Một số giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty Traphaco

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG 1

I.Tiền lương 1

1. Khái niệm và bản chất của tiền lương 1

1.1 Khái niệm 1

1.2 Bản chất 3

2.Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 5

2.1 Tiền lương danh nghĩa 5

2.2 Tiền lương thực tế 5

2.3 Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế 5

3. Tiền lương cơ bản và mức lương tối thiểu 6

3.1 Tiền lương cơ bản 6

3.2 Tiền lương tối thiểu 6

4. Chức năng của tiền lương 6

II. Những yêu cầu, nguyên tắc và nội dung của tổ chức tiền lương 8

1. Các quan điểm về tổ chức tiền lương 8

2. Yêu cầu của tổ chức tiền lương 9

3. Các nguyên tắc tổ chức tiền lương 10

3.1 Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau 10

3.2 Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân 11

3.3 Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm các nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. 12

3.4 Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động 13

4. Quĩ tiền lương và cơ cấu quỹ tiền lương 13

III. Các chế độ tiền lương 16

1. Chế độ tiền lương cấp bậc 16

1.1 Khái niệm 16

1.2 ý nghĩa của việc áp dụng chế độ tiền lương cấp bậc 17

1.3. Các yếu tố của chế độ tiền lương cấp bậc 17

2. Chế độ tiền lương chức vụ 18

IV. Các hình thức trả lương 19

1. Hình thức trả lương theo sản phẩm 19

1.1. ý nghĩa và điều kiện của trả lương theo sản phẩm 19

1.2. Các chế độ trả lương theo sản phẩm 20

2. Hình thức trả lương theo thời gian 29

V.ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác trả lương ở doanh nghiệp 31

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY DƯỢC TRAPHACO. 34

I. khái quát về công ty. 34

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 34

2. Quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, chức năng của công ty 39

a. Chức năng của công ty: 39

b. Quyền hạn của công ty 39

c. Trách nhiệm của công ty 40

d. Nghĩa vụ của công ty 40

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác trả công ở công ty. 40

3.1 Quy trình công nghệ. 40

3.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị. 41

3.3 Đặc điểm về lao động. 45

3.4 Xu hướng phát triển của công ty. 46

3.5 Tổ chức bộ máy của công ty. 47

II. Về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 49

1. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 49

III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 50

1 Thành tựu. 50

2 Hạn chế. 52

3. Phương hướng năm 2003. 52

 IV Thực trạng công tác trả lương tại công ty 54

1.Những căn cứ pháp lý khi ban hành qui chế tiền lương 54

2. Những nguyên tắc chung khi ban hành qui chế tiền lương ở công ty 55

3. Xây dựng quỹ tiền lương 56

4. Các hình thức trả lương tại công ty 58

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VỚI CHẾ ĐỘ TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY 62

I. Một số giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty Traphaco 62

1.Tạo nguồn tiền lương 62

1.1. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 63

1.2. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm 63

1.3 Gắn tiền lương với hoạt động quản lý của công ty 63

2. Hoàn thiện các hình thức trả lương cho bộ phận quản lý 64

3. Hoàn thiện các hình thức tiền thưởng 65

4. Hoàn thiện các điều kiện phụ trợ khác 66

4.1 Cải thiện điều kiện cho người lao động 66

4.2 Tăng cường giáo dục ý thức tư tưởng để họ gắn bó hơn nữa với công ty 66

4.3 Đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên 67

4.4 Kỷ luật lao động 68

5. Nâng cao thu nhập cho người lao động trong công ty 69

5.1 Có chiến lược nghiên cứu thị trường 69

 

doc76 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện hình thức trả lương tại công ty Traphaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng thêm để có được đơn giá luỹ tiến Trong chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến, tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý được xác định dựa vào phần tăng chi phí sản xuất gián tiếp cố định. Tỷ lệ này được xác định như sau: dcd x tc dl x 100% K = Trong đó: k : Tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý dcd : Tỷ trọng chi phí sản xuất gián tiếp cố định trong giá thành sản phẩm tc : Tỷ lệ của số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất gián tiếp cố định dùng để tăng đơn giá. dL : Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng. + Ưu nhược điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến - Ưu điểm: Việc tăng đơn giá cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm làm cho công nhân tích cực làm việc để tăng năng suất lao động. - Nhược điểm: áp dụng chế độ này dễ làm cho tốc độ tăng của tiền lương lớn hơn tốc độ tăngnăng suất lao động của những khâu áp dụng trả lương sản phẩm luỹ tiến. 2. Hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương trả theo thời gian chủ yếu áp dụng đối với những người làm công tác quản lý. Đối với công nhân sản xuất thì hình thức này chỉ áp dụng ở những bộ phận lao động bằng máy móc là chủ yếu hoặc những công việc không thể tiến hành định mức một cáhc chặt chẽ và chính xác hoặc về tính chất của sản xuất nếu thực hiện trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo được chất lượng sản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thực. a. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi công nhân do mức lương cấp bậc cao hay thấp và thời gain thực tế làm việc nhiều hay ít quyết định. Chế độ trả lương này chỉ áp dụng ở những nơi khó xác định mức lao động chính xác, khó đánh giá công việc chính xác. Tiền lương được tính như sau: Ltt = LCB x T Trong đó: Ltt : Tiền lương thực tế người lao động nhận được LCB : Tiền lương cấp bậc tính theo thời gian Có ba loại lương theo rhời gian đơn giản là : lương giờ, lương ngày và lương tháng. Ưu điểm của chế độ trả lương này là tính toán nhanh, đơn giản nhưng có nhược điểm là mang tính chất bình quân, không khuyến sử dụng hợp lý thời gian làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu, tập trung công suất của máy móc thiết bị để tăng năng suất lao động. b. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng Chế độ trả lương này là sự kết hợp giưã chế độ trả lương theo thời gian với tiền thưởng khi đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng đã quy định. Chế độ trả lương này chủ yếu áp dụng đối với những công nhân phụ làm công việc phục vụ như công nhân sửa chữa, điều chỉnh thiết bị ngoài ra còn áp dụng đối với những công nhân chính làm việc ở những khâu sản xuất có độ cơ khí hoá cao, tự độnghoá hoặc những công việc tuyệt đối phải đảm bảo chất lượng. Tiền lương của công nhân được tính bằng cách lấy lương trả theo thời gian đơn giản ( mức lương cấp bậc) nhân với thời gian làm việc thực tế sau đó cộng với tiền thưởng. Chế độ trả lương này có nhiều ưu điểm hơn chế độ trả lương theo thời gian đơn gảin. Trong chế độ trả lương này không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được. Vì vậy, nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công tác của mình. Do đó , cùng với ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật, chế độ trả lương này ngày càng được mở rộng hơn. V.ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác trả lương ở doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân đều phải hạch toán kinh doanh, lấy thu nhập bù đắp lấy chi phí và đảm bảo phải có lãi, Nhà nước không bao cấp, không bù lỗ. Các doanh nghiệp phải tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quan tâm đến thị hiếu khách hàng, tìm người cung ứng nguyên vật liệu tăng năng suất lao động để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhằm cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.Do vậy, các doanh nghiệp cần lựa chọn các hình thức, chế độ trả lương hợp lý không những trả đúng, trả đủ mà còn làm cho tiền lương trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy mỗi người hăng say làm việc. Việc các Doanh nghiệp chọn các hình thức trả lương hợp lý có thể tiết kiệm được chi phí về tiền lương mà vẫn kích thích được người lao động. Bởi khi tiền lương cao là động lực thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn và giá trị thặng dư do họ đem lại là vô cùng to lớn. Công tác trả lương trong các Doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung từ việc lập và sử dụng quỹ tiền lương, lựa chọn các chế độ hợp lý cho người lao độngviệc tính toán, phân phối tiền lương đúng, đủ, công bằng, gắn tiền lương với số lượng và chất lượng lao động đến việc chi trả lương tới tay người lao động. Ngoài ra nó còn liên quan đến nhiều công tác như: Công tác định mức, kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm tổ chức và phục vụ nơi làm việc, đó là những nội dung không thể thiếu trong việc đảm bảo cho công tác trả lương được thực hiện tốt. Thực tế cho thấy việc xác định đơn giá tiền lương trong hình thức trả lương theo sản phẩm là rất phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, kỹ thuật như hệ thống các định mức lao động, định mức các vật tư đồng thời còn đòi hỏi phải thay đổi do biến động giá cả, máy móc thiết bị Trong các Doanh nghiệp hiện nay nhiều hệ thống định mức đã lạchậu hoặc xây dựng thiếu chính xác, có những đoạn có thể xây dựng định mức để trả lương theo sản phẩm nhưgn Doanh nghiệp vẫn trả lương theo thời gian. Từ đó, có thể do chủ quan hoặc khách quan mà đơn gía thấp hơn thực tế, thiệt thòi cho người lao động. Như vậy, vấn đề này là rất cần thiết mà các doanh nghiệp cần chú ý. Trong nền kinh tế thị trường khi các Doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh dưới sự điều tiết của cả bàn tay vô hình( thị trường) và bàn tay hữu hình(nhà nước) thì việc quản lý sản xuất kinh doanh cần phải có sự kết hợp hài hoà giữa tính khoa học và tính nghệ thuật làm sao vừa đúng theo quy định của nhà nước lại có tính mềm dẻo cần thiết. Trong công tác trả lương cũng vậy, hiện nay có nhiều doanh nghiệp dựa trên các hình thức và chế độ trả lương của nhà nước họ đã tìm ra phương pháp trả lương mới như: Trả lương theo năng suất, khoán quỹ lươngđể đảm bảo việc phân phối tiền lương công bằng, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, đồng thời phát huy tối đa vai trò đòn bẩy kinh tế của tiền lương. Nhìn chung mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm riêng và để thực hiện tốt cần có điều kiện đi kèm. Bên cạnh những doanh nghiệp làm tốt công tác trả lương còn có không ít các doanh nghiệp làm chưa tốt bởi các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan . Hệ thống chính sách của nhà nước trong đang trong giai đoạn điều chỉnh đổi mới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa mang tính ổn định, trình độ và kinh nghiêm của cán bộ làm công tác tiền lương còn thấp, chưa coi trọng đúng mức lợi ích kinh tế của người lao động.Vì vậy, không ngừng hoàn thiện công tác trả lương là yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp. Hoàn thiện công tác trả lương phải theo hướng lựa chọn được các hình thức chế độ trả lương hợp lý và hoàn thiện các điều kiện để thực hiện tốt các hình thức trả lương đó. Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm và hình thức trả lương theo thời gian là hai hình thức trả lương chính đang được áp dụng phổ biến trên cơ sở hoàn thiện việc tính đơn giá sản phẩm, kết hợp tiền lương với kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh nói chung và đối với công ty cổ phần dược phẩm vật tư và thiết bị y tế TRAPHACO nói riêng thì việc hoàn thiện hơn các hình thức và chế độ trả lương có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó góp phần vào việc sắp xếp, bố trí lao động công việc một cách hợp lý. Người lao động nhận được tiền lương theo đúng sức lao động của mình bỏ ra. Các hình thức chế độ tiền lương hợp lý sẽ là động lực mạnh mẽ nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, giúp cho khẳng định vị trí vững chắc trên thị trường, phát triển đi lên cùng với xu hướng phát triển của đất nước. Chương II Phân tích thực trạng công tác trả lương tại công ty dược traphaco. I. khái quát về công ty. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Tiền thân của Công ty cổ phần Traphacô là Xởng sản xuất thuốc Đờng sắt đợc thành lập ngày 28/11/1972, với chức năng sản xuất thuốc phục vụ CBCNV trong ngành, hạch toán phù hợp, lấy thu bù chi. Kinh phí hoạt động chủ yếu do tiền thuốc khám chữa bệnh của CBCNV trong ngành.Với chức năng phục vụ, không kinh doanh, xởng sản xuất đã làm tốt công tác phục vụ của mình.Tuy doanh số không đáng kể, song những năm phục vụ đã bảo đảm công ăn việc làm cho CBCNV. Tháng 6/1993, xưởng sản xuất được mở rộng và chuyển thành xí nghiệp dựơc phẩm Đường sắt với tên giao dịch là Traphaco theo quyết định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng, đăng ký hoạt động sản xuất với chức năng là sản xuất thuốc chữa bệnh, thu mua dược liệu. Tháng 6/1994, Bộ giao thông vận tải quyết định thành lập Công ty Dược Traphaco với chức năng, nhiệm vụ : Thu mua dược liệu và sản xuất thuốc chữa bệnh. Sản xuất , kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế. Từ khi đổi tên thành Công ty Dược Traphaco, công ty phải đối mặt với nhiều thử thách trong bối cảnh nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, công ty bước đầu rất khó khăn về vốn, máy móc, thiết bị thô sơ, lạc hậu mà phải cạnh tranh trên thị trường với các công ty lớn , có uy tín như: Xí nghiệp dược phẩm Trung ương I, Xí nghịêp dược phẩm Trung ương II. Tháng 12/1999, được sự chỉ đạo của Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá DNNN, công ty Dược Traphaco đã nhanh chóng CPH thành Công ty cổ phần Dược và thiết bị y tế Traphaco, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo Luật Công ty ( Nay là Luật doanh nghiệp), là công ty cổ phần dược phẩm đầu tiên ở miền Bắc và là doanh nghiệp thứ sáu trong Bộ Giao thông vận tải thực hiện CPH với số vốn điều lệ là 9,9 tỷ, trong đó Nhà nước giữ 45% và bán cho CBCNV là 55%. Từ tháng 7/2000, công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Traphaco.Công ty có chức năng: Thu mua, gieo trồng, chế biến dược liệu; Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, hoá chất và vật tư thiết bị y tế; Pha chế thuốc theo đơn; Tư vấn sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm; Kinh doanh xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu làm thuốc, các sản phẩm thuốc; Sản xuất, buôn bán mỹ phẩm; Sản xuất, buôn bán thực phẩm; Tư vấn dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y, dược. Quá trình mạnh dạn đầu tư về con người, nâng cấp, đổi mới cơ sở sản xuất, trang thiết bị, phương thức quản lý, phân phối và đặc biệt trong công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật, doanh số và chủng loại sản phẩm không ngừng được tăng lên sản phẩm ngày càng chiếm được tình cảm và sự tín nhiệm của khách hàng. Tính đến nay, công ty đã có trên 150 sản phẩm được Bộ y tế cấp phép lưu hành trên thị trường với nhiều công dụng khác nhau, trong đó một nửa là thuốc thiết yếu, mục tiêu phục vụ cho đa số người dân Việt Nam hiện có thu nhập thấp. Phương thức hoạt động của công ty là áp dụng các tri thức y dược học hiện đại để sản xuất công nghiệp nhưng vẫn giữ được sự độc đáo của thuốc cổ truyền. Định hướng này phù hợp với chính sách quốc gia về thuốc hiện nay: hiện đại hoá nền y học, dược học cổ truyền .Sản phẩm của công ty bao gồm các dạng bào chế chính như : Viên nén, viên bao đường, viên bao film, viên hoàn, thuốc bột, thuốc nước, tra hoà tan, viên sủi bọt.Các sản phẩm này là kết quả của những nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của người lao động trong công ty. Những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng và đã có vị thế trên thị trường đó là: Viên sáng mắt, Hoạt huyết dưỡng não, nước súc miệng T-B, Trà Hà thủ ô, Trà gừng. Traphaco có sự hợp tác tốt trong sản xuất-kinh doanh với một số doanh nghiệp trong và ngoài nước, các chuyên gia đầu ngành Dược với phương châm bình đẳng và cùng có lợi. Công ty đã ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học đa dạng vào sản xuất như thuốc phòng và chống ung thư Cadef, thuốc trị đau dạ dày Ampelop để phục vụ cho nhân dân cả nước. Năm 2002, công ty đã thành lập chi nhánh tại thành phố HCM để triển khai mạng lưới thị trường phía Nam. Đây là một thị trường lớn, có sức tiêu thụ mạnh.Với cách phân phối này đã tạo lên mối liên hệ khăng khít giữa các nhà phân phối và Công ty, chính nhờ họ mà lượng thông tin cung cấp về hàng hoá đã giúp công ty thực hiện thành công nhiệm vụ của mình. Với phương châm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì nên công ty cổ phần Traphaco không những đã giữ vững mà còn tiếp tục mở rộng thị phần của mình.Công ty tiếp tục tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ trong nước và nước ngoài để giới thiệu sản phẩm và khẳng định thêm về mọi mặt hoạt động của công ty. Từ năm 1999 đến nay, công ty liên tục tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao và năm nào sản phẩm của công ty cũng được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Thêm một lần nữa khẳng định rằng: chất lượng sản phẩm của công ty ngày càng được nâng cao, tạo được uy tín trên thương trường. Có thể chứng minh qua những con số sau: Một số chỉ tiêu thể hiện năng lực sản xuất-kinh doanh của công ty: Đơn vị tính: 1000đ Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 Tổng doanh thu 31.327.007 46.886.433 56.858.126 72.688.204 Doanh thu thuần 27.423.459 44.846.194 55.899.610 72.564.826 Lợi nhuận sau thuế 1.081.031 2.487.709 8.985.744 10.898.646 Tổng số lao động 285 325 350 396 Lương bình quân người/tháng 1.122 1.316 1.682 2.025 Doanh thu bán hàng là nguồn quan trọng để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh và trang trải các chi phí ( lương cho người lao động, nộp thuế.) được kịp thời và đầy đủ, góp phần tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động , thu được lợi nhuận cao. Đi sâu phân tích từng chỉ tiêu của bảng trên, ta thấy doanh thu năm sau lớn hơn năm trước, đặc biệt sau khi công ty thực hiện cổ phần hoá từ năm 2000. Điều này chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã thực sự hoạt động có hiệu quả, doanh thu tăng lên kéo theo lợi nhuận cũng tăng đáng kể. Việc tăng lợi nhuận tức là tăng nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và của Công ty nói riêng. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của công ty. Qua các chỉ tiêu trên có thể nói thời gian công ty chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần đến nay hoạt động sản xuất-kinh doanh thực sự có hiệu quả, tối đa hoá lợi nhuận, tối thiểu hoá chi phí, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của CBCNV cũng như làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Quy mô và đặc điểm về vốn: Vốn là một yếu tố mang tính khởi điểm và rất quan trọng trong hoạt động sản xuất-kinh doanh nên các doanh nghiệp đều thu hút đầu tư để tăng thêm vốn, phần lớn các doanh nghiệp CPH trong ngành sản xuất dược phẩm đều tăng vốn đầu tư. Sự vận động của quá trình tái sản xuất đòi hỏi phải đảm bảo sự vận động của vốn đầu tư về số lượng, kịp về thời gian, đúng mức độ tương ứng. Các hoạt động đó tiến hành liên tục thì vốn cũng phải đảm bảo cho quá trình phát triển của doanh nghiệp. Song , nếu chỉ đảm bảo về vốn thì chưa đủ mà còn phải gắn liền với tổ chức thúc đẩy vận động vốn liên tục. Sự vận động của vốn càng nhanh càng thúc đẩy quá trình luân chuyển vật tư hàng hoá, thúc đẩy quá trình tái sản xuất , đổi mới hoạt động, nâng cao số lượng, chất lượng và hiệu quả. Như vậy, có thể nói vốn là yếu tố quan trọng quyết định quy mô của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có cơ cấu vốn hợp lý thể hiện mức độ tự chủ trong hoạt động sản xuất-kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần Traphaco trước và sau cổ phần hoá: Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Tổng số vốn 35.134.147 38.931.921 47.481.900 Vốn lưu động 29.134.147 30.870.397 37.131.744 Vốn cố định 6.784.400 8.043.533 10.350.623 Sau cổ phần hoá, công ty có tốc độ tăng trởng về vốn mạnh. Điều này cho thấy trước xu thế hội nhập của nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm rất cần vốn để trang bị máy móc thiết bị hiện đại, đổi mới công nghệ nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm,tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Là một doanh nghiệp đang trên đà phát triển, công ty tiến hành CPH rất thuận lợi, thu hút được vốn đầu tư của cổ đông dễ dàng và nhanh chóng. 2. Quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm, chức năng của công ty a. Chức năng của công ty: Kinh doanh, gieo trồng , chế biến dược liệu Sản xuất kinh doanh dược phẩm, hoá chất, mỹ phẩm, thực phẩm, vật tư, thiết bị Y tế. Pha chế thuốc theo đơn. Tư vấn, dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Y – dược. b. Quyền hạn của công ty Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật. Được mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Có quyền tự chủ quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và khả năng của mình. Có quyền quản lý tài chính của công ty. c. Trách nhiệm của công ty Đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của công ty Đảm bảo mọi quyền lợi và nghĩa vụ cho người lao động. Tự chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, được hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính. d. Nghĩa vụ của công ty Có nghĩa vụ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Có nghĩa vụ quản lý tài chính của công ty Có nghĩa vụ đóng góp đầy đủ vào ngân sách Nhà nước 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác trả công ở công ty. 3.1 Quy trình công nghệ. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng để tổ chức sản xuất và tổ chức công tác kế toán. Vì vậy một trong những công việc thiết yếu của tổ chức sản xuất phải thực hiện đúng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Quy trình sản xuất của công ty là công trình sản xuất đơn giản, khép kín, sản xuât sản phẩm diễn ra một cách liên tục, khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối. Lệnh sản xuất sản phẩm được phòng kế hoạch kinh doanh nghiên cứu và lập kế hoạch đưa xuống các phân xưởng để tiến hành sản xuất theo đúng kế hoạch và kế hoạch sản xuất được lập trên cơ sở nhu cầu của thị trường trong từng thời điểm để lập kế hoạch. Quy trình công nghệ có thể chia làm ba giai đoạn: + Giai đoạn chuẩn bị sản xuất ( Giai đoạn đầu) là gia đoạn phân loại , xử lý dược liệu, tá dược đảm bảo các tiêu chuẩn trước khi đưa vào sản xuất. + Giai đoạn sản xuất phân theo từng lô, mẻ sản xuất được theo dõi trên hồ sơ và đưa vào sản xuất thông qua các công đoạn sản xuất. + Giai đoạn kiểm nghiệm nhập kho thành phẩm sau khi thuốc sản xuất qua kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới được nhập kho. 3.2 Đặc điểm về máy móc thiết bị. Cùng với quá trình hoạt động sản xuất công ty đã trang bị một hệ thống máy móc thiết bị tương đối đầy đủ, chất lượng cao, đa dạng, được sản xuất bởi các nước tiên tiến, công suất cao để phục vụ cho các công trình. Hệ thống và số lượng máy móc thiết bị của công ty được thể hiện qua bảng sau Hệ thống máy móc thiết bị cơ điện Đơn vị: Triệu đồng STT Tên máy móc thiết bị Nơi SX Đvị Slg Đơn giá Thành tiền 1 Hệ thống nén khí Đức hoặc Mỹ or Nhật Bộ 01 3.500 3.500 2 Hệ thống làm sạch khí nén (lọc và sấy) Nước ngoài Bộ 01 900 900 3 Máy hút ẩm Mỹ, Đức, thuỵ Điển Bộ 01 200 200 4 Hệ thống điều hoà trung tâm Máy lạnh Mỹ, Nhật, Pháp, Malai Bộ 01 4.000 4.000 5 Hệ thống điện công nghiệp Việt Nam Bộ 01 200 200 6 Hệ thống PCCC Việt Nam Bộ 01 300 300 7 Hệ thống xử lý nước cấp và nước thải Việt Nam Bộ 01 300 300 8 Trạm điện Việt Nam Bộ 01 600 600 Tổng: 10.000 Danh mục máy móc ,thiết bị cho dự án xí nghiệp sản xuất thuốc tại Hoàng Liệt TT Tên máy móc, thiết bị Nơi SX Đvị SLG Đơn giá(tr.đ) Thành tiền(tr.đ) I. Các tiết bị cho dây chuyền sản xuất: 1 Máy xay nguyên liệu Việt Nam or Hàn Quốc Cái 02 56 112 2 Máy nghiền bột dược liệu Đài loan or Trung Quốc Cái 01 210 210 3 Máy rây, sàng nguyên liệu Đài Loan or Trung Quốc Cái 01 82.5 82.5 4 Máy trộn siêu tốc Việt Nam Cái 02 200 400 5 Máy nhồi hai cánh Hàn Quốc Cái 02 120 240 6 Máy sát hạt ướt và sửa hạt khô Việt Nam Cái 02 94.5 189 7 Máy sấy tầng sôi Việt Nam Cái 02 290 580 8 Tủ sấy tĩnh( cốm và chai) Việt Nam Cái 02 50 100 9 Máy trộn lập phương Việt Nam Cái 02 52 104 10 Máy dập viên Hàn Quốc Cái 01 1051.5 1051.5 11 Máy bao film tự động Trung Quốc Cái 04 200 800 12 Máy bao film tự động Việt Nam or Hàn Quốc Cái 01 300 300 13 Máy bao đường và bao film tự động Hàn Quốc Cái 01 960 960 14 Máy làm sạch viên nén Hàn Quốc or Đài Loan Cái 01 90 90 15 Máy kiểm tra viên nén Hàn Quốc or Đài Loan Cái 01 64.5 64.5 16 Máy đóng nang tự động, bán tự động Hàn Quốc or Đức Cái 01 890 890 17 Máy đánh bóng viên nang Hàn Quốc or Đài Loan Cái 01 65 65 18 Máy hút bụi công nghiệp Hàn Quốc or Đài Loan Cái 01 30 30 19 Máy kiểm tra viên nang Hàn Quốc or Đài Loan Cái 01 180 180 20 Dây chuyền nang mềm bằng ép khuôn Hàn Quốc Bộ 01 2979.8 2979.8 21 Máy pha chế Cream(trộn nhũ hoá, nghiền mịn và hút chân không) Hàn Quốc or Việt Nam or ý Bộ 01 900 900 22 Máy đóng tube cream và hàn tự động ý or Hàn Quốc Bộ 01 1140 1140 23 Máy đóng lọ Cream ý or Hàn Quốc Bộ 01 533.1 533.1 24 Máy nghiền keo Đức or Đài Loan Bộ 01 220.6 220.6 25 Dây chuyền pha chế thuốc nước Đài Loan or Đức Bộ 01 500 500 26 Máy đóng chai nhỏ mắt tự động(30-60ml) Đài Loan or Hàn Quốc Bộ 01 600 600 27 Máy đóng chai tự động nắp nút cho các loại thuốc(50-2000ml) Đài Loan or Hàn Quốc Bộ 01 500 500 28 Máy đóng, chiết chai thuốc nước, siro, nước súc miệng Đài Loan or Hàn Quốc Bộ 01 300 300 29 Máy lọc seize, thùng chứa thuốc nước Hàn Quốc or Đài Loan Bộ 01 285 285 30 Máy ép vỉ bấm tự động Việt Nam or Đức, ý Cái 01 700 700 31 Máy ép vỉ cứng Đức or Việt Nam Cái 01 1000 1000 32 Máy ép vỉ xé tự động Đài Loan or Đức Cái 01 700 700 33 Máy đóng gói thuốc cốm(3-5-10gam) Đài Loan or Việt Nam Cái 02 200 400 34 Máy rót thuốc bột và đóng chai nhựa tự động loại 30-50-100 chai nhựa Đức or Việt Nam Bộ 01 1870 1870 35 Máy đóng và đếm chai thuốc viên, nang Đài Loan or Hàn Quốc Bộ 01 225 225 36 Máy dán nhãn tự động Đài Loan or Hàn Quốc Bộ 01 125 125 37 Máy in số lô, dát, mã số, mã vạch trên baobì Mĩ or Hàn Quốc Bộ 01 110 110 38 Máy rửa chai Đài Loan or Việt Nam Bộ 01 120 120 39 Máy làm sạch bằng thổi khí (air cleaner) Đài Loan or Việt Nam Bộ 01 275 275 40 Các thiết bị khác Bộ 300 300 II.Các thiết bị phụ trợ 60 1 Thiết bị nước tinh khiết Mĩ or Hàn Quốc or Trung Quốc Bộ 01 500 60 2 Nồi hơi Việt Nam Bộ 01 258 500 3 Thiết bị cất nước Đan Mạch, Mỹ,Đài Loan Bộ 01 155 258 4 Hệ thống bàn xét nghiệm Bộ 01 700 155 III. Thiết bị kiểm nghiệm: Bộ 200 1 Sắc ký lỏng cao áp Mỹ or Nhật or Châu Bộ 01 200 700 2 Máy quang phổ “ Bộ 01 30 200 3 Tủ vi khí hậu “ Bộ 01 30 200 4 Máy xác định độ ẩm “ Bộ 05 7.5 150 5 Cân phân tích “ Bộ 01 120 30 6 Cân điện tử “ Bộ 10 330 75 7 Sắc ký khí “ Bộ 01 250 120 IV. Thiết bị khác 1 ô tô 4 chỗ Nhật or Ldoanh Cái 02 330 660 2 ô tô 24 chỗ Hquốc or LD Cái 01 250 250 3 ô tô 45 chỗ Hquốc or LD Cái 01 300 300 4 ô tô tải trọng 5 tấn Nhật or LD Cái 01 300 300 5 ô tô tải trọng 2 tấn Nhật or LD Cái 02 250 500 6 ô tô tải trọng 1,5 tấn Nhật or LAO đẫNG Cái 03 200 600 7 Máy vi tính Nhật or LD Cái 30 7 210 Tổng 25500 Chính nhờ hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho các quá trình sản xuất có chất lượng tốt, tương đối đầy đủ nên các sản phẩm luôn đảm bảo đúng tiến độ, tạo uy tín trong sản xuát 3.3 Đặc điểm về lao động. Sản phẩm của công ty Dược có những nét đặc trưng riêng, không giống như các sản phẩm khác. Tuy nhiên, sản xuất ra sản phẩm, quá trình sản xuất luôn cần có ba yếu tố: TLSX, LĐ và ĐTLĐ. Trong đó yếu tố lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến năng suất lao động, hiệu quả và chất lượng của sản phẩm. Để đạt được hiệu quả cao thì cần hình thành LLLĐ có trình độ chuyên môn cao, gắn bó với công việc và quản lý tốt lực lượng này. Qua 31 năm từ khihình thành và phát triển, công ty đã có một đội ngũ cán bộ được trang bị nhiều phương tiện, dụng cụ chuyên ngành tiên tiến. Ngoài số lao động dày dặn kinh nghiệm của công ty, hàng năm công ty còn tiếp nhận thêm lực lượng lao động đáng kể (cả trong biên chế và lao động hợp đồng) cũng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Trước khi cổ phần hoá doanh nghiệp, công ty dược phẩm Traphaco đã và đang là một doanh nghiệp có uy tín trên thị trường. Nhu cầu tiêu th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0050.doc
Tài liệu liên quan