Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THCS

Rút ngắn khoảng cách, thời gian đi lại giữa các khu vực rên thế giới.

+ Nối liền các trung tâm kinh tế với nhau, tăng cường quan hệ giữa các nước.

+ Mang lại lợi ích cho các nước đặc biệt là các nước có kênh đào.

+ Thúc đẩy giao thông đường biển.Tích kiệm năng lượng vận chuyển. Đảm bảo an toàn giao thong hàng hải.

Chuyển ý: Tiếp theo chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Địa hình và khoáng sản của Châu lục.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về địa hình, khoáng sản

 ( Hoạt động cá nhân, nhóm)

 

doc122 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số kinh nghiệm đưa Tích hợp liên môn và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn Địa lý cấp THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiễm môi trường sinh thái Kỹ thuật mảnh ghép này rất phù hợp khi sử dụng với những câu hỏi, những vấn đề đòi hỏi sự suy nghĩ, tìm tòi, đặc biệt là những câu hỏi, vấn đề có nhiều nội dung, liên quan tới nhiều môn học, nhiều nội dung học tập. II.1.6.3. Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn. Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm nhằm: Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh, phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh. Kỹ thuật khăn phủ bàn có thể được sử dụng với những nội dung thảo luận liên quan đến kiến thức của các môn học và kiến thức về môi trường đem lại hiệu quả cao. Bởi nó đòi hỏi sự tư duy của các cá nhân và sự tư duy chung của cả nhóm. Mô hình kỹ thuật khăn phủ bàn trên khổ giấy Ao dành cho nhóm 4 học sinh. * VD: Khi dạy bài 10: “Dân số và sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường” giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thảo luận theo kỹ thuật khăn phủ bàn với nội dung: Sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường. (Để giải quyết nội dung này học sinh phải vận dụng kiến thức liên môn về môi trường, môn Giáo dục công dân, môn công nghệ, sinh học, hóa học) - GV chia lớp thành 5 nhóm mỗi nhóm 8 thành viên (Vì lớp học có 40 học sinh), phát cho mỗi nhóm 1 tờ A0. Trên giấy A0 chia thành các phần gồm phần chính giữa và phần xung quanh. phần xung quanh đuợc chia thành 8 phần nhỏ dành cho 8 học sinh. - Mỗi cá nhân suy nghĩ, trả lời câu hỏi vào phần giấy của mình trên "khăn phủ bàn" - Sau đó, các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến, ghi kết quả vào giữa "khăn phủ bàn” Tiếp theo đại diện 2 nhóm lên trình bày, 3 nhóm còn lại nhận xét. Sau đó giáo viên chốt nội dung kiến thức trên máy chiếu. II.1.6.4. Sử dụng kĩ thuật tạo sơ đồ tư duy Kỹ thuật này thường đượ sử dụng để tổng kết nội dung bài học hay dùng trong thảo luận một vấn đềVới kỹ thuật này học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt được nội dung kiến thức của bài. VD: Khi dạy bài 17: “Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa” (SGK Địa lý 7), ở phần tổng kết giáo viên có thể chia lớp làm 3 nhóm theo 3 dãy lớp và tổ chức thi tổng hợp lại kiến thức của bài theo bản đồ tư duy. Sau đó giáo viên nhận xét và đưa ra bản đồ tư duy của mình. (để có được một bản đồ tư duy đẹp, chuẩn xác đòi hỏi học sinh phải phát huy thẩm mỹ trong môn Mĩ thuật, kiến thức trong môn Địa lý, môn sinh học, môn hóa họcđể hoàn thành nhiệm vụ) GV có thể giới thiệu cho học sinh hình ảnh bản đồ tư duy của trường THCS Nhân Phú và nêu nhận xét để các em thấy được ưu điểm, nhược điểm của bài. II.1.6.5. Sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi Ngoài ra giáo viên còn có thể sử dụng kĩ thuật giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi để việc tích hợp liên môn và tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lý đạt hiệu quả cao. II.2. CHƯƠNG II: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG CÓ SỬ DỤNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG II.2.1 GIỚI THIỆU CHUNG Mỗi khối, lớp học sẽ có rất nhiều bài giảng phù hợp với nội dung Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường và Tích hợp liên môn). Nhưng ở đây tôi chỉ xin giới thiệu 1 bài giảng về tự nhiên, 1 bài giảng về kinh tế, xã hội và 1 bài kiểm tra có sử dụng nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường và tích hợp liên môn. II.2.2 THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG MINH HOẠ VÍ DỤ 1: TIẾT 27: BÀI 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo)-SGK ĐỊA LÝ 9. Ngày soạn: Ngày dạy: TUẦN 14: TIẾT 27: BÀI 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo) A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Học sinh biết: Tình hình phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ và các thế mạnh của vùng. - Học sinh hiểu: so với các vùng khác, vùng Bắc Trung Bộ tuy còn nhiều khó khăn nhưng có triển vọng để phát triển kinh tế, xã hội. 2. Kỹ năng - Học sinh thực hiện được: + Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản lãnh thổ trong phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ. + Tiếp tục hoàn thiện kỹ năng sưu tầm tư liệu theo chủ đề - Học sinh thực hiện thành thạo . + Biết đọc, phân tích biểu đồ, lược đồ. + Biết vận dụng tốt sự kết hợp kênh hình, kênh chữ để trả lời câu hỏi dẫn dắt. 3. Thái độ - Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên đặc biệt là tài nguyên du lịch. - Bồi đắp thêm tình cảm với quê hương, đất nước. - Yêu thích môn học. - Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác phát biểu trong giờ học. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh. 5. Tích hợp: - Tích hợp GDBVMT: + Môi trường tự nhiên: Bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên biển, rừng, khoáng sản + Môi trường xã hội: Phát huy tinh thần nhân ái, giúp đỡ , sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Học tập những đức tính quý báu của người dân vùng Bắc Trung Bộ -Tích hợp liên môn: + Môn Toán: Khả năng tính toán (để nhận xét bảng số liệu) + Môn Âm Nhạc:Ca khúc về miền Trung (phần giới thiệu bài) + Môn Văn: Tục ngữ, các tác phẩm thơ ca viết về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của dân tộc ta. + Môn Lịch Sử: hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc. + Môn Sinh học: Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. + Môn Mĩ Thuật: Sử dụng tranh ảnh, màu sắc tranh ảnh để khai thác kiến thức. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị phương án tích hợp: Tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường, tích hợp liên môn. - Xây dựng các phương pháp dạy học như: Đàm thoại, gợi mở, hoạt động nhóm, vấn đáp, kiểm tra đánh giá. - Đồ dùng: Giáo án powerpoint, sách giáo khoa, sách giáo viên, các hoạt động đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh, phiếu học tập, bút dạ 2. Học sinh - Dụng cụ, đồ dùng học tập, SGK. - Đọc và chuẩn bị bài. C. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp Lớp: Sĩ số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Trình bày đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ? HS: Trả lời. GV. Chốt kiến thức và chuyển sang bài mới. 3. Bài mới GV: - Chiếu hình ảnh về Bắc Trung Bộ - Cho HS nghe một đoạn bài hát: “Thương về xứ Nghệ” GV: Lời bài hát ngọt ngào, sâu lắng đã khái quát được những khó khăn gian khổ của người dân xứ Nghệ nói riêng, người dân vùng Bắc Trung Bộ nói chung. Vậy người dân nơi đây đã làm gì để khắc phục những khó khăn ấy để phát triển kinh tế nơi đây. Bài hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về điều đó ( Tích hợp với môn Âm nhạc) TUẦN 14: TIẾT 27: BÀI 24: VÙNG BẮC TRUNG BỘ (Tiếp theo) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu: Tình hình phát triển kinh tế. GV: Vậy căn cứ vào đặc điểm đất đai của vùng hãy cho biết ở đây có những loại đất nào? HS: Gò đồi phía Tây có đất Feralit, vùng Duyên hải có đất cát pha, vùng đồng bằng ven biển có đất phù sa. Vậy các loại đất đó sẽ thích hợp trồng những loại cây nào?( Tích hợp môn công nghệ phần trồng trọt) HS: Cây lương thực, cây CN, cây ăn quả. GV: Trong cây lương thực (lúa, ngô, khoai, sắn) thì lúa là một loại cây trồng quan trọng nhất GV: Cho hs quan sát lược đồ kinh tế của vùng và hướng dẫn đọc lược đồ Quan sát lược đồ kinh tế dựa vào màu sắc lược đồ ( màu vàng) và cho biết lúa phân bố chủ yếu ở đâu? HS: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. GV: Chiếu 1 số hình ảnh về cây lương thực của vùng Khắc sâu: cây lương thực ngoài lúa thì ngô và khoai lang cũng rất quan trọng góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân nơi đây. IV. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1. Nông nghiệp a. Trồng trọt - Cây lương thực: + Lúa: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh GV: Cho HS quan sát biểu đồ lương thực có hạt bình quân theo đầu người thời kỳ 1995 – 2002 và năng suất lúa của Bắc Trung Bộ so với cả nước. GV: Hướng dẫn học sinh đọc chú giải. Nhận xét về năng suất lúa và bình quân lương thực có hạt theo đầu người của vùng so với cả nước ? (Tích hợp môn Toán học: tính toán số liệu để nhận xét) - HS: Trả lời GV: Chốt kiến thức + Bình quân lương thực có hạt theo đầu người có tăng nhưng năng suất lúa và bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở mức thấp hơn so với cả nước. Nhưng tới năm 2002, bình quân lương thực là 333,7kg/người. Bắc Trung Bộ vừa đủ ăn, không có phần dôi dư để dự trữ và xuất khẩu. Mặc dù vùng Bắc Trung Bộ đã áp dụng nhiều biện pháp trong nông nghiệp như thâm canh, xen canh, tăng vụ, áp dụng nhiều giống cây trồng, thuốc, phân bón mới và đây là một bước tiến lớn của vùng nhưng vấn đề lương thực vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu. (Tích hợp môn công nghệ, sinh học, hóa học) GV: Vậy tại sao năng suất lúa của vùng lại thấp hơn so với vùng Đồng bằng Sông Hồng ? HS: Do chất lượng đất, do trình độ thâm canh có sự khác biệt, do thời tiết thất thường GV: Chiếu lược đồ kinh tế vùng Bắc Trung Bộ. GV: ? Cây công nghiệp hàng năm, lâu năm, cây ăn quả chủ yếu là những loại cây nào ? Phân bố ? HS: - Cây CN hàng năm: lạc, vừng, cây đậu, cây mía (vùng cát pha Duyên Hải, nhiều nhất ở vùng Nghệ An, Thanh Hóa, dọc quôc lộ 1A). - Cây CN lâu năm :cà phê, cao su, hồ tiêu (Đất bazan của Nghệ An, Quảng Trị - Cây ăn quả: Cây dừa, cây dứa, cam, bưởiGò đồi phía Tây. Đặc biệt cây dừa trồng rất nhiều ở Thanh Hóa, cam Vinh nổi tiếng. (Hiện nay đang là mùa cam vinh, đây là laoij cam có rất nhiều các loại vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe của người sử dụng) ( Tích hợp môn sinh học) GV: Chiếu lại lược đồ kinh tế. Yêu cầu học sinh quan sát. GV: Chăn nuôi chủ yếu là các loại nào ? Phân bố. - HS: Chăn nuôi trâu bò: Gò đồi phía Tây (trâu bò chăn nuôi thành từng đàn lớn). Ngoài chăn nuôi Trâu bò thì ở vùng còn chăn nuôi rất nhiều gia súc, gia cầm khác nữa như lợn, gà, nuôi ong. GV: Với vị trí ven biển theo em vùng sẽ có thế mạnh phát triển ngành nào? HS: Trả lời. GV: Ngành thủy sản phát triển nhất hoạt động nào? HS: Nuôi trồng và đánh bắt. GV: Chốt: Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản: Ven biển phía Đông . Ở tất cả các tỉnh của vùng đều có thể nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. GV: Vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động này ( đặc biệt là hoạt động nuôi trồng thủy sản) góp phần thúc đẩy nền kinh tế, cải thiện đời sống. Tuy nhiên việc đánh bắt phải có kế hoạch tránh làm suy kiệt nguồn tài nguyên.Bởi hiện nay, còn nhiều người dân còn đánh bắt bằng nhiều biện pháp như dùng mìn, điện, đánh bắt cả các loại cá chưa trưởng thành. ( Tích hợp môn Công nghệ- ngành chăn nuôi, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường) GV:Ngoài thế mạnh về thủy sản thì với địa hình nhiều gò đồi thì ở đây còn có thế mạnh gì? HS: Lâm nghiệp GV: Trong lâm nghiệp thì mô hình kinh tế nào chiếm ưu thế? -HS: Trồng rừng rất phát triển, chủ yếu theo mô hình nông lâm kết hợp GV: Hiện nay trồng rừng không chỉ để lấy gỗ mà các loại cây như tre, nứa rất phát triển.Ngành kinh tế lâm nghiệp cũng khá phát triển.Ngoài ra mô hình RVAC đang áp dụng cũng đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. GV: Theo em nông nghiệp đã phát triển tương ứng với tiềm năng chưa ? HS: Chưa. (GV chiếu hình ảnh Bắc Trung Bộ gặp thiên tai) (Hoạt động cặp đôi) GV: Sản xuất lương thực nói riêng và nông nghiệp nói chung gặp phải những khó khăn gì ? Khó khăn nào là nổi bật nhất ( cho hs điểm thay vào phần kiểm tra bài cũ) HS: Trả lời. GV: Chốt: Khó khăn: Diện tích đất canh tác ít, đất xấu. Khí hậu khắc nghiệt, diễn biến thất thường, dân số đông, cơ sở hạ tầng kém phát triển., giá cả bấp bênh. Khó khăn ở đây nhiều hơn cả thuận lợi nên người dân nơi đây rất cực khổ. Nhưng họ vẫn kiên cường, nỗ lực cố gắng hết mình. GV: Đứng trước hình ảnh đồng bào Băc Trung Bộ phải gánh chịu nhiều khó khăn, các em cảm thấy như nào? ( Tích hợp môn Giáo dục công dân, giáo dục bảo vệ môi trường xã hội.) - HS: cảm thông, sẻ chia GV: Bản thân mỗi chúng ta phải làm gì để giúp đồng bào nơi đây? - HS: San sẻ về tinh thần, vật chất. GV: Người ta nói: Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Lá lành đùm lá rách. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta suốt nhiều đời nay. Truyền thống ấy đã được thể hiện qua rất nhiều các tác phẩm văn chương các em đã được học như: Tục ngữ, ca dao ( Tích hợp môn Lịch sử và môn Ngữ văn) GV: Vậy làm thế nào để hạn chế những khó khăn đó? - Biện pháp: Dự báo phòng chống, làm thủy lợi Xây hồ chứa nước, trồng rừng, bảo vệ môi trường. Sử dụng mô hình nông lâm kết hợp. GV: Hoạt động nhóm ( theo kỹ thuật khăn phủ bàn) + GV: Chia lớp làm 5 nhóm ( Mỗi nhóm 8 học sinh). Mỗi nhóm cử ra 1 nhóm trưởng và 1 thư ký. + Thời gian trong 3 phút ( 1 phút hoạt động cá nhân, 2 phút hoạt động cả nhóm để tổng hợp ý kiến cùng ghi vào bảng chung cho cả nhóm) + Nội dung thảo luận. Ý nghĩa của việc trồng rừng GV: Hướng dẫn học sinh làm việc cá nhân, ghi ý kiến vào trong phiếu rồi sau đó cùng hoạt động nhóm dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. Phiếu học tập theo mô hình kỹ thuật khăn phủ bàn trên khổ giấy Ao dành cho nhóm 8 học sinh. (viết ý kiến cá nhân) (viết ý kiến cá nhân) 1 2 8 yY yy y 3 ddrhd c ggsgsd \ 4 6 5 Sau khi học sinh thảo luận, giáo viên cho đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét. Cuối cùng giáo viên chốt trên máy chiếu nội dung kiến thức. . - Ý nghĩa của việc trồng rừng: Phòng chống lũ quét , hạn chế nạn cát bay, cát lấn, hạn chế tác hại của gió phơn Tây Nam, bảo vệ môi trường sinh thái trong nông nghiệp, hạn chế biến đổi khí hậu – sự nóng lên của trái đất, phát triển nghề rừng nâng cao đời sống của người dân. GV: Liên hệ địa phương em có thuận lợi và khó khăn gì trong sản xuất nông nghiệp? GV: Nếu là 1 công dân của vùng Bắc Trung Bộ em nghĩ mình sẽ đẩy mạnh hoạt động của ngành kinh tế nông nghiệp nào)? GV: Chiếu biểu đồ giá trị sản xuất CN ở Bắc Trung Bộ. GV: Dựa vào hình 24.2 hãy nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất CN ở Bắc Trung Bộ?( Tích hợp môn Toán học) HS: Giá trị sản xuất CN tăng liên tục. Trong 5 năm tăng thêm 2,7 lần. GV: Quan sát biểu đồ cơ cấu CN so với cả nước. HS: Mặc dù tốc độ phát triển CN của vùng ngang bằng cả nước nhưng giá trị sản xuất công nghiệp ở mức thấp, chỉ đạt 2.6 % GDP toàn quốc (năm 2012). GV: ? Theo em công nghiệp ở đây đã có tiềm năng gì để phát triển? HS: + Tiềm năng khoáng sản. + Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (hải sản, lâm sản) GV: Chiếu lược đồ kinh tế của vùng GV: Nhận xét cơ cấu ngành CN. Kể tên các ngành công nghiệp thế mạnh. HS: Rất đa dạng. Thế mạnh là ngành khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. GV: Chiếu lược đồ kinh tế: Yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí các cơ sở khai thác khoáng sản. Thiếc: Quỳ hợp: Nghệ An Đá vôi: Thanh Hóa, Nghệ An Crôm: Thanh Hóa Titan: Hà Tĩnh GV: Chiếu hình ảnh ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Khắc sâu: Ngành công nghiệp thế mạnh. Vì ở đây có nhiều khoáng sản phục vụ cho ngành này. GV: Ngoài ra ở đây còn phát triển những ngành công nghiệp nào? HS: Trả lời. GV: Chốt: Có rất nhiều ngành công nghiệp đang phát triển với quy mô vừa và nhỏ ở hầu hết các tỉnh của vùng như ngành công nghiệp khai thác và chế biến gỗ, dệt may, cơ khí GV:Theo em CN ở đây đã phát triển tương ứng với tiềm năng chưa ? HS: Chưa GV: Vậy vì sao CN ở đây phát triển chưa tương xứng với tiềm năng? (Tích hợp với môn Lịch sử) - HS: Do chiến tranh tàn phá -> Phá hủy cơ sở hạ tầng. Do thiên tai lũ lụt nhiều -> khó thu hút đầu tư nước ngoài. GV: Theo em ở đây có các dự án phát triển nào ? - Hành lang Đông Tây; Tiểu vùng sông Mê Công. - Đường HCN - Cảng biển, cửa khẩu ? GV: Chiếu lược đồ kinh tế của Bắc Trung Bộ. GV: yêu cầu HS xác định các trung tâm CN ? Nhận xét vị trí ?Kể tên các ngành công nghiệp chủ yếu của từng trung tâm. HS: Lên bảng xác định. - Vị trí cuả các trung tâm công nghiệp:ven biển: GTVT thuận lợi. GV: Quan sát hình ảnh sau. GV: Mặc dù CN đang có triển vọng phát triển nhưng các dự án CN hiện ở Bắc Trung Bộ gặp phải khó khăn gì ? Khó khăn: Ô nhiễm môi trường. ? Vậy để CN phát triển tương xứng với tiềm năng cần có giải pháp nào ? ( Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường) - Bảo vệ môi trường, kêu gọi đầu tư. GV: Chiếu lược đồ kinh tế: GV: Vùng Bắc Trung Bộ có những loại hình GTVT nào? - Đầy đủ: Đường sắt, đường biển, đường hàng không theo tuyến Bắc Nam. GTVT là một thế mạnh, phát triển rất sôi động GV: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh có vai trò như nào? Tuyến đường trung chuyển hành khách Bắc Nam GV: Yêu cầu HS lên bảng xác định quốc lộ 7, 8, 9 ? Nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này ? - Quốc lộ 7: Bắt đầu từ biên giới Lào -> Cảng Vinh - Quốc lộ 8: Cầu Treo -> Vinh - Quốc lộ 9: Việt Lào -> Đông Hà GV: Các tuyến đường này bắt đầu từ đâu ra tới đâu ? => Nối các cửa khẩu 1 số nước trong tiểu vùng sông Mê Công với các cảng biển nước ta. GV: Chiếu 1 số hình ảnh về GTVT GV: Vì sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ ? - Vì ở đây không chỉ có những di tích lịch sử mà còn có nhiều bãi biển đẹp. (Tiềm năng du lịch nhân văn và tự nhiên) GV: Kể tên một số địa điểm du lịch nổi tiếng? HS: Kể tên các địa điểm du lịch theo định hướng của giáo viên. GV: Du lich của vùng đã đem lại lợi nhuận rất lớn và có tiềm năng phát triển mạnh mẽ Ngoài ra ngành dịch vụ xuất khẩu như gỗ, hải sản rất phát triển GV: Vậy theo các em cần làm gì để thúc đẩy du lịch phát triển ở nơi đây? (Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội) HS: + Bảo vệ môi trường tự nhiên. + Xiết chặt tạo nét đẹp văn hóa trong du lịch. + quảng bá, đầu tư. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ GV: Chiếu lược đồ kinh tế. GV:Xác định trung tâm kinh tế. Nêu chức năng chính của từng trung tâm kinh tế? - Thanh Hóa: Là trung tâm lớn CN. - Vinh: CN và dịch vụ. - Huế: Là trung tâm du lịch ở miền Trung và cả nước. GV: Sau khi tìm hiểu về vùng Bắc Trung Bộ. Nếu được làm lãnh đạo của vùng, em nghĩ mình sẽ đẩy mạnh hoạt động kinh tế nào. Vì sao? HS: Tự nêu ý kiến GV: Nhận xét và tiểu kết + Năng suất lúa và bình quân lương thực có hạt theo đầu người ở mức thấp. - Cây CN: + Hàng năm: Lạc , vừng (vùng cát pha Duyên hải) + Lâu năm : cà phê, cao su (đất bazan Nghệ An, Quảng Trị) - Cây ăn quả: dứa, cam (gò đồi phía Tây) b. Chăn nuôi - Trâu bò : Nghệ An, Thanh Hóa - Lợn, gia súc, gia cầm: Vùng đồng bằng c. .Thủy sản : Rất phát triển ( ven biển phía Đông) d. Lâm nghiệp: Mô hình nông lâm kết hợp, RVAC, trồng rừng *Khó khăn: Thiên tai, đất ít *Giải pháp: Trồng rừng 2. Công nghiệp a. Đặc điểm - Giá trị sản xuất CN tăng liên tục (trong thời kỳ xây dựng cơ bản) - Cơ cấu ngành đa dạng: + Thế mạnh.khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng. + Ngoài ra ngành công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt mayđang phát triển b. Trung tâm CN: Thanh Hóa, Vinh , Huế 3. Dịch vụ a.GTVT + Đầu mối GTVT quan trọng nối B – N + Nối cửa khẩu 1 số nước đến cảng biển. -b. Du lịch : Đang phát triển. V. CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ - Thanh Hóa (CN) Vinh (CN, dịch vụ), Huế (du lịch) là 3 trung tâm kinh tế quan trọng. 4. Củng cố: + GV: Cho học sinh đọc ghi nhớ. + Củng cố bằng việc sử dụng bản đồ tư duy + Trò chơi: Kể tên các điểm du lịch nổi tiếng của vùng Bắc Trung Bộ ( gợi ý băng lược đồ) Trò chơi: GV: Chia lớp làm 3 nhóm.Mỗi nhóm cử 4 bạn tham gia trò chơi.Trong vòng 2 phút học sinh thay nhau lên bảng ghi tên các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng Bắc Trung Bộ. Nhóm nào kể được nhiều nhất sẽ trở thành nhóm chiến thắng. Phần thưởng cho nhóm chiến thắng là 2 nhóm thua sẽ phải đồng thanh ca ngợi “Nhóm giỏi nhất, nhanh nhất. Khâm phục, khâm phục” 5. Dặn dò . - Về nhà: Học bài và làm bài đầy đủ - Sưu tầm tranh ảnh về quê hương Bác - Chuẩn bị bài: Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ VÍ DỤ 2: TIẾT 26: BÀI 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( Tiết 1)-SGK ĐỊA LÝ 7 Ngày soạn: Ngày dạy: CHƯƠNG VI: CHÂU PHI TUẦN 14: TIẾT 27. BÀI 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (Tiết 1) A. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức: Học sinh biết được: - Đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng lục địa châu Phi trên bản đồ thế giới. - Học sinh nắm được đặc điểm địa hình, khoáng sản của Châu Phi. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh một số kỹ năng: - Đọc và phân tích lược đồ tự nhiên châu Phi để tìm ra vị trí địa lý, đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản ở Châu Phi. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ - Thói quen: Nhìn thế giưới xung quanh - Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên đất tránh sự hoang mạc hóa giống Châu Phi. - Bồi đắp thêm tình cảm với mảnh đất nhiều điều thú vị Châu Phi - Yêu thích môn học. - Có thái độ nghiêm túc, tích cực hợp tác phát biểu trong giờ học. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề sáng tạo, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh. 5. Tích hợp: - Tích hợp GDBVMT: Bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên rừng của đất nước để tránh các nguy cơ hoang mạc hóa giống Châu Phi. -Tích hợp liên môn: + Môn Lịch Sử, Mĩ thuật: Phần giới thiệu bài. + Môn Văn: Từ Hán Việt. + Môn Sinh học, hóa học:Vấn đề sa mạc hóa. + Môn Mĩ Thuật: Sử dụng tranh ảnh, màu sắc tranh ảnh để khai thác kiến thức. + Môn Toán học: Tính chất đối xứng, hình dạng, kích thước. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Chuẩn bị phương án tích hợp: Tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường, tích hợp liên môn.Một số phương pháp dạy học theo hướng đổi mới. - Đồ dùng: Giáo án powerpoint, sách giáo khoa, sách giáo viên, các hoạt động đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh, phiếu học tập, bút dạ 2. Học sinh - Dụng cụ, đồ dùng học tập, SGK. - Đọc và chuẩn bị bài. - Hăng hái, tích cực, chủ động nắm vững và lĩnh hội tri thức. C. Tiến trình tổ chức dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp Lớp: Sĩ số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ GV: Chiếu bản đồ thế giới GV: Hãy cho biết lục địa là gì? Châu lục là gì? Hãy xác định các châu lục trên bản đồ thế giới? Câu hỏi thêm: Vì sao nói thế giới của chúng ta rộng lớn và đa dạng? HS: Trả lời. GV: Chốt. - Lục địa: Là khối đất liền rộng hàng triệu km2, có biển và đại dương bao quanh. - Châu lục: Bao gồm lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh - Thế giới rộng lớn và đa dạng vì trên bề mặt trái đất có các lục địa và đại dương. Trên các châu luc lại có hơn 200 quốc gia và lãnh thổ khác nhau về điều kiện tự nhiên ( khí hậu, cảnh quan, sự đa dạng sinh học) và khác nhau về xã hội ( văn hóa, dân tộc, cách thức sinh sống) ( Tích hợp với môn sinh học) 3. Bài mới Vào bài: GV: Chiếu hình ảnh tháp Ai Cập và cảnh sinh hoạt của con người Ai Cập. Trong môn Mĩ Thuật chúng ta đã từng được quan sát 2 hình ảnh trên. Hãy cho biết hai bức tranh trên đề cập tới quốc gia nào và châu lục nào trên thế giới? HS: Nước Ai Cập – Châu Phi GV: Đúng. Châu Phi được coi là cái nôi của loài người. Trong suốt thời kỳ tiền sử, Châu Phi không có các quốc gia, các bộ tộc sống bằng nghề săn bắn và hái lượm. Khoảng năm 3300 TCN nhà nước Ai Cập ra đời và đánh dấu sự phát triển của Châu Phi. Đây là châu lục còn rất nhiều bí ẩn. Bài hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Châu Phi. ( Tích hợp môn Lịch sử- Lich sử thế giới) TIẾT 27. BÀI 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI ( Tiết 1) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính Hoạt động 1. Tìm hiểu vị trí địa lý của Châu Phi ( hoạt động nhóm-cặp) GV: - Treo lược đồ tự nhiên châu Phi. GV: Quan sát H 26.1: Hãy xác định ranh giới, giới hạn của châu Phi? HS: Lên bảng xác định ranh giới. GV: Kết luận. GV: Giới thiệu các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây. HS: Biết được vị trí các điểm cực. GV: Yêu cầu học sinh lên bảng xác định các điểm cực và cho biết tọa độ địa lý của chúng. HS: Xác định. GV: chốt và chiếu trên máy. Cực Bắc: 37020’B - Cực Nam: 34051’N - Cực Đông: 51024’Đ - Cực Tây: 17033’T GV: Hãy cho biết châu Phi tiếp giáp với biển và đại dương nào? Xác định trên lược đồ? HS: Lên bảng xác định trên lược đồ. GV: Kết luận. * Giới hạn - Phía Bắc: Địa Trung Hải. - Phía Đông Bắc: Biển Đỏ. - Phía Đông Nam: Ấn Độ Dương. - Phía Tây: Đại Tây Dương. GV: Mở rộng. – Châu Phi có 4 mặt đều giáp biển và đại dương. + Phía Bắc, Đông Bắc giáp Châu Âu, châu Á đồng thời phân cách với 2 châu lục này bởi 2 biển hẹp là: Biển đỏ (Hồng hải) và Địa Trung Hải. + Biển Địa Trung Hải là biển giữa đất liền. (Tích hợp môn Ngữ văn- Từ Hán Việt). Đây là một biển khá kín, chỉ thông với Đại Tây Dương bởi một eo biển hẹp. + Biển đỏ là một biển sâu và là biểm mặn nhất thế giới ( có tỉ lệ muối rất lớn so với các biển khác) (Tích hợp môn hóa học). Nơi đây có rất nhiều đá ngầm, thủy triều chảy xiết nên thuyền bè qua lại thường hay bị tai nạn nên có tên là Eo-báp-en-ma ( theo tiếng Ấn Độ có ngĩa là: cửa đau thương) GV: Chiếu bảng số liệu về diện tích các châu lục. Châu lục Diện tích ( triệu km2) Châu phi Trên 30 Châu Mĩ 42 Châu Nam Cực 14,1 Châu Đại Dương Trên 8,5 Châu Âu Trên 10 Châu Á 44,4 GV: Cho biết diện tích của Châu Phi? Và S của châu phi đứng thứ mấy? - HS: Trả lời. GV: Tiếp tục chiếu lược đồ tự nhiên Châu Phi. GV: (Hoạt động theo cặp) Hãy xác định trên lược đồ các đường: Xích đạo, chí tuyến Bắc, chí tuyến Nam? Cho biết chúng đi qua bộ phận nào của châu lục? HS: Xác định trên lược

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSKKN Mot so kinh nghiem dua Tich hop lien mon va Giao duc bao ve moi truong vao giang day mon Dia ly.doc