Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhớ nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy Sinh học 9

Trong chương trình sinh học 9, ở một số chương có thể bắt gặp những bài với nội dung được trình bày tương tự nhau. Dựa vào đặc điểm này, giáo viên có thể tạo ra cách thức trình bày giống nhau, qua đó học sinh khi đã nắm được nội dung này thì dễ dàng để liên hệ và nhớ tới nội dung kia, đồng thời cũng thuận lợi cho học sinh khi trả lời các câu hỏi so sánh.

doc50 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số kinh nghiệm giúp học sinh nhớ nhanh và nhớ lâu khi giảng dạy Sinh học 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Phỏng vấn học sinh về phương pháp học, về hứng thú đối với bộ môn Sinh học. - Thu thập ý kiến của giáo viên dạy môn Sinh học 9 ở các trường trong huyện về thực trạng và những nguyên nhân của việc ghi nhớ kém ở học sinh. - Tiến hành áp dụng các giải pháp của đề tài với đối tượng học sinh lớp 9A và 9B trường THCS Hòa Phong, xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Đánh giá kết quả qua bài khảo sát cuối kì I và cuối kì II, qua kết quả xếp loại chung trong học kì I và học kì II. 3. Thời gian thực hiện Đề tài được bắt đầu được thực hiện từ đầu năm học 2014 - 2015 với học sinh lớp 9A, 9B trường THCS Hòa Phong, xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. B. NỘI DUNG I. Mục tiêu Đề tài cung cấp những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và đưa ra những giải pháp là kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn dạy học nhằm tăng cường hiệu quả ghi nhớ ở học sinh trong dạy học Sinh học 9. II. Các giải pháp của đề tài Tăng cường công tác độc lập của học sinh * Tăng cường công tác độc lập với sách giáo khoa: Để tích lũy cho bản thân nhiều thông tin, kiến thức thì học sinh cần tích cực đọc sách, trong đó có sách giáo khoa. Tuy nhiên, không phải cứ đọc là sẽ nhận được và nhớ được những thông tin cần thiết. Trong quá trình dạy trên lớp, giáo viên cần quan tâm đến việc làm sao để học sinh tích cực đọc sách giáo khoa và đọc sách có hiệu quả hơn. Để làm được điều này, giáo viên chú ý đến việc đặt ra những câu hỏi rõ ràng về yêu cầu để học sinh tìm kiếm, khai thác thông tin; quan sát hình ảnh, sơ đồ, trong sách. Bên cạnh đó giáo viên cần lưu ý học sinh một số kĩ năng: - Hãy bắt đầu đọc mỗi bài từ phần tóm tắt kiến thức, qua đó học sinh có thể hình dung ra những đơn vị kiến thức của mỗi bài học, thuận lợi cho quá trình đọc chi tiết sau này. - Trong quá trình đọc chi tiết, nên đọc một lúc từng cụm 5 – 7 từ để cải thiện tốc độ. - Tập trung vào những từ khóa có liên quan đến chủ đề của bài học, tiêu đề của từng mục. Ví dụ: Khi dạy bài 54 – Ô nhiễm môi trường, mục II.5. Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh, trong sách giáo khoa có viết: “Bên cạnh các sinh vật có ích, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh cho người và các sinh vật khác. Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu là do các chất thải như phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết của sinh vật, nước và rác thải từ các bệnh viện, không được thu gom và xử lí đúng cách đã tạo môi trường cho nhiều sinh vật gây hại cho người và động vật phát triển”. Để ghi nhớ hết những thông tin trong đoạn văn trên sẽ khó khăn hơn việc ghi nhớ những từ khóa. Hãy thử kiểm tra bằng đoạn thông tin ở dưới: “, nhiều nhóm sinh vật gây bệnh ... Nguồn gốc chủ yếu là do các chất thải (hữu cơ) không được thu gom và xử lí đúng cách ”. - Đánh dấu vào những thông tin chính có trong mỗi đoạn để tránh mất thời gian trong quá trình xem lại sau này. Việc đọc bài mới nên được thực hiện trước mỗi buổi học, được vậy sẽ giúp học sinh biết được vấn đề mà bản thân còn chưa rõ trong nội dung của bài để tập trung sự chú ý, làm cho tốc độ thu nhận kiến thức được nhanh hơn. Đối với hoạt động trên lớp, để nâng cao hiệu quả công tác độc lập của học sinh với sách giáo khoa thì điều quan trọng là giáo viên cần giao nhiệm vụ, chỉ ra địa chỉ cụ thể cho các em tìm kiếm. Đó có thể là câu hỏi cần trả lời, bảng biểu cần hoàn thành, và thông tin có được từ mục số I hay mục số II, qua đó học sinh xác định được nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể của việc đọc thông tin trong sách. Cần chú ý đến các câu hỏi có sẵn trong sách, ở mỗi mục bởi những câu hỏi này thường đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều hơn với sách giáo khoa, phải đọc và quan sát nhiều hơn để tìm câu trả lời, qua đó sự ghi nhớ cũng tốt hơn. Ngoài làm việc với sách giáo khoa ở trên lớp vào mỗi buổi học, giáo viên cũng có thể giao nhiệm vụ liên quan đến bài mới để học sinh thực hiện tại nhà. Đây có thể coi như khâu soạn bài, áp dụng với những nội dung kiến thức mà học sinh dễ dàng tìm kiếm thông tin từ sách giáo khoa để thực hiện yêu cầu của giáo viên. Căn cứ vào khả năng của học sinh, giáo viên có thể thiết kế nhiệm vụ cho nhóm hoặc từng cá nhân, nêu rõ địa chỉ cụ thể để học sinh tìm kiếm thông tin. Làm được việc này thì tốc độ của các hoạt động trên lớp sẽ nhanh hơn, giáo viên có thêm thời gian giải đáp những thắc mắc, đưa ra những tình huống mới giúp học sinh hiểu rõ hơn nội dung của bài. Ví dụ: Khi dạy về cấu trúc hóa học của ADN (hoặc ARN hoặc prôtêin) thuộc các bài trong chương III – ADN và gen, giáo viên có thể thiết kế bảng theo mẫu và giao cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo nhóm về chuẩn bị trước: ? Hãy nghiên cứu thông tin ở mục I sách giáo khoa bài 15 (hoặc bài 17 hoặc bài 18) để hoàn thành bảng sau: Đặc điểm Nội dung Thành phần hóa học Kích thước, khối lượng Nguyên tắc cấu tạo Các loại đơn phân Tính đa dạng, tính đặc thù Hoặc khi dạy về các quá trình tự nhân đôi ADN hay phiên mã, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin ở các mục tương ứng trong sách giáo khoa để hoàn thành bảng: Đặc điểm Nội dung Thời điểm và nơi xảy ra Quy mô tổng hợp Diễn biến Kết quả Nguyên tắc tổng hợp * Tăng cường công tác độc lập với các nguồn tài liệu khác: Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã mở ra nhiều cánh cửa khác nhau giúp cho học sinh tiếp cận với tri thức. Việc tìm kiếm thông tin không còn bó hẹp trong phạm vi quyển sách giáo khoa mà đã thêm nhiều kênh khác như: máy tính, điện thoại, sách điện tử, Mặt khác, những kĩ năng sử dụng các thiết bị công nghệ này của học sinh trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể. Vì vậy, giáo viên cần thiết phải nhận thấy tầm quan trọng của việc khai thác những nguồn thông tin này đối với quá trình dạy học. Để làm tốt việc này thì vai trò của giáo viên rất quan trọng. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ mục tiêu, nội dung của mỗi bài học, thiết kế và giao nhiệm vụ liên quan đến nội dung của bài nhưng là những vấn đề mở rộng, bổ sung hay làm rõ hơn cho các kiến thức đã có sẵn trong sách giáo khoa. Giáo viên cần giám sát quá trình thực hiện của học sinh để tránh hiện tượng các em bị sa đà vào những vấn đề khác không liên quan. Kết quả hoạt động của học sinh sẽ được trình bày vào từng thời điểm phù hợp với tiến trình dạy bài mới ở trên lớp và theo yêu cầu của giáo viên. Thông thường, nhiệm vụ sẽ được giao cho các nhóm thực hiện thay vì từng cá nhân, ở đó mỗi thành viên sẽ cố gắng thể hiện khả năng của bản thân để thực hiện nhiệm vụ riêng nhưng đồng thời cũng cần biết lắng nghe, phối hợp hiệu quả với các thành viên khác để giải quyết nhiệm vụ chung của nhóm. Như vậy, nội dung kiến thức được tìm hiểu và đem ra trao đổi, thảo luận nhiều lần, các em sẽ ghi nhớ kiến thức tốt hơn, hứng thú học tập hơn, phát triển thêm nhiều kĩ năng khác. Ví dụ: Trước khi dạy bài 29 – Bệnh và tật di truyền ở người, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh tiến hành tìm kiếm thông tin trên sách báo, internet để thực hiện yêu cầu: Nhóm Nhiệm vụ 1 Thế nào là bệnh di truyền, tật di truyền? Tật di truyền và bệnh di truyền có gì khác nhau? 2 Nguyên nhân dẫn đến phát sinh các tật, bệnh di truyền là gì? 3 Những hoạt động nào của con người có thể làm gia tăng tỉ lệ người mắc tật, bệnh di truyền? 4 Kể thêm một vài bệnh di truyền khác và nêu đặc điểm biểu hiện của bệnh đó. (Gợi ý tìm kiếm: Sách báo, Internet – từ khóa: bệnh, tật di truyền; con người với môi trường; tác động tiêu cực của con người tới môi trường,) 2. Tạo cho học sinh ấn tượng với bài học Trí nhớ tuân theo quy luật “Ấn tượng mạnh mẽ” tức là sức mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn tại trong trí nhớ, ấn tượng càng mạnh hình ảnh càng sáng. Áp dụng quy luật này trong dạy học sinh học, có thể thực hiện theo các hướng: 2.1 Tạo ấn tượng bằng phương tiện trực quan Như đã nói ở trên, hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh thu nhận được bằng trực quan. Dựa vào đặc điểm này và trên thực tế các phương tiện trực quan phục vụ cho dạy học sinh học tương đối phong phú, giáo viên có thể sử dụng một cách hợp lí, tăng cường tính trải nghiệm cho học sinh để các em ghi nhớ kiến thức nhanh hơn và lâu hơn. Việc gây ấn tượng bằng các phương tiện trực quan không có nghĩa là phương tiện trực quan đó phải ấn tượng. Đối với Sinh học 9, phương tiện trực quan chủ yếu là hệ thống tranh ảnh, bản thân các tranh ảnh này lại không có nhiều sức hút với học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh có thể chú ý đến mức ghi nhớ, để lại ấn tượng trong trí nhớ của các em? Điều này đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để gắn cho những bức tranh, hình ảnh những điểm đặc biệt, gây bất ngờ thú vị. - Gây ấn tượng trong quá trình dẫn dắt vào bài mới hoặc vào một mục nào đó của bài: Ví dụ: Khi dạy bài 31 – Công nghệ tế bào, mục II.1. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm (vi nhân giống) ở cây trồng, giáo viên có thể chiếu hình ảnh gây sự chú ý của học sinh để đặt vấn đề vào mục: Giáo viên: Các em hãy quan sát hình ảnh và những con số sau, từ đó hãy trả lời câu hỏi: “Em có suy nghĩ gì?” 8 tháng 2000 triệu mầm giống, đủ trồng trên 40 ha Sau khi học sinh đã quan sát, nhận xét, các em sẽ cảm thấy tò mò, đặt ra câu hỏi “Làm thế nào?” thì giáo viên sử dụng tranh vẽ (hình 31) để học sinh tiếp tục tìm hiểu. - Gây ấn tượng trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học: Ví dụ: Khi sử dụng tranh vẽ (hình 2.1 – Sơ đồ thụ phấn nhân tạo trên hoa đậu Hà Lan) để hình thành nội dung kiến thức, giáo viên có thể dẫn dắt bằng bài thơ tự sáng tác: Chúng tôi là đậu Hà Lan Hoa trắng, hoa đỏ nhị vàng giống nhau Dù tự thụ phấn từ lâu Nhưng nay muốn đổi trước sau vài lần Hạt phấn tôi tặng cho “anh” Phần “anh” làm “mẹ”, “bố” dành cho tôi Đến đây, giáo viên đặt câu hỏi: Giữa hai cây hoa trắng và đỏ, cây nào đóng vai trò cơ thể bố, cây nào đóng vai trò cơ thể mẹ? → Học sinh quan sát kĩ tranh và kết hợp đoạn dẫn của giáo viên để trả lời. Giáo viên tiếp tục: Hỏi sao chưa được “anh” ơi? Vì “anh” có phấn, chín rồi rụng ngay Muốn tôi “sang” được lần này “Anh” phải cắt nhị từ ngày còn non Vậy là mọi thứ vuông tròn Giao phấn. F1 là con chúng mình. Giáo viên: Tại sao hoa của cơ thể được chọn làm mẹ lại phải khử nhị từ khi còn non? Hãy tóm tắt lại các bước của quá trình thụ phấn nhân tạo ở đậu Hà Lan. Học sinh dựa vào thông tin trong bài thơ kết hợp với phân tích tranh vẽ để trả lời. Học sinh có thể học thuộc bài thơ để hình dung lại nội dung tranh vẽ và qua đó nhớ được quy trình thụ phấn nhân tạo. Ngoài việc sử dụng những phương tiện trực quan sẵn có trong phòng đồ dùng, giáo viên cũng có thể tìm kiếm và khai thác thêm những phương tiện trực quan khác. Với mạng internet và các phần mềm trình chiếu được sử dụng trong giảng dạy hiện nay, không quá khó khăn để giáo viên có thể tìm thấy giới thiệu những hình ảnh phù hợp với nội dung bài dạy và gây ấn tượng để thu hút sự chú ý của học sinh vào bài. 2.2. Tạo ấn tượng bằng cách thức trình bày Trong chương trình sinh học 9, ở một số chương có thể bắt gặp những bài với nội dung được trình bày tương tự nhau. Dựa vào đặc điểm này, giáo viên có thể tạo ra cách thức trình bày giống nhau, qua đó học sinh khi đã nắm được nội dung này thì dễ dàng để liên hệ và nhớ tới nội dung kia, đồng thời cũng thuận lợi cho học sinh khi trả lời các câu hỏi so sánh. Ví dụ 1: Khi dạy các quá trình nguyên phân và giảm phân trong chương II, giáo viên có thể trình bày một số nội dung theo cùng cách thức: Nội dung QT nguyên phân QT giảm phân Giảm phân I Giảm phân II Nơi xảy ra Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai (2n). Tế bào sinh dục thời kì chín (2n). Diễn biến cơ bản của NST trong từng kì Kì trung gian Các NST dạng sợi mảnh, duỗi xoắn. Sau đó, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST, trung tử tự nhân đôi. Các NST dạng sợi mảnh, duỗi xoắn. Sau đó, mỗi NST đơn tự nhân đôi thành NST, trung tử tự nhân đôi. Diễn ra trong thời gian rất ngắn và không có sự tự nhân đôi NST. Kì đầu Các NST đóng xoắn và co ngắn, gắn với các sợi của thoi phân bào ở tâm động. Các NST đóng xoắn và co ngắn. Sau đó, diễn ra sự tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc, chúng có thể bắt chéo với nhau, sau đó chúng tách nhau ra. Các NST co lại cho thấy rõ số lượng NST kép (đơn bội). Kì giữa Các NST đóng xoắn cực đại, xếp thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các NST đóng xoắn cực đại, xếp thành 2 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Các NST kép tập trung xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau Hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm dộng thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Các NST kép trong cặp tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực tế bào. Hai crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm dộng thành 2 NST đơn phân li về hai cực của tế bào. Kì cuối Các NST dãn xoắn, dài ra dạng sợi mảnh. Các NST kép nằm gọn trong hai bộ nhân đơn bội mới tạo thành. Các NST đơn nằm gọn trong bộ nhân đơn bội mới tạo thành. Kết quả 1 tế bào mẹ (2n) → 2 tế bào con (2n) 1 tế bào mẹ (2n) → 2 tế bào con (n kép) 2 tế bào (n kép) → 4 tế bào con (n đơn) Ví dụ 2: Khi dạy các bài trong chương III - ADN và gen, giáo viên có thể trình bày một số nội dung theo cùng cách thức: Cấu trúc hóa học AND ARN Prôtêin Thành phần hóa học Gồm các nguyên tố C, H, O, N và P. Gồm các nguyên tố C, H, O, N và P. Gồm 4 nguyên tố chính là C, H, O, N và một số nguyên tố khác. Kích thước, khối lượng ADN thuộc loại đại phân tử có kích thước lớn (dài hàng trăm micromet) và khối lượng lớn (nặng hàng triệu, chục triệu đvC). là đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn AND nhiều. Là đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn (nhưng nhỏ hơn ADN). Nguyên tắc cấu tạo ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, nghĩa là gồm nhiều phần tử con gọi là đơn phân. ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm hàng trăm, hàng nghìn đơn phân. Nguyên tắc đa phân, đơn phân là các axitamin. Các loại đơn phân Gồm 4 loại: A, T, G, X. Gồm 4 loại là A, U, G, X. Có hơn 20 loại axitamin khác nhau. Tính đa dạng, tính đặc thù Liên quan đến số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit. Liên quan đến số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit. Liên quan đến số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại axitamin, đồng thời còn do các bậc cấu trúc của prôtêin tạo nên. Nội dung QT tự nhân đôi AND QT tổng hợp ARN QT hình thành chuỗi axitamin Thời điểm và nơi xảy ra Trong nhân tế bào, tại các nhiễm sắc thể ở kì trung gian, lúc chúng có dạng sợi mảnh và duỗi xoắn. Trong nhân tế bào, tại các nhiễm sắc thể ở kì trung gian, lúc chúng có dạng sợi mảnh và duỗi xoắn. Trong tế bào chất, tại các ribôxôm. Diễn biến Phân tử AND tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần, các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào để dần hình thành mạch mới. Gen tháo xoắn và tách dần 2 mạch đơn, các nuclêôtit trên mạch gốc của gen liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào để dần hình thành mạch ARN. Ribôxôm tiếp xúc lần lượt với từng bộ ba trên mARN tính từ bộ ba mở đầu, mỗi lần tiếp xúc lại có một tARN một đầu mang bộ ba đối mã, đầu còn lại mang theo một axitamin tiến vào ribôxôm, liên kết peptit giữa các axitamin được hình thành. Ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc trên mARN thì chuỗi axitamin được giải phóng. Kết quả Mỗi lần tự nhân đôi tạo thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hệt ADN mẹ. Mỗi lần tổng hợp tạo ra 1 phân tử ARN. Mỗi lần trượt của ribôxôm trên mARN thì có một chuỗi axitamin được giải phóng. Nguyên tắc tổng hợp - Nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X. - Nguyên tắc bán bảo toàn. - Nguyên tắc bổ sung: A – U, T – A, G – X, X – G. - Nguyên tắc bổ sung: A – U, G – X. - Nguyên tắc khuôn mẫu. Cách thức trình bày theo hướng tương tự nhau cũng có thể áp dụng ở một số bài trong chương I, chương IV, 2.3. Tạo ấn tượng bằng hình thức làm nảy sinh mâu thuẫn Học sinh thường dễ bị thu hút sự chú ý bởi những điều mới lạ, trong đó có những điều mâu thuẫn với những gì được cho là đúng. Trong dạy học cần thường xuyên tạo ra những mâu thuẫn giữa cái đã có với cái mới, từ đó kích thích học sinh tìm hiểu để thỏa trí tò mò. Mâu thuẫn và lời giải cho mâu thuẫn đó chính là những yếu tố sẽ được lưu giữ lâu hơn trong trí nhớ của học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài 13 – Di truyền liên kết, mục I – Thí nghiệm của Menđen, để dẫn dắt học sinh vào bài và cũng nhằm thu hút sự chú ý, giáo viên tạo ra sự mâu thuẫn thông qua kết quả của bài tập về nhà đã được học sinh chữa trên bảng. Nội dung bài tập: Ở ruồi giấm cho biết gen B quy định thân xám trội hoàn toàn so với gen b quy định thân đen, gen V quy định cánh dài trội hoàn toàn so với gen v quy định cánh cụt. Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen cánh cụt thu được F1. Cho ruồi đực F1 lai phân tích. Xác định kết quả thu được ở đời con của phép lai phân tích. Vì mới chỉ được học các quy luật di truyền của Menđen nên học sinh sẽ cho rằng các cặp tính trạng trên di truyền độc lập với nhau (mỗi gen nằm trên một nhiễm sắc thể) và sự di truyền của các cặp tính trạng tuân theo quy luật phân li độc lập. Như vậy đời con của phép lai phân tích sẽ có tỉ lệ là 1 thân xám, cánh dài : 1 thân xám, cánh cụt : 1 thân đen, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt. Thực tế, sau khi nghiên cứu về thí nghiệm của Moocgan thì kết quả không đúng như vậy. Từ đó, trong suy nghĩ của học sinh đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có sự sai khác về kết quả ở F1? Quy luật phân li độc lập của Menđen liệu có sai không? → Học sinh tập trung để tìm ra câu trả lời. 3. Tăng cường củng cố, vận dụng kiến thức * Củng cố kiến thức: Việc củng cố kiến thức tưởng như không cần thiết nhưng thực tế lại vô cùng quan trọng. Đây chính là quá trình giúp chuyển từ ghi nhớ tạm thời sang ghi nhớ bền lâu, củng cố thường xuyên giúp tránh được sự lãng quên Có nhiều cách khác nhau để củng cố bài học, trong đó củng cố bằng sơ đồ tư duy là một giải pháp khá hiệu quả. Sơ đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên bằng cách sử dụng từ khóa, hình ảnh chủ đạo. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép, được đưa ra như một phương tiện tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Trong trường hợp này, cả hai bán cầu đại não được sử dụng đồng thời, hiệu quả ghi nhớ do đó được tăng cường. Các bước để vẽ sơ đồ tư duy gồm: Xác định từ khóa → Vẽ chủ đề ở trung tâm → Vẽ thêm các tiêu đề phụ (nhánh cấp 1) → Vẽ các nhánh cấp 2, cấp 3 → Thêm các hình ảnh minh họa. Khi học sinh tiến hành củng cố bằng sơ đồ tư duy sẽ mang lại nhiều lợi ích. Đầu tiên là các em sẽ có khả năng hệ thống và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Thứ hai là phát triển sự sáng tạo ở học sinh, các em được tự do thể hiện các ý tưởng của mình liên quan đến chủ đề. Từ đó dẫn đến lợi ích thứ ba là tạo ra một tâm lí học tập thoải mái, hứng thú. Giáo viên cần chú ý hướng dẫn chung và khuyến khích khi học sinh mới lần đầu tiếp cận với phương pháp học này. Khi học sinh đã thành thạo, giáo viên có thể yêu cầu các em tự xây dựng sơ đồ tư duy cho mỗi bài học, cho từng chương hoặc cả chương trình học. Một số ví dụ về xây dựng sơ đồ tư duy trong quá trình củng cố các bài hay các chương của chương trình Sinh học 9: Ví dụ 1: Sơ đồ tư duy sau khi học xong bài 2 – Lai một cặp tính trạng. Ví dụ 2: Sơ đồ tư duy sau khi học xong bài 15 – ADN. Ví dụ 3: Sơ đồ tư duy sau khi học xong chương IV – Biến dị. * Vận dụng kiến thức: Vận dụng là một cấp độ nhận thức cao hơn nhận biết và thông hiểu. Ở cấp độ này, học sinh phải biết sử dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề cụ thể. Đó có thể là giải một bài tập, tìm hiểu và giải quyết tình huống gắn liền với thực tiễn, Vận dụng giúp học sinh tiếp cận kiến thức theo nhiều hướng khác nhau, đòi hỏi phải hiểu bản chất của kiến thức, phải nhớ thông tin và biết lựa chọn những nội dung phù hợp để thực hiện yêu cầu được giao. Nhằm giúp học sinh ghi nhớ tốt hơn, lâu hơn, nắm vững kiến thức hơn, giáo viên có thể sử dụng những câu hỏi, bài tập ở mức vận dụng phù hợp với trình độ của học sinh để các em có thể thực hiện trên lớp hoặc về nhà. Những câu hỏi, bài tập này sau đó được hoc sinh trình bày lại trên lớp, qua đó những học sinh khác và giáo viên có thể nhận xét, bổ sung. Đây cũng có thể coi là môt lần củng cố kiến thức sâu sắc hơn đối với học sinh, giúp các em lưu giữ lại kiến thức lâu hơn. Ví dụ 1: Sau khi học xong mục II. Những diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong quá trình nguyên phân, bài 9 – Nguyên phân, giáo viên có thể giao bài tập cho học sinh vận dụng kiến thức: Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8. Dựa trên diễn biến từng kì của quá trình nguyên phân, hãy hoàn thành bảng sau: Kì Bộ NST Trạng thái NST Số NST đơn Số tâm động Số crômatit Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Ví dụ 2: Sau khi học xong bài 15 – ADN, dựa trên những số liệu liên quan đến một chu kì xoắn, giáo viên có thể giao bài tập: Một phân tử ADN có tổng số nuclêôtit là 2400. Tính số chu kì xoắn và chiều cao của phân tử ADN đó. Ví dụ 3: Sau khi học xong bài 23, 24 – Đột biến số lượng nhiễm sắc thể, giáo viên có thể giao bài tập: Bộ nhiễm sắc thể của một loài gồm 6 cặp nhiễm sắc thể (kí hiệu I, II, III, IV, V, VI). Khi khảo sát một quần thể của loài này, người ta phát hiện 2 thể đột biến (kí hiệu A, B). Phân tích bộ nhiễm sắc thể của 2 thể đột biến đó thu được kết quả sau: Thể đột biến Số lượng nhiễm sắc thể đếm được ở từng cặp I II III IV V VI A 3 3 3 3 3 3 B 1 2 2 2 2 2 Xác định tên gọi của các thể đột biến trên. 4. Sử dụng khả năng liên tưởng Liên tưởng là phương pháp rất quan trong và hiệu quả để tăng cường khả năng ghi nhớ. Bằng cách tạo ra sự liên hệ giữa những sự vật, hiện tượng tương tự nhau để thay thế và có một số nguyên tắc tạo hình ảnh cho riêng mình, học sinh có thể đưa những kiến thức khô khan, trừu tượng vào một thế giới vô cùng sinh động, hấp dẫn theo trí tưởng tượng của các em. Trong thế giới của sự tưởng tượng, các em thỏa sức sáng tạo những nét đặc biệt, độc đáo thậm chí là kì dị cho các sự vật, hiện tượng. Liên tưởng càng sinh động, ấn tượng thì ghi nhớ càng tốt. Đa số học sinh chưa được làm quen với việc ghi nhớ bằng cách vận dụng sự liên tưởng. Để các em nắm được cách thực hiện, giáo viên cần hướng dẫn học sinh những quy luật: - Quy luật tương tự (như nói đến mùa thu thường liên tưởng đến lá vàng, nói đến cặp nhân tố di truyền là nghĩ đến cặp nhiễm sắc thể tương đồng,). - Quy luật tương phản (như nói đến phân li độc lập nghĩ đến di truyền liên kết, nói đến nhân đôi thì nghĩ đến phân li,). - Quy luật gần nhau (thấy đậu Hà Lan là nghĩ đến Menđen, thấy ruồi giấm là nghĩ đến Moocgan,). - Quy luật liên tưởng: Tạo ra sự liên hệ giữa những vấn đề cần ghi nhớ với thế giới hình ảnh xung quanh. Trong những bài học phù hợp, giáo viên có thể đưa ra ví dụ hoặc gợi ý để học sinh phát triển khả năng tưởng tượng và sử dụng một cách thường xuyên khả năng này. Cần lưu ý là sự liên tưởng áp dụng với những vấn đề cho phép học sinh có thể ghi nhớ và diễn đạt lại theo ý hiểu, không gò bó phải chính xác đến từng chi tiết, chỉ cần có mối liên quan, giúp các em liên hệ được với kiến thức đang học và ghi nhớ được nhanh nhất, lâu nhất. Những nội dung đơn giản, dễ nhớ thì sự tưởng tượng không thật cần thiết. Sự tưởng tượng rất phù hợp với những nội dung phức tạp và trừu tượng mà nếu học thuộc theo những cách thông thường mất nhiều thời gian, khó nhớ. Ví dụ 1: Khi học bài 2 – Lai một cặp tính trạng, mục II. Menđen giải thích kết quả thí nghiệm, học sinh cần phải nắm được: - Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định. - Trong tế bào sinh dưỡng, các nhân tố di truyền tồn tại thành từng cặp tương đồng. - Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố của cặp đi về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P. - Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền của cặp được tổ hợp lại và tính trạng được biểu hiện. Hoạt động của cặp nhân tố di truyền có thể được tưởng tượng thành: Đôi giày của bạn Mạnh có hai chiếc trông thật giống nhau, chỉ là ngược phía với nhau (như hai nhân tố di truyền khác nhau về nguồn gốc) . Nếu muốn chúng vẫn có thể tách nhau ra, khi đó chiếc bên phải vẫn là chiếc bên phải, chiếc bên trái vẫn là chiếc bên trái, không lẫn lộn. Ghép lại cạnh nhau chúng lại tạo thành một đôi giày. Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về diễn biến của quá trình tổng hợp chuỗi axitamin trong mục I bài 19 – Quan hệ giữa gen và tính trạng, giáo viên có thể gợi ý để học sinh liên tưởng: Phân tử mARN – kho chứa hàng, gồm nhiều vị trí để hàng, các vị trí có thể để loại hàng giống hoặc khác nhau, vị trí để hàng đầu tiên là do một người được chỉ định trước mang tới; tARN – Người mang hàng; Ribôxôm – Xe chở người mang hàng, Mỗi axiatamin – Một kiện hàng. Câu chuyện có thể tưởng tượng như sau: Người mang hàng đầu tiên là người được chỉ định trước, với lí do “hợp tuổi”. Anh ta lên xe, xe đi 3 bước, anh ta mang kiện hàng mở đầu để vào đúng vị trí và đi ra. Tiếp tục theo đú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSK Mot so kinh nghiem giup hoc sinh nho nhanh va nho lau khi giang day Sinh hoc 9_12351016.doc
Tài liệu liên quan