Lời nói đầu 2
CHƯƠNG 1 5
Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng và kế toán cho vay trong hoạt động ngân hàng 5
1.1.Hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. 5
1.1.1.Vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. 5
1.1.2 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế . 7
1.1.2.1 Bản chất của tín dụng ngân hàng. 7
1.1.2.2 Vai trò của TDNH đối với nền kinh tế . 8
1.1.3 Vai trò của TDNH trong hoạt động của NHTM . 12
1.2.Nghiệp vụ kế toán cho vay tại NHTM. 12
1.2.1 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán cho vay trong NHTM. 12
1.2.1.1 Vai trò của kế toán cho vay. 13
1.2.1.2. Nhiệm vụ của kế toán cho vay. 15
1.2.2.Chứng từ và tài khoản dùng trong kế toán cho vay. 16
1.2.2.1.Chứng từ kế toán cho vay. 16
1.2.2.2 Tài khoản kế toán cho vay 17
1.3.Qui trình kế toán một số phương thức cho vay chủ yếu. 21
1.3.1.Qui trình kế toán phương thức cho vay từng lần. 21
1.3.1.1.Kế toán giai đoạn giải ngân. 21
1.3.1.2.Kế toán giai đoạn thu nợ thu lãi . 22
1.3.1.3.Kế toán giai đoạn trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. 23
1.3.1.4.Ưu nhược điểm của phương thức cho vay từng lần . 26
1.3.2 Phương thức cho vay theo HMTD . 27
1.3.2.1 kế toán giai đoạn giải ngân. 27
1.3.2.2. kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi. 28
1.3.2.3.Kế toán giai đoạn giai đoạn trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. 29
1.3.2.4.Quản lý hạn mức tín dụng. 29
1.3.2.5.Ưu nhược điểm của phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng. 29
Chương 2 32
Thực trạng hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại NHNN & PTNT huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang 32
2.1.Khái quát tình hình kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Lục Ngạn . 32
2.1.1.Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lục Ngạn 32
2.1.1.1.Tình hình chung. 32
2.1.1.2.Những thuận lợi và khó khăn. 33
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn. 34
2.1.2.1 Quá trình hình thành, phát triển của NHNN&PTNT Lục Ngạn. 34
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn. 35
57 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các khoản vay mà TCTD cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay trung hạn.
•TK 213: Cho vay dài hạn bằng đồng Việt Nam.
Các tài khoản này phản ánh số tiền TCTD cho các tổ chức kinh tế, cá nhân vay dài hạn. Nó có nội dung giống với các tài khoản cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam.
Các tài khoản cho vay bằng ngoại tệ và vàng (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) cũng giống như các tài khoản cho vay bằng nội tệ.
•TK 219: Dự phòng rủi ro.
Đối với tài khoản “Dự phòng rủi ro” bao gồm các tài khoản cấp III sau:
- TK 2191: Dự phòng cụ thể.
- TK 2192: Dự phong chung.
Các tài khoản này dùng để phản ánh việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD theo quy định hiện hành về phân loại nợ.
Bên Có ghi:
- Số dự phòng được trích lập tính vào chi phí.
Bên Nợ ghi:
- Sử dụng dự phòng để xử lý các rủi ro tín dụng.
- Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo quy đinh.
Số dư Có:
- Phản ánh số dự phòng hiện có cuối kỳ.
Hạch toán chi tiết
- Đối với TK “Dự phòng cụ thể”: Mở tài khoản chi tiết theo các nhóm nợ vay.
- Đối với TK “Dự phòng chung” : Mở 1 tài khoản chi tiết.
Tài khoản 394: Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng.
•Nội dung tài khoản 394: “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng”.
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi phải thu dồn tích tính trên hoạt động tín dụng.
Việc hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
- Lãi từ hoạt động tín dụng được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
- Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào thu nhập nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán (chi trả).
Bên Nợ ghi:
- Số tiền lãi phải thu từ hoạt động tín dụng tính dồn tích.
Bên Có ghi:
- Số tiền lãi khách hàng vay tiền trả.
- Số tiền lãi đến kỳ hạn mà không nhận được (theo một thời gian nhất định) chuyển sang lãi vay quá hạn chưa thu được.
Số dư Nợ:
- Phản ánh số tiền lãi mà TCTD còn phải thu.
Tài khoản 94: Lãi cho vay và phí phải thu chưa thu được.
Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi cho vay đã quá hạn TCTD chưa thu được.
Bên Nhập:
- Số lãi chưa thu được.
Bên Xuất:
- Số lãi đã thu được.
Còn lại:
- Phản ánh số lãi cho vay chưa thu được còn phải thu.
Tài khoản 994: Tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng.
Bên Nhập:
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng giao cho TCTD quản lý để đảm bảo nợ vay.
Bên Xuất:
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố trả lại tổ chức, cá nhân vay khi trả được nợ.
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đem phát mại để trả nợ vay cho TCTD.
Còn lại:
- Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của TCTD đang quản lý.
1.3.Qui trình kế toán một số phương thức cho vay chủ yếu.
Trên thực tế hiện nay các NHTM đang áp dụng chủ yếu hai phương thức cho vay là : phương thức cho vay từng lần và phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD). Căn cứ vào quá trình luân chuyển hàng hoá,chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ, khách hàng cùng ngân hàng lựa chọn hình thức cho vay nào cho phù hợp với quá trình luân chuyển vốn của mình.
1.3.1.Qui trình kế toán phương thức cho vay từng lần.
Phương thức này được áp dụng đối với tất cả khách hàng có nhu cầu và đề nghị vay vốn từng lần đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên.
1.3.1.1.Kế toán giai đoạn giải ngân.
Mỗi lần vay khách hàng phải làm giấy đề nghị vay vốn trình bày rõ lý do vay, số tiền vay, mục đích sử dụng vốn vay và gửi đến ngân hàng. Sau đó khách hàng cùng ngân hàng lập hợp đồng tín dụng kèm theo những giấy tờ khác như : dự án sản xuất kinh doanh, các giấy tờ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,… Nếu được cán bộ tín dụng thẩm định và giám đốc duyệt đồng ý cho vay thì ngân hàng tiến hành làm thủ tục cho vay. Cán bộ tín dụng chuyển toàn bộ hồ sơ cho bộ phận kế toán cho vay. Kế toán cho vay kiểm soát lại tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn và hướng dẫn khách hàng lập các chứng từ nhận tiền vay theo qui định. Sau đó, kế toán cho vay căn cứ chứng từ hạch toán.
Nợ : TK cho vay thông thường (TK của người vay)
Có : TK tiền mặt tại quỹ (nếu cho vay bằng tiền mặt ).
Hoặc TK tiền gửi của người thụ hưởng(nếu cho vay bằng chuyển khoản);
Hoặc TK thanh toán qua lại giữa các ngân hàng(nếu thanh toán khác ngân hàng)
Đối với các món vay có tài sản cầm cố, thế chấp thì kế toán phải theo dõi ngoại bảng.
Ghi nhập TK tài sản cầm cố, thế chấp.
Chú ý khi lập hợp đồng tín dụng cần phải lập đủ số lượng theo qui định, ghi đầy đủ các yếu tố trên hợp đồng tín dụng để đảm bảo tính pháp lý của chứng từ cho vay.
1.3.1.2.Kế toán giai đoạn thu nợ thu lãi .
Cho vay từng lần tính lãi theo phương pháp tính lãi đơn. Tiền lãi có thể được thu một lần khi thu nợ gốc hoặc thu định kỳ theo thoả thuận. Tuy nhiên để đảm bảo thu nhập của NH không bị biến động nhiều, hàng tháng NH vẫn tính lãi để hạch toán vào tài khoản 394: “Lãi phải thu từ hoạt động cho vay”, khi người ta trả nợ gốc, lãi sẽ tất toán tài khoản này.
Công thức tính lãi:
Tổng tiền lãi = Số tiền vay x Lãi suất x Thời hạn vay.
Trong đó:
* Số tiền vay: Là số tiền người vay nhận nợ với Ngân hàng ghi trên hợp đồng tín dụng, hoặc giấy nhận nợ và hoàn trả Ngân hàng khi đến hạn.
* Lãi suất: Theo sự thoả thuận của Ngân hàng và người vay ghi trên hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ. Lãi suất vay có thể là lãi suất năm, lãi suất tháng, lãi suất ngày.
* Thời hạn vay: Căn cứ vào thời hạn thực tế từ khi người vay nhận nợ với Ngân hàng đến lúc trả nợ Ngân hàng.
Hạch toán lãi dự thu hàng tháng:
Nợ TK 394: Lãi phải thu từ cho vay.
Có TK 702: Thu lãi cho vay.
Nếu món nợ có dấu hiệu suy giảm chất lượng thì NH tiến hành chuyển nhóm nợ.
- Chuyển nợ gốc:
Nợ TK 21 (Các nhóm nợ thích hợp khác).
Có TK 21
- Xử lý phần lãi đã hạch toán lãi dự thu:
Nợ TK 809 “Chi phí khác”: Số lãi đã hạch toán dự thu.
Có TK 394 “Lãi phải thu từ cho vay”: Số lãi đã hạch toán dự thu.
- Đồng thời nhập TK ngoại bảng.
Nhập TK 94: Sỗ lãi chưa thu được.
Khi khách hàng trả lãi.
- Phần lãi đã hạch toán dự thu.
Nợ TK thích hợp (1011, 4211…)
Có TK 394: Số lãi đã hạch toán dự thu.
- Phần lãi chưa hạch toán dự thu.
Nợ TK thích hợp (1011, 4211…)
Có TK 702 “Thu lãi cho vay”.
- Phần lãi trước đây đã theo dõi ở ngoại bảng (do chuyển nhóm nợ)
Xuất TK 94.
+ Kế toán thu nợ.
Nợ TK thích hợp (1011, 4211…)
Có TK 21
Trả tài sản đảm bảo thế chấp cho khách hàng (nếu có).
Xuất TK 994.
1.3.1.3.Kế toán giai đoạn trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung:
- Dự phòng cụ thể:
Dự phòng cụ thể được xác định trên cơ sở phân loại nợ, tỷ lệ trích lập cho mỗi nhóm như sau:
Nhóm 1 “Nợ đủ tiêu chuẩn” : 0%
Nhóm 2 “Nợ cần chú ý” : 5%
Nhóm 3 “Nợ dưới tiêu chuẩn” : 20%
Nhóm 4 “Nợ cần nghi ngờ” : 50%
Nhóm 5 “Nợ có khả năng mất vốn” : 100%
Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:
R = max {0, (A – C) } x r
Trong đó:
R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích.
A: Số dư nợ gốc của khoản nợ.
C: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm.
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
- Dự phòng chung:
TCTD phải lập dự phòng chung để phản ánh rủi ro (tổn thất) trong danh mục cho vay chưa được xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể.
Dự phòng chung cho tín dụng nội bảng = 0.75% x Tổng dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4
•Tài khoản sử dụng:
TK 219: Dự phòng rủi ro:
2191: Dự phòng cụ thể.
2192: Dự phòng chung.
•Hạch toán:
+ Định kỳ, căn cứ vào kết quả phân loại nợ, kế toán xác định số dự phòng cần trích lập, so sánh với số dự hiện có trên TK dự phòng và hạch toán:
+ Nếu phải trích thêm:
Nợ TK 8822 “CFDP phải thu khó đòi”
Có TK 2191/2192 “ Dự phòng rủi ro”.
+ Nếu phải hoàn nhập:
Nợ TK 2191/2192 “Dự phòng rủi ro”.
Có TK 8822 “CFDP phải thu khó đòi”.
+ Sử dụng DF để xử lý rủi ro:
Nợ TK 219 “Dự phòng rủi ro”.
Có TK cho vay khách hàng thích hợp.
1.3.1.4.Ưu nhược điểm của phương thức cho vay từng lần .
*Ưu điểm :
Đảm bảo an toàn vốn và linh hoạt trong quá trình sử dụng vốn của ngân hàng khi nào khách hàng có nhu cầu vay vốn, ngân hàng mới xem xét đáp ứng. Mỗi lần vay, ngân hàng đều định thời hạn cho khoản vay đó, đến thời hạn trả nợ người vay phải có trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng. Như vậy, qua phương thức cho vay này, ngân hàng có thể kiểm tra chặt chẽ từng món vay, tính toán được hiệu quả kinh tế của từng đối tượng cho vay.
Với phương thức cho vay này, ngân hàng có thể kế hoạch được nguồn vốn của mình bằng cách thông qua việc định kỳ hạn cho mỗi khoản vay, từ đó ngân hàng có kế hoạch cho vay những món tiếp theo một cách chính xác tránh tình trạng ứ đọng vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
Việc tính và thu nợ, thu lãi của kế toán cho vay được thực hiện đơn giản, chỉ căn cứ vào số tiền cho vay, lãi suất, thời hạn trả nợ ghi trên hợp đồng tín dụng.
*Nhược điểm :
Thủ tục rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người vay : mỗi lần vay tiền người vay phải làm đơn xin vay và đều phải làm đầy đủ các thủ tục giấy tờ để ngân hàng xem xét quyết định cho vay. Điều này làm cho cả khách hàng và ngân hàng mất thời gian trong khi nhu cầu vốn của khách hàng nhiều khi là cấp thiết.
Việcđịnh kỳ hạn nợ đối với các món vay đôi khi còn mang tính chủ quan nhất là khi đối tượng cho vay là các thiết bị, vật tư hàng hoá của các doanh nghiệp thương mại.
Nếu đối tượng vay vốn có vòng quay nhanh thì khách hàng có thể sẽ sử dụng món vay đó vào những muc đích mà ngân hàng không thể kiểm soát được. Điều này sẽ dẫn đến tìng trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau và nếu khách hàng không trả nợ đúng hạn sẽ khó khăn cho ngân hàng trong kế hoạch về nguồn vốn .
1.3.2 Phương thức cho vay theo HMTD .
Cho vay theo hạn mức tín dụng là việc khách hàng và ngân hàng cho vay xác định thoả thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định hoặc theo chu kì sản xuất kinh doanh.
Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng được áp dụng trong cho vay vốn lưu động đối với những đơn vị, những tổ chức kinh tế có nhu cầu vay, trả thường xuyên, sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng ổn định : vòng quay vốn tín dụng và vòng quay vốn lưu động nhanh, có tín nhiệm cao với ngân hàng trong quan hệ tín dụng; ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước như doanh nghiêp kinh doanh lương thực, vật tư nông nghiệp, các công ty kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu …
Đầu kỳ ngân hàng cùng khách hàng tính toán nhu cầu vốn vay dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính toán kỳ luân chuyển vốn và khả năng nguồn vốn của mình để ký kết hợp đồng tín dụng. Quan trọng là xác định được hạn mức tín dụn, phương thức trả nợ.
Công thức xác định nhu cầu vốn vay :
Nhu cầu VLĐ = nhu cầu VLĐ bình quân cho SXKD kì kế hoạch – vốn tự có và vốn khác .
1.3.2.1 kế toán giai đoạn giải ngân.
Sau khi tính toán và xác định được hạn mức tín dụng đối với khách hàng, ngân hàng và khách hàng cùng ký hợp đồng tín dụng để xác định trách nhiệm của hai bên trong quan hệ tín dụng. Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng, mỗi lần rút tiền vay, khách hàng lập giấy nhận tiền vay kèm các giấy tờ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng.
Kế toán viên sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và đối chiếu với hạn mức tín dụng, nếu đủ điều kiện thì căn cứ vào chứng từ hạch toán :
Nợ : TK cho vay theo hạn mức tín dụng .
Có : TK tiền mặt tại quỹ (nếu cho vay bằng tiền mặt);
Hoặc TK người thụ hưởng (nếu cho vay bằng chuyển khoản).
Hoặc TK thanh toán qua lãi giữa các ngân hàng (nếu thanh toán khác ngân hàng).
1.3.2.2. kế toán giai đoạn thu nợ, thu lãi.
Trong phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng, việc trả nợ của khách hàng dựa trên cơ sở vòng quay vốn tín dụng hoặc khách hàng trả nợ từng tháng theo hợp đồng. Trong kỳ, khi người vay có thu nhập thì toàn bộ số tiền thu bán hàng và các khoản thu khác thuộc vốn lưu động, khách hàng đều phải nộp vào để trả nợ.
Khi thu nợ gốc : căn cứ vào số tiền nộp vào, kế toán cho vay hạch toán :
Nợ : TK tiền mặt tại quỹ (nếu thu bằng tiền mặt );
Hoặc TK tiền gửi của khách hàng (nếu thanh toán bằng chuyển khoản);
Hoặc TK thanh toán qua lại giữa các ngân hàng (thanh toán khác ngân hàng)
Có : TK cho vay theo hạn mức tín dụng của khách hàng.
Tính và thu lãi : việc tính lãi được tiến hành từng tháng theo phương pháp tích số.
Hàng tháng, căn cứ vào số lãi tính được, kế toán hạch toán :
Nợ : TK tiền mặt tại quỹ (nếu nộp bằng tiền mặt)
Hoặc TK tiền gửi của khách hàng (nếu thanh toán bằng chuyển khoản);
Hoặc TK thanh toán qua lại giữa các ngân hàng (thanh toán khác ngân hàng)
Có : TK thu nhập của ngân hàng.
Đến kỳ hạn nếu khách hàng không hoàn thành kế hoạch trả nợ và cũng không được ngân hàng xét chuyển sang thu ở tháng kế tiếp thì kế toán viên lập phiếu chuyển khoản số tiền khách hàng còn nợ sang tài khoản nợ quá hạn
Nợ : TK nợ quá hạn.
Có : TK cho vay theo hạn mức tín dụng
Số tiền khách hàng còn dư nợ chuyển sang nợ quá hạn từ thời điểm nào thì kế toán tính lãi suất quá hạn từ thời điểm đó.
1.3.2.3.Kế toán giai đoạn giai đoạn trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng.
Việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro các khoản vay theo hạn mức tín dụng tương tự như việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro các khoản vay theo phương thức cho vay từng lần .
1.3.2.4.Quản lý hạn mức tín dụng.
Ngân hàng cho vay phải quản lý chặt chẽ hạn mức tín dụng, đảm bảo không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết. Trong quá trình vay vốn, trả nợ, nếu việc sản xuất kinh doanh có thay đổi, khách hàng làm giấy đề nghị xác định lại hạn mức tín dụng. Ngân hàng cho vay xem xét, nếu thấy hợp lý thì chấp thuận điều chỉnh hạn mức tín dụng và cùng khách hàng kí bổ sung hạn mức tín dụng.Căn cứ vào chu kỳ vay vốn của khách hàng và chu kỳ sản xuất kinh doanh kỳ kế tiếp, ngân hàng cho vay thẩm định để xác định hạn mức tín dụng và thời hạn cho vay mới.
1.3.2.5.Ưu nhược điểm của phương pháp cho vay theo hạn mức tín dụng.
*Ưu điểm :
Khi áp dụng phương thức cho vay này, thủ tục cho vay đơn giản, nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khách hàng làm thủ tục vay vốn lần đầu, còn các lần sau khách hàng chỉ cần gửi đến ngân hàng những chứng từ kế toán thích hợp như : giấy nhận nợ tiền vay, các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng để nhận tiền vay. Kế toán ngân hàng sau khi kiểm tra kiểm soát tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ và đối chiếu với hạn mức tín dụng, nếu đủ điều kiện thì căn cứ chứng từ hạch toán và phát tiền vay. Như vậy, phương thức cho vay này rất thuận lợi cho khách hàng vay vốn thường xuyên và có thể cho vay được nhiều đối tượng vật tư, hàng hoá.
Thông qua việc luân chuyển vốn trên tài khoản của khách hàng, ngân hàng có thể kiểm soát được các khoản thu nhập của họ, từ đó biết được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách tương đối chính xác, đặc biệt là khả năng tài chính,khả năng trả nợ. Qua đó ngân hàng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong những lần cho vay tiếp theo.
*Nhược điểm :
Sự quản lý của ngân hàng có lúc không chặt chẽ để cho khách hàng vay vượt hạn mức đã thoả thuận dẫn đến thu hồi nợ vay khó khăn.
Kế toán cho vay phải theo dõi thu nợ, thu lãi phức tạp hơn vì phải thực hiện trên nhiều giấy nhận nợ mà mỗi giấy nhận nợ lại có mức lãi suất khác nhau.
Việc quản lý khắt khe của ngân hàng đối với mọi khoản thu nhập đôi khi gây khó chịu cho khách hàng.
Phương thức cho vay này thường được áp dụng với những khách hàng có đủ tín nhiệm với ngân hàng. Các điều kiện cho vay rất khắt khe : khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, có khả năng tài chính tốt, trình độ quản lý đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường,… Nhưng trong điều kiện kinh tế hiện nay – môi trường quản lý chưa đồng bộ, cạnh tranh gay gắt – các đơn vị kinh tế khó có đủ khả năng để thoả mãn các điều kiện của phương thức cho vay này.
Ngoài hai phương thức cho vay trên các NHTM còn áp dụng đối với phương thức cho vay theo dự án đầu tư.
Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dich vụ và các dự án về đời sống.
Phương thức cho vay này áp dụng cho các trường hợp cho vay trung và dài hạn. Ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng kí hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư của dự án phân định các kỳ hạn nợ và các qui trình khác thực hiện như các điều trong qui định này. Ngân hàng thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án, phương án. Mỗi lần rút vốn vay khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi mức vốn đầu tư đã thoả thuận kèm theo các chứng từ cho vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án được duyệt trong thời gian chưa vay được vốn ngân hàng thì ngân hàng xem xét cho vay để bù đắp nguồn vốn đó.
Qui trình hạch toán phương thức kế toán cho vay theo dự án đầu tư hạch toán tương tự như hai phương thức cho vay trên.
Chương 2
Thực trạng hoạt động cho vay và kế toán cho vay tại NHNN & PTNT huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang
2.1.Khái quát tình hình kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Lục Ngạn .
2.1.1.Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Lục Ngạn
2.1.1.1.Tình hình chung.
Lục Ngạn là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh Bắc Giang được bao gồm 29 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên là 101.223 ha. Dân số của huyện khoảng 200.000 người với 37.528 hộ trong đó hộ nghèo chiếm khoảng 12,43%(tính đến 31/12/2007).
Do đặc điểm địa hình của huyện Lục Ngạn là hình chảo, chịu ảnh hưởng của vĩ độ và thế bình phong của cánh cung Đông Triều và trực tiếp là dãy Huyền Đinh Yên Tử cắt đứt quan hệ đất liền với biển Đông nên khí hậu nơi đây mang đặc điểm của vùng núi phía bắc thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trên địa bàn các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế gồm : doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã dịch vụ và các hộ gia đình cá nhân thuộc các nghành nghề công nghệ, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, sản xuất chế biến hoa quả đặc biệt là vải thiều.
Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, Lục Ngạn đã từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế NN & PTNT theo hướng trồng cây ăn quả đặc biệt là vải thiều, hồng nhân hậu… kinh tế của huyện và đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao.
2.1.1.2.Những thuận lợi và khó khăn.
a.Thuận lợi .
Huyện Lục Ngạn mang đặc điểm khí hậu của vùng núi phía bắc thuận lợi cho việc phát triển sản xuẩt nông nghiệp, cây ăn quả đặc biệt là cây vải thiều nên kéo theo công nghiệp chế biến cũng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Vị trí, giao thông thuận tiện.
Năm 2007 có thể nói hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp các nghành sát sao, cụ thể. Các cơ chế chính sách cởi mở và thông thoáng hơn góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Được sự quan tâm và chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền, đặc biệt là sự quan tâm của chính quyền địa phương tạo điều kiện tốt hơn cho ngân hàng xử lý kịp thời và có hiệu quả những tồn tại và vướng mắc nảy sinh trong quá trình đầu tư và thu hồi vốn. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
b.khó khăn và thách thức.
Trên địa bàn huyện Lục Ngạn có sự tham gia của NHNH & PTNT, NH đầu tư, NH chính sách xã hội và 6 quỹ tín dụng nhân dân khiến cho môi trường cạnh tranh không kém phần gay gắt. Dịch cúm gia cầm bùng phát và lan ra trong cả huyện, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Do đó ảnh hưởng tới công tác huy động vốn và đầu tư của ngân hàng.
Ngân hàng nằm ở huyện miền núi, thị trường hoạt động chủ yếu là nông nghiệp. Địa bàn rộng và phức tạp, dân cư không tập trung, có nhiều xã vùng cao giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, nền sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp là chủ yếu, năng suất lao động thấp. Cho vay ở đây dàn trải, món nhỏ, chi phí cao, rủi ro lớn.
Do nền kinh tế hàng hoá địa phương chưa phát triển nên đầu tư vốn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy với sự năng động, đổi mới về mọi mặt, cùng với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của NHNN & PTNT tỉnh Bắc Giang và các cấp đảng uỷ, chính quyền địa phương thời gian qua NHNN & PTNT huyện Lục Ngạn đã tự khẳng định mình và không ngừng phát triển.
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn.
2.1.2.1 Quá trình hình thành, phát triển của NHNN&PTNT Lục Ngạn.
NHNN&PTNT Lục ngạn được thành lập ngày 26/3/1988.
NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn hoạt động trên địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cùng cạnh tranh, những năm qua ngân hàng đã có nhiều giải pháp hữu hiệu để tăng khối lượng tín dụng một cách vững chắc và đảm bảo hiệu quả kinh doanh tại NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn đã áp dụng nhiều hình thức cho vay, mở rộng quan hệ với khách hàng kết hợp hài hoà giữa việc cho vay bằng nguồn vốn huy động tại địa phương và nguồn vốn uỷ thác khác đầu tư.
Cũng giống như các NHTM khác, nguồn lợi nhuận chủ yếu là hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng, trong hoạt động này mục tiêu chủ yếu của các nhà quản lý là thu lợi nhuận từ nhu cầu cấp tín dụng của cộng đồng. Thành công của ngân hàng phụ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng. Vì vậy muốn làm được điều đó phải có một chính sách cho vay thích hợp, hợp pháp đảm bảo an toàn có hiệu quả.
Là một ngân hàng nằm trong hệ thống NHNN&PTNT Việt Nam, NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn ngoài việc thực thi tốt đường lối chính sách chung của toàn hệ thống ngân hàng còn đề ra những chiến lựơc kinh doanh cụ thể phù hợp với địa bàn hoạt động. Với phương châm ” nhanh chóng, chính xác, an toàn” trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, ứng dụng công nghệ tiến tiến, nhanh chóng, tiết kiệm trung gian, chi phí với phong cách phục vụ khách hàng tận tình, NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn ngày càng tranh thủ được tình cảm và sự tín nhịêm của khách hành.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn.
NHNo Lục Ngạn gồm 1 trụ sở NH huyện tại trung tâm của huyện là thị trấn Chũ và 5 PGD trực thuộc tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong huyện. Các phòng ban được bố trí cụ thể như sau:
+ Ban giám đốc : Bao gồm giám đốc và 3 phó giám đốc phụ trách các mặt hoạt động khác nhau, gồm:
- 1 Phó giám đốc phụ trách phòng Kinh Doanh
- 1 phó giám đốc phụ trách phòng kế toán - ngân quỹ
- 1 Phó giám đốc phụ trách phòng tổ chức hành chính
+ Phòng tín dụng kinh doanh: có nhiệm vụ điều tra, thẩm định và cho vay đối với khách hàng, tiếp thị khách hàng về công tác huy động vốn.
+ Phòng kế toán - ngân quỹ: có nhiệm vụ ghi chép, hạch toán, theo dõi các nghiệp vụ về huy động vốn, cho vay, thu nợ, thực hiện các dịch vụ đối với khách hàng, quản lý hồ sơ vay vốn theo quy định, thu - chi tiền mặt...
+ Phòng hành chính tổ chức: thực hiện các công việc quản lý hành chính, thi đua khen thưởng…sắp xếp bố trí nhân sự, tham mưu cho Giám đốc để đảm bảo hoạt động của NH và các chính sách của người lao động.
+Các NH cấp 3 Lim Kim, Biển Động, Tân Sơn hoạt động kinh doanh (huy động vốn, cho vay, các dịch vụ NH khác…) trên địa bàn của mình.
+ Phòng giao dịch 92: có nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn, mua bán vàng bạc đá quý, cho vay cầm cố...
Cơ cấu tổ chức được thể hiện rõ qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của NHN0&PTNT huyện Lục Ngạn.
Ban giám đốc
PGĐ
số 92
NH
cấp 3
Tân sơn
NH
cấp 3
Biển động
NH
cấp 3
Kim
NH
cấp 3 Lim
phòng Hành chính nhân sự
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng kế hoạch kinh doanh
Cùng với sự phát triển và tăng trưởng các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh, việc bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cũng như việc sử dụng bố trí cán bộ được Chi nhánh quan tâm bởi thế đã tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Chi nhánh điều kiện thuận lợi cho mỗi cán bộ, công nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Năm 2005, 2006, 2007 NHNo Lục Ngạn đạt danh hiệu là đơn vị lá cờ đầu trên 10 huyện, TP của NHNo Bắc Giang.
2.1.2.3. Khái quát kết qủa hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT huyện Lục Ngạn.
a.Về công tác huy động vốn.
Vốn là một yếu tố tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Đối với các nghành trong nền kinh tế nói chung, vốn tự có đóng vai trò quan trọng còn vốn đi vay chỉ là vốn bổ sung. Riêng đối với ngành ngân hàng – một loại hình doanh nghịêp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ “đi vay để cho vay” – thì lại khác. Vốn đi vay lại là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng. Có thể nói, huy động vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chủ yếu quyết định qui mô hoạt động, qui mô tín dụng mà còn quyết định đến khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Nhận thức được vai trò quan trọng đó, NHNN & PTNT huyện Lục Ngạn đã không ngừng đẩy mạnh công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, đưa ra nhiều sản phẩm khác nhau như : tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ phiếu, đặc biệt ngân hàng hay có những đợt gửi tiền có quà khuyến mại, gửi tiền tiết kiệm dự thưởng. Với những cố gắng hết mình, ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan. Ta có th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37297.doc