Một số đề thi chọn giáo viên dạy giỏi trường năm học 2010 – 2011 môn Đại lý

Hãy trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế.

* Toàn cầu hoá : là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, và có tác động mạnh mẽ về mọi mặt của nền kinh tế thế giới.

* Biểu hiện:

- Thương mại thế giới phát triển mạnh :

+ Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.

+ WTO điều tiết 95 - 98 % thương mại thế giới.

- Đầu tư nước ngoài tăng nhanh :

+ Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh ( 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD, từ 1990 đến 2004 )

+ Lĩnh vực dịch vụ trong đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ trọng lớn.

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng :

+ Các ngân hàng luôn được mở rộng.

+ Hệ thống ngân hàng thế giới được liên kết, kết nối với nhau trên mạng Internet.

+ Xuất hiện một số tổ chức ngân hàng mang tính toàn cầu: WB – Ngân hàng thế giới, IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế.

- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn:

+ Ngày càng chiếm vị trí quan trọng.

+ Phạm vi hoạt động của nhiều công ty ngày càng rộng lớn.

+ Ngày càng nhiều công ty có tài sản lớn và chi phối nhiều hoạt động kinh tế thế giới.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6046 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề thi chọn giáo viên dạy giỏi trường năm học 2010 – 2011 môn Đại lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 – 2011 Đề chính thức Đề thi Lý thuyết môn : Địa lý (Đề gồm có 01 trang) Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) 1) Vẽ sơ đồ vị trí Mặt Trăng, Mặt Trời vào các ngày triều cường, triều kém. 2) Dựa vào sơ đồ hãy trình bày và giải thích hiện tượng triều cường, triều kém. Câu 2: (2,0 điểm) 1) Hãy trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. 2) Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Câu 3: (2,5 điểm) 1) Trình bày nguyên nhân và hoạt động gió mùa ở nước ta. 2) Giải thích vì sao phần lớn diện tích nước ta là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp ? Câu 4: (1,0 điểm) Phương pháp dạy học báo cáo là gì ? Trình bày các bước tiến hành phương pháp này. Câu 5: (2,5 điểm) Cho bảng số liệu sau đây: TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU VÀ CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU Ở NƯỚC TA GIAI DOẠN 1988 – 2005 ( Đơn vị : Triệu Rúp – USD ) Năm Tổng giá trị xuất nhập khẩu Cán cân xuất nhập khẩu 1988 3.795,1 - 1.718,3 1990 5.156,4 - 348,4 1992 5.121,4 + 40,0 1995 13.604,3 - 2.706,5 1999 23.162,0 - 82,0 2002 35.830,0 - 2.770,0 2005 69.114,0 - 4648,0 1) Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta qua các năm ( trình bày cách tính và kết quả ) 2) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu ở nước ta giai đoạn trên. 3) Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương ở nước ta. …………………………………………. Hết ……………………………………….. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT NGÔ TRÍ HOÀ KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN DẠY GIỎI TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 – 2011 ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CÂU NỘI DUNG ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 ( 2,0 đ ) 1) Vẽ sơ đồ vị trí Mặt Trăng, Mặt Trời vào các ngày triều cường, triều kém. Vị trí Mặt Trăng vào các ngày triều cường Vị trí Mặt Trăng vào các ngày triều kém 0,5 đ 0,25 0,25 2) Dựa vào sơ đồ hãy trình bày và giải thích hiện tượng triều cường, triều kém. - Khái niệm: Thuỷ triều là sự giao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương. - Hiện tượng: + Vào ngày triều cường : Khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng. + Vào ngày triều kém : Khi Mặt Trăng tạo với Mặt Trời và Trái Đất một góc vuông. - Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất. - Giải thích hiện tượng : + Triều cường : tức là giao động thuỷ triều đạt cực đại ( lớn nhất ). Vào các ngày trăng tròn và không trăng ( tức ngày 1 , 15 AL ) đó là lúc Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất nằm thẳng hàng nhau. Khi đó, sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng so với Trái Đất là lớn nhất, đã làm cho mực nước trên biển – đại dương bị dồn về 2 phía đó. + Triều kém : tức là giao động thuỷ triều đạt cực tiểu ( nhỏ nhất ). Khi đó Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm vuông góc với nhau. Trong chu kỳ tuần trăng thì đó là thời kỳ trăng khuyết ( tức ngày 7 và 23 AL ). Lúc đó sức hút của Mặt Trời, Mặt Trăng với Trái Đất là nhỏ nhất và gần như cân bằng nhau, và làm cho mực nước trên biển – đại dương gần như giữ nguyên ở vị trí như cũ. 1,5 đ 0,25 0,25 0,5 0,5 Câu 2 ( 2,0 đ ) 1) Hãy trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hoá kinh tế. * Toàn cầu hoá : là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, và có tác động mạnh mẽ về mọi mặt của nền kinh tế thế giới. * Biểu hiện: - Thương mại thế giới phát triển mạnh : + Tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. + WTO điều tiết 95 - 98 % thương mại thế giới. - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh : + Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh ( 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD, từ 1990 đến 2004 ) + Lĩnh vực dịch vụ trong đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỉ trọng lớn. - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng : + Các ngân hàng luôn được mở rộng. + Hệ thống ngân hàng thế giới được liên kết, kết nối với nhau trên mạng Internet. + Xuất hiện một số tổ chức ngân hàng mang tính toàn cầu: WB – Ngân hàng thế giới, IMF – Quỹ tiền tệ quốc tế. - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: + Ngày càng chiếm vị trí quan trọng. + Phạm vi hoạt động của nhiều công ty ngày càng rộng lớn. + Ngày càng nhiều công ty có tài sản lớn và chi phối nhiều hoạt động kinh tế thế giới. 1,25 đ 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 2) Tại sao nông nghiệp chỉ giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. - Đất nông nghiệp ít, chỉ chiếm chưa đầy 14% diện tích lãnh thổ. - Đồi núi chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ ( hơn 80% ) - Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố chủ yếu ở ven biển, đất đai khá màu mỡ. - Có nhiều động đất và núi lửa ( hơn 80 núi lửa đang hoạt động ) 0,75 đ Câu 3 ( 2,5 đ ) 1) Trình bày nguyên nhân và hoạt động gió mùa ở nước ta. - Nguyên nhân : + Do nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên ở nước ta, Tín phong bán cầu Bắc có thể thổi quanh năm theo hướng đông bắc vào mùa đông và hướng đông nam vào mùa hạ. + Tuy nhiên, khí hậu Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính : gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió mùa đã lấn át Tín phong; vì thế Tín phong chỉ hoạt động mạnh vào các thời kỳ chuyển tiếp giữa hai mùa gió. - Gió mùa mùa đông : + Nguồn gốc : Khối khí lạnh xuất phát từ trung tâm áp cao Xibia di chuyển qua lục địa vào nước ta. + Từ tháng XI đến tháng IV, miền Bắc nước ta chịu tác động của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng đông bắc, nên thường gọi là gió mùa Đông Bắc. + Vào đầu mùa đông (tháng XI, XII, I) khối khí lạnh di chuyển qua lục địa châu Á rộng lớn, mang lại cho mùa đông miền Bắc nước ta thời tiết lạnh khô. + Vào nửa cuối mùa đông (tháng II, III, IV) khối khí lạnh di chuyển về phía đông qua biển vào nước ta gây nên thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở miền Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. + Gió mùa đông bắc nước ta thành từng đợt, và chỉ tác mạnh mạnh ở miền Bắc, tạo nên một mùa đông lạnh kéo dài 2 – 3 tháng lạnh (to < 18oC). Khi di chuyển xuống phía nam, khối khí suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, hình thành một mùa khô, nắng nóng ở Nam Bộ. - Gió mùa mùa hạ : Vào mùa hạ có hai luồng gió cùng hướng Tây nam thổi vào Việt Nam. + Nguồn gốc : Xuất phát từ trung tâm áp thấp Ấn Độ - Mianma hút gió từ Bắc Ấn Độ Dương qua vinh Bengan vào nươc ta. + Vào mùa hạ ( từ tháng V -> X ) có hai luồng gió cùng hướng Tây Nam thổi vào lãnh thổ nước ta. + Vào đầu mùa hạ ( tháng V, VI, VII ) khối khí nhiệt đới từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Vượt dãy Trường Sơn khối khí trở nên nóng khô (gió phơn tây nam, còn gọi là gió Tây,gió Lào) tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc. Đôi khi do lực hút của áp thấp Bắc Bộ, gió Tây khô nóng xuất hiện cả ở đồng bằng Bắc Bộ. Thời tiết do gió phơn Tây mang lại rất nóng và khô, nhiệt độ lên đến 35 - 40oC, độ ẩm xuống dưới 50%. + Vào giữa và cuối mùa hạ ( tháng VI đến tháng X ) gió mùa Tây Nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nữa cầu nam hoạt động, hình thành gió mùa mùa hạ chính thức ở Việt Nam. Vượt qua biển vùng xích đạo khối khí trở nên nóng ẩm, gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên. + Hoạt động của gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX ở Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ tạo nên “gió mùa Đông Nam” vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta. 2,0 đ 0,5 0,75 0,75 2) Giải thích vì sao phần lớn diện tích nước ta là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp ? - Hệ thống đồi núi nước ta bắt đầu từ biên giới Việt Trung ở phía Bắc, tiếp tục ở hầu hết biên giới phía Tây ( Lào, Campuchia ), rồi ăn lan ra sát biển ở Nam Trung Bộ và cực Nam Trung Bộ, tạo thành nền tảng cho lãnh thổ nước ta. - Tính chung trên toàn lãnh thổ có tới 85 % diện tích ở độ cao dưới 1000m ( trong đó, dộ cao dưới 500m chiếm 70 % diện tích. Các vùng núi có độ cao từ 1000 – 2000m chiếm 15 %. Khu vực núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1 % diện tích cả nước. - Điều này cho thấy nước ta là đất nước nhiều đồi núi ( chiếm ¾ diện tích lãnh thổ ), nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. 0,5 đ 0,25 0,25 Câu 4 ( 1,0 đ ) * Phương pháp dạy học báo cáo là gì ? - Là phương pháp mà học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên phải thực hiện hoạt động thu thập tư liệu thông tin, xử lý tư liệu thông tin. Tiếp đến sẽ trình bày thành báo cáo, sau đó thuyết trình trước nhóm hoặc trước toàn thể lớp về một vấn đề hay một nội dung nào đó. 0,25 đ * Trình bày các bước tiến hành phương pháp dạy học báo cáo. B1: Xác định chủ đề cần báo cáo, sau đó giáo viên hướng dẫn HS làm đề cương ( gồm mấy phần, phần nội dung, phần kết luận, phần kiến nghị có những nội dung cụ thể nào) B2: Hướng dẫn HS thu thập tư liệu, số liệu và hệ thống hoá ( thu thập cái gì, ở đâu, các nguồn tư liệu có thể thu thập ) B3: Hướng dẫn HS phân tích, tổng hợp, khái quát hoá và viết báo cáo: - Phân tích tư liệu : Xem xét độ chính xác và cập nhật của tư liệu, nội dung của tư liệu bao hàm những vấn đề gì, liên quan đến nội dung nào trong báo cáo. - Tổng hợp tư liệu : Liên hệ các thông tin với nhau nhằm xác lập tính thống nhất và rút ra các nhận xét cần thiêt phù hợp với bản chất của sự vật hiện tượng trong chủ đề báo cáo. - Khái quát hoá : Cần có những nhận xét, ý kiến nhận định khái quát hoá hoặc từ kết quả của hiện tượng, có thể có những đề xuất thích hợp về biện pháp. - Viết báo cáo : + Nội dung của báo cáo bao gồm các vấn đề : Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần báo cáo: tên vấn đề, địa điểm, thời gian, mục đích và nhiệm vụ. Trình bày vắn tắt các hoạt động và phương pháp đã thực hiện. Mô tả, trình bày những kết quả đã làm được. Kết luận. Đề xuất ý kiến. + Ngôn ngữ của báo cáo : Văn phong ngắn gọn, súc tích và khoa học. Trình bày vấn đề khách quan, khoa học. + Trình bày văn bản báo cáo : Cần dùng các đề mục hợp lý. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong báo cáo phải ghi rõ năm và nguồn. B4: Chuẩn bị phương tiện để báo cáo : Bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu, tranh ảnh … B5: Thuyết trình báo cáo: Trước tiên cần nêu chủ đề và bố cục báo cáo, sau đó bắt đầu trình bày từng điểm một. Khi báo cáo phải chú ý đến các phương tiện trực quan đã chuẩn bị. 0,75 đ Câu 5 ( 2,5 đ ) 1) Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta qua các năm - Công thức và cách tính : * Gọi X là giá trị XK. Gọi Y là giá trị NK * Ta có : X + Y = Tổng giá trị XNK X – Y = Cán cân XNK -> 2X = Tổng giá trị XNK + Cán cân XNK Tổng giá trị XNK + Cán cân XNK -> X = 2 -> Y = Tổng giá trị XNK - X - Áp dụng công thức trên ta có bảng số liệu sau : ( Đơn vị : Triệu Rúp – USD ) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1988 1.038,4 2.756,7 1990 2.404,0 2.752,4 1992 2.580,7 2.540,7 1995 5.448,9 8.155,4 1999 11.540,0 11.622,0 2002 16,530,0 19.300,0 2005 32.223,0 36.881,0 0,5 đ 2) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu ở nước ta giai đoạn trên. a) Xử lý số liệu : - Công thức : Giá trị XK * Tỷ lệ XK = x 100 Tổng giá trị XNK Giá trị NK * Tỷ lệ NK = x 100 Tổng giá trị XNK - Áp dụng công thức trên ta có bảng số liệu sau : Cơ cấu giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1988 - 2005 ( Đơn vị : % ) Năm Xuất khẩu Nhập khẩu 1988 27,4 72,6 1990 46,6 53,4 1992 50,4 49,6 1995 40,1 59,9 1999 49,8 50,2 2002 46,1 53,9 2005 46,6 53,4 b) Vẽ biểu đồ : 1,0 đ 3) Nhận xét và giải thích tình hình ngoại thương ở nước ta. - Tổng giá trị XNK của nước ta không ngừng tăng trong giai đoạn 1988 đến 2005 (tăng 9,4 lần, trong đó kim ngạch XK tăng 31 lần và kim ngạch NK tăng 13,4 lần ) . Như vậy, kim ngạch XK có tốc độ tăng nhanh hơn NK. - Cán cân XNK có sự chuyển biến : + Năm 1988 cán cân XNK chênh lệch quá lớn. + Từ 1990 – 1992 cán cân XNK tiến tới cân đối. Năm 1992 lần đầu tiên nước ta xuất siêu. + Sau năm 1992 đến nay vẫn tiếp tục nhập siêu, do nhập nhiều tư liệu sản xuất phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước, tuy nhiên cán cân giảm dần tiến tới cân bằng. - Cơ cấu XNK cũng có sự thay đổi. Trong cả giai đoạn, tỉ lệ XNK luôn biến động, nhưng nhìn chung tỉ trọng XK tăng và tỉ trọng NK giảm. + Về XK : Giảm tỉ trọng hàng nông sản, tăng tỉ trọng hàng CN. + Về NK : Giảm tỉ trọng hàng tiêu dùng, tăng tỉ trọng hàng tư liệu sản xuất. - Nguyên nhân : + Đa dạng các mặt hàng XK, đẩy mạnh các mặt hàng NK mũi nhọn như: gạo, cà phê, thuỷ sản, dầu thô, dệt may, dày dép, điện tử… + Đa dạng hoá thị trường XNK. Mở rộng thị trường XK sang Châu Mỹ, Châu Âu là các thị trường có lợi nhuận cao. + Đổi mới trong cơ chế quản lý hoạt động ngoại thương XNK. - Tồn tại : Mất cân đối giữa XK và NK, nhập siêu là chủ yếu. - Nguyên nhân tồn tại : + Hàng XK chủ yếu là nông sản sơ chế, khoáng sản thô, hàng công nghiệp chế biến chưa nhiều. + Hàng NK chủ yếu lại là máy móc, thiết bị, vật tư giá thành cao. 1,0 đ ===================== Hết ======================

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐề- đáp án gv giỏi trường ngô trí hòa ( 2010 - 2011 ).doc
  • docĐáp án thi gvg cụm anh sơn tỉnh nghệ an.doc
  • pdfĐề thi giáo viên giỏi môn Địa THPT chu kỳ 2008 - 2011_Nghe An.pdf
  • docĐỀ VÀ ĐÁP ÁN GVG trường Dien Chau.doc
Tài liệu liên quan