Lời mở đầu .4
Phần I: Hình ảnh Việt Nam 2020 – Cơ sở cho viêc xây dựng hình ảnh Việt Nam 2030 .5
I. Quan điểm phát triển đến năm 2020 .5
1. Xây dựng một đất nước định hướng XHCN, dân giàu, nước mạnh, công bằng và văn minh .5
2. Phát triển rút ngắn .5
3. Quan điểm phát triển bền vững .6
4. Bảo vệ vững chắc nền hòa bình quốc gia .6
5. Phát triển trong hội nhập và dựa vào hội nhập .6
6. Đầu tư cho con người .7
7. Phát triển khoa học công nghệ .7
II. Các đặc trưng xã hội Việt Nam năm 2020 .7
1. Một dân tộc hòa hợp và độc lập tự cường .7
2. Một xã hội dân chủ, công bằng và lành mạnh, thể hiện quan điểm con người là mục tiêu cao cả của phát triển .8
3. Xã hội Việt Nam là một xã hội hiện đại trong sự văn minh chân chính .8
4. Hình ảnh Việt Nam 2020 .8
a) Về mặt kinh tế .8
b) Về mặt xã hội .9
Phần II: Hình ảnh Việt Nam 2030 11
I. Một số dự báo lớn trong nền kinh tế xã hội Việt Nam năm 2030 11
1. Dự báo tình hình thế giới 11
2. Dự báo các yếu tố vĩ mô 12
3. Những thuận lợi và khó khăn cho Việt Nam trong tiến trình phát triển 12
a) Những thuận lợi 12
b) Những khó khăn 13
II. Hình ảnh Việt Nam năm 2030 14
1. Quan điểm phát triển 14
2. Một số nét cơ bản về kinh tê – xã hội Việt Nam 2030 14
a) Về mặt kinh tế 14
b) Về mặt xã hội 16
Kết luận 17
16 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số dự báo lớn trong nền kinh tế xã hội Việt Nam năm 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục.
Trang.
Lời mở đầu .4
Phần I: Hình ảnh Việt Nam 2020 – Cơ sở cho viêc xây dựng hình ảnh Việt Nam 2030 .5
I. Quan điểm phát triển đến năm 2020 .5
Xây dựng một đất nước định hướng XHCN, dân giàu, nước mạnh, công bằng và văn minh .5
Phát triển rút ngắn .5
3. Quan điểm phát triển bền vững .6
4. Bảo vệ vững chắc nền hòa bình quốc gia .6
5. Phát triển trong hội nhập và dựa vào hội nhập .6
6. Đầu tư cho con người .7
Phát triển khoa học công nghệ .7
II. Các đặc trưng xã hội Việt Nam năm 2020 .7
Một dân tộc hòa hợp và độc lập tự cường .7
Một xã hội dân chủ, công bằng và lành mạnh, thể hiện quan điểm con người là mục tiêu cao cả của phát triển .8
Xã hội Việt Nam là một xã hội hiện đại trong sự văn minh chân chính .8
Hình ảnh Việt Nam 2020 .8
Về mặt kinh tế .8
Về mặt xã hội .9
Phần II: Hình ảnh Việt Nam 2030 11
I. Một số dự báo lớn trong nền kinh tế xã hội Việt Nam năm 2030 11
Dự báo tình hình thế giới 11
Dự báo các yếu tố vĩ mô 12
Những thuận lợi và khó khăn cho Việt Nam trong tiến trình phát triển 12
Những thuận lợi 12
Những khó khăn 13
Hình ảnh Việt Nam năm 2030 14
Quan điểm phát triển 14
Một số nét cơ bản về kinh tê – xã hội Việt Nam 2030 14
Về mặt kinh tế 14
Về mặt xã hội 16
Kết luận 17
Hình ảnh Việt Nam năm 2030.
Lời mở đầu.
Năm 1986 đánh dấu sự biến chuyển to lớn trong đời sống kinh tế xã hội Việt Nam khi chúng ta thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế nước nhà. Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành quả to lớn, đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, và quan trọng hơn hết là nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự lựa chọn con đường phát triển của đất nước.
Bước vào kinh tế thị trường với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, còn chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, hơn thế chúng ta lại chưa có kinh nghiệm trong quản lý nền kinh tế thị trường. Chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn. Để có một định hướng cho sự phát triển, đưa đất nước đi đúng theo con đường đã lựa chọn, việc đạt ra những chiến lược để có được những quan điểm phát triển và con đường, những giải pháp lớn cho quá trình phát triển là rất cần thiết. Và thực tế đã chỉ ra rằng, hai chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991-2000 và 2001-2010 đã là những định hướg quan trọng cho quá trình phát triển nước nhà.
Để xác định được một chiến lược phát triển đúng đắn cho đất nước, điều quan trọng là xác định điểm đến của mình sẽ là ở đâu để từ đó vạch ra các giải pháp lớn. Là những sinh viên chuyên ngành kế hoạch, chúng tôi xin được mạn phép đưa ra những quan điểm của mình về hình ảnh của Việt Nam năm 2030. Do còn có những hạn chế về phương pháp nghiên cứu, tài liệu, cũng như về mặt thời gian, nên bài viết của chúng tôi còn nhiều hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được sự giúp đỡ cũng như sự thông cảm của thầy giáo và các bạn. Nhóm thảo luận chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I :
Hình ảnh Việt Nam năm 2020 – Cơ sở cho việc xây dựng hình ảnh Việt Nam 2030.
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020.
Xây dựng một đất nước định hướng XHCN, dân giàu, nước mạnh, công bằng và văn minh.
Đây là quan điểm định hướng chất lượng cho toàn bộ quá trình phát triển lâu dài của xã hội Việt Nam, nhất quán với con đường XHCN, ở đó con người vừa là mục tiêu tối cao, vừa là yếu tố trung tâm – chủ đạo của phát triển. Định hướng XHCN nhằm kiến tạo một xã hội gắn kết các lực lượng công nhân, nông dân , thí thức và giới kinh doanh trên nguyên tắc hòa hợp dân tộc trong khuôn cảnh quốc tế mới, tạo nên sức đồng thuận vì một nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường và sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.
Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, đặt trên nền tảng văn hóa của sự kết hợp truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa, trí tuệ nhân loại, sẽ tạo nên sức sống mạnh mẽ về lý tưởng và hành động của dân tộc và hành động của dân tộc.
2. Phát triển rút ngắn.
Đây được coi là quan điểm xuyên suốt toàn bộ mọi ý đồ chiến lược và hành động thực tiễn của đất nước, bao gồm 2 nội dung:
- Duy trì một tốc độ tăng trưởng cao hơn các nước đi trước trong một thời gian dài, liên tục để rút ngắn khoảng cánh.
- Lựa chọn và áp dụng một mô hình ( hay phương thức ) phát triển cho phép rút ngắn một số bước đi theo kiểu tuần tự, cổ điển để đạt tới trình độ hiện đại hơn, cao hơn tuy chưa giàu có về của cải thực tế. Quan điểm này cũng bao hàm công thức phát triển mới của Việt Nam, đó là công nghiệp hóa (CNH), gắn liền với hiện đại hóa (HĐH).
3. Quan điểm phát triển bền vững.
Không hi sinh nền tảng tự nhiên cơ bản của đời sống xã hội (môi trường thiên nhiên) để đổi lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, không chạy theo các giá trị vật chất mang tính kinh tế thuần túy mà đánh mất các giá trị nhân văn cao cả, dẫn tới suy thoái đạo đức và giá trị văn hóa, hạn chế mức độ rủi ro toàn cầu trong phát triển kinh tế. Trong tinh thần quan tâm đến chất lượng phát triển, đối với nước ta vấn đề phát triển nông thôn càng trở nên quan trọng. Nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa phải được xây dựng để trở thành hậu phương, góp phần tạo ra một mẫu hình CNH kiểu mới của cả nước. Quan điểm này cũng thể hiện “định hướng XHCN ” của quá trình phát triển đất nước ta.
4. Bảo vệ vững chắc nền hòa bình quốc gia.
Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư ở những vùng xung yếu vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia. Hoàn chỉnh chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia phù hợp với tình hình mới, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng kinh tế đối ngoại. Phát triển công nghiệp quốc phòng và kết hợp sử dụng năng lực đó để tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
5. Phát triển trong hội nhập và dựa vào hội nhập.
Xây dựng một nền kinh tế có khả năng hội nhập vào nền kinh có khả năng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, có năng lực cạnh tranh và thích nghi cao. Chỉ có như vậy, nền kinh tế nước ta mới vận động theo tinh thần “ tùy thuộc nhưng không lệ thuộc ”, kết hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia với mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình hội nhập.
6. Đầu tư cho con người.
Phát triển con người (nâng cao rõ rệt chỉ số HDI của Việt Nam) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hai nội dung quan trọng của quan điểm này với 3 yêu cầu chính là:
Nâng cao dân trí.
Phát triển nguồn nhân lực.
Bồi dưỡng nhân tài.
Phát triển khoa học công nghệ.
KH&CN là một trong những động lực chủ yếu cho quá trình phát triển đất nước, quyết định đến tốc độ và chất lượng của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nước nhà, phát triển khoa học công nghệ sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững và chủ động. Ưu tiên phát triển công nghệ sẽ luôn là chính sách ưu tiên của chúng ta trong giai đoạn tới.
CÁC ĐẶC TRƯNG XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2020.
Một dân tộc hòa hợp và độc lập tự cường.
Năm 2020, Việt Nam sẽ là một dân tộc giàu có nhưng không bị lệ thuộc, không bị tha hóa về văn hóa. Dân tộc như là một giá trị văn hóa, là linh hồn để hội tụ sức mạnh quốc gia. Gắn kết lợi ích cá nhân cục bộ trong lợi ích tổng thể, đó là lợi ích phát triển của toàn dân tộc, là lợi ích sao cho mỗi người dân Việt Nam được sống trrong một đất nước độc lập, ngẩng cao đầu và “sánh vai cùng các cường quốc năm châu trên thế giới” như Bác Hồ mong muốn.
Một xã hội dân chủ, công bằng và lành mạnh, thể hiện quan điểm con người là mục tiêu cao cả của phát triển.
Xã hội Việt Nam năm 2020 là một xã hội mà ở đó con người là trung tâm, một xã hội dân chủ. Dân chủ gắn với nhà nước, thông qua nhà nước do dân bầu ra, được bảo vệ cũng như phải chịu chế tài của pháp luật.
Một đặc trưng của nền dân chủ Việt Nam sẽ phải đạt tới là dân chủ gắn với cộng đồng. Đây không phải là loại hình dân chủ của những cá nhân tự do tuyệt đối. Bản chất cộng động trong khái niệm dân chủ của Việt Nam bao gồm những giá trị truyền thống và những nội dung hiện đại; đó là sự thống nhất giữa cá nhân – gia đình – nhà nước và các tổ chức xã hội.
Xã hội Việt Nam là một xã hội hiện đại trong sự văn minh chân chính.
Xã hội Việt Nam là sự kết hợp của các giá trị hiện đại của đời sống thông qua sự sàng lọc của các trào lưu kinh tế - xã hội, kinh tế văn hóa quốc tế với bản sắc truyền thống của dân tộc. Văn hiến là thuộc tính quan trọng của xã hội Việt Nam hiện đại, không đánh mất bản sắc văn hóa truyền thống mà thêm các nội dung mới, trong tri thức khoa học, công nghệ, tinh thần sáng tạo, tài năng cá nhân, tinh thần doanh nghiệp chân chính. Việt Nam năm 2020 hướng tới một xã hội hiện đại: phát triển hài hòa, toàn diên trên tất cả các mặt kinh tế, khoa học, văn hóa, chính trị, đạo đức và môi trường.
Hình ảnh Việt Nam 2020.
a) Về mặt kinh tế.
Năm 2020, Việt Nam về cơ bản là một nước công nghiệp, phát triển nhanh và đủ sức hội nhập vào quỹ đạo phát triển chung của thế giới hiên đại và khẳng định được vị thế xứng đáng của mình trong khu vực. Đến năm 2020, tổng giá trị GDP có thể đạt gấp 4 lần năm 2000, tốc độ tăng trưởng trung bình từ nay đến năm 2020 đạt khoảng 8% - 8.5%/năm., giá trị GDP trên đầu người tính theo PPP đạt khoảng 7000USD/người. Như vậy đến năm 2020, Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng nước nghèo, tuy vẫn còn là một nước trung bình về mức GDP/người.
Về mặt cơ cấu trong nền kinh tế, đến năm 2020 cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm trong GDP chiến từ 9 – 11%, công nghiệp chiếm từ 44 – 45% và mức tương đương với khu vực dịch vụ.
b) Về mặt xã hội.
Đời sống nhân dân năm 2020 được nâng cao về cả đời sống vật chất và tinh thần. Xóa bỏ hoàn toàn đói nghèo trong xã hội và tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Hạ thấp tình trạng phân hóa giàu nghèo xuống thấp so với mức trong khu vực Đông Nam Á. Xóa nạn mù chữ, nạn trẻ em bị thất học, nâng cao trình độ giáo dục phổ cập toàn dân lên mức phổ thông trung học. Nâng cấp và mở rộng mạng lưới nhà trường và nâng cao phương tiện kĩ năng ứng dụng (ngoại ngữ, tin học, hướng nghiệp).
Hệ thống các trường đại học lớn, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao… sẽ là nguồn động lực chủ yến nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, phát triển các ngành khoa học công nghệ mũi nhọn tương lai (công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới,…) lên ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
Nâng cao sức khỏe nhân dân, hệ thống bảo vệ và chăm sóc sức khỏe được phát triển và mở rộng đến từng gia đình và cá nhân, loại trừ các bệnh dịch phổ biến mang tính xã hội như bệnh lao, phong, sốt rét, dịch tả,… phòng ngừa cho trẻ em được các bệnh nguy hiển như bại liệt, đậu mùa, uốn ván, sởi,…
Bảng: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020.
Chỉ tiêu
1997
2020
- GDP/ người (PPP,USD).
4630
6000-7000
- Tuổi thọ trung bình.
67.5
75
- Số bác sĩ/100.000 dân.
-
100 – 120
- Tỷ lệ phổ cập phổ thông trung học.
25%
80 – 85%
- Số nhà KH&CN/1000 dân.
0.1
2 – 2.5
- Chỉ tiêu công cộng cho giáo dục (%GDP).
2.7
4.5 – 5.0
- Tỷ lệ dân số đô thị.
19.05%
35%
- Số máy điện thoại/1000 dân.
3.5
35 – 40
- Điện năng/ người (kwh).
217
3000 – 3500
- Nước sạch/ người (m3).
416
800 – 1000
Nguồn: Bộ Kế hoạch – Đầu tư.
PHẦN II:
Hình ảnh Việt Nam năm 2030.
MỘT SỐ DỰ BÁO LỚN TRONG NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM NĂM 2030.
Dự báo tình hình thế giới.
Trong những năm 2020 đến năm 2030, nền kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, có thể phải chứng kiến những khủng hoảng về an ninh năng lượng, về mặt chính trị. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục trên đà phát triển của mình. Nền kinh tế thế giới chứng kiến những sự phát triển ngoạn mục của nhiều nước như sự phát triển mạnh mẽ các nước NICs. Cùng với đó là sự vực dậy của các nước lớn như Nhật Bản, Nga, …Và đặc biệt là sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc. Sự phát triển mạnh mẽ của quốc gia đông dân nhất thế giới này có ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới khi nó vẫn là quốc gia chiếm ưu thế về thị trường và có sức tăng trưởng mạnh mẽ, vươn lên trở thành quốc gia có vị thế về kinh tế trên thế giới.
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới trở nên mạnh mẽ, tự do thương mại quốc tế phát triển ở mức cao và hội nhập kinh tế là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của các quốc gia.
Khu vực ASEAN vẫn là khu vực có sức tăng trưởng mạnh mẽ và năng động về mặt kinh tế, có những sự vươn lên vượt bậc của nhiều nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Inđônêxia, Việt Nam,…
Như vậy, tình hình kinh tế thế giới trong thời kỳ tới tuy vẫn có những phức tạp nhất định song nhìn chung là có ảnh hưởng thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Dự báo các yếu tố vĩ mô.
Việt Nam vẫn tiếp tục là đất nước ổn định về mặt chính trị - xã hội, thể chế chính trị được hoàn thiện, bộ máy chính quyền có tác động tích cực tới sự phát triển của nền kinh tế, đưa ra những quyết sách lớn định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hệ thống phát luật được hoàn thiện, là cơ sơ vững chắc cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự ổn định về mặt xã hội, sự hoàn thiện của thể chế chính trị, lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng vững chắc.
Những thuận lợi và khó khăn cho Việt Nam trong tiến trình phát triển.
Những thuận lợi.
Trong tiến trình phát triển đến năm 2030, Việt Nam vẫn có được những thuận lợi to lớn:
Thứ nhất và trên hết là nước ta vẫn có sự lãnh đạo của Đảng, và lòng tin to lớn của nhân dân vào con đường phát triển của đất nước. Đây chính là nguồn sức mạnh to lớn cho toàn dân tộc, giúp huy động được sức mạnh toàn dân tộc cho sự nghiệp phát triển của toàn đất nước. Sự lãnh đạo của Đảng vẫn là kim chỉ nam cho việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Thứ hai, thể chể kinh tế thị trường ngày càng hoàn thiện, sản xuất hàng hóa trở nên phổ biến và rộng rãi trong nền kinh tế, ở trong tất cả các ngành từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ.
Thứ ba, sự hội nhập của nền kinh tế toàn cầu tạo ra điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam bước trên tiến trình phát triển. Sự hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới là cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam có được một thị trường to lớn, cùng với nó là cơ hội để tiếp cận nhanh chóng thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại. Đây chính là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh và vững chắc của nền kinh tế nước nhà.
Thứ tư, sự phát triển của nền công nghệ thế giới là một động lực to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Công nghệ thế giới phát triển thì chúng ta sẽ có nhiều hơn cơ hôi để tiếp xúc với công nghệ hiện đại thế giới. Cùng với nó là tăng dần khả năng tạo công nghệ trong nước, hội nhập một cách tự chủ vào nền công nghệ thế giới.
Những khó khăn.
Trong tiến trình mới, chúng ta cũng gặp phải những khó khăn cản trở sự phát triển của nền kinh tế.
Hội nhập kinh tế toàn cầu đem lại cơ hội lớn cho nền kinh tế nhưng cũng là một khó khăn to lớn khi sự cạnh tranh là gay gắt hơn, yêu cầu cấp thiết hơn về nâng cao năng lực của nền kinh tế, đặc biệt việc nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế trở nên quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết.
Sự phát triển mạnh mẽ của nước láng giềng to lớn – Trung Quốc vừa là thuận lợi nhưng cũng là thách thức cho chúng ta trong tiến trình phát triển. Thuận lợi là cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế Trung Quốc thì cơ hội cho chúng ta tiếp cận và xâm nhập vào thị trường này càng lớn. Tuy nhiên, sự phát triển của quốc gia này cũng là thách thức khi sự cạnh tranh là lớn hơn, khi mà hàng hóa Trung Quốc tràn ngập trên thị trường quốc tế thì yêu cầu cao hơn cho hàng hóa Việt Nam về cả mặt chất lượng, mẫu mã và giá cả.
HÌNH ẢNH VIỆT NAM 2030.
Quan điểm phát triển cơ bản.
Vẫn dựa trên những cơ sở của các quan điểm phát triển của các giai đoạn trước đây, tuy nhiên thêm các yếu tố của giai đoạn mới:
Thứ nhất, định hướng phát triển đất nước đi theo con đường XHCN, hướng tới một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Thứ hai, con đường phát triển mà chúng ta lựa chọn là phát triển bền vững, không hi sinh môi trường sinh thái cho việc phát triển kinh tế. Khi mà nền kinh tế công nghiệp phát triển ở trình độ cao, thì yêu cầu đạt ra một nền sản xuất sạch trở nên một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo cho môi trường cuộc sống tốt hơn.
Thứ ba, đảm bảo nền hòa bình quốc gia. Tạo cơ sở ổn định cho sự phát triển nền kinh tế. Tăng cường lòng tin của nhân dân vào sự lựa chọn con đường đi lên của dân tộc.
Thứ tư, phát triển phải hướng vào con người, con người là mục tiêu cao nhất của nền kinh tế XHCN, phải hướng đến sự phát triển toàn diện của nhân dân.
Thứ năm, phát triển khoa học công nghệ, hướng vào các công nghệ mới, trở thành quốc gia về cơ bản độc lập được công nghệ và không phụ thuộc vào công nghệ thế giới khi mà nền công nghệ thế giới phát triển nhanh chóng.
2. Một số nét cơ bản về kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2030.
Về mặt kinh tế.
Nếu đến năm 2020, Việt Nam thoát khỏi tình trạng là một nước nghèo, về cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì đến năm 2030, Việt Nam là một nước công nghiệp và ngày càng phát triển trong tiến trình phát triển chung của nền kinh tế thế giới. Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, Việt Nam vẫn là nước có tốc độ tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng bình quân toàn thời kì ở mức 7 – 7.5%/năm. Có được tốc độ tăng trưởng như thế này bởi chúng ta đã hòa nhập được với nền kinh tế thế giới, tận dụng được những cơ hội và hạn chế được những thách thức của nó khi đã có được những kinh nghiệm từ một quá trình dài phát triển.
Về cơ cấu các ngành năm 2030, chúng ta từ một nước công nghiệp tiến lên một nước công nghiệp phát triển hiện đại với các ngành công nghiệp công nghệ cao. Đến năm 2030, dự báo cơ cấu ngành trong nền kinh tế Việt Nam như sau:
Bảng: Dự báo cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam đến năm 2030.
Năm
Ngành
2005
2006 – 2010
2011 – 2020
2021 – 2030
Tỷ trọng
Tốc độ
Tỷ trọng
Tốc độ
Tỷ trọng
Tốc độ
Tỷ trọng
Nông nghiệp
20.9%
3%
16%
3%
10%
3%
6%
Công nghiệp
41%
10%
44%
10%
46%
8%
46%
Dịch vụ
38.1%
9.5%
40%
9%
44%
9%
48%
Nền kinh tế
100%
8.5%
1 00%
8.5%
100%
7.6%
100%
Nhóm tác giả.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng, đến năm 2030 Việt Nam là một nước công nghiệp với cơ cấu kinh tế hợp lý. Trong đó, nông nghiệp tuy chiếm tỷ lệ thấp trong GDP nhưng vẫn đảm bảo cho an ninh lương thực, và xuất khẩu các sản phẩn gia tăng giá trị trong nông nghiệp với các sản phẩm nông nghiệp chế biến có giá trị cao. Ngành công nghiệp phát triển mạnh và trở thành ngành dẫn đầu trong nền kinh tế, với việc phát triển mạnh các ngành công nghiệp chế biến, đảm bảo cho việc tiêu thụ đầu ra nông nghiệp và xuất khẩu; phát triển mạnh mẽ các ngành công nghệ cao như điện tử, sinh học, công nghệ thông tin, các ngành vật liệu và năng lượng mới,… Bên cạnh đó, ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất cơ bản phát triển, đảm bảo cho nhu cầu trong nước và hướng về xuất khẩu. Ngành công nghiệp không khói - dịch vụ có bước phát triển vượt bậc, ngày càng trở thành một ngành có vị thế quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế nước nhà. Trong đó, phát triển mạnh dịch vụ tài chính, bảo hiểm đảm bảo về mặt giá trị cho nền kinh tế, dịch vụ du lịch để ngày càng nâng cao hình ảnh Việt Nam trong con mắt của bạn bè quốc tế.
Về mặt xã hội.
Đến năm 2030, Việt Nam là một nước phát triển mạnh về các mặt xã hội. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao hơn về mặt vật chất và tinh thần, đảm bảo cho đời sống nhân dân trên tất cả các mặt và thỏa mãn có thể được các nhu cầu cơ bản cho nhân dân.
Đến năm 2030, xóa hoàn toàn tình trạng nghèo đói, và tăng cường đời sống nhân dân, xóa bỏ triệt để nguy cơ tái nghèo. Đảm bảo cho nhân dân vùng sâu, vùng xa các như cầu về y tế, giáo dục, nước sạch, và các nhu cầu thiết yếu khác. Nâng cao tuổi thọ bình quân của Việt Nam. Nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người dân tính đến năm 2030 theo PPP ước đạt từ 12000 – 15000 USD. Nâng cao chỉ số HDI của Việt Nam, để chúng ta trở thành nước có chỉ số HDI cao trên thế giới.
Nâng cao mức phổ cập trung hoc, đảm bảo 100% trẻ em đến trường và ngồi đúng lớp. Nâng cao cơ sở trường học, y tế cho các vùng sâu, vùng xa, các vùng có điều kiện khó khăn. Đảm bảo cho tin học được phổ biến rộng rãi, điện thoại và internet được phổ cập trong toàn bộ thôn xã trên toàn quốc.
Bên cạch đó, nâng cao dần đời sống tinh thần cho nhân dân. Các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh và đặc biệt khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để ngày càng nâng cao lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.
Kết luận.
Việt Nam đang trong tiến trình phát triển, và con đường chúng ta lựa chọn là một con đường đầy khó khăn thử thách. Do vậy, việc có được một định hướng đúng đắn cho tiến trình phát triển là điều kiện tiên quyết để chúng ta đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn. Năm 2030, hình ảnh Việt Nam sẽ như thế nào? Đó vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, việc có được dự báo về hình ảnh Việt Nam sẽ là cơ sở cho việc hoạch định các quyết sách lớn cho thời kì tiếp theo. Trên góc nhìn của những sinh viên, chúng tôi tin tưởng rằng đến năm 2030, Việt Nam sẽ đạt được những bước tiến to lớn trên tất cả các mặt của đời sống kinh tê – xã hội, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, trở thành một quốc gia năng động, hòa bình, ổn định, thân thiện và phát triển trong con mắt của bạn bè quốc tế.
Chặng đường từ nay đến năm 2030 không phải là một khoảng thời gian quá dài, nhưng nó cũng đủ để chúng ta chuẩn bị các hành trang cần thiết đặc biệt là con người Việt Nam mới: dám nghĩ dám làm, có tri thức và đầy nhiệt huyết là điều cần thiết hơn bao giờ hết để cho chúng ta ngày càng vững bước trên tiến trình phát triển của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- H0092.doc