Mục tiêu
GV khuyến khích HS Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Quan sát và sử dụng thị giác để nhận biết đặc điểm của các đồ vật
- Kĩ năng: Nói về hình dáng, chức năng của từng đồ vật. Tập trung quan sát và lắng nghe nhau. Chia sẻ kinh nghiệm từ ý kiến cá nhân. Phát triển kĩ năng thuyết trình và lắng nghe
- Thái độ: Nêu được cảm nhận về bài vẽ, biểu đạt được ý kiến của bản thân dựa trên những kiến thức đã được học. Thêm yêu thích việc học tập theo quy trình hợp tác. - Kiến thức: Biết cách quan sát, phân tích và nhận biết các đặc điểm của các đồ vật
- Kĩ năng: Vẽ/ tạo hình được đồ vật có dạng hình khối hộp.
- Thái độ: Nêu được cảm nhận về bài vẽ, biểu đạt được ý kiến của bản thân dựa trên những kiến thức đã được học. Thêm yêu thích việc học tập theo quy trình hợp tác.
19 trang |
Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm trong công tác giảng dạy bộ môn Mỹ thuật THCS theo phương pháp Đan Mạch SAEPS 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y trình Mĩ thuật của SAEPS ở tất cả các trường THCS trên toàn quốc, là sự đúc kết những kinh nghiệm quí báu từ Vương quốc Đan Mạch và nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS đều hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm; kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Để từ đó, các em có thể hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi là:
+ Sáng tạo Mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân ( suy nghĩ, tình cảm, mong muốn,).
+ Hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật (phân tích, đánh giá được sản phẩm, tác phẩm).
+ Giao tiếp - trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm, tác phẩm Mĩ thuật.
Ngoài những năng lực nói trên, học sinh cũng có thể phát triển các giác quan, các kĩ năng sống, kinh nghiệm và khả năng giải quyết vấn đề, các năng lực hợp tác, năng lực tự học và tự đánh giá.
Người giáo viên dạy môn Mĩ thuật ở THCS hiện nay là cần phải đề ra nhiệm vụ: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện những quy trình dạy học hiệu quả và tích cực tại trường và tạo cảm hứng học tập môn Mĩ thuật , bao gồm cả trong và ngoài lớp học. Biết cách tổ chức và dạy Mĩ thuật một cách linh hoạt và sáng tạo, phù hợp với thực tế văn hóa, cơ sở vật chất của nhà trường. Biết cách tổ chức và đánh giá liên tục quá trình học Mĩ thuật để phát triển các năng lực học tập, khả năng sáng tạo và kĩ năng sống cho mỗi học sinh. Theo dõi kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Qua đó có biện pháp điều chỉnh và sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sai lầm của học sinh cũng như cải tiến phương pháp dạy- học môn mĩ thuật hiện nay. Chia sẻ và giúp cho phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội thấy được tầm quan trọng của Mĩ thuật và hoạt động giáo dục Mĩ thuật trong cuộc sống.
Là người giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật THCS tôi luôn mong muốn có thể giúp các em học tốt hơn, nhất là đối với những em vừa bỡ ngỡ vào lớp 6 có thể nhìn nhận và thể hiện được hết khả năng của mình, tạo nền tảng vững chắc khi lên các lớp trên.
Áp dụng phương pháp mới Đan Mạch vào giảng dạy môn mĩ thuật lớp 6 . Có hiệu quả.
Sáng kiến nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và bổ sung vốn kinh nghiệm, vốn hiểu biết cho bản thân. Từ đó giúp cho học sinh thực hiện bài thực hành trên lớp nhanh hơn, đạt hiệu quả học tập tốt hơn.
Qua một năm dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới của SAEPS, bản thân tôi vừa dạy vừa nghiên cứu thực tế tình hình học tập của từng đối tượng, từng khối lớp nên tôi áp dụng một số phương pháp để nâng cao hiệu quả cho học sinh khối 6 có thể dễ dàng làm quen và học tốt môn mĩ thuật theo phương pháp mới của dự án SAEPS.
II. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG
Qua quá trình giảng dạy cùng với các năm đổi mới theo chương trình thay sách giáo khoa và trọng tâm là từ tháng 9 năm 2017 đến nay là thời gian tôi nghiên cứu và áp dụng các nội dung trong phạm vi của sáng kiến này.
III. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIÊN
1. Mô tả thực trạng.
1.1.Thuận lợi
a, Quan điểm nhận thức về môn Mĩ thuật :
- Môn Mĩ thuật là môn học nghệ thuật, thu hút rất nhiều học sinh.
- Cho đến nay các trường đã có giáo viên dạy Mĩ thuật, phong trào học Mĩ thuật ngày càng một sôi nổi, hầu hết các em học sinh hào hứng với môn học và môn học đã được chú ý. Tất cả mọi người đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật sáng tạo, vì vậy không ít giáo viên và học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư cho môn học. Qua đó các em thấy rằng Mĩ thuật là môn học bổ ích, lý thú và tươi vui, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng.
b, Trang thiết bị dạy học :
- Để giảng dạy môn mĩ thuật trong chương trình đào tạo được thành công, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như : tài liệu, phương tiện, đồ dùng trực quan, ...
- Có một số đồ dùng cần thiết cho việc giảng dạy Mĩ thuật cho học sinh như: bộ đồ dùng dạy học các phân môn lớp 6 như sách dạy Mĩ thuật lớp 6 và sách học Mĩ thuật lớp 6; sách tham khảo, một số tranh ảnh có liên quan đến từng chủ đề; máy nghe nhạc, thép cuộn nhỏ, giấy màu, keo hai mặt,keo xốp, nam châm.
1.2. Khó khăn
a, Về nhận thức:
- Bên cạnh những thuận lợi như trên thì việc dạy và học môn Mĩ thuật Đan Mạch vẫn còn gặp phải một số khó khăn như:
+ Do quan niệm của một số bậc phụ huynh, thiếu sự quan tâm học tập cho học sinh, còn chưa coi trọng môn học Mĩ thuật ... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của giáo viên và học sinh gây cho học sinh cảm giác chán nản, không tự tin khi học bài. Điều đó khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.
b, Trang thiết bị dạy, học:
- Bên cạnh đó còn một số học sinh tỏ thái độ thờ ơ với môn học vì thực tế không những em có hoàn cảnh còn khó khăn không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập để phục vụ cho tiết học mà những em gia đình có điều kiện cũng không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập cho các em, ví dụ: giấy A4, A3 Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần học tập của các em.
- Ngoài ra điều kiện nhà trường còn thiếu thốn như : chưa đầu tư về phòng học chức năng, vật mẫu cho giáo viên và học sinh, phương tiện, đồ dùng trực quan, ... vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh. Vì vậy, là một giáo viên luôn tâm huyết với nghề tôi luôn tự học hỏi, tìm tòi, cố gắng nỗ lực hết mình để làm sao mang lại hiệu quả tốt nhất cho các em khi học bộ môn Mĩ thuật.
1.3. Điều tra cơ bản.
Trong những năm học vừa qua, tôi được phân công giảng dạy môn Mĩ Thuật tại THCS tôi thấy hầu hết các em đều thích học vẽ, các em học tập với tinh thần hăng say, cảm nhận được cái hay, cái đẹp được thể hiện từ nội dung và hình thức mỗi khi các em vẽ một bức tranh. Bên cạnh đó còn một số học sinh nhút nhát, rụt rè chưa mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình, một số em còn chán nản không thích học vẽ.
Tất cả những vấn đề trên rất đáng lo ngại, ảnh hưởng lớn đến việc học Mĩ thuật của học sinh cho nên tôi đã tiến hành điều tra khối lớp năm học 2000 - 2000, xem có bao nhiêu em thích học vẽ và không thích học vẽ để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục và kết quả như sau:
* Kết quả đầu năm học 2000 - 2010
(khi chưa áp dụng phương pháp Đan Mạch)
Khối lớp
Tổng số
học sinh
Thích học vẽ
Không thích học vẽ
SL
%
SL
%
0000
000
0000
00
0000
2. Mô tả những phương pháp dạy - học tốt theo từng quy trình.
Trong một bài dạy - học Mĩ thuật ở tiểu học giáo viên phải phân tích gợi mở, nêu ra vấn đề mới của kiến thức hoặc thông qua tranh ảnh trực quan, kết hợp với hệ thống câu hỏi vấn đáp để học sinh trao đổi, nhận xét tìm ra câu trả lời, nhận thức được cách làm, sau đó học sinh mới trải nghiệm. Khi HS đã biết phân biệt : Hình vẽ, màu sắc, bố cục,đẹp hay không đẹp, tức là nhận thức thẩm mĩ của học sinh đã được hình thành, tự các em sẽ hiểu được yêu cầu bài học và chủ động tìm ra bước tiếp theo cho hoạt động học tập của mình.
Đánh giá kết quả học tập để tạo cơ hội cho học sinh tiếp tục hoàn thiện bài vẽ của mình.
Ví dụ: Ở hoạt động Trình bày và đánh giá, giáo viên cần tạo cho học sinh tâm lí thoải mái, vì vậy đánh giá bài vẽ của học sinh cần khéo léo, nhẹ nhàng, tế nhị, tuyệt đối không chê bai sản phẩm của các em. Đánh giá cần động viên khuyến khích là chính, sự khích lệ của giáo viên là nguồn động viên lớn để những học sinh có năng khiếu vẽ sẽ làm tốt hơn, những học sinh còn yếu sẽ cố gắng hoàn thành bài tập.
Mặc dù thời lượng cho tiết học không nhiều, nhưng lại có ý nghĩa “học tập tích cực” đối với quá trình nhận thức của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy - học theo phương pháp mới sẽ giúp học sinh hiểu biết kiến thức một cách chắc chắn, phát huy được trí tưởng tượng, hạn chế học sinh vẽ giống nhau. Mặt khác, hoạt động dạy-học còn được tiếp tục trong thời gian học sinh thực hành. Nếu như trước đây, giáo viên để học sinh “nghiêm túc làm bài” thì đổi mới phương pháp dạy - học lại yêu cầu giáo viên phải hướng dẫn học sinh làm việc tích cực, thông qua hình thức trao đổi nhận xét, gợi ý nhẹ nhàng với cá nhân học sinh hay từng nhóm học sinh để giải quyết những vướng mắc khi thực hành.
Những phân tích trên cho thấy thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học theo phương pháp mới, phần nhiệm vụ của người giáo viên trong dạy - học càng quan trọng hơn, cần chú trọng hơn đến phát triển trí thông minh không gian-thị giác nhằm phát huy khả năng hình dung để hình thành năng lực sáng tạo cho HS.
Để dạy tốt chương trình môn Mĩ thuật đối với khối lớp 6. Chúng ta cần thực hiện được các yêu cầu sau:
Chương trình Mĩ thuật của khối lớp 6 được cấu trúc phương thức đồng tâm các quy trình :
- Quy trình Tạo hình ba chiều và & Tiếp cận theo chủ đề.
- Vẽ các đồ vật dạng khối hộp.
- Vẽ họa tiết trang trí.
- Tạo sản phẩm thời trang.
- Thiết kế sản phẩm quảng cáo trang phục.
- Tạo bối cảnh không gian cho ngôi nhà.
- Vẽ tranh chân dung biểu cảm.
* Ví dụ : CHỦ ĐỀ 2 : KHỐI HỘP TRONG KHÔNG GIAN
(Thời lượng 4 tiết)
GIÁO ÁN MĨ THUẬT ĐAN MẠCH LỚP 6
BÀI 2 : CHỦ ĐỀ 2 : KHỐI HỘP TRONG KHÔNG GIAN
(Thời lượng 4 tiết)
Thứ ngày tháng năm 2000
Ngày soạn : 00 / 00 / 2000
Ngày giảng : Tuần 4 - Bài 2 - 00 / 00 / 2000
Tuần 5 - Bài 2 - 00 / 00 / 2000
Tuần 6 - Bài 2 - 00 / 00 / 2000
Tuần 7 - Bài 2 - 00 / 00 / 2000
I. MỤC TIÊU CHUNG :
- Kiến thức : Học sinh nhận biết được đặc điểm của khối hộp trong không gian.
- Kĩ năng: Vẽ được khối hộp với các mặt sáng, tối trong không gian và vận dụng vào tạo hình đồ vật có dạng khối hộp. Giới thiệu, nhận xét, nêu được cảm nhận về sản phẩm.
- Thái độ: Làm việc tập trung và yên lặng. Thêm hứng thú với việc học tập theo quy trình hợp tác.
II. PHƯƠNG PHÁP - HÌNH THỨC TỔ CHỨC :
1. Phương pháp :
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp luyện tập thực hành sáng tạo
2. Hình thức tổ chức :
- Hoạt động cá nhân
- Hoạt động nhóm
III. ĐỒ DÙNG - PHƯƠNG TIỆN :
1. GV chuẩn bị :
- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh hình khối hộp trong không gian, đồ vật có dạng hình khối hộp.
+ Hình vẽ minh họa các vẽ hình, vẽ màu.
- Sách học mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2. HS chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật 6 theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Tranh, ảnh một số đồ vật trong gia đình có dạng hình khối hộp.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, kéo, hồ dán
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động 1: (Tiết 1) Vẽ khối hộp
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Quan sát và sử dụng thị giác để nhận biết đặc điểm của khối hộp
- Kĩ năng: Hiểu được cấu tạo và đặc điểm của khối hộp. Vận dụng được các kiến thức đã học để vẽ khối hộp theo vị trí mình quan sát. Phát triển khả năng kết hợp mắt và tay vẽ hình liền mạch.
- Thái độ: Làm việc tập trung và yên lặng. Thêm hứng thú với việc học tập theo quy trình hợp tác.
- Kiến thức: Biết cách quan sát, phân tích và nhận biết các đặc điểm của khối hộp.
- Kĩ năng: Vẽ được hình khối hộp tại vị trí mình quan sát. Hiểu được các bước vẽ khối hộp theo không gian xa – gần.
- Thái độ: Nêu được cảm nhận về bài vẽ, biểu đạt được ý kiến của bản thân dueja trên những kiến thức đã được học. Thêm yêu thích việc học tập theo quy trình hợp tác.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện
/sản phẩm của HS
1.1 Tìm hiểu
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung chủ đề.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình 2.1 trang 14 – sách học mĩ thuật, nhắc lại những kiến thức cơ bản đã được học về khối hộp lập phương.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát mẫu khối hình lập phương.
+ Tại vị trí em quan sát các mặt của khối hình lập phương có bằng nhau không? Các mặt có hình dạng thế nào?
+ Cắc cặp canh đối diện nhau có song song không? Vì sao?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2.2 trang 15 – sách học mĩ thuật để thấy được sự thay đổi hình dang khối lập phương ở các góc nhìn khác nhau.
- Giáo viên giải thích: Cùng một sự vật nhưng cho những hình ảnh khác nhau khi thay đổi góc nhìn là do đường tầm mắt và điểm tụ ở mỗi góc nhìn khác nhau.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2.3 và 2.4 Trang 15 – sách học mĩ thuật để hiểu rõ hơn về đường tầm mắt và điểm tụ.
+ Đường tầm mắt nằm như thế nào?
- Giáo viên giới thiệu về đường tầm mắt: Là đường thẳng nằm ngang với mắt của người nhìn, phân chia mặt nước với bầu trời hoặc mặt đất với bầu trời, còn được gọi là đường chân trời.
+ Các cạnh song song theo hướng mắt nhìn thay đổi như thế nào?
- Giáo viên giới thiệu về điểm tụ: Điêm tụ là điểm gặp nhau của tất cả các đường thẳng song song hướng về phía đường tầm mắt.
- Giáo viên đặt khối lập phương ở ba vị trí khác nhau để học sinh quán sát và nhận xét.
- Giáo viên nhấn mạnh: Khi vật mẫu nằm phía dưới đường tầm mắt thì các cạnh song song có hướng đi lên và gặp nhau tại điểm tụ. Khi vật mẫu nằm phía trên đường tầm mắt thì các cạnh song song có hướng chạy xuống dưới và gặp nhau tại điểm tụ. Các đường thẳng song song theo chiều thẳng đứng thì không bao giở gặp nhau.
- Tìm hiểu nội dung chủ đề.
- Quan sát hình, nhắc lại những kiến thức đã học.
- Quan sát hình khối lập phương.
- Trả lời
- Quan sát
- Lắng nghe
- Quan sát hình
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Quan sát, nhận xét
- Lắng nghe
Tranh, ảnh minh họa.
1.2 Vẽ khối hộp
- Giáo viên bày vật mẫu, yêu cầu học sinh quan sát vật mẫu.
+ Xác định vị trí của vật mẫu so với đường tầm mắt.
+ So sánh chiều cao và chiều ngang, xác định tỉ lệ khung hình chung tương ứng với mẫu và tỉ lệ của các mặt của khối hộp.
+ So sánh kích cỡ của các mặt khối hộp và hướng của các cạnh song song.
+ Xác định các mặt sáng, tối, trung gian.
- Giáo viên thị phạm trên bảng theo từng bước vẽ.
+ Vẽ phác khung hình chung cân đối trên giấy.
+ Phác hình các cạnh dựa trên điểm xác định tỉ lệ.
+ Chỉnh sửa hình, xác định hướng ánh sáng vẽ đậm nhạt để diễn tả khối và không gian
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2.6 trang 18 – sách học mĩ thuật tìm hiểu thêm về đạm nhạt thay đổi ở các góc nhìn khác nhau.
- Yêu cầu học sinh quan sát vật mẫu và thực hành.
- Quan sát mẫu
- Trả lời
- Quan sát giáo viên thị phạm
- Quan sát hình
- Quan sát vật mẫu thực hành
Vật mẫu, hình minh họa bước vẽ
1.3 Nhận xét
- Giáo viên yêu cầu học sinh dán bài lên bảng.
- Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét bài vẽ của mình và của bạn.
+ Bố cục hình trong tờ giấy
+ Tỉ lệ chung, tỉ lệ giữa các mặt của hình hộp.
+ Đậm nhạt.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi những bài vẽ tốt, thể hiện sát vật mẫu, động viên, khuyến khích những bài thực hành còn chậm.
- Dán bài lên bảng
- Quan sát, nhận xét bài vẽ.
- Lắng nghe
Bài vẽ khối hộp của học sinh.
Hoạt động 2: (Tiết 2) Vẽ các đồ vật dạng khối hộp
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Quan sát và sử dụng thị giác để nhận biết đặc điểm của các đồ vật
- Kĩ năng: Nói về hình dáng, chức năng của từng đồ vật. Tập trung quan sát và lắng nghe nhau. Chia sẻ kinh nghiệm từ ý kiến cá nhân. Phát triển kĩ năng thuyết trình và lắng nghe
- Thái độ: Nêu được cảm nhận về bài vẽ, biểu đạt được ý kiến của bản thân dựa trên những kiến thức đã được học. Thêm yêu thích việc học tập theo quy trình hợp tác.
- Kiến thức: Biết cách quan sát, phân tích và nhận biết các đặc điểm của các đồ vật
- Kĩ năng: Vẽ/ tạo hình được đồ vật có dạng hình khối hộp.
- Thái độ: Nêu được cảm nhận về bài vẽ, biểu đạt được ý kiến của bản thân dựa trên những kiến thức đã được học. Thêm yêu thích việc học tập theo quy trình hợp tác.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện
/sản phẩm của HS
2.1 Tìm hiểu
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ vật trong gia đình có dạng hình khối hộp.
+ Các đồ vật cố hình dạng, cấu trúc và chức năng gì?
+ Ngoài những đồ vật này ra em còn thấy có những đồ vật nào trong gia đình có dạng hình khối hộp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa, nêu lại các bước vẽ.
- Giáo viên thị phạm lên bảng theo từng bước.
+ Xác định bố cục bài vẽ trên tờ giấy sao cho hợp lí
+ Vẽ phác hình dáng chung và các bộ phận của đồ vật dưới dạng hình cơ bản.
+ Vẽ chi tiết các bộ phận, thể hiện đặc điểm đồ vật.
+ Chỉnh sửa hình, vẽ màu.
- Quan sát
- Trả lời
- Quan sát tranh minh họa nêu lại các bước vẽ.
- Quan sát giáo viên thị phạm.
Tranh, ảnh một số đồ vật có dạng hình khối hộp
2.3 Thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh một số đồ vật để vẽ bài hoặc nhớ lại đặc điểm của đồ vật ở nhà để vẽ bài.
- Yêu cầu học sinh thực hành cá nhân trên cơ sở thảo luận nhóm thống nhất nội dung thể hiện.
- Thực hành vẽ đồ vật
- Thảo luận nhóm thống nhất nọi dung thể hiện.
Tranh, ảnh một số đồ vật dạng khối hộp
2.4 Nhận xét
- Giáo viên yêu cầu học sinh dán bài vẽ lên bảng.
- Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét, góp ý cho các bài vẽ.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi những bài hoàn thiện tốt, gợi ý, động viên những học sinh vẽ còn chậm.
- Dán bài vẽ lên bảng
- Quan sát, nhận xét, góp ý cho các bài vẽ.
- Lắng nghe
Bài vẽ đồ vật của học sinh
Hoạt động 3: (Tiết 3) Sắp xếp đồ vật trong căn phòng.
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Quan sát và nhớ lại những cách sắp xếp đồ vật trong gia đình. Chia sẻ và thảo luận với các thành viên trong nhóm về ý kiến của bản thân.
- Kĩ năng: Trải nghiệm việc hợp tác và có sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động nhóm.
- Thái độ: Biểu đạt được ý kiến của bản thân dựa trên những kiến thức đã được học. Thêm yêu thích việc học tập theo quy trình hợp tác.
- Kiến thức: Biết cách quan sát và nhớ lại cách sắp xếp đồ vật trong gia đình.
- Kĩ năng: Sắp xếp được những đồ vật trong một căn phòng cụ thể.
- Thái độ: Biểu đạt được ý kiến của bản thân dựa trên những kiến thức đã được học. Thêm yêu thích việc học tập theo quy trình hợp tác.
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện
/sản phẩm của HS
3.1 Tìm hiểu
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 2.11 trang 21- sách học mĩ thuật để tìm hiểu thêm về cách sắp xếp đồ vật tạo không gian cho căn phòng.
- Trong gia đình em phòng khách (phòng riêng, phòng học, ..) đồ vật được sắp xếp như thế nào?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh tham khảo một số cách sắp xếp đồ vật trong gia đình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách mô phỏng căn phòng 3 chiều theo không gian 2 chiều
+ Cắt rời các hình vẽ từ tiết học trước. Lựa chọn kích thước phù hợp để sắp xếp thành hình ảnh căn phòng.
+ Vẽ thêm các chi tiết, màu sắc tạo không gian cho căn phòng.
- Quan sát hình trong sách học mĩ thuật
- Nhớ lại và trả lời
- Quan sát hình
- Quan sát và lắng nghe.
Tranh, ảnh minh họa.
3.2 Thực hành
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm.
- Hướng dẫn học sinh cách sử dụng bài vẽ đồ vật từ tiết học trước để sắp xếp tạo hình căn phòng.
- Thực hành theo nhóm
Bài vẽ đồ vật từ tiết học trước.
Hoạt động 4: (Tiết 4) Trưng bày và giới thiệu sản phẩm
Mục tiêu
GV khuyến khích HS
Kết quả
Cuối hoạt động HS có khả năng
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm. Lắng nghe và phản hồi tích cực từ phần thuyết trình của nững học sinh khác.
- Thái độ: Thêm yêu thích quy trình học tập hợp tác
- Kiến thức: Trưng bày và giới thiệu được sản phẩm.
- Kĩ năng: Nêu được cảm nhận, đánh giá và nhận xét, chia sẻ ý tưởng, kĩ năng thực hiện sản phẩm.
- Thái độ: Thêm yêu thích quy trình học tập hợp tác
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Đồ dùng/
phương tiện
/sản phẩm của HS
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm ở vị trí thích hợp để cả lướp quan sát.
- Gợi ý cho học sinh cách trình bày, giới thiệu, nhận xét, góp ý cho các sản phẩm.
+ Bố cục, hình dáng và màu sắc trên từng sản phẩm của nhóm.
+ Cách sắp xếp đồ vật và sử dụng màu sắc để tạo không gian cho căn phòng.
+ Suy nghĩ để thay đổi vị trí đồ vật.
+ Nêu ý tưởng sáng tạo bằng nhiều đồ vật khác.
+ Nêu cảm nhận cá nhân về sản phẩm.
- Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số hình thức tạo hình đồ vật khác nhau.
- Trưng bày sản phẩm ở vị trí thích hợp.
- Lắng nghe
- Lắng nghe và quan sát.
Sản phẩm sắp xếp đồ vật trong căn phòng của học sinh.
Rút kinh nghiệm: .
Được nâng cao dần qua yêu cầu của mỗi bài một cách hợp lí, phù hợp với tâm sinh lí của lứa tuổi. Học sinh được rèn luyện kĩ năng thuyết trình, thể hiện cảm xúc bằng lời nói - thích hát, thích chơi nhạc và nhớ các giai điệu - thích làm việc theo nhóm – biết cách quan sát nhận xét, so sánh, ước lượng kích thước, tỉ lệ, hình dáng, màu sắc, độ đậm nhạt, để tạo ra sản phẩm vẽ, hoặc tạo hình.
Học sinh chủ động, tích cực xây dựng kiến thức, luyện tập và hoạt động thực hành nhiều. Ngay từ các bài học đầu tiên học sinh đã được sống trong môi trường nghệ thuật đúng đắn thì các em sẽ phát huy được hiệu quả học tập cao.
2.1. Phương pháp dạy theo quy trình tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề.
- Chủ đề 4,5,6 : Vẽ các đồ vật dạng khối hộp 3 (Tiết)
- Chủ đề 18,19 : Thiết kế sản phẩm quảng cáo trang phục 2 (Tiết)
Tạo hình khối bằng cách nặn, lắp ráp các vật tìm được. tạo hình biểu đạt không gian ba chiều theo chủ đề của nhóm.
Thông qua quy trình này Giáo viên vừa hướng dẫn cho các em hoàn thành các sản phẩm.
Ở quy trình này, các em sẽ tự hình dung, sắp xếp và trang trí cho sản phẩm của mình, biết cách gợi nhớ và mô tả được hình dáng, chi tiết về sản phẩm và xung quanh. Do điều kiện nên vẫn còn rất nhiều em chưa được học qua chương trình lớp 6 nên các em vẫn còn rất bỡ ngỡ về màu sắc, vì vậy với những tiết học đầu tiên này giáo viên nên thường xuyên giới thiệu và nhắc lại tên các màu sắc để các em làm quen và ghi nhớ.
Giáo viên chuẩn bị nhiều tranh ảnh về ngôi nhà, hoặc mô hình nhà thật với nhiều màu sắcCho các em làm việc theo nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 em, tạo điều kiện để các em biết làm việc tập thể và làm quen với các bạn mới.
Giáo viên khuyến khích học sinh tìm hiểu ngôi nhà của các em bằng các câu hỏi gợi mở:
+ Các sản phẩm có màu gì?
- Học sinh vẽ và tô màu sản phẩm của mình, khuyến khích các em vẽ thêm nhiều chi tiết như: cửa ra vào, cửa sổ, sản phẩm chi tiết.
- Khi các thành viên trong nhóm đã hoàn thành xong sản phẩm, có thể vẽ tiếp cảnh vật xung quanh hoặc xé, cắt dán những sản phẩm dán qua tờ giấy mới để các em điều chỉnh lại khoảng cách ngôi nhà cho phù hợp.Tiếp theo các em bắt đầu thảo luận sản phẩm như thế nào cho phù hợp: cây, vườn hoa, hàng rào,mây, mặt trời
a/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng dạy vẽ trang trí: tranh, ảnh, mẫu vật thật, Giáo viên linh động trong việc chuẩn bị đồ dùng phù hợp với nội dung bài học.
b/ Hướng dẫn học sinh cách quan sát:
- Giáo viên giới thiệu bài mẫu, đồng thời đặt câu hỏi để học sinh suy nghĩ, quan sát và thấy được vẻ đẹp của những sản phẩm đáng yêu.
- Cá nhân mô phỏng,vẽ hình ảnh sản phẩm sau đó tạo kho hình ảnh.
- Giáo viên nhắc nhở các em chú ý đến quá trình quan sát với các hình thức như: hình dáng, màu sắc, đặc điểm của những sản phẩm, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với học sinh khối lớp 6 và sở thích của các em.
- Nên để các em tự nhận xét, đánh giá rút ra cái hay, cái đẹp. Giáo viên tổng kết, động viên khen ngợi. ở lớp 6, vì vậy tuyên dương và khen thưởng luôn là hình thức học mà các em thích thú nhất. Đây sẽ là động lực giúp các em hăng hái hơn, tích cực hơn trong các hoạt động tiếp theo của bài.
c/ Biểu đạt:
Học sinh làm việc theo nhóm 2-4 em, giáo viên sẽ hướng dẫn các em các vẽ sao cho cân đối.
- Trong khi hướng dẫn thực hành, giáo viên gợi ý chung, gợi trí tưởng tượng của các em, để mỗi em có thể phát huy hết khả năng của mình. Giáo viên phải tôn trọng cách nghĩ, cách thể hiện của mỗi em để khuyến khích, phát huy tốt khả năng sáng tạo trong lớp học.
- Trên tờ giấy trắng A3 hoặc A4, hoạt động theo nhóm,mỗi e tự chọn cho mình một chú cá có hình dáng theo ý thích vẽ ra giấy A4 sau đó tô màu, rồi xé hoặc cắt dán – Rồi cùng nhau sắp xếp vào giấy A3 sao cho phù hợp với ý tưởng của các em giáo viên cùng các nhóm sắp xếp hoàn thành bài theo chủ đề sao cho hợp lý.
X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC
Qua thời gian giảng dạy được áp dụng những phương pháp mới trong năm học qua, với sáng tạo của tôi và họat động tích cực của học sinh cùng với một số phương pháp tổ chức chơi hợp lý, bản thân tôi nhận thấy kết quả đạt được một cách rất tích cực với tỷ lệ học sinh yêu thích môn học Mĩ thuật đạt những yêu cầu cụ thể là rất khả quan, điều đó chứng tỏ thành tích đạt được qua trải nghiệm hòan tòan có sức thuyết phục. Những con số biểu hiện trong bảng thống kê dưới đây đã nõi rất rõ điều đó:
* Kết quả cuối năm học 2000- 2000
Năm học 2016 - 2017 (sau khi đã áp dụng phương pháp mĩ thuật Đan Mạch)
Khối lớp
Tổng số
học sinh
Thích học vẽ
Không thích học vẽ
SL
%
SL
%
0
000
000
000
0
0
Với kết quả như trên, tôi thấy việc dạy học Mĩ thuật muốn có kết quả giảng dạy cao thì người thầy phải không ngừng tìm tòi và đổi mới phương pháp dạy học. Để tạo được cách dạy lấy học sinh làm trung tâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SKKN MI THUAT DAN MACH SAEPS LOP 6_12475162.doc