Một số cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 8

MỞ ĐẦU 9

CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 11

1-1 CHIẾN LƯỢC VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP 11

1.1.1. Chiến lược kinh doanh 11

1.1.1.1. Khái niệm về chiến lược kinh doanh: 11

1.1.1.2. Phân loại chiến lược kinh doanh : 11

1.1.1.3. Tác dụng của chiến lược kinh doanh 14

1.1.1.4. Căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh 15

1.1.2. Quản trị chiến lược kinh doanh 15

1.1.2.1. Các vấn đề về quản trị chiến lược 15

1.1.2.2. Vai trò của quản trị chiến lược kinh doanh 17

1.1.3. Quá trình quản trị chiến lược kinh doanh 18

1.1.3.1. Phân tích môi trường kinh doanh 19

1.1.3.2. Xác định chức năng nhiệm vụ và mục tiêu kinh doanh 19

1.1.3.3. Hình thành chiến lược kinh doanh 20

1.1.3.4. Thực hiện chiến lược kinh doanh 21

1.2. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG TỚI CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 22

1.2.1. Môi trường bên ngoài 22

1.2.1.1. Môi trường vĩ mô 22

1.2.1.2. Môi trường vi mô: 25

1.2.2. Môi trường bên trong ( nội bộ) 28

1.2.2.1. Các yếu tố liên quan đến nguồn nhân lực 29

1.2.2.2. Các yếu tố nghiên cứu phát triển sản xuất, nghiệp vụ

kỹ thuật. 29

1.2.2.3. Các yếu tố tài chính kế toán 29

1.2.2.4. Các yếu tố Marketing, tiêu thụ sản phẩm. 30

1.2.3. Môi trường quốc tế 30

1.3. CÁC LOẠI HÌNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TỔNG THỂ 31

1.3.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung 31

1.3.2. Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập. 33

1.3.3. Chiến lược tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh bằng

 đa dạng hoá hoạt động 36

1.3.4. Chiến lược suy giảm 36

1.3.5. Chiến lược liên doanh, liên kết. 37

1.3.6. Chiến lược hỗn hợp 38

1.4. NHÓM CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH BỘ PHẬN 38

1.4.1. Chiến lược kinh doanh 38

1.4.1.1. Chiến lược sản phẩm dịch vụ 39

1.4.1.2. Chiến lược thị trường 40

1.4.1.3. Chiến lược giá cả 40

1.4.2. Chiến lược tài chính 42

1.4.3. Chiến lược nguồn nhân lực 42

1.4.4. Chiến lược Marketing 43

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 44

2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH NGÀNH ĐIỆN

HIỆN NAY 44

2.1.1. Đặc trưng và vai trò của điện năng. 44

2.1.2. Tổ chức sản xuất kinh doanh ngành điện Việt nam hiện nay 45

2.2. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG CÔNG TY VỚI CÁC CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 46

2.2.1. Về kế hoạch sản xuất kinh doanh 46

2.2.2. Về kinh doanh mua bán điện 47

2.2.3. Về hoạt động đầu tư xây dựng 49

2.2.4. Về công tác tài chính 50

2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 51

2.3.1. Đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh 51

2.3.1.1. Quá trình hình thành, mục tiêu và phạm vi hoạt động 51

2.3.1.2. Mô hình tổ chức và sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực 3 53

2.3.2. Hiện trạng về môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực 3 54

2.3.2.1. Các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực 3 54

2.3.2.2. Các yếu tố bên trong tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 61

2.3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 75

2.3.3.1. Chỉ tiêu năng suất lao động: 75

2.3.3.2. Chỉ tiêu doanh thu trên một đồng chi phí 76

2.3.3.3. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí 78

2.3.3.4. Chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 79

2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động SXKD 81

2.3.4.1. Các nhân tố tác động đến sản lượng điện thương phẩm 81

2.3.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến từ công tác tổ chức, quản lý và sử dụng lao động 83

2.3.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 84

2.3.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí 87

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 90

3.1. TỰ DO HOÁ NGÀNH ĐIỆN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN NĂNG 90

3.1.1. Đổi mới toàn diện mô hình tổ chức và hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh của ngành điện 91

3.1.2. Nâng cao quyền tự chủ trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 91

3.1.3. Hình thành thị trường điện lực và kết quả tự do hoá ngành điện của một số nước trên thế giới. 93

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC 3 TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ NGÀNH ĐIỆN 97

3.2.1. Các giải pháp chiến lược có tính vĩ mô để đón nhận các thách thức từ điều kiện tự do hoá ngành điện 97

 1- Chủ động về vốn: 97

 2- Chiến lược khách hàng trong điều kiện tự do hoá 98

 3- Thiết lập hệ thống thu thập và xử lý thông tin 100

 4- Xây dựng và phát triển công tác dự báo 101

3.2.2. Xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh bộ phận 103

 1- Thực hiện các biện pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí nhằm nâng cao lợi nhuận: 103

 2- Giảm tỷ lệ tổn thất điện năng 104

 3- Nâng cao chất lượng công tác quản lý đầu tư xây dựng 108

 4- Khuyến khích khách hàng sử dụng năng lượng hiệu

quả hơn 109

 5- Hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý nguồn nhân lực 111

 6- Xây dựng và phát huy văn hoá ở công sở 113

 7- Thực hiện và thẩm định theo định kỳ kết quả hoạt động

kinh doanh 113

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 114

 

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 116

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118

 

doc120 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4229 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty không ít những khó khăn đó là bồi thường thiệt hại cho khách hàng khi mất điện, trong khi đó hiện tại lưới điện vẫn chưa được đảm bảo, hiện tượng sụt áp, sự cố vẫn còn xảy ra. - Môi trường kinh tế: Những năm qua, kinh tế các nước trong khu vực tăng trưởng, kinh tế Việt nam có dấu hiệu khả quan, năm 2004 GDP của cả nước có mức tăng trưởng khá (7,7%), sự phát triển của các ngành kinh tế đã tạo nhu cầu và thị trường lớn hơn cho ngành công nghiệp điện cả qui mô và phạm vi trong thời gian qua. Với sự phát triển kinh tế của cả nước đã tạo đà cho kinh tế miền Trung phát triển mạnh trong thời gian qua, mức tiêu thụ điện năng bình quân đầu người tăng lên rõ rệt (hơn 1,7 lần), nếu so với năm 2000 là 183 kwh/người/năm thì năm 2004 là 313 kwh/người/năm. Yếu tố lãi suất cũng đã tác động không nhỏ đến môi trường kinh doanh của Công ty. Do lãi suất tiền gửi cao (hơn 8%/năm) sẽ khuyến khích dân cư và doanh nghiệp gửi tiền dẫn tới khả năng thanh toán của thị trường bị co lại sức mua giảm sút, từ đó sản xuất tăng trưởng chậm. Năm 2000 tỉ trọng điện phục vụ cho công nghiệp và xây dựng chiếm 29,4% trong tổng sản lượng điện cung cấp cho các ngành thì năm 2004 chỉ chiếm 35,9% là rất thấp. Theo Nghị quyết Trung ương 9 về sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trong đó trọng tâm là cổ phần hoá mạnh hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. EVN không nằm ngoài xu thế này, cải tổ ngành điện với định hướng tự do hoá và hình thành thị trường điện cạnh tranh là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty điện lực 3, chúng tôi sẽ chi tiết các ảnh hưởng này trong phần sau. - Môi trường văn hoá xã hội: Với chức năng và nhiệm vụ được giao, Công ty điện lực 3 quản lý và kinh doanh trên địa bàn có nhiều dân tộc tiểu số sinh sống như : Cà tu, Ba na, Êđê, Vân kiều Thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước về đưa điện về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, đến nay Công ty điện lực 3 đã triển khai đầu tư cấp điện hơn 1.450 xã với tổng vốn đầu tư hơn 4.350 tỉ đồng. Với đời sống của các dân tộc tiểu số còn khó khăn, lạc hậu và sống theo tập quán du canh, du cư, vì vậy đã tạo ra khó khăn rất lớn cho công tác quản lý cũng như hiệu quả mang lại từ hoạt động này là rất kém làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chung của Công ty. Do chất lượng cuộc sống của người dân ngày được cải thiện, sở thích vui chơi giải trí của các tầng lớp xã hội được nâng cao làm cho các loại hình dịch vụ, du lịch được phát triển mạnh. Là vùng duyên hải có nhiều bãi biển đẹp và nhiều danh lam thắng cảnh, với 4 di sản văn hoá thế giới đây là những điều kiện rất tốt để phát triển các ngành dịch vụ, du lịch và là động lực cho ngành điện miền Trung phát triển trong tương lai. - Môi trường tự nhiên: Là một ngành cơ sở hạ tầng, các công trình nguồn điện, lưới điện chịu tác động và ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố môi trường tự nhiên. Đặc biệt từ thập kỷ 90 trở lại đây môi trường tự nhiên xấu đi rõ nét. Khu vực miền Trung hàng năm phải đối mặt với nhiều thiên tai khốc liệt như hạn hán, mưa bão, lụt lội, sương muối đã gây thiệt hại lớn về tài sản và gián đoạn việc cung cấp điện, đồng thời ảnh hưởng của sương muối cũng đã gây tổn thất về chi phí hàng năm rất lớn đối với hệ thống lưới điện, làm ảnh hưởng đến mục tiêu kinh doanh của Công ty. Trong năm 2004, riêng cơn bão số 2 đã làm ảnh hưởng và gián đoạn đến việc cung cấp điện đến 9/13 tỉnh, thành phố trên địa bàn, với sản lượng điện mất hơn 2,3 triệu kwh và tổng giá trị bị thiệt hại hơn 5 tỉ đồng. Bên cạnh những bất lợi, thì môi trường tự nhiên cũng tạo cho vùng đất này có những lợi thế riêng của nó. Với khu vực có nhiều biển, đầm phá, đặc biệt khu vực Tây nguyên có nhiều vùng đất đỏ ba dan để hình thành và phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, sản xuất hàng tiêu dùng, các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ của Nhà nước và của Tư nhân như: nuôi trồng và chế biến xuất khẩu hải sản, chế biến và xuất khẩu cà phê, tiêu, cao suĐây là động lực thúc đẩy công nghiệp điện miền Trung có điều kiện phát triển tốt. - Môi trường công nghệ: Ngày nay nhiều kỹ thuật công nghệ mới ra đời và phát triển rất nhanh đã chi phối mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế của các nước, trong đó công nghệ thiết bị sản xuất, truyền tải và phân phối điện ngày càng được nâng cao, đặc biệt công nghệ thông tin phát triển nhanh làm cho việc điều hành hệ thống điện càng trở nên hiện đại hơn. áp dụng các công nghệ tiên tiến vào hoạt động sản xuất kinh doanh, từ năm 1998 Công ty lần lượt đưa vào sử dụng nhiều loại thiết bị: máy cắt tự động đóng lại, cầu dao cắt có tải, công tơ điện tử, bộ chống sét kỹ thuật mới, các rôle kỹ thuật số... để từng bước hiện đại hoá lưới điện phân phối. Hầu hết lưới điện trung hạ áp khu vực đông dân cư đều được sử dụng cáp bọc cách điện để đảm bảo độ tin cậy và tính an toàn, do đó hiệu quả kinh doanh đã được tăng lên. Nhờ áp dụng công nghệ mới vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà tổn thất điện năng của Công ty trong các năm qua giảm đi rõ rệt, từ 9,31% năm 1998 giảm xuống 7,21% năm 2004. Ngoài ra, Công ty đã hầu hết tin học hoá tất cả các khâu trong công tác quản lý vận hành và kinh doanh bán điện. Đặc biệt trong 3 năm gần đây, đã nghiên cứu và áp dụng thành công công nghệ đọc chỉ số công tơ từ xa. Việc áp dụng công nghệ này mang lại hiệu quả cao do đảm bảo tính chính xác trong việc ghi chữ số điện, nhanh chóng, thuận tiện, không gây phiền hà cho khách hàng, tăng năng suất lao động, an toàn lao động do không phải trèo cao, thuận tiện trong công tác quản lý khách hàng, ngăn chặn được tình trạng tiêu cực. Tuy nhiên việc áp dụng công nghệ vào công tác quản lý vẫn còn hạn chế, nhất là áp dụng các công nghệ tiên tiến vào việc thu thập và xử lý thông tin, dự báo... ỉ Môi trường vi mô: Môi trường vi mô có tác động không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Sức ép của yếu tố này có tác động đến Công ty ngày càng mạnh mẽ: 1- Khách hàng: ở nước ta, từ ngày thành lập ngành điện cho đến nay, thị trường điện lực của chúng ta cũng là thị trường độc quyền. Chưa xuất hiện quá trình cạnh tranh trong quan hệ mua bán điện; người sử dụng điện chưa được lựa chọn người bán điện, giữa những người sản xuất điện năng cũng chưa có sự cạnh tranh với nhau trong khâu sản xuất và bán điện cho người mua. Vì thế, áp lực từ phía khách hàng còn chưa thực sự mạnh. Tuy nhiên do điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt và mang tính xã hội hoá cao. Do vậy, dù là độc quyền nhưng động thái của ngành điện cần biết trước, lưu ý đến phản ứng từ phía khách hàng. Trường hợp tăng giá cuối năm 2004 vừa qua là phản ứng của người tiêu dùng là một minh họa điển hình của quyền lực thương lượng của khách hàng. Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, để hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực, ở nước ta trong tương lai không xa, chúng ta cũng phải từng bước xây dựng và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh. Khi đó chắc chắn áp lực từ phía khách hàng sẽ lớn hơn rất nhiều. 2- Nhà cung cấp: Hình thức cạnh tranh của lực lượng này ảnh hưởng đến lợi nhuận đáng kể đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành điện. Đó là những hành vi gây sức ép tăng giá bán điện cho ngành điện, khi mà ngành điện hiện nay đang trong giai đoạn căng thẳng về thiếu điện cung cấp, buộc phải mua nhằm cân bằng công suất.(EVN vừa phải chấp nhận mua điện của Công ty TNHH công nghiệp KCP vốn 100% của ấn độ với giá 0,04 USD/kwh trong thời hạn 5 năm) Đối với ngành điện, thì nhu cầu đầu tư các công trình nguồn, lưới điện rất lớn. Do vậy việc tìm kiếm nhà cung cấp nguồn vốn tài trợ tài chính từ bên ngoài vay vốn để đầu tư phát triển có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp như điều kiện vay nợ, thời hạn cho vay và khả năng kéo dài thời hạn Với sự phát triển mạnh mẽ của phụ tải, trong những năm qua đã gây khó khăn rất lớn đối với ngành điện về nhu cầu vốn đầu tư để phát triển nguồn, lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải. Vì vậy việc tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ là một yêu cầu bức bách và cần thiết trong thời gian đến. 3- Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Từ trước đến nay, đối thủ cạnh tranh tiềm tàng còn có áp lực rất yếu; việc gia nhập ngành của các đối thủ từ bên ngoài còn bị cản trở bởi các chế độ, chính sách, qui định của ngành điện gây ra nhiều khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, trong tương lai không xa nguy cơ từ phía các đối thủ tiềm ẩn sẽ gia tăng với doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh điện, khi mà đất nước ta đang trong tiến trình từng bước xây dựng thị trường điện. Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng này xuất hiện là các Công ty nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, với lợi thế về giá thành do áp dụng công nghệ cao sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp đang hoạt động. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp Tư nhân khi họ có đủ điều kiện, năng lực cùng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh mới, làm cho doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới phương thức quản lý sản xuất kinh doanh. 4- Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại: Đối với ngành điện từ trước đến nay là một ngành độc quyền, vì vậy mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành hầu như không có. Nhưng trong tương lai, thì ngành điện sẽ tiến tới xoá bỏ độc quyền và hình thành thị trường điện có nhiều thành phần kinh tế tham gia cùng với sự ra đời của công nghệ mới sẽ ảnh hưởng đến tính chất và mức độ cạnh tranh mạnh mẽ không những đối thủ tiềm tàng mà cả các đối thủ trong ngành hiện tại. 5- Sản phẩm thay thế: Trong thực tế, cùng một nhu cầu, khách hàng có thể được đáp ứng bằng nhiều sản phẩm khác nhau, những sản phẩm này gọi là sản phẩm thay thế. Đối với sản phẩm điện có hai thị phần, đó là: Thị phần có thể thay thế sản phẩm điện và bị áp lực là lớn vì người tiêu dùng có thể dùng gas thay điện nhưng ở qui mô rất nhỏ. Nhưng hầu hết hiện nay thì có những thị phần không thể thay thế được. 2.3.2.2. Các yếu tố bên trong tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Việc quản lý và tổ chức các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh càng khoa học sẽ mang lại nhiều mặt tích cực và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây là các yếu tố chủ yếu của môi trường bên trong có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty điện lực 3. 1- Lao động và cơ cấu lao động. - Công ty điện lực 3 hoạt động trên một địa bàn rất rộng, có địa hình kém thuận lợi và phức tạp, vì vậy lực lượng lao động của Công ty tương đối lớn. Đến cuối năm 2004 số lao động tham gia vào dây chuyền sản xuất kinh doanh điện năng của Công ty là 7.804 người - Về cơ cấu lao động: Trên đại học : 11 người; Đại học : 1.976 người; Cao đẳng : 92 người; Trung cấp : 613 người; Công nhân : 5.112 người. Qua cơ cấu cho thấy, Công ty có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ chiếm 34,5% và lực lượng công nhân đều được qua đào tạo cơ bản chuyên ngành điện. Vì vậy, Công ty đủ sức để tiếp cận các công nghệ có tính tiên tiến trong thời gian đến, đồng thời đảm nhận tốt vai trò và nhiệm vụ được Nhà nước cũng như ngành giao về đảm bảo cung cấp điện được an toàn liên tục với chất lượng ngày càng cao, giá thành hạ, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn quản lý. Tuy lực lượng lao động có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh điện năng, nhưng lại hoạt động trong thời gian dài ở môi trường độc quyền, do vậy tư duy, nhận thức về kinh doanh trong cơ chế thị trường và kiến thức về kinh tế thị trường, thị trường điện của hầu hết CBCNV còn rất hạn chế. Vì vậy, đây là một thách thức rất lớn đối với Công ty trong thời gian đến. 2- Về công tác quản lý nguồn, lưới điện ỉ Về quản lý nguồn điện Từ năm 1995, sau khi chuyển Công ty điện lực 3 về trực thuộc Tổng công ty điện lực Việt nam, làm chuyên sâu công tác phân phối điện, vì vậy qui mô nguồn điện còn lại của Công ty còn rất nhỏ so với trước đây. Đến cuối năm 2004, Công ty còn lại 139 tổ máy diesel với công suất 123,8MW và 17 tổ máy thủy điện với công suất 23,55MW. Trong những năm trở lại đây, tận dụng những lợi thế về địa hình có nhiều đồi núi và có độ dốc cao trên địa bàn quản lý, Công ty đã tiến hành thực hiện đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh và nhằm cân đối các nguồn điện cung cấp cho khách hàng, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đó là Công ty làm chủ đầu tư xây dựng 9 nhà máy thủy điện với tổng công suất 69MW, ngoài ra Công ty còn phối hợp với các đối tác khác để góp vốn đầu tư vào 8 dự án thủy điện khác với tổng công suất 269MW. ỉ Về quản lý lưới điện Về cơ bản, Công ty điện lực 3 đã làm tốt công tác quản lý lưới điện. Một công tác quan trọng, có ý nghĩa về nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với Công ty là công tác giảm tỷ lệ điện dùng truyền tải, phân phối. Những năm gần đây, khi thực hiện chủ trương tiếp nhận vận hành hệ thống lưới điện trung áp nông thôn do địa phương chuyển giao, lưới điện này phần lớn cũ nát, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật là yếu tố làm tăng tỷ lệ điện dùng truyền tải, phân phối điện. Nhờ làm tốt công tác quản lý kỹ thuật, quản lý tốt khách hàng nên tỷ lệ này hàng năm giảm rõ rệt; năm 2004 toàn Công ty đạt 7,21%, giảm so với năm 1990 là 13,8%, từ đó đã nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty và làm lợi cho Nhà nước mỗi năm hàng chục tỉ đồng. Một yếu tố tích cực nhằm giảm tỷ lệ điện dùng để truyền tải, phân phối điện là đầu tư sửa chữa, cải tạo lưới điện. Ngoài nguồn vốn của Công ty đầu tư vào lưới điện; Công ty đã tích cực làm việc với các tổ chức quốc tế để vay vốn : Ngân hàng Thế giới (WB), tổ chức SIDA (Thụy Điển), nguồn ODA của Chính phủ Pháp, Ngân hàng Tái thiết Đức, Ngân hàng phát triển châu á... để cải tạo, nâng cấp lưới điện các thành phố, thị xã ở miền Trung, nơi tập trung nhiều phụ tải quan trọng với mật độ cao cũng như đầu tư đưa điện về nông thôn miền núi theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bảng 2.2: Khối lượng đường dây và trạm biến áp do Công ty quản lý Chỉ tiêu Năm 1995 Năm 2004 So sánh Trạm phân phối - Số lượng - Dung lượng (MVA) 4.781 827,4 9.741 1.470,8 Tăng 2 lần so 95 Đường dây (Km) - Lưới truyền tải 66-220kV - Lưới phân phối + 22kV - 35kV + 6kV - 10kV - 15kV - Lưới hạ thế 8,7 7071 1.827 5.244 3.575 94 16117 9.831 6.286 7.344 Tăng 5,3 lần so 95 Tăng 2 lần so 95 ( Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ các tài liệu của Công ty ) Hình 2.4: Tỷ trọng các cấp điện áp của lưới điện phân phối năm 2004 Đến nay, Công ty đã quản lý vận hành trên 9.741 trạm biến áp phân phối, 16.117 km đường dây tải điện phân phối và 7.344 km đường dây hạ thế, so với năm 1995 khối lượng đường dây và trạm đều tăng lên gấp đôi. Qua hình 2.4 cho thấy, hiện nay lưới điện phân phối đã dần dần được tiêu chuẩn hoá về cấp điện áp 22kV ( chiếm 45%) đồng thời các thiết bị đưa lên lưới đều sử dụng các thiết bị có công nghệ tiên tiến, vì vậy đã làm giảm đi tổn thất điện năng. Mặc dù khối lượng lưới điện tăng lên và được cải thiện đáng kể, song lưới điện phân phối hiện nay của Công ty vẫn còn những nhược điểm là tồn tại nhiều cấp điện áp khác nhau (5 cấp điện áp). Điều này, không những gây khó khăn trong công tác quản lý vận hành mà còn là những yếu tố làm tăng tỷ lệ tổn thất điện năng. Trình độ công nhân quản lý vận hành lưới điện tuy được thường xuyên bồi huấn, nâng cao nhưng qua thực tế cho thấy vẫn có nhiều hạn chế như chưa nắm chắc các qui định cốt lõi cần thiết để quản lý lưới điện, hiểu được các tính năng cơ bản của thiết bị mới như : Recloser, dao cắt tải, trạm hợp bộ bên cạnh đó, tác phong công nghiệp, phong cách làm việc của người công nhân kỹ thuật, vận hành chưa nhuần nhuyễn, thuần thục, mặt khác còn có trường hợp chưa thực sự tự giác hoặc nhận thức một cách đầy đủ. 3- Vấn đề về sản xuất và cung ứng điện Đối với công tác sản xuất và cung ứng điện, Công ty đã cơ bản đảm bảo đủ điện năng phục vụ cho mọi nhu cầu dùng điện của khách hàng trong khu vực. Trong những năm qua, nhờ những cải cách và đổi mới về quản lý kinh tế, các ngành kinh tế đều có xu hướng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Do vậy, nhu cầu về điện liên tục tăng với tốc độ cao, từ 1,010 tỷ kWh năm 1995 lên 3,953 tỷ kWh năm 2004 và tổng sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho các ngành từ năm 1995 đến 2004 là 22,842 tỷ kWh, với mức độ tăng trưởng bình quân là 16,4%/năm. Nếu điện cung cấp cho công nghiệp là 284 triệu kWh và chiếm tỷ trọng là 28,1% trong sản lượng điện thương phẩm năm 1995 thì năm 2004 sản lượng điện cung ứng cho ngành công nghiệp là 1,427 tỷ kWh tăng hơn 5 lần so với năm 1995 và chiếm tỷ trọng là 36%. Tình hình sản xuất và cung ứng điện từ 1995 - 2004 như sau: Bảng 2.3 : Tình hình sản xuất và cung ứng điện giai đoạn 1995 - 2004 Đơn vị tính : Triệu kWh Năm Sản lượng điện Điện thương phẩm cung cấp cho các ngành Diesel Thủy điện Nhận điện lưới Công nghiệp Nông nghiệp Thương nghiệp Tiêu dùng dân cư Khác 1995 35 100 1.032 284 107 127 475 17 1996 61 128 1.194 333 133 138 596 21 1997 74 132 1.448 382 165 166 727 32 1998 150 114 1.583 444 162 171 928 35 1999 82 133 1.928 532 72 128 1.189 31 2000 72 71 2.356 667 125 134 1.283 63 2001 35 133 2.721 818 123 173 1.483 62 2002 32 135 3.160 1.012 107 114 1.617 201 2003 14 137 3.649 1.247 76 124 1.833 232 2004 8 126 4.162 1.427 78 151 2.105 192 (Nguồn: Tổng hợp từ các tài liệu của Công ty) Hình 2.5: Biểu đồ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 1995 - 2004 Trong công tác sản xuất và cung cấp điện, ưu điểm nỗi bậc là trong nhiều năm qua, Công ty đã giảm mạnh phát điện bằng dầu diesel và tăng cường khả năng huy động phát điện từ các nguồn thủy điện nhỏ trong khu vực. Ví dụ như: Trong năm 2004 Công ty đã linh hoạt và huy động các nguồn thủy điện nhằm giảm phát điện bằng dầu diesel với sản lượng là 12,2 triệu kWh giảm hơn 60% so với kế hoạch được giao, vì vậy toàn Công ty giảm được chi phí hơn 42 tỷ đồng. Hình 2.6: Cơ cấu điện năng năm 1995 và năm 2004 Nhu cầu tiêu dùng điện ở miền Trung phần lớn là tiêu dùng cho ánh sáng, sinh hoạt. Trong năm 2004 nhu cầu này chiếm 53%; trong khi nhu cầu tiêu dùng điện cho công nghiệp (36%), dịch vụ (4%) là chưa cao. Qua đó cho thấy việc phát triển các dịch vụ cũng như công nghiệp chưa có chính sách tốt để tạo được sự thu hút mạnh các nhà đầu tư vào khu vực miền Trung. Vì đây là hai đối tượng sẽ mang lại hiệu quả cao cho Công ty (có giá bán điện cao) Hình 2.7: Tỷ trọng điện năng cấp cho các ngành kinh tế năm 2004 Mặc dù tình hình cung cấp điện năng được cải thiện và nâng cao hơn trong thời gian qua, song so với yêu cầu thì vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, vẫn tồn tại một số mặt, đó là: chất lượng điện năng ở một số nơi vẫn không được đảm bảo làm ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt; tiến độ xây dựng các công trình lưới điện để cấp điện cho khách hàng vẫn còn chậm; công tác khắc phục sự cố nguồn lưới điện chưa được nhanh chóng, kịp thời . 4- Vấn đề về thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng Chỉ tiêu tổn thất điện năng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm sẽ là nguyên nhân trực tiếp và cơ bản làm giảm giá thành 1 kwh điện thương phẩm, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Ngoài ra, tỷ lệ tổn thất điện năng còn ảnh hưởng rất lớn tới chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện, giảm công suất các nhà máy phát điện và cải thiện chất lượng điện cung cấp. Từ năm 1995 đến nay, Công ty đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực, vì vậy tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng của Công ty liên tục giảm so với kế hoạch được giao. Do đó đã mang lại hiệu quả thiết thực cho Công ty trong những năm qua. Bảng 2.4 : Tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng của Công ty giai đoạn 1995 - 2004 Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Tổn thất điện năng thực hiện (%) 13,22 11,48 10,70 9,31 9,05 8,94 7,75 8,22 7,44 7,21 Kế hoạch giao (%) 14,20 13,70 11,42 11,10 10,40 10,00 9,20 8,80 8,50 8,30 Giảm so với KH (%) 0,98 2,22 0,72 1,79 1,35 1,06 1,45 0,58 1,06 1,09 (Nguồn : Tổng hợp từ các tài liệu của Công ty) Hình 2.8: Biểu đồ tổn thất điện năng của Công ty giai đoạn 1995 - 2004 Ví dụ : Trong năm 2004, bằng nhiều biện pháp như vận động khách hàng sử dụng điện hợp lý trong giờ cao, thấp điểm, quản lý tốt công tác vận hành hệ thống lưới điện, đầu tư hợp lý... nên chất lượng điện năng được cải thiện, vì vậy chỉ tiêu tổn thất điện đã thực hiện được 7,21% giảm 1,09% so với kế hoạch được giao. Với tỷ lệ giảm trên đã làm tăng doanh thu, tăng thêm lợi nhuận cho Công ty hơn 32,5 tỷ đồng. Ngoài ra sản lượng điện cung cấp cho nền kinh tế càng tăng thì con số này càng cao, đồng thời nó còn là sự lãng phí về tài nguyên. Do đó, việc đề ra và thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ tổn thất điện năng là hết sức cần thiết đối với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để có kết quả này, Công ty điện lực 3 đã thực hiện tốt một số công việc sau: + Đảm bảo phương thức vận hành kinh tế từ Trung tâm điều độ miền đến các Điều độ Điện lực, san tải hợp lý các đường dây và trạm biến áp. + Nâng cao chất lượng và đảm bảo tiến độ công tác sửa chữa lớn để cải tạo, triển khai nhanh các công trình chống quá tải nâng cao chất lượng lưới điện phân phối, giảm tỷ lệ tổn thất điện năng kỹ thuật. Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật nhằm giảm và xử lý nhanh sự cố + Luôn quan tâm tới việc tìm giải pháp vận hành hợp lý các trạm biến áp, hoán đổi các trạm biến áp đầy tải và non tải, sa thải các máy biến áp không tải trong quá trình vận hành nhằm giảm tổn thất máy biến thế. + Tăng cường công tác quản lý vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị đường dây và trạm biến áp, phát quang hành lang tuyến nhằm hạn chế tối đa sự cố xẩy ra. Trong năm 2004 chỉ tiêu này giảm đáng kể so với chỉ tiêu Tổng công ty giao với suất sự cố đường dây giảm 1,96 vụ/100km/năm và suất sự cố trạm biến áp giảm 0,67 vụ/năm. + Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý khâu kinh doanh bán điện là một yếu tố quan trọng để giảm tỷ lệ tổn thất điện năng, đặc biệt là tổn thất thương mại. Công ty đã tiến hành lắp đặt công tơ tổng cho các xuất tuyến, trạm công cộng để từ đó có thể phân tích và có biện pháp xử lý kịp thời các khu vực có tỷ lệ tổn thất điện năng cao. Ngăn ngừa hiện tượng câu, móc điện bất hợp pháp, phối hợp với chính quyền và Sở công nghiệp ở địa phương kiểm tra sử dụng điện, đấu tranh chống lấy cắp điện, xử lý vi phạm và truy thu tiền điện. + Lựa chọn công tơ, TU, TI có chất lượng tốt thay thế các công tơ có chất lượng thấp, không đạt cấp chính xác ra khỏi lưới điện. + Đảm bảo tiến độ các công trình đường dây, trạm biến áp mới và các công trình chống quá tải, đưa vào vận hành đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, rút ngắn bán kính cấp điện, đảm bảo chất lượng điện áp và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng. Tuy nhiên, chỉ tiêu tổn thất điện năng hiện nay của Công ty điện lực 3 vẫn còn nhiều tồn tại là một trong những nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ tổn thất điện năng của Công ty vẫn còn cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, vì vậy cần có những biện pháp khắc phục trong thời gian đến là: + Hiện nay lưới điện phân phối của Công ty điện lực 3 vẫn tồn tại 5 cấp điện áp (6kV, 10kV, 15kV, 22kV, 35kV), mỗi khu vực sử dụng các cấp điện áp khác nhau. Tình trạng này ảnh hưởng tới chỉ tiêu tổn thất kỹ thuật, đồng thời gây khó khăn trong công tác quy hoạch, thiết kế và quản lý cũng như tiêu chuẩn hoá, sản xuất và cung cấp vật tư, thiết bị. + Công tác quản lý vận hành có nơi vẫn còn lơi lỏng, gây mất điện nhiều do sự cố, trong đó sự cố chủ quan vẫn còn nhiều. + Một số công trình xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, chống quá tải đưa vào vận hành chậm nhiều so với kế hoạch do nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính là vật tư thiết bị nhập ngoại về chậm và đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều trở ngại, ách tắc. + Công tác xoá bán điện qua công tơ tổng và tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn làm tăng doanh thu, nhưng cũng góp phần làm tăng tỷ lệ tổn thất điện năng. Lưới điện trung áp nông thôn chưa hoàn chỉnh, khối lượng lưới điện nông thôn tiếp nhận lớn, nhưng chưa cải tạo được do thời gian và nguồn vốn có hạn. + Lưới điện ở thành phố, thị xã có phụ tải tăng cao, nhưng chưa được cải tạo kịp thời do phụ thuộc tiến độ các dự án vay vốn của một số tổ chức quốc tế như ADB, SIDA. Chênh lệch công suất giữa cao và thấp điểm còn lớn cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ tổn thất điện năng. 5- Về công tác kinh doanh bán điện Công ty Điện lực 3 cung cấp điện trên địa bàn có diện tích bằng 1/3 diện tích cả nước, số dân xấp xỉ 15% so với cả nước. Tốc độ phát triển khách hàng bình quân tăng 18,7%/năm trong giai đoạn từ 1995 - 2004. Theo phân loại, khách hàng mua điện của Công ty được chia làm 5 loại chính là nông lâm thủy sản, công nghiệp xây dựng, thương nghiệp dịch vụ, sinh hoạt tiêu dùng dân cư và các hoạt động khác. Theo phân loại này, hộ sinh hoạt tiêu dùng dân cư và công nghiệp xây dựng là hai hộ tiêu thụ điện lớn nhất chiếm tổng số 89% sản lượng điệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0150.doc