân xưởng sản xuất chính Tổ nấu Tổ men Tổ điện nước Tổ áp lực Tổ Thành phẩm Công ty có 2 phân xưởng sản xuất chính. Trong mỗi phân xưởng lại bao gồm các tổ, các bộ phận: Tổ nấu, tổ men, tổ điện nước, tổ áp lực, tổ thành phẩm. Ngoài xưởng sản xuất chính Công ty còn tổ chức bộ phận sản xuất phụ đó là bộ phận rửa chai sơ bộ, chọn chai, bộ phận vệ sinh và thu gom bã bia. Các tổ các bộ phận sản xuất và phục vụ lẫn nhau theo 1 trình tự hợp lý, môi công nhân thực hiện 1 việc hay một số bước công nghệ nhất định. 2.3. Quy trình công nghệ sản xuất bia: Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất bia là một quy trình sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục, sản xuất với với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Quá trình công nghệ chế biến kéo dài từ 12 - 15 ngày, cụ thể bao gồm các giai đoạn sau: Giai đoạn chế biến: 500kg malt và 240kg gạo được nghiền và hoà trộn với 1.200 lít nước ở nhiệt độ 50OC. ở giai đoạn hồ hoá này, nhiệt độ kho được nâng lên 75%OC, cho nghỉ ở nhiệt độ này trong 10 phút, sau đó đun sôi 100OC trong 30 phút.ở nồi đường hoá: 500kg malt còn lại được trộn với 1.750 lít nước ở nhiệt độ 48OC. Dịch hồ hoá sau khi đun sôi được bơm toàn bộ sang nồi đường hoá và nâng nhiệt độ lên 67OC rồi 76OC trong 65 phút. Khối dịch đường hoá được lọc bằng thiết bị thùng lọc. Dịch đường lần I được bơm vào nồi nấu hoa, còn bã được rửa bằng nước nóng 80OC. Quá trình nấu Houblon kéo dài 90 phút, khi nồng độ đường của dịch đạt 12 – 12.5% là được. Sau đó, dịch đường được bơm qua máy làm nguội 94OC rồi 10OC trong 1 giờ. Quá trình lên men: Dung dịch đường malt theo độ đường cho từng loại bia (10OS bia hơi, 10,5OS bia chai và 12OS cho bia lon) sau khi làm lạnh bắt đầu lên men qua 2 bước: Lên men chính: cho men vào dịch nước mạch nha, quá trình này đường biến thành cồn và CO2, độ đường hạ từ 7OC - 13OC. Lên men phụ: Kết thúc lên men chính chuyển sang lên men phụ nhằm mục đích bão hoà CO2 và ổn định thành phần hoá học của bia. Thời gian lên men phụ khoảng 10 ngày với bia hơi, 16 ngày với bia chai và 39 ngày với bia lon. Quá trình lọc: Sau khi kết thúc lên men phụ sẽ tiến hành lọc bia để loại bỏ các hợp chất hữu cơ và men để bia được trong, tăng thời gian bảo quản. Lọc qua máy lọc và bão hoà CO2 với bai chai và bia lon. Chiết box: Bia lọc xong tạo hương đưa vào chiết ở áp 3kg/m3, chiết xong đóng thành thùng để tiêu diệt men và các vi sinh vật, sau đó chiết chai, dán nhãn và đóng gói. Thời gian bảo đảm phẩm chất của các loại bia: Bia hơi là 24h, bia chai là 30 ngày và bia lon là 3 tháng. Gạo Nghiền Hồ hoá Malt Nghiền Ngâm Đường hoá Nước nóng 80OC Lọc bã Bã Bã thải Nấu hoa Nước rửa Làm nguội Làm lạnh 8OC - 10OC Men giống Lên men Lọc Chất trợ lọc Tạo hương Chiết box Chiết chai Thanh trùng Dãn nhãn, bao gói Thành phẩm Sơ đồ 4: Quy trình công nghệ sản xuất bia 2.4. Đặc điểm sản phẩm của Công ty: Sản phẩm chính của Công ty là các sản phẩm bia mang nhãn hiệu HABADA. Đặc trưng của sản phẩm bia là thơm, mát, bổ, có khả năng giải khát rất tốt. Chính vì vậy mà bia ngày càng được sử dụng rộng rãi và sản lượng bia ngày càng tăng. Về số lượng: Hiện nay, do chất lượng của Công ty khá đảm bảo nên đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm chủ yếu của Công ty là bia hơi được bán rất chạy vì có giá cả hợp lý phù hợp với túi tiền của mọi tầng lớp nhân dân lao động. Về chất lượng: Sản phẩm của Công ty đã đạt được những chỉ số cảm quan như: Bia trong, màu vàng sáng, thời gian sủi bọt là 2 phút, thời gian giữ bọt là 10 phút. Với điều kiện kinh tế hàng hoá ngày nay có đa dạng các sản phẩm cùng loại, nếu sản phẩm của Công ty có chất lượng kém thì ngay lập tức sẽ bị thị trường đào thải. Với nhu cầu người tiêu dùng ngày càng khắt khe, đòi hỏi yêu cầu chất lượng ngày càng phải nâng cao. Điều đặc biệt quan trọng là do đặc điểm sản phẩm của Công ty là hàng thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người tiêu dùng, vì vậy, sản phẩm của Công ty bị kiểm dịch rất khắt khe từ khâu đầu đến khâu cuối. Công ty chỉ có duy nhất 1 loại sản phẩm "chất lượng cao" thì mới được đưa ra tiêu thụ ngoài thị trường. Thực tế cho thấy nhu cầu bia ngày càng tăng. Trên thị trường có rất nhiều đơn vị, nhiều hãng liên doanh tham gia vào sản xuất bia, các mặt hàng bia cạnh tranh ngày càng gay gắt, họ luôn tìm ra các loại bia có chất lượng cao, hợp vệ sinh để tung ra thị trường vào mùa hè. Với Công ty bia HABADA vào mùa hè, lượng khách của Công ty tăng gấp 3, 4 lần so với mùa đông. Chính điều này đã tác động lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ bia của Công ty. Hiện nay Công ty có hơn 650 điểm bán hàng ở các nơi trong và ngoài tỉnh Bắc Giang. 3. Những thuận lợi và khó khăn ở Công ty HABADA. 3.1. Những thuận lợi: Thứ nhất, về vị trí địa lý, công ty có trụ sở chính nằm ngay trung tâm thị xã Bắc Giang, là nơi đông dân cư, đời sống người dân tương đối tốt. Đây là đầu mối giao thông quan trọng nối thị xã với các huyện trong và ngoài tỉnh giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm, vận chuyển nguyên vật liệu được dễ dàng. Thứ hai về lực lượng lao động, Công ty có lực lượng lao động tương đối với 10% kỹ sư kỹ thuật 15% tốt nghiệp đại học, 75% tốt nghiệp PTTH đã được đào tạo trước khi nhận vào làm. Riêng khối hành chính có 25 người thì 90% đã tốt nghiệp đại học. Nếu Công ty biết vận dụng tiềm năng lao động sẵn có thì sẽ nâng cao năng suất lao động, không ngừng thúc đẩy sản xuất của Công ty. Thứ ba, về uy tín: Tuy ra đời chưa lâu nhưng sản phẩm của Công ty đã chiếm lĩnh được hầu hết thị trường trong tỉnh. Đây là một điều kiện quan trọng mà Công ty đã có được. Công ty cần nắm được điểm thuận lợi này để khuyếch đại sản lượng tiêu thụ bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là giá cả phù hợp hơn với người tiêu dùng. Thứ tư, toàn bộ quỹ khấu hao được giữ lại cho sản xuất kinh doanh. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để giúp Công ty mở rộng sản xuất kinh doanh đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Với những thuận lợi trên, Công ty có thể yên tâm sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hạ giá sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận và giữ được uy tín của mình trên thị trường. 3.2. Những khó khăn: Bên cạnh những mặt thuận lợi, Công ty còn gặp một số khó khăn sau: Thứ nhất là áp lực cạnh tranh trên thương trường giữa các phẩm cùng loại rất gay gắt khiến cho thị trường của Công ty bị thu hẹp ở ngoài tỉnh. Thêm vào đó các đơn vị lại có ưu thế lớn về máy móc thiết bị hiện đại như Công ty bia Hà Nội, Công ty bia Đông Nam á... Vì thế Công ty có giải pháp phù hợp để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Thứ hai là khó khăn về việc đáp ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Nguyên vật liệu chính để sản xuất bia cần có: Malt, hoa Houplon, gạo, nước... trong đó malt, hoa Houplon là loại nguyên liệu phải nhập ngoại cho nên việc đáp ứng đầy đủ các loại nguyên liệu đòi hỏi phải bỏ ra 1 khoản chi phí lớn để mua và dự trữ cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn. Thứ ba là tình trạng thiếu vốn mà rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đều mắc phải. Thiếu vốn Công ty không thể đầu tư xây dựng, máy móc thiết bị được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty buộc phải đi vay vốn ngân hàng, huy động vốn của cán bộ công nhân viên... phải trả lãi làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD. Trên đây là một số thuận lợi và khó khăn của công ty, Công ty cần phải khai thác tận dụng tối đa lợi thế sẵn có, khắc phục những khó khăn để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 4. Thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty bia HABADA. 4.1. Tình hình tổ chức VKD ở Công ty bia HABADA. Là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của Sở công nghiệp Bắc Giang, thực hiện hạch toán độc lập, trong những năm vừa qua Công ty bia HABADA đã không ngừng đổi mới phương pháp hoạt động sản xuất kinh doanh khai thác tối đa mọi nguồn vốn, đẩy mạnh nhịp độ hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể thấy rõ hơn về cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty chúng ta cùng xem xét các chỉ tiêu trên bảng 01. Bảng 01: Cơ cấu và nguồn vốn kinh doanh của Công ty bia HABADA. Đơn vị tính:đồng TT Chỉ tiêu 31/12/2001 31/12/2002 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % I Tài sản 37.144.419.435 100 33.972.699.241 100 -3.171.720.194 -8,54 1 TSLĐ & ĐTNH 3.135.106.218 8,44 3.739.296.524 11,01 +604.190.306 +19,27 2 TSCĐ & ĐTDH 34.009.313.217 91,56 30.233.402.717 88,99 -3.775.910.500 -11,1 II Nguồn vốn 37.144.419.435 100 33.972.699.241 100 -3.171.720.194 -8,54 1 Nợ phải trả 24.542.454.260 66,1 20.772.737.835 61,15 -3.769.716.425 -15,76 - Nợ ngắn hạn 2.919.783.860 11,9 3.604.952.435 17,35 +685.168.575 +23,47 - Nợ dài hạn 20.940.835.700 85,32 16.935.050.300 81,53 -4.005.785.400 -19,13 - Nợ khác 681.834.700 2,78 232.735.100 1,12 -449.099.600 -65,87 2 Nguồn vốn CSH 12.601.965.175 33,93 13.199.961.406 38,85 +597.996.231 +4,75 Qua số liệu trên bảng cho ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của Công ty đã giảm từ 37.144.419.435 năm 2001 xuống 33.972.699.241đ năm 2002 tương ứng với số giảm tuyệt đối là 3.171.720.194đ nhưng lại tập trung chủ yếu vào VCĐ. Số VCĐ của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh cho thấy nhu cầu về VCĐ trong hoạt động của Công ty là tương đối ổn định và cao hơn nhiều so với nhu cầu về VLĐ. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi Công ty là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh một loại sản phẩm có quy trình công nghệ sản xuất hiện đại và phức tạp lại đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Xem xét cụ thể từng khoản mục ta có: VCĐ của Công ty năm 2002 đã giảm 3.775.910.500đ tương ứng với tỷ lệ giảm là 11,1%. Tỷ trọng VCĐ chiếm trong tổng số vốn là rất lớn, năm 2002 là 88,99% giảm 2,57% so với năm 2001(91,56%). Nguyên nhân giảm là do trong năm 2002, Công ty đã thanh lý một số TSCĐ cũ. Đây là những tài sản mà Công ty đã được tiếp nhận lại của Công ty lương thực ngay từ khi mới thành lập vừa hết thời hạn khấu hao. Điều đó có nghĩa là năng lực sản xuất của Công ty không hề bị giảm sút, nó không mâu thuẫn với phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới là phấn đấu mở rộng sản xuất kinh doanh đưa công suất sản lượng lên 10 triệu lít/năm. VLĐ của Công ty năm 2002 đã tăng 19,27% tương ứng với mức tăng là 604.190.306đ. Tỷ trọng VLĐ năm 2002 là 11,01% đã tăng 2,57% so với năm 2001 (8,44%). Điều này rất có lợi cho sự phát triển của Công ty vì tăng VLĐ sẽ thúc đẩy quá trình kinh doanh phát triển mạnh tạo điều kiện để Công ty mở rộng mạng lưới tiêu thụ, làm cho đồng vốn của Công ty luân chuyển một cách linh hoạt. Về cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty luôn thấp hơn tỷ trọng nợ phải trả và thường chiếm trên 30% trong tổng nguồn vốn. Như vậy, nguồn vốn giảm chủ yếu là do các khoản nợ phải trả trong đó tập trung vào nợ dài hạn giảm. Xem xét cụ thể từng khoản mục ta có: Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2002 đã tăng so với năm 2001 là 597.996.231 tương ứng với 4,75% phần lớn được bổ sung từ kết quả kinh doanh. Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ khả năng tự chủ của doanh nghiệp được nâng cao, sự phụ thuộc vào các đơn vị bên ngoài giảm, số tăng đó được tập trung chủ yếu vào nguồn vốn kinh doanh và quỹ đầu tư phát triển. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang có hiệu quả, Công ty có thể phấn đấu mở rộng quy mô kinh doanh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình. Đối với nợ phải trả: Tính đến 31/12/2002, nợ phải trả chiếm 61,15% giảm 15,76% so với năm 2001. Số giảm này là do nợ dài hạn giảm 4.005.785.400 tương ứng với 19,13% trong khi nợ ngắn hạn tăng 685.168.575 với tỷ lệ tăng là 23,47%, tuy nhiên số tăng của khoản nợ ngắn hạn không lớn bằng số giảm của khoản nợ dài hạn vì thế vẫn làm cho nợ phải trả của Công ty giảm. Để đánh giá chính xác hơn mức độ hợp lý về cơ cấu vốn của Công ty, chúng ta xem xét một số chỉ tiêu tài chính sau: Bảng 03: Hệ số nợ của Công ty bia HABADA. Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Tổng nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn 24.542.454.260 = 0,66 37.144.419.435 20.772.737.835 = 0,61 33.972.699.241 Vốn CSH Tỷ suất tự = tài trợ Tổng nguồn vốn 12.601.965.175 = 0,34 37.144.419.435 13.199.961.406 = 0,39 33.972.699.241 Nợ phải trả Hệ số nợ/VCSH = Vốn CSH 24.542.454.260 = 1,95 12.601.965.175 20.772.737.835 = 1,57 13.199.961.406 Từ bảng 02, ta nhận thấy: Hệ số nợ của Công ty là tương đối cao tuy nhiên có chiều hướng giảm so với năm 2001. Nhìn chung, bình quân trong 1 đồng VKD của Công ty có trên 0,6 đồng là vốn vay và trên 0,3đ là vốn chủ sở hữu. Giữa hai năm 2001 và 2002 sự thay đổi là không lớn, nó chứng tỏ sự phụ thuộc của Công ty đối với các chủ nợ là rất cao, sức ép từ các khoản nợ vay là tương đối lớn. Tuy nhiên, bù lại doanh nghiệp lại được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ cần bỏ ra một lượng tài sản nhỏ để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu. Đây cũng là một trong những chính sách tài chính để tăng gia lợi nhuận của Công ty nhưng cũng cần phải lưu ý vì giải pháp này là 1 con dao 2 lưỡi cho nên cần xác định được giới hạn huy động tối đa thì mới có thể bảo đảm an toàn cho các hoạt động của Công ty. Còn hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu phản ánh mối tương quan giữa số nợ phải trả và số vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng thấp thì mức độ bảo đảm cho các khoản nợ vay bằng vốn chủ sở hữu càng lớn. Qua bảng 2, ta thấy hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu năm 2002 đã giảm 0,38 lần so với năm 2001 điều này chứng tỏ mức độ đảm bảo của vốn chủ sở hữu đối với các khoản nợ vay đã tăng lên tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào Công ty vì các nhà đầu tư rất thích đầu tư vào doanh nghiệp có hệ số nợ (hệ số nợ dài hạn) trên vốn chủ sở hữu thấp vì nó tạo ra một sự tin tưởng và một sự đảm bảo cho các khoản đầu tư được thanh toán đúng hạn. Về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của Công ty HABADA trong thời gian qua ta đi xem xét bảng 03. Bảng 03:Tình hình biến động các khoản nợ qua 2 năm 2001 và 2002 Đơn vị tính:đồng Nội dung Năm 2001 Năm 2002 Chênh lệch Số tiền % Số tiền % Số tiền % I - Nợ ngắn hạn 2.919.783.860 11,9 3.604.952.435 17,35 +685.168.575 +23,47 1. Vay ngắn hạn 1.198.534.221 41,05 1.136.976.900 31,54 -61.557.321 -5,14 2. Phải trả cho NB 285.368.200 9,77 325.919.000 9,04 +40.550.800 +14,21 3. Thuế và các khoản phải nộp 1.083.986.739 37,13 1.875.794.135 52,03 +791.807.396 +73,05 4. Phải trả CNV 128.156.000 4,39 131.669.100 3,65 +3.513.100 +2,74 5. Phải trả các đơn vị nội bộ 205.331.800 7,03 113.475.500 3,15 -91.856.300 -44,74 6. Các khoản phải trả, phải nộp khác 18.406.900 0,63 21.117.800 0,59 +2.710.900 +14,73 II - Nợ dàI hạn 20.940.835.700 85,32 16.935.050.300 81,53 -4.005.785.400 -19,13 Vay dài hạn 20.940.835.700 16.935.050.300 III - Nợ khác 681.834.700 2,78 232.735.100 1,12 -449.099.600 -65,87 Chi phí phảI trả 681.834.700 232.735.100 Tổng cộng: 24.542.454.260 100 20.772.737.835 100 -3.769.716.425 -15,36 Theo số liệu tính toán trên bảng 03 thì nợ phải trả của Công ty năm 2002 đã giảm so với năm 2001 là 3.769.716.425đ tương ứng với 15,36% việc giảm các khoản nợ chủ yếu là nợ dài hạn là do các nguyên nhân sau: Thứ nhất: Vay ngắn hạn gồm vay ngân hàng, vay của cán bộ công nhân viên trong công ty...đã giảm 61.557.321 với tỷ lệ giảm 5,14% (giảm từ 1.198.534.221 xuống 1.136.976.900). Thứ 2:Phải trả cho người bán: Năm 2002 đã tăng 40.550.800 tương ứng với 14,21% có được điều này là do uy tín của Công ty với ban hàng nên có thể mua chịu với thời hạn thanh toán ưu đãi. Với khoản vay này, Công ty được sử dụng mà không phải trả lãi (chi phí sử dụng vốn). Tuy nhiên, Công ty nên có kế hoạch thanh toán tiền hàng đúng hạn. Thứ 3: Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước: Chiếm tỷ trọng rất lớn trong nợ ngắn hạn. Vì đặc điểm sản phẩm của Công ty phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, ngoài ra còn phải chịu thuế VAT vì có tiêu thụ sản phẩm phụ... nên hàng năm Công ty phải nộp vào ngân sách nhà nước một khoản lớn. Năm 2002, khoản thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước đã tăng 791.807.396 tương ứng với 73,05%. Điều này chứng tỏ mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước nhưng trong năm tới Công ty cần có kế hoạch để nhanh chóng hoàn thành khoản nợ này. Ngoài ra các khoản: Phải trả phải nộp khác, phải trả công nhân viên đều tăng với mức tăng không đáng kể nhưng nó góp phần làm tổng nợ ngắn hạn của Công ty năm 2002 đã tăng 685.168.575 tương ứng với 23,47%. Đối với khoản vay dài hạn; Đây là khoản nợ giảm lớn nhất, năm 2002, nợ dài hạn giảm 4.005.785.400 tương ứng với 19,13%. Điều này chứng tỏ, khả năng tự chủ để đầu tư vào TSCĐ của Công ty đã được cải thiện đáng kể và ngày một tăng. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vì khoản vay này giảm thì khoản lãi hàng năm mà doanh nghiệp phải trả cho chủ nợ cũng giảm một lượng đáng kể giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu tăng lợi nhuận của mình. Khoản nợ khác chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng các khoản nợ của Công ty nhưng cũng đã giảm 1 lượng là 449.099.600đ tương ứng với 65,87%. Như vậy, rõ ràng nguyên nhân chính làm giảm các khoản nợ phải trả của Công ty là do giảm khoản nợ vay dài hạn với một số lượng lớn. Mặc dù khoản nợ ngắn hạn của Công ty đã tăng 1 con số không nhỏ nhưng mức tăng của nó vẫn nhỏ hơn số giảm của nợ dài hạn và các khoản nợ khác. Nợ phải trả giảm là 1 tín hiệu tốt cho thấy khả năng tự chủ của Công ty đang dần được cải thiện. Từ những phân tích trên đây, có thể đi đến một số nhận xét đánh giá khái quát tình hình tổ chức vốn trong sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002 như sau: Về cơ cấu vốn kinh doanh, Công ty đã bố trí tương đối hợp lý. Đặc thù của Công ty là một doanh nghiệp sản xuất nên công việc chủ yếu là tiến hành sản xuất sản phẩm để tiêu thụ vì thế tỷ trọng VCĐ phải lớn hơn VLĐ. Điều này giúp doanh nghiệp có điều kiện đẩy mạnh tốc độ sản xuất sản phẩm, nâng công suất sản lượng lên 10 triệu lít/năm phù hợp với phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới. Về nguồn vốn kinh doanh, VKD của công ty chủ yếu là khoản vốn chiếm dụng chiếm 1 tỷ lệ lớn. Nếu trong 1 khoảng thời gian cho phép, nguồn vốn này có thể hữu dụng vì Công ty chỉ phải bỏ ra 1 lượng nhỏ nhưng được sử dụng một lượng tài sản lớn nhưng đây là đây là con dao hai lưỡi vì vậy Công ty phải có biện pháp và phương hướng sử dụng phù hợp, đúng mục đích và hoàn trả theo đúng luật định. Trên đây là những nhìn nhận chung về VKD của Công ty bia HABADA, tuy nhiên chưa thể kết luận được VKD có được sử dụng hợp lý và có hiệu quả hay không. Để có kết luận chính xác về công tác quản lý sử dụng vốn và nâng cao hiệu quả VKD của Công ty, ta đi nghiên cứu và đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng của từng khoản: VCĐ và VLĐ. 4.2. Thực tế về quản lý và sử dụng VKD của Công ty. 4.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn VCĐ: VCĐ là khoản vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ, qui mô của VCĐ sẽ quyết định quy mô TSCĐ. TSCĐ là một bộ phận tài sản phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Do đó để có biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, ta phải đi xem xét kết cấu và sự tăng giảm TSCĐ qua bảng 04. Bảng 04: Kết cấu và sự tăng giảm TSCĐ của Công ty bia HABADA. Đơn vị tính: đồng. Nội dung 31/12/2001 31/12/2002 Chênh lệch Nguyên giá % Nguyên giá % Số tiền % I - TSCĐ dùng trong SXKD 54.143.022.717 100 54.750.337.717 100 +607.315.000 +1,12 - Nhà cửa, vật kiến trúc 4.981.848.258 9,2 4.499.284.735 8,22 -482.563.523 -9,69 - MMTB, phương tiện v/tải 48.146.399.667 88,92 48.923.999.472 89,36 +777.599.805 +1,62 - Trang TB, dụng cụ quản lý 1.014.774.792 1,87 1.327.053.510 2,42 +312.278.718 +30,77 II – TSCĐ chưa cần dùng III – TSCĐ không cần dùng Qua số liệu biểu 04 cho thấy: Nguyên giá TSCĐ của Công ty đến 31/12/2002 đạt 54.750.337.717 tăng 607.315.000đ so với 31/12/2001 tương ứng với 1,12%. Toàn bộ TSCĐ của Công ty được huy động khai thác triệt để vào hoạt động sản xuất kinh doanh đáng chú ý là TSCĐ máy móc thiết bị và phương tiện vận tải luôn chiếm gần 90% so với tổng số tài sản hiện có trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Năm 2002, do đánh giá lại TSCĐ và mua sắm mới thiết bị nên Công ty có sự thay đổi kết cấu TSCĐ và giá trị TSCĐ. Nhưng tài sản hư hỏng không sửa chữa được hoặc chi phí sửa chữa quá cao đã đựơc Công ty kịp thời thanh lý, thu hồi vốn đề tái đầu tư tài sản. Trong 2 năm 2001 và 2002 Công ty không hề có TSCĐ không cần dùng và chưa cần dùng chứng tỏ TSCĐ của Công ty đã được tập trung sử dụng đúng hướng việc lựa chọn phương án đầu tư mua sắm TSCĐ mới của Công ty là hợp lý, giảm được chi phí liên quan đến bảo quản, tránh được hao mòn vô hình của những tài sản chưa cần dùng. Trong năm 2002, Công ty đã chú trọng đầu tư vốn để mua sắm TSCĐ mới tăng năng lực lao động sản xuất của Công ty. Cụ thể như: Máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là 48.923.999.472 tăng 777.599.805đ tương ứng với 1,62%. Nguyên nhân là do trong năm Công ty đã mua sắm thêm một số phương tiện vận chuyển hàng hoá, đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của khâu tiêu thụ sản phẩm. Các TSCĐ khác như: Nhà cửa, vật kiến trúc của Công ty năm 2002 đã giảm so với năm 2001 là 482.563.523 tương ứng với 9,69%. Còn thiết bị dụng cụ quản lý đã tăng 312.278.718 tương ứng với 30,77% Nguyên nhân là do Công ty đã mua sắm thêm một số máy vi tính, máy copy và máy fax... phục vụ cho quá trình quản lý của Công ty. Trong quá trình sử dụng, Công ty đã thường xuyên quan tâm, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, do đó các TSCĐ còn tương đối mới. Việc thay đổi máy móc thiết bị có công nghệ kỹ thuật hiện đại đã chứng tỏ sự nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm để tạo uy tín với khách hàng, chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trên thị trường sản xuất bia của Công ty. Đây là một nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ của Công ty. Như vậy, nhìn chung kết cấu VCĐ của Công ty là tương đối hợp lý. Tuy nhiên để nghiên cứu rõ hơn tình hình VCĐ không thể không xem xét đến năng lực hiện còn của TSCĐ thông qua chỉ tiêu giá trị còn lại ở biểu 05. Biểu 05: Giá trị còn lại của TSCĐ. Đơn vị tính:đồng Loại TSCĐ Nguyên giá Số đã khấu hao Giá trị c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0039.doc
Tài liệu liên quan