Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty Simex

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 3

I/ Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân. 3

1. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế. 3

2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân 8

2.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước. 9

2.2. Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển. 9

2.3 Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. 10

2.4. Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân. 10

2.5. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 10

II/ Những hình thức và nội dung kinh doanh xuất khẩu chủ yếu. 12

1. Các hình thức kinh doanh xuất khẩu chủ yếu. 12

1.1. Xuất khẩu hàng hoá dưới các hình thức trao đổi hàng hoá, hợp tác sản xuất và gia công quốc tế. 13

1.2. Tái xuất, chuyển khẩu hàng hoá. 13

1.3. Các dịch vụ như làm đại lý, uỷ thác xuất khẩu cho các tổ chức kinh tế đối ngoại. 14

1.4. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế Việt Nam ở nước ngoài. 15

 

doc104 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở công ty Simex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty: - Trực tiếp xuất khẩu và nhận uỷ thác xuất khẩu các mặt hàng nông lâm, hải sản, thực phẩm chế biến, tạp phẩm, thủ công mỹ nghệ và các mặt hàng khác do Công ty thu mua, gia công chế biến hoặc liên doanh liên kết tạo ra. - Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng: công cụ sản xuất, vật tư, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, kể cả chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất. - Tổ chức sản xuất, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng. * Nhiệm vụ của công ty: - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công, lắp ráp theo đúng luật pháp hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của Sở Thương mại Hà Nội. - Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, đổi mới trang thiết bị, tổ chức tiếp thị tốt để nâng cao năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả ngày càng cao. - Chấp hành pháp luật Nhà nước, thực hiện các chế độ chính sách về quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, thực hiện hạch toán kinh tế, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Thực hiện báo cáo theo ngành và chịu sự thanh tra của Pháp luật. - Tổ chức tốt bộ máy doanh nghiệp, quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên chức theo pháp luật, chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của Sở thương mại để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Công ty. Chăm lo đời sống, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc, thực hiện phân phối công bằng. - Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội trong phạm vi quản lý của công ty theo qui định của pháp luật. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. Công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội gồm có 39 cán bộ công nhân viên được biên chế ra thành 5 phòng ban và 1 chi nhánh. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty. Ban giám đốc Phòng Tổ chức Hành chính Phòng Kinh doanh Phòng Tiền lương Phòng Kế toán tài vụ Phòng nhập khẩu Chi nhánh Hà Nội Phòng xuất khẩu Đứng đầu Công ty là Giám đốc do Sở Thương mại Hà Nội bổ nhiệm, miễn nhiệm. Giám đốc quản lý điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Công ty trước pháp luật, trước Sở Thương mại và tập thể cán bộ viên chức của Công ty. Giúp đỡ công việc cho Giám đốc Công ty có một Phó Giám đốc Công ty. Phó Giám đốc Công ty do Giám đốc Công ty lựa chọn và đề nghị Giám đốc Sở Thương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, có trách nhiệm giúp Giám đốc Công ty tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế, báo cáo các kết quả hoạt động của Công ty theo quy định hiện hành của Nhà nước. Công ty được tổ chức theo bộ máy quản lý chức năng và mạng lưới kinh doanh phù hợp với nhiệm vụ của một Công ty XNK. Nhiệm vụ của các phòng ban chức năng do Giám đốc quy định, cụ thể: * Phòng kinh doanh Phòng nhập khẩu: + Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin thị trường trong nước và nhu cầu mặt hàng, về nguồn hàng, tình hình sản xuất, giá cả và các biến động. + Xác nhận kế hoạch kinh doanh hàng năm, 6 tháng, đề xuất các phương án kinh doanh, liên doanh, liên kết tiêu thụ hàng hóa và phối hợp thực hiện các phương án đó sau khi đã được Công ty phê duyệt. + Quản lý sử dụng tiền vốn, hàng hóa cơ sở vật chất theo quy định của Nhà nước, của ngành và theo sự hướng dẫn thực hiện Công ty. Phòng Xuất khẩu: + Nghiên cứu và nắm bắt tình hình thông tin thị trường nước ngoài về nhu cầu mặt hàng, số lượng, giá cả, các nhân tố ảnh hưởng. + Giúp Giám đốc tổ chức xây dựng kế hoạch xuất-nhập khẩu các kế hoạch xâm nhập thị trường mới, mở rộng thị trường truyền thống. + Phối hợp với phòng nhập khẩu tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty, tổ chức thực nghiệp các nghiệp vụ xuất khẩu mà Công ty đã lên phương án. * Phòng tổng hợp hành chính: Giúp Giám đốc trong công tác tổ chức các hoạt động hành chính, quản lý tài sản và nhân sự. Phối hợp với các phòng chức năng khác để quản lý và điều hành hoạt động của Công ty theo đúng định hướng và kế hoạch. * Phòng lao động tiền lương: + Giúp Giám đốc nghiên cứu và xây dựng bộ máy quản lý kinh doanh. + Tổ chức sắp xếp cán bộ, thực hiện các chế độ tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp... theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty. * Phòng kế toán tài vụ: +Giúp Giám đốc tổ chức hạch toán kinh doanh các hoạt động của Công ty, cụ thể là nắm giữ sổ sách, ghi lại các nghiệp vụ chỉ tiêu của Công ty và thực hiện cân đối đến cuối kỳ, lập bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh. + Nắm giữ và quản lý vốn của Công ty. Có trách nhiệm giao vốn và hạch toán các hợp đồng xuất nhập khẩu của phòng kinh doanh. + Định kỳ báo cáo tình hình kinh doanh lên ban Giám đốc đề xuất các kiến nghị nhằm cân đối ngân quỹ, các biện pháp tài chính khác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty. Thủ trưởng các đơn vị phụ thuộc dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động theo đúng điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty và pháp luật Nhà nước. Giám đốc Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên thuộc Công ty. Người lao động có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện những điều khoản đã ký kết trong hợp đồng lao động, chấp hành pháp luật Nhà nước và quy định của Công ty về nội quy làm việc, có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Công ty. Quyền lợi của người lao động là được hưởng thụ theo lao động, được tham gia các tổ chức đoàn thể được pháp luật thừa nhận. 4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 4.1. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh Công ty Xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là một Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp bao gồm hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, thiết bị đáp ứng nhu cầu khác nhau của sản xuất và đời sống. Bên cạnh đó, Công ty còn thực hiện các dịch vụ gia công sản xuất, tái sản xuất hàng hóa, chuyển khẩu. Trong kinh doanh xuất nhập khẩu, mặt hàng chủ yếu của Công ty bao gồm: - Về xuất khẩu: Công ty trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng sau: + Hàng nông sản, lương thực, thực phẩm. + Hàng thủy sản. + Hàng lâm sản và các sản phẩm chế biến từ gỗ + Hàng thủ công mỹ nghệ. + Hàng dược liệu. + Một số hàng công nghiệp tiêu dùng. - Về nhập khẩu, Công ty trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng sau: + Vật tư + Máy móc, công cụ sản xuất nhỏ. + Đồ ăn, đồ uống. + Hàng điện tử, điện máy, đồ dùng điện gia dụng. Từ mặt hàng kinh doanh của Công ty ta biết được chiến lược kinh doanh của Công ty là đa dạng hóa. Tuy nhiên, những mặt hàng mà Công ty chú trọng nhất trong xuất khẩu vẫn là hàng nông, lâm, hải sản. Đây là mặt hàng truyền thống của Công ty, có nguồn cung ứng khá phong phú và dồi dào ở trong nước, phù hợp với điều kiện sản xuất của nước ta. Về nhập khẩu, Công ty tập trung nhiều nhất vào mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Đây là những mặt hàng mà năng lực sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, nhất là nhu cầu ở các tỉnh miền Bắc. Nhìn chung, những mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty đều thuộc diện khuyến khích và ưu đãi của Nhà nước. Đây cũng là những mặt hàng kinh doanh chủ lực của phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh XNK trực tiếp. Đối với Công ty, vấn đề đặt ra là phải tìm được nguồn hàng có chất lượng cao, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. 4.2. Đặc điểm về địa bàn kinh doanh Công ty XNK Nam Hà Nội có địa bàn kinh doanh khá rộng lớn. ở trong nước, Công ty thiết lập một mạng lưới chân hàng rộng khắp, đặc biệt là các tỉnh ở miền Nam. Công ty quan hệ với nhiều đơn vị sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó phải kể đến các công ty thuộc Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. ở nước ngoài, Công ty có quan hệ truyền thống với bạn hàng các nước Châu á và Châu Âu. Các thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm của Công ty là các nước Thái Lan, Nhật Bản, Pháp, Bỉ, Hồng Kông, Inđônnesia, Maylaysia, Trung Quốc. Nguồn hàng nước ngoài nhìn chung ổn định và có khả năng cung cấp nhiều mặt hàng là từ nhiều bạn hàng tại Nhật Bản, Đài Loan, Hồng kông, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Pháp, Ba Lan, Italya. Hiện nay, Công ty đang tìm cách mở rộng sang thị trường Trung Quốc, một thị trường đầy tiềm năng, nhu cầu tiêu thụ lớn, chi phí vận chuyển thấp. Đối với thị trường Mỹ, tuy chỉ mới có quan hệ trong 3 năm trở lại đây, song kim ngạch xuất nhập giữa hai chiều đang tăng khá. Công ty đang tìm cách để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường này. Là một Công ty hoạt động trên địa bàn rộng, mặt hàng kinh doanh đa dạng đòi hỏi Công ty phải thiết lập nhiều mối quan hệ, trong đó Công ty đặc biệt quan tâm các quan hệ với các Bộ, Ban ngành Trung ương, các tổ chức tài chính, các đơn vị trong và ngoài nước có khả năng cung cấp thông tin, vốn nhằm tăng cường và phát triển tiềm lực của Công ty, tạo điều kiện để mở rộng quy mô kinh doanh, phát triển thị trường, hoàn thành được nhiệm vụ từng năm. 4.3. Đặc điểm về phương thức kinh doanh Phương thức kinh tế chủ yếu của Công ty là thực hiện xuất và nhập khẩu hàng hóa trực tiếp. Đối với xuất khẩu, Công ty sau khi thực hiện giao dịch và ký kết hợp đồng thành công thì tiến hành thu gom hàng hóa trong nước, chuẩn bị hàng hóa để thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Đối với hàng nhập khẩu, căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng cụ thể của từng đơn vị sản xuất trong nước và hợp đồng đã ký mà Công ty lên đơn hàng nhập khẩu. Ngoài ra, khi tìm được thị trường hoặc bạn hàng yêu cầu thì Công ty ký hợp đồng gia công, sau khi đem bán thành phẩm về nước thì Công ty ủy nhiệm cho các đơn vị sản xuất gia công các mặt hàng đó theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. 4.4. Đặc điểm về vốn kinh doanh Vốn kinh tế của Công ty bao gồm vốn cố định, vốn lưu động được phản ánh trong bảng tổng kết tài sản của Công ty. Vốn kinh doanh của Công ty được hình thành như sau: - Vốn cố định bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, vốn vay và vốn góp liên doanh. - Vốn xây dựng cơ bản bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn của cấp trên cấp vốn đầu tư xây dựng, vốn đầu tư từ các quỹ quý, vốn vay, vốn nhận góp liên doanh, vốn khác. - Vốn lưu động gồm vốn ngân sách cấp, vốn tự bổ sung, vốn vay, vốn nhận góp liên doanh. Ngoài ra, Công ty còn hình thành quỹ phát triển sản xuất, nguồn vốn để hình thành quỹ này chủ yếu là từ lợi nhuận cuối cùng thu được sau một chu kỳ kinh doanh. Năm 1999 vốn kinh doanh của Công ty khoảng 12,453 tỷ đồng, năm 2000 là 12,822 tỷ và năm 2001 là 14,420 tỷ đồng. Hệ thống sổ sách, công tác hạch toán kế toán, phân phối lợi nhuận của Công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và theo pháp lệnh kế toán. Việc phân tích hoạt động kinh tế tài chính của Công ty được thực hiện theo quy chế hiện hành của Nhà nước và hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành. II/Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua. 1.Vài nét về tình hình xuất khẩu ở nước ta. 1.1- Kim ngạch xuất khẩu Từ năm 1990 đến nay, dưới sự khởi xướng của Đảng và Nhà nước, con đường đổi mới ở Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, nền kinh tế đã đi vào thế ổn định và đang phát triển đi lên, quan hệ quốc tế được mở rộng. Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng gia tăng, đóng góp một phần đáng kể cho GDP. Với chính sách hướng về xuất khẩu, xuất khẩu đã và đang trở thành một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, thành tựu của xuất khẩu hàng hóa ở nước ta không chỉ thể hiện ở tổng kim ngạch mà còn ở sự chuyển đổi cơ cấu hàng hóa, cơ cấu ngành. Điều đó nói lên sự phát triển của sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo xu hướng tiến bộ hơn. Bảng III: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn (1990-2001) Đơn vị: triệu USD Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 ồ Kim ngạch 677,8 723,9 833,5 1524,6 1815 2081,7 2475 3000 3600 5500 7100 8700 % tăng 6,8 15,1 82,9 19,0 14,7 18,9 21,2 20,0 52,8 29,0 22,5 Nguồn: Niên giám thống kê 2001 Trong giai đoạn này, kim ngạch xuất khẩu đã tăng liên tục từ 20-30% một năm. Năm 1990, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 0,6778 tỷ USD thì đến năm 2001 giá trị xuất khẩu đã đạt trên 8,7 tỷ USD, tăng hơn 12,8 lần. Riêng năm 1993, xuất khẩu tăng 82,9% so với năm 2002, là năm có tốc độ tăng cao nhất. Năm 1999 tăng 52,8%, năm 2000 tăng 29% và năm 2001 tăng 22,5%. 1.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu. Thời kỳ từ năm 1990 đến 1994, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có nhiều thay đổi, nhiều mặt hàng giá trị đã được nâng cao thông qua chế biến. Chúng ta đã xây dựng được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Dầu thô, than, thủy sản, lâm sản. Cơ cấu hàng xuất khẩu thời kỳ này như sau: - Hàng nông, lâm, thủy sản, nguyên liệu và chế biến chiếm 56,6% - Hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 30,7% - Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm 12,7% Như vậy, hàng nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu. Điều đó phản ánh tính chất và trình độ nền kinh tế của nước ta còn lạc hậu. Tuy kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao (20-25% năm) nhưng do điểm xuất phát của chúng ta thấp nên giá trị xuất khẩu thu về mỗi năm còn rất khiêm tốn. Thời kỳ 1995-2001, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới được hình thành, tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế xuất khẩu như dầu thô 25%, thủy sản 12,8%, gạo 11,6%, hàng dệt may 10,6%, cà phê 7,5%, lâm sản 3,8%, cao su 3,3%, lạc nhân 1,8%, hạt điều 1,5%. Trong 3 năm 1995-1997 chúng ta đã chú ý đầu tư để hình thành dần các ngành sản xuất hàng hóa, các vùng sản xuất nông sản tập trung, các khu công nghiệp, mở rộng thị trường tiêu thụ nên đã tạo thêm 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới có giá trị xuất khẩu hơn 100 triệu USD như hàng dệt may, cà phê, cao su. Hai năm 1998-1999, Việt Nam đã đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, tích cực tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nên đã tạo ra thêm 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới là hàng giày dép, hạt điều và lạc nhân. Như vậy, đến cuối năm 1999, Việt Nam đã hình thành được 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực mà giá trị mỗi mặt hàng hơn 100 triệu USD hàng năm. Những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh, có sức cạnh tranh và chỗ đứng nhất định trên thị trường thế giới, đặc biệt là hàng công nghiệp nhẹ như dệt may tăng bình quân 50% mỗi năm, giày dép tăng 60% Bảng IV: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực (1994-2001) Năm Mặt hàng Đơn vị 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Dầu thô Ngh. tấn 2700 3950 5500 6300 6900 7700 8600 9500 Gạo Tr. USD 272 229 395,2 346,8 406,6 552,3 848 880 Hàng dệt Tr.USD 95 134 221 350 550 817,2 1150 1300 Thuỷ sản Tr. USD 230 285 305 367 489 620,7 650 760 Cao su Tr.USD 16 50 46 74 90 193,5 194,1 197 Lạc nhân Tr.USD 40 48 43 60 60 70 85 84 Cà phê Ngh. tấn 85 93,5 116,2 122,7 176,4 210 282,9 404 Than Tr. tấn 0,95 1,2 1,6 1,4 2,0 2,8 3,6 3,5 Chè Tr.tấn 0,5 8,0 13,0 21,2 23,2 17,5 21,0 31 Niên giám thống kê 2000+2001 Hàng xuất khẩu qua chế biến đang có chiều hướng tăng, năm 1994 là 5%, năm 1995 là 8,5%, năm 1996 là 23%, năm 1997 là 19%, năm 1999 là 22%, năm 2000 là 21% và năm 2001 là 25% đã góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân, tích cực đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường thế giới, tăng nhanh giá trị hàng hóa và kinh tế xuất khẩu phù hợp với xu thế phát triển. Một số mặt hàng xuất khẩu chế biến với chất lượng cao, có xu hướng phát triển, thay thế dần hàng xuất khẩu thô như hàng thủy sản chế biến năm 1995 là 20%, năm 1998 là 50%, hạt điều nhân năm 1995 là 16,3%, năm 1998 là 47,2%, gạo 5-10% tấn năm 1995 là 40%, nằm 1998 là 70%. Xét hàng xuất khẩu theo tính chất ngành ta có: Bảng V: Cơ cấu hàng xuất khẩu theo ngành Năm Mặt hàng 1995 1996 1997 1998 1. Nông - lâm - thuỷ sản 53% 49% 44% 41% 2. CN nhẹ, tiểu thủ CN 14% 22,5% 30,31% 35% 3. CN nặng+ khoáng sản 33% 28,5% 25,69%24% Tổng kim ngạch 100% 100% 100% 100% Nguồn: Tạp chí TM số 3- 4 năm 2000 và số 23+24 năm 2001. So với năm 1995, 3 năm cuối 1999, 2000, 2001 các mặt hàng thuộc nhóm hàng nông, lâm, thủy sản, có xu hướng giảm tỷ trọng, các mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng tỷ trọng, điều này phản ánh sự chuyển dịch các ngành kinh tế theo hướng tiến bộ hơn. Năm 2001, nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản xuất khẩu tăng 21%, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 40,6%, hàng nông-lâm sản tăng 20,5%, hàng hải sản tăng 4,8% Như vậy, so sánh tiềm năng của ta với các nước trong khu vực thì mức xuất khẩu của ta tính theo đầu người còn rất thấp (chỉ đạt 100 USD/người). Mặc dù mấy năm qua, ta đã hình thành được thêm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới, kim ngạch của các mặt hàng đó tăng khá nhanh, nhưng xét về cơ cấu hàng hóa vẫn còn tồn tại mấy vấn đề cơ bản sau: - Trong các mặt hàng xuất khẩu, tỷ trọng các hàng hóa thuộc nhóm ngành nông-lâm- hải sản vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (năm 2000 là 41%). Điều này phản ánh cơ cấu sản xuất trong nước còn mang nặng tính nông nghiệp. - Chủng loại hàng hóa xuất khẩu chủ lực còn ít, lạc hậu và manh mún, phân tán trên nhiều địa phương khác nhau. - Kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng hàng chế biến sâu rất nhỏ (chiến biến 22-25% tổng kim ngạch), như vậy gần 80% hàng xuất khẩu là nguyên liệu thô hoặc sơ chế, điều này làm giảm giá trị hàng xuất khẩu của nước ta. - Chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng hàng hóa còn kém, khó hấp dẫn người mua nên sức cạnh tranh trên thị trường kém. 1.3.Thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nhờ thực hiện chính sách đối ngoại, đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam muốn làm bạn với tất cả nước trên thế giới, hợp tác bình đẳng, các bên cùng có lợi nên đến cuối năm 2001, Việt Nam có quan hệ thương mại với 152 nước và tổ chức quốc tế, trong đó đã ký hiệp định thương mại với 60 nước. Thị trường xuất khẩu thời kỳ 1995-2001 được mở rộng nhanh. Bảng VI: Thị trường xuất khẩu theo châu lục Châu lục Châu á-TBD Châu Âu Châu Phi - Tây Nam á Châu Mỹ % trong tổng kim ngạch 80 15 3 2 Xét theo châu lục - thị trường hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu diễn ra trên Châu á Thái Bình Dương (chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam). Trong đó xuất khẩu sang các nước Đông Nam á là 34% (chủ yếu là Singapore), sang các nước Đông Bắc á là 31,5% (gồm Nhật bản, Đài Loan, Hồng Kông và Hàn Quốc), xuất sang Trung Quốc chiếm 3,9%. Sau thị trường Châu á là thị trường Châu Âu, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này chiếm 15%, trong đó xuất sang EU là 13,8%. Các thị trường châu Mỹ và Châu Phi đang có nhiều hứa hẹn tuy vậy hàng hóa của ta xuất sang các thị trường này còn ở mức khiêm tốn. Xét riêng từng nước, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang 10 nước lớn nhất cho ở bảng sau: Bảng VII: Kim ngạch xuất khẩu sang một số nước Nước Nhật Sigapo T.Quốc Đài Loan Hồng Kông Đức Pháp Thái Lan Nga Hàn Quốc % ồ kim ngạch XK 28,5 14,6 7,4 5,4 4,9 4,6 2,2 2,9 2,2 2,2 Nguồn: Tạp chí thương mại số 3-4/2000. Trong các nước trên, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Bộ Tài chính Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu mậu dịch giữa 2 nước năm 2000 đạt 3,4 tỷ USD, tăng 40% so với năm 1999, trong đó Việt Nam xuất sang Nhật Bản 2,2 tỷ USD. Thị trường thứ hai sau Nhật Bản là Singapore. Năm 2000, kim ngạch buôn bán 2 chiều đạt 2,2 tỷ USD, năm 2001 là 3,44 tỷ USD. Điều đáng mừng là ngoài các sản phẩm truyền thống như dầu thô, may mặc, hàng nông sản chế biến, năm 2001 ta đã xuất sang Singapore được hàng điện tử (ti vi), dù giá trị mới ở mức khiêm tốn 5,2 triệu USD. Tuy nhiên đây sẽ là bước khởi đầy tốt đẹp để hàng công nghiệp cao cấp của ta xâm nhập thị trường này. Sau Nhật Bản và Singapore có thể kể đến các thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan, Đức, Pháp, Nga. Qua phân tích trên ta thấy, thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu là các nước Châu á - Thái Bình Dương (chiếm 80%). Mặc dù đã có hàng dệt sang EU từ 1996 nhưng tháng 7-1999 Việt Nam mới ký hiệp định thương mại và tháng 7-2000 mới ký hiệp định xuất khẩu hàng dệt sang EU. Tuy đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ, nhưng Việt Nam chưa được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN) và chưa ký hiệp định Thương mại với họ nên thị trường châu Mỹ mới trong quá trình thử nghiệm. Thị trường Châu Phi và Trung Đông đỡ cách biệt về địa lý, nhu cầu nhập khẩu hàng ta chưa lớn nên kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang các nước này còn nhỏ bé. 1.4.Những hạn chế - khó khăn trong xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Theo đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đạt hiệu quả chưa cao, thiếu ổn định và đang nổi cộm hàng loạt vấn đề. So với nhập khẩu, tốc độ xuất khẩu hàng hóa còn thấp. Trong khi đó, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của ta vẫn là nguyên liệu thô, hàng đã qua chế biến chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu hàng xuất khẩu, chính vì thế giá trị hàng xuất khẩu không tăng được bao nhiêu dù số lượng nhiều hơn. Quả thật, đây là một chỉ số quá thấp, không tương xứng với tiềm năng to lớn về mặt tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực của ta. Hiệu quả thấp trong hoạt động xuất khẩu của ta thể hiện rõ trên nhiều mặt, đáng chú ý là những mặt sau: Thứ nhất: Hoạt động xuất khẩu của ta diễn ra không đồng đều, chủ yếu tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Các địa phương chỉ chiếm 40% giá trị xuất khẩu cả nước và đang có nguy cơ giảm dần. Một số tỉnh phải thông qua các thành phố lớn mới xuất khẩu được, bởi họ chưa định hình nổi các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, sản lượng thấp, thất thường, vì thế hiệu quả đạt được rất thấp. Thứ hai: Chất lượng hàng hóa của Việt Nam chưa cao, chủ yếu là hàng thô hoặc sơ chế làm cho nguồn hàng giảm đi 50% giá trị. Đây được coi là hạn chế lớn nhất của hàng xuất khẩu Việt Nam. Do hạn hẹp về vốn, thấp kém về trình độ công nghệ, chúng ta đã bán rẻ tài nguyên thiên nhiên, các loại nông lâm hải sản, không tận dụng hết nguồn lao động rẻ, dồi dào. Thứ ba: Trong hoạt động xuất khẩu, chưa giải quyết mối quan hệ thỏa đáng giữa các mặt hàng chủ đạo với các nhóm hàng khác, quá chú trọng và ưu tiên cho một số mặt hàng mà lại không biết tận dụng và bỏ qua nhiều loại hàng hóa khác rất có triển vọng, tiềm năng như: các loại máy động lực, mật ong, và nhiều sản phẩm về rừng. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng mặt hàng kim ngạch lớn, chủ đạo thì việc đa dạng hóa các sản phẩm khác phải trở thành nội dung then chốt trong chiến lược xuất khẩu của ta sau này. Thứ tư: Những hạn chế, mất cân đối, bất cập trên thị trường hàng xuất khẩu. Xu hướng chính của Việt Nam là đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Thế nhưng, cho đến nay, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ chủ yếu diễn ra trên châu á (chiếm 80%) còn ở các châu lục khác thì rất ít và hạn chế: Châu Âu 12-15%, châu Mỹ 3-3,5%. Đặc biệt xuất khẩu Việt Nam còn chưa vươn tới các thị trường châu Phi mênh mông, đầy tiềm năng. Thứ năm: Trong thời gian qua, quan hệ tỷ giá hối đoái chỉ khuyến khích nhập khẩu, các chuyên gia nước ngoài cho rằng Việt Nam mới chỉ lo quản lý người xuất khẩu mà chưa lo quản lý nguồn ngoại tệ, để cho các doanh nghiệp dùng ngoại tệ nhập khẩu tràn lan. Dưới tác động của tỷ giá hối đoái, năm 2000 một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự giảm tỷ giá hối đoái USD-VND để nhập hàng thông qua bảo lãnh L/C trả chậm khiến nhập khẩu tăng vọt. Do vậy cần điều chỉnh lãi suất vay vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ, rút bớt khoảng cách chênh lệch giữa hai loại lãi suất này. Thứ sáu: Đó là vấn đề thông tin thương mại phục vụ xuất nhập khẩu còn hạn chế. Đối tác của các doanh nghiệp hiểu rất rõ tình hình xuất khẩu và các nhu cầu của ta. Thậm chí giá cả thu, gom hàng, phí mua quota, xuất nhập uỷ thác... họ đều rành. Nhưng chúng ta nắm được rất ít thông tin về bạn hàng. Chưa kể các doanh nghiệp nội địa cùng cạnh tranh lẫn nhau xuất phá giá để hướng lợi một mình. Cuối cùng chỉ có phía bạn hàng được lợi, cả nhà nước và doanh nghiệp Việt Nam đều thiệt. Thứ bảy: Cơ chế quản lý kinh tế nói chung và cơ chế quản lý xuất nhập khẩu nói riêng thay đổi thường xuyên làm cho doanh nghiệp không kịp xoay xở, bị động, lúng túng trong hoạt động kinh doanh. Một số doanh nghiệp chưa thực sự yên tâm đầu tư vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. 2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua. 2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh. Trong những năm từ đầu thập kỷ 90 đến nay, hoạt động kinh doanh của Công ty SIMEX đã có những bước phát triển vững chắc. Sự đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước, trong đó Nhà nước giao quyền tự chủ cho Công ty tự lựa chọn và lập phương án kinh doanh, tự hạch toán độc lập đã mở ra cho Công ty một phong cách làm ăn mới năng động và sáng tạo hơn. Tuy rằng, trong cơ chế thị trường mới, tính cạnh tranh và loại trừ lẫn nhau diễn ra giữa các chủ thể kinh tế là hết sức gay gắt và khốc liệt, và mặc dù Công ty phải đối mặt với những tình trạng khó khăn ban đầu như nạn thiếu vốn, thiếu thị trường tiêu thụ, thiếu đội ngũ cán bộ có khả năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0434.doc
Tài liệu liên quan