Mục lục:
Mục lục 3
Bảng chữ viết tắt 6
Lời nói đầu 7
Chương I: Những vấn đề cơ bản về PSSMEs và hội nhập quốc tế 9
I. Doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân . 9
1. Định nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ . 9
2. Tiêu chí phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ. 10
3. Ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 12
4. Hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 14
5. Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ. 15
6. Pháp luật chi phối doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 19
II. Hội nhập quốc tế. 21
1. Sơ lược về hội nhập quốc tế. 21
2. Hội nhập quốc tế đối với doanh nghiệp . 22
III. Năng lực cạnh tranh. 24
1. Cạnh tranh, cạnh tranh hữu hiệu: các định nghĩa . . 24
2. Các đường lối tiếp cận khái niệm. . 25
3. Các chỉ số đo lường và các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến cạnh tranh . 26
Chương II: Thực tiễn hội nhập quốc tế của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân Việt Nam . 33
I. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam . 33
1. Tình hình thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ . 33
2. Các loại hình doanh nghiệp . 34
a. Các hộ kinh doanh cá thể. 34
b. Các doanh nghiệp tư nhân chính thức thuộc diện vừa và nhỏ . 36
II. Những đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế . 38
1. Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân trong GDP . 38
2. Đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế tư nhân về mặt lao động. 40
a. Về mặt lao động nói chung. 40
b. Về lao động trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp . 42
III. Các đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân . 43
IV. Thực trạng hội nhập quốc tế của các PSSME. 45
1. Thực trạng hội nhập quốc tế. 45
2. Những mặt mạnh mặt yếu của các PSSME trong quá trình hội nhập quốc tế. 51
a. Trình độ nguồn nhân lực và chất lượng quản lí. 51
b. Thuế đánh vào các doanh nghiệp . 53
c. Thanh tra, kiểm tra của nhà nước . 53
d. Trình độ kỹ thuật, công nghệ, chất lượng sản phẩm và dịch vụ . 54
e. Khả năng tiếp cận nguồn vốn. 56
Chương III: Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân của Việt Nam hội nhập quốc tế. 59
I. Lịch trình hội nhập quốc tế và tác động của nó tới việc hội nhập quốc tế của các PSSME của Việt Nam . 59
1. Lịch trình hội nhập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN. 60
2. Lịch trình tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. 62
3. Hiệp định song phương Việt-Mỹ. 64
II. Các giải pháp thúc đẩy PSSMEs hội nhập quốc tế. 67
1. Các giải pháp thuế quan . . 67
2. Giảm thiểu sự quản lý quá mức của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 68
3. Phát triển các làng nghề và làng nghề truyền thống. 70
4. Tăng cường nghiên cứu , phát triển chiến lược khai thác thị trường “ngách” . 71
5. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 74
6. Nâng cao năng lực của đội ngũ nhân lực và quản trị trong doanh nghiệp vừa và nhỏ. 76
7. Thương mại điện tử . 78
Kết luận 84
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
78 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân trong nước hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kết quả điều tra toàn bộ công nghiệp năm 1998, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999.
Từ 3 bảng trên ta thấy chúng minh chứng cho một kết luận là: doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đa số trong khu vực kinh tế tư nhân.
Nghiên cứu sự phân bố của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực kinh tế tư nhân cho ta thấy một đặc điểm: sự không đồng đều và mất cân bằng. Phân bố theo địa lý: Miền Nam chiếm ¾ tổng số doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam và chiếm hơn 80% số doanh nghiệp sản xuất; Riêng thành phố Hồ Chí Minh chiếm ¼ tổng số doanh nghiệp (12% doanh nghiệp sản xuất) và gần 1/3 số lao động trong các khu vực kinh tế tư nhân; Khoảng 18% các khu vực kinh tế tư nhân đặt tại Miền Bắc. Phân bố theo ngành: doanh nghiệp tư nhân phần lớn tập trung vào một số ngành; năm 1999 các doanh nghiệp làm thương mại chiếm gần một nửa trong tổng số doanh nghiệp tư nhân, sau đó là các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp xây dựng chiếm khoảng 27.6%.
Những đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế:
Đóng góp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực tư nhân trong GDP:
Đánh giá mức đóng góp của các doanh nghiệp nói trên trong GDP cả nước là rất khó tính toán vì cho đến nay số liệu về các khoản đóng góp vào GDP do Tổng cục Thống kê tính toán không được phân loại theo quy mô doanh nghiệp.
Tuy nhiên như đã kết luận ở trên, tính về số lượng cơ sở kinh doanh thì hầu hết các hộ kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp tư nhân đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thông qua đánh giá phần đóng góp vào GDP của các doanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh cá thể ta có thể đánh giá tương đối chính xác đóng góp của các PSSMEs. (tỷ lệ phân bố của các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân và hộ kinh doanh cá thể đã được trình bày trong bảng 2.2)
Bảng 2.6 cho thấy phần đóng góp vào GDP của doanh nghiệp tư nhân chính thức thường xuyên giữ mức 7.5%. Phần đóng góp của hộ kinh doanh cá thể và trang trại vào GDP có giảm một ít từ 36% năm 1995 xuống còn 33.18% năm 1999. Phần đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước tăng lên 41.4% năm 1997 và giảm xuống 41% năm 1999. Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7% lên hơn 10% GDP trong 5 năm cuối. Thực tế phần đóng góp 40.5% vào GDP của hộ kinh doanh cá thể và doanh nghiệp tư nhân chính thức (năm 1999) bao gồm phần đóng góp của các trang trại nông nghiệp và hộ kinh doanh nông nghiệp. Ước tính phần đóng góp của hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp là 19% GDP (số liệu không chính thức của Tổng cục Thống kê). Do vậy toàn bộ khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 26.31% GDP.
Bảng 2.6: Đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế trong giai đoạn 1995-1999 (giá so sánh 1994)
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng cộng
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
Khu vực quốc doanh
40.1
40.8
41.4
41.3
41.1
Khu vực ngoài quốc doanh
59.9
59.2
58.6
58.7
58.9
Trong nước
53.2
51.9
50.4
49.5
48.9
Hộ kinh doanh cá thể và trang trại
35.9
35.0
34.2
33.4
33.1
Tư nhân chính thức
7.75
7.7
7.5
7.5
7.2
Tập thể
9.7
9.1
8.7
8.5
8.6
Đầu tư nước ngoài
6.7
7.3
8.2
9.2
10.4
Nguồn: Tổng cục Thống kê: Niên giám Thống kê 2000, NXB Thống kê, Hà Nội, 2001.
Đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế tư nhân về mặt lao động
Về mặt lao động nói chung:
Hiện nay số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đăng ký đã lên tới hơn 70 000 đơn vị và tăng nhanh. Trong số đó có các loại hình như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Số lượng hộ kinh doanh cá thể đã vượt trên con số 2.1 triệu. 64.8% tổng số lao động được trả lương (không kể việc làm trong các tổ chức hành chính, xã hội) được tạo ra từ khu vực này so với 22.5% lao động được tạo ra từ khu vực kinh tế nhà nước.
Dưới đây là bảng tỷ lệ lao động được trả lương trong khu vực sản xuất vật chất năm 1993 và năm 1998. Sở dĩ nói lao động được trả lương là vì trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số lớn là các doanh nghiệp hộ gia đình với một đặc điểm riêng biệt. Trong các doanh nghiệp loại này có những người trong gia đình làm trong các đơn vị đó và không nhận lương, phần chi phí trả cho họ không nằm trong bảng lương của doanh nghiệp (có thể họ sẽ nhận được tiền khi đã kết thúc một chu kỳ kinh doanh, có thể họ nhận tiền kiểu khác...). Quy định rõ tỷ lệ lao động được trả lương sẽ xác định đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc giải quyết công ăn việc làm chính thức cho các lao động tính trên tổng thể nền kinh tế.
Bảng 2.8: Tỷ lệ lao động được trả lương trong khu vực sản xuất năm 1993 và 1998 (%)
SOE
Hợp tác xã
Doanh nghiệp tư nhân
Hộ kinh doanh
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1993
17.3
7.1
0.24
74.61
0.8
1998
22.5
0.19
17.5
47.3
12.5
Nguồn: Tổng cục Thống kê: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998, NXB Thống kê, Hà Nội, 2000
Đó là những con số rất đáng kể nhưng nếu xem xét phần đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực kinh tế tư nhân vào việc tăng việc làm ở các nước châu Á khác thì chúng ta không bằng. Nguyên nhân của vấn đề này là những quy chế, chính sách không rõ ràng, khó khăn trong tiếp cận vốn, công nghệ, thị trường đã hạn chế tiềm năng của khu vực này.
Bảng 2.9: Dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên chia theo ngành kinh tế và khu vực thành phần kinh tế (năm 2001)
Ngành kinh tế quốc dân
Đơn vị
Tổng số
Thành phần kinh tế
Nhà nước
Tập thể
Tư nhân và hỗn hợp
Cá thể
Vốn đầu tư nước ngoài
Tổng số
3769151
6144862
1361376
26048291
353750
%
%
100
10
16.31
3.61
69.14
0.94
Trong đó
Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thuỷ sản
Người
23654058
279478
5916336
165396
17279805
13026
%
62.78
0.74
15.70
0.44
45.86
0.03
Các ngành nghề khác(phi nông lâm nghiệp)
Người
13880937
3488976
226114
1173101
8652566
340189
%
37.22
9.26
0.61
3.17
23.28
0.91
Tỷ lệ lao động trong ngành nghề phi nông nghiệp
%
100
24.8
1.65
8.55
62.55
2.45
Nguồn: Ban chỉ đạo điều tra việc làm Trung ương: Báo cáo sơ bộ kết quả điều tra lao động-việc làm 1-7-2001.
Nếu xét từ góc độ tạo việc làm trên tổng số lao động thì hộ kinh doanh cá thể chiếm ưu thế trong khu vực kinh tế tư nhân (30.4%) nhưng đóng góp của chúng có xu hướng giảm vì số việc làm được tạo ra bởi mỗi cơ sở thuộc loại hình này rất ít. Tuy đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân chính thức vào GDP còn thấp (khoảng 7.31% tập trung chủ yếu vào khối công nghiệp và dịch vụ), nhưng khu vực này tiềm tàng khả năng tạo nhiều công ăn việc làm lớn hơn các khu vực khác. Ta có thể nhận ra một xu hướng tương tự khi thống kê phân loại dân số từ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên theo ngành kinh tế và khu vực thành phần kinh tế năm 2001.
b. Về lao động trong các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp:
Tầm quan trọng của loại hình doanh nghiệp này trong ngành công nghiệp được khẳng định qua cuộc tổng điều tra về khu vực công nghiệp. Loại hình doanh nghiệp này tạo ra một nửa số lượng việc làm trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên điều đáng chú ý là các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ không tạo được nhiều việc làm cho lao động do ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động phải là các doanh nghiệp có quy mô vừa. Cũng cần lưu ý rõ là lĩnh vực hoạt động chính của các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ của Việt Nam là thương mại và dịch vụ chứ không phải là công nghiệp.
Bảng 2.10: Phân bổ lao động theo quy mô của doanh nghiệp trong ngành công nghiệp
Tổng số (%)
Doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp vừa
Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp cực nhỏ
Hộ kinh doanh cá thể
100
38
8
3
1
50
Nguồn:Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra toàn bộ công nghiệp năm 1998, NXB Thống kê, Hà Nội, 1999
Ghi chú: Doanh nghiệp vừa ở đây có quy mô 50-200 lao động
Ý nghĩa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong vấn đề tạo việc làm còn thể hiện ở chi phí vốn cho một việc làm. Nếu so sánh chi phí tạo việc làm giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa thì thấy rằng doanh nghiệp có quy mô nhỏ không tạo được nhiều việc làm trên một đồng vốn so với doanh nghiệp có quy mô vừa-có từ 50-200 lao động. Do thiếu số liệu thống kê về chi phí vốn cho một lao động tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nên chỉ số này được xem xét dựa vào sự so sánh giữa các doanh nghiệp thuộc các thanh phần kinh tế khác nhau.
Trong các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chi phí vốn tạo một việc làm thường cao hơn. Chi phí vốn để tạo ra một việc làm trong khu vực kinh tế tư nhân chính thức bình quân là 26 triệu đồng. Trong khu vực kinh tế nhà nước chi phí này là 41 triệu đồng. Tuy nhiên chi phí vốn cao nhất cho một việc làm thuộc về khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: bình quân là 294 triệu đồng (Các số liệu dựa theo UNIDO: Tài liệu hành động số 5, Hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam, Vienne, 2000).
Có nhiều bằng chứng cho thấy chi phí vốn thật sự để tạo ra một việc làm trong khu vực kinh tế nhà nước cao hơn tỷ lệ vốn/lao động đề cập ở trên. trước hết giá trị tài sản cố định trong các doanh nghiệp nhà nước được xác định theo giá trị khấu hao chứ không phải theo chi phí cơ hội (chi phí thay thế). Thứ hai, tổng giá trị đất đai của các doanh nghiệp nhà nước không xác định được vì đất đai thường được ghi nhận như chi phí lưu động (tiền thuê) và không phải là chi phí vốn. Cuối cùng, khu vực kinh tế nhà nước đang có một số lượng đáng kể lao động dư thừa. Từ năm 2001 Chính phủ Việt Nam đã tạm dừng việc thành lập doanh nghiệp nhà nước. Trong số các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động, có 40% hoạt động không hiệu quả. Tổng số nợ của doanh nghiệp nhà nước lên tới 190000 tỷ đồng (13.1 tỷ USD) bằng 33% GDP.
(Các phân tích về lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và các số liệu nói trên được rút ra từ cuốn Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phạm thị Thu Hằng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2002 )
Các đặc điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân:
Đặc điểm đầu tiên cần nói đến là tỷ lệ lao động được trả lương trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân - PSSMEs ở khu vực thành phố cao hơn so với khu vực nông thôn, theo nghiên cứu thực hiện năm 1996 (xem bảng 2.7 phần Phụ lục). Số lao động được trả lương trong các PSSMEs ở thành thị cao hơn ở nông thôn phản ánh một phần về trình độ chuyên nghiệp của các lao động này. Sự khác biệt về tỷ lệ lao động được trả lương đó có tương quan dương với trình độ nguồn lao động. Nói cách khác là tỷ lệ càng chênh lệch thì khác biệt về trình độ càng lớn.
Bảng 2.7: Đặc điểm chính của các PSSMEs năm 1996 (phần rút ngắn)
Thành thị
Nông thôn
Hộ kinh doanh cá thể
Doanh nghiệp tư nhân
Trách nhiệm hữu hạn và cổ phần
Hộ kinh doanh cá thể
Doanh nghiệp tư nhân
Các hình thức khác
Tổng thu nhập (nghìn đồng)
208797
1273722
2680600
62113
86850
1521963
Lao động được trả lương (%)
3.6
20.7
30.5
1.2
14.5
27.4
Giá trị gia tăng/lao động (nghìn đồng)
10982
17455
21322
7699
13656
14545
Nguồn: Maud Hemlin, Bhargavi Ramamurthy and Per Ronnas: Phân tích động lực của sản xuất tư nhân quy mô nhỏ tại Việt Nam, Trường Kinh tế Stockholm, Các ấn phẩm về kinh tế và tài chính số 236, tháng 5 năm 1998.
Về tổng thu nhập: doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở đô thị có tổng thu nhập cao hơn 3 đến 4 lần so với doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ở nông thôn, căn cứ vào mẫu thu được năm 1996. Điều này là một điểm bất lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia vào nền kinh tế thế giới. Sự mất cân bằng về thu nhập giữa các vùng địa lý luôn gây ra mâu thuẫn và là nguồn của các bất ổn kinh tế và xã hội trong tương lai.
Giá trị gia tăng trên một công nhân là chỉ số biểu thị sự khác nhau giữa các mức năng suất lao động trong khu vực chính thức và bán chính thức. Giá trị gia tăng trên một công nhân trong khu vực chính thức gấp gần hai lần so với khu vực bán chính thức. Chỉ số này tại các doanh nghiệp ở thành thị cao hơn 1.5 lần so với doanh nghiệp ở nông thôn. Kết quả này có liên quan tới hai yếu tố khác là tỷ lệ nhân công được trả lương trong khu vực chính thức cao hơn khu vực bán chính thức và quan hệ kinh tế trong các doanh nghiệp ở đô thị chặt chẽ hơn ở nông thôn. Điều này đặt ra một vấn đề quan trọng là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực nông thôn sẽ yếu hơn so với các doanh nghiệp đồng hạng ở thành phố, dẫn tới việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình cạnh tranh tại các đấu trường nước ngoài.
Thực trạng hội nhập quốc tế của các PSSME:
Thực trạng hội nhập quốc tế :
Hội nhập quốc tế là một phạm trù phức tạp, như đã trình bày ở chương I. Trong 3 mặt chính của nó luận văn này tập trung vào nghiên cứu khía cạnh hội nhập kinh tế. Hội nhập kinh tế có nhiều mặt: thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, cạnh tranh quốc tế, thị trường toàn cầu...
Để hiểu về thực trạng hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân nói riêng đòi hỏi phải có một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng. Ở đây tầm cỡ một bài luận văn không cho phép đi sâu đến như vậy. Người viết chỉ có thể cố sức trình bày những hiểu biết hết sức sơ lược về tình hình hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua một số số liệu về tình hình xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam
Kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu qua c¸c n¨m (tham kh¶o)
§VT: 1000 000 USD
N¨m
NhËp khÈu
XuÊt khÈu
Tæng kim ng¹ch
1989
2565.8
1946.0
4511.8
1990
2752.4
2404.0
5156.4
1991
2274.2
2087.0
4361.2
1992
2515.0
2571.0
5068.0
1993
3924.0
2985.0
6909.0
1994
5283.8
3890.4
9174.2
1995
8155.0
5448.9
13603.9
1996
11144.0
7255.9
18399.9
1997
11271.0
9269.0
20540.0
1998
11600.0
9380.0
20980.0
1999
11742.0
11541.4
2000
15635.0
14448.0
2001
16162
15027
31189
2002
19300
16530
35830
Nguồn: lấy từ trang web của Bộ Thương mại và Bổ sung từ trang
Hoặc để dễ nhìn hơn ta hãy xem xét biểu đồ dưới đây
Kim ng¹ch xuÊt nhËp khÈu qua c¸c n¨m
§¬n vÞ tÝnh: 1 triÖu (1000 000) USD
Nguồn: lấy từ trang web của Bộ Thương mại
Ta thấy rằng trong suốt thời kỳ từ 1989 tới 2002, trừ một ngoại lệ đáng chú ý là năm 1992, Việt Nam lâm vào tình trạng nhập siêu liên tục, với kim ngạch xuất khẩu tăng mỗi năm với tốc độ dương nhưng luôn thấp hơn tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu. Để tìm hiểu cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam ta hãy xem xét cán cân xuất nhập khẩu 2 năm 2001 và 2002:
Đơn vị
T/h năm 2001
Ước t.hiện T12/02
Ước t.hiện 2002
(%)2002 so 2001
tính
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
trị giá
Tổng số xuất khẩu
Tr USD
15.027
1.540
16.530
110,0
- Các DN có vốn đầu tư Nhà nước
Tr USD
6.799
775
7.769
114,3
Mặt hàng chủ yếu XK
1. Thủy sản
Tr USD
1.778
170
2.024
113,8
2. Gạo
1000 T
3.729
625
100
19
3.241
726
86,9
116,1
3. Cà phê
1000 T
931
391
60
36
710
315
76,3
80,6
4. Rau quả
1000 T
330
14
200
60,7
5. Cao su
1000 T
308
166
46
31
444
263
144,2
158,6
6. Hạt tiêu
1000 T
57
91
2
3,0
77
108
135,4
118,4
7. Nhân điều
1000 T
41
152
6
21
63
212
154,8
139,4
8. Chè các loại
1000 T
68
78,4
5,0
5,0
75
83
109,9
105,9
9. Lạc nhân
1000 T
78
38
4
2
107
52
136,7
135,0
10. Dầu thô
1000 T
16.732
3.126
1.470
316
16.850
3.228
100,7
103,3
11. Than đá
1000 T
4.290
113
400
10
5.870
149
136,8
131,9
12. Hàng dệt và may mặc
Tr USD
1.975
280
2.710
137,2
13. Giày dép các loại
Tr USD
1.559
180
1.828
117,2
14.Hàng đ/tử & LK m/tính
Tr USD
595
53
505
84,9
15.Hàng thủ công mỹ nghệ
Tr USD
235
29
328
139,5
Nguồn:
Đơn vị
T/h năm 2001
Ước t.hiện T12/02
Ước t.hiện 2002
(%)2002 so 2001
tính
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
Trị giá
Số lượng
trị giá
Tổng số nhập khẩu
Tr USD
16.162
1.828
19.300
119,4
- Các DN có vốn đầu tư NN
"
4.985
670
6.604
132,5
Mặt hàng chủ yếu NK
1. Ôtô nguyên chiếc các loại
Chiếc
28.266
197
2.618
29
27.200
250
96,2
126,6
2. Ôtô dạng linh kiện lắp ráp
Bộ
21.182
234
3.000
34
28.880
335
136,3
143,1
3. Thép thành phẩm
1000 T
2.178
636
200
78
2.772
878
127,3
138,1
4. Phôi thép
"
1.760
329
200
49
2.133
450
121,2
136,8
5. Phân bón các loại
"
3.189
404
400
46
3.650
453
114,5
112,1
- Phân bón URE
"
1.605
195
200
25
1.735
208
108,1
106,7
6. Xăng dầu
1000 T
8.998
1.828
900
196
10.000
2.022
111,1
110,6
7.Xe gắn máy
1000 Bộ
2.503
668
259
62
1.250
360
49,9
54,0
8. Giấy các loại
1000 T
302
159
40
20
372
193
123,2
121,7
9. Chất dẻo nguyên liệu
1000 T
736
494
80
62
895
617
121,6
124,9
10. Sợi các loại
1000 T
210
247
20
25
265
312
126,2
126,3
11.Bông
1000 T
113
132
5
5
94
94
83,2
71,2
12. Hoá chất nguyên liệu
Tr USD
352
38
404
114,8
13. Máy móc,TB, PT khác
"
2.741
350
3.700
135,0
14. Tân dược
"
295
30
312
105,8
15. Linh kiện điện tử
"
668
61
650
97,3
16.Nguyên, phụ liệu dệt may
"
1.606
225
1.781
110,9
Nguồn:
Trong số các mặt hàng xuất khẩu ta thấy 5 mặt hàng có tốc độ tăng 2001-2002 lớn nhất với kim ngạch lớn (hơn 100 triệu USD) là:
Cao su tăng 158%, kim ngạch năm 2002 là 263 triệu USD
Nhân điều 139,4% 212
Than đá 131,9% 149
Hàng dệt may 137,2% 2710
Hàng thủ công mỹ nghệ 139,5% 328
Trong số các mặt hàng nhập khẩu 4 mặt hàng có tốc độ tăng lớn hơn 130% và kim ngạch nhập khẩu lớn và một mặt hàng đáng chú ý là:
Ôtô dạng thiết bị lắp ráp 143,1% 335
Thép thành phẩm: 138,1% 127,3
Phôi thép 136,8% 121.2
Máy móc thiết bị và phương tiện khác:
135,5% 3700
Xăng dầu 110,6% 2022
Ta thấy rằng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam phần lớn là các mặt hàng nguyên liệu và sản phẩm sử dụng nhiều lao động (labour intensive). Các mặt hàng này có giá trị thấp, thể hiện qua kim ngạch nhỏ. Trong khi đó các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam đa phần là các sản phẩm hoàn chỉnh, các máy móc thiết bị có giá trị cao, phục vụ cho nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Một cơ cấu xuất nhập khẩu điển hình của nước đang phát triển mà Việt Nam cần phải thoát ra càng nhanh càng tốt
Cơ cấu thị trường xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực: so với năm 2001, tỷ trọng của thị trường châu Mỹ tăng từ 9,7% lên 15,9%, trong đó Hoa Kỳ tăng từ 7% lên 14%; châu Đại Dương tăng từ 7,2% lên 8,1%; châu Âu ổn định, giữ nguyên tỷ trọng; châu á giảm từ 58,4% xuống 51,9%, châu Phi giảm từ 1,2% xuống 0,8%. Cơ cấu thị trường nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng: giảm nhập khẩu từ các thị trường thuộc khu vực châu á và tăng nhập khẩu từ khu vực Châu Mỹ và Châu âu, chủ yếu là các mặt hàng như: máy móc, thiết bị, phụ tùng... (nguồn: bc122002.htm).
Sự thay đổi này có thể quy một phần về việc Hiệp định thương mại với Mỹ có hiệu lực từ năm 2001.
Một mặt quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế là tham gia vào dòng vốn luân chuyển quốc tế, trong đó có việc đầu tư ra nước ngoài. Nhưng trong mặt này các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nói riêng, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung chưa tham gia mạnh mẽ cho lắm. Tính đến 31/10/2001 tổng số vốn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài mới chỉ lên tới 32 triệu USD, đầu tư vào 50 dự án (nguồn: Báo Thương mại, số 92(904) ngày 16/11/2001, Mục Vấn đề và Sự kiện, tr.1). Cũng trong năm 2001, hơn 3 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam trong đó có 460 dự án cấp mới với số vốn 2436 triệu USD (nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam số 157 (879) ngày 31/12/2001). Khi ta so sánh hai con số đó với nhau ta thấy rõ sự khác biệt. Sự bé nhỏ của dòng vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng phản ánh sự chưa chín muồi của hoạt động này. Em nghĩ rằng, trong thời gian này chúng ta có thể không cần để ý đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Sự chưa chín muồi cả về quy mô lẫn kinh nghiệm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam sẽ khiến cho hoạt động này trong thời gian 5 năm tới là nhỏ giọt và không đáng kể.
Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đổ vào các dự án lớn mà bỏ qua các dự án nhỏ và cực nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài, theo các phân tích đã trình bày ở Chương I, có số lượng rất ít, có thể nói là không đáng kể. Vì vậy ta cũng có thể nói rằng hiện nay các PSSMEs của Việt Nam chưa được tham gia vào hoạt động đầu tư nước ngoài. Và ta cũng có thể an toàn bỏ qua vấn đề này khi nghiên cứu, ít nhất là trong tương lai gần. Trong 5 năm nữa tình hình này có thể có biến chuyển nhẹ nhưng còn tuỳ vào sự cải thiện môi trường hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực tư nhân ở Việt Nam.
Vậy trong hai mặt của hội nhập kinh tế quốc tế là thương mại và đầu tư thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tham gia mạnh nhất vào thương mại quốc tế. Các hoạt động liên quan đến đầu tư quốc tế của các doanh nghiệp này còn nhỏ về quy mô và ít về số lượng. Sự mất cân bằng này trong hội nhập quốc tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mang tính chất tạm thời nhưng để tác động đến nó cần phải có sự can thiệp có ý thức và mạnh mẽ của Nhà nước Việt Nam.
2. Những mặt mạnh mặt yếu của các PSSME trong quá trình hội nhập quốc tế
Trình độ nguồn nhân lực và chất lượng quản lí:
Vấn đề này có hai mặt chính là trình độ người lao động trong xí nghiệp và trình độ của chủ doanh nghiệp. Đây là hai mặt một vấn đề mà nếu thiếu một trong hai thì doanh nghiệp không thể trở nên mạnh mẽ và trưởng thành được. Một chủ doanh nghiệp có tài mà trong doanh nghiệp chỉ có những người lao động yếu tay nghề thì anh ta (hoặc chị ta) cũng khó lòng đưa được xí nghiệp đi lên trong môi trường quốc tế. Và một doanh nghiệp gồm toàn những người tài giỏi mà chủ doanh nghiệp lại thiếu hiểu biết về kinh doanh, về cách dùng người, không dám giao quyền hành cho người có năng lực, không biết điều hành doanh nghiệp... thì doanh nghiệp đó cũng không có cách nào hoạt động kinh doanh có hiệu quả được. Và những người tài trong xí nghiệp đó cũng sẽ lần bỏ đi. “Quân giỏi không chịu tướng dở, Tướng giỏi không có quân dở” là như vậy.
Trình độ nguồn nhân lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ :
Trình độ nguồn nhân lực trong khu vực chính thức và bán chính thức có sự khác biệt lớn. Số lượng lao động lành nghề và lao động có trình độ văn hoá cao (tốt nghiệp trường dậy nghề hoặc đại học) trong hộ kinh doanh cá thể công nghiệp là 3.14% , trong khi tỷ lệ này ở các doanh nghiệp công nghiệp chính thức là 35.4%
Khoảng 73% các doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ công nghiệp tiến hành đào tạo nghề tại chỗ cho nhân công.. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công Nghiệp Việt Nam năm 2001, 18.6% giám đốc đánh giá tốt về các cơ sở đào tạo của Nhà nước. Thực trạng này bắt nguồn từ một thực tế là phần lớn lao động làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ đều “không lành nghề” và các chủ doanh nghiệp phải luôn đối mặt với những khó khăn trong việc tìm nguồn tài chính để gửi nhân viên của mình đi đào tạo. Phần lớn các khoá đào tạo nghề ở ngoài doanh nghiệp cần kinh phí hỗ trợ của doanh nghiệp, hơn nữa học phí lại đắt hơn so với đào tạo tại chỗ. Trong khi đó mô hình “đào tạo tại chỗ một cách bài bản” vẫn còn chưa được phổ biến ở Việt Nam.
Bảng 2.9: Trình độ công nhân tại các doanh nghiệp – so sánh giữa các thành phần kinh tế
Trình độ chung của chủ doanh nghiệp :
Theo kết quả điều tra mẫu của đề tài KX.07.14 (trường Đại học Kinh tế Quốc dân) 30% chủ doanh nghiệp xuất thân từ công nhân viên chức từ khu vực kinh tế nhà nước chuyển ra; 40% chủ doanh nghiệp có trình độ lớp 7; 35% có trình độ lớp 10 (hệ đào tạo cũ); 25% có trình độ lớp 12; 1% có trình độ sau đại học; 3% có trình độ đại học; 14 % có trình độ trung cấp hoặc tương đương; 7% chủ doanh nghiệp có trình độ nghề đào tạo phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2001: trong số các chủ doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ thì 33% đã tốt nghiệp phổ thông trung học và gần 30% tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Con số này cũng là kết quả từ thực tế đầu tư của Chính phủ cho giáo dục từ năm 1996 tăng với mức tăng hàng năm gần 12% so với dưới 5% năm 1989.
Những con số nói trên là rất đáng khích lệ đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta phải nhận rõ là các con số đó không sánh ngang được với con số của các nước phát triển. Trình độ của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng tới khả năng quản lý về kỹ thuật và kinh doanh cũng như tiếp cận với thị trường và công nghệ sản xuất mới. Trình độ của các chủ doanh nghiệp cần được tìm cách để nâng cao hơn nữa so với hiện tại, đặc biệt là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tiến hành các hoạt động buôn bán với nước ngoài.
Thuế đánh vào các doanh nghiệp:
So sánh thuế giữa các nước, ta sẽ thấy một điểm nổi bật là thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu của Việt Nam đều thuộc loại cao của khu vực.
Ngoài vấn đề thuế cao trong mỗi sắc thuế còn có nhiều quy định chưa hợp lý. Có quá nhiều quy định hướng dẫn về thuế (với thuế GTGT có khoảng 400 tài liệu hướng dẫn) và các hướng dẫn thay đổi nhiều nhưng không thông báo trước, thậm chí quy định hiệu lực thi hành sớm hơn thời điểm văn bản được công bố. Việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0008.doc