Phần I : Vai trò và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
đối với các doanh nghiệp công nghiệp
I - Những vấn đề cơ bản về vốn sản xuất kinh doanh.
1. Khái niệm về vốn sản xuất.
2. Phân loại vốn sản xuất.
2.1. Vốn cố định.
2.1.1. Khái niệm và đặc điểm.
2.1.2 - Cơ cấu vốn cố định.
2.1.3 - Quản lý vốn cố định.
2.2 - Vốn lưu động.
2.2.1 - Khái niệm và đặc điểm.
2.2.2 - Cơ cấu vốn lưu động.
2.2.3- Quản lý vốn lưu động.
3. Nguồn hình thành vốn sản xuất.
II. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1. Khái niệm về hiệu quả.
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
2.1 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
2.2 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
2.3 - Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
III. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
99 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Bia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tinh bột của gạo và Malt thành đường Malto, lấy dung dịch có độ đường 100 cho bia hơi, 10,50 cho bia chai, 120 cho bia lon.
- Lên men phụ: Lên men phụ được thực hiện ở 3 - 50C với mục đích làm bão hoà CO2, ổn định thành phần hoá học của bia và tạo hương liệu cho bia. Thời gian lên men của các loại bia theo qui trình là: Bia hơi 20 ngày, bia chai Hà Nội 28 ngày, bia lon 45 ngày, bia Hager 40 ngày.
- Lọc: Sau khi kết thúc lên men phụ, bia được lọc để loại các chất hữu cơ, men và bão hoà thêm CO2 nhằm đạt các tiêu chuẩn chất lượng.
- Chiết bia: Sau khi lọc xong bia được chiết vào chai, lon và thanh trùng ở nhiệt độ 620 - 680C để tiêu diệt men bia và các vi sinh, tăng thời gian bảo quản cho bia. Bia hơi được chiết vào thùng không qua thanh trùng nên thời gian bảo quản ngắn hơn. Thời gian bảo quản sản phẩm của các loại bia là: bia hơi 24 giờ, bia chai 30 ngày, bia lon 3 tháng
Gạo
Malt
Sàng
Sàng
Xay + Malt + lót
Ngâm
Xay nghiền ướt
Trộn nước
Trộn nước
Nâng 520C
Nâng 860C
Nâng 650C
Dịch hoá 720C
Nâng 750C
Đun sôi 1000C
Lọc dịch đường
Đun sôi với hoa Houblon
Tách bã hoa
Lắng trong
Làm lạnh
Lên men chính
Lên men phụ
Tách men giống
Lọc bia + KCS
Chiết bia
Bia hơi
Bia lon
Bia chai
Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ sản xuất bia
Như vậy toàn bộ qui trình công nghệ sản xuất bia quá trình lên men là dài ngày nhất do Công ty sử dụng phương pháp lên men cổ điển. Điều này là nguyên nhân làm chu kỳ sản xuất bia bị kéo dài, làm giảm tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Mặt khác Công ty không đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong dịp lễ tết. Các đối thủ cạnh tranh sẽ chớp lấy thời cơ tung sản phẩm của họ ra chiếm lĩnh thị trường.
Để khắc phục nhược điểm này nhiều nhà máy bia đang có xu hướng chuyển sang công nghệ lên men ngắn ngày, quá trình lên men chính và lên men phụ thực hiện đồng thời, có thể linh hoạt đáp ứng nhu cầu thị trường.
3. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên liệu chính để sản xuất bia bao gồm nước, Malt, hoa houblon, gạo và đường.
Nước là nguyên liệu quan trọng để sản xuất bia vì nước chiếm tới 98,2% trong thành phần của bia. Chất lượng nguồn nước là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng bia. Nguồn nước của Công ty bia Hà Nội có nồng độ khoáng rất đặc trưng chỉ riêng Công ty bia Hà Nội mới có, vì hàm lượng Ca++ và Mg++ trong nguồn nước Công ty thấp hơn nhiều so với nguồn nước khác. Nguồn nước này tạo ra hương vị đặc trưng cho sản phẩm bia Hà Nội khác với các loại bia khác. Đây là một lợi thế của Công ty.
Hoa Houblon là loại nguyên liệu tạo ra hương bia và vị đắng đặc trưng của bia.
Malt là một loại hạt đại mạch nảy mầm đã được phơi khô, loại nguyên liệu này tạo ra vị đặc trưng của bia.
Hai loại nguyên liệu quan trọng là Malt và hoa Houblon là hai loại phải trồng ở xứ ôn đới, nước ta không trồng được nên phải nhập ngoại với giá đắt làm giá thành sản xuất bia tăng. Công ty phải sử dụng thêm hai loại nguyên liệu là gạo và đường làm phụ liệu cho malt để giảm giá thành sản xuất bia.
Ngoài các nguyên liệu trên, men cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên chất lượng bia. Các nguyên liệu dùng để sản xuất bia có nguồn gốc thực vật nên việc bảo quản nguyên liệu phải tuân theo các qui định nghiêm ngặt, tránh ẩm mốc. Kho chứa nguyên liệu phải luôn thoáng mát, kho chứa hoa Houblon phải luôn được bảo quản dưới 50C với độ ẩm dưới 10%.
Loại bia
Sản lượng (1000 lít)
Malt (kg)
Gạo (kg)
Đường (kg)
Hoa bia (kg)
Cao hoa (kg)
Bia hơi
400
2.900
2.000
800
20
3
Bia chai
400
3.100
2.000
800
20
5
Bai lon
400
3.100
2.000
800
20
5
Biểu 3: Kết cấu nguyên liệu của các loại bia.
Qua biểu 3 cho thấy malt và gạo chiếm tỉ trọng lớn trong thành phần cấu thành nên sản phẩm.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm Công ty chú trọng việc tìm mua và theo dõi chất lượng nguyên vật liệu. Công ty có hệ thống kho dự trữ bảo quản đạt tiêu chuẩn và đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục. Tuy vậy việc bố trí kho nguyên liệu chưa hợp lý. Nhà kho ở xa khu vực nấu gây lãng phí khi vận chuyển.
4. Đặc điểm về lao động.
Lao động là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới việc sử dụng máy móc thiết bị và do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Công ty bia Hà Nội có đội ngũ cán bộ công nhân viên khá đông và trình độ ngày càng nâng cao
Năm
1995
1996
1997
1998
Chỉ tiêu
STĐ
%
STĐ
%
STĐ
%
STĐ
%
Tổng số lao động
704
100
695
100
668
100
692
100
LĐ có trình độ ĐH
54
7,6
72
10,3
75
11,2
78
11,2
LĐ có trình độ CĐ, TC
25
3,6
30
4,4
35
5,2
40
5,8
LĐ phổ thông
625
88,8
593
85,3
558
83,6
574
83,0
Biểu 4: Trình độ lao động các năm của Công ty bia Hà Nội
Qua biểu trên cho thấy tổng số lao động có sự biến đổi không ổn định. Công ty đang chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng lao động. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp tăng đều qua các năm, từ 7,6% năm 1995 lên 11,2% năm 1998, và từ 3,6% lên 5,8% .Tỉ lệ lao động phổ thông giảm từ 88,8% năm 1995 xuống 83% năm 1998.
Công ty có những nỗ lực đáng kể trong chính sách đào tạo, khuyến khích lao động. Bậc thợ trung bình của lao động ở Công ty khá cao. Bậc 3,8/6 năm 1998 so với bậc thợ 3,2/6 năm 1988.
Công nhân cơ khí
Công nhân công nghệ
Bậc thợ
Số CN
Tỉ trọng (%)
Bậc thợ
Số CN
Tỉ trọng (%)
7/7
11
7,7
6/6
19
8,3
6/7
21
14,8
5/6
46
19,7
5/7
45
31,8
4/6
28
12
4/7
36
25,4
3/6
125
53,6
3/7
28
19,7
2/6
15
6,4
2/7
1
0,7
Tổng
142
100
233
100
Biểu 5: Bậc thợ công nhân kỹ thuật lành nghề.
Nhìn chung tỉ lệ thợ bậc cao còn thấp. Công nhân công nghệ trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng số công nhân bậc 5 và bậc 6 chỉ có 28% trong khi hai bậc thấp nhất là bậc 2 và bậc 3 chiếm tới 60%. Điều này chứng tỏ trình độ tay nghề của công nhân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ngoài đội ngũ lao động chính, Công ty còn có thêm một lực lượng lao động làm thuê. Lực lượng này có tay nghề thấp kém, ảnh hưởng đến năng suất lao động .
5. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của Công ty.
Công ty bia Hà Nội là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và phương thức quản lý theo kiểu trực tuyến. Cơ chế quản lý của Công ty là Đảng lãnh đạo, Giám đốc điều hành và quản lý, công nhân viên chức tham gia quản lý thông qua đại hội công nhân viên chức, Hội đồng Công ty và ban thanh tra công nhân Công ty hiện đang áp dụng chế độ quản lý một thủ trưởng. Giám đốc toàn quyền quyết định, cấp dưới chịu trách nhiệm thi hành. Các bộ phận phòng ban có chức năng tham mưu giúp giám đốc. Toàn Công ty gồm có 6 phòng, 2 ban, 2 phân xưởng, 1 đội và 1 trạm.
Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc và các phòng ban, đơn vị bộ phận như sau:
- Ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc.
Giám đốc là người có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phó giám đốc có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực mình phụ trách, chỉ đạo các hoạt động chung của doanh nghiệp khi được uỷ quyền và lãnh đạo các bộ phận do mình phụ trách.
- Phòng tổ chức hành chính: thực hiện công tác tổ chức hành chính như tổ chức lao động, đào tạo và tuyển dụng lao động.
- Phòng kế hoạch tiêu thụ: lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ, theo dõi việc thực hiện kế hoạch.
- Phòng tài vụ: thực hiện công tác tài chính kế toán tính giá thành, quản lý toàn bộ về vốn.
- Phòng cung ứng vật tư: xây dựng kế hoạch ung ứng vật tư, nguyên liệu. Thực hiện công tác dự trữ, bảo quản vận chuyển vật tư, nguyên liệu.
- Phòng kỹ thuật cơ điện: Quản lý toàn bộ trang thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa lớn, định kỳ. Lập dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Phòng kỹ thuật công nghệ KCS: nghiên cứu, lựa chọn qui trình công nghệ sản xuất bia, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm. Phòng chịu trách nhiệm tập hợp nghiên cứu sáng kiến, chế thử sản phẩm mới, phân tích các chỉ tiêu lý hoá. .. Riêng bộ phận KCS phải bám sát quá trình sản xuất ở mọi công đoạn cùng với các phân xưởng để kiểm tra chất lượng, tìm biện pháp khắc phục sản phẩm hỏng.
- Ban đời sống: có nhiệm vụ chăm lo và bảo đảm tốt đời sống, sức khoẻ của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Ban bảo vệ có nhiệm vụ bảo đảm an toàn về mọi mặt trong Công ty.
- Trạm y tế: chịu trách nhiệm theo dõi, bảo đảm sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên đồng thời chịu trách nhiệm về công tác vệ sinh môi trường.
* Cơ cấu tổ chức sản xuất.
Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty bia Hà Nội được tổ chức theo kiểu: Công ty - Phân xưởng - Tổ sản xuất - Nơi làm việc.
Các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức công nghệ. Loại hình sản xuất của Công ty là loại hình sản xuất khối lượng lớn, phương pháp tổ chức sản xuất là phương pháp dây chuyền liên tục từ khi nấu cho đến khi thu được bia thành phẩm.
- Phân xưởng sản xuất bia: Có nhiệm vụ nhận nguyên vật liệu, thực hiện qui trình công nghệ sản xuất thành bia. Phân xưởng sản xuất gồm tác tổ:
+ Tổ nấu: thực hiện nhiệm vụ giai đoạn nấu.
+ Tổ men: làm nhiệm vụ ủ men, hạ nhiệt độ, lên men sơ bộ.
+ Tổ lọc: có nhiệm vụ lọc bia bán thành phẩm, tách men.
+ Tổ chiết bia hơi.
+ Tổ chiết bia lon.
+ Các tổ phụ trợ: Tổ lạnh, tổ lò hơi...
- Phân xưởng cơ điện: có nhiệm vụ lắp mới, thay thế thiết bị máy móc của dây chuyền công nghệ sản xuất bia. Chế tạo mới phụ tùng thiết bị như các thùng bia, chai thay thế, các van đường ống, sửa chữa máy.
- Đội sửa chữa kiến trúc: Chịu trách nhiệm sửa chữa nhà xưởng và xây dựng những công trình nhỏ trong Công ty.
Nhìn chung cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất tương đối gọn nhẹ và phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Cơ cấu tổ chức gồm nhiều phòng ban thực hiện tương đối đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của một doanh nghiệp nhưng vẫn còn thiếu các bộ phận chuyên môn cần thiết. Chẳng hạn trong cơ cấu tổ chức thiếu phòng Marketing, nhiệm vụ marketing do phòng kế hoạch - tiêu thụ phụ trách, chưa được quan tâm đúng mức nên việc nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế. Do đó ảnh hưởng tới việc đầu tư, sử dụng vốn.
III. thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty bia Hà Nội.
1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định.
a. Tài sản cố định và sự biến động.
Nhóm TSCĐ
Nguyên giá (1000đ)
Giá trị còn lại (1000đ)
% giá trị còn lại trên nguyên giá
1. Nhà cửa vật kiến trúc
14.316.530
2.819.560
19,69
Tỉ trọng
5,41%
3,17%
2. Máy móc, thiết bị
242.434.489
84.720.425
34,94
Tỉ trọng
91,59%
93,67%
3. Phương tiện vận tải
4.280.685
2.175.974
50,83
Tỉ trọng
1,62%
2,44%
4. Dụng cụ quản lý
1.973.842
689.817
34,95
Tỉ trọng
0,71%
0,76%
5. TSCĐ chưa dùng
220.000
8.260
3,75
Tỉ trọng
0,08%
0,0091%
6. TSCĐ chờ thanh lý
1.826.470
42.196
2,31
Tỉ trọng
0,69%
0,047%
7. TS phúc lợi
278.113
3.275
1,18
Tỉ trọng
0,10%
0,0039%
Tổng số
264.686.306
90.459.507
Tỉ trọng
100%
100%
Biểu 6: Cơ cấu tài sản cố định năm 1998
Qua biểu 6 có thể rút ra nhận xét sau:
- Về cơ cấu tài sản cố định: Tổng giá trị còn lại của tài sản cố định là 90.459.507.000đ. Trong đó máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn nhất với giá trị là 84.720.425.000đ chiếm 93,67%. Các nhóm tài sản khác chiếm tỉ lệ nhỏ. Nhà cửa, vật kiến trúc chiếm 2.819.560.000đ chiếm tỉ lệ 3,17%, phương tiện vận tải chiếm 2.175.974.000đ, chiếm tỉ lệ 2,44%. Nhìn chung phần giá trị còn lại của các nhóm tài sản cố định chiếm tỉ lệ thấp so với nguyên giá. Điều này chứng tỏ các loại tài sản cố định tham gia phần lớn thời gian của vòng đời vào sản xuất, mức khấu hao tương đối lớn. Mặt khác Công ty cũng chưa có sự đổi mới mạnh mẽ tài sản cố định để tăng cường hiện đại hoá tài sản cố định.
- Về bộ phận máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị chiếm tỉ trọng lớn về nguyên giá (91,59%) cũng như giá trị còn lại 93,67%, thể hiện giá trị tài sản cố định được huy động gần như triệt để vào sản xuất. Phần giá trị còn lại chiếm 34,94% so với nguyên giá. Máy móc thiết bị hiện nay của Công ty được đầu tư vào hai giai đoạn chính, là giai đoạn 1989 - 1991 và giai đoạn 1991 - 1995. Do đó hiện nay phần lớn giá trị đã khấu hao, trình độ công nghệ của Công ty bia Hà Nội hiện nay chỉ đạt mức gần trung bình. Có thể hiểu rõ hơn về tài sản cố định của Công ty qua danh mục các loại máy móc thiết bị chủ yếu (biểu 7). Bộ phận nhà cửa, vật kiến trúc phần giá trị còn lại là 2.819.560.000đ, chiếm 19,69% so với nguyên giá. Bộ phận này đã khấu hao gần hết, Công ty cũng không đầu tư nhiều để đổi mới. Bộ phận phương tiện vận tải chiếm 2.175.974.000đ, chiếm 2,44% giá trị còn lại toàn bộ TSCĐ và chiếm 50,83% so với nguyên giá, đây là tỉ lệ khá lớn, chứng tỏ bộ phận này được Công ty chú ý đầu tư.Bộ phận dụng cụ quản lý chiếm tỉ lệ nhỏ: 689.817.000đ chiếm 0,76% và đã khấu hao khá lớn, giá trị còn lại so với nguyên giá chiếm 34,95%.
Ngoài ra trong TSCĐ còn có bộ phận tài sản cố định chưa dùng và TSCĐ chờ thanh lý chiếm tỉ lệ nhỏ trong phần giá trị còn lại, tương ứng là 0,76% và 0,0091%.
Để thấy rõ sự biến động về tài sản cố định của Công ty qua các năm chúng ta theo dõi heo biểu 8.
Loại thiết bị
Số lượng
Năm trang bị
Giá trị còn lại
1. Động lực
Lò hơi KBP - 6,5 - 13
2
1984
30%
Lò hơi KBP - 6,5 - 13
1
1994
50%
2. Thiết bị chiết
Dây chuyền bia lon 75000lon/h
1
1991
50%
Dây chuyền bia chai 10000ch/h
1
1994
55%
Dây chuyền bia chai 15000ch/h
1
1994
50%
3. Thiết bị lạnh
Máy làm lạnh
4
1991
40%
4. Máy nén khí
Máy nén khí đuổi bã
2
1984
35%
Hệ thống thu hồi CO2
1
1993
50%
5. Thiết bị mấu
Hệ thống bồn lên men
1
1994
70%
Máy lọc bia
2
1994
70%
Hệ thống nấu liên hợp
1984
35%
Máy li tâm cao cấp
1
1978
30%
6. Thiết bị nhà hầm
Tank 84
42
1952
30%
Tank 170
27
1952
30%
Tank 200
59
1952
40%
Tank 260
21
1985
50%
Biểu 7: Danh mục các loại thiết bị chủ yếu
Nhìn chung các bộ phận tài sản cố định qua các năm không có sự biến động mạnh. Công ty cũng có sự đầu tư vào một số tài sản nhưng giá trị không lớn. Nguyên giá TSCĐ qua các năm đều tăng. Năm 1997 tăng 2.000.000.000đ so với năm 1996, chỉ tăng 0,85%. Năm 1998 nguyên giá TSCĐ tăng 26.879.531.000đ so với năm 1997 tức tăng thêm 11,3%.
Về giá trị còn lại của TSCĐ, năm 1996 là 113.518.313.000đ, năm 1997 là 90.579.976.000đ, giảm 22.938.155.000đ so với năm 1996. Và năm 1998 giá trị còn lại là 90.459.507.000đ, giảm 120.469.000đ. Như vậy khấu hao TSCĐ và số tài sản cố định giảm qua các năm lớn hơn phần giá trị TSCĐ đầu tư mới. Tuy sản lượng Công ty các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng vẫn thấp hơn tốc độ trung bình của cả nước. Điều đó chứng tỏ bộ phận tài sản cố định của Công ty không đổi mới kịp thời và năng lực sản xuất qua các năm tăng chậm so với cả nước. Sản phẩm của Công ty được khách hàng tiêu thụ mạnh mẽ, nhưng với khả năng sản xuất tăng chậm sẽ không đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng và dẫn tới mất một số thị phần do các hãng bia khác chiếm lĩnh.
Nhìn chung Công ty đã có cơ cấu tài sản cố định khá hợp lý. Bộ phận máy móc thiết bị tham gia vào sản xuất luôn chiếm bộ phận chủ yếu qua các năm, chiếm trên 90% cả về nguyên giá cũng như giá trị tuyệt đối. Năm 1997 tăng 373.855.000đ so với năm 1996 về nguyên giá, nhưng giá trị còn lại giảm21.906.181.000đ, máy móc thiết bị đầu tư mới trong năm 1997 không nhiều. Năm 1998 máy móc thiết bị được đầu tư mạnh mẽ hơn. Nguyên giá năm 1998 tăng 24.701.120.000đ, giá trị còn lại giảm 775.918.000đ. Đây là cố gắng của Công ty để tăng cường hiện đại hoá máy móc thiết bị.
Bộ phận nhà cửa vật kiến trúc năm 1997 tuy nguyên giá tăng nhưng giá trị còn lại giảm 1.410.463.00đ. Năm 1998 cả giá trị còn lại và nguyên giá đều tăng so với năm 1997, giá trị còn lại tăng 357.036.000đ. Con số tăng lên nhỏ nhưng nó nói lên phần nào sự tăng trưởng của Công ty. Bộ phận phương tiện vận tải qua các năm đều tăng lên cả về nguyên giá lẫn giá trị còn lại.Nó chứng tỏ khối lượng sản phẩm của công ty đều tăng qua các năm kéo theo nhu cầu vận chuyển tăng lên.Bộ phận dụng cụ quản lý nguyên giá tăng qua các năm ,nhưng giá trị còn lại năm 1997 giảm 36.651.000đ so với năm 1996 và năm 1998 giảm 38.642.000đ so với năm 1997. Bộ phận này các năm đều có sự đầu tư nhưng qui mô không lớn.
Công ty có 2 bộ phận tài sản không tham gia vào sản xuất là TSCĐ chưa dùng và TSCĐ chờ thanh lý. Bộ phận TSCĐ chưa dùng qua các năm đều giảm xuống cả nguyên giá lẫn giá trị sử dụng. Đây là dấu hiệu tích cực trong quản lý TSCĐ. Bộ phận TSCĐ chờ thanh lý năm 1997 có giảm so với năm 1996 về giá trị còn lại nhưng năm 1998 giá trị còn lại tăng so với năm 1997. Công ty cần có biện pháp để thanh lý nhanh những TSCĐ này. TSCĐ chưa cần dùng và TSCĐ chờ thanh lý không tham gia vào sản xuất và giá trị còn lại chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị còn lại TSCĐ nhưng chúng vẫn phải trích khấu hao. Công ty cần có biện pháp để giảm thiểu lượng TSCĐ này.
Bộ phận TSCĐ phúc lợi giá trị còn lại nhỏ, nó phục vụ hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp nên không trích khấu hao qua các năm.
Từ những phân tích trên cho thấy Công ty có một khối lượng vốn cố định lớn, kết cấu các nhóm TSCĐ hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Tuy nhiên tài sản cố định của Công ty chưa có sự đổi mới kịp thời, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, Công ty vẫn chưa khai thác hết năng lực của tài sản cố định, vẫn còn tồn tại bộ phận TSCĐ chưa dùng. Bộ phận tài sản cố định còn thanh lý chưa thanh lý nhanh.
* Nguồn tài trợ cho TSCĐ của Công ty.
Vốn cố định của Công ty được hình thành từ các nguồn chủ yếu:
- Vốn ngân sách cấp;
- Vốn tự bổ sung;
- Vốn vay.
Qua biểu 9 rút ra một số nhận xét:
So sánh năm 1997 với năm 1996:
- Nguyên giá TSCĐ tăng 2.000.000.000đ, với tỉ lệ 0,85%, cụ thể là:
+ Vốn ngân sách nguyên giá giảm 300.000.000đ, với tỉ lệ 0,00265%.
+ Vốn tự bổ sung tăng 2.300.000.000đ với tỉ lệ 3,81%.
- Giá trị còn lại giảm 22.938.155.000đ, với tỉ lệ 20,2%, cụ thể là:
+ Vốn ngân sách giảm 11.218.471.000đ, với tỉ lệ 21,5%.
+ Vốn tự bổ sung giảm 6.022.918.000đ, với tỉ lệ 15,1%.
+ Vốn vay giảm 5.696.764.000đ với tỉ lệ 26,7%.
So sánh năm 1998 và năm 1997:
- Nguyên giá tăng 26.879.531.000đ với tỉ lệ 11,5% cụ thể là:
+ Vốn ngân sách giảm 821.589.000đ, với tỉ lệ 0,7%.
+ Vốn tự bổ xung tăng 27.702.120.000đ, với tỉ lệ 44,25%.
- Giá trị còn lại giảm 120.469.000đ, cụ thể là:
+ Vốn ngân sách giảm 13.624.429.000đ, với tỉ lệ 33,19%.
+ Vốn tự bổ xung tăng 19.882.490đ, với tỉ lệ 58,7%.
+ Vốn vay giảm 5.378.530, với tỉ lệ 40,75%.
Trong các năm nguyên giá TSCĐ đều tăng nhưng giữa các bộ phận vốn có sự tăng giảm khác nhau: Nguyên giá vốn ngân sách giảm qua các năm. Sự giảm chủ yếu là do TSCĐ khấu hao hết và thanh lý, TSCĐ chuyển sang công cụ dụng cụ.
Nguyên giá vốn tự bổ sung đều tăng qua các năm, trong khi vốn vay không thay đổi.
Như vậy TSCĐ tăng trong các năm qua được đầu tư chủ yếu bằng vốn tự bổ sung. TSCĐ được đầu tư mới từ nguồn vốn khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty.
Nguồn vốn ngân sách và vốn vay được hình thành chủ yếu ở các giai đoạn đầu tư bước 1 và bước 2. Số vốn được ngân sách cấp thêm qua các năm ít. Vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn do số vốn cần vay lớn, dài hạn và vay phải có thế chấp.
Để huy động vốn cần thiết cho sự đổi mới công nghệ Công ty cần đa dạng hoá các nguồn vốn như liên doanh, liên kết, vay nước ngoài, phát hành trái phiếu...
b. Khấu hao TSCĐ.
Khấu hao tài sản cố định là sự tích luỹ về mặt giá trị để bù đắp hao mòn của chính tài sản cố định đó bằng cách chuyển dần giá trị tài sản cố định một cách có kế hoạch theo mức qui định vào giá thành sản phẩm sản xuất trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.
Để tính khấu hao chính xác yêu cầu phải tính đúng tính đủ khấu hao để tạo ra nguồn thay thế và duy trì khả năng sản xuất của tài sản cố định, bảo toàn vốn cố định. Việc khấu hao sẽ cho phép hình thành nên quĩ khấu hao để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất giản đơn TSCĐ.
Trong thời gian qua Công ty bia Hà Nội thực hiện khấu hao theo phương pháp khấu hao theo đường thẳng, theo quyết định số 1062/TC/QĐ/CSTC do Bộ Tài chính ban hành. Công ty đã thực hiện tốt kế hoạch khấu hao, trích đúng tỉ lệ qui định. Năm 1998 khấu hao cho các nhóm TSCĐ như sau: (Biểu 10).
Như vậy với phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng và tỉ lệ khấu hao như hiện nay Công ty phải sử dụng TSCĐ trong thời gian dài mới khấu hao hết. Quĩ khấu hao thu được không có khả năng đổi mới công nghệ kịp thời, gây
khó khăn cho Công ty thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
Biểu 10: Khấu hao tài sản cố định 1998.
Đơn vị: 1000 đ
Nhà xưởng vật kiến trúc
Máy móc thiết bị và TSCĐ khác
Tỉ lệ khấu hao
10 - 12%
Nguyên giá đầu kỳ
12.450.714
225.356.061.000
Khấu hao
KH
1.348.780.000
25.651.220.000
trong kỳ
TH
1.348.780.000
25.651.220.000
Giá trị còn
KH
2.819.560.000
87.639.947.000
cuối kỳ
TH
2.819.560.000
87.639.947.000
.c. Bảo toàn và phát triển vốn cố định.
Bảo toàn và phát triển vốn là yếu tố quan trọng bảo đảm cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất Đối với doanh nghiệp Nhà nước hàng năm Nhà nước công bố rõ hệ số điều chỉnh giá TSCĐ cho phù hợp với đặc điểm và cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế kỹ thuật làm căn cứ để doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ thực hiện bảo toàn và phát triển vốn.
Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của Công ty bia Hà Nội năm 1998 được phản ánh qua biểu 11.
Qua bảng số liệu này cho thấy số vốn cố định phải bảo toàn cuối năm bằng số vốn cố định phải bảo toàn thực tế. Điều này cho thấy Công ty đã bảo toàn được vốn cố định, vốn cố định được sử dụng ổn định. Trong giai đoạn tới Công ty cần tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo toàn vốn, phấn đấu phát triển vốn cố định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đơn vị: 1000đ
Trong đó
Chỉ tiêu
Giá trị
Ngân sách cấp
Tự bổ sung
1. Số VCĐ phải bảo toàn đầu năm
74.928.008
41.047.393
33.880.615
2. Số VCĐ phải bảo toàn cuối năm
81.186.069
27.422.964
53.763.105
3. Số VCĐ thực tế đã bảo toàn
81.186.069
27.422.964
53.763.105
4. Số chênh lệch giữa số vốn đã bảo toàn với số vốn phải bảo toàn
(4 = 3 - 2)
0
0
0
Biểu 11: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định 1998
d. Quản lý vốn cố định về mặt hiện vật.
Qua cơ cấu tài sản cố định ở biểu cho thấy phần lớn tài sản cố định của Công ty được đưa vào sử dụng ở đầu những năm 1990. Một số tài sản cố định đã khấu hao hết và sắp hết. Trình độ công nghệ của Công ty đạt mức gần trung bình, tỉ trọng thiết bị hiện đại khoảng 40%, Công ty gặp khó khăn về vốn nên chủ trương vừa sản xuất vừa đầu tư có trọng điểm từng bước. Chỉ máy móc thiết bị nào quá cũ nát, ảnh hưởng đến sự cạnh tranh mới thay thế. Chẳng hạn thiết bị nhà hầm phần lớn trang bị từ năm 1952 nhưng do không có điều kiện thay thế nên năm 1997 Công ty ngừng sản xuất để sửa chữa làm sản lượng bia năm 1997 thấp hơn năm 1996. Do đó máy móc thiết bị không đồng bộ, khó quản lý, gây ảnh hưởng đến khả năng huy động công suất của máy móc, không sử dụng tối đa tiềm năng của TSCĐ.
Công ty thực hiện hế độ sửa chữa dự phòng theo kế hoạch, công tác bảo dưỡng kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị được tiến hành thường xuyên theo kế
Năm
SL thực hiện (1000 lít)
Công suất thiết kế (1000 lít)
Hệ số sử dụng MMTB về công suất
1995
43.326
50.000
86,65%
1996
48.582
50.000
97,16%
1997
46.489
50.000
92,98%
1998
51.374
55.000
93,41%
Biểu 12: Mức huy động công suất 1994 - 1998.
hoạch. Công ty đã cố gắng thực hiện tốt công tác bảo dưỡng sửa chữa máy móc, giảm hiện tượng hư hỏng. Nhờ đó máy móc thiết bị tận dụng phần lớn khả năng công suất. Tuy nhiên, mức huy động công suất vẫn chưa đạt công suất thiết kế và không ổn định qua các năm (biểu 12).
e. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của nhà máy được phản ánh qua biểu 13.
Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 1998 cao hơn năm 1997. Cụ thể như sau:
* Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 1997 đem lại 1,667đ và năm 1998 đem lại 1,670đ. Mức tăng là 0,003 tương ứng 0,18%. Nguyên nhân tăng là do tỉ lệ tăng doanh thu (6,32%) lớn hơn tỉ lệ tăng nguyên giá TSCĐ (6,10%). Mức tiết kiệm nguyên giá TSCĐ năm 1998 là:
(419.617.000 : 1,667 - 251.246.540) = 473.316 ngàn đồng.
Đơn vị: 1000 đ
So sánh 1997 - 1998
Chỉ tiêu
1997
1998
Chênh lệch
%
1. Doanh thu
394.683.050
419.617.000
+24.933.950
6,32
2. Lợi nhuận
79.042.529
87.199.260
8.156.731
10,32
3. Nguyên giá TSCĐ bình quân
236.806.775
251.246.540
14.439.765
6,10
4. Giá trị còn lại bình quân
102.049.054
90.519.742
-11.529.312
-11,29
5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (5 = 1/3)
1,667
1,670
+0,003
+0,18
6. Hiệu suất sử dụng VCĐ
(6 = 1/4)
3,868
4,636
+0,768
+19,86
7. Hàm lượng VCĐ
(7 = 4/1)
0,253
0,216
-0,037
-14,62
8. Tỉ suất lợi nhuận VCĐ
(8 = 2/4)
0,775
0,963
+0,188
24,26
9. Sức sinh lợi của TSCĐ
(9 - 2/3)
0,334
0,347
+0,013
3,89
10. Suất hao phí TSCĐ
(10 = 3/1)
0,599
0,598
-0,001
-0,17
Biểu 13: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36768.doc