Một số định hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thấu tại trung tâm truyền hình thương mại

 PHẦN I: Một số vấn đề về đấu thầu mua sắm hàng hoá ở Việt nam Trang

I Lýluận chung về đấu thầu 5

1 Một số khái niệm cơ bảnvề đấu thầu 5

2 Phân loại đấu thầu 7

II Một số vấn đề chung về đấu thầu mua sắm thiết bị hàng hoá 10

1 Khái niệm 10

2 Sự cần thiết áp dụng đấu thầu mua sắm hàng hoá 10

3 Tính chất của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá 12

4 Một số nguyên tắccủa hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá 13

5 Đặc điểm của đấu thầu mua sắm thiết bị phát thanh truyền hình 14

III Nội dung của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá 14

1 Điều kiện thực hiện đấu thầu 14

2 Qui trình tổ chức đấu thầu 15

 PHẦN II: Thực trạng hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá tại trung tâm truyền hình thương mại 19

I Giới thiệu chung về trung tâm 19

1 Quá trình hình thành về phát triển của trung tâm truyền hình thương mại 19

2 Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của trung tâm truyền hình thương mại 21

3 Mô hình tổ chức quản lý trung tâm truyền hình thương mại 22

4 Các hoạt động kinh doanh của trung tâm 24

 

II

Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đấu thầu tại trung tâm

24

1 Đặc điểm thiết bị phát thanh truyền hình 24

2 Đặc điểm khách hàng của trung tâm 24

3 Đặc điểm tài chính – tình hình tài chính của trung tâm 25

4 Đặc điểm lao động của trung tâm 25

5 Các đặc điểm khác của ngành 25

III Kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá của trung tâm 27

1 Tình hình thực hiện đấu thầu của trung tâm trong những năm gần đây 27

2 Qui trình triển khai công tác đấu thầu mau sắm hàng hoá tại trung tâm. 27

3 Kết quả và hiệu quả kinh doanh của trung tâm 32

 PHẦN III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại trung tâm thương mại. 40

I Một số định hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thấu tại trung tâm truyền hình thương mại 40

1 Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong nhiều năm tới 41

2 Định hướng phát triển của trung tâm trong giai đoạn tới 41

 

3 Những thời cơ và thách thức đối với trung tâm truyền hình thương mại 41

 

4 Đánh giá tình hình thực hiện đấu thầu tại trung tâm truyền hình thương mại 45

II Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá tại trung tâm 47

1 Giải pháp vĩ mô 47

2 Một số giải pháp vi mô 50

 Phụ lục:Bảng thống kê các hợp đồng nhận thầu 58

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số định hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thấu tại trung tâm truyền hình thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trước công ty về tổ chức điều hành hoạt động của trung tâm, trực tiếp điều hành, lãnh đạo quản lý chung toàn bộ hoạt động của trung tâm. Ban Giám đốc trung tâm gồm có một giám đốc và hai phó giám đốc. + Giám đốc : Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chung các hoạt động của trung tâm, là người đại diện hợp pháp và duy nhất của trung tâm tham gia ký kết các hợp đồng kinh tế với các bạn hàng, nhà cung cấp và khách hàng. + Phó giám đốc kiêm trưởng phòng kế toán : Phụ trách các hoạt động kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại đơn vị, hướng dẫn chuyên môn và kiểm tra các nghiệp vụ về kế toán tại trung tâm theo đúng chức năng và đúng pháp lệnh thống kê, kế toán mà nhà nước ban hành, + Phó giám đốc phụ trách tổ chức hành chính : Thực hiện các nhiệm vụ của giám đốc giao cho, quản lý công tác hành chính của trung tâm. - Phòng kinh doanh : Có chức năng giúp ban giám đốc tổ chức việc kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với khách hàng. Ngoài ra tham mưu cho giám đốc về các nghiệp vụ hoạt động kinh doanh và quản lý chất lượng hàng nhập khẩu của trung tâm, thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch bán hàng. - Phòng tổ chức hành chính : Giúp ban giám đốc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý lực lượng lao động nhằm sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động của trung tâm, quản lý cán bộ công nhân viên, theo dõi và thực hiện các chế độ tiền lương, lập kế hoạch tiền lương hàng tháng cho lao động. Phòng này còn thực hiện công tác hành chính của trung tâm, quản lý và sử dụng hợp lý các chứng từ, chứng chỉ của trung tâm (con dấu và chức danh của trung tâm) quản lý hồ sơ tài liệu của Nhà nước và của trung tâm. - Phòng tài chính kế toán : Thực hiện các chức năng giám đốc về mặt tài chính. Tổ chức công tác kế toán, thực hiện việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của trung tâm, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính hàng kỳ gửi công ty. Ngoài ra phòng tài chính kế toán còn phân tích các hoạt động kinh doanh ở trung tâm, tham mưu đề xuất cho ban giám đốc trung tâm các giải pháp hữu hiệu, các quyết định thích hợp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của trung tâm. - Phòng nhập khẩu: Có chức năng nhiệm vụ khai thác các nhu cầu về vật tư thiết bị truyền hình phục vụ cho ngành truyền hình Việt nam trên cơ sở đó tìm kiếm các thị trường nước ngoài đã ký kết các hợp đồng nhập khẩu (đối với các đơn vị trong ngành truyền hình). 4. Các hoạt động kinh doanh của Trung tâm: Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại phục vụ sự nghiệp phát triển Ngành phát thanh, truyền hình. - Danh mục máy móc thiết bị nhập khẩu: + Hệ thống máy phát hình mầu do các hãng NEC ,TOSHIBA (Nhật Bản),HARRIS(Mỹ)…sản xuất. + Tháp ANTEN do úc sản xuất. + Hệ thống sản xuất chương trình. + Xe truyền hình lưu động. + Hệ thống thiết bị âm thanh ánh sáng. + Đầu thu kỹ thuật số. …. II. Đặc điểm của trung tâm : 1. Đặc điểm thiết bị phát thanh truyền hình : Trung tâm truyền hình thương mại chuyên sản xuất và kinh doanh các thiết bị phục vụ cho ngành phát thanh - truyền hình Việt Nam. Hầu hết thiết bị của đài truyền hình Việt Nam đều do trung tâm truyền hình thương mại cung cấp theo từng giai đoạn phát triển của công nghệ truyền hình mới góp phần nâng cao chất lượng kỹ thuật làm phong phú và hấp dẫn cho các chương trình của đài truyền hình Việt Nam. Ngoài ra trung tâm còn tham gia cung ứng các thiết bị kỹ thuật Phát thanh - Truyền hình cho các đài địa phương trong cả nước và cho các cơ quan đơn vị ngoài ngành. Thiết bị phát thanh - truyền hình có thể nói là loại hàng hoá đặc biệt có đặc điểm là kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, mang tính đồng bộ cao đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ kiến thức trong lĩnh vực phát thanh truyền hình. Hiện nay trên thế giới công nghệ phát thanh - truyền hình không ngừng đổi mới phát triển đòi hỏi Nhà nước cần có sự đầu tư nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phát thanh truyền hình của các nước tiên tiến trên thế giới để áp dụng phù hợp với điều kiện phát triển của ngành truyền hình Việt Nam. 2. Đặc điểm khách hàng của trung tâm : + Nhóm khách hàng là các đài phát thanh - truyền hình địa phương trên toàn quốc. Nhóm khách hàng này có đặc điểm chủ yếu như sau : ++ Khối lượng hàng mua một lần lớn tuy nhiên tần suất mua lại thấp. ++ Quan tâm nhiều đến chất lượng, xuất xứ hàng hoá. ++ Khả năng thanh toán là chắc chắn nhưng thời hạn thanh toán là tương đối dài. ++ Quyết định mua hàng do cơ quan chủ quản là UBND Tỉnh, Thành phố chỉ đạo. + Nhóm khách hàng là các đại lý và người tiêu dùng : ++ Chiếm một phần rất nhỏ ằ 1á3% trong doanh thu của trung tâm, nhóm khách hàng này thường quan tâm đến chất lượng - giá cả sản phẩm,% chiết khấu , thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng, các dịch vụ sau bán hàng, ... và chịu sự tác động lớn của các hoạt động kích thích tiêu thụ. Đặc điểm tài chính - Tình hình tài chính của trung tâm : Bảng tình hình vốn kinh doanh của trung tâm Đơn vị : Triệu đồng Vốn Năm 2001 Tỷ trọng (%) Theo cơ cấu Vốn cố định Vốn lưu động 6.125 974 5.151 100 16 84 Theo nguồn Vốn tự có Ngân sách cấp Vốn vay 6.125 3.106 2.396 623 100 51 39 10 * Tài khoản và ngân hàng hoạt động + Tài khoản nội tệ : 431.101.000.178 Ngân hàng Nông nghiệp Hà Nội 710 A 00283 – Chi nhánh Ngân hàng Công thương Thành phố khu vực Ba Đình. + Tài khoản ngoại tệ ( USD ) 710 B 00283 Trung tâm truyền hình thương mại có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là kinh doanh xuất nhập khẩu (chủ yếu là nhập khẩu), lắp đặt và chuyển giao công các máy móc thiết bị chuyên dụng thuộc lĩnh vực phát thanh truyền hình. Do vậy vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn sản xuất kinh doanh của trung tâm chiếm 84%, vốn cố định của trung tâm phần lớn là nhà cửa trang thiết bị văn phòng phục vụ cho hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng nhỏ 16%. Hầu hết nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm là vốn chủ sở hữu (chiếm 90%) điều này phản ánh hoạt động kinh doanh của trung tâm rất có hiệu quả nó cũng được thể hiện qua tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn là 51% 4. Đặc điểm lao động của trung tâm : Bộ máy quản lý của trung tâm truyền hình thương mại được tổ chức gọn nhẹ, đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Tổng số cán bộ công nhân viên của trung tâm là 48 người trong đó có 05 người là trình độ thạc sỹ, 37 kỹ sư tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng và 06 nhân viên phục vụ. Đội ngũ cán bộ của trung tâm thể hiện tập thể có trình độ trí thức cao ,(trên 87% có trình độ đại học và trên đại học ) năng động trong công việc đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho Trung tâm. 5. Các đặc điểm khác của ngành : Phát thanh – truyền hình là ngành được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển các chiến lược phát triển tăng tốc, đặt ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong tương lai : “ Phấn đấu để mọi người dân trên toàn lãnh thổ Việt Nam xem được đồng thời các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam đạt tiêu chuẩn Quốc tế ” – Hầu hết các sản phẩm trong lĩnh vực này đều do các doanh nghiệp trong ngành cung cấp, môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực phát thanh truyền hình là không gay gắt, các đối thủ cạnh tranh của trung tâm chỉ có một số ít các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đối với một số sản phẩm như : Hệ thống Ăng ten povabol, đầu thu kỹ thuật số , ….. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi Việt Nam đã gia nhập AFTA, WTO, ... sẽ có nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, khi đó môi trường cạnh tranh sẽ rất khắc nghiệt. Để trụ vững và phát triển trong trong hoàn cảnh đó đòi hỏi trung tâm phải đầu tư, liên doanh, liên kết với các đối tác trong việc sản xuất thiết bị nhằm hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Xuất phát từ đặc điểm của ngành, Ban giám đốc trung tâm nhận thức rõ tầm quan trọng công tác đấu thầu trong hoạt động kinh doanh ,từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thắng thầu. III. Kết quả kinh doanh và tình hình thực hiện công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá của trung tâm : 1/ Tình hình thực hiện đấu thầu của trung tâm trong những năm gần đây : * Giai đoạn trước năm 1998 : Trước năm 1998 sản phẩm của trung tâm chủ yếu được tiêu thụ thông qua đơn đặt hàng trực tiếp từ các Đài trung ương và đài địa phương do vậy hoạt động kinh doanh của trung tâm thời kỳ đó là chưa phát huy được hiệu quả, việc tiêu thụ sản phẩm thường là bị động. * Giai đoạn từ năm 1998 đến nay : Hình thức tiêu thụ thông qua việc dự thầu mới chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1998 theo qui chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 43/ NĐ-CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ đã tham gia và trúng gói thầu đầu tiên là: Cung cấp lắp đặt hệ thống sản xuất chương trình truyền hình Đài phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long trị giá 1.995.000.000 đồng mà chủ đầu tư là Đài PT - TH Vĩnh Long - UBND Tỉnh Vĩnh Long cấp ngân sách, đã cho thấy những ưu thế của phương thức giao dịch này. Để phù hợp với thực tế Chính phủ đã ban hành Qui chế đấu thầu mới kèm theo Nghị định 88/NĐ-CP ngày 01/09/ 1999. 2/ Qui trình triển khai công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá tại trung tâm : Việc tổ chức hoạt động của một doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến cả quá trình tham gia dự thầu, khả năng thắng thầu cũng như hiệu quả thực hiện gói thầu là cao hay thấp. Tại trung tâm truyền hình thương mại, do đặc điểm các gói thầu trung tâm tham gia thường có qui mô vừa và nhỏ, thiết bị kỹ thuật nhập khẩu, sản phẩm mang tiêu chuẩn quốc tế cho nên bộ máy đấu thầu cũng được tổ chức một cách khá đơn giản và gọn nhẹ (theo sơ đồ dưới đây). Theo đó Giám đốc, Phó Giám đốc sẽ chỉ đạo thực hiện thông qua Trưởng các phòng chức năng đến các bộ phận phát thanh truyền hình trực tiếp thực hiện, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp từ trưởng các phòng chức năng hay Phó Giám đốc, Giám đốc trung tâm. Sơ đồ bộ máy thực hiện triển khai công tác đấu thầu Bộ máy thực hiện triển khai công tác đấu thầu : Giám đốc Trưởng phòng kinh doanh Phòng nhập khẩu Bộ phận thiết bị truyền hình Bộ phận thiết bị phát thanh + Qui trình triển khai công tác đấu thầu mua sắm hàng hoá tại trung tâm truyền hình thương mại có thể được khái quát qua sơ đồ sau : Sơ đồ 5: Tổ chức triển khai tham gia đấu thầu mua sắm hàng hoá của trung tâm Về mặt kinh tế Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh Chiến lược dài hạn của trung tâm Kế hoạch xây dựng cơ bản của trung tâm Nghiên cứu kế hoạch đấu thầu dài hạn Lựa chọn gói thầu phù hợp Lựa chọn đối tác liên doanh Dự sơ tuyển Chuẩn bị hồ sơ dự thầu N/C yêu cầu của Chủ đầu tư Về mặt kỹ thuật Phương thức xét thầu Về mặt kinh tế Phương thức thanh toán Bảo hành, bảo trì Giao nhận hàng hoá Các dịch vụ sau bán Xác định loại hàng hoá phu hợp đưa ra chao hàng Xác định giá bỏ thầu Đưa ra các điều kiện khác * Nghiên cứu kế hoạch đấu thầu : Trung tâm luôn xây dựng chiến lược, kế hoạch đấu thầu cho mình bằng những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn sao cho phù hợp với chiến lược kinh doanh, chiến lược tiêu thụ sản phẩm đã đề ra. Thông qua việc xây dựng kế hoạch giúp cho trung tâm có định hướng trong việc nhập khẩu thiết bị máy móc tránh gây ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. * Lựa chọn gói thầu và đối tác liên doanh phù hợp: Có nhiều khi Trung tâm đứng trước hàng loạt các thư mời thầu khác nhau nhưng không phải gói thầu nào Trung tâm cũng có thể tham gia do sự hạn chế về năng lực tài chính, kỹ thuật, do có sự khó khăn trong công tác nhập khẩu thiết bị cho một số loại hàng hoá đặc biệt của trung tâm. Chính vì vậy cần phải lựa chọn gói thầu sao cho phù hợp với khả năng của trung tâm là rất quan trọng, nó quyết định xác suất trúng thầu cũng như hiệu quả đem lại sau khi hoàn thành hợp đồng. Khi lựa chọn gói thầu trung tâm thường đối chiếu đặc điểm tính chất của gói thầu, yêu cầu của chủ đầu tư với khả năng về mọi mặt của mình đồng thời tính đến khả năng phải lựa chọn đối tác liên doanh hay nhà thầu phụ khi cần thiết. Nếu chọn được đối tác liên doanh tốt có thể nâng cao khả năng thắng thầu của trung tâm. Cơ sở cho việc lựa chọn đối tác là năng lực của họ về mọi mặt, quan hệ truyền thống với đối tác, thứ tự ưu tiên các tiêu chuẩn sẽ tuỳ theo từng gói thầu cụ thể. Trên thực tế công tác này ở trung tâm còn chưa được quan tâm đúng mức. * Chuẩn bị sơ tuyển: Đối với những gói thầu khi tham gia phải qua vòng sơ tuyển Giám đốc Trung tâm giao cho các phòng chức năng chuẩn bị hồ sơ dự tuyển theo đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu và nộp đúng hạn qui định. * Chuẩn bị hồ sơ dự thầu: Đây là giai đoạn quyết định sự thành bại của công tác đấu thầu (xác suất trúng thầu và hiệu quả hợp đồng đấu thầu mang lại), trong giai đoạn này trung tâm thường chú ý đến các nội dung chủ yếu sau: * Nghiên cứu yêu cầu của chủ đầu tư, yêu cầu của chủ đầu tư được xem xét trên các khía cạnh: +Yêu cầu của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật (chủng loại sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng…) + Nghiên cứu tiêu chuẩn xét thầu, phương thức xét thầu,thành phần hội đồng xét thầu… + Các điều kiện về mặt tài chính, thương mại mà chủ đầu tư đưa ra. * Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh- chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu của đối thủ cạnh tranh… - Đối chiếu hai nội dung trên với khả năng của trung tâm. - Sau khi nghiên cứu kỹ các nội dung trên trung tâm sẽ đi đến một số quyết định cuối cùng sau: + Xác định loại hàng hoá cụ thể phù hợp nhất để đưa ra chào hàng (và cùng một nhu cầu thiết bị nhưng có thể có rất nhiều sản phẩm cụ thể có thể sử dụng). + Xác định giá bỏ thầu hợp lý. + Đưa ra các điều kiện khác, cụ thể như điều kiện về phương thức thanh toán bảo hành bảo trì, giao nhận hàng hoá, dịch vụ hậu mãi… Trong đó nội dung xác định giá bỏ thầu có vai trò đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thắng thầu và hiệu quả kinh tế của hợp đồng thầu. Bên cạnh đó cũng kết hợp nghiên cứu chính sách của đối thủ cạnh tranh, tình hình cạnh tranh để đưa ra giá bỏ thầu phù hợp nhất. * Các hình thức đấu thầu mà Trung tâm tham gia: Trung tâm thường tham gia đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh, theo phương thức đấu thầu một túi hồ sơ, một giai đoạn điều này được giải thích thông qua một số nguyên nhân chính sau: Thứ nhất, do đặc điểm sản phẩm của trung tâm chủ yếu là sản phẩm đồng bộ, cung cấp cho những công trình có giá trị vừa phải, thích hợp với hình thức chào hàng cạnh tranh hay đấu thầu hạn chế (theo Quy chế đấu thầu, chào hàng cạnh tranh được áp dụng cho gói thầu có giá trị dưới 2 tỷ đồng – hay còn được gọi là gói thầu quy mô nhỏ). Thứ hai, (đây có thể được coi là nguyên nhân chủ yếu) đó là do đặc điểm của sản phẩm, của ngành PT - TH, trung tâm trực thuộc Công ty Đầu tư Phát triển Công nghệ truyền hình Việt Nam quản lý do vậy các dự án đầu tư của ngành thường do đài truyền hình Việt Nam đứng ra làm chủ đầu tư nên có sự ưu tiên nhất định đối với các đơn vi trong ngành, các nhà thầu được mời tham dự thường là các đơn vị trong ngành và một số liên doanh. * Về giá trị các gói thầu: Do đặc điểm của sản phẩm cũng như tính chất, quy mô của công trình xây dựng trong ngành PT - TH nên giá trị gói thầu thường không lớn như trong ngành xây dựng mà chỉ ở mức dưới 10 tỷ đồng (đa số là các gói thầu quy mô nhỏ). 3. Kết quả và hiệu quả kinh doanh của trung tâm : 3.1/ Kết quả kinh doanh của trung tâm trong thời gian gần đây : Kể từ khi được thành lập cho đến nay, Trung tâm truyền hình thương mại đã không ngừng đổi mới mọi mặt về thiết bị, dây chuyền lắp ráp điện tử hiện đại, nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ, nhân viên và do đó đã thu được những kết quả khả quan. Có thể thấy kết quả kinh doanh của Nhà máy một cách tổng quát nhất thông qua Bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong năm năm gần đây: Bảng 1: Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: triệu đồng. TT Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1 Tổng doanh thu chưa thuế 139541 163046 145596 149715 2 Các khoản giảm trừ 2795 4154 1980 1094 3 Doanh thu thuần 136743 158892 143608 148621 4 Tổng chi phí 129450 149316 134232 139775 5 Tổng LN thuần trước thuế 7296 9576 9376 8846 6 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2554 4352 1983 3053 7 Lợi nhuận thuần sau thuế 4742 5224 7393 5793 Bảng 2: Bảng so sánh các chỉ tiêu qua các năm Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Đ.vị 1998 1999 2000 2001 Tổng doanh thu Trđ 139541 163046 145596 149715 Tăng DT nămN/N-1 Trđ _ 23505 -17450 4119 LN thuần sau thuế Trđ 4742 5224 7393 5793 Tăng LN nămN/N-1 Trđ _ 482 2169 -1600 Nộp ngân sách Trđ 8423 10239 28653 42332 Tăng nộp NS năm N/N-1 Trđ _ 1816 18414 13679 Bảng 3: Tốc độ tăng chỉ tiêu kết quả qua các năm Đơn vị : triệu đồng Năm Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 2001 Tổng doanh thu Trđ 139541 163046 145596 149715 Tốc độ tăng DT năm N/N-1 % _ 116,8 89 102,8 Doanh thu từ hoạt động đấu thầu Trđ 104656 125545 113565 119772 Tỉ trọng DT từ Đtư trong tổng DT % 75 77 78 80 Lợi nhuận thuần sau thuế Trđ 4742 5224 7393 5793 Tốc độ tăng LN năm N/N-1 % _ 110,1 141,6 78 Nộp ngân sách Trđ 8423 10239 28653 42332 Tốc độ tăng nộp NS năm N/N-1 % _ 121,5 180 147,7 Nguồn: (Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Trung tâm truyền hình Thương mại) - Báo cáo kết quả kinh doanh trên cho thấy tổng doanh thu của Trung tâm tăng nhanh từ năm 1997 đến năm 1999, tuy nhiên đến năm 2000, 2001 tổng doanh thu lại giảm, điều này phản ánh trên thị truờng đã xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh, (so sánh tăng, giảm qua các năm đuợc thể hiện ở Bảng 2) - Năm 2000, tổng doanh thu có giảm, nhưng lợi tức ròng lại đạt rất cao (năm 2000 đạt 7393,16 triệu đồng) phản ánh khả năng khai thác tốt lợi nhuận từ các hoạt động khác của Trung tâm như: thu nhập từ cho thuê tài sản, thu nhập về hoạt động góp vốn tham gia liên doanh…. Mặt khác, nếu như năm 1999 các khoản giảm trừ của Trung tâm là 4154 triệu đồng thì năm 2000 chỉ còn 1980 triệu đồng, năm 2001giảm xuống còn 1904 triệu đồng, điều này cho biết Trung tâm đã chú trọng làm tốt công tác bán hàng, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, từ đó hạn chế tối đa lượng hàng tồn kho, hàng bị trả lại do hỏng. - Qua 4 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Trung tâm truyền hình thương mại đạt mức tăng lợi nhuận cao qua các năm. Năm 1997 lợi nhuận thuần sau thuế đạt 4 tỉ 742 triệu đồng thì năm 1999 đạt 5 tỉ 224 triệu đồng, tăng hơn so với năm 1999 là 482 triệu đồng (tốc độ tăng 110%). Năm 2001, lợi nhuận thuần sau thuế của Trung tâm đạt mức cao nhất 7 tỉ 393 triệu đồng tăng hơn so với năm 2000 là 2 tỉ 169 triệu đồng (tương đương với 142%). Đến năm 2001, việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn (trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh) nên lợi nhiận của trung tâm giảm xuống chỉ đạt 5 tỉ 793 triệu đồng ít hơn so với năm 2000 là 1 tỉ 600 triệu đồng (tương đương chỉ đạt 78%), tuy nhiên vẫn ở mức cao. - Kết quả kinh doanh từ hoạt động đấu thầu đem lại : Mặc dù mới chỉ thực sự tham gia vào hoạt động đấu thầu được ba năm, thời gian chưa phải là dài nhưng trung tâm đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan thể hiện phần nào năng lực đấu thầu. Nó cho thấy khả năng giải quyết đầu ra cho sản phẩm của trung tâm vì thực chất nếu xét về mục đích của nhà thầu thì đấu thầu mua sắm hàng hoá chính là một hình thức tiêu thụ sản phẩm. Thống kê một số gói thầu mà trung tâm đã trúng trong thời gian qua được giới thiệu ở phụ lục cuối chuyên đề. Về đóng góp từ hoạt động đấu thầu vào tổng doanh thu của Trung tâm được thể hiện cụ thể trong bảng 3 cho ta thấy rõ doanh thu đem lại từ hoạt động đấu thầu cho trung tâm hàng năm là khá lớn, luôn chiếm tỷ trọng trên 70% tổng doanh thu (Năm 2001 chiếm 80,%), đây là kết quả tương đối khả quan đối với một doanh nghiệp mới chỉ tham gia đấu thầu được ba năm. Ngoài ra xem xét thêm một số chỉ tiêu tương đối phản ánh kết quả kinh doanh của Trung tâm: Bảng 4: Một số chỉ tiêu tương đối phản ánh kết quả kinh doanh Triệu đồng STT Chỉ tiêu 2000 2001 Chênh lệch 2001/2000 1 Doanh thu thuần 143608,45 148627,73 + 5013,28 2 Lãi gộp kinh doanh 28668,23 28609,95 - 58,28 3 Lãi thuần 2495,92 1678,85 - 817,07 4 Nguồn vốn chủ sở hữu 312.511 332.525 + 20.014 5 Tỷ lệ lãi gộp / doanh thu thuần (%) 19,96 19,25 - 0,71 6 Tỷ lệ lã gộp /nguồn vốn chủ sở hữu (%) 9,17 8,60 - 0,57 7 Tỷ lệ lãi thuần /doanh thu thuần (%) 1,74 1,13 - 0,61 8 Tỷ lệ lãi thuần / nguồn vốn chủ sở hữu (%) 0,79 0,50 - 0,29 Kết quả số liệu ở bảng trên cho thấy so với năm 2000 doanh thu thuần của năm 2001 tăng 5013,28 triệu đồng, nhưng các tỷ lệ lãi gộp / doanh thu thuần, lãi gộp / nguồn vốn chủ sở hữu, lãi thuần / doanh thu thuần, lãi thuần / nguồn vốn chủ sở hữu của năm 2001 đều giảm phản ánh hiệu quả của việc quản lý sử dụng vốn kinh doanh có xu hướng giảm, một trong những nguyên nhân chủ yếu là do tăng chi phí bán hàng, trên cơ sở đó Trung tâm cần có những biện pháp thích hợp nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình cũng như quản lý và sử dụng vốn năm sau đạt hiệu quả cao hơn . 3.2/ Hiêu quả kinh doanh của trung tâm trong thời gian gần đây : Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài vật lực của Doanh nghiệp được xác định theo công thức sau: Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra/Yếu tố đầu vào. + Trong trường hợp kết quả đầu ra là tổng doanh thu, yếu tố đầu vào là số lao động tham gia khi đó cho biết mức đóng góp vào tổng doanh thu của một lao động. Năm 2001 một lao động tạo ra 3119,053125 triệu đồng (=149714,55trđ/48lao động) trong tổng doanh thu của Trung tâm. + Trong trường hợp kết quả đầu ra là lợi nhuận, yếu tố đầu vào là lao động của Trung tâm khi đó cho biết mức đóng góp vào lợi nhuận của một lao động. Năm 2001 một lao động tạo ra 120,696 triệu đồng lợi nhuận ( = 5793,37trđ/48lao động) Để có thể đánh giá đầy đủ và chính xác hơn tình hình kinh doanh của trung tâm thì không thể không tính đến một số chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả kinh doanh của trung tâm những năm từ 1998 đến năm 2001. Bảng 5: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của trung tâm. (Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận của Trung tâm.) Đơn vị : triệu đồng. TT Chỉ tiêu Đ.vị 1997 1998 1999 2000 2001 I Tỷ suất lợi nhuận/DT 1 Tỷ suất LNtrước thuế/DT % 2,33 5,23 5,87 6,53 5,95 2 Tỷ suất LN sau thuê/DT % 2,38 3,57 2,44 5,15 4,21 II Tỷ suất LN/TS 1 Tỷ suất LN trước thuế/TS % 5,5 1,31 1,2 6,91 7,48 2 Tỷ suất LN sau thuế/TS % 3,6 8,48 7,8 5,44 5,29 Nguồn: (Báo cáo tài chính của Trung tâm) Điều dễ dàng nhận thấy là cả doanh thu và lợi nhuận của trung tâm tăng đều qua các năm với tốc độ tăng trung bình trong năm năm lần lượt là 6,98% và 48,98%. Những kết quả này thể hiện hiệu quả kinh doanh của trung tâm ngày càng được chú ý nâng cao với tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ doanh thu trung bình trong 5 năm bằng 3,55%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản trung bình trong 5 năm là 6,122% và tăng đều qua các năm. Qua xem xét bảng trên cho ta thấy tỉ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu và tỉ suất lợi nhuận sau thuế/tài sản đều đạt ở mức cao, đây là biểu hiện sinh động nhất về hiệu quả kinh doanh của trung tâm trong những năm gần đây. Đánh giá một cách chung nhất mặc dù trong một số thời điểm nhất định kết quả kinh doanh của trung tâm có biến động nhỏ nhưng kết quả cuối cùng (đặc biệt quan trọng) trung tâm luôn thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước và nguồn lao động, cụ thể là khoản nộp ngân sách nhà nước hàng năm tăng nhanh, (tốc độ tăng trung bình đạt 79,36%) thu nhập của cán bộ công nhân viên được đảm bảo ở mức trung bình trên một triệu một người một tháng. Phần III Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại trung tâm truyền hình thương mại - công ty đầu tư và phát triển công nghệ truyền hình ( VTC ) I. Một số định hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu thầu tại trung tâm truyền hình thương mại : 1. Mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong những năm tới : + Tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát thanh truyền hình với công nghệ hiện đại, đa dạng hoá hệ thống dịch vụ và các hệ thống hỗ trợ, chăm sóc khách hàng, đáp ứng nhu cầu thông tin của toàn xã hội với chất lượng cao. Nâng cao năng lực công nghiệp Phát thanh truyền hình , tin học, hướng tới làm chủ công nghệ, sản phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển của mạng lưới dịch vụ, nâng cao chất lượng, giảm giá thành . Khai thác mọi tiềm năng của thị trường, hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn nội lực để kinh doanh có hiệu quả, đạt lợi nhuận cao, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, nâng cao tiềm lực của Công ty VTC, phục vụ cho Công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Không ngừng nâng cao chất lượng quản lý kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ. Phân định chức năng sản xuất kinh doanh và phục vụ. Kết hợp nhiệm vụ phát triển ngành PT - TH phục vụ phát triển kinh tế đảm bảo an ninh, quốc phòng, thông tin phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, thực hiện các nhiệm vụ chính trị và nghĩa vụ xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao. Hoàn thiện phương án đầu tư cho sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu hạ giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA0526.DOC
Tài liệu liên quan