Một số kinh nghiệm dạy học Địa lí 6 theo hướng trải nghiệm sáng tạo

-Cách thực hiện:

Tôi chọn lớp thực nghiệm là 6a8, lớp đối chứng là 6a10

+Đầu năm học phát trước tài liệu cho các em lớp 6a8 hệ thống các câu hỏi để các em tìm hiểu, nghiên cứu trước, còn lớp 6a10 thì không.

+Trong mỗi tiết dạy với các bài tương ứng, giáo viên khuyến khích các em trả lời bằng điểm số và 1 số quà kẹo.

+Sau mỗi tiết dạy giáo viên chuẩn xác lại các câu trả lời của học sinh

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 1162 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm dạy học Địa lí 6 theo hướng trải nghiệm sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP SA ĐÉC TRƯỜNG THCS LƯU VĂN LANG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊA LÍ 6 THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO . NGUYỄN THANH BÌNH SA ĐÉC, ngày 3 tháng 3 năm 2018 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Thanh Bình Ngày tháng năm sinh: 12-03-1981 Nam, nữ: nam Địa chỉ: 310 Tân Quy Đông, Sa Đéc , Đồng Tháp Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0939234044 Fax: E-mail: thanhbinh81lvl@gmail.com Chức vụ: giáo viên Đơn vị công tác: THCS Lưu Văn Lang TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đaị học Năm nhận bằng: 2009 Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Địa Lí KINH NGHIỆM KHOA HỌC Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Địa Lí Số năm có kinh nghiệm: 15 Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 1/ TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC HỌC SINH GIỎI HỔ TRỢ HỌC SINH YẾU TRONG LỚP HỌC ĐỐI VỚI HÀNH VI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ MÔN ĐỊA LÍ 9. 2/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH ĐỌC SÁCH GIÁO KHOA TRƯỚC KHI HỌC BÀI MỚI. 3/ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRỢ GIÚP ĐỒNG NGHIỆP THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THCS CẤP THÀNH PHỐ VÀ CẤP TỈNH TRƯỜNG THCS LƯU VĂN LANG, THÀNH PHỐ SA ĐÉC. Tên sáng kiến kinh nghiệm : MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊA LÍ 6 THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tất cả giáo viên chúng ta đều muốn hướng đến việc học đi đôi với hành, học để giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Phần lớn kiến thức sách giáo khoa là lý thuyết, làm sao để giáo viên dạy học gắn liền lý thuyết với thực tế cuộc sống, để từ đó cho học sinh hứng thú học tập, đam mê học tập và không ngừng nghiên cứu. Dạy cho học sinh học, không chỉ để học sinh biết, hiểu, mà còn phải biết vận dụng, trải nghiệm vào cuộc sống và hơn thế nữa là sáng tạo phát minh ra vấn đề mới để ứng dụng vào cuộc sống làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Ngày nay xã hội có quá nhiều cám dỗ hấp dẫn với học sinh, như trò chơi trực tuyến, mạng xã hội, làm cho các em có cảm giác việc học lý thuyết trong sách giáo khoa không có ý nghĩa gì ngoài điểm số, dẫn đến nhiều học sinh không thích học, học với tâm trạng chán nản, học để trả nợ kiểm tra, thi cử, trong đó có cả môn Địa Lí 6. Một trong số các kinh nghiệm giúp học sinh đam mê học tập Địa Lí 6 là dạy học Địa Lí 6 gắng liền với trải nghiệm sáng tạo. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI Thuận lợi Dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo được ngành giáo dục quan tâm chỉ đạo thực hiện từ khâu dạy học đến khâu kiểm tra đánh giá. Các diễn đàn giáo dục chia sẽ rất nhiều kinh nghiệm về dạy học trải nghiệm sáng tạo. Học sinh rất hứng thú khi đươc học tập theo hướng dạy học trải nghiệm sáng tạo. Khó khăn Một số giáo viên chưa hiểu rõ về dạy học trải nghiệm sáng tạo Một số giáo viên cho rằng học sinh lớp 6 chưa đủ khả năng học theo hướng dạy học trải nghiệm sáng tạo. Một số giáo viên cho rằng dạy học trải nghiệm sáng tạo là rất khó thực hiện, nhất thiết phải đi thực tế. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Cơ sở lý luận Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Đảng ta đã đề ra Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.  Công văn số 8773: hướng dẫn soạn đề kiểm tra, một số yêu cầu được đặt ra như: KT, ĐG dựa trên chuẩn kiến thức, kỹ năng chương trình  THCS, THPT đã được Bộ ban hành; tăng cường câu hỏi mức độ thông hiểu, sáng tạo; ra đề bằng ma trận kiến thức, kỹ năng; khuyến khích đánh giá bằng nhiều phương pháp và một số kỹ thuật mới. Một xu hướng mới trong KTĐG hiện nay là ra đề kiểm tra “mở” để tạo điều kiện cho HS cơ hội thể hiện suy nghĩ và sáng tạo của mình Để đạt được các yêu cầu trên giáo viên cần có nhiều kiến thức chuyên môn, nhiều kinh nghiệm giảng dạy và trong các kinh nghiệm đó rất cần có kinh nghiệm về dạy học trải nghệm sáng tạo. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Dạy học Địa Lí 6 theo hướng trải nghiệm sáng tạo không phải nhất thiết cần phải có nhiều kinh phí để đưa học sinh đi tham quan thực tế. Vì có nhiều vấn đề thực tế của Địa Lí 6 ta không thể trực tiếp đưa các em đi tham quan học tập thực tế như lên trạm vũ trụ để xem sự chuyển động của Trái Đất hay sang Indonexia để xem núi lửa hoạt động..... Dạy học trải nghiệm sáng tạo đối với môn Địa Lí 6 là cần giúp cho học sinh kết nối được kiến thức lý thuyết trong sách giáo khoa với các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống. Khi đó học sinh sẽ cảm thấy hứng thu hơn trong học tập, thấy việc học có ý nghĩa hơn. Để làm được điều này, giáo viên cần chuẩn bị trước các nội dung bài học có liên quan đến các vấn đề thực tiễn cuộc sống, rồi giao trách nhiệm cho các em tìm hiểu trước tiết học và trải nghiệm sáng tạo sau tiết học. Sau đây là một số câu hỏi cụ thể để thực hiện tốt việc dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo của tôi đã thực hiện trong năm học 2016-2017 và học kỳ I năm học 2017-2018. Tên bài Câu hỏi trải nghiệm sáng tạo Tỉ lệ bản đồ 1.Bạn An đi từ TP Sa Đéc đến TP Cao Lãnh, nhưng bạn không biết đoạn đường dài bao nhiêu km. Trên tay bạn An có bản đồ với tỉ lệ là 1: 300.000. Trên bản đồ khoảng cách từ TP Sa đéc đến TP Cao Lãnh là 10 cm. Vậy em hãy giúp bạn An tính đoạn đường từ TP Sa Đéc đến TP Cao Lãnh dài bao nhiêu km? Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả 2. Một bức điện được đánh từ Mát-xcơ-va lúc 12 giờ (giờ Mát-xcơ-va) đến Hà Nội, sau 2 phút thì ở Hà Nội nhận được điện (biết rằng, Hà Nội ở khu vực giờ thứ 7, Mát-xcơ-va ở khu vực giờ thứ 3). Hỏi Hà Nội nhận được điện lúc mấy giờ (giờ Hà Nội)? 3. Vì sao thấy Mặt Trời mọc ở phía Đông và lặn ở phía Tây? 4. Vì sao bờ sông Tiền đoạn chảy qua Sa Đéc bị sạc lỡ phải xây kè? 5.Nếu Trái Đất ngừng chuyển động thì sinh ra hệ quả gì? Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời 6. Vì sao nói đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối? 7. Giải thích các câu thơ sau: Thời gian thắm thoát thoi đưa. Hết chưa lại tối, hết ngày lại đêm. Đông qua xuân lại tới liền. Hè về rực rỡ, êm đềm thu sang. Cấu tạo bên trong của Trái Đất 8. Theo em có thể làm đường hầm xuyên qua tâm Trái Đất để có đường ngắn nhất đi từ Việt Nam sang Mỹ không vì sao? Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất. 9. Vì sao nội lực và ngoại lực là 2 lực đối nghịch nhau ? Địa hình Sa Đéc chủ yếu do nội lực hay ngoại lực tạo nên ? Các mỏ khoáng sản 10.Loại khoáng sản nào là quý giá nhất thế giới? Kể tên 5 loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở Việt Nam? 11.Sa Đéc có khoáng sản gì? Thuộc nội sinh hay ngoại sinh? Lớp vỏ khí 12.Vì sao Sa Đéc không mát mẽ như Đà Lạt, biết Đà Lạt cao hơn Sa Đéc 1500m? 13.Vì sao vào mùa đông Sa Đéc không bị giá rét như Hà Nội? Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí 14.Vì sao gần biển mùa hạ mát mẽ, mùa đông ấm hơn so với xa biển? Khí áp và gió trên Trái Đất 15.Vì sao ở vĩ độ 60B và 60N có nhiệt độ thấp nhưng hình thành khí áp thấp? Hơi nước trong không khí. Mưa. 16.Nếu hơi nước trong không khí là 24 g / m3 ở 30 0c thì nó đạt bao nhiêu %? Với độ ẩm như trên, cho biết phòng học có chiều dài 12m rộng 8m cao 3m thì có bao nhiêu gam hơi nước trong phòng học đó? 17. Vì sao có lúc bầu trời ít mây mưa nhưng lại mưa lớn, có lúc rất nhiều mây mưa nhưng lại không mưa? 18.Vì sao sương muối gây hại cây trồng? Vì sao Sa Đéc không có sương muối? Biển và đại dương 19. Vì sao nước biển mặn mà nước sông ngọt? Thủy triều có những lợi ích gì? 20. So sánh sóng thần và sóng biển. -Cách thực hiện: Tôi chọn lớp thực nghiệm là 6a8, lớp đối chứng là 6a10 +Đầu năm học phát trước tài liệu cho các em lớp 6a8 hệ thống các câu hỏi để các em tìm hiểu, nghiên cứu trước, còn lớp 6a10 thì không. +Trong mỗi tiết dạy với các bài tương ứng, giáo viên khuyến khích các em trả lời bằng điểm số và 1 số quà kẹo... +Sau mỗi tiết dạy giáo viên chuẩn xác lại các câu trả lời của học sinh KẾT QUẢ Tiết dạy thêm sinh động, học sinh hứng thú học tập, tranh luận với nhau các câu trả lời. Trong năm học 2016-2017 tôi áp dụng đạt kết quả tốt, không có học sinh xếp loại yếu kém, có 47,8 % đạt giỏi còn lại là khá và trung bình cho tất cả các lớp dạy. Trong năm học 2017-2018, tôi tiếp tục thực hiện và kiểm chứng kết quả trong học kỳ I như sau: Thống kê kết quả điểm thi học kì I năm học 2017-2018 như sau: Lớp Điểm trên trung bình Điểm dưới trung bình 6a8 (lớp thực nghiệm) 42/46 đạt 91.3% 4/46 (8.7 %) 6a10 (lớp đối chứng) 29/45 đạt 64.4 % 16/45 (35.6%) -Qua kết quả trên cho thấy, giảng dạy theo hướng trải nghiệm sáng tạo sẽ đạt hiệu quả tốt BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Dạy và học có sử dụng câu hỏi trải nghiệm sáng tạo là một điều tốt, nhưng đòi hỏi người giáo viên phải có thời gian soạn trước một cách hợp lý, cuốn hút được học sinh tham gia đọc trước sách giáo khoa, sách tham khảo để trả lời trước câu hỏi . Phải có khen thưởng các em làm tốt, phê bình các em không thực hiện. - Phạm vi đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả là giảng dạy Địa Lí 6 . KẾT LUẬN * Kết luận: Việc dạy và học có sử dụng câu hỏi trải nghiêm sáng tạo trong giảng dạy môn Địa Lí lớp 6 là có kết quả. Nội dung này đã thu hút được học sinh học tập, theo dõi bài học vì thế làm tăng khả năng tiếp thu bài mới của học sinh, nâng cao được kết quả học tập. * Khuyến nghị : Với kết quả đạt được, tôi mong muốn được chia sẽ kinh nghiệm với các đồng nghiệp giảng dạy môn Địa Lí 6 đạt hiệu quả cao hơn và cũng muốn nhận thêm góp ý từ các đồng nghiệp để học sinh hứng thú và có ý thức học tập tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm của Bộ GD & ĐT dự án Việt – Bỉ - Thuvienbaigiangdientu.bachkim.vn. -Đổi mới phương pháp dạy học môn Địa Lí. -Các diễn đàn giáo dục trên Internet XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ (Ký tên đóng dấu và ghi rõ họ tên) NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH (TRƯỜNG/TT/ PHÒNG GDĐT) 1. Ưu điểm chính ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Tồn tại cần khắc phục .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 3. Kết quả thực hiện tại đơn vị ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Hướng phát triển ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 4. Xếp loại A 5 ; B 5 ; C 5 ; KXL 5 ; Sao chép 5 , ngày tháng.. năm 2018 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (ký tên và đóng dấu)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSANG KIEN KINH NGHIEM 1718_12300258.doc
Tài liệu liên quan