Một số đề thi học sinh giỏi Vật lý 8

ĐỀ SỐ 20:

Câu 1 (1,5 điểm): Một Canô chạy từ bến A đến bến B rồi lại trở lại bến A trên một dòng sông.Tính vận tốc trung bình của Canô trong suốt quá trình cả đi lẫn về?

Câu 2(2 điểm): Lúc 6 giờ sáng một người đi xe gắn máy từ thành phố A về phía thành phố B ở cách A 300km, với vận tốc V1= 50km/h. Lúc 7 giờ một xe ô tô đi từ B về phía A với vận tốc V2= 75km/h.

a/ Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu km?

b/ Trên đường có một người đi xe đạp, lúc nào cũng cách đều hai xe trên. Biết rằng người đi xe đạp khởi hành lúc 7 h. Hỏi.

-Vận tốc của người đi xe đạp?

-Người đó đi theo hướng nào?

-Điểm khởi hành của người đó cách B bao nhiêu km?

 Câu 3(2 điểm): Hai hình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt

 là 100cm2 và 200cm2 được nối thông đáy bằng một ống nhỏ qua khoá k

 như hình vẽ. Lúc đầu khoá k để ngăn cách hai bình, sau đó đổ 3 lít dầu vào

 bình A, đổ 5,4 lít nước vào bình B. Sau đó mở khoá k để tạo thành một

bình thông nhau. Tính độ cao mực chất lỏng ở mỗi bình. Cho biết trọng lượng riêng của dầu và của nước lần lượt là: d1=8000N/m3 ; d2= 10 000N/m3;

Câu 4 (1,5 điểm): Một chiếc vòng bằng hợp kim vàng và bạc, khi cân trong không khí có trọng lượng P0= 3N. Khi cân trong nước, vòng có trọng lượng P = 2,74N. Hãy xác định khối lượng phần vàng và khối lượng phần bạc trong chiếc vòng nếu xem rằng thể tích V của vòng đúng bằng tổng thể tích ban đầu V1 của vàng và thể tích ban đầu V2 của bạc. Khối lượng riêng của vàng là 19300kg/m3, của bạc 10500kg/m3.

 

doc16 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề thi học sinh giỏi Vật lý 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỎI LỚP 8 Thời gian: 120' Câu 1: (5 điểm) Cho một bình thông nhau 2 nhánh chứa cùng một chất lỏng là nước, có tiết diện lần lượt là: Nhánh A: ; Nhánh B: . Đổ vào nhánh A 0,15 lít dầu. Trọng lượng riêng của nước và dầu là . a) Tính độ chênh lệch giữa hai mặt thoáng của bình thông nhau? b) Để hai nhánh có độ cao như nhau so với đáy, người ta đặt thêm lên một trong hai nhánh một tấm ván có khối lượng m( giả sử tấm ván nổi hoàn toàn). Tính m? Câu 2: (5 điểm) Treo vật M lên một lực kế thấy lực kế chỉ 12N. a) Chỉ rõ các lực tác dụng lên vật M? Các lực đó có đặc điểm gì? b) Nhúng vật M hoàn toàn vào trong nước. Lực kế lúc này chỉ 9N. Biết khối lượng riêng của nước là 1000 . Tính thể tích và khối lượng riêng của vật? Câu 3: (4 điểm) Một người di chuyển trên đoạn đường thẳng từ A đến B. Trong đoạn đường đầu người đó đi với vận tốc 40 km/h. Trong đoạn đường còn lại người ấy đi với vận tốc 12 m/s. Biết đoạn đường AB có độ dài 194,5 km. Tìm thời gian chuyển động và vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB? Câu 4: (6 điểm) Một vật có khối lượng 18 kg. Để đưa vật lên cao 12m người ta dùng: a) Một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 30 m và hiệu suất 80%. Tính lực kéo tối thiểu để đưa vật lên? Công trong trường hợp này là bao nhiêu? b) Một ròng rọc động và ròng rọc cố định. Tính lực tối thiểu và công để đưa vật lên lúc này? Biết mỗi ròng rọc có khối lượng 1,5 kg. ( Bỏ qua lực ma sát) ĐỀ SỐ 12: PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG ĐỀ THI KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG MŨI NHỌN Thời gian làm bài 150 phút Câu 1: Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40cm2 cao h = 10cm có khối lượng m = 160g. a, Thả khối gỗ vào nước. Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước. Cho khối lượng riêng của nước là D0 = 1000kg/m3. b, Người ta đem khối gỗ trên khoét một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện S = 4cm2 sâuh và lấp đầy ch́ì có khối lượng riêng D2 = 11300kg/m3, sau đó thả khối gỗ vào nước thì thấy mực chất lỏng ngang bằng với mặt trên của khối gỗ. Tính độ sâu h của khối gỗ? Câu 2: Một người đi du lịch bằng xe đạp, xuất phát lúc 5 giờ 30 phút với vận tốc 15km/h. Người đó dự định đi được nửa quăng đường sẽ nghỉ 30 phút và đến 10 giờ sẽ tới nơi. Nhưng sau khi nghỉ 30 phút thì phát hiện xe bị hỏng phải sửa xe mất 20 phút. Hỏi trên đoạn đường còn lại người đó phải đi với vận tốc bao nhiêu để đến đích đúng giờ như dự định? Câu 3: Hai quả cầu làm bằng nhôm giống hệt nhau, cùng khối lượng, được treo vào hai đầu A, B của một thanh kim loại mảnh, nhẹ ( khối lượng không đáng kể ) .Thanh được giữ thăng bằng nhờ dây mắc tại điểm O chính giữa AB (.OA=OB=25 cm ) .Nhúng quả cầu ở đầu B vào nước.Thanh AB mất thăng bằng. Để thanh thăng bằng trở lại ta phải dời điểm treo O về phía nào ? Một đoạn bao nhiêu ? Cho khối lượng riêng của nhôm và nước lần lượt là : D1=2,7g/cm3 ; D2= 1g/cm3 . Câu 4 : Người ta ghép ba chiếc gương phẳng và một tấm bìa để tạo nên một hệ gương có mặt cắt ngang là một hình A G1 G2 G3 chữ nhật (như hình vẽ). Trên tấm bìa, tại điểm A có một lỗ nhỏ cho ánh sáng truyền qua. a) Hãy vẽ một tia sáng (trên mặt phẳng cắt ngang như hình vẽ) từ ngoài truyền qua lỗ A sau khi phản xạ lần lượt trên các gương G1; G2; G3 rồi lại qua lỗ A ra ngoài. b) Hãy chứng tỏ rằng chiều dài quãng đường đi của tia sáng trong hộp nói ở câu a) là không phụ thuộc vào vị trí của điểm A. ĐỀ SỐ 13: Câu 1. (2,0 điểm) Có hai ô tô cùng xuất phát từ A và chuyển động đều. Xe thứ nhất chuyển động theo hướng ABCD (hình vẽ) với vận tốc v1= 40 km/h, tại mỗi điểm B và C xe đều nghỉ 15 phút. Xe thứ hai chuyển động theo hướng ACD. Biết hình chữ nhật ABCD có cạnh AB = 30 km, BC = 40 km. Hỏi: a) Xe thứ hai phải đi với vận tốc v2 bằng bao nhiêu để có thể gặp xe thứ nhất tại C? b) Nếu xe thứ hai dự định nghỉ tại C 30 phút thì phải đi với vận tốc bằng bao nhiêu để về D cùng xe thứ nhất? Câu 2. (2,0 điểm) Ống thủy tinh hình chữ U có các nhánh hình trụ, dài, thành mỏng, chia vạch đặt thẳng đứng, chứa nước. Người ta đổ dầu có khối lượng riêng D2 vào nhánh B, chiều cao cột dầu là h2 = 10cm và mặt thoáng của dầu so với mặt thoáng của nước có độ cao chênh lệch là h2/5. Đổ tiếp một chất lỏng có khối lượng riêng D3 nhỏ hơn khối lượng riêng của nước và không hòa tan với nước vào nhánh A. Khi cột chất lỏng có chiều cao h3 = 5 cm thì mặt thoáng của nó có độ cao chênh lệch với mặt thoáng của dầu là Δh = 0,5cm. Cho khối lượng riêng của nước D1 = 1000kg/m3. Hãy : a) Xác định khối lượng riêng D2 của dầu. b) Xác định khối lượng riêng D3 của chất lỏng. Câu 3. (2,0 điểm). Một cái nồi nhôm chứa nước ở , cả nước và nồi có khố́i lượng 3kg. Đổ thêm vào nồi 1 lít nước sôi thì khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong nồi là . Hỏi phải Đổ thêm vào nồi đó bao nhiêu lít nước sôi nữa để khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của nước trong nồi là . Biết khố́i lượng riêng của nước là 1000kg/m3, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K, bỏ qua sự mất mát nhiệt cho môi trường ngoài trong quá trình trao Đổi nhiệt. Câu 4. (2,0 điểm) Hai gương phẳng hình chữ nhật G1, G2 giống nhau được ghép chung theo một cạnh tạo thành gúc như hình vẽ (Điểm M1, M2 nằm trên hai gương và OM1 = OM2). Trong khoảng giữa hai gương gần O có một điểm sáng S. Biết rằng tia sáng từ S đến vuông góc với G1, sau khi phản xạ ở G1 thì đến G2, sau khi phản xạ ở G2 thì đập vào G1 và phản xạ trên G1 một lần nữa. Tia phản xạ cuối cùng vuông góc M1 M2. Tính góc ? Câu 5. (2,0 điểm) Trong tay chỉ có 1 chiếc cốc thủy tinh hình trụ thành mỏng, một bình lớn đựng nước, thước thẳng có vạch chia tới milimet, khối lượng riêng của nước đó biết. Hãy nêu phương án thí nghiệm để xác định khối lượng riêng chất lỏng nào đó? ĐỀ SỐ 14: Phòng Giáo dục & Đào tạo Thanh Oai Trường THCS Thanh Văn ĐỀ THI OLYMPIC VẬT LÍ LỚP 8 (Thời gian: 120 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1: (6 điểm)Một chiếc phà đi xuôi dòng sông từ bến A đến bến B, dừng lại ở bến B 30 phút, rồi lại đi ngược dòng về bến A hết 2 giờ 18 phút. Biết vận tốc của phà lúc xuôi dòng là 25 km/h; lúc ngược dòng là 20 km/h. a. Tính khoảng cách từ bến A đến B. b. Tính thời gian phà đi từ A đến B, thời gian phà đi từ B đến A. c. Tính vận tốc của phà so với dòng nước và vận tốc của dòng nước so với bờ sông. Câu 2 (5 điểm ): Một khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi thể tích, nếu thả trong dầu thì nổi thể tích. Hãy xác định khối lượng riêng của dầu, biết khối lượng riêng của nước là 1g/cm3. Câu 3 (4 điểm ): Dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 200kg lên cao 4m với vận tốc 0,2m/s trong thời gian 1 phút 40giây. Hiệu suất mặt phẳng nghiêng là 80%. a.Tính chiều dài và lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng. b.Công suất nâng vật. Câu4 (5 điểm ): Một chậu nhôm khối lượng 0,5kg đựng 2kg nước ở 200C a) Thả vào chậu nhôm một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra. Nước nóng đến 21,20C. Tìm nhiệt độ của bếp lò? Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước và đồng lần lượt là: c1= 880J/kg.K , c2= 4200J/kg.K , c3= 380J/kg.K . Bỏ qua sự toả nhiệt ra môi trường. b) Thực ra trong trường hợp này, nhiệt lượng toả ra môi trường là 10% nhiệt lượng cung cấp cho chậu nước. Tìm nhiệt độ thực sự của bếp lò. c) Nếu tiếp tục bỏ vào chậu nước một thỏi nước đá có khối lượng 100g ở 00C. Nước đá có tan hết không? Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ thống hoặc lượng nước đá còn sót lại nếu tan không hết? Biết nhiệt nóng chảy của nước đá là l = 3,4.105J/kg. ĐỀ SỐ 15: PHÒNG GD& ĐT NAM SÁCH ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: VẬT LÝ LỚP 8 Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian giao đề) Câu 1:(2,0 điểm) Một ôtô đi từ A đến B như sau: đi nửa thời gian đầu với vận tốc 40km/h, và nửa thời gian còn lại đi với vận tốc 60 km/h. Tìm vận tốc trung bình của oto trên toàn bộ quãng đường. Câu 2:(2,0 điểm)Một quả cầu bằng thép có một lỗ hổng ở bên trong và được hàn kín xung quanh. Dùng lực kế đo trọng lượng của quả cầu trong không khí thấy lực kế chỉ 520N, khi vật chìm trong nước thì số chỉ lực kế là 350N. Hãy xác định thể tích của lỗ hổng? Trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3, của thép là 78 000N/m3 Câu 3: ( 2,0 điểm) Một người đi xe đạp đi đều từ chân dốc lên đỉnh dốc cao 5m dài 40m. Biết rằng lực ma sát cản trở xe chuyển động trên mặt đường là 25N và cả người và xe có khối lượng là 60 kg. a, Tính công của người đó sinh ra. b,Tính hiệu suất lên dốc của xe đạp. Câu 4:(2,0 điểm) Người ta nung một miếng đồng có khối lượng 5 kg đến nhiệt độ cao, sau đó thả vào bình nhôm có khối lượng 0,5 kg chứa 2 lít nước ở nhiệt độ ban đầu 200C. Khi có sự cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của bình nước là 900C. Hãy tính nhiệt độ của miếng đồng trước khi thả vào nước. Biết hiệu suất là 80%. Nhiệt dung riêng của đồng, nhôm, nước lần lượt là 380 J/kg.K, 880 J/kg.K, 4200 J/kg.K; khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. P Q B A Câu 5 :Một vật sáng có dạng đoạn thẳng AB đặt trước gương phẳng được giới hạn bởi mặt PQ ( như hình vẽ). a, Hãy vẽ ảnh A’B’ của AB. Nêu các đặc điểm của ảnh vừa vẽ. b, Xác định vùng đặt mắt trước gương để có thể quan sát được toàn bộ ảnh của AB ĐỀ SỐ 16: ĐỀ THI ÔLYMPIC VẬT LÝ LỚP 8 HUYỆN YÊNTHÀNH Thời gian làm bài 150 phút Câu 1: Người ta hoà axit sunfurric vào nước cất để tạo ra dung dịch trong ăcquy. Trong sự hoà trộn này có sự bảo toàn khối lượng và thể tích. Để có 120g dung dịch với khối lượng riêng D= 1200 kg/m3, thì cần bao nhiêu gam axit sunfurric hoà với bao nhiêu gam nước? Cho biết khối lượng riêng của nước và axit lần lượt là D1= 1000 kg/m3 và D2 = 1800 kg/m3. Câu 2: Một xe tốc hành chuyển động với vận tốc không đổi đi ngang qua một đèn tín hiệu bên đường mất thời gian t0=8s, sau đó liên tiếp vượt qua hai tàu điện có cùng chiều dài mất thời gian tương ứng là t1= 20s và t2= 15s. Hỏi tàu điện thứ nhất vượt qua tàu điện thứ hai trong bao lâu, biết rằng vận tốc của nó gấp 1,5 lần vận tốc tàu điện thứ 2. Câu 3: a. Nút thuỷ tinh của bình có một hốc rổng ở bên trong. Làm thế nào xác định được thể tích hốc rổng ấy (mà không làm vỡ nút thuỷ tinh). Để làm việc này cần có những dụng cụ gì? và làm như thế nào? Cho biết khối lượng riêng của thuỷ tinh làm nút là D. b/ Hai tấm tôn nhỏ có cùng độ dày, một tấm hình chữ nhật tấm kia có hình phức tạp. Cần chọn dụng cụ gì và làm như thế nào để đo được diện tích hai tấm tôn đó. Câu 4: . Một người cao 1,7m, mắt cách đỉnh đầu 10cm. Một gương phẳng treo sát tường, để người ấy nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương thì chiều cao tối thiểu của gương là bao nhiêu? khi đó mép dưới gương cách sàn nhà bao nhiêu? Câu 5: Trong một ống chữ U tiết diện đều có chứa thuỷ ngân, mực thuỷ ngân trong ống thấp hơn hơn miệng ống h = 0,80m. Người ta đổ nước vào nhánh phải, đổ dầu vào nhánh trái cho tới khi đầy tới 2 miệng ống. Tính chiều cao cột nước và chiều cao cột dầu trong mỗi nhánh? Cho biết trọng lượng riêng của nước d1= 10000N/m3 của dầu hoả là d2= 8000N/m3 của thuỷ ngân là d3= 136000N/m3. ĐỀ SỐ 17: Phòng GD& ĐT Thanh chương Trường THCS Phong Thịnh ĐỀ THI HSG LỚP 8 – MÔN VẬT LÝ Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: ( 4 điểm ) Hai chiếc xe máy chuyển động đều trên cùng một đường thẳng. Nếu chúng đi lại gần nhau thì cứ 6 phút khoảng cách giữa chúng lại giảm đi 6 km. Nếu chúng đi cùng chiều thì cứ sau 12 phút khoảng cách giữa chúng tăng lên 2 km. Tính vận tốc của mỗi xe. Câu 2: ( 4 điểm ) Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3, và trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình ? Câu 3: ( 3 điểm ) Khi cọ sát một thanh đồng, hoặc một thanh sắt vào một miếng len rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn thì ta thấy các mẩu giấy vụn không bị hút. Như vậy có thể kết luận rằng kim loại không bị nhiễm điện do cọ sát không ? Vì sao ? Câu 4. ( 4,5 điểm ) Hai gương phẳng G1 , G2 quay mặt phản xạ vào nhau và tạo với nhau một góc 600. Một điểm S nằm trong khoảng hai gương. a) Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ S phản xạ lần lượt qua G1, G2 rồi quay trở lại S. b) Tính góc tạo bởi tia tới xuất phát từ S và tia phản xạ đi qua S . Bài 5: ( 4,5 điểm ) Hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào hai đĩa của một cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lượt là D1 = 7,8g/cm3; D2 = 2,6g/cm3. Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có khối lượng riêng D3, quả cầu thứ hai vào chất lỏng có khối lượng riêng D4 thì cân mất thăng bằng. Để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa có quả cầu thứ hai một khối lượng m1 = 17g. Đổi vị trí hai chất lỏng cho nhau, để cân thăng bằng ta phải thêm m2 = 27g cũng vào đĩa có quả cầu thứ hai. Tìm tỉ số hai khối lượng riêng của hai chất lỏng. ĐỀ SỐ 18: Câu 1. (5 điểm) Đặt một bao gạo khối lượng 50kg lên một cái ghế bốn chân có khối lượng 4kg. Diện tích tiếp xúc với mặt đất của mỗi chân ghế là 8cm2. Tính áp suất các chân ghế tác dụng lên mặt đất. Câu 2. (5 điểm) Tia sáng Mặt Trời nghiêng 1 góc =480 so với phương ngang. Cần đặt một gương phẳng như thế nào để đổi phương của tia sáng thành phương nằm ngang? Câu 3. (5 điểm) Lúc 7 giờ, hai ô tô cùng khởi hành từ 2 địa điểm A, B cách nhau 180km và đi ngược chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A đến B là 40km/h, vận tốc của xe đi từ B đến A là 32km/h. a. Tính khoảng cách giữa 2 xe vào lúc 8 giờ. b. Đến mấy giờ thì 2 xe gặp nhau, vị trí hai xe lúc gặp nhau cách A bao nhiêu km? Câu 4: Một bình thông nhau có chứa nước. Hai nhánh của bình có cùng kích thước. Đổ vào một nhánh của bình lượng dầu có chiều cao là 18 cm. Biết trọng lượng riêng của dầu là 8000 N/m3, và trọng lượng riêng của nước là 10 000 N/m3. Hãy tính độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của bình? ĐỀ SỐ 19: Câu 1: ( 5 điểm) Lúc 6 giờ sáng, một người đạp xe từ thành phố A về phía thành phố B ở cách thành phố A : 114 Km với vận tốc 18Km/h. Lúc 7h , một xe máy đi từ thành phố B về phía thành phố A với vận tốc 30Km/h . 1. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và nơi gặp cách A bao nhiêu Km ? 2. Trên đường có một người đi bộ lúc nào cũng cách đều xe đạp và xe máy, biết rằng người đó cũng khởi hành từ lúc 7h . Hỏi : a. Vận tốc của người đó . b. Người đó đi theo hướng nào ? c. Điểm khởi hành của người đó cách A bao nhiêu Km ? Câu 2: (4 điểm ) Một thỏi hợp kim có thể tích 1 dm3 và khối lượng 9,850kg tạo bởi bạc và thiếc . Xác định khối lượng của bạc và thiếc trong hợp kim đó , biết rằng khối lượng riêng của bạc là 10500 kg/m3, của thiếc là 2700 kg/m3 . Nếu : a. Thể tích của hợp kim bằng tổng thể tích của bạc và thiếc b. Thể tích của hợp kim bằng 95% tổng thể tích của bạc và thiếc . Câu 3. ( 6 điểm) Một bình thông nhau hình chữ U tiết diên đều S = 6 cm2 chứa nước có trọng lượng riêng d0 =10 000 N/m3 đến nửa chiều cao của mỗi nhánh . a. Người ta đổ vào nhánh trái một lượng dầu có trọng lượng riêng d = 8000 N/m3 sao cho độ chênh lệch giữa hai mực chất lỏng trong hai nhánh chênh lệch nhau một đoạn 10 cm.Tìm khối lượng dầu đã rót vào ? b. Nếu rót thêm vào nhánh trái một chất lỏng có trọng lượng riêng d1 với chiều cao 5cm thì mực chất lỏng trong nhánh trái ngang bằng miệng ống . Tìm chiều dài mỗi nhánh chữ U và trọng lượng riêng d1 Biết mực chất lỏng ở nhánh phải bằng với mặt phân cách giữa dầu và chất lỏng mới đổ vào ? Câu 4. ( 5điểm ) Dùng mặt phẳng nghiêng đẩy một bao xi măng có khối lượng 50Kg lên sàn ô tô. Sàn ô tô cách mặt đất 1,2 m. a. Tính chiều dài của mặt phẳng nghiêng sao cho người công nhân chỉ cần tạo lực đẩy bằng 200N để đưa bì xi măng lên ô tô . Giả sử ma sát giữa mặt phẳng nghiêng và bao xi măng không đáng kể . b. Nhưng thực tế không thêt bỏ qua ma sát nên hiệu suất của mặtphẳng nghiêng là 75% . Tính lực ma sát tác dụng vào bao xi măng. ĐỀ SỐ 20: Câu 1 (1,5 điểm): Một Canô chạy từ bến A đến bến B rồi lại trở lại bến A trên một dòng sông.Tính vận tốc trung bình của Canô trong suốt quá trình cả đi lẫn về? Câu 2(2 điểm): Lúc 6 giờ sáng một người đi xe gắn máy từ thành phố A về phía thành phố B ở cách A 300km, với vận tốc V1= 50km/h. Lúc 7 giờ một xe ô tô đi từ B về phía A với vận tốc V2= 75km/h. a/ Hỏi hai xe gặp nhau lúc mấy giờ và cách A bao nhiêu km? B A k b/ Trên đường có một người đi xe đạp, lúc nào cũng cách đều hai xe trên. Biết rằng người đi xe đạp khởi hành lúc 7 h. Hỏi. -Vận tốc của người đi xe đạp? -Người đó đi theo hướng nào? -Điểm khởi hành của người đó cách B bao nhiêu km? Câu 3(2 điểm): Hai hình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện lần lượt là 100cm2 và 200cm2 được nối thông đáy bằng một ống nhỏ qua khoá k như hình vẽ. Lúc đầu khoá k để ngăn cách hai bình, sau đó đổ 3 lít dầu vào bình A, đổ 5,4 lít nước vào bình B. Sau đó mở khoá k để tạo thành một bình thông nhau. Tính độ cao mực chất lỏng ở mỗi bình. Cho biết trọng lượng riêng của dầu và của nước lần lượt là: d1=8000N/m3 ; d2= 10 000N/m3; Câu 4 (1,5 điểm): Một chiếc vòng bằng hợp kim vàng và bạc, khi cân trong không khí có trọng lượng P0= 3N. Khi cân trong nước, vòng có trọng lượng P = 2,74N. Hãy xác định khối lượng phần vàng và khối lượng phần bạc trong chiếc vòng nếu xem rằng thể tích V của vòng đúng bằng tổng thể tích ban đầu V1 của vàng và thể tích ban đầu V2 của bạc. Khối lượng riêng của vàng là 19300kg/m3, của bạc 10500kg/m3. ĐỀ SỐ 21: Câu 1: Một người đi từ A đến B. quãng đường đầu người đó đi với vận tốc v1, thời gian còn lại đi với vận tốc v2. Quãng đường cuối đi với vận tốc v3. Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường? Câu 2 : Ba ống giống nhau và thông đáy, chưa đầy. Đổ vào cột bên trái một cột dầu cao H1=20 cm và đổ vào ống bên phải một cột dầu cao 10cm. Hỏi mực chất lỏng ở ống giữa sẽ dâng cao lên bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước và của dầu là: d1= 10 000 N/m3 ; d2=8 000 N/m3 Câu 3: Một chiếc Canô chuyển động theo dòng sông thẳng từ bến A đến bến B xuôi theo dòng nước. Sau đó lại chuyển động ngược dòng nước từ bến B đến bến A. Biết rằng thời gian đi từ B đến A gấp 1,5 lần thời gian đi từ A đến B (nước chảy đều). Khoảng cách giữa hai bến A, B là 48 km và thời gian Canô đi từ B đến A là 1,5 giờ. Tính vận tốc của Canô, vận tốc của dòng nước và vận tốc trung bình của Canô trong một lượt đi về? Câu 4 : Một quả cầu đặc bằng nhôm, ở ngoài không khí có trọng lượng 1,458N. Hỏi phải khoét lõi quả cầu một phần có thể tích bao nhiêu để khi thả vào nước quả cầu nằm lơ lửng trong nước? Biết dnhôm = 27 000N/m3, dnước =10 000N/m3. ĐỀ SỐ 22: Câu 1: Cho thanh AB gắn vuông góc với tường thẳng đứng nhờ bản lề tại B như hình vẽ.Biết AB = AC và thanh cân bằng . Tính lực căng của dây AC biết trọng lượng của AB là P = 40N. Câu 2: Một người đi xe đạp trên đoạn đường MN. Nửa đoạn đường đầu người ấy đi với vận tốc v1 = 20km/h.Trong nửa thời gian còn lại đi với vận tốc v2 =10km/h cuối cùng người ấy đi với vận tốc v3 = 5km/h. Tính vận tốc trung bình trên cả đoạn đường MN? Câu 3: Một vận động viên bơi xuất phát tại điểm A trên sông bơi xuôi dòng. Cùng thời điểm đó tại A thả một quả bóng. Vận động viên bơi đến B cách A 1,5km thì bơi quay lại, hết 20 phút thì gặp quả bóng tại C cách B 900m. Vận tốc bơi so với nước là không đổi. a.Tính vận tốc của nước và vận tốc bơi của người so với bờ khi xuôi dòng và ngược dòng. b. Giả sử khi gặp bóng vận động viên lại bơi xuôi tới B lại bơi ngược, gặp bóng lại bơi xuôi... cứ như vậy cho đến khi người và bóng gặp nhau ở B. Tính tổng thời gian bơi của vận động viên. ĐỀ SỐ 23: Phòng GD&ĐT Quỳ Hợp Kỳ thi khảo sát HS khá, giỏi L1 L2 Hình vẽ 1 O2 O1 O P1 P2 Câu 1: Có hai viên bi đặc một bằng sắt và một bằng nhôm có thể tích như nhau và bằng V = 10cm3 a) Tính trọng lượng của mỗi viên bi. Biết khối lượng riêng của sắt là: D1 = 7,8g/cm3, của nhôm là D2 = 2,7g/cm3 b) Treo hai viên bi bằng các sợi dây mảnh vào hai đầu của một chiếc thước nhẹ đã được treo sẵn tại điểm chính giữa O (Hình vẽ) sao cho điểm treo O2 của viên bi nhôm cách O một khoảng l2 = 52cm. Hãy xác định khoảng cách l1 từ điểm treo viên bi sắt đến O để thước cân bằng nằm ngang. Câu 2: Trên đường thẳng AB có chiều dài 1200m xe thứ nhất chuyển động từ A theo hướng AB với vận tốc 8m/s. Cùng lúc đó một xe khác chuyển động thẳng đều từ B đến A với vận tốc 4m/s a) Tính thời gian hai xe gặp nhau. b) Hỏi sau bao lâu hai xe cách nhau 200m Câu 3: Một thỏi nước đá khối lượng m = 200g ở nhiệt độ -100c Tính nhiệt lượng cần cung cấp để thỏi nước đá biến thành hơi hoàn toàn ở 1000c. Cho biết nhiệt dung riêng của nước đá và nước là C1 = 1800J/kg.K, C2 = 4200J/kg.K nhiệt nóng chảy của nước đá là = 3,4.105 J/kg; nhiệt hoá hơi của nước ở 1000c L = 2,3.106J/kg ĐỀ SỐ 24: PHÒNG GD & ĐT LONG MỸ Trường THCS Lương Tâm CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Câu 1: (5 điểm) Một xuồng máy chạy xuôi dòng từ A đến B rồi chạy ngược dòng từ B đến A với tổng thời gian là 4 giờ 48 phút. Biết vận tốc của xuồng máy so với nước là 20km/h, vận tốc của nước so với bờ sông là 5 km/h. Tính quãng đường từ A đến B. Câu 2: (5 điểm)Một ống chữ U chứa thuỷ ngân. Người ta đổ nước vào một nhánh đến độ cao 12,8 cm. Sau đó đổ vào nhánh kia một chất lỏng có khối lượng riêng là d1 = 8000N/m3, cho đến mực chất lỏng ngang mực nước. Tính độ cao cột chất lỏng trong bình, cho khối lượng riêng của nước là d2=10000N/m3, của thuỷ ngân là d = 136000 N/m3. Câu 3: (5 điểm)Hai bình nước giống nhau, chứa hai lượng nước như nhau. Bình thứ nhất có nhiệt độ t1 , bình thứ hai có nhiệt độ t2 = 3/2 t1. Sau khi trộn lẫn với nhau nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 25oC. Tìm các nhiệt độ ban đầu của mỗi bình. Câu 4; (5 điểm)Một nhiệt lượng kế có khối lượng m1 = 100g, chứa một lượng nước có khối lượng m2 = 500g ở cùng nhiệt độ t1 = 15oC. Người ta thả vào đó hỗn hợp bột nhôm và thiếc có khối lượng tổng cộng m = 150 g, đã được đun nóng tới 100oC. Nhiệt độ khi cân bằng là t = 17oC. Tinh khối lượng m3 của nhôm và m4 của thiếc trong hỗn hợp. Nhiệt dung riêng của chất làm nhiệt lượng kế, của nước, của nhôm, của thiếc lần lượt là c1 = 460J/kg.K, c2 =4200 J/kg.K, c3 = 900 J/kg.K, c4 = 230 J/kg.K ĐỀ SỐ 25: PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC Trường THCS Lý Thường Kiệt ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 (NĂM HỌC 2013 - 2014) Môn: Lý (Thời gian: 150 phút) Câu 1(4điểm): Một người dự định đi bộ về thăm quê, may nhờ được bạn đèo đi xe đỡ một quãng nên chỉ sau 2giờ 05phút đã về đến nơi. Biết vận tốc lúc đi bộ là 6km/h, lúc đi nhờ xe là 25km/h, đoạn đường đi bộ dài hơn đoạn đường đi xe là 2,5km. Hãy tính độ dài đoạn đường về thăm quê? Câu 2(4 điểm): Ba người đi xe đạp từ A đến B với các vận tốc không đổi. Người thứ nhất và người thứ hai cùng xuất phát một lúc với vận tốc tương ứng là V1 = 10km/h và V2 = 12km/h. Người thứ ba xuất phát sau hai người nói trên 30phút. Khoảng thời gian giữa hai lần gặp nhau của người thứ ba với hai người trước là t =1giờ. Tìm vận tốc của người thứ ba? Câu 3(3,5 điểm): Một xe tải chuyển động đều đi lên một cái dốc dài 4km, cao 60m. Công để thắng lực ma sát bằng 40% công của động cơ thực hiện. Lực kéo của động cơ là 2500N. Hỏi: a, Khối lượng của xe tải và lực ma sát giữa xe với mặt đường? b, Vận tốc của xe khi lên dốc? Biết công suất của động cơ là 20kW. c, Lực hãm phanh của xe khi xuống dốc? Biết xe chuyển động đều. Câu 4(4,5điểm): Một thau bằng nhôm có khối lượng 0,5kg đựng 2lít nước ở 200C. a, Thả vào thau nhôm một thỏi đồng có khối lượng 200g lấy ở lò ra thấy thau nước nóng lên đến 21,20C. Tìm nhiệt độ của thỏi đồng. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt ra ngoài môi trường. Biết nhiệt dung riêng của nước, nhôm, đồng lầ lượt là 4200J/kg.K; 880J/Kg.K; 380J/Kg.K b, Thực ra trong trường hợp này nhiệt lượng toả ra ngoài môi trường bằng 10% nhiệt lượng cung cấp cho thau nước. Tìm nhiệt lượng thực sự bếp cung cấp và nhiệt độ của thỏi đồng? c, Nếu tiếp tục bỏ vào thau nước một thỏi nước đá có khối lượng 100g ở 00C. Nước đá có tan hết không? Tìm nhiệt độ cuối cùng của hệ thống hoặc nước đá còn sót lại không tan hết? Biết cứ 1kg nước đá nóng chảy hoàn toàn thành nước ở 00C phải cung cấp cho nó một lượng nhiệt là 3,4.105J. ĐỀ SỐ 26: PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC Trường THCS HOÀNG VĂN THỤ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 8 (NĂM HỌC 2013 - 2014) Câu 1/(4đ) Hai vật chuyển động thẳng đều trên cùng một đường thẳng. Nếu chúng chuyển động lại gần nhau thì cứ sau 5 giây khoảng cách giữa chúng giảm 8 m. Nếu chúng chuyển động cùng chiều (độ lớn vận tốc như cũ) thì cứ sau 10 giây khoảng cách giữa chúng lại tăng thêm 6m. Tính vận tốc của mỗi vật. Câu 2/ (4 đ) Trong ruột của một khối nước đá lớn ở 00c có một cái hốc với thể tích V= 160 cm3.Người ta rót vào hốc đó 60g nước ở nhiệt độ 750C. Hỏi khi nước nguội hẳn thì thể tích hốc rỗng còn lại bao nhiêu ? Cho khối lượng riêng của nước là Dn = 1000kg/m3 và của nước đá là Dd = 900kg/m3 , nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và để làm nóng chảy hoàn toàn 1kg nước đá ở nhiệt độ nóng chảy cần cung cấp một nhiệt lượng là 3,36.105 J/kg. Câu /(4đ) Người ta dùng hệ thống ròng rọc để trục một vật cổ bằng đồng có trọng lượng P = 5340N từ đáy hồ sâu H = 10m lên (hình vẽ). Hãy tính: Lực kéo khi: Tượng ở phía trên mặt nước. Tượng chìm hoàn toàn dưới nước. Tính công tổng cộng của lực kéo tượn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBỘ ĐỀ THI HSG VẬT LÍ 8.doc
Tài liệu liên quan