Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội số 22

Lời nói đầu 1

Chương I Tổng quan về Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 3

1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22

1.1.Quá trình hình thành 3

1.2.Quá trình phát triển của Công ty 3

2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty 7

3.Một số đặc điểm kinh tế- kỹ thuật ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty 8

3.1.Tính chất và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty 8

3.2.Đặc điểm về sản phẩm 8

3.3.Đặc điểm về quy trình thi công công trình 11

3.4.Đặc điểm về thị trường 12

3.5.Đặc điểm về lao động và máy móc thiết Bị 13

3.5.1.Lực lượng lao động 13

3.5.2.Đặc điểm về máy móc thiết bị 14

Chương II Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 17

1.Sự phân chia các chức năng quản trị của Công ty 17

2.Cơ cấu tổ chức của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội số 22 18

2.1.Cơ cấu tổ chức sản xuất 18

2.1.1.Bộ phận sản xuất 19

2.1.2.Các bộ phận phục vụ sản xuất 19

2.2.Phân tích bộ máy quản trị của Công ty 19

2.2.1.Kiểu cơ cấu tổ chức quản trị mà Công ty đang áp dụng 21

 

doc60 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty đầu tư và phát triển nhà hà nội số 22, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước và của Tổng công ty Đầu tư và phát triển nhà. 2.2.2.Phân tích tình hình tổ chức các phòng ban chức năng và mối quan hệ công tác trong cơ cấu tổ chức của bộ máy quản trị của Công ty a.Phòng Tổ chức- Lao động- Tiền lương Phòng tổ chức lao động tiền lương chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, là bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho Giám đốc xây dựng và quản lý bộ máy tổ chức của Công ty: theo dõi , quản lý, bồi dưỡng,đào tạo cán bộ công nhân viên Nhiệm vụ chính của phòng bao gồm: -Thực hiện công tác quản lý lao động trong toàn Công ty. Nắm vững yêu cầu của sản xuất, tình hình cán bộ công nhân viên chức, lựa chọn cán bộ viên chức đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp Giám đốc bố trí , xây dựng bộ máy quản lý và bố trí sử dụng cán bộ công nhân viên chức. -Giải quyết các chế độ quyền lợi cho người lao động, chế độ hưu trí, mất sức lao động, nghỉ thôi việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chế độ tử tuất, ốm đau, thai sản …theo chế độ hiện hành của Nhà nước. -Giải quyết các vấn đề về tiền lương, tiền thưởng, y tế và bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Với những nhiệm vụ như vậy, nhân sự của cả phòng bao gồm 5 người được phân công nhiệm vụ như sau: Bảng số 4 : Nhân sự và phân công nhiệm vụ của phòng tổ chức- lao động- tiền lương Stt Chức năng Số người Chuyên môn đào tạo Trình độ Tuổi đời ĐH TC <35 >35 1 Trưởng phòng 1 Kỹ sư 1 1 2 Phó phòng 1 Kinh tế 1 1 3 Nv L.động-T.lương 1 Kinh tế 1 1 4 Nv Tổ chức –Nhân sự 1 Kinh tế 1 1 5 Nhân viên y tế 1 Bác sĩ 1 1 Tổng số 5 4 1 3 2 Đồng chí Trưởng phòng ngoài việc phụ trách chung còn trực tiếp phụ trách những vấn đề sau: Tổ chức thực hiện các chính sách chế độ đối với người lao động như chế độ tuyển dụng, chế độ sử dụng người lao động, chế độ thôi việc, chế độ hợp đồng đối người lao động. Ngoài ra, đồng chí trưởng phòng còn làm trợ lý cho Giám đốc Công ty về mặt kỹ thuật. Đồng chí Phó phòng phụ trách các vấn đề sau: công tác tổ chức lao động trong Công ty như phân công hợp tác lao động, kỷ luật lao động, giải quyết các thủ tục cho người ra vào Công ty… Nhân viên lao động tiền lương phụ trách xây dựng đơn giá tiền lương, xây dựng các nội quy, quy chế về lĩnh vực công tác lao động tiền lương, giải quyết các vấn đề về thưởng cho cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Nhân viên tổ chức nhân sự phụ trách quản lý về mặt nhân sự trong nhà máy, chủ yếu theo dõi tình hình số lượng lao động trong Công ty. Nhân viên y tế chịu trách nhiệm kiểm tra về tình hình sức khoẻ của lao động trong Công ty, đưa ra chế độ nghỉ ngơi đối với những người lao động gặp ốm đau,tai nạn. Nhận xét: Nhìn chung việc bố trí nhân sự trong phòng tổ chức lao động tiền lương là hợp lý, phụ trách được những phần công việc cần thiết, mỗi người phụ trách riêng từng mảng công việc đáp ứng được yêu cầu công tác, tạo được sự hợp lý trong công việc *Mối quan hệ của phòng với các phòng ban khác -Kết hợp cùng với các phòng ban khác trong công ty để điều chỉnh cân đối về mặt nhân sự trong từng phòng ban -Kết hợp với các phòng ban khác để hoàn thành các kế hoạch theo từng nghiệp vụ chức năng của mỗi phòng -Xây dựng các biểu, bảng lương cho từng phòng ban, giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và y tế b). Phòng hành chính quản trị Phòng hành chính quản trị chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, thực hiện chức năng quản lý công tác văn thư lưu trữ, hồ sơ tài liệu của doanh nghiệp quản lý cơ sở vật chất, tài sản, thiết bị thuộc cơ quan văn phòng công ty,tiếp đón khách và tổ chức các cuộc họp. Nhiệm vụ chính của phòng: - Xây dựng các quy định, quy chế quản lý công tác: Văn thư lưu trữ, hành chính quản trị, bảo vệ cơ quan. -Tiếp nhận công văn thư báo, bảo mật văn bản. Tổ chức chuyển giao công văn kịp thời.Tham mưu việc sắp xếp bố trí nơi làm việc của cán bộ công nhân viên văn phòng của công ty. Quản lý sử dụng con dấu, đảm bảo các nguyên tắc quy định của nhà nước, của công ty. -Phân loại công văn trình Giám đốc, trực điện thoại, phục vụ hội thảo, hội họp. -Có nhiệm vụ sửa chữa thiết bị trong Công ty, kiểm tra người ra vào Công ty. Với những nhiệm vụ như trên, nhân sự của phòng bao gồm 10 người với những chức năng nhiệm vụ như sau: Biểu số 5: phân công nhiệm vụ phòng hành chính quản trị Stt Chức năng Số người Chuyên môn Trình độ Tuổi đời ĐH CĐ PTTH <30 30-50 >50 1 Trưởngphòng 1 Kinh tế 1 1 2 Phó phòng 1 Kinh tế 1 1 3 Nv văn thư 1 Kinh tế 1 1 4 Nv đánh máy 1 1 1 5 Nv trực ĐT 1 1 1 6 Nv sửa chữa 1 kỹ thuật 2 2 7 Nv bảo vệ 1 Cơ khí 1 1 8 Tổng số người 7 1 5 2 1 6 1 Nhận xét : Qua thực tiễn khảo sát tôi nhận thấy rằng việc tồn tại một phòng Hành chính quản trị với cơ cấu quá cồng kềnh, số lượng lao động như trên là không cần thiết, nó sẽ tăng thêm bộ phận chức năng trong bộ máy quản lý của Công ty Mối quan hệ của phòng Hành chính quản trị với các phân xưởng: -Chuyển các tài liệu, lệnh sản xuất cho các phân xưởng -Triệu tập các Quản đốc, phó quản đốc khi có các cuộc họp Mối quan hệ với các phòng ban khác: chủ yếu là giúp các phòng ban sao chép tài liệu bằng máy photocopy, soạn thảo văn bản cho các phòng nghiệp vụ. c.Phòng Tài chính kế toán Phòng Tài chính kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, tham mưu cho Giám đốc Công ty tổ chức, triển khai công tác tài chính kế toán, kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Nhiệm vụ chính của phòng tài chính kế toán: -Phòng có chức năng kiểm tra và hạch toán. Thực hiện và kiểm soát sử dụng có hiệu quả vốn và quỹ của Công ty bảo toàn vốn của Công ty. -Phòng Tài chính kế toán phải hạch toán chi tiết chi phí mua sắm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, thanh toán với người mua, với ngân sách nhà nước đồng thời theo dõi các nguồn hình thành tài sản. -Tổ chức thông tin kịp thời các số liệu cần thiết cho Giám đốc Công ty, lập báo cáo đầy đủ, kịp thời lên các cơ quan cấp trên. Với những nhiệm vụ như trên, nhân sự của phòng gồm 5 người được phân công nhiệm vụ như sau: Biểu sô 6: nhân sự và phân công nhiệm vụ phòng Tài chính kế toán Stt Chức năng Số người Chuyênmôn đào tạo Trình độ Tuổi đời ĐH CĐ TC <30 30-50 >50 1 Trưởng phòng 1 Tài chính 1 1 2 Phó phòng 1 Kinh tế 1 1 3 Kế toán TSCĐ 1 Tài chính 1 1 4 Kế toán NVL 1 Kinh tế 1 1 5 Kế toán thành phẩm 1 Tài chính 1 1 6 5 2 2 1 1 3 1 Trưởng phòng Tài chính kế toán kiêm kế toán trưởng đồng thời là kế toán tổng hợp, phụ trách chung toàn phòng Đồng chí phó phòng đồng thời là trợ lý cho Trưởng phòng trong việc lập các báo cáo tài chính trình lên Giám đốc Công ty cũng như các cơ quan cấp trên Nhân viên kế toán tài sản cố định đồng thời làm nhiệm vụ thống kê tài sản cố định trong Công ty. Nhận xét : Phòng Tài chính kế toán của Công ty với định biên là 5 người, được giao những nhiệm vụ cụ thể như trên là rất hợp lý. Tất cả các nghiệp vụ trên đều được phân định rõ ràng cho từng vị trí, góp phần định rõ trách nhiệm của mỗi lao động trong phòng, qua đó giúp cho phòng hoàn thành tốt những nhiệm vụ của mình trong bộ máy quản trị của Công ty. Mối quan hệ của Phòng Tài chính kế toán với các phân xưởng -Theo dõi tình hình hoạt động của máy móc thiết bị, tình hình xuất nhập, sử dụng vật tư của các phân xưởng -Theo dõi năng suất lao động của của từng phân xưởng để làm cơ sở cho việc trả lương, các khoản phụ cấp, độc hại. Mối quan hệ của Phòng Tài chính kế toán với các phòng ban khác: -Với phòng Tổ chức lao động tiền lương:tổ chức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán trong toàn Công ty -Xây dựng các kế hoạch tài chính cho việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, cơ sở vật chất. d.Phòng Kế hoạch kinh doanh Phòng kế hoạch kinh doanh có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực kế hoạch hoá sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị trực thuộc, quản lý hợp đồng, điều phối các công việc phát sinh trong sản xuất đảm bảo tiến độ ghi trong hợp đồng kinh tế Nhiệm vụ chính của phòng: -Lập kế hoạch, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các Xí nghiệp trực thuộc -Tổ chức nghiên cứu thị trường nhằm xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn cho Công ty. Xây dựng kế hoạch quảng cáo, chào hàng, tiếp xúc và giới thiệu Công ty với khách hàng. -Xây dựng các dự án kinh doanh phát triển nhà và kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất hàng năm -Tìm đối tác liên doanh liên kết phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh và mục tiêu phát triển của Công ty. Với chức năng nhiệm vụ nêu trên nhân sự của phòng gồm có 5 người được phân công nhiệm vụ như sau Biểu số 7: nhân sự và sự phân công nhiệm vụ của phòng Kế hoạch kinh doanh stt Chức năng Số người Chuyên môn đào tạo Trình độ Tuổi đời ĐH CĐ TC <30 30-50 >50 `1 Trưởng phòng 1 Kinh tế 1 1 2 Nhân viên kế toán 1 Kinh tế 1 1 3 Nhân viên tiếp thị 1 Kỹ thuật 1 1 4 Nhân viên kế hoạch 1 Kinh tế 1 1 5 Nhân viên tiếp thị 1 Kinh tế 1 1 6 Tổng số 5 4 1 1 3 1 Đồng chí trưởng phòng ngoài việc phụ trách công việc chung của cả phòng còn có nhiệm vụ lập các kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho toàn Công ty Nhân viên kế toán có nhiệm vụ giám sát về mặt tài chính của công tác tiếp thị Nhân viên tiếp thị có nhiệm vụ nắm bắt nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng để từ đó có chính sách áp dụng phù hợp Nhận xét : Về định biên lao động và phân công nhiệm vụ theo lao động của phòng Kế hoạch kinh doanh là hợp lý và rõ ràng. Tạo động lực cho phòng hoàn thành tốt kế hoạch mà công ty giao Mối quan hệ của phòng Kế hoạch kinh doanh với các phân xưởng: quan hệ của phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh với các phân xưởng chủ yếu là việc kết hợp với các phân xưởng để nắm rõ năng lực sản xuất, trình độ máy móc thiết bị phục vụ cho việc thi công các công trình. Mối quan hệ của phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh với các phòng ban khác: -Đối với phòng tài chính kế toán :Kết hợp trong việc quản lý nguồn tài chính cho công tác tiếp thị -Đối với phòng Tổ chức lao động tiền lương: Kết hợp để giải quyết các chế độ về tiền lương, tiền thưởng và tổ chức nhân sự trong phòng e.Phòng Quản lý xây lắp Phòng quản lý xây lắp có chức năng tham mưu cho Giám đốc Công ty xây dựng, tổ chức và triển khai chỉ đạo công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng các công trình, công tác quản lý máy móc, thiết bị và công tác bảo hộ lao động. Ngoài ra, phòng còn xây dựng và chỉ đạo công tác khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ mới để cải tiến sản phẩm nhằm nâng cao năng xuất lao động, chất lượng và hạ gía thành sản phẩm, xây dựng quy định, hướng dẫn, thực hiện và chủ trì đấu thầu thi công các công trình xây lắp trong toàn Công ty Nhiệm vụ chính của Phòng Quản lý xây lắp: -Xây dựng các quy định, quy chế về công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình, quản lý thiết bị -Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy trình, quy phạm sản xuất, các biện pháp tổ chức thi công đối với các đơn vị trong toàn Công ty -Tổ chức nghiên cứu thiết kế và chế thử sản phẩm mới giúp cho việc mở rộng sản xuất của Công ty -Thực thi công tác quản lý thiết bị thi công -Xây dựng và soạn thảo các biện pháp nội quy an toàn cho từng công việc, máy móc thiết bị thi công trong Công ty -Xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy trong toàn Công ty Với những nhiệm vụ như trên, nhân sự của phòng gồm 5 người và được phân công những nhiệm vụ cụ thể như sau: Biểu số 8: nhân sự và phân công nhiệm vụ phòng quản lý xây lắp stt Chức năng Số người Chuyên môn đào tạo Trình độ Tuổi đời ĐH CĐ TC <30 30-50 >50 1 Trưởng phòng 1 Kỹ thuật 1 1 2 Phó phòng 1 Kỹ thuật 1 1 3 Nv quản lý kỹ thuật 1 Kỹ thuật 1 1 4 Nv kiểm tra chất lượng 1 Kỹ thuật 1 1 5 Nv nghiên cứu phát triển 1 Kỹ thuật 1 1 6 Tổng 5 5 1 3 1 Nhận xét: Việc bố trí cán bộ trong phòng quản lý xây lắp mỗi người phụ trách một lĩnh vực riêng đảm bảo công việc được thực hiện tốt. Hơn nữa, số cán bộ của phòng đều có trình độ đại học và tuổi đời còn trẻ đây là thế mạnh của phòng trong việc thực hiện mục tiêu chung của Công ty trong những năm sắp tới. Mối quan hệ của phòng quản lý xây lắp với các phân xưởng :Phòng có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy trình, quy phạm sản xuất, an toàn trong lao động tại các phân xưởng Mối quan hệ của phòng quản lý xây lắp với các phòng ban trong Công ty: -Phòng kết hợp với các phòng chức năng khác trong Công ty để thực hiện tốt chế độ an toàn trong Công ty và việc thực hiện chế độ phòng cháy chữa cháy. -Kết hợp với phòng Kế hoạch kinh doanh để chế tạo ra sản phẩm mới phục vụ cho công tác mở rộng thị trường . f.Tổ bảo vệ Tổ bảo vệ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, là bộ phận giúp Giám đốc giữ gìn an ninh trật tự trong Công ty. Nhiệm vụ chính của tổ bảo vệ: -Bảo vệ tài sản của Công ty, giữ gìn an ninh trật tự trong Công ty -Thường trực đón tiếp khách, Sửa chữa thiết bị hỏng thuộc văn phòng Công ty. Với những nhiệm vụ như trên, nhân sự của tổ bảo vệ gồm 4 người , một tổ trưởng và 3 nhân viên bảo vệ. Tất cả đều có trên 25 năm công tác Nhận xét : Việc phân công công việc trong tổ bảo vệ là hợp lý song tuổi công tác của mọi người trong tổ bảo vệ là cao và làm việc lâu năm. Qua việc phân tích cơ cấu tổ chức của các phòng ban ta thấy vẫn còn tình trạng chức năng nhiệm vụ của các phòng ban là đan xen nhau và trong mỗi phòng ban vẫn còn chưa hợp lý về phân công lao động. 3. Quan hệ giữa bộ máy quản trị và hoạt động sản xuất kinh doanh 3.1.Về mặt kinh doanh Bất kỳ một doạnh nghiệp nào cũng có một mục tiêu lâu dài đó là lợi nhuận. Tối đa hoá lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có và để đánh giá mức độ hoạt động ta tính chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đó chính là chỉ tiêu phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp, hiệu quả càng cao chứng tỏ hoạt động quản trị của bộ máy trong Công ty là tốt. Kinh doanh là hoạt động thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và ngày càng tối ưu các yếu tố sản xuất bằng các kiến thức khoa học và nghệ thuật kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều những hoạt động quản trị của Công ty và đội ngũ cán bộ quản trị của Công ty. Để biết được sự tác động của bộ máy quản trị đến hoạt động sản xuất của Công ty trong những năm gần đây ta xem xét đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 5 năm gần đây Biểu số 9: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 1999 đến năm 2003 TT Các chỉ tiêu Năm 1999 2000 2001 2002 2003 1 Doanh thu(tỷ) 46,5 60,2 68 81 97 2 Lợi nhuận(triệu) 1200 600 2250 2456 2700 3 Thu nhập(đồng) 750000 800000 1050000 1150000 1250000 4 Số lao động trong bộ máy quản lý 156 162 170 178 203 5 Hiệu quả kinh doanh =doanh thu/lợi nhuận 2,58 0,99 3,11 3,03 2,78 Theo bảng trên ta thấy, chỉ tiêu doanh thu từ năm 2000 đến năm 2003 nhìn chung đều tăng so với năm 1999 thì năm 2000 tăng 129,46%, năm 2001 tăng 146,24% , năm 2002 tăng 119,42%, năm 2003 tăng 200%. Năm 2003 doanh thu mà công ty đạt được có sự tăng lên đáng kể so với năm 1999. Điều đó đã phần nào khẳng định tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang từng bước ổn định, vững mạnh trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, và đặc biệt là tạo ra sự thuận lợi cho công ty khi nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, cũng không ít những cơ hội và khó khăn đang ở phía trước. Về chỉ tiêu lợi nhuận, nhìn chung tăng đều qua các năm. Nhưng riêng năm 2000 chỉ tiêu này đạt 50% so với năm1999, năm 2001 tăng 187,5%, năm 2002 tăng 205%, năm 2003 tăng 225%. Đặc biệt năm 2000, mặc dù doanh thu vẫn tăng nhưng do chi phí nhiều cho bộ máy quản lý và không kiểm soát được nguyên vật liệu dẫn tới chi phí tăng làm lợi nhuận trong năm đó giảm. Số lượng lao động trong bộ máy quản trị của Công ty luôn tăng càng khẳng định sự hoạt động kinh doanh của Công ty đang được mở rộng về quy mô. Số lượng lao động tăng kèm theo sự tăng lên về thu nhập điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế của xã hội. Bởi vì, thu nhập phải đảm bảo được mức sống tối thiểu của người lao động mà mức sống của người lao động có xu hướng tăng trong những năm trở lại đây Hiệu quả kinh doanh là phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của Doanh nghiệp. Chỉ tiêu này tăng giảm không ổn định và đạt giá trị cao nhất năm 2003, và thấp nhất vào năm 2000, điều này hoàn toàn hợp lý, do năm 2000 thì lợi nhuận chỉ đạt 50%so với năm 1999 giảm một nửa. Cho tới thời điểm hiện nay năm 2004, Công ty là đơn vị vững mạnh trong toàn tổng Công ty và tặng thưởng đơn vị tiên tiến, với sự quan tâm cao của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty thì chắc chắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng mở rộng và tạo được uy tín trên thị trường mà ở đó sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển là rất gay gắt. Tổng hợp những nhận xét qua từng thời kỳ ở trên về tình hình sản xuất linh doanh của Công ty ta có thể rút ra nhận xét chung cho toàn bộ các thời kỳ về sự tác động của bộ máy quản trị đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty như sau: Trong 5 năm qua với sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ quản lý đã giúp cho hoạt động sản xuất của Công ty có được những kết quả đáng kể, các chỉ tiêu như tổng doanh thu, lợi nhuận đều tăng qua các năm góp phần cải thiện uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của Công ty để tạo ra lợi nhuận cũng như việc sử dụng chi phí cho công tác quản trị thì ta thấy có sự tăng lên không đều, bất ổn qua các năm từ năm 1999 đến năm 2003, điều này chính là một tồn tại trong hoạt động bộ máy quản trị của Công ty bởi lẽ, trong kinh doanh ngoài việc đạt được kết quả tốt thì việc đạt được hiệu quả cao và ổn định qua từng giai đoạn kinh doanh là mục tiêu quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thực tế, phần lớn cán bộ quản trị của Công ty có chuyên môn đào tạo là kỹ thuật do đó trình độ quản trị về mặt kinh tế còn hạn chế. Do vậy, Công ty cần có biện pháp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản trị. Nói tóm lại, tổ chức bộ máy quản trị có vai trò hết sức to lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường hiện nay, mỗi doanh nghiệp nhất thiết phải có một bộ quản trị phù hợp, có trình độ, có năng lực 3.2.Về mặt kinh tế –xã hội Công ty sử dụng số lượng lớn lao động xã hội, bình quân hàng năm Công ty thu hút gần 500 lao động nhàn rỗi tại địa bàn mà Công ty có công trình thi công. Thu nhập của nhiều lao động tăng đều qua các năm, đời sống của Cán bộ công nhân viên trong Công ty ngày được nâng cao. Công ty thực hiện đóng BHXH, BHYT, chi phí công đoàn đầy đủ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty đúng và đủ. Ngoài tiền lương, người lao động còn được hưởng tiền thưởng các ngày lễ , tết trong năm. Những đơn vị, người lao động có thành tích còn được thưởng, khuyến khích, đặc biệt Công ty còn đảm bảo trả tiền lương ứng trước, thanh toán tiền lương theo đúng hạn. Hàng năm, Công ty còn tổ chức cho cán bộ công nhân trong toàn Công ty đi tham quan, du lịch, có chính sách động viên thăm hỏi, giúp đỡ kịp thời những gia đình khó khăn và thưởng cho con em của cán bộ công nhân viên trong Công ty có thành tích cao trong học tập. Công tác Đoàn trong Công ty là rất mạnh, các phong trào thi đua diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ. Hàng năm, Công ty tổ chức khám bệnh định kỳ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty để kịp thời phát hiện những cán bộ không đủ sức khỏe để thực hiện công việc của mình để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra với mục tiêu sử dụng con người với hiệu quả cao nhất. Các công trình thi công ở nơi xa người lao động được ưu tiên tiền lương, thưởng, nơi ăn chỗ ở và tạo điều kiện để cán bộ công nhân viên sinh hoạt văn nghệ, thể thao sau những giờ lao động mệt mỏi. Đội ngũ an toàn vệ sinh được củng cố tăng cường, thường xuyên được huấn luyện đảm bảo vệ sinh sạch sẽ được hưởng trợ cấp đương nhiệm hàng tháng. Ngoài ra, Công ty còn đảm bảo thực hiện nghiêm công tác tránh ô nhiễm môi trường, tham gia tích cực vào công tác phụng dưỡng bà mẹ Việt nam anh hùng, ủng hộ đồng bào lũ lụt 4. Phân cấp, phân quyền, uỷ quyền trong bộ máy quản trị 4.1.Phân cấp trong bộ máy quản trị Hiện nay, việc phân cấp trong bộ máy quản trị của Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà nội được tổ chức, phân chia rất rõ ràng với ba cấp quản trị: quản trị cấp cao(ban giám đốc), quản trị cấp trung gian(các phòng ban, phân xưởng), và quản trị cấp cơ sở(gồm tổ đối sản xuất, nhóm nhân viên) - Quản trị cấp cao: Nội dung quản trị cấp này đó là quản lý chung tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất của Công ty trước pháp luật, đơn vị cấp trên và toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty - Cấp quản trị trung gian: Nội dung quản trị của cấp này đó là tổ chức quản lý các hoạt động chức năng nhiệm vụ trong phạm vi chức năng của mỗi phòng ban, phân xưởng để phục vụ cho việc thực hiện các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty . - Quản trị cấp cơ sở: Nội dung quản trị cấp này là quản lý quá trình sản xuất, quá trình làm việc, các hoạt động cụ thể hàng ngày diễn ra trong Công ty của công nhân, nhân viên trong tổ nhóm, ca sản xuất. Minh hoạ các cấp quản trị của Công ty qua sơ đồ: Ban giám đốc Các phòng ban Các phân xưởng Nhóm nhân viên Tổ đội sản xuất Quản trị cấp cao Quản trị cấp trung gian Quản trị cấp cơ sở Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo, ra mệnh lệnh Quan hệ phối hợp công tác, trao đổi thông tin Với việc phân cấp như vậy, việc thực hiện các mệnh lệnh, các nhiệm vụ công tác của cấp quản trị trong bộ máy quản lý của Công ty được phân biệt biệt rõ ràng, tách bạch. Cấp quản trị cao nhất trong bộ máy quản trị cuả Công ty có quyền ra mệnh lệnh, chỉ thị cho cấp quản trị thấp nhất trong trường hợp cần thiết. Cấp quản trị trung gian trong bộ máy quản trị của Công ty chỉ có quyền ra mệnh , chỉ thị với các bộ phận dưới quyền thuộc chức năng nhiệm của mình mà thôi. 4.2. Phân quyền trong bộ máy quản trị Phân quyền là cách thức phân bổ sự ra quyết định và thẩm quyền sử dụng các nguồn dự trữ như thế nào. Nó cho thấy tại cấp độ nào thì được đứng tên Công ty để ký kết các hợp đồng chi tiêu, lựa chọn các trang thiết bị, lựa chọn người cung ứng, thuê và sa thải người lao động. Hiện nay, việc phân bổ quyền hạn của các bộ phận trong bộ máy quản trị của Công ty được phân định dựa theo chuyên môn, nghiệp vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản trị như sau: -Phòng Tổ chức lao động tiền lương: có thể ra quyết định tuyển chọn lao động cho Công ty, cân đối lao động trong Công ty, xây dựng các bảng lương cho các bộ phận trong bộ máy quản trị trong Công ty. -Phòng Kế hoạch kinh doanh: Có thể ra quyết định về việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn -Phòng Tài chính kế toán: có thể ra các quyết định về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính phát sinh trong Công ty -Phòng Quản lý xây lắp: có thể ra quyết trong việc quản lý chất lượng, kỹ thuật của các công trình -Tổ bảo vệ: có thể ra các quyết định trong việc bảo vệ tài sản, sữa chữa máy móc thiết bị . Tuy nhiên,các quyền hạn của từng bộ phận trong bộ máy quản trị của Công ty chỉ được thực hiện ở một chừng mực nhất định mà vượt quá mức đó thì đòi hỏi việc thực hiện các quyết định của từng bộ phận phải được sự thống nhất chả Giám đốc Công ty. Nói cách khác, hình thức phân phối quyền lực cuẩ Công ty được tổ chức theo kiểu tập quyền mà ở đó những quyết định quan trọng được làm taị quản trị cấp cao và các quyết định khác được điều tiết, kiểm tra chặt chẽ theo luật lệ của tổ chức. Nhìn chung, việc phân bổ quyền hạn trong từng bộ phận của bộ máy quản trị của Công ty là phù hợp, quyền hạn luôn gắn liền với trách nhiệm. Tuy nhiên, việc phân chia quyền hạn trong ban Giám đốc của Công ty vẫn còn chưa hợp lý, cụ thể: Giám đốc Công ty thì phụ trách quá nhiều mảng công việc. Hầu hết, các hoạt động sản xuất kinh doanh, các quyết định quản lý đều được làm bởi Giám đốc, trong khi đó các Phó giám đốc chỉ đóng vai trò là người trợ, giúp việc cho Giám đốc theo những công việc cụ thể được Giám đốc quy định. Sự phân chia quyền hạn như vậy có thể gây ra những điểm bất lợi sau: -Làm cho hoạt động của Ban Giám đốc nói riêng và hoạt động của cả bộ máy quản lý nói chung là không hiệu quả. -Dễ gây tình trạng bỏ sót, không quản lý được triệt để các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty -Dễ dẫn đến sự quan liêu, chuyên quyền trong quản lý -Giám đốc Công ty sẽ không tạo được niềm tin ở cán bộ công nhân viên Do đó, để bộ máy quản trị hoạt động có hiệu quả đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp để tháo gỡ vấn đề này. 4.3. Uỷ quyền trong bộ máy quản trị Uỷ quyền là một phần quyền lực chuyển từ cấp trên xuống dưới và những phương tiện kèm theo để thực hiện uỷ quyền dựa trên cơ sở làm sao

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36748.doc
Tài liệu liên quan