Một số đề xuất, kiến nghị hoặc giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái

1. Giới thiệu chung về VQG Cúc Phương : 1

1.1.Lịch sử. 1

1.2. Đặc điểm tự nhiên.: 1

1.3. Dân cư. 4

1.4. Cơ sở hạ tầng. 5

2. Thực trạng khai thác và bảo tồn. 5

2.1 Hoạt động kinh tế dựa vào việc khai thác các tài nguyên tự nhiên hoặc nhân văn. 5

2.2. Hoạt động của du lịch diễn ra tại khu vực trong giai đoạn 10 năm trở lại (1994-2004). 7

2.3 Các hoạt động mang tính chất bảo tồn các tài nguyên phục vụ DLST. 9

3. Vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với DLST tại khu vực. 14

3.1 Chính quyền địa phương 14

3.2 Các tổ chức quốc tế: 16

3.3 Các công ty du lịch (hệ thống nhà hàng ,khách sạn). 18

3.4 Người dân địa phương 20

4. Những khó khăn trong việc triển khai hoạt động DLST ở khu vực : 21

4.1. Về phía chính quyền, người dân, nhà kinh doanh du lịch, các tổ chức nước ngoài: 21

4.2. Khó khăn về các điều kiện tự nhiên, văn hóa và xã hội 24

5. Mục tiêu,chính sách và phương hướng thực hiện du lịch nói chung và phát triển du lịch sinh thái tại khu vực : 25

5.1/Chiến lược phát triển chung: 25

5.2/Các mục tiêu đặt ra: 26

5.3/ Các chính sách đề ra nhằm đạt được mục tiêu: 27

5.4/ Phương hướng thực hiện: 28

6.Một số đề xuất, kiến nghị hoặc giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái : 29

6.1/ Làm gì để thực hiện tốt công tác bảo tồn các tài nguyên có sẵn và khắc phục những khó khăn : 29

6.2/ Xây dựng hình ảnh tốt về khu vực để nhấn mạnh vai trò của du lịch sinh thái (hoạt động Marketing ): 31

 

 

 

 

doc35 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3035 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số đề xuất, kiến nghị hoặc giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tudoelongata),...      Với sự giúp đỡ trực tiếp của các chuyên gia người Anh là Tim McCormack, trưởng nhóm nghiên cứu thực địa (Hiệp hội Bảo tồn động thực vật hoang dã), trong thời gian tới trung tâm sẽ xây dựng các hạng mục công trình để diễn giải về các loài rùa phục vụ du khách đến thăm vườn và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về trách nhiệm bảo tồn rùa. Ngoài ra còn hàng loạt chương trình bảo tồn khác như: chương trình bảo tồn tê tê Châu Á của VQG Cúc Phương, chương trình bảo tồn các loài nai, hoẵng, chim… Bên cạnh đó, VQG xây dựng được một vườn thực vật 167 ha để trồng rừng, chăm sóc và bảo tồn hàng trăm loại cây quý hiếm của Cúc Phương cũng như một số vùng khác, trong đó có: 210 loài cây gỗ bản địa, 85 loài cây thuộc họ ráy, 20 loài cây ăn quả, 15 loại tre trúc, 15 loại tre dừa. Đặc biệt tất cả các loài cây lấy gỗ của Cúc Phương như gió bầu, chò chai, chò chỉ, vàng anh, trường, gội, nang trứng … đều được theo dõi cẩn thận từ khâu hạt giống đến khi cây xuất vườn ươm.Theo chị Nguyễn Thị Thuỷ- tổ trưởng vườn ươm khẳng định:” Hơn 80% số các loài cây trong vườn thực vật sinh trưởng tốt, một số cây đã cho quả như vải guốc, hồng bì rừng, ôrô…. Trong tương lai đây sẽ là một cơ sở cung cấp giống cho các chương trình trồng rừng trên bản địa.” Ngoài ra, dự án bảo tồn vùng núi đá vôi Cúc Phương- Pu Luông thực hiện năm 2002-2006 với tổng kinh phí 1.306.000 USD( được tài trợ bởi World Bank/ GEF, AECI, BM2; do FFI, DED, FUNDESO điều hành và cơ quan thực hiện là FFI, Cục KL, DED, FUNDESCO.) đã thành lập được một khu bảo vệ các loài thực vật hiện có ở vùng núi đá vôi cũng như tăng cường hiện trạng bảo tồn loài voọc mông trắng và xây dựng sự ủng hộ của cộng đồng trong công tác bảo tồn vùng núi đá vôi. Trung tâm đào tạo Cúc Phương được thành lập năm 1994 tại VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình. Sau 4 năm đầu hoạt động đã có 364 học viên được đào tạo về bảo tồn ĐDSH qua 15 khoá đào tạo do chuyên gia lâu năm và các nhà khoa học của quốc tế và Việt Nam tham gia giảng dạy, được đánh giá có hiệu quả về chi phí và chất lượng tốt. Với các hoạt động tương tự tại 2 trung tâm đào tạo khác là VQG Bạch Mã( Miền Trung) và VQG Cát Tiên( Miền Nam), dự án giúp đào tạo về bảo tồn ĐDSH cho khoảng 1.200 cán bộ lâm nghiệp của Chính phủ, đặc biệt cho hệ thống khu bảo tồn Việt Nam. Hiện nay, trung tâm Cúc Phương vẫn đang tiếp tục hàng loạt chương trình đào tạo. Lực lượng kiểm lâm là một trong những người đóng vai trò quan trọng công tác bảo vệ rừng. Lực lượng kiểm lâm VQG thường xuyên bám rừng , tổ chức các đợt tuần tra kiểm soát để ngăn ngừa kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ và phát triển rừng . Triệt phá các tụ điểm khai thác tài nguyên rừng trái phép, đặc biệt là xây dựng mạng lưới quần chúng tham gia vào công tác bảo vệ rừng . Việc đào tạo nâng cao trình độ cùng số lượng của lực lượng kiểm lâm là cần thiết. Tính đến năm 2005 số lượng kiểm lâm trên 1000 ha ở rừng Cúc Phương là trên 5 người,với trình độ đạt mức cao trong cả nước. Họ đã góp phần trong việc giảm tối đa các hoạt động săn bắt và chặt phá rừng trái phép. Tuy nhiên, yêu cầu của việc bảo tồn rừng không chỉ dừng lại ở đó, Ban quản lý VQG cần có thêm biện pháp nhằm nâng cao số lượng cũng như trình độ của cán bộ kiểm lâm hơn nữa. (Tetiaryeducation: tốt nghiệp cấp 3; secondaryeducation: tốt nghiệp cấp 2;Worker: công nhân) Bên cạnh đó ban quản lý rừng còn tổ chức nhiều cuộc hội thảo và mở các lớp học trong trường nhằm đào tạo về kiến thức và kĩ năng bảo vệ đa dạng sinh học. Người dân địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ rừng. Chính họ là những người sống với rừng, hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên của rừng, vì thế một mặt họ cũng có các hoạt động tham gia giữ rừng và bảo vệ rừng. Nếu bạn đi tham quan VQG thì trên đường đi bạn sẽ bắt gặp các bia tưởng niệm người dân Mường đã tham gia giữ rừng. Hiện nay khi người dân đã dần ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ rừng thì họ cũng ngày càng tích cực tham gia vào việc trồng và chăm sóc rừng. (Nguồn: Cục BVMTvà UNDP(2003),Tordoffetal.(2004), World Bank(2004) ) 3. Vai trò của các tổ chức, cá nhân đối với DLST tại khu vực. Vườn quốc gia Cúc Phương có 3 nhiệm vụ chính là: bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, và du lịch sinh thái. Để đảm bảo tốt được ba nhiệm vụ trên thì cần sự góp sức không chỉ của ban quản lý rừng, các tổ chức quốc tế mà còn phải có cả chính quyền địa phương, người dân và các công ty kinh doanh du lịch. 3.1 Chính quyền địa phương Chính quyền địa phương nơi có tài nguyên về DLST ngoài những nhiệm vụ về quản lý hành chính đất đai ở địa phương đó ra thì còn phải có trách nhiệm quản lý tài nguyên thuộc địa phận này. Địa phương đưa ra những chính sách về quy hoạch và phát triển cho du lịch địa phương mà không ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị sinh học của rừng. Cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động du lịch trên là sở du lịch. Chính quyền địa phương có vai trò rất lớn trong việc phát triển, định hướng cho DLST tại bất kì khu vực nói chung và rừng Cúc phương nói riêng. Đồng thời có sự phối kết hợp giữa chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế và ban quản lý rừng.Chính quyền địa phương ở đây là tỉnh Ninh Bình và trực tiếp hơn nữa là các xã ( Cúc Phương, Yên Nghiệp, Thạch Lâm ) là những cơ quan trực tiếp quản lí và ban hành các chính sách, cấp vốn và các quy định của nhà nước trong việc bảo tồn và phát triển DLST tại rừng Cúc Phương. Tuy nhiên vai trò chủ yếu của chính quyền địa phương tại đây là bảo tồn động thực vật quý hiếm do vậy dù mục đích phát triển DLST là rất tốt nhưng nó cũng nằm trong mức kiểm soát nhất định. Chính vì vậy chính quyền địa phương tại tỉnh Ninh Bình có quyền quyết định các phương thức phát triển DLST tại rừng Cúc Phương phù hợp với việc vảo tồn và phát triển kinh tế cho tỉnh và địa phương . Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên trách nhiệm của tỉnh Ninh Bình trong việc kiểm soát các hoạt động DLST là rất to lớn và cần thiết đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương 3 xã Cúc Phương, Yên Nghiệp, Thạch Lâm với tỉnh Ninh Bình cũng như với các tổ chức quốc tế về bảo tồn và phát triển DLST tại đây ( vì ba xã đều nằm trong khu vực vườn quốc gia nên việc kiểm soát và bảo vệ là rất thuận tiện ). Ban quản lý rừng là một tổ chức bộ máy có 3 đơn vị trực thuộc và 3 phòng ban tham mưu giúp việc cho giám đốc; ban giám đốc có một giám đốc và 2 phó giám đốc. Đội ngũ các bộ nhân viên đã được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương ,các ban ngành đoàn thể(công đoàn, phụ nữ, thanh niên…) cùng phối hợp hoạt động. Lực lượng kiểm lâm được trang bị tốt cả về vật chất kỹ thuật lẫn đời sống sinh hoạt. Thời gian qua, chính quyền địa phương đã phối hợp với chi cục kiểm lâm triển khai có hiệu quả chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc(chương trình 327),chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng(chương trình 661) trên địa bàn, nâng độ che phủ từ 16% năm 80 lên 23% hiện nay. Ngoài ra còn phổ biến chế độ chính sách pháp luật về lâm nghiệp, nâng cao ý thức người dân về rừng và bảo vệ rừng, chấm dứt được tình trạng phá rừng tự nhiên trên núi đá kéo dài nhiều năm, đặc biệt là vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương. Không để xảy ra các vụ khai thác rừng, phá rừng, cháy rừng lớn tạo ra điểm nóng, phối hợp với lực lượng kiểm lâm kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lâm sản qua địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao. Giai đoạn1999_2000, bình quân mỗi năm tịch thu 10 tấn động vật hoang dã, hàng nghìn m3 gỗ, trong đó có nhiều loại quý hiếm thu nộp ngân sách mỗi năm 3 tỉ đồng (năm 2006 chi cục đã nộp cho ngân sách 2 tỉ đồng) bảo vệ rừng đạt kết quả cao đó chính là kết quả của sự phối hợp, liên kết giữa chính quyền địa phương với ban quản lý rừng. Tỉnh Ninh Bình là nơi đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc phát triển DLST tại tỉnh góp phần giúp nâng cao đời sống nhân dân địa phương . Đồng thời tỉnh là nơi hỗ trợ lớn nhất để phát triển các mô hình DLST về vốn, nhân lực, khoa học cũng như các chính sách phát triển để làm kinh tế phù hợp với việc khai thác các yếu tố tự nhiên và văn hóa của địa phương. Chính quyền đã có những chính sách phát triển mang tầm chiến lược, phát triển DLST một cách bền vững. - Phát triển cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào phát triển xây dựng đường giao thông, các dự án về đạo tạo và giáo dục, trường học , hệ thống y tế trạm xá. - Kiện toàn bộ máy quản lý và hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý khai thácDLST. Chi cục kiểm lâm giúp UBND tỉnh ,sở NN&PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về rừng ở địa phương, đồng thời cũng là cơ quan thừa hành pháp luật về quản lý, bảo vệ, và phát triển rừng ,quản lý lâm sản(theo nghị định 119 CP ) - Phát triển nguồn nhân lực du lịch đặc biệt là lực lượng kiểm lâm viên, lực lượng hướng dẫn viên. - Tuyên truyền quảng bá du lịch. Đây là một hoạt động hết sức quan trọng, đòi hỏi một quá trình lâu dài với những hướng đi đúng đắn. 3.2 Các tổ chức quốc tế: Các tổ chức quốc tế cũng góp phần rất quan trọng trong việc giúp tỉnh bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm cũng như tạo nền tảng phát triển DLST tại địa phương. Họ là các tổ chức xuyên quốc gia với mục đích là bảo tồn hệ động thực vật quý hiếm, các di sản văn hóa thế giới; rừng Cúc phương cũng là nơi tập trung khá nhiều các tổ chức phi chính phủ. Các tổ chức quốc tế có những điều kiện về khoa học, kỹ thuật, vốn nên họ có khả năng tài trợ cho vườn trong việc bảo tồn động thực vật cũng như những di sản văn hóa nhằm giúp phát triển DLST. Họ là những tổ chức phi chính phủ do vậy hoạt động của họ không mang tính lợi ích cá nhân nên rất được thế giới coi trọng và tin tưởng . Tuy nhiên họ cũng chỉ có những quyền hạn nhất định đối với nơi họ tài trợ. Hoạt động của các tổ chức này tuy độc lập nhưng họ cũng phải tuân thủ luật pháp của địa phương đó. Nói tóm lại họ chỉ được giúp đỡ về vốn , nhận thức, khoa học kĩ thuật để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển về DLST của địa phương . Vườn quốc gia Cúc Phương có đa dạng sinh học cao và phong phú đã thu hút không chỉ một lượng lớn khách du lịch mà còn có các nhà nghiên cứu khoa học đến từ nhiều nước và từ nhiều tổ chức quốc tế. Hiện đã có 5 dự án hợp tác quốc tế đã được triển khai và thực hiện tốt: - Dự án tăng cường vườn quốc gia của tổ chức IUCN với số tiền tài trợ là 131.000 USD là bước khởi đầu tốt đẹp cho sự hợp tác quốc tế ở vườn. - Dự án chương trình bảo tồn vườn quốc gia hợp tác với hội bảo vệ động thực vật Frank Furt với nguồn ngân quỹ quyên góp 400.000 USD đã bổ sung đáng kể phương tiện hoạt động cho lực lượng kiểm lâm và thiết bị nghiên cứu khoa học. Đặc biệt dự án này đã xây dựng được một trung tâm cứu hộ các loài linh trưởng quý hiếm với lượng loài nuôi nhốt lớn nhất trên thế giới gây xôn xao trong giới khoa học trong và ngoài nước. - Dự án bảo tồn Cúc Phương hợp tác với tổ chức động thực vật thế giới (FFI) với số tiền là 412.120 USD đã giúp vườn cơ bản điều tra về văn hoá, dân sinh, kinh tế vùng đệm. Đặc biệt là đã xây dựng được một chương trình giáo dục bảo tồn rộng khắp ở các trường học quanh vườn. Dự án này còn phối hợp với vườn điều tra nghiên cứu bước đầu về một số loài động vật lưỡng cư, bò sát,… - Dự án bảo tồn đa dạng sinh học với nguồn tài trợ kinh phí của quỹ bảo vệ động vật thế giới .Dự án đã xây dựng được một trung tâm đào tạo đa dạng sinh học khang trang. Đây là trung tâm đa dạng sinh học đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á và đã đào tạo được hàng trăm học viên là các bộ trong ngành. Kết quả đào tạo được bộ và các chuyên gia đánh giá cao. Đây là một đóng góp đáng kể trong việc nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học ở nước ta, nó đã làm thay đổi hẳn cách nghĩ cách làm ở cơ sở theo chiều hướng tiến bộ hoà nhập với thế giới. - Vườn còn hợp tác với trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốcgia -trường đại học Illinois ở Chicago nghiên cứu về tiềm năng cây dược liệu quý vườn quốc gia Cúc Phương, phương hướng sử dụng và bảo tồn nó. Dự án này có ý nghĩa quan trọng đối với nền y học và sức khoẻ con người . Thông qua các dự án trên đã giải quyết được nhiều vấn đề mang tính chất chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển rừng đội ngũ cán bộ của vườn theo đó cũng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng .Đồng thời kinh phí tài trợ của dự án này lên đến trên một triệu đô la. Đây là một lượng tiền không nhỏ đối với một vườn quốc gia trong việc bổ sung cơ sở hạ tầng và trang thiết bị công tác.Có thể nói trong mười năm đổi mới vừa qua sự nghiệp nghiên cứu khoa học ở vườn đã phát triển một cách bước nhảy vọt, mở ra hướng mới làm cơ sở bảo tồn bền vững góp phần quan trọng vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học nước nhà nói chung.Đồng thời các dự án trên có tính giáo dục cộng đồng rất cao,các dự án này đã đến được với người dân, giúp cho họ có những nhận thức đúng đắn về việc bảo vệ rừng. Có được thành quả đó chính là sự hoạt động rất có hiệu quả của các dự án nghiên cứu khoa học của các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Cúc Phương. 3.3 Các công ty du lịch (hệ thống nhà hàng ,khách sạn). Các nhà kinh doanh du lịch là một trong những mắt xích không thể thiếu trong hệ thống kinh doanh các sản phẩm du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái. Một địa phương muốn phát triển du lịch sinh thái ngoài những ưu thế về đa dạng sinh học thì cần phải có những dịch vụ du lịch đi kèm với chất lượng tốt, hệ thống nhà hàng, khách sạn cơ sở hạ tầng cần được trang bị tốt. Quan hệ giữa các mắt xích trong hệ thống luôn là quan hệ win-win (đôi bên cùng có lợi). Các công ty du lịch đóng góp tài chính cho chính quyền sở tại, những nơi quản lý tài nguyên bằng các khoản thuế và lệ phí thu được từ hoạt động DLST. Các công ty du lịch đã đóng góp một phần quan trọng trong việc quảng bá du lịch địa phương, tiếp thị hình ảnh du lịch đồng nghĩa với việc quảng bá cho thương hiệu công ty. Họ cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ nhất về địa điểm thăm quan bằng tờ rơi, hội thảo… và những kiến thức cơ bản khi đi du lịch sinh thái giúp cho khách du lịch không bị lúng túng trong chuyến đi. Đồng thời cũng giúp cho họ nâng cao kiến thức sinh thái, có thái độ tôn trọng môi trường. Họ tổ chức và quản lý các tour du lịch. Đây là một phần quan trọng trong DLST bởi ngoài những mục đích kiếm lợi nhuận ra thì các tour này luôn mang tính giáo dục cao, làm cho du khách nhận biết được những giá trị của thiên nhiên, khuyến khích người dân giữ gìn được bản sắc dân tộc mình.Vì vậy các công ty du lịch cần một lực lượng hướng dẫn viên có chất lượng, có kiến thức sâu rộng về du lịch sinh thái. Họ là người thay mặt công ty du lịch trực tiếp quản lý tour. Hình ảnh của các công ty du lịch phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng này. Kết thúc tour, các công ty du lịch luôn mong muốn khách du lịch đóng góp ý kiến cho chuyến đi. Đó thực sự là những thông tin đáng giá để họ có thể thay đổi phù hợp với mong muốn của khách du lịch. Nhắc đến các công ty du lịch chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của các hướng dẫn viên du lịch vì chính họ là những người trực tiếp cung cấp thông tin và hướng dẫn chúng ta thực hiện các hoạt động DLST. Hay nói cách khác họ chính là tấm gương rõ nét nhất, gần gũi nhất với khách du lịch vì thế vai trò của các công ty du lịch ở đây là đào tạo cho đội ngũ hướng dẫn viên của họ có trình độ và kinh nghiệm. Có thể nói các công ty kinh doanh về du lịch là những công ty thân thiện với môi trường bởi nếu không có những giá trị đa dạng sinh học, những nét đặc trưng văn hoá thì sẽ không thể thu hút khách du lịch đến với các tour. Vì vậy họ cũng đóng góp một phần đáng kể vào việc bảo vệ sự nguyên sơ của những cánh rừng như Cúc Phương. Hiện nay hầu hết tất cả các công ty du lịch đều đưa rừng Cúc Phương vào trong phần giới thiệu của họ như một minh chứng sống động nhất về sự hợp tác của các công ty du lịch. Ngoài ra họ còn là những nhà đầu tư vào các dự án về du lịch, giúp nâng cao vị thế du lịch của địa phương. Các công ty du lịch thì thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh nhà hàng, khách sạn, tổ chức các tour tham quan. Vì vậy trong quá trình phát triển du lịch nói chung, DLST nói riêng thì các công ty du lịch đóng một vai trò hết sức quan trọng.Từ các công ty du lịch như SaiGon touris, Ha Noi touris đều tổ chức các tour cho du khách trong và ngoài nước đi tham quan rừng với nhiều hình thức khác nhau : đi bộ, leo núi, thăm các động người xưa, đặc biệt là các tuyến du lịch mạo hiểm đi xem động vật hoang dã vào ban đêm,..các loại hình du lịch ngày càng đa dạng với nhiều tuyến du lịch phong phú.Giá cho một ngày đi khám phá rừng Cúc Phương thường là 35 USD/ngày từ Hà Nội về bao gồm các chi phí vận chuyển , vé tham quan, ăn trưa. Ngoài ra Ninh Bình có một hệ thống khách sạn nằm rải rắc từ trung tâm thành phố vào đến vườn quốc gia Cúc Phương như: khách sạn Thuỳ Anh với chất lượng hai sao-37 phòng, khách sạn Tràng An-24 phòng, khách sạn Hương Trà (2 sao) -77 phòng. Đặc biệt là có một khu tắm nước khoáng Cúc Phương nằm ngay trên địa phận tỉnh Nho Quan do công ty TNHH Xuân Hoà làm chủ đầu tư. Đây là loại hình du lịch sinh thái kết hợp với chăm sóc sức khoẻ. Trong khu tắm nước khoáng nóng này có các dịch vụ vật lý trị liệu, tẩm quất, massage, xông hơi…Tuy nhiên chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng hầu hết các khách sạn ở đây cao nhất vẫn chỉ là 2 sao,với số lượng phòng còn hạn chế, chất lượng chưa cao, đội ngũ nhân viên khách sạn vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp.Vì thế các tour của khách đến với Cúc Phương hầu hết chỉ diễn ra trong ngày. Ẩm thực Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng là một nét đẹp trong văn hoá và là một nét hấp dẫn trong du lịch Cúc Phương. Hệ thống các nhà hàng Hương Mai, Trâu Vàng,…với các món đặc trưng như cơm cháy, thịt dê, nem chua Yên Mạc…nhưng vẫn còn những nhà hàng ở xung quanh vườn quốc gia kinh doanh các loại thịt thú rừng quý hiếm. Các nhà hàng này cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn nữa của chính quyền địa phương, nếu không sự đa dạng của Cúc Phương sẽ bị xâm hại làm mất đi vẻ đẹp vốn có của khu rừng nguyên sinh này. 3.4 Người dân địa phương Việc nâng cao nhận thức cho người dân vùng đệm về tài nguyên rừng và giá trị đa dạng sinh học của VQG Cúc Phương có một vai trò hết sức quan trọng. Bởi họ chính là những nhân tố quan trọng đóng góp vào phát triển ngành DLST ở địa phương. Dân số vùng đệm của vườn vào khoảng 62000 người với trình độ văn hoá còn tương đối thấp, đời sống người dân còn nhiều khó khăn .Vì vậy trước đây vườn phải chịu một áp lực nặng nề về nhu cầu gỗ, củi, lương thực, lâm sản, nguồn thực phẩm hoang dã…Nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản săn bắt chim thú để đáp ứng nhu cầu cuộc sống đã trở thành tập quán xưa nay của người dân ở các vùng đặc biệt là bản Mường sống ở sâu trong rừng. Đứng trước những thách thức đó, hằng năm ban quản lý rừng đều đặn tổ chức các hội nghị phối hợp thực hiện các biện pháp này đi cùng với đó là các hình thức tuyên truyền, quảng cáo bằng tranh, ảnh, pano, áp phích, chiếu phim được phổ biến ở những nơi công cộng mục đích của những hoạt động này là giáo dục cho người dân địa phương biết được vai trò của họ trong công tác bảo vệ rừng đồng thời chính quyền đại phương đã di chuyển 185 hộ đồng bào Mường ra khỏi ranh giới vườn quốc gia, một số dự án nhỏ đã được triển khai: dự án làng du lịch sinh thái bản Khanh, dự án chuyển giao công nghệ nuôi ong, hươu, cải tạo vườn tạp, hỗ trợ hơn 100 triệu đồng giúp xã Cúc Phương xây dựng trường mầm non, thực hiện các chương trình xoá đói giảm nghèo….Mặt khác phát triển du lịch sinh thái đi kèm với các sản phẩm du lịch kéo theo sự phát triển các làng nghề truyền thống, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân nơi đây. Chính những lợi nhuận thu được từ các sản phẩm du lịch làm cho người dân nhận thức được những lợi ích mà việc phát triển du lịch sinh thái mang lại.Tuy nhiên ,vẫn còn một số lượng không nhỏ người dân có không hiểu đúng về sản phẩm du lịch.Với nỗ lực của chính quyền địa phương đến nay nhận thức của người dân vùng đệm về tầm quan trọng của công tác bảo vệ rừng đã được nâng lên một cách đáng kể. Người dân địa phương sẽ là lực lượng hướng dẫn viên tốt nhất cho du khách vì chính họ là những người hiểu biết nhất về tài nguyên tự nhiên của địa phương không phải bằng các nghiên cứu hay thí nghiệm mà từ những kinh nghiệm thực tế.Do vậy chúng ta cần kéo người dân địa phương vào các hoạt động kinh tế cũng như bảo tồn bằng cách tạo công ăn việc làm cho họ và cùng chia sẻ lợi ích và chi phí với họ. Hầu hết trong số họ đã hiểu được rừng Cúc Phương thực sự là mái nhà chung của cộng đồng những người sống trong khu vực mỗi người dân đều có ý thức và trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ nó. Họ trở thành một thành viên tích cực trong các chiến dịch bảo vệ rừng và đa dạng sinh học của rừng. 4. Những khó khăn trong việc triển khai hoạt động DLST ở khu vực : 4.1. Về phía chính quyền, người dân, nhà kinh doanh du lịch, các tổ chức nước ngoài: ● Đối với các tổ chức chính quyền và ban quản lý rừng. Các tổ chức chính quyền là cơ quan có quyền hành quyết định trực tiếp trong các chính sách phát triển DLST tại rừng Cúc Phương cũng như các kế hoạch bảo tồn các loài động thực vật trong VQG. Tuy nhiên trong quá trình phát triển và đi vào hoạt động thì các cấp chính quyền địa phương vẫn gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định. Khó khăn phải nói đến đầu tiên là thiếu thốn về trang thiết bị hiện đại và cần thiết trong việc bảo tồn và phát triển các loài động thực vật _là những thứ thu hút khách du lịch khi đến với rừng. Tuy nhiên do vẫn còn những khó khăn về vốn cũng như các trang thiết bị cần thiết mà việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý không được đảm bảo nên dẫn đến việc động thực vật không được bảo tồn tốt dẫn đến sự suy giảm về số lượng. Thiếu các kiến thức sâu rộng về rừng, không hiểu biết rõ về DLST cũng như mong muốn của khách du lịch về tham quan cảnh quan thiên nhiên từ đó có định hướng sai trong phát triển DLST tại Cúc Phương. Hạn chế về mặt nhân sự. Hiện nay đội ngũ nhân viên còn ít và làm việc chưa hiệu quả trong việc bảo tồn và cho sự phát triển của rừng Cúc Phương. Tổ chức quy trình tham quan không hợp lý là điều dễ nhận thấy nhất. Trung tâm thông tin, nơi chứa đựng toàn bộ thông tin cần thiết cho du khách nằm phía trước, khá xa cổng chào- trạm kiểm soát đầu tiên( cũng là nơi bán vé). Bố trí như vậy dẫn tới tình trạng khách đều tới cửa rừng, mua vé rồi vào tham quan ngay, không ai vòng lại trung tâm thông tin nữa. Bởi vậy, du khách bỏ qua nhiều tài liệu chi tiết của Cúc Phương, không nắm được những thông tin bắt buộc như Nội quy thăm rừng. Đây cũng là nguyên nhân để nhiều khách đã vi phạm nội quy. Khách vào rừng đi lại tự do, không có HDV nên tình trạng vứt rác bừa bãi, chặt cây, gây ồn…không ai nhắc nhở trở nên phổ biến, nhất là du khách trong nước. Các chính sách phát triển DLST không còn phù hợp với ngày nay, nhất là khi chúng ta đã gia nhập WTO. Tuy hiện nay ban quản lý rừng đã quản lý chặt hơn việc săn bắt các loài động thực vật quý hiếm nhưng chưa chú trọng đến việc quản lý tiếng ồn đảm bảo yên tĩnh cho HST. Du lịch Cúc Phương không phải là du lịch giải trí, mà là du lịch để hưởng thụ thiên nhiên, do vậy phải biết yên tĩnh để hưởng thụ và bảo tồn nó. Đó là hai mặt quan hệ rất chặt chẽ mà bất cứ du khách nào tới Cúc Phương cũng cần biết. Ngân sách Nhà nước dành cho rừng Cúc Phương còn hạn hẹp vì vậy không đủ cho rừng thực hiện được các biện pháp đảm bảo tốt cho du lịch cũng như bảo tồn. Các con đường vào Cúc Phương đều không có biển báo hạn chế tốc độ và tiếng ồn, các thùng rác trong rừng cũng không có nắp đậy, các tuyến thăm quan trong khu rừng đều không có nhà vệ sinh cho du khách. Thiết nghĩ ngân sách của rừng Cúc Phương tuy còn hạn hẹp nhưng những vấn đề này là rất cần thiết cho việc bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch. Các nhà kinh doanh du lịch. Các nhà kinh doanh du lịch là một trong những nhân tố không thể thiếu trong việc giúp phát triển du lịch nói chung và DLST rừng quốc gia Cúc Phương nói riêng. Tuy nhiên ta cũng không thể phủ nhận họ vẫn còn nhiều hạn chế trong việc tổ chức các tour du lịch cũng như một số hoạt động du lịch. Việc thiếu các công ty cung cấp các chuyến du lịch đặc biệt trong những ngày lễ tết.Trong những ngày này lượng khách tăng lên đột biến nên khả năng cung cấp của các công ty du lịch là hạn chế. Vì vậy muốn đi trong những thời điểm đó du khách phải đặt vé trước với giá thành cao. Về HDV du lịch: vào mùa cao điểm, các công ty thường thiếu các HDV. Để đáp ứng đủ cho những đoàn đi thì trước đó họ đã chuẩn bị cho mình một đội ngũ đông đảo những nhân viên làm việc theo ngày hay là những cộng tác viên. Đội ngũ cộng tác viên này vào mùa được khai thác triệt để nhưng các công ty du lịch chưa hẳn đã hiểu rõ nguồn gốc và khả năng của họ đến đâu, nhiều khi chỉ qua lời giới thiệu, hay là trả lời qua loa là đã biết về du lịch cũng đủ để có vài tour kiếm thêm thu nhập. Vốn tiếng anh ít cũng là một hạn chế của các HDV du lịch nước ta nói chung và DLST nói riêng, khi mà một trong số đó là người bản địa .Ngoài ra sự thiếu trách nhiệm trong việc chỉ dẫn và quản lý các hoạt động của du khách . Có thể lấy ví dụ về việc các hướng dẫn viên chỉ đưa du khách đến rừng rồi vào trong nhà nghỉ gủ bỏ mặc du khách muốn làm gì và đi đâu tùy ý mà không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docH0118.doc
Tài liệu liên quan