LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ 1: LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
I. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quyết định khả năng phát triển của 1 doanh nghiệp 3
1. Bản chất của tiêu thụ 3
2. Vai trò mục đích và nguyên tắc của tiêu thụ sản phẩm 4
3. Nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm 6
4. Những nội dung cơ bản của tiêu thụ sản phẩm 10
5. Đẩy nhanh tiêu thụ là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp công nghiệp trong cơ chế thị trường 20
II. Những phương hướng nhằm đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm
ở các doanh nghiệp công nghiệp 24
PHẦN THỨ 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY "DIÊM THỐNG NHẤT" MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 27
I. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nhà máy có ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm 27
1. Quá trình hình thành 27
2. Đặc điểm về công nghệ chế tạo diêm 31
3. Đặc điểm về lao động 33
4. Đặc điểm về tổ chức quản lý 33
II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy diêm thống nhất
một số năm gần đây 36
1. Phân tích tình hình doanh thu 36
2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ 38
3. Phân tíchtình hình thị trường tiêu thụ 39
4. Phân tích thị trường tiêu thụ của nhà máy diêm
và các đối thủ cạnh tranh 41
5. Phân tích thị trường qua các kênh phân phối 42
6. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
kinh doanh của nhà máy Diêm Thống nhất 44
III. Thực trạng của Nhà máy 47
1. Những thành tựu đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm 47
2. Những tồn tại 48
PHẦN THỨ 3: BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY NHANH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY DIÊM THỐNG NHẤT 50
I. Phương hướng sản xuất kinh doanh về diêm ở Nhà máy
Diêm Thống nhất 50
1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của nghiên cứu thị trường 50
2. Giảm giá thành sản phẩm trên cơ sở giảm chi phí
nguyên vật liệu 52
3. Tăng cường quản lý kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm 52
4. Hoàn thiện phương thức tiêu thụ và các chính sách
hỗ trợ tiêu thụ 54
5. Một số kiến nghị với Nhà nước 55
KẾT LUẬN 56
NHẬN XÉT
60 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Nhà máy có ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty "Diêm thống nhất" một số năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ Q + Oi x POi
trong đó:
Q (Qt) là tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ.
Q+Oi là khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở kỳ kế hoạch.
POi giá bán kế hoạch đơn vị sản phẩm hàng hoá,
Doanh thu bán hàng.
= x
5. Đẩy nhanh tiêu thụ là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Đặt trưng cơ bản của cơ chế thị trường.
Thị trường là gì?
Theo Mác “Thị trường là nơi thể hiện giá trị hàng hoá của mình”.
Theo kinh tế học “thị trường là nơi chứa đựng một tổng số cung và một tổng số cầu (hay là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu”.
Các định nghĩa khác:
Thị trường là nơi gặp nhau của người bán và người mua các hàng hoá và dịch vụ.
+ thị trường là nơi tập hợp sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua trực tiếp, tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Thị trường là nơi chứa đựng các yếu tố không gian và thời gian của các hoạt động mua bán hàng hoá, tiền tệ.
Cơ chế thị trường.
Là cơ chế hoạt động phù hợp của các quy luật khách quan của thị trường.
Là cơ chế quản lý nền kinh tế hàng hoá, là tổng thể các nhân tố quan hệ môi trường, là động lực và quản lý chi phối sự vận động của thị trường.
Là thiết kế kinh tế chi phối hợplý ý chí và hành động của người và người tiêu dùng, người bán và người mua thông qua thị trường và giá cả.
Là hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động qua lại với nhau trên thị trường để xác định vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai?
Như vậy có thể hiểu cơ chế thị trường là cơ chế của nền sản xuất hàng hoá hay cơ chế thị trường là cơ chế tạo môi trường cho các quy luật của nền sản xuất hàng hoá hoạt động như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và còn rất nhiều các quy luật khách quan khác...
Những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường được thể hiện qua sự vận động của 3 quy luật kinh tế cơ bản, đó là: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy lụt cạnh tranh. Sự vận động của 3 quy luật kinh tế này tạo ra cơ chế hoạt động của thị trường trong 3 quy luật này thì quy luật giá trị là quy luật cơ bản của nền sản xuất hàng hoá, quy luật cung cầu được thể hiện thành quan hệ kinh tế lớn nhất của thị trường còn quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường.
Tính quy luật của sự vận động trên thị trường thường là: hàng hoá từ ít đến nhiều, từ đơn điệu đên phong phú và chủng loại, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao, từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao...chính những vận động này đã kích thích hàng hoá phát triển.
Trên thị trường 3 quy luật kinh tế trên luôn có quan hệ mật thiết với nhau:
quy luật giá trị được biểu hiện qua giá cả thị trường giá cả là cơ chế vận động của quy luật giá trị và giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm của thị trường.
quy luật cung – cầu được biểu hiện qua quan hệ cung – cầu. Quan hệ cung – cầu là cơ chế vận động của quy luật cung cầu, quan hệ cung cầu là quan hệ kinh tế lớn nhất thị trường .
Quy luật giá trị và quy luật cung – cầu có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy vẫn giữ sự độc lập. Quy luật giá trị biểu hiện yêu cầu của mình bằng giá cả trên thị trường thông qua sự vận động cuả cơ chế hoạt động trong quy luật cung – cầu (quan hệ cung – cầu). Quy luật cung cầu biểu hiện yêu cầu của mình trên thị trường bằng quan hệ cung cầu thông qua cơ chế vận động của quy luật giá trị là giá cả.
Quy luật cạnh tranh là sự tồn tại tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh là con đẻ của cơ chế thị trường và quy luật cạnh tranh quan hệ mật thiết với quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật gắn với lợi ích kinh tế, tạo ra động lực để thực hiện lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế , tạo ra động lực để thực hiện lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế chỉ được tạo ra qua mua và bán.
+ Do đó, quy luật giá trị thống nhất với quy luật cạnh tranh và là cơ sở của quy luật cạnh tranh . Sự tách rời giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường, sự không nhất trí giữa cung và cầu là cạnh tranh, đây là cơ sở.
+ Do có sự hoạt động của 3 quy luật kinh tế trên là sự hoạt động bao trùm cả chúng trên thị trường nên mỗi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế đó.
+ Công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp không tách rời thị trường và do đó cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của 3 quy luật kinh tế trên. Doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh phải nắm vững 3 quy luật kinh tế đó, hiểu biết đúng và vận dụng chúng một cách sáng tạo, chủ động và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Vai trò của tiêu thụ đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất của tái sản xuất hàng hoá và cũng là khâu quan trọng nhất của kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường khâu tiêu thụ sản phẩm có một số đặc trưng như thể hiện mâu thuẫn của người mua và ngươì bán, thể hiện những mặt mạnh của doanh nghiệp và của sản phẩm, đồng thời cũng thể hiện những thế yếu và những khuyết tật của doanh nghiệp và sản phẩm.
Trong cơ chế thị trường, khách hàng là thượng đế, mâu thuẫn của người mua và người bán thể hện ở chỗ: người mua thì muốn mua được sản phẩm với giá rẻ, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức thanh toán thuận tiện, đơn giản. Họ được quyền lựa chọn, mặc cả về chất lượng và giá cả, được quyền bảo hành những sản phẩm hàng hoá mà mình mua...còn người bán thì muốn bán được nhiều hàng hoá với giá càng cao càng tốt để tăng lợi nhuận, tuy nhiên, trong cơ chế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt thì người bán tất nhiên không dễ dàng thực hiện ý muốn của mình.
+ Cho nên vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm được thể hiện trên những mặt sau:
Trước hết, tiêu thụ sản phẩm được coi là sự kết thúc của một quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở để hạch toán lỗ lãi, thông qua công tác tiêu thụ sản phẩn doanh nghiệp đánh giá lại các chính sách của mình (chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, giá cả, chính sách khuếch trương...) qua đó điều chỉnh cho hợp lý đạt hiệu quả cao hơn. Kết quả của công tácd một mặt tạo điều kiện thu hồi vốn, thanh toán các khoản chi nợ, tăng tích luỹ và từ đó có kế hoạch và có khả năng mở rộng quy mô, tăng đầu tư cho đổi mới kỹ thuật, công nghệ tạo tiền đề cho thắng lợi ở giai đoạn tiếp theo của quá trình kinh doanh. Như vậy , tiêu thụ sản phẩm vừa là sự cần thiết để đánh giá kết quả của một quá trình kinh doanh vừa là sự tiếp tục của quá trình tái sản xuất. Nó là kết quả, là sự kiểm tra đồng thời đó cũng là cơ sở tạo nền móng cho chu kỳ tiếp theo của sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu quan trọng của kinh doanh. Lợi nhuận sẽ thu được càng lớn nếu như mục tiêu sản xuất sản phẩm đi đúng hướng, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, khả năng thanh toán dứt điểm , ít có hàng tồn kho và được các bạn hàng, đại lý trong có kênh phân phối ủng hộ góp sức, điều đó có nghĩa là việc tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu cơ bản trong sản xuất kinh doanh đó là mục tiêu lợi nhuận.
Tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường còn là sự tự khẳng định về uy tín của doanh nghiệp , về khả năng liên kết bạn hàng và trực tiếp khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Trong cơ chế thị trường doanh nghiệp phải cạnh tranh trong một môi trường sôi động “trăm người bán, vạn người mua” thì công tác tiêu thụ càng trở nên đặc biệt quan trọng. Nó trở thành điều kiện sống còn cho mỗi doanh nghiệp trong hoạt động.
Kinh doanh quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ được coi là kết thúc khi hàng hoá đã được bán, tiền đã thu về. Việc ách tắc trong khâu tiêu thụ cuối cùng sẽ là nguy cơ lớn cho doanh nghiệp. Không tiêu thụ được sản phẩm sẽ không thu hồi được những chi phí bỏ ra, không mở rộng được sản xuất, khấu hao tái tạo được lao động và điều đó cũng có nghĩa là khởi đầu của đi xuống và phá sản.
Tiêu thụ sản phẩm càng nhanh thì khả năng quay vòng vốn, khả năng sản xuât kinh doanh, khả năng mở rộng và duy trì thị trường càng lớn, điều đó có nghĩa là sự an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp cũng càng cao.
Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp có khả năng mở rộng và gia tăng cá chủng loại mặt hàng mới, tạo nên sự gối sóng và đảm bảo tính liên tục của sản xuất kinh doanh, tránh sự hụt hẫng. Đồng thời qua công tác tiêu thụ doanh nghiệp có khả năng sau khi thu lợi nhuận dám đầu tư vào nhuững sản phẩm, những lĩnh vực độc đáo có thể đem lại những hiệu quả lớn hơn, chống lại sự phụ thuộc vào một loại sản phẩm, một thị trường.
Công tác tiêu thụ sản phẩm còn giúp cho doanh nghiệp đến với khách hàng, là chiếc cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Kết quả của công tác tiêu thụ là thước đo, là sự đánh giá đúng nhất các nỗ lực của doanh nghiệp, đồng thời giúp các doanh nghiệp tìm ra câu trả lời cho các quyết định, các định hướng trong kinh doanh.
Tiêu thụ được sản phẩm giúp doanh nghiệp có điều kiện ổn định công ăn việclàm cho người lao động, góp phần làm lành mạnh hoá xã hội, làm tăng trưởng nền kinh tế của đất nước. Như vậy, công tác tiêu thụ sản phẩm ngoài việc giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trong sản xuất kinh doanh, trong việc tạo cơ sở để tiếp tục quá trình tái sản xuất nó còn là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
II. Những phương hướng nhằm đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp công nghiệp.
Công tác tiêu thụ sản phẩm được xác định là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, có thể coi nó là kết quả và có mối quan hệ, tác động của tất cả các khâu trước đó. Để đẩy nhanh công tác tiêu thụ sản phẩm thì:
Ngày từ đầu doanh nghiệp cần phải có tổ chức thật tốt công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững các thông tin cần thiết về chủng loại sản phẩm, dự kiến sẽ sản xuất, nhu cầu của người tiêu dùng trong từng thị trường: số lượng, chất lượng, quy cách kiểu dáng, thẩm mỹ...dự kiến các điểm bán hàng hoặc ký kết các hợp đồng tiêu thụ. Thông qua thị trường người tiêu dùng có thể chỉ rõ những ưu nhược điểm do doanh nghiệp sản xuất để có phương hướng hoàn thiện và đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng , tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Sản phẩm đúng chủng loại hàng và đảm bảo tốt các yêu cầu kỹ thuật cũng như các yêu cầu về chất lượng, hình thức, mẫu mã đã ký kết (nếu là hàng sản xuất theo hợp đồng) hoặc đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật mỹ thuật của các sản phẩm khác đang lưu hành trên thị trường.
Khai thác các yếu tố đầu vào tốt để giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm, tiến hành đầu tư cải tiến trang thiết bị sản xuất cho phù hợp với loại hình sản phẩm đầu tư công nghệ mới thích hợp để tăng chất lượng hàng, giảm các chi phí sản xuất, hợp lý hoá dây chuyền sản xuất nhằm tiết kiệm tối đa các chi phí của chủ yếu đầu vào để hạ giá thành trên 1 đơn vị sản phẩm.
Việc khai thác tốt các yếu tố đầu vào còn bao gồm cả việc tạo ra các luồng cung cấp vật tư, nguyên liệu sản xuất tổ chứ lại bộ máy quản lý cho phù hợp giảm bộ phận lao động gián tiếp một cách hợp lý nhất, tăng cường hơn nữa bộ phận trực tiếp sản xuất thông qua công tác bố trí nhân lực, cộng với các chính sách đãi ngộ thưởng phạt kinh tế để tăng cường trách nhiệm của người lao động.
Tổ chức tốt công tác bán hàng (địa điểm bán, người bán, các hình thức bná phù hợp...) xây dựng hợp lý các kênh phân phối, các luồng tiêu thụ, tổ chức giao nhận nhanh gọn, rút ngắn thời gian và lộ trình vận chuyển, đơn giản hoá mọi vấn đề thủ tục, tránh mọi sự phiền hà và thời gian chờ đợi cho khách hàng. Đồng thời xúc tiến việc lập các kho tàng (về hàng hoá) các bến bãi, chọn địa điểm bán trung gian, tìm kiếm phương tiện vận chuyển thích hợp cách chức bao bì đóng gói với loại hàng mua và vận chuyển với khối lượng lớn.
áp dụng các chế độ đãi ngộ đối với người mua hàng như thưởng theo giá trị sản lượng hay thưởng theo đơn vị sản phẩm...Sử dụng các phương thức thanh toán đa dạng, mềm dẻo nhằm khai thác triệt để nhu cầu nhằm đẩy nhanh, mạnh lượng hàng hoá tiêu thụ.
Thực hiện tốt chính sách giao tiếp và khuếch trương giới thiệu sản phẩm. Sự vận động của nhu cầu và sản xuất không bao giờ cũng nhất trí với nhau. Do vậy giao tiếp và khuếch trương để cho cung cầu gặp nhau, để người bán thoả mãn tốt hơn nhu cầu của người mua và giảm được chi phí, rủi ro trong kinh doanh. Cũng thông qua chính sách này, doanh nghiệp một mặt bán được nhiều hàng hơn, mặt khác quan trọng hơn là qua các tác động tới việc thay đổi cơ cấu tiêu dùng để người dùng tiêps cận với thay đổi của khoa học, kỹ thuật và để gợi mở nhu cầu.
Khuếch trương chính là biện pháp về nghệ thuật Marketing mà doanh nghiệp dùng để thông tin về hàng hoá, tác động vào người mua, lôi cuốn họ làm cho họ hiểu biết về doanh nghiệp, về sản phẩm của doanh nghiệp và cuối cùng là nhằm mục đích bán được nhanh hơn và nhiều hơn. Công tác này bao gồm: quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng.
Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp còn phải tiến hành một hoạt động, quan trọng nữa đó là thăm dò, kiểm tra, giám sát tổ chức mạng lưới thông tin sau bán hàng để nắm ý kiến của của khách hàng về sự thoả mãn của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Tìm ra những khuyếm khuyết và điểm mạnh để phát huy. Đồng thời thông qua công tác này doanh nghiệp có thể xây dựng một mối quan hệ tốt hơn đối với khách hàng, chính mối quan hệ này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao độ an toàn trong hoạt động kinh doanh và lập các phương án kinh doanh tiếp theo.
Phần thứ hai
Thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm ở công ty " Diêm Thống Nhất" mấy năm gần đây
I. Một số đặc điểm kinh tế, ky thuật của nhà máy có ảnh hưởng đến công táctiêu thụ sản phẩm
A. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty
1. Qúa trình hình thành
Sau khi miền Bắc hoàn toàn được giải phóng bước vào công cuộc xây dựng đất nước theo con đường chủ nghĩa xã hội. Với chính sách ưu tiên và phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong chương trình hồi phục sản xuất cuả chính phủ, nhà maý Diêm Thống Nhất (nay là công ty Diêm Thống Nhất) đã được khởi công xây dựng trên diện tích hơn 40.000m2 và đã khánh thành đi vào sản xuất ngày 16/5/1956 với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 1triệu VNĐ với trang thiết bị được nhập từ Trung Quốc. Quy mô ban đầu còn nhỏ với 200 cán bộ công nhân viên, sản lượng 24,5 triệu bao diêm/năm. Thiết bị chủ yếu là bán tự động còn lại thực hiện bằng phương pháp thủ công,sử dụng nhiều lao động. Năm 1960 tức đó là chỉ sau 4 năm nhà maý đi vào hoạt động, quy mô nhà máu tăng lên rất nhanh. Sản lượng đạt 182,7 triệu bao diêm/năm với cán bộ công nhân viên lên tới 846 người.
Giữa năm 1970 Công ty tiếp tục đầu tư thêm thiết bị máy móc thiết bị cũng từ Trung Quốc để nâng công suất. Các thiết bị cơ khí đầu tư trong giai đoạn này cũng hầu hết là bán tự động. Nhưng trong thời kỳ này từ 1965 - 1972 Công ty đã trải qua 2 lần tháo gỡ để sơ tán do đó sản xuất sa sút. Sản lượng năm 1967 là 42,5 triệu bao diêm trong khi đó số công nhân lại tăng lên 1461 người năm 1965 và 1336 người năm 1972
Từ năm 1973 thiết bị sơ tán được đưa trở lại nhà máy sản xuất dần được khôi phục nó thể hiện cụ thể ở bảng sau trong giai đoạn 1973 -1975
Năm
Sản phẩm chủ yếu (Triệu bao diêm)
So sánh với năm 1960 (%)
1973
80.916
44,28
1974
132.504
72,52
1975
151.000
82,64
Nguồn báo cáo năm 1973 - 1975 vào các năm
Hoà bình lập lại sản xuất ổn định và phát triển, năm 1978 nhà máy đạt sản lượng cao nhất 183,130 triệu bao diêm và giá trị sản lượng là 13575,84 triệu đồng (giá cố định năm 1978). Từ năm 1984 - 1987 công ty được sát nhập với công ty Gỗ Cầu Đuống, hoạt động trong cơ cấu xí nghiệp liên hợp, lúc này hình thức hoạt động cũng giống như một phân xưởng thời kỳ này cũng là giai đoạn cuối của cơ chế tập trung bao cấp, đồng thời là mô hình sản xuất của nhà máy bị thu hẹp . Vì vậy hiệu quả sản xuất thấp, mặt hàng Diêm không được coi trọng như trước đây, thiếu vắng sự quan tâm đầu tư đúng mức.
Từ tháng 1/1988 công ty được tách ra và hoạt động độc lập theo tư cách pháp nhân với tên gọi "Nhà máy Diêm Thống Nhất". Tình hình nhà máy lúc này cực kỳ khó khăn tưởng như không thể đứng vững biểt hiện ở bảng sau:
Năm
Sản phẩm chủ yếu (Triệu bao diêm)
So sánh với năm 1960 (%)
1983
162.366
71,5
1984
121.100
65,4
1985
78.495
42,4
1986
76.586
41,4
1987
87.000
46,9
1988
62.564
33,4
1989
37.236
20,0
Báo cáo năm 1983 - 1989
Trước tính hình đó tập thể nhà máy mà đứng đầu là giám đốc, đảng uỷ đã cùng nhau đánh giá phân tích tình hình xây dựng lựa chọn phương thức sản xuất kinh doanh mới. Đến năm 1990 nhà máy mạnh dạn đầu tư lắp đặt dây truyền sản xuất que diêm thuốc của Thuỵ Điển, thay đổi hoàn toàn quy trình và công nghệ bán thủ công sang thiết bị hiện đại tự động và thực tế tình hình sản xuất tiêu thụ những năm sau thật khả quan có thể thấy điều đó qua bảng sau:
Năm
Sản phẩm chủ yếu (Triệu bao diêm)
So sánh với năm 1960 (%)
1989
37.236
100
1990
58.244
156,7
1991
101.045
273
1992
150.000
405,4
Nguồn báo cáo năm 1989 - 1992 (tổng kết)
Sau khi đổi mới công nghệ một vấn để đặt ra là giải quyết số lao động dôi dư. công ty đã tổ chức một dây chuyền sản xuất hàng may mặc xuất khẩu để giải quyết vấn đề này.
Đặc biệt từ năm 1993 với mục đích đảm bảo quyền tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh để phù hợp với tình hình cơ chế mới nhà máy được đổi tên thành "Công ty Diêm Thống Nhất". Từ đó đến nay công ty không chỉ tăng về sản lượng đáp ứng nhu cầu của toàng xã hội mà còn không ngừng cải tiến mẫu mã, thăm dò thị trường, cung cấp mở rộng khắp luôn tìm tòi thị trường trong và ngoài nước để xuất khẩu. Hiện nay sản lượng khoảng 180 triệu bao/ năm, chất lượng sản phẩm không ngừng nâng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế và sản phẩm que diêm mộc của nhà máy đã xuất khẩu sang Malaixia, Hàn Quốc, năng xuất lao động cũng được nâng cao trong một giờ sản xuất được 2 - 3 triệu que diêm, nhờ vậy mà giá thành đã giảm xuống, lao động thủ công đã giảm công ty không ngừng đổi mới trang thiết bị , cơ sở vật chất, doanh thu hàng năm cao hơn năm trước, lợi nhuận tăng lên hoàn thành tốt nghĩa vụ Nhà nước giao, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân của công nhân viên đạt 800.000 đ/tháng với 1 người đạt mức thu nhập khá trong các doanh nghiệp Nhà nước. Tổng số lao động là 670 người trong đó cán bộ quản lý là 60 người
Bảng dưới đây thể hiện tình hình sản xuất (2000 - 2001)
Năm
Sản phẩm chủ yếu (Triệu bao diêm)
So sánh với năm 1960 (%)
2000
164.536
100
2001
178.259
108,3
Nói chung nhà máy Diêm Thống Nhất hiện nay là một doanh nghiệp có chỗ đứng trên thị trường có uy tín với khách hàng và dần làm ăn có hiệu quả tăn lên cao.
B. Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay trên thị trường tiêu thụ đang trở thành một vấn đề bức xúc với tất cả các doanh nghiệp nói chung và nhà mày Diêm Thống Nhất nói riêng, dù ít, nhiều những đặc điểm kinh tế kỹ thuật cũng ảnh hưởng lớn tới công tác tiêu thụ, nó bao gồm các đặc điểm cơ bản sau:
a) Đặc điểm và nhiệm vụ sản xuất
Diêm Thống Nhất là một trong 3 nhà máy Diêm trong cả nước được chính thức sản xuất Diêm. Trong 55 năm qua xây dựng và trưởng thành sản phẩm chủ yếu là phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân và 1 vài năm trở lại đây là xuất khẩu que mộc.
b) Đặc điểm tính chất của sản phẩm
Là dùng để làm ra lửa trong tất cả mọi sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
Phải dễ chá, nhỏ, gọn, thuận lợi trong công tác đi xa, biểu tượng của nhà máy là đôi chim bồ câu, biểu tượng của hoà bình và tình hữu nghị. Sản phẩm làm ra bây giờ của công ty chính là Diêm vỏ gỗ, Diêm vỏ Cotton, diêm đặt khách sạn gọi tắt là Diêm khách sạn và sản phẩm que mộc xuất khẩu .
Đặc điểm của mặt hàng này là chịu lực tác động lý - hoá học không được để nơi ẩm ướt, mặc dù nhà máy có phương pháp làm hạn chế độ ẩm như sấy, giấy chống ẩm do vậy mà cần bảo quản cho cẩn thận. Kích thước quy mô của có tương đối cồng kềnh cho nên được sắp xếp khoa học gồm 10 bao diêm ở trong một gói (gọi là phong chục), 10 phong chục gói lại là 1 cây và 10 cây gói lại là thành 1 thùng Catton gọi là 1 kiện tức là 1000 bao diêm.
- Về số lượng thì hàngtháng nhà máy sản xuất rất đều đặn do nhu cầu sử dụng thường xuyên liên tục chỉ phụ thuộc vào đơn đặt hàng khi khách hàng đặt hàng diêm cao cấp.
* Về thời gian: Từ nguyên vật liệu đến sản xuất ra diêm thành phẩm là nhanh nhất do được tổ chức liên tục, khoa học.
* Về chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế các sản phẩm trong nước mà các tổ chức khác không thể so sánh được. Sản phẩm que mộc được bạn hàng các nước ưa chuộng và thích dùng.
Như vậy mạng lưới tiêu thụ cũng được tổ chức lại 1 cách thiết thực năng động, tạo mọi khả năng nhằm tăng LN và doanh thu cao cho doanh nghiệp.
2. Đặc điểm về công nghệ chế tạo Diêm (Quy trình công nghệ)
Công ty Diêm Thống Nhất sản xuất 2 loại sản phẩm chính là Diêm hộp nội địa và que mộc xuất khẩu. Năm 1990 công ty nhập 1 dây chuyền sản xuất que diêm của hãng ARENCO - Thụy Điển. Đây là 1 dây chuyền hiện đại, ở mức độ tiêu tiên tiến trên thế giới, được tự động hoá ở các công đoạn có tính chất độc hại, lao động nặng nhọc, cơ giới hoá từ khâu bóc gỗ đầu vào đến đầu ra, các công đoạn bố trí liên tục được bố trí như sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất Diêm
Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất diêm
Gỗ cây
Cắt khúc
Bóc nan que
Bóc nan hộp
Chặt nan que
Chặt nan hộp
Ngâm tẩm
Dán hộp
Đánh bóng
Sây khô
Đánh bóng
Sàng chọn
Chấm đầu thuốc
Bảo quản
Pha chế thuốc đầu diêm
Bỏ bao
Quét, sây phấn
Dán nhãn
Đóng gói
Nhập kho
Pha chế thuốc đầu diêm
Tiêu thụ
3. Đặc điểm về lao động
Do không được trang bị đầy đủ hiện đại ở tất cả các khâu cho nên lao động rất nhiều khoảng 670 người năm 2001. Một nửa sản xuất liên tục đồng bộ và một nửa là bán thủ công ở giai đoạn làm vỏ bao ,bỏ que diêm vào bao.
Về quản lý ở cấp công ty có 60 người có trình độ Đại học và trên Đại học (trong đó có 3 thạc sỹ)
Mỗi xí nghiệp thành viên có 3 người quản lý
Có 4 xí nghiệp: cơ nhiệt (chế tạo phụ tùng, sửa chữa thiết bị, cung cấp điện nước, trực thuộc có 41 người lao động).
- Xí nghiệp que diêm : (chủ yếu sản xuất que hoàn thiện từ gỗ đến que ốp thuốc 84 người)
- Xí nghiệp hộp diêm (sản xuất ống, đáy bao diêm có 114 người)
- Xí nghiệp bao gói là số lao động còn lại
- Trình độ công nhân kỹ thuật chiếm 1/4 còn lại là 3/4 công nhân công nghệ (điện, công nhân cơ khí, kỹ thuật ngành)
- Công nhân công nghệ 10/10 trình độ chuyên môn do công ty tự đào tạo vì do đặc điểm của sản phẩm.
- Độ tuổi bình quân của công nhân viên trong công ty là 39 tuổi
- Giới tính nữ chiếm chủ yếu, 1.3 là nam trong công ty.
Nói chung công ty Diêm Thống Nhất hiện nay là một doanh nghiệp vững mạnh có chỗ đứng trên thị trường, có uy tín với khách hàng và làm ăn có hiệu quả, triển vọng phát triển của công ty là rất lớn.
II. Đặc điểm tổ chức quản lý
Song song với việc phát triển của công ty làm tốt công tác kinh doanh, công ty Diêm Thống Nhất cũng từng bước hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý của mình và đến nay đã có được bộ máy quản lý phù hợp với chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty quản lý theo hai cách hình thức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng lãnh đạo. Lãnh đạo cao nhất là Giám đốc và dưới là 3 giám đốc phụ trách 3 lĩnh vực là kỹ thuật, kinh doanh và đầu tư xây dựng. Giúp việc cho giám đốc là các phòng ban chức năng (sơ đồ 3)
* Ban giám đốc:
Gồm 4 người đứng đầu là Giám đốc chịu trách nhiệm chung về tổ chức, điều hành mọi hoạt động của công ty. Ngoài việc uỷ quyền cho 3 phó Giám đốc, Giám đốc còn trựctiếp điều hành thông qua các phòng ban, xí nghiệp. Ba phó giám đốc thực hiện nhiệm vụ của mình dưới sự chỉ đạo của Giám đốc.
* Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn, định mức kũ thuật, giám sát quy trình công nghệ trong toàn công ty.
* Phòng tổ chức lao động : Tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực xây dựng kế hoạch lao động tiền lương của toàn công ty, giao chỉ tiêu về lao động, tiền lương cho các đơn vị thành viên theo cấp quản lý, xây dựng tiêu chuẩn định mức lao động ban hành các nội quy lao động đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
* Phòng tài vụ: Quản lý toàn bộ vốn của công ty chịu trách nhiệm thực hiện các nguyên tắc chế độ kế toán của Nhà nước, thường xuyên kiểm tra các khoản chi tiêu của công ty, tăng cường công tác quản lý sử dụng vốn có hiệu quả để thực hiện bản toàn và phát triển vốn, cung cấp kịp thời đầy đủ chính xác số liệu cho Ban giám đốc để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm dựng các kế hoạch sản xuất giao cho các xí nghiệp cung ứng vật tư thiết bị sản xuất, lập các hợp đồng mua bán vật tư, thăm dò thị trường về tiêu thụ sản phẩm ,tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, quản lý giá bán và lên kế hoạch tiêu thụ, tổ chức xuất khẩu que mộc lập hợp đồng xuất khẩu mở rộng thị trường ngoài nước.
* Phòng đầu tư xây dựng: Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch đầu tư, thực hiện việc cải tạo, sửa chữa và trang bị các thiết bị phương tiện phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. lập hợp đồng nhập máy móc thiết bị,…
* Phòng y tế bảo vệ quân sự văn phòng: Hỗ trợ quá trình sản xuất kinh doanh của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0255.doc