Một số kết quả điều tra bệnh chết nhanh hại hồ tiêu tại Đak Nông

Kết quả điều tra cho thấy: tỷ lệ bệnh trên vườn sử dụng nọc chết là cao hơn hẳn so với các loại nọc khác. Có thể do vườn nọc gỗ thường trồng tập trung lâu năm với diện tích lớn, nên mức độ tích luỹ các tác nhân gây bệnh cũng như mức độ lây lan của bệnh cao hơn, đạt trung bình 34,3%. Nọc bê tông và xây gạch vào mùa khô cây bị mất nước nhanh, vì vậy cho cây sinh trưởng phát triển kém, nên khả năng nhiễm bệnh cao. Đối với những vườn trồng sử dụng nọc sống như: cây lồng mức, keo dậu, muồng đen , bón phân đầy đủ, cây tiêu là cây ưa bóng, nọc sống giúp giảm được ánh sáng trực xạ và khả năng thoát hơi nước mạnh vào mùa khô, vì vậy cây sinh trưởng mạnh, khả năng kháng bệnh cao, tỷ lệ bệnh nhiễm thấp chỉ đạt trung bình 10,5%. Đồng thời sử dụng nọc sống giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, tránh không chặt phá rừng bảo vệ môi trường rất tốt (bảng 2).

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2032 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kết quả điều tra bệnh chết nhanh hại hồ tiêu tại Đak Nông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số kết quả điều tra bệnh chết nhanh hại hồ tiêu tại Đak Nông SURVEY RESULTS ON THE QUICK WILT DISEASE OF BLACK PEPPER IN DAKNONG Phạm Ngọc Dung, Ngô Vĩnh Viễn, Trần Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Ly, Lê Thu Hiền, CN Vũ Phương Bình và CTV(1) Hồ Gấm(2), Nguyễn Quang Tuấn(3) Abstract Black pepper is one of the most mainly crops and is the second largest export income earner in DakNong province. A survey of the quick wilt disease of black pepper was conducted in seven districts of DakNong province in 2006 – 2007. The surveyed and research results showed that the disease mainly caused by Phytophthora capsici which seriously damaged on black pepper. The disease has been found in all black pepper growing areas of DakNong province. The severity of quick wilt disease increases during periods of rainfall in the rainy season with highest incidence occurs in September, October, up to 28.9% of plants. Other factors contribute to the severity of the disease include inadequate supply of organic matter and other nutrients such as calcium, magnesium and potassium, but high in nitrogen supply and not well-drained and flooding. Disease incidence was related to plant age, with plants more than 6 years old being most susceptible. The best post holding of the vine for black pepper are alive-tree of Leucaena sp., Adenanthera povonina, Erythrina inerana and Wrightia annamenis. Key words: Quick wilt, black pepper 1. Viện Bảo vệ thực vật 2. Sở khoa học công nghệ Tỉnh Đăk Nông) 3. Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Nông) I. đặt vấn đề Đăk Nông là tỉnh thuộc cao nguyên Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên 651.345 ha. Diện tích trồng tiêu khoảng 6.544 ha, năng suất trung bình đạt 2,62 tấn/ha, tuy nhiên sản lượng năm 2005 bị giảm đi so với năm 2004 từ 11.188 tấn xuống 9.684 tấn. Diện tích tiêu của tỉnh năm 2005 giảm so với năm 2004 khoảng 1.200 ha, một trong những nguyên nhân quan trọng là hiện tượng chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, năm 2005, tỷ lệ bệnh chết nhanh khoảng: 10 – 15 %. Bệnh gây hại nặng nhất ở 2 xã Đăk Sin và Đạo Nghĩa của huyện Đắk R'Lấp, có những vườn tỷ lệ thiệt hại lên tới 80 – 90 %. Bệnh chết nhanh cây hồ tiêu do nấm Phytophthora gây nên phát triển thích hợp trong điều kiện mát, độ ẩm và lượng mưa cao. Tại Đăk Nông, nhiệt độ trung bình năm là 22,0 – 25,00C. Lượng mưa tập trung trong 6 tháng mùa mưa, nơi có lượng mưa cao nhất là khu vực Gia nghĩa và Đắk R'Lấp: 2.500 – 2.700 mm/năm. Bệnh đang có xu hướng gia tăng rất nhanh. Trong năm 2006 và 2007, chúng tôi tiến hành điều tra tại các vùng trồng tiêu chính của tỉnh Đăk Nông để xác định qui luật diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh chết nhanh cây hồ tiêu. II. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp điều tra diễn biễn của bệnh - Địa điểm điều tra: ĐakNia-Thị xã Gia nghĩa. Chọn 5 vườn đại diện cho vùng, với tổng số cây: 500 – 1000 trụ/ vườn. - Thời gian điều tra: định kỳ 1 tháng/lần. - Phương pháp điều tra: áp dụng phương pháp điều tra 5 điểm trên 2 đường chéo góc, hoặc 5 điểm theo băng hàng trồng đại diện cho vườn. Mỗi điểm chọn 50 cây để điều tra. Quan sát triệu chứng héo trên cây kết hợp với kiểm tra mẫu ở trong phòng theo phương pháp xác định nhanh bằng sử dụng bẫy nấm Phytophthora từ rễ và đất cây hồ tiêu. - Phương pháp thu thập mẫu xác định nấm Phytophthorra Lấy mẫu đất: Mẫu đất lấy ở vùng rễ cây bị bệnh, chiều sâu của mẫu đất theo chiều sâu của bộ phận rễ cây bị bệnh và cách bộ phận bị bệnh không quá 15 - 20 cm, lấy cách bề mặt 10 cm . Mỗi cây lấy 3 mẫu đất theo góc tam giác đều mà gốc cây là trung tâm, sau đó trộn lại thành 1 mẫu. Khối lượng mẫu lấy là 500g/mẫu. Lấy mẫu rễ: Chọn rễ có triệu chứng cắt thành từng đoạn phần giáp ranh giữa mô bệnh và mô khoẻ. 2. Chỉ tiêu theo dõi Số cõy bị hại Tỷ lệ cõy bị hại(%) = x 100 Số cây điều tra III. Kết quả và thảo luận 1. Mức độ gây hại của bệnh chết nhanh tại một số địa điểm trồng khác nhau Chúng tôi tiến hành điều tra bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora capsici gây hại vào cuối mùa mưa, tỷ lệ bệnh được xác định dựa vào triệu chứng trên đồng ruộng và kết quả phân tích nhanh mẫu bệnh bằng phương pháp bẫy cánh hoa. Qua kết quả cho thấy: Bệnh chết nhanh gây hại ở các vùng điều tra khác nhau. ở những vùng trồng chuyên canh và trồng lâu năm với diện tích lớn, tỷ lệ bệnh thường phát sinh nặng như: Đăk Rlấp, thị xã Gia Nghĩa. Vùng đất thịt nặng và không dốc như ở Nam Đà- Krông Nô cũng bị nặng do đất thoát nước kém (bảng 1). Bảng 1. Tỷ lệ bệnh chết nhanh tại một số địa điểm trồng tiêu Đak Nông TT Vùng điều tra Tỷ lệ bệnh (%) chết nhanh Thỏng 9/2006 Thỏng 9/ 2007 1 Đak Sin – Đăk R’lấp 14,3 19,9 2 Đạo nghĩa - Đăk R’lấp 12,6 16,7 3 Đăk Nia - Thị xó Gia Nghĩa 19,2 28,2 4 Nghĩa Trung - Gia Nghĩa 13,9 21,1 5 NâmN’Jang - Đăk Song 6,4 9,8 6 Đak N’drung- Đăk Song 3,6 7,6 7 Đức Minh - Đăk Mil 11,5 13,2 8 Nam Đà - Krông Nô 21,7 19,6 9 Eatling- Cư Jut                 9,8 14,8 2. Diễn biến của bệnh chết nhanh trên đồng ruộng Biểu đồ 1. Diễn biến lượng mưa và tỷ lệ bệnh qua các tháng năm 2006 tại Đăk Nia - Đak Nông Biểu đồ 2. Diễn biến lượng mưa và tỷ lệ bệnh qua các tháng năm 2007 tại Đak Nia - Đăk Nông Tìm hiểu diễn biến lượng mưa và sự phát sinh gây hại của bệnh chết nhanh hồ tiêu và mối quan hệ của chúng trên đồng ruộng qua các tháng trong năm 2006 và 2007 tại Đăk Nia – Đăk Nông. Kết quả cho thấy bệnh phát sinh và gây hại liên quan chặt chẽ với lượng mưa, những tháng vào cuối mùa khô (tháng 2, 3, 4, 5) bệnh chết nhanh hầu như không xuất hiện, bệnh xuất hiện vào giữa mùa mưa và đạt đỉnh cao nhất vào cuối mùa mưa (tháng 10), tỷ lệ bệnh lên tới: 28,9%. Bệnh chết nhanh gây ra bởi nấm Phytophthora là một nấm thuỷ sinh, phát triển mạnh trong điều kiện có nguồn nước. Bệnh xâm nhiễm vào giữa mùa mưa, nhưng cuối mùa mưa cây mới chết hàng loạt. Qua đồ thị cho thấy tỷ lệ bệnh chết nhanh vào năm 2007 cao hơn năm 2006. 3. Kết quả điều tra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển của bệnh chết nhanh trên đồng ruộng a) ảnh hưởng của các nọc tiêu khác nhau đến bệnh chết nhanh Kết quả điều tra cho thấy: tỷ lệ bệnh trên vườn sử dụng nọc chết là cao hơn hẳn so với các loại nọc khác. Có thể do vườn nọc gỗ thường trồng tập trung lâu năm với diện tích lớn, nên mức độ tích luỹ các tác nhân gây bệnh cũng như mức độ lây lan của bệnh cao hơn, đạt trung bình 34,3%. Nọc bê tông và xây gạch vào mùa khô cây bị mất nước nhanh, vì vậy cho cây sinh trưởng phát triển kém, nên khả năng nhiễm bệnh cao. Đối với những vườn trồng sử dụng nọc sống như: cây lồng mức, keo dậu, muồng đen…, bón phân đầy đủ, cây tiêu là cây ưa bóng, nọc sống giúp giảm được ánh sáng trực xạ và khả năng thoát hơi nước mạnh vào mùa khô, vì vậy cây sinh trưởng mạnh, khả năng kháng bệnh cao, tỷ lệ bệnh nhiễm thấp chỉ đạt trung bình 10,5%. Đồng thời sử dụng nọc sống giúp giảm chi phí đầu tư ban đầu, tránh không chặt phá rừng bảo vệ môi trường rất tốt (bảng 2). b) ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón khác nhau đến bệnh chết nhanh Trong quá trình sinh trưởng cây hồ tiêu rất cần có chế độ chăm sóc tốt, đặc biệt, phân bón là nguồn dinh dưỡng để cung cấp cho cây. Điều tra ảnh hưởng của việc sử dụng các loại phân bón khác nhau đến khả năng phát sinh, phát triển của bệnh trên đồng ruộng. Kết quả điều tra cho thấy, ở các vườn được bón phân hữu cơ và phân vi sinh cây sinh trưởng tốt, tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn hẳn, chỉ 1,7%. Trong khi các diện tích chăm sóc kém chỉ bón phân vô cơ và bón với lượng quá thấp, cây sinh trưởng kém tỷ lệ nhiễm bệnh cao, tỷ lệ bệnh trung bình đến 46,2 – 48,8% (bảng 3). Bảng 2. ảnh hưởng của việc sử dụng các loại nọc tiêu khác nhau đến bệnh chết nhanh tại Đăk Nia TT Cỏc loại nọc tiờu Số nọc điều tra Tỷ lệ bệnh v (%) T10/2006 Tỷ lệ bệnh (%) T10/2007 1 Nọc sống 2000 (5hộ) 7,4 10,5 2 Nọc chết 2000 (5hộ) 26,4 34,3 3 Nọc xõy gạch 2000 (5hộ) 15,8 21,0 4 Nọc bờ tụng 2000 (5hộ) 22,8 31,8 Bảng 3. ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sự phát triển bệnh chết nhanh tại Đắk R'Lấp-ĐăkNông TT Chế độ phân bón Số hộ điều tra Số nọc điều tra Tỷ lệ bệnh(%) 10/2006 Tỷ lệ bệnh(%) 10/2007 1 Phân hữu cơ(10-15kg/năm/nọc) 5 hộ nụng dõn 3000 2,4 1,7 Phân Komic(2-3 kg/năm/nọc) 300g N+500P205+300K20 2 Phân Komic (2- 3 kg/năm) 5 hộ nụng dõn 3000 10,6 11,2 300g N+500P205+200K20 3 400g N+600P205+250K20 5 hộ nụng dõn 3000 33,4 30,7 4 200g N+300P205+100K20 5 hộ nụng dõn 3000 46,2 48,8 c) ảnh hưởng của các giống tiêu khác nhau đến bệnh chết nhanh Kết quả điều tra các giống với tuổi 5-7 năm cho thấy: ở các vùng trồng tiêu trọng điểm của tỉnh Đăk Nông, diện tích trồng giống tiêu sẻ lớn và có tuổi thọ trung bình cao nhất, vì vậy khả năng tích luỹ nguồn bệnh lớn, mức độ nhiễm bệnh cao hơn so với các giống khác, tỷ lệ nhiễm trung bình lên tới 29,3 %. Giống tiêu Vĩnh Linh trồng sau với diện tích nhỏ hơn nhưng khả năng nhiễm bệnh chết nhanh cũng khá cao, đạt 23,6%. Giống tiêu trâu sinh trưởng tốt có khả năng kháng bệnh cao, nhưng cho năng suất thấp, một số vùng như: Đăk R’Lấp, thị xã Gia Nghĩa, Đăk Song cho quả rất ít. d) ảnh hưởng độ tuổi của cây tiêu khác nhau đến bệnh chết nhanh Kết quả điều tra cho thấy: ở các vườn có độ tuổi cây càng cao thì khả năng nhiễm bệnh càng lớn, do sự tích luỹ nguồn bệnh ở trong đất theo thời gian càng tăng, đất cạn dinh dưỡng, cây sinh trưởng kém, sức kháng bệnh giảm nhanh, có vườn tỷ lệ bệnh điều tra được lên tới 75%. ở các vườn tuổi nhỏ nếu trồng trên đất mới khai thác thì hầu như không nhiễm bệnh (bảng 4). Bảng 4. Mức độ gây hại của bệnh chết nhanh, chết chậm trên các cây hồ tiêu có độ tuổi khác nhau tại Đăk Nia – tháng 9/2006) TT Tuổi cõy Tổng số nọc điều tra Tỷ lệ bệnh (%) 1 Cõy 2 tuổi 500 3,6 2 Cõy 3 tuổi 500 7,2 3 Cõy 4 tuổi 500 11,6 4 Cõy 5 tuổi 500 19,6 5 Cõy > 6 tuổi 500 23,4 e) ảnh hưởng của địa hình đất trồng đến bệnh chết nhanh Tiến hành điều tra bệnh hại ở các vị trí đỉnh đồi, lưng đồi, chân đồi, khu bằng và khu trũng. Kết quả cho thấy: bệnh chết nhanh xuất hiện và gây hại phụ thuộc rất nhiều vào địa hình vườn hồ tiêu. Bệnh gây hại nặng nhất ở các khu trũng và khu chân đồi tỷ lệ bệnh ghi nhận được là 37,8 %. Bệnh gây hại ít dần từ khu lưng đồi, khu bằng và bệnh nhẹ nhất ở khu đỉnh đồi tỷ lệ bệnh chỉ là: 6,6 %. Nguyên nhân của sự khác biệt về tỷ lệ bệnh ở các địa thế đất là do các vườn hồ tiêu ở khu trũng và ở chân đồi thường bị đọng nước do mưa chảy dồn về, khó tiêu thoát, tạo độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm Phytophthora lây lan, phát sinh và gây bệnh cho cây hồ tiêu. Chính vì vậy mà biện pháp thoát nước đọng trên vườn là biện pháp cần được tiến hành không chỉ với cây hồ tiêu mà còn đối với các cây trồng khác bị bệnh do nhóm nấm này gây ra như: cao su, sầu riêng, dứa... (bảng 5). Bảng 5. Tỷ lệ bệnh chết nhanh trên các địa hình khác nhau (Đăk Nông - tháng 10 / 2006) Vị trí điều tra Số cây điều tra Số cây bị bệnh Tỷ lệ cây bị bệnh (%) Đỉnh đồi 500 33 6,6 Lưng đồi 500 78 15,6 Chân đồi 500 189 37,8 Khu bằng 500 92 18,4 Khu trũng 500 152 30,4 IV. kết luận và kiến nghị Bệnh chết nhanh phát sinh và phát triển mạnh trong các tháng mùa mưa, bệnh gây hại nặng nhất vào tháng 9 và tháng 10. Những vườn chỉ bón phân vô cơ, các vườn có độ tuổi của cây cao, trồng nọc chết, ở những diện tích đất trũng, thấp, chân đồi, trên các giống tiêu sẻ cho tỷ lệ bệnh gây hại cao.Vì vậy cần phải quan tâm và chăm sóc vườn ngay từ những tháng đầu mùa mưa giúp làm giảm tỷ lệ gây hại của bệnh, đào rãnh thoát nước, bón cân đối phân vô cơ, bắt buộc phải bón phân chuồng làm tăng độ tơi xốp của đất giúp cho thoát nước tốt và phân vi sinh để làm giàu thêm nguồn vi sinh vật có ích cho đất giúp rễ cây phát triển tốt, đề kháng được bệnh cao, đặc biệt là ở những vườn đã trên 5 tuổi. tài liệu tham khảo 1. Phạm Văn Biên (1989). Phòng trừ sâu bệnh hại tiêu. NXB Nông nghiệp. 2. Nguyễn An Dương (2000). Trồng tiêu. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 3. Lê Đức Niệm (2001). Cây tiêu - kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. NXB Lao động xã hội. 4. Phan Quốc Sủng (1998). Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu. NXB Nông nghiệp. 5. Phan Hữu Trinh, Vũ Đình Thăng, Trần Thị Mai (1998). Kỹ thuật trồng tiêu. NXB Nông nghiệp. 6. Trung tâm khuyến nông Bình Phước (1999). Kỹ thuật trồng tiêu. NXB Nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. 7. Andre Drenth and David I. Guest (2004). Diversity and Management of Phytophthora in Southeast Asia. Autralian Centre for International Agricultural Research Canberra. 235 pp. 8. Erwin, D.C. and Riberrio O.K (1996) Phytophthora diseases worldwide. 562 pp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số kết quả điều tra bệnh chết nhanh.doc