MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.
I. ĐA DạNg SINH HọC Và Bảo TồN ĐA DạNg SINH HọC DựA
Vào CộNg ĐồNg.
II. MộT Số Mô HìNHquảN Lý Và Sử DụNg BềN VữNg TàI NguyêN
ĐDSH ở VIệTNAM.
1. Một số mô hình nông lâm kết hợp vùng trung du và đồng bằng.
1.1. Mô hình vườn nhà với cây rừng.
1.2. Mô hình vườn nhà với cây công nghiệp.
1.3. Mô hình vườn nhà với cây ăn quả.
2. Mô hình nông lâm ngư kết hợp vùng ven biển.
2.1. Mô hình lâm - ngư kết hợp vùng cửa sông ven biển
phía Bắc: Mô hình ao tôm sinh thái hay mô hình hồi
phục rừng ngập mặn.
2.2. Mô hình nông - lâm - ngư kết hợp trên đất tràm.
KẾT LuẬN.
TàI LIệuTHAM KHảo.
PHụLụC.
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1879 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số mô hình sử dụng hợp lý tài nguyên đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích hợp cho việc nuôi tôm, cá nước lợ, nhằm đáp ứng
những yêu cầu về sử dụng khôn khéo tài nguyên đất ngập nước ven
biển, xoá đói giảm nghèo, giảm nhẹ thiên tai do biến đổi khí hậu gây
ra v.v...
Địa điểm áp dụng:
- Mô hình này sử dụng để hồi phục lại những ao tôm đã xuống cấp
do thiết kế ao theo kiểu cũ gây phá huỷ rừng ngập mặn. Mô hình được
thực hiện tại huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và Vườn quốc gia Xuân Thuỷ,
tỉnh Nam Định.
- Điều kiện tự nhiên:
• Vùng ven biển có rừng ngập mặn ở huyện giao Thuỷ, tỉnh Nam
Định có địa hình dốc từ Bắc xuống Nam, dài từ Tây sang Đông. Độ cao
trung bình từ 40,5 - 40,7 cm, điểm cao nhất là Cồn Lu có độ cao +1,5m
so với mực nước biển.
• Khí hậu: Vùng ven biển giao Thủy nằm trong miền nhiệt đới gió
mùa, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến
tháng 10, trùng với mùa mưa; mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm
sau, trùng với mùa khô.
• Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 24oC; nhiệt độ cao nhất trong
mùa hè 40,3oC; nhiệt độ thấp nhất trong mùa đông 6,8oC. ẩm độ trung
bình 84%
22 Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
• Lượng mưa: Trung bình năm 1700-1800m; Số ngày mưa trong năm
là 133 ngày.
• gió: Về mùa đông thịnh hành là hướng Bắc, đầu mùa hè là hướng
Đông sau chuyển hướng Đông Nam và Nam. Tốc độ gió: Mùa đông
từ 3,2 - 3,9 m/s (trong đất liền 2,0-2,5m/s), mùa hè từ 4,0 - 4,5 m/s (trong
đất liền 2,3-2,6m/s); tốc độ gió lớn nhất trong khi có bão, giông tố lên
tới 45-50m/s (trên cấp 12).
• Thủy văn: Độ mặn ven bờ bãi độ mặn biến đổi rất lớn từ 11-30‰.
Sự biến thiên của độ mặn còn tùy thuộc vào các tháng trong năm
và không gian cụ thể của từng vùng bãi. Cự li xâm nhập mặn ở hàm
lượng 1‰ NaCl vào sâu tới 10km và ở hàm lượng 4‰ tới 5km.
• Thủy triều: Thuộc chế độ nhật triều, chu kì trên dưới 23 giờ, ngoài
ra còn có những trường hợp tập triều nhưng rất ít, thủy triều tương đối
yếu trong 1 ngày, biên độ triều trung bình khoảng 150 đến 180cm, lớn
nhất 3,3m, nhỏ nhất 0,25m.
• Thổ nhưỡng: Đất đai tự nhiên toàn vùng cửa sông Hồng nói chung
được thành tạo từ nguồn phù sa bồi (phù sa bồi lắng) của toàn bộ hệ
thống sông Hồng. Vật chất bồi lắng bao gồm 2 loại hình chủ yếu: Bùn
phù sa và cát lắng đọng.
Nội dung chính của mô hình:
- quy mô, diện tích có thể áp dung: Mô hình được thiết kế áp dụng
với ao có diện tích tối đa 10 ha.
- Mô hình bao gồm:
• Ao nuôi tôm
• Kênh đào: Một hệ thống kênh đào bao gồm kênh chính chạy xung
quanh phía trong ao và các kênh nằm ngang (kênh xương cá). Kênh
chính này có chiều rộng 9m và dốc dần về phía biển. ở miệng cống có
đặt một lưới chắn để giữ tôm, cá trong khi tháo nước ra. Tiếp đến một
cống điều tiết nước được đặt hướng ra biển. Các kênh nằm ngang cũng
có chiều rộng 9m có tác dụng làm tăng độ thoáng cho tôm cá và tại
điểm nối với kênh chính chúng có độ sâu bằng độ sâu của kênh chính.
23Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
Các kênh chính và kênh ngang tạo ra các ô đất giữa chúng để trồng
cây ngập mặn. Độ sâu của kênh phụ thuộc vào độ chênh giữa đáy
cống và mực nước triều thấp nhất và vào địa hình của từng vùng. Hệ
thống kênh này chiếm khoảng 20% diện tích ao nuôi.
• Cây trồng: Các cây trồng trong ao bao gồm: Sú (Aegiceras cornic-
ulatum), Trang (Kandelia obovata), Bần (Sonneratia caseolaris). Cây
ngập mặn sẽ được trồng ở các ô đất nằm lọt giữa các kênh. Các ô
đất này có độ cao bằng độ cao của nền ao đã bị hỏng có diện tích
bằng 85% diện tích của ao. Tuy nhiên cây sẽ chỉ được trồng trên 75%
diện tích. phần đất còn lại 5% là bãi trống được dùng làm nền bổ sung
thêm thức ăn cho tôm, cá nuôi trong ao.
- Kỹ thuật trồng:
• Các cây ngập mặn này sẽ được trồng với khoảng cách như nhau.
Nếu trồng cây bằng quả thì khoảng cách thích hợp là 1m. Sau đó
tuỳ thuộc vào độ lớn của cây, tốc độ tạo tán có thể tỉa bớt các cây
phát triển kém để tạo điều kiện cho các cây khác có thể phát triển
tốt hơn...
• Nếu trồng bằng cây non thì khoảng cách tốt nhất là 2m. Tuy nhiên khi
trồng cây phải chú ý đến độ bằng phẳng tương đối của đáy ao. Những
chỗ trũng hơn thì trồng sú còn những chỗ cao hơn thì trồng trang.
• Sau một thời gian thử nghiệm trồng cây non theo quy cách trên,
các cây cách nhau 2m trong mô hình ao cải tiến, các cây ngập mặn
đã lên tốt. Cây sú có độ cao trung bình 80cm sau thời gian trồng một
năm. Cây trang cũng có chiều cao trung bình từ 90-100cm. Các cây
này khi trồng vào ao đã có chiều cao trung bình từ 40-50cm. Tỷ lệ sống
của các cây trong ao khoảng 70%. Nguyên nhân chủ yếu làm cây
non chết là do tình trạng ô nhiễm trong ao cũ chưa được hồi phục và
do cây bị đứt rễ trong quá trình đào và vận chuyển. Tuy nhiên, các
cây ngập mặn này sau thời gian 5-6 tháng đã có tốc độ lớn xấp xỉ với
tốc độ lớn trong điều kiện tự nhiên.
- quy trình vận hành: Việc vận hành ao chủ yếu dựa vào chế độ
thuỷ triều để tạo ra mức nước lên xuống trong ao gần giống thuỷ triều
tự nhiên và như vậy là thay nước ao nuôi.
24 Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
• Tháo nước ra khỏi ao: Lợi dụng thuỷ triều xuống, mức nước bên
ngoài thấp hơn trong ao, mở cửa cống cho nước chảy ra ngoài. Vì
mương dốc dần từ phía đối diện với cống nên khi mở cửa cống nước
sẽ chảy dốc dần ra cống và thoát ra biển cho đến khi tất cả các cây
ngập mặn hở gốc thì đóng cửa cống lại tạo điều kiện tốt cho rễ khí
sinh hô hấp. Khi đó tôm, cá sẽ xuống trú dưới mương. Nhưng có lưới
chắn nằm trước cống nên chúng không thoát được ra biển mà bị giữ
lại. Hai mương nằm ngang ao cũng sẽ tạo ra hai luồng nước chạy
ngang làm cho ao thêm thông thoáng. Bằng cách tháo nước như
vậy ta có thể thay nước cho ao thường xuyên và với lượng nước lớn
(khoảng 3/4- 4/5).
• Lấy nước vào ao: Khi triều lên cao, mức nước ở ngoài cao hơn ở
trong ao, của cống được mở để lấy nước vào cho đến khi mực nước
trong và ngoài ao bằng nhau thì đóng cửa cống lại. Khi nước vào đầy
ao thì tôm, cua, cá lại phát tán ra toàn ao và sinh sống gần như ngoài
thiên nhiên.
• Cứ như vậy quy trình vận hành ao được tiếp diễn hàng ngày.
Với quy trình như vậy cây ngập mặn có thể tồn tại và phát triển tốt
trong ao nhờ việc lưu thông nước liên tục. Ngoài ra, việc lưu thông này
còn đảm bảo độ mặn của nước trong ao và làm phong phú thêm lượng
động, thực vật thuỷ sinh (có trong nước biển). Các sinh vật đáy như
giun nhiều tơ, ấu trùng của côn trùng thuỷ sinh v.v... cũng cần có các
chu kỳ hiếu khí và yếm khí mới sinh trưởng và phát triển được. Đây là hai
nguồn cung cấp thức ăn chính cho tôm và cá trong ao. Do đó, thức ăn
tự nhiên cho tôm cá trong ao này sẽ phong phú hơn rất nhiều so với ao
theo kiểu cũ. Đó chính là nguyên nhân làm tăng năng suất cho tôm cá.
• Đối với ao cũ không có hệ thống kênh thoát nước, nên phải giữ
nước ngập thường xuyên vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn cây trong
ao bị chết hàng loạt. Lá và thân cây bị chết phân huỷ trong nước
tạo ra khí H2S gây ra hiện tượng thiếu ô xy. Nước trong ao bị ô nhiễm
dẫn đến ao bị hỏng không tiếp tục sử dụng được. Nhờ phương pháp
khôi phục rừng ngập mặn trong ao bị hỏng đã khắc phục được các
nhược điểm nêu trên. Do vậy ao có thể được sử dụng trong một thời
gian dài.
25Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
Hình 1 - Mô hình ao tôm sinh thái
Lợi ích của mô hình:
Cây ngập mặn sau khi được trồng đã sống được và màu xanh của
rừng dần dần trở lại. Tình trạng xuống cấp của môi trường bước đầu
được giải quyết. Nếu nước được điều tiết tốt, hay nói cách khác thời
gian phơi rễ khí sinh gần giống với tự nhiên thì cây sẽ phát triển nhanh
hơn. Theo ước tính của các chuyên gia thì trong vòng 8 năm, cây
trồng trong ao tương đương với cây trong rừng tự nhiên. Hơn nữa, tôm
được thu hoạch hàng năm với năng suất cao.
Trồng cây
ngập mặn
Sơ đồ ao tôm Hồng Kông
Kênh tưới và tiêu thông với biểnCống
Bờ bao
Rãnh có
chiều rộng 9 m
Trồng cây
ngập mặn
Trồng cây
ngập mặn
Rãnh có chiều rộng 9 m
Rãnh có chiều rộng 9 m
26 Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
Do nằm ở vùng ranh giới giữa biển và đất liền nên rừng ngập mặn
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đê biển chống lại bão, sóng
biển, đặc biệt là sóng thần và các tác động tiêu cực khác của biến
đổi khí hậu. Ngoài ra nó còn chống nhiễm mặn từ biển vào đất liền,
lọc bớt chất ô nhiễm. Đặc biệt nó còn tạo ra nguồn dinh dưỡng to lớn
cho thuỷ, hải sản, là nơi ươm tạo con giống cho các loài này và là nơi
sản xuất mật ong lý tưởng. Rừng ngập mặn còn là nơi cư trú cho nhiều
loài chim di cư, là nơi lý tưởng cho các hoạt động du lịch sinh thái và
giáo dục môi trường.
Những điểm cần lưu ý:
Do hồi phục cây ngập mặn cần thời gian ít nhất là 3 năm sau khi
trồng lại vào ao tôm đã bị xuống cấp. Trong thời gian này chủ đầm
không được phép giữ mức nước trong ao quá cao và không thay
nước theo thuỷ triều hàng ngày. Vì như vậy cây lại sẽ bị ngâm và
chết như với mô hình cũ. Tuy nhiên để làm được điều này người làm
đầm hầu như không có thu nhập trong 3 năm đầu. Vì vậy họ cần có
một quỹ tín dụng dài hạn từ 8 -10 năm để có đủ thời gian hồi phục
cây ngập mặn và có thu nhập để trả nợ. Việc này chỉ có nhà nước
27Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
mới đủ sức làm, cho nên muốn mở rộng mô hình có hiệu quả thì nhà
nước phải sớm vào cuộc, giải quyết những vướng mắc về đầu tư cho
dân yên tâm hồi phục lại hệ sinh thái đã bị xuống cấp nghiêm trọng.
Một vấn đề khác là thời hạn sử dụng đất của người làm ao tôm.
Hiện huyện sở tại chỉ cho người làm đầm tôm đấu thầu đất từ 10 - 15
năm. Khi ao tôm đang phát triển tốt thì thời hạn trên đã gần hết. Vậy
nên việc hồi phục là khó khăn khi vừa mới xong thì đã hết hạn hợp
đồng thuê đất. Vì vậy muốn cho người dân yên tâm hồi phục hệ sinh
thái thì hạn cho thuê đất ít nhất cũng là từ 20 năm trở lên. Nếu không
người dân không yên tâm đầu tư hồi phục và không thể nhân rộng
được mô hình.
2.2. Mô hình nông - lâm - ngư kết hợp trên đất tràm
2.2.1. Mô hình trồng rừng tràm + lúa nước + cá + ong
Địa điểm áp dụng
- Vùng Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên, Cà Mau - đồng bằng
sông Cửu Long
- Đặc điểm tài nguyên:
• Khu vực này có địa hình tương đối bằng phẳng, độ chênh cao
bình quân so với mặt nước biển từ 1,5m đến 2,5m, độ chênh cao trong
vùng rừng từ 0,5m đến 2m nghiêng và thấp dần về phía Tây Bắc sang
Đông Nam.
• Có 2 loại đất chính ở đây là đất than bùn và đất sét. quá trình cố
định đất hình thành than bùn từ sự phá hủy của nhiều nguyên nhân.
Đất ở đây được hình thành từ lâu đời, do sự bồi đắp của phù sa ven
biển mang lại từ hệ thống sông Cửu Long, qua thời gian cố định dần,
cùng với sự có mặt của thảm thực vật cây rừng ngập và sinh khối rơi
rụng của nó trong điều kiện yếm khí vì bị ngập nước thường xuyên từ
5 đến 6 tháng/năm (khoảng tháng 6 đến tháng 10 hàng năm) nên đã
hình thành lớp than bùn có độ dày từ 0,5m đến 1m; dưới lớp than bùn
là tầng đất sét có chứa phèn tiềm tàng ở các độ sâu khác nhau.
28 Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
Nội dung chính của mô hình
- quy mô, diện tích có thể áp dụng: Diện tích đất cho mô hình
khoảng 2, 7 ha (27.000 m2) (100%)
- Mô hình bao gồm:
• Diện tích chuyên canh lúa nước: 1.890 m2 (7%)
• Diện tích trồng và kinh doanh rừng tràm: 17.091 m2 (63,3%)
• Hệ thống mương đào rửa phèn, ém phèn và nuôi cá: 2.700 m2
(10%)
• Hệ thống bờ bao: 2.700 m2 (10%)
• Đất thổ cư + VAC: 2.619 m2 (9,7%).
- Kỹ thuật chăm sóc:
Rừng tràm:
• Rừng tràm trồng quảng canh bằng phương pháp sạ hạt (nếu nước
ngập trong) hoặc trồng bằng cây con rễ trần (nếu nước ngập có màu
đỏ đục) rừng tràm trồng với mật độ 20.000 - 30.000 cây/ha.
• Trong 1 - 2 năm đầu, khi rừng tràm trồng chưa khép tán có thể trồng
xen lúa nước. Khi rừng tràm khép tán, thường sau khi trồng 3 năm, lúc
đó ánh sáng lọt qua tán rừng tràm ít, không thể trồng xen lúa nước.
• Khi rừng tràm phát triển tới giai đoạn các tán lá cây tràm đan
xen nhau dầy đặc (độ che phủ gần bằng 1) thì cần tiến hành tỉa
thưa (thường là vào năm thứ 6, kể từ khi trồng) để đảm bảo mật
độ vừa phải cho cây tràm phát triển tốt, đồng thời tạo ra điều kiện
thông thoáng cho mặt nước dưới rừng tràm để các loài cá đồng có
điều kiện sinh sống dưới rừng tràm tốt hơn.
• Trong khi chăm sóc rừng tràm, cũng cần phải làm sạch cỏ dại và
các dây leo, thậm chí cả tỉa bớt cành của các cây tràm để mặt nước
dưới rừng tràm được thông thoáng hơn.
• Toàn bộ diện tích rừng tràm cũng được chia thành nhiều lô nhỏ và
cố gắng tạo ra các lâm phần rừng tràm không đồng tuổi. Khi lô nào
khai thác xong, phải tiến hành trồng lại ngay.
29Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
• Như vậy, khu vực rừng tràm vừa có lâm phần mới trồng, vừa có
lâm phần cây vừa khép tán, vừa có lâm phần gần đến tuổi khai thác
v.v... tạo ra môi trường nước dưới rừng tràm thuận lợi cho cá, tôm phát
triển, lại có thu nhập thường xuyên hơn về gỗ tràm và lương thực do
trồng xen lúa nước nhằm giúp cho các hộ nông dân khắc phục được
các khó khăn trong cuộc sống khi trồng rừng tràm.
Lúa nước:
• Lúa nước là cây rất mẫn cảm với điều kiện môi trường sống xung
quanh. Đặc biệt trên đất phèn mạnh. Khi pH của đất phèn mạnh < 3,5
thì trong đất có chứa rất nhiều chất độc hại với lúa nước, như ion Al+++
và Fe++. Cho nên trên đất phèn mạnh, không thể cấy lúa hoặc sạ lúa
ngay trong đầu mùa mưa, mà phải để sau nhiều đợt mưa to, cho nước
mưa rửa bớt phèn, rồi mới cấy lúa... Do nước ngập sâu 40 - 60 cm nên
các giống lúa cao sản ngắn ngày thường không phù hợp, người dân
địa phương đã chọn giống lúa chịu phèn, cao cây, cứng rạ để cấy,
30 Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
thời gian sinh trưởng dài (150 ngày), do đó chỉ cấy được 1 vụ/năm, chủ
yếu nhờ nguồn nước mưa. năng suất giống lúa mùa địa phương này
thường chỉ đạt 1,5 - 2 tấn/ha/vụ.
• Tuy nhiên ở một số nơi đất cao, nước có thể lưu thông, khả năng
rửa phèn tốt và ngập nước nông < 40cm, người ta có thể sử dụng
các giống lúa mới cao sản, ngắn ngày (100 ngày) để sản xuất 2 vụ
lúa trong 1 năm, chủ yếu dựa vào nguồn nước trời, đạt năng suất tới
4,5 – 6 tấn/ha/năm.
• Để trồng lúa nước trên đất phèn mạnh có năng suất khá, người
nông dân địa phương còn có kinh nghiệm đào thêm các rãnh thoát
phèn trong ruộng lúa (rãnh rộng 40cm, sâu 40cm, khớp với độ sâu
phân bố của rễ lúa). Khoảng cách giữa các rãnh thoát phèn thưa hay
mau, còn phụ thuộc vào mức độ phèn của đất, nhưng thường cách
nhau từ 10m đến 20m, đào 1 rãnh thoát phèn, đất đào rãnh được đắp
và san đều trên diện tích cấy lúa. Người dân địa phương gọi là phương
pháp: Kê đất.
31Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
• Trồng lúa nước trên đất phèn mạnh, cần phải bón thêm phân
khoáng tổng hợp NPK. Việc trồng lúa nước chuyên canh gắn liền với
rừng tràm là một sự kết hợp độc đáo, vì người ta đã sử dụng nước dưới
rừng tràm để sổ phèn cho đất trồng lúa và người ta lại lợi dụng nước
dưới rừng tràm giầu chất hữu cơ để bón cho đất trồng lúa chuyên
canh. Vì vậy, năng suất lúa cao hơn mà lượng phân bón sử dụng lại
không nhiều.
Nuôi cá đồng:
• ở những nơi đất ngập nước sâu hơn 50cm trở lên và thời gian
ngập nước kéo dài hơn 6 tháng, sẽ có điều kiện thuận lợi để nuôi các
loại cá nước ngọt trong mô hình nông – lâm – ngư kết hợp.
• Việc tận dụng các hệ thống mương bao, mương và rãnh thoát
phèn và mặt nước được ngập toàn bộ diện tích rừng tràm + lúa nước
đã đưa tiềm năng nuôi cá nước ngọt lên mức quan trọng có vai trò
quyết định đến mức thu nhập hàng năm của các hộ nông dân.
Trồng cây trên các bờ bao:
• Bờ bao là ranh giới phân chia đất quản lý, sử dụng giữa các hộ.
• Bờ bao chống quá trình tràn chua phèn từ nơi địa hình cao ở các
nơi khác vào diện tích canh tác của mô hình.
• Tạo điều kiện rửa phèn của đất canh tác được thuận lợi và nhanh hơn.
• Trồng cây trên các bờ bao, tạo thành băng cản lửa, phòng và
chống cháy rừng tràm.
32 Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
• Tầng I (cây cao): So đũa (Serbania grandiflora) xen bạch đàn trắng.
• Tầng II: Chuối xiêm, đu đủ
• Tầng III: Thơm (dứa)
Kinh doanh ong mật:
• Các hộ gia đình nông dân ở khu vực rừng tràm u Minh đều biết
gác kèo cho ong mật tự nhiên (ong khoái) làm tổ. Mật ong lấy từ rừng
tràm có chất lượng cao hơn các loại rừng khác và cao hơn mật ong
nuôi thùng. Hoa tràm có nhiều mật, mùa hoa lại kéo dài nhiều tháng
trong năm, tuy hoa nở rộ vào tháng 5. Sản lượng mật thu được tuỳ
thuộc vào số lượng kèo gác, số tổ ong định cư, độ lớn của bầy ong
tự nhiên. Bình quân 1 ha rừng tràm người ta có thể thu được từ 5 - 7 lít
mật ong.
2.2.2. Mô hình VAC (vườn - ao - chuồng) trên đất thổ cư:
Địa điểm áp dụng: vườn nhà trên đất thổ cư ở vùng đất phèn
Nội dung chính của mô hình
33Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
- quy mô, diện tích có thể áp dụng: Mặc dù diện tích đất thổ cư sử
dụng chỉ có 2000m2, nhưng lại nằm trong vùng đất phèn nên nhân
dân thường áp dụng mô hình VAC.
- Mô hình bao gồm:
• Ao nuôi cá: Do nền đất thấp bị ngập nước, nên phải đào ao nuôi
cá (chủ yếu là nuôi cá giống trong mùa khô để có cá giống thả vào
mùa mưa). Đồng thời đào ao để lấy đất đắp nền nhà và xây dựng
vườn cây ăn trái + rau xanh. Mặt nước ao trồng rau muống, rau cần,
làm giàn trồng mướp v.v...
• Cây ăn quả: Trồng chủ yếu mít, dừa, mãng cầu xiêm, cam, quýt,
chanh, đu đủ.
• Rau xanh: Đậu leo, đậu bắp, cà chua, dưa leo, rau ngót, mùi tàu.
• Chăn nuôi: Chủ yếu là nuôi lợn, 1 hộ gia đình nuôi từ 2 - 3 con lợn,
mỗi năm sản xuất được từ 6 - 8 tấn phân chuồng để thâm canh cây
ăn trái và rau xanh mặc dù thu nhập từ nuôi lợn không cao. (Một số
gia đình còn nuôi trăn (đặc sản) vì có nguồn thức ăn phong phú trong
vùng là chuột, chúng phá hoại lúa và hoa màu).
34 Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
Lợi ích kinh tế và môi trường cho cả hai loại mô hình (Mô hình rừng
tràm + lúa nước + cá + ong và mô hình VAC trên đất thổ cư)
- Kết quả về thu nhập kinh tế cho 1 hộ gia đình ngay trong 1, 2 năm
đầu:
• Thu nhập về cá đồng: Chủ yếu dựa vào nguồn cá và thức ăn tự
nhiên. Năng suất cá đồng 150 kg/ha/năm trị giá 450.000 đ/ha (giá bán
ở địa phương 3000 đ/1kg cá tươi). Những năm sau đó mức độ phèn
của đất và nước giảm, năng suất cá còn cao hơn.
• Thu nhập về vườn cây ăn trái và rau xanh trên 2000m2 đất thổ
cư: Thu nhập về cây ăn trái: 8.860.000 đ/năm; Thu nhập về rau xanh:
6.400.000 đ/năm (lao động chủ yếu của hộ gia đình)
• Thu nhập về chăn nuôi lợn (nuôi 3 con lợn): Hàng năm sản xuất
được 8 tấn phân chuồng để thâm canh vườn quả và rau xanh. Xuất
chuồng 260 kg thịt lợn hơi trừ đi các chi phí về giống và thức ăn: 820.000
đ, còn được lời 740.000 đ/năm.
Như vậy thu nhập của hộ gia đình trong các năm đầu: cao nhất
là mô hình VAC trên đất thổ cư (2000m2): 11 triệu đồng/năm. Với mô
hình sản xuất nông - lâm - ngư trên đất phèn mạnh này, nhằm mục
tiêu trồng và khôi phục lại diện tích rừng tràm trên đất phèn mạnh, tạo
thu nhập.
- Sau 10 năm, thu hoạch rừng tràm, với năng suất gỗ: 10m3/ha/năm,
trừ mọi chi phí sản xuất 1 ha rừng tràm cho lãi hơn 2 triệu/ha/năm.
- Vấn đề quan trọng hơn, rừng tràm còn có tác dụng chống quá
trình phèn hoá, nâng cao độ phì của đất, làm cho năng suất lúa và
cá ngày càng cao và bền vững; rừng vẫn được duy trì và do đó bảo
tồn được đa dạng sinh học một cách bền vững vì có được sự tham
gia của người dân.
Những điểm cần lưu ý:
Vì dịch vụ do HST rừng tràm cung cấp là rất quan trọng đối với kinh tế
- xã hội và môi trường đặc biệt là đối với biến đổi khí hậu như đã phân
tích ở trên, nên nếu có được những cơ chế chính sách của nhà nước
35Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
như chi trả dịch vụ môi trường cho những người dân trồng và bảo vệ
rừng tràm thì không nên chặt tràm đem bán mà nên giữ để sử dụng
bền vững những dịch vụ do HST độc đáo này mang lại nhất là trong
công cuộc xoá đói giảm nghèo cho những người có cuộc sống phục
thuộc vào các dịch vụ này.
36 Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
KẾT LUẬN
Một số mô hình trên đây thực chất là các mô hình sử dụng đất tổng
hợp và bền vững, được xây dựng trên cơ sở những hệ thống định canh
lâu bền bằng cách sử dụng đất, rừng, nước, khí hậu phù hợp để phát
triển cây trồng vật nuôi hàng năm và lâu năm phục vụ được nhu cầu
con người một cách ổn định, liên tục và lâu dài. Hệ canh tác bền vững
đặc biệt coi trọng mối liên hệ tương quan giữa các vật sống như cây,
con, thực vật và động vật với môi trường sống xung quanh của chúng
nhằm đạt hiệu quả cao làm phong phú và bền vững hơn cuộc sống
mà không gây phương hại và suy thoái môi trường thiên nhiên và xã
hội của con người. Cụ thể mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững
phải đáp ứng một số nội dung sau:
(1) giải quyết được nhiều vấn đề đặt ra cho mọi người ở từng bản
làng, buôn sóc, ở từng địa phương, trong cả nước và trên toàn cầu.
(2) Tổng hợp được các hiểu biết truyền thống với khoa học hiện đại
vận dụng thích hợp cho từng nơi
(3) Lấy các hệ thống thiên nhiên làm mẫu chuẩn, bắt chước các
hành động hoà hợp với thiên nhiên.
(4) Tạo lập ra các mô hình định canh lâu bền bằng việc xây dựng
phù hợp với điều kiện sinh thái từng nơi. Để đảm bảo sử dụng đất
mang tính tổng hợp bền vững cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, các chế độ canh tác, các
chủng loại sản phẩm, các dạng hình sinh thái.
- Kết hợp được nhiều ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn
nuôi thuỷ sản.
- Ngăn ngừa và giảm thiểu được những tai biến môi trường, những
rủi ro và nạn ô nhiễm, suy thoái.
- Tận dụng được các nguồn tài nguyên: đất, nước, năng lượng, sinh
học làm cho nó được bảo toàn, tái tạo, tự điều chỉnh và tự tái sinh.
- Sử dụng được đất theo quy mô nhỏ, thâm canh có hiệu quả, được
quản lý, chăm sóc, bảo vệ và phục hồi đất.
37Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
Các lợi ích mà nông lâm kết hợp mang lại cho kinh tế hộ gia đình rất
đa dạng. Cụ thể:
- Cung cấp lương thực và thực phẩm: Nhiều mô hình NLKH được
hình thành và phát triển đã đáp ứng mục tiêu sản xuất nhiều loại lương
thực, thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu của hộ
gia đình. Điển hình là hệ thống VAC được phát triển rộng rãi ở nhiều
vùng nông thôn ở nước ta. Nhờ đó, có khả năng tạo ra sản phẩm
lương thực và thực phẩm đa dạng trên một diện tích mà không yêu
cầu phải đầu tư lớn.
- Tăng thu nhập nông hộ: Với sự phong phú về sản phẩm đầu ra và
ít đòi hỏi về đầu vào, các hệ thống NLKH dễ có khả năng đem lại thu
nhập cao cho hộ gia đình. Các hộ gia đình tận dụng được thời gian,
nguồn lao động, tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập
cho gia đình và có điều kiện đầu tư trở lại cho cây trồng. Đồng thời
điều hoà được lợi ích trước mắt và lâu dài;
Tận dụng được đất đai giữa các hàng cây rừng để trồng cây lương
thực, hoa màu... phục vụ cho đời sống người dân làm nghề rừng trong
các năm đầu của rừng trồng chưa khép tán.
- Tạo việc làm: Nông lâm kết hợp gồm nhiều thành phần canh tác
đa dạng có tác dụng thu hút lao động, tạo thêm ngành nghề phụ
cho nông dân. Tăng được sản phẩm cần dùng hàng ngày: củi đun,
thức ăn, sinh tố... tạo thêm việc làm, tận dụng mọi nguồn lao động ở
nông thôn;
- Đa dạng hóa sản phẩm: Việc kết hợp cây thân gỗ trên nông trại
có thể tạo ra các sản phẩm từ cây thân gỗ như: gỗ, củi, tinh dầu, v.v...
để đáp ứng nhu cầu về nguyên vật liệu cho hộ gia đình. Mặt khác,
việc kết hợp trồng các loài cây nông nghiệp, không chỉ tạo lương thực
thực phẩm cho người mà còn tạo nguồn thức ăn cho gia súc. Thức ăn
của gia súc (dê, trâu, bò...) được cắt từ cỏ và cây họ đậu trên đường
đồng mức. Sau đó phân của gia súc lại dùng để bón cho đất canh
tác, tạo cho đất được tốt hơn. Ngoài nông lâm sản, còn thu được sữa,
thịt... nên sẽ làm tăng và đa dạng hóa thu nhập của phương thức
nông lâm kết hợp, đặc biệt là trong các trang trại.
38 Một số mô hình sử dụng hợp lý
tài nguyên đa dạng sinh học
- giảm rủi ro trong sản xuất và tăng mức độ an toàn lương thực:
Nhờ có cấu trúc phức tạp, đa dạng được thiết kế nhằm làm tăng các
quan hệ tương hỗ (có lợi) giữa các thành phần trong hệ thống, các
hệ thống NLKH thường có tính ổn định cao hơn trước các biến động
bất lợi về điều kiện tự nhiên như: dịch sâu bệnh, hạn hán v.v... ). Sự đa
dạng về loại sản phẩm đầu ra cũng góp phần giảm rủi ro về thị trường
và giá cả cho nông hộ; đa dạng hoá các loài cây trồng, cung cấp
sản phẩm hàng hoá và hạn chế các rủi ro về sinh học và thị trường.
- Hỗ trợ cây trồng chính: Cung cấp phân hữu cơ cho canh tác, giúp
rừng trồng sinh trưởng tốt nhờ vào chăm sóc vệ sinh lô rừng; quay vòng
vốn đầu tư nhanh và tạo điều kiện phù hợp để thu hạt giống cây rừng
(Rừng và đồng cỏ)
Hỗ trợ cho các cây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mot so mo hinh ve Bao ve va su dung hop ly tai nguyen da dang sinh hoc.pdf