Việc định ra chính sách sản phẩm nói chung và tích sản phẩm với sự thích ứng của nó nói riêng là một vấn đề hết sức khó khăn đối với những người xuất khẩu ở những nước đang phát triển, vì những lý do tài chính, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng thực hiện việc nghiên cứu theo hướng tiếp cận lý thuyết của môn học Marketing Xuất Nhập khẩu, vì việc phân tích khả năng thích ứng trên trường của một sản phẩm là rất cần thiết và quan trọng khi nhà kinh doanh đưa một sản phẩm ra thị trường, mục đích phân tích của phần này là nhằm tránh những chi phí không cần thiết có thể sảy ra do thiếu hiểu biết về thông tin thị trường.
28 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhăm góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2001 và một vài năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sudan có hơn 3 triệu người miền Nam nước này đang bị thiếu lương thực trầm trọng do xung đột dân sự và hạn hán. Hiện tại các kho lương thực của Sudan đang bị vơi đi nhanh chóng, trong khi giá cả tăng vọt, gấp 3 lần so với năm ngoái. Trong số 3 triệu người nói trên có 600.000 người cần viện trợ lương thực khẩn cấp và 2,4 triệu người cần được viện trợ lương thực vào cuối năm. FAO và EFP ước tính Sudan cần phải nhập khoảng 1,2 triệu tấn ngũ cốc, trong đó 1 triệu tấn phải mua và 200.000 tấn viện trợ từ các nước.
Các tổ chức viện trợ quốc tế cho biết tình hình lương thực ở CHDCND Triều Tiên đang trở nên nghiêm trọng, nhất là ở những khu vực nông thôn miền Bắc. Cơ quan phát triển nông thôn Hàn Quốc ngày 10/1 cho biết sản lượng ngũ cốc của CHDCND Triều Tiên đạt 3,59 triệu tấn trong năm 2000, giảm 15% so vơí năm 1999. Theo ước tính của cơ quan này, nhu cầu lương thực hàng năm của CHDCNH Triều Tiên giảm 12,9% năm 2000, đạt 1,42 triệu tấn năm 2000, sản lượng ngũ cốc đạt 1,44 triệu tấn, giảm 25%. Tuy nhiên, sản lượng khoai tây và khoai lang tăng 390.000 tấn, tăng 25,8% nhờ tăng diện tích trồng các loại câu lương thực phụ.
Cơ chế mới đã tạo ra nhiều thông thoáng tạo đà tăng kim ngạch xuất khẩu.
Việc cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo, xoá bỏ hạn ngạch, độc quyền liên quan đến việc giữ vững an toàn lương thực, vì vậy nhất định phải quản lý xuất khẩu gạo bằng thuế xuất khẩu. Mức thuế này hiện nay là 0%. Việc phân vùng lúa phẩm cấp chất lượng cao, cùng với việc hỗ trợ về vốn, kỹ thfuật…cho người dân đã có những kết quả đáng khả quan.
Năm 2001, tổng sản lượng lúa cả nước dự kiến cũng sẽ đạt hơn 32 triệu tấn. Vụ đông- xuân sớm đã bắt đầu thu hoạch, các tỉnh ĐBSCL dự kiến được mùa lớn, ước đạt khoảng 16,5 triệu tấn. Cân đối lương thực ngoài nhu cầu 1,2 triệu tấn lúa làm giống và một phần nhỏ phẩm cấp thấp để chế biến làm thức ăn gia súc, lượng lương thực còn lại dành cho xuất khẩu khá lớn. Trong thống kê kết quả xuất khẩu gạo năm 2000, tổng công ty lương thực miền Nam xuất khẩu đạt 1.662.113 tấn, Tổng công ty lương thực miền Bắc xuất khẩu trực tiếp 434.500 tấn, uỷ thác 275.000 tấn. Trong số 44 đầu mối xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp xuất khẩu đạt 180.000-200.000 tấn, gồm có công ty lương thực Vính Long, Tiền Giang, Long An. Các doanh nghiệp đạt mức 100.000-200.000 tấn gồm các công ty lương thực Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, An Giang, Công ty Afiex, An Giang, nông trường Sông Hậu. Đạt mức 70.000-80.000 tấn gồm có công ty lương thực Cần Thơ và CTTNHH nông sản Vĩnh phát. Các công ty liên doanh có vốn ĐTNN xuất khẩu được 120.000 tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu theo chuyến nhỏ lẻ mới được 13.900 tấn.
2.2. Những tồn tại và những nguyên nhân nó về xuất khẩu gao.
Nhìn lại xuất khẩu gạo năm 2000.
Theo số liệu mới nhất mà Hiệp hội lương thực Việt Nam (gọi tắt là Hiệp hội) vừa công bố, trong năm 2000 cả nước ta đã xuất khẩu được 3.393.800 tấn gạo ( không kể lượng xuất tiểu ngạch qua biên giới), đạt tổng kim ngạch 615.820.670USD (trên cơ sở giá FOB), các hội viên trong Hiệp hội vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 96,15% tổng lượng gạo xuất khẩu, kế đến là các công ty liên doanh chiếm 3,54%, còn lại chỉ có 0,31% do các doanh nghiệp xuất khẩu khác thực hiện.
So với năm 1999, lượng gạo xuất khẩu này giảm đến 26% (năm 1999 Việt Nam xuất 4,56 triệu tấn), và giá bình quân cũng giảm tới 40USD/tấn. Rõ ràng đây là một kết quả không như mong đợi đối với cả những người sản xuất và cả các doanh nghiệp xuất khẩu. Trong khi đó, tổng sản lượng lương thực cả nước vẫn tăng và đạt 35,6 triệu tấn, riêng lúa đạt 32,55 triệu tấn; lũ sớm ở ĐBSCL cũng chỉ gây tổn thất khoảng 700.000 tấn lúa.
Nhiều giải thích đã được đưa ra, như: hầu hết các nước sản xuất lúa đều được mùa sản lượng vụ mùa 1999-2000 đạt tới mức kỷ lục tăng hơn vụ trước 16,4 triệu tấn; tồn kho năm 2000 cũng tăng gần 4,5 triệu tấn so với năm trước, lượng gạo buôn bán trên thế giới lại giảm trên 1,8 triệu tấn… Bên cạnh đó là do đồng tiền mất giá và thuế nhập khẩu tăng, nên lượng nhập khẩu gạo của các nước giảm. Các nước xuất khẩu gạo lớn khác như: Thái Lan, ấn Độ cũng bị giảm sút như Việt Nam, Tuy mức độ có khác nhau (Thái Lan giảm 2% còn ấn Độ giảm 46%).
Tuy nhiên, ngoài những nguyên nhân khách quan nêu trên, theo các chuyên gia việc xuất khẩu gạo giảm sút trong năm qua còn bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan khác.
Đầu tiên là tỷ trọng các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua vẫn chủ yếu là gạo trắng các loại (5,10,15,25% tấm) chiếm tới 98,5%, còn các loại gạo 100% B, gạo thơm, gạo đồ… chỉ chiếm dưới 0,5%. Trong lúc đó, Thái Lan xuất chủ yếu là các loại gạo 100%B và gạo thơm (35,7%), gạo đồ (28%), gạo trắng các loại chỉ 19,3%. Thứ hai là trên thị trường, tuy gạo Việt Nam đã xuất sang khắp các lục địa,nhưng tập trung nhất vẫn chỉ là Châu á (47,44%), Châu Phi (22,90%), Trung Đông (19,95%)… Thực tế, những thị trường này cũng chưa hoàn toán ổn định,vững chắc.
Mặc dù vậy, nhiều quan chức khẳng định rằng trong bối cảnh cực kỳ khó khăn gạo đạt được trong năm 2000 là một thắng lợi lớn. Đáng kể nhất là ngay khi việc tiêu thụ lúa gạo vụ đông xuân gặp khó khăn, Nhà nước đã có quyết định cho mua tạm trữ một triệu tấn quy gạo, hỗ trợ 100% lãi xuất vay vốn từ 1/4/2000 đến 31/7/2000 sau gia hạn đến 31/10/2000 để đảm bảo tiêu thụ kịp thời lượng lúa hàng hoá của nông dân, góp phần ổn định giá lương thực ngăn chặn kịp thời giá lúa giảm, đảm bảo có lợi cho người sản xuất và giảm khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Các doanh nghiệp cũng đã chứng tỏ được sự trưởng thành của mình trong việc tìm kiếm thị trường, nhanh chóng nắm bắt được diễn biến của thị trường và đẩy nhanh xuất khẩu. Số lượng gạo xuất trong các quý II và III trong năm để tăng hơn các quý trước, và tốc độ so với Thái Lan là không xa. Chỉ trong quý IV/2000, do lũ ĐBSCL về sớm, nhiều nhà máy chế biến phải ngừng hoạt động, chi phí bảo quản, vận chuyển gạo xuất khẩu tăng làm giá thành gạo xuất khẩu tăng, trong khi Thái Lan giảm giá bán, nên tốc độ xuất khẩu gạo của Việt Nam có giảm sút.
Về giá cả, những số liệu ghi nhận được cũng chứng tỏ giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn, được giá hơn và khoảng cách giữa lúa gạo xuất của Thái Lan được thu ngắn. Nếu như sáu tháng đầu năm khoảng cách này là 20-25 USD/tấn, thì đến sáu tháng cuối năm chỉ còn chênh nhau 10-15 USD/ tấn. Có thời điểm giá gạo xuất khẩu cùng loại của Việt Nam đã ngang giá gạo xuất khẩu của Thái Lan; mặt khác tốc độ giảm giá gạo Việt Nam chậm hơn tốc độ giảm giá gạo của Thái Lan. Cụ thể với loại gạo 5% tấm của Việt Nam chênh lệch giá giữa tháng 1 và tháng 12/2000 là 46 USD/ tấn (219-173 USD), trong khi của Thái Lan là 54 USD (237-183 USD); tương tự với loại 25% tấm là 38 USD (189-151 USD) và 47 USD (201-155 USD).
Do liên tục áp dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp và liên tục mở rộng diện tích canh tác lúa. Do vậy, mà sản lượng lúa hàng năm từ 1995 –1999 liên tục tăng.
Sản xuất lương thực từ 1995 – 1999.
1995
1996
1997
1998
1999
1999 tăng giảm so với 1998 (%)
Tổng sản lượng lương thực quy thóc (1.000 tấn)
27.570,7
29.217,9
30.618,1
31.853,9
34.253,9
7,5
1. Lúa cả năm
Diện tích (nghìn ha)
6.765,6
7.003,8
7.099,7
7.337,4
7.648,1
4,0
Năng suất (tạ/ha)
36,9
37,7
38,8
39,7
41,0
3,7
Sản lượng (nghìn tấn)
24,936,7
26.396,7
27.523,9
29.141,7
31.393,8
7,7
a. Lúa đông xuân
Diện tích (nghìn ha)
2.421,3
2.541,1
2.682,7
2.783,3
2.889,7
3,8
Năng suất (tạ/ha)
44,3
48,0
49,6
48,7
48,8
0,2
Sản lượng (nghìn tấn)
10.736,6
12.209,5
13.310,3
13.559,5
14.104,2
4,0
b. Lúa hè thu
Diện tích (nghìn ha)
1.742,4
1.984,2
1.885,6
2.115,6
2.335,4
10,5
Năng suất (tạ/ha)
37,3
34,7
35,2
35,6
37,5
5,3
Sản lượng (nghìn tấn)
6.500,8
6.878,5
6.637,8
7.524,4
8.756,9
16,4
c. Lúa mùa
Diện tích (nghìn ha)
2.601,9
2.473,0
2.531,8
2.438,5
2.423,0
-1,3
Năng suất (tạ/ha)
29,7
29,5
29,9
33,0
35,2
7,4
Sản lượng (nghìn tấn)
7.726,3
7.308,7
7.575,8
8.057,8
8.532,7
5,9
2. Mầu quy thóc nghìn tấn
2.607,2
2.821,2
3.084,2
2.712,2
2.860,1
5,5
Do vậy, với xu thế này, năm 2001 và những năm tới dự đoán sản lượng lúa của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng.
Năm 2001 sản lượng gạo thế giới tăng và giá cả hạ.
Vụ lúa đông xuân năm 1998-1999, giá lúa 2.200 đ/kg, nông dân ĐBSCL xây nhà, mua xe máy, sắm tiện nghi gia đình… Nhưng, niềm vui đó chỉ thoảng qua, chẳng kéo dài được bao lâu. Ngay đầu tháng 2/2001, thị trường lúa gạo miền Tây được xem là thời kỳ khan hiếm, nhưng thật trớ trêu, dấu hiệu rớt giá lại xuất hiện đúng vào lúc này. Cụ thể ở Trà Vinh, giá lúa chỉ dao động từ 1.000-1.050 đ/kg; Tại An Giang, thương lái chỉ mua với giá 1.100-1.150 đ/kg (giảm 200-250 đ/kg so vụ đông xuân năm 1999-2000). Tại chợ lúa gạo lớn nhất miền Tây An Cư- Bà Đắc (Tiền Giang), gía lúa khô, sạch dao động từ 1.300-1.450 đ/kg tuỳ theo thời tiết thị trường. Ghe thuyền hàng xáo vào mua tận nhà chỉ có 1.100-1.150 đ/kg. Ông Sáu Thành Giám Đốc NHNo-PTNT Vĩnh Long cho biết: giữa tháng 2 này giá lúa ở đây dao động từ 1.100-1.300 đ/kg.
Dự tính, vụ đông xuân 2000-2001, nếu năng xuất bình quân đạt 5 tấn/ha, ĐBSCL sẽ có sản lượng khoảng 7,5 triệu tấn lúa, trong đó 80% là lúa hàng hoá. Theo tính toán của bà con nông dân ở Châu Thành, Châu Phú (An Giang), Lai Vung, Cao Lãnh (Đồng Tháp), Tân Thành, Mộc Hoá (Long An), do ảnh hưởng của lũ lớn, sâu bệnh phát triển vào dịp cuối vụ, giá phân bón tăng nên vụ đông xuân năm nay chi phí sản xuất lên tới 1.000-1.050 đ/kg thóc, tăng khoảng 100-150 đ/kg so với các vụo đông xuân trước. Nhiều người dự đoán giữa tháng 3 tới, thu hoạch rộ, giá lúa có thể “rớt” xuống bằng giá thành sản xuất. Bởi vì, theo dự báo, nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới năm nay không tăng, xấp xỉ bằng năm trước (khoảng 23,5 triệu tấn). Trong khi đó lượng tồn kho năm 2000 của các nước xuất khẩu gạo như Thái Lan, ấn Độ, Pakistan còn lớn… Mặt khác, theo đánh giá của Bộ nông nghiệp Mỹ, năm nay các nước xuất khẩu cũng như nhập khẩu đều được mùa. Do vậy, lượng gạo thừa cũng lớn, giá gạo dự kiến không tăng và sẽ cạnh tranh gay gắt.
III. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu gạo trong năm 2001.
1. Các giải pháp nâng cao chất lượng và số lượng gạo Việt Nam.
1.1. Hoàn thiện công tác vùng quy hoạch, xây dựng vùng lúa phẩm chất gạo cao.
Hiện nay, theo Bộ NN và PTNT thì chúng ta nên triển khai đầu tư xây dựng vùng lúa phẩm chất gạo cao có tổng diện tích 1,3 triệu ha, trong đó ở ĐBSCL 1 triệu ha, có khả năng cung cấp 3,5- 4,0 triệu tấn gạo phẩm chất cao cho xuất khẩu. Diện tích canh tác lúa phẩm chất gạo cao dự kiến phân theo tỉnh: Long An 68.000 ha, Tiền Giang 55.000 ha, Bến Tre 20.000 ha, Trà Vinh 50.000 ha, An Giang 157.000 ha, Kiên Giang 100.000 ha, Cần Thơ 140.000 ha, Sóc Trăng 120.000 ha, Bạc Liêu 60.000 ha và Cà Mau 50.000 ha.
Để các vùng dự kiến thực sự phát huy hiệu quả khi đi vào sản xuất theo quy hoach, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có ngay phương án rà soát, bổ sung quy hoạch nông- lâm nghiệp của các tỉnh, cũng như cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) theo nghị định của quốc hội và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. ở những vùng này cần ưu tiên đầu tư đồng bộ hệ thống thuỷ lợi, giao thông nhằm tạo điều kiện thuận lợi việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, ổn định sản xuất, người trồng lúa yên tâm đầu tư thâm canh. Đồng thời, chú trọng phát triển mạng lưới nhà máy chế biến lúa gạo kết hợp với kho chứa nằm ngay trong vùng để có thể thu mua hết và chế biến kịp thời. Và giữa vùng sản xuất với các đơn vị xuất khẩu gạo các Viện khoa học NN, các trung tâm khuyến nông các tỉnh, huyện phải có sự phối hợp chặt chẽ giúp người sản xuất lúa có đủ vốn, giống tốt, vật tư đầu vào, kỹ thuật canh tác và tiêu thụ sản phẩm. Với các hộ nông dân, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho họ hình thành các HTX dịch vụ, bảo đảm cung ứng kịp thời, nhanh chóng các dịch vụ nông nghiệp cũng như tiêu thụ lúa với khối lượng lớn.
1.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất, cung ứng và ứng dụng các giống lúa có chất lượng gạo cao.
Giống là yếu tố hàng đầu góp phần cải thiện phẩm chất gạo và làm tăng năng suất lúa. ở ĐBSCL, nông dân hiện đang sử dụng khoảng 50 giống lúa cao sản ngắn ngày, trong đó có khoảng 10 giống có phẩm chất gạo đáp ứng yêu cầu xuất khẩu: loại gạo hạt dài, trong,không bạc bụng, cơm mềm. Các giống này hiện chiếm khoảng 30- 40 % diện tích gieo trồng các giống ngắn ngày ở ĐBSCL. Mục tiêu từ nay đến năm 2005 của ĐBSCL là phấn đấu sử dụng các giống lúa có phẩm chất gạo cao đạt trên 50% diện tích gieo trồng lúa toàn ĐBSCL,và 70% diện tích gieo trồng lúa trong vùng lúa phẩm chất gạo cao đang được nông dân sử dụng như: IR 64, OM 997, Tép, Hành, Tài Nguyên, Năng Hương… ngoài ra sẽ tập trung nghiên cứu tạo ra các giống lúa thơm đặc thù Việt Nam, có khả năng cạnh tranh với gạo thơm Thái Lan trên thị trường thế giới.
Với hệ thống sản xuất và cung ứng hạt giống lúa, riêng với các địa phương (các tỉnh và huyện ở ĐBSCL) phần lớn là rất mỏng, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Cần phải tổ chức lại hệ thống sản xuất và cung ứng hạt giống lúa cho phù hợp với đặc điểm thị trường hiện nay, trong đó cần coi trọng vai trò của các hộ tư nhân (các hộ nhân giống và các cửa hàng bán lẻ vật tư nông nghiệp…) Họ sẽ là người tự đầu tư sản xuất, tiếp cận trực tiếp với nông dân, hiểu rõ được yêu cầu về chủng loại giống, thời điểm cần giống của nông dân. Do đó, Nhà nước một mặt có chính sách khuyến khích tư nhân tham gia vào hệ thống sản xuất, chế biến khuyến thị và cung ứng hạt giống lúa, mặt khác có sự phân công rành mạch vai trò của các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân này trong từng khâu của hệ thống nhằm bảo đảm cung cấp đủ giống có chất lượng tốt cho nông dân.Đối với cấp huyện và cấp xã: Đơn vị quản lý nông nghiệp và trạm khuyến nông xúc tiến hình thành mạng lưới các hộ hoặc tổ nhân giống vừa để trình diễn các giống mới,vừa sản xuất đủ giống để cung ứng cho nông dân. Nhà nước cần có những biện pháp hỗ trợ thiết thực về kỹ thuật,tài chính,khuyến nông để thị trường, sản xuất được hạt giống đạt tiêu chuẩn chất lượng với giá thành không quá cao,giá bán vừa phải và lợi nhuận thu được của người sản xuất giống thoả đáng.
Với các cơ quan quản lý và các doanh nghiệp nông nghiệp của các tỉnh có nhiệm vụ cung cấp hạt giống gốc đạt chất lượng cho các hộ và tổ nhân giống. Hạt giống gốc có giá thành sản xuất cao nên cần được trợ giá để bán cho các hộ và tổ nhân giống với giá không quá cao.
Các đơn vị nghiên cứu và công ty giống cây trồng trung ương chịu trách nhiệm sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng để cung cấp cho các tỉnh theo kế hoạch và đơn đặt hàng của các tỉnh. Hạt giống lúa nguyên chủng cũng cần được trợ giá để giảm nhẹ chi phí cho các khâu nhân giống kế tiếp về sau.
Với hộ nông dân khuyến khích đổi và sử dụng giống mới. Hiện có khoảng 90% lượng hạt giống do dân tự để có chất lượng thấp, nhiều hộ sử dụng cùng một loại giống cho trên 5-6 vụ, đã là nguyên nhân chính làm giảm năng suất và chất lượng lúa, đồng thời giống bị thoái hoá nhanh.
1.3. Nâng cao phẩm chất lúa sau thu hoạch.
Phơi sấy và tồn trữ không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng gạo, mà còn tạo điều kiện chủ động cho hộ nông dân có thể lựa chọn được thời điểm bán lúa thích hợp để tăng thu nhập. ở ĐBSCL, có khoảng 67-70% hộ có phương tiện phơi sấy lúa, số hộ còn lại phơi lúa trực tiếp trên đường hoặc trên nền đất bờ kênh rạch,… Trong tổng số hộ có phương tiện phơi sấy, 25% hộ có sân phơi là gạch, 29% hộ có sân phơi là xi măng, còn lại là những phương tiện khác như tấm đệm, lưới.nylon… với diện tích bình quân hộ 70m2. Do thiếu phương tiện phơi sấy nên tổn thất lúa từ 1,9-2,2%, tỷ lệ tạp chất từ 1,8-2,5%, đây là tỷ lệ quá cao, đặc biệt trong vụ hè thu lúa phơi không kịp nên bị lên men, biến vàng nhanh, nhiều lô lúa bị mọc mầm, giảm chất lượng nghiêm trọng, tỷ lệ hạt lúa gãy cao tới 28%.
Về tồn trữ bảo quản: Hiện có khoảng 55-60% hộ nông dân trữ lúa bằng bồ, vựa. Khối lượng dự trữ trung bình hộ 1,99 tấn, thời gian dự trữ trung bình là 103 ngày. Do hầu hết phương tiện dự trữ của nông hộ không có nắp đậy, bục kẽ đơn giản và thấp, lúa đưa vào dự trữ độ ẩm cao nên chỉ sau một thời gian ngắn chất lượng lúa giảm rõ rệt.
Để khắc phục tình trạng phơi, trữ trên, ở ĐBSCL cần đầu tư nâng cao năng lực sấy và tồn trữ cho các đơn vị quốc doanh, bảo đảm tăng khả năng thu mua lúa trong dân kể cả trường hợp mua lúa ướt, Nhà nước cần có chính sách mở rộng tín dụng dài hạn để dân có vốn đầu tư cho việc tu bổ , sửa chữa và xây dựng mới hệ thống sân phơi,kho chứa. Hiện nay, đã có nhiều máy sấy loại nhỏ ,giá tiền phù hợp với quy mô nông hộ hoặc các kiểu máy lớn đi liền với các nhà máy xay, nhưng chi phí cho sấy lúa vẫn còn cao. Vì vây, cần tiếp tục nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và phổ biến các loại máy sấy phù hợp với đặc điểm từng vùng, sử dụng nhiên liệu tại trỗ như rơm, dạ,trấu , than, củi… để giảm giá thành sấy mà vẫn bảo đảm chất lượng gạo. Cùng với cải tiến máy sấy, các nhà khoa học cần nghiên cứu cải tiến, thiết kế các nguyên liệu sẵn có ở nông thôn,tiện sử dụng và di chuyển. Và trong khâu bảo quản cũng cần phổ biến kỹ thuật sử dụng các loại thuốc trong bảo quản lúa giúp người dân nâng cao được hiệu quả tồn trữ gạo, góp phần nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu và nâng cao thu nhập cho nông dân.
1.4. cần có những chính sách ưu đãi về vốn, thuế sử dụng đất nông nghiệp cho người dân.
Để người nông đân an tâm đầu tư, làm ăn theo hướng phân vùng chuyên canh lúa phẩm cấp chất lượng cao ngoài những biện pháp trên, nhà nước cần phải giúp đỡ nông dân được vay vốn phục vụ cho các dự án nông nghiệp của mình, thực chất việc đi vay vốn của người nông dân là rất khó khăn bởi họ không có tài sản thế chấp đáng giá.
Ngoài những chính sách ưu đãi về vốn, về việc hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, nhà nước cần tạo điều kiện để người dân có đất để canh tác, đánh thuế thấp để thu hút nông dân cùng tham gia canh tác.
2. Nghiên cứu thị trường chọn lựa thị trường mục tiêu cho xuất khẩu gạo Việt Nam.
2.1. Đặc điểm tổng quát của thị trường khu vực.
Số lượng mậu dịch hàng năm trong giai đoạn trước 1995 khoảng 13,7 triệu tấn (1990) đến 15,4 triệu tấn (1994) và đạt mức từ 20,9 đến 27,224 triệu tấn trong giai đoạn từ 1995-1999, hầu hết các khu vực trên thế giới đều nhập gạo, chủ yếu là các nước đang phát triển, nhập trên 50% sản lượng gạo giao dịch trên thị trường thế giới , các nước phát triển nhập 2,6 triệu tấn (1995). Dựa vào đặc điểm địa lý, văn hoá kinh tế thị trường gạo thế giới có thể chia tương đối thành những khu vực sau: Bắc Mỹ (North America), Nam Mỹ (South Amer- ica), Châu Âu (Europe), Cộng đồng các quốc gia độc lập và Đông âu (CIS và Eastem Europe), Trung Đông (Middle East), Nam á, á Châu (Asia), Bắc phi (North Africa), Phi Châu đen (Other Africa) và Châu Đại Dương (Oceancia).
Bắc Mỹ (North America): Gạo không chỉ là thực phẩm chủ yếu (Staple food) cho công nghiệp chế biến thực phẩm. Gạo được tiêu dùng ở cộng đồng Châu á tại Bắc Mỹ, nhưng chủng loại rất đa dạng: gạo hạt dài, tròn, trong… hạt lức, gạo trắng, gạo đồ, gạo Pastima, gạo thơm…
Khu vực Bắc Mỹ sản xuất khoảng 8,0- 10 triệu tấn lúa (chủ yếu là Hoa Kỳ), xuất khẩu khoảng 3,1-4,3 triệu tấn, nhập khẩu khoảng 0,7-0,9 triệu tấn, chiếm 3,0%-4,4% thị trường thế giới. Đây là thị trường có sức mua cao (purchasing power), đòi hỏi chất lượng cao. Gạo bán lẻ được đóng gói bao nhỏ (1kg, 2kg, 5kg và 25kg), mẫu mã đẹp. Quy chế kiểm dịch thực vật khắt khe, gạo Việt Nam vẫn có thể vào được thị trường này.
Bắc Mỹ còn là thị trường nhập khẩu tái suất thông qua các chương trình viện trợ thực phẩm cho các nước khác.
Mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người (rice per capita) vào khoảng 6,54kg (năm 1994). Khu vực này có hiệp định mậu dịch chung là NAFTA.
Châu Mỹ la tinh (Latin America): Được hình thành bởi các đảo lớn vùng biển Caribe và những lãnh thổ thuộc Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam. Châu Mỹ mang đậm nét văn hoá Latin Châu Âu. Các nước vùng núi thì nghèo hơn, đa số là dân da đỏ và người lai. Khu vực này sản xuất được 20,9- 22,00 triệu tấn lúa, xuất khẩu 1,2-1,5 triệu tấn, nhập khẩu khoảng 2,3-3,1 triệu tấn gạo chiếm khoảng 11-13% thị trường gạo thế giới. Gạo được xem là một trong những lương thực chính của các nước như Brãil, Peru, Cuba, Mexico…
Sức mua không cao như bắc Mỹ, Phẩm lượng trùng bình (10% tấm) gạo hạt dài. Các tiêu chuẩn về mẫu mã và bao bì thông thường theo yêu cầu hàng chuyến, do các nhà phân phối trong nước định đoạt.
Quy chế kiểm dịch không khắt khe, nhưng đôi khi bất hợp lý (Mexico tuyên bố cấm nhập gạo của Việt Nam, Thái Lan năm 1993 viện cớ phát hiện côn trùng độc hại, thực tế là những nhân nhượng về thị trường dành cho Hoa Kỳ trong NAFTA).
Mức tiêu thụ gạo tính đến đầu người (Rice per capita): 70,96kg (năm 1994). Khu vực này có khối thị trường chung MERCOSUR.
Châu Âu (EU và Tây Âu ngoài Châu Âu (EU& OW.EU): Những biến cố chính trị mới thập niên 80 đã thay đổi hoàn toàn cơ cấu kinh tế của các nước này. Sức mua của người tiêu thụ bị sụt giảm thảm hại, mặc dù nhu cầu về lương thực rất cao. Năm 1995, các nước này sản xuất được 1,8-2,0 triệu tấn lúa, nhập khẩu 0,75-0,95 triệu tấn, chiếm từ 2,3- 4,78% thị trường thế giới. Đây là khu vực có tiềm năng tiêu thụ gạo, khó khăn về ngoại tệ nhưng giới kinh doanh tinh rằng đây là những nước không thể thanh toán bằng tiền mặt (non- cash payment), nên phương thức đổi hàng (barter) hoặc đối lưu hai chiều (two way trade) luôn được xem là thích hợp nếu không có những hình thức tài trợ khác. Vì sức mua của người tiêu thụ thấp nên chất lượng đòi hỏi không cao, loại gạo 25% tấm thường được ưa chuộng. Mức tiêu thụ gạo tính trên đầu người (rice por capita): 5,31kg (năm 1994). Các nước này trước đây có khối SEV. Nhưng sau khi Liên Xô cũ hình thành nên khối CIS trong khi một số nước Đông Âu đã gia nhập EU.
Phi Châu đen (Other Africa): Châu phi đen nằm cách biệt với Bắc Phi bởi Sahara. Nơi đây được mô tả là một lục địa buồn thảm. Chi phí quân sự cao hơn thực phẩm, nó còn phải đương đầu với nạn nhân mãn và đất đai bạc mầu, sa mạc hoá (0,5 ha/ ngày) nạn đói thường xuyên sảy ra. Gạo là thức ăn chính của dân chúng. Dân đông nhu cầu lớn nhưng việc mua gạo khó khăn đôi khi có thể vì cán cân thanh toán nên chủ yêú dựa vào chương trình viện trợ của Liên hiệp quốc.Nếu kinh doanh thì phải đổi hàng hoặc qua tài trợ. Khu vực này sản xuất được 10,5- 11,0 triệu tấn gạo/năm, nhập khẩu 3,2- 4,2 triệu tấn/ năm chiếm khoảng 15 – 20 % thị trường thế giới. Gạo phẩm cấp thấp (30 – 35% tấm) được ưa chuộng vì giá rẻ, số lượng mua được nhiều. Đây cũng là thị trường có nhiều rủi ro vào loại bậc nhất trên thế giới. Mức tiêu thụ tính trên đầu người (rice per capi ta): 14,44kg (năm 1994).
á Châu (Asia): Đặc điểm nổi bật là nông dân (theo uỷ ban kế hoạch hoá và Dân số Thế giới dự kiến vào năm 2000 sẽ có khoảng 1,2 tỷ người Trung Hoa, 1 tỷ người ấn Độ, 220 triệu người indonesia, 150 triệu người Banglades) là một thị trường lý tưởng cho gạo, vì gạo là loại thực phẩm chính của dân á châu. Sự năng động của một quốc gia là một nhân tố quan trọng cho tương lai của lục địa này, sức mạnh công nghiệp tài chính của nhật bản, sự tăng trưởng kinh tế cao của Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng kông, Sìngapore…
Châu á là khu vực sản xuất và tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới, tập trung những nước xuất khẩu gạo lớn như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam , Pakistan, ấn Độ, Bangladesh. Mọi sự tăng hay giảm khối lượng xuất khẩu của các nước này đều có ảnh hưởng quyết định đến giá cả thế giới. Về thị trường có sức mua khác nhau: Phẩm chất cao 100% Grade B hoặc 5% tấm ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia: Phẩm cấp thấp 25%-35% tấm như Philippine và indonesia. Các nước Châu á rất coi trọng mặt hàng gạo vì mọi sự thâm hụt đều có thể gây ra đột biến cho quốc gia, gây bất ổn định về chính trị, xã hội nên việc mua bán, xuất nhập khẩu gạo thường được Chính Phủ quản lý thông qua một công ty kinh doanh của Nhà nước. Thị trường khó điều tiết, dự đoán vì nó gần như không phải là thị trường tự do, Chính phủ can thiệp thường xuyên, đôi khi giá cả biến động mạnh khi một quốc gia tiêu thụ bị mất mùa, tham gia vào thị trường thế giới với một nhu cầu quá lớn trong một thời gian ngắn, gây nên sự xáo trộn cung- cầu. Hàng năm, toàn Châu á (trừ Trung Đông) sản xuất được 336,4 – 350 triệu tấn gạo, xuất khẩu được trên 15,5triệu tấn gạo, nhập khẩu từ 4,6 triệu tấn (1997)- 13,3 triệu tấn (1998), chiếm 24- 48,6% thị trường thế giới. Mức tiêu thụ gạo tính theo đầu người khu vực này (rice per capita): 110kg (năm 1994).
Những nỗ lực thành lập Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu á- Thái Bình Dương (OPEC) và ASEAN.
Trung Đông (Middle East): Thế giới ả Rập là một trong những khu vực nhạy cảm của thế giới , tinh thần Hồi giáo xuất hiện khắp nơi. Nguồn lợi chính từ vàng đen, nó thừa hưởng 2/3 trữ lượng vàng đen của thế giới nhưng đồng thời cũng là khu vực có nhiều xung đột thuộc loại bậc nhất, chi phí quân sự cao hơn thực phẩm, vì vậy một số nước như Iran, Irắc vẫn gặp khó khăn về ngoại tệ, ví dụ như trong việc hoán đổi giữa đồng Riel (iran) và US Dollar vì vậy việc thanh toán tiền hàng rất khó khăn, bị trì hoãn, đôi khi rắc rối. Gạo là một trong những thực phẩm chủ yếu hàng ngay. Chất lượng yêu cầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0677.doc