Một số quy định về cống tròn theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 159- 86

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 1

CÁN BỘ KỸ THUẬT 1

Phần mở đầu 2

Chương 1 2

Mục đích và nội dung của đợt thực tập 2

I. Mục đích : 2

II. Nội dung : 2

Chương 2 4

Giới thiệu về công ty tư vấn Và Đầu tư xây dựng (LHĐSVN) Thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải 4

I/ Giới thiệu. 4

VAI TRÒ VÀ CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ KỸ THUẬT 6

PHẦN 2 7

THIẾT KẾ SƠ BỘ 7

(DỰ ÁN TIỀN KHẢ THI VÀ KHẢ THI) 7

Dự án tiền khả thi 8

Nội dung hồ sơ thiết kế tiền khả thi 8

A. Báo cáo chung tổng hợp. 8

B. Hồ sơ bản vẽ. 9

C.Phụ lục. 10

dự án khả thi 11

A. Nội dung khảo sát giai đoạn dự án khả thi. 11

i. Công tác chuẩn bị 11

1. Tập hợp tài liệu : 11

2. Chọn và vạch tuyến trên bình đồ. 11

ii. Công tác thực địa 12

ii. Công tác chỉnh lý tài liệu khảo sát 12

B. Nội dung và trình tự hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi. 13

MỞ ĐẦU 13

CHƯƠNG 1 14

GIỚI THIỆU CHUNG 14

CHƯƠNG 2 14

TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRONG VÙNG 14

CHƯƠNG 3 14

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 14

CHƯƠNG 4 14

CÁC QUY HOẠCH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 14

CHƯƠNG 5 15

HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TRONG VÙNG 15

CHƯƠNG 6 15

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ VÂN TẢI VÀ DỰ BÁO 15

NHU CẦU VẬN TẢI CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU 15

CHƯƠNG 7 15

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG 15

CHƯƠNG 8 16

ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 16

CHƯƠNG 9 17

XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT 17

CHƯƠNG 10 17

CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THIẾT KẾ TUYẾN 17

CHƯƠNG 11 18

TỔNG MỨC ĐẦU TƯ VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ 18

CHƯƠNG 12 18

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN 18

CHƯƠNG 13 18

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 18

CHƯƠNG 14 19

THỰC HIỆN DỰ ÁN 19

CHƯƠNG 15 19

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 19

* hồ sơ thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công 19

A. Nội dung khảo sát thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công. 19

I. Nội dung công tác thực địa 20

1. Công tác chuẩn bị : 20

2. Công tác khảo sát ở hiện trường. 20

3. Công tác khác : 20

II. Nội dung công tác thiết kế 21

III. Hồ sơ tổng dự toán công trình giai đoạn thiết kế kỹ thuật. 22

Phần 3 23

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐỊNH HÌNH CỐNG 23

I. Một số quy định về cống tròn theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 159- 86 23

1- Quy cách 23

 

doc27 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số quy định về cống tròn theo tiêu chuẩn ngành 22TCN 159- 86, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhân viên, gồm chủ yếu là các kỹ sư chuyên nghành Đường săt , Đường bộ . Công việc của phòng thiết kế là dựa vào các số liệu khảo sát để đưa ra các phương án tuyến, thiết kế trắc dọc, trắc ngang, các công trình dọc tuyến, tính toán khối lượng ... lập thành một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để phê duyệt Dự án và chuyển cho bên thi công. Hiện nay phòng đã và đang thực hiện các công trình : Thiết kế kỹ thuật đường Hồ Chí Minh đoạn Km 315 đến Km 326 Thiết kế kỹ thuật Quốc lộ 14 B đoạn Km50 đến Km 65 Thiết kế kỹ thuật Quốc lộ 7 đoạn Km78 đến Km 120 Thiết kế kỹ thuật Quốc lộ 3 Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Tỉnh lộ 191,Quốc lộ 2. Lập báo cáo nghiên cứu khả thi Quốc lộ 70 ( Hành lang Côn Minh – Hải Phòng ). Công việc của phòng được trưởng phòng phân bổ cho các thành viên thực hiện. Vai trò và công việc của người cán bộ kỹ thuật trong công ty, trong đội. Tuỳ từng nghành mà người cán bộ được đào tạo mà khi về công tác tại công ty được phân công làm các công việc phù hợp. Đối với người kỹ sư Cầu Đường khi về công ty được phân công vào phòng kỹ thuật, làm công việc khảo sát thiết kế, kỹ sư giám sát thi công, kỹ sư thiết kế. * Khi làm công việc khảo sát thiết kế. Lúc đó người kỹ sư sẽ phải kết hợp với bộ phận trắc đạc đi khảo sát ngoài thực địa để lấy số liệu về thiết kế, cụ thể là : Căn cứ vào các văn bản nhiệm vụ hoặc đề cương khảo sát đã được giao mà lấy số liệu cụ thể : Đo và cắm các cọc ( cọc tim đường, cọc mốc giải toả, diện tích đền bù, các cọc đỉnh góc ngoặt, cọc mở rộng đường cong, cọc tiếp đầu tiếp cuối... ) Đo chiều dài tuyến. Đo cao đạc tổng quát và cao đạc chi tiết ( khi đo phải dựa theo cao độ của nhà nước ). Các văn bản giao nhiệm vụ và đề cương khảo sát thiết kế tuyến đường. Hồ sơ thiết kế, Các tài liệu về khai thác đường ( lưu lượng xe, thành phần xe ... ) Các tài liệu về địa chất, thuỷ văn dọc tuyến. Các công trình liên quan đến tuyến đường. Các tài liệu, văn bản làm việc tại địa phương, các đơn vị quản lý và các cơ quan hữu quan. Dựa vào các số liệu khảo sát, lập đề cương đo đạc chi tiết ( về khí hậu, địa chất, thuỷ văn ). * Công tác thiết kế kỹ thuật gồm các công việc: Thiết kế bình đồ. Thiết kế mặt cắt dọc. Thiết kế mặt cắt ngang. Thiết kế nền đường. Thiết kế mặt đường. Tính toán khối lượng xây lắp nền mặt đường ( khối lượng đào đắp... ) Thiết kế các công trình trên tuyến ( công trình phòng hộ, cống, cầu nhỏ..) Lập bảng tổng hợp khối lượng toàn đạc. Lập thuyết minh thiết kế. - Lập dự toán và Tổng dự toán công trình . * Khi làm công tác thiết kế tổ chức thi công, phải đạt được mục đích : Hợp lý về kỹ thuật, phương pháp thi công đơn giản, an toàn và bảo đảm đùng tiến độ, ... Về kinh tế phải sử dụng tốt nhất mọi nguồn nhân lực, vật lực sẵn có. Lập các biểu đồ thời gian thi công, bố trí vật liệu, sử dụng máy thi công hợp lý.... - Lập phương án tổ chức thi công toàn công trình vật tư , máy móc , nhân lực thực tế của đơn vị thi công . * Nếu làm công tác giám sát thi công, người ký sư phải đi theo công trình. Thông qua bản vẽ thiết kế mà chỉ huy nhân lực, vật lực để thi công theo đúng tiến độ. Đồng thời giám sát chặt chẽ chất lượng thi công. Phần 2 thiết kế sơ bộ (dự án tiền khả thi và khả thi) - Báo cáo nghiên cứu dự án tiền khả thi và khả thi do chủ đầu tư lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập. - Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi (đủ cả 2 giai đoạn)cho các trường hợp sau đây: + Cho các dự án nhóm A + Cho các dự án nhóm B nếu có người có thẩm quyền quyết định ,chủ đầu tư có văn bản yêu cầu phải lập báo cáo tiền khả thi và khả thi. - Chỉ lập báo cáo nghiên cứu khả thi mà không cần lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong các trường hợp : + Dự án nhóm A được Quốc Hội và Chính Phủ quy định có chủ trương đầu tư . + Các Dự án thành phần (tiểu dự án) thuộc nhóm S và đã được chính phủ thông qua . - Chỉ lập báo cáo đầu tư mà không yêu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi được áp dụng cho các thường hợp : + Dự án có mức vốn <1 tỷ dồng. + Các dự án sửa chữa ,bảo trì và sử dụng vốn sự nghiệp. + Các dự án của các nghành đã có thiết kế mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật được bộ quản lý nghành phê duyệt. - Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi nói chung là sử dụng các tài liệu thu thập và điều tra mà không cần phải tổ chức khảo sát đo đạc .trong trường hợp đặc biệt thì phải tổ chức thị sát để bổ sung vào các tài liệu thu thập được. Dự án tiền khả thi Nội dung hồ sơ thiết kế tiền khả thi Báo cáo thuyết minh chung tổng hợp. Các bản vẽ thiết kế. Các phụ lục A. Báo cáo chung tổng hợp. Tên công trình, địa chỉ chỗ liên lạc Giới thiệu chung. Tổng quát. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tổ chức thực hiện Dự án. Các văn bản pháp lý cho phép tiến hành chuẩn bị, các thông tư quyết định, các văn bản có liên quan. Các nguồn tài liệu để lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu. Tình hình phát triển kinh tế trong vùng. Tình hình lao động và nghành nghề. Tình hình KT- XH của các vùng lân cận và của các nước có liên quan. Chiến lược phát triển kinh tế trong vùng. Tổng quát về phát triển kinh tế ( CN,NN ...). Định hướng tổng quát về KT – XH của kế hoạch dại, trung, ngắn hạn. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế của một số nghành. Sơ bộ dự báo tình hình phát triển dân số và lao động. Phương hướng phát triển kinh tế của các vùng lân cận liên quan tới Dự án. Hiện trạng mạng lưới giao thông trong vùng nghiên cứu. Tổng quan về mạng lưới GTVT. Hiện trạng về mạng lưới đường bộ trong vùng. Tình hình vận tải những năm gần đây và những năm tương lai Sơ bộ đánh giá tình hình vận chuyển trên các tuyến đường bộ của những năm gần đây. Tính toán dự báo sơ bộ nhu cầu vận tải trên tuyến đường dự kiến sẽ xây dựng mới hay nâng cấp cải tạo. Phân tích sự cần thiết phải đầu tư xây dựng mới hay nâng cấp cải tạo, những thuận lợi, khó khăn. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu. Điều kiện khí hậu và thuỷ văn. Điều kiện về địa hình. Điều kiện về địa chất và vật liệu xây dựng. Những thuận lợi, khó khăn. Sơ bộ xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật. Thuyết minh quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế áp dụng. Dự kiến nâng cấp đường và các tính chất hình học của đường. Tiêu chuẩn kỹ thuật của cầu, cống, mặt đường. 10.Sơ bộ chọn các giải pháp về tuyến và các công trình trên đường. Sơ bộ lựa chọn các phương án tuyến, xác định các điểm khống chế. Sơ bộ thiết kế trắc dọc. Sơ bộ chọn các công trình khác nếu có ( nút giao thông, tường chắn ) Sơ bộ chọn các công trình thoát nước (cầu cống). Sơ bộ chọn kết cấu mặt đường. 11. Xác định sơ bộ khối lượng xây dựng ( công tác đất, mặt đường, các công trình đặc biệt, khối lượng giải phóng mặt bằng ). 12. Sơ bộ xác định tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, phương án phân kỳ đầu tư, phân đoạn thi công. 13. Sơ bộ ước tính nhu cầu lao động và tổ chức thực hiện, thời gian khởi công và thời gian hoàn thành. 14. Sơ bộ phân tích hiệu quả đầu tư của dự án. 15. Sơ bộ đánh giá tác động nút và biện pháp giảm thiểu. 16. Kết luận kiến nghị. B. Hồ sơ bản vẽ. Bản vẽ các phương án tuyến : vẽ với các mầu khác nhau, phương án chọn vẽ mầu đỏ. Bản vẽ trắc dọc đường : Tỷ lệ ngang theo bản đồ, tỷ lệ đứng bằng 10 lần tỷ lệ ngang. Trắc dọc đường mặt đất tự nhiên được vẽ theo cao độ cọc. Được xác định bằng nội suy giữa hai đường đồng mức. Bản vẽ trắc dọc được vẽ theo mẫu quy định và thể hiện đầy đủ vị trí cầu lớn, trung, nhỏ, cống ( lý trình, khẩu độ, mực nước ... ), Bản vẽ trắc ngang : Tỷ lệ 1/200 ; 1/100 Mẫu bản vẽ trắc ngang theo quy định Số lượng bản vẽ trắc ngang điển hình có sử dụng trên tuyến. Kết cấu mặt đường vẻ chung trong mặt cắt ngang. Bản vẽ cống và cầu : Nói chung trong thiết kế tiền khả thi có thể bỏ qua bản vẽ này trừ trường hợp có thiết kế riêng. Bản vẽ các công trình khác nếu có ( tường chắn, kè ... ) C.Phụ lục. Bảng thống kê các cống và cầu ( chỉ rõ lý trình, chiều dài, khẩu độ ...) Bảng thống kê các công trình phòng hộ. Bảng thống kê các nút giao nhau. Bảng thông kê các công trình an toàn giao thông vầ Bảng thống kê các công trình khác. Các tài liệu thu thập trong thời gian điều tra thuỷ văn, địa chất, các công trình trên đường ... Các văn bản làm việc với địa phương, các bộ nghành có liên quan tới tuyến. Vị trí cầu lớn, các điểm khống chế. Bảng thống kê các định mức, các căn cứ để tính tổng mức đầu tư. dự án khả thi Mục đích và yêu cầu của báo cáo nghiên cứu dự án khả thi : Chứng minh được sự cần thiết phải đầu tư xây dựng con đường. Xác định quy mô và các tiêu chuẩn kỹ thuật của con đường ( cấp đường, các tiêu chuẩn hình học, ... ) Các giải pháp kỹ thuật chính và kiến nghị phương án chọn ( phương án tuyến, vị trí cầu loại kết kấu mặt ... ) Xác định tổng mức đầu tư và nguồn kinh phí. Chứng minh hiệu quả kinh tế, lập dự toán công trình, xác định thời kỳ xây dựng, phương pháp tổ chức thi công... A. Nội dung khảo sát giai đoạn dự án khả thi. Việc khảo sát thiết kế lập dự án khả thi cũng chính là bước khảo sát thiết kế sơ bộ trước kia, trình tự tiến hành thường theo 3 bước sau : + Công tác chuẩn bị. + Công tác thực địa. + Công tác chỉnh lý và hoàn thiện số liệu. Sau đây là từng nội dung cụ thể. i. Công tác chuẩn bị Tập hợp tài liệu : Các hồ sơ khảo sát thiết kế của giai đoạn trước (nếu có), các tài liệu hoàn công, khai thác số liệu tuyến hiện có trong khu vực thiết kế. Số liệu điều tra tình hình tuyến đi qua : Tình hình dân sinh, kinh tế, văn hoá xã hội. Các bản đồ địa hình tỷ lệ : 1/50.000, 1/25.000.... Các tài liệu về địa chất, địa chất thuỷ văn, khí hậu, khí tượng ... vùng tuyến đi qua. Hệ thống mốc cao độ, toạ độ nhà nước đã có trong vùng. Tình hình giao thông trước kia, hiện tại, tỷ lệ tăng trưởng xe. Chọn và vạch tuyến trên bình đồ. Căn cứ vào địa hình, lưu lượng xe chạy ở năm tương lai thứ 20, chủ trương đầu tư của nhà nước và các yếu tố khác xác định cấp hạng kỹ thuật của toàn tuyến và của từng đoạn tuyến ( V thiết kế, bề rộng nền đường, bề rộng mặt đường, tải trọng tính toán, các tiêu chuẩn hình học....) Sau khi sơ bộ chọn hướng tuyến trên bản đồ. Lựa chọn các điểm khống chế (vị trí vượt sông, vượt đèo, giao với đường sắt ... ) Chọn phương án tuyến tốt nhất để đưa ra khảo sát thực địa. Tổ chức đội khảo sát với quân số hớp lý. Dự trù máy móc và vật tư phục vụ cho công tác khảo sát. Dự định thời gian khảo sát và các trọng tâm cần lưu ý khi thu thập tài liệu tại thực địa. ii. Công tác thực địa Sử dụng bản đồ đã vạch tuyến sơ bộ đem ra hiện trường đối chiếu để hiệu chỉnh và kiểm tra các điểm khống chế. Đo đạc đường sườn mặt cắt ngang của tuyến. Với giai đoạn này thường chỉ khảo sát sơ bộ. Chiều dài tuyến được đo bằng : thước vải, thước thép, máy đo xa lắp trong máy kinh vĩ điện tử, bằng ô tô hay xe máy.... Đo cao độ : dùng máy kinh vĩ và mia, máy thuỷ bình, bằng áp kế có độ nhạy cao. Đo góc ngoặt của tuyến bằng : máy kinh vĩ thường hặc máy kinh vĩ điện tử, địa bàn có độ phân vạch nhỏ. Điều tra địa hình, địa chất, địa chất thuỷ văn : - Nghiên cứu tình hình đất đai, loại đất đoạn tuyến đi qua, khảo sát kỹ một số điểm xung yếu ( vùng đất yếu, đào sâu, đắp cao ) Điều tra tình hình động đất vùng tuyến đi qua. Điều tra thuỷ văn : Xác định các đường phân thuỷ, tụ thuỷ, diện tích lưu vực, lưu lượng nước các con sông suối, độ dốc sườn, mực nước lịch sử ... Sơ bộ xác định cao độ thi công trên các đoạn. Điều tra vật liệu địa phương : Sơ bộ đánh giá trữ lượng, số lượng của các mỏ vật liệu. Xác định khả năng lợi dụng đường cũ. Điều tra và xác định phạm vi giải phóng mặt bằng, khối lượng đền bù giải toả. Thu thập ý kiến của chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan đến tuyến đường khảo sát, lập các văn bản làm việc với các cơ quan và chính quyền địa phương về các kiến nghị có liên quan khi thiết kế tuyến. ii. Công tác chỉnh lý tài liệu khảo sát Các tài liệu đo vẽ và thu thập được ở ngoài thực địa phải được kiểm tra và xử lý hàng ngày để phát hiện sai sót và bổ xung kịp thời các vấn đề còn thiếu sót. Các sổ sách đo đạc, nhật ký thăm dò điều tra phải được giữ gìn cẩn thận, ghi chép rõ ràng đúng theo quy định. Hồ sơ gửi cho thiết kế sau khi đã hoàn thành công tác thực địa bao gồm : Các loại sổ sách ghi chép tại thực địa : sổ đo góc, sổ đo dài, sổ đo cao, nhật ký thăm dò địa chất, nhật ký khảo sát thuỷ văn ... Bình đồ tuyến ( tuỳ theo yêu cầu tỷ lệ bản đồ từ 1/2000 – 1/25.000 ) Trên đó có các phương án tuyến đã khảo sát, vị trí các công trình, mỏ vật liệu, các điểm toạ đô và cao độ Nhà nước. Mặt cắt dọc tuyến ( thường tỷ lệ dài lấy bằng tỷ lệ bình đồ, tỷ lệ cao bằng 10 lần tỷ lệ dài ) Các mặt cắt ngang đại diện tỷ lệ 1/200. Bảng thống kê công trình thoát nước, trên đó có thể hiện lưu lượng, dự kiến khẩu độ, chiều dài. Bình đồ, cắt dọc, trắc ngang các vị trí dự kiến có các công trình chống đỡ, công trình đặc biệt. Bình độ, mặt cắt ngang sông ở các cầu vừa và lớn, có ghi mực nước cao nhất điều tra được. Bảng thống kê đền bù giải phóng mặt bằng : đất đai, nhả cửa, mồ mả, cây cối ... trong phạm vi dự kiến chiếm dụng của nền đường tạm thời và vĩnh cửu. Thuyết minh khảo sát địa chất chung cho toàn tuyến và các điểm xung yếu. Sơ đồ nguyên vật liệu trên đó thể hiện vị trí mỏ vật liệu, có thuyết minh về chất lượng, trữ lượng, khả năng khai thác. Thuyết mnh khảo sát thuỷ văn và các loại sổ sách ghi chép thực địa, văn bản điều tra ngập lụt dọc tuyến và các vị trí vượt sông, văn bản làm việc với các địa phương và các nghành có liên quan. Sổ ghi chép và sơ đồ các điểm khống chế. Tài liệu đếm xe thực tế ( theo ngày, giờ ) và thống kê lưu lượng xe trên đường cũ. Bảng thông kê các điểm có thể bố trí lán trại. B. Nội dung và trình tự hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi. Bao gồm các nội dung chính sau Mở đầu Tên dự án, hướng tuyến cơ bản và các địa danh chính mà tuyến đi qua. Giới thiệu cơ quan lập hồ sơ. Phạm vi nghiên cứu của Dự án. Giới thiệu các phần chính của hồ sơ. Chương 1 Giới thiệu chung Tổng quan. Trình bày về chiều dài dự án, lý trình địa danh của các điểm khống chế. Các đơn vị tham gia khảo sát thiết kế. Các văn bản pháp lý. Các văn bản và quy định liên quan của Bộ GTVT. Các văn bản của các đơn vị tham gia lập dự án. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu và tổ chức thực hiện. 4. Nguồn tài liệu sử dụng lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Chương 2 Tình hình kinh tế xã hội trong vùng Tình hình kinh tế và xã hội trong vùng ( nếu tuyến đi qua nhiều tỉnh thì tách riêng từng tỉnh ) Dân số và lao động Tổng sản phẩm GDP và cơ cấu kinh tế Tình hình ngân sách. Hiện trạng một số nghành kinh tế chủ yếu : Công nghiệp , Nông lâm nghiệp. Chương 3 Chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng nghiên cứu Định hướng phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Teho quy hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Một số chỉ tiêu của kế hoạch trên Dự báo phát triển dân số và lao động. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của các vùng lân cận và các vùng thuộc khu vực hấp dẫn của đường. Chương 4 Các quy hoạch có liên quan đến dự án 1. Trình bầy các quy hoạch phát triển Dự án các khu đô thị, khu chế suất, khu công nghiệp, khu kinh tế mới ... 2. Quy hoạch và các Dự án về Giao thông Vận tải có liên quan tới Dự án nghiên cứu ( Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ,...) 3. Quy hoạch và các Dự án khác có liên quan ( Thuỷ lợi, năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp, thương mại, du lịch,....) Chương 5 Hiện trạng mạng lưới giao thông trong vùng 1. Tổng quan về mạng lưới giao thông hiện tại. 2. Hiện trạng mạng lưới giao thông đường bộ : + Đối với các tuyến đường có liên quan trực tiếp đến Dự án thì cần thuyết minh chi tiết các nội dung : Chức năng trong mạng lưới chung, cấp đường và chiều dài. Tài liệu thống kê lưu lượng xe những năm gần đây. Bảng thống kê các tiêu chuẩn hình học chủ yếu của từng tuyến đường. Thống kê các công trình trên đường và các đặc trưng kỹ thuật chủ yếu. Thống kê kết cấu, chất lượng mặt đường dọc tuyến. Thống kê các công trình an toàn giao thông và các công trình khác trên đường. Đường sắt Hàng không Cảng biển Đường thủy Chương 6 đánh giá tổng quát về vân tải và dự báo nhu cầu vận tải của vùng nghiên cứu 1. Đánh giá về hiện trạng giao thông vận tải : Các phương tiện tham gia vận tải trong vùng +Đường bộ + Cảng +Hàng không Tỷ lệ khối lượng vận tải và loại hàng hoá của từng loại phương tiện. 2. Điều tra vận tải : Tại các tuyến và các điểm lập hàng về lưu lượng xe, số lượng hành khách, khối lượng hàng hoá, loại hàng hoá, loại xe lưu thông ... 3. Xác định khu vực hấp dẫn của dự án 4 Nghiên cứu lựa chọn phương án dự báo 5. Dự báo nhu cầu vận tải Loại hàng, khối lượng từng loại hàng, cự ly và địa điểm vận chuyển Chương 7 Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến đường 1. Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng : Nêu ý nghĩa về phát triển kinh tế của vùng nghiên cứu. ý nghĩa về an ninh quốc phòng. ý nghĩa về giao thông và lịch sử. 2. Xác định những đoạn tuyến cần đầu tư sớm để mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội. Chương 8 đặc điểm các điều kiện tự nhiên 1. Mô tả chung : Trình bầy điểm đầu, điểm cuối và các điểm trung gian đặc biệt mà tuyến đi qua. Thống kê các đơn vị hành chính mà tuyến đi qua. 2. Điều kiện địa hình : Nêu đặc điểm địa hình chung toàn tuyến và đặc điểm địa hình của từng đoạn tuyến. Các tư liệu gốc về địa hình ( các điểm toạ độ, cao độ, bản đồ địa hình ), nhận xét về số liệu gốc và tình hình sử dụng các tư liệu đó. Các cơ sở pháp lý, quy trình quy phạm và thiết bị máy móc sử dụng đo đạc phục vụ quá trình nghiên cứu Dự án. Nội dung công tác khảo sát đo vẽ địa hình đã thực hiện. Kết luận. 3. Điều kiện địa chất và địa chất công trình : Điều kiện địa chất. Cấu tạo địa chất, thổ nhưỡng, các loại đá và lớp đất yếu b. Điều kiện địa chất công trình. Phân đoạn và mô tả tầng phủ, tầng đất đá dưới tầng phủ. Đánh giá sơ bô khả năng chịu tải, các hiện tượng địa chất có thể hoặc đã xẩy ra. c. Vật liệu xây dựng trình bầy chất lượng, trữ lượng, khả năng khai thác của các loại vật liệu có thể dùng cho Dự án của từng đoạn. d. Kết cấu mặt đường cũ của từng đoạn. 4. Đặc điểm khí tượng : Các yếu tố như : nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió của vùng nhiệt đới ... 5. Đặc điểm thuỷ văn. Trình bầy tình hình thuỷ văn dọc tuyến : mạng lưới các khe suối, lưu lượng, độ dốc lòng suối, dốc sườn, tình hình ngập lụt... Lấy số liệu ở các trạm quan trắc thuỷ văn. Chương 9 Xác định quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật 1. Các quy trình quy phạm áp dụng. Các quy trình khảo sát. Các quy trình quy phạm thiết kế. Các thiết kế điển hình. 2. Lựa chọn quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của từng đoạn tuyến : Xác định quy mô xây dựng cho từng đoạn theo cấp đường. Xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu cho từng cấp ( V thiết kế, Rmin, imax, Bm .... ) 3. Xác định tiêu chuẩn thiết kế cầu ( nếu có ) Khổ cầu, cấp tải trọng, cấp động đất, khổ thông thuyền .... 4. Tiêu chuẩn thiết kế mặt đường : Giới thiệu hiện trạng mặt đường cũ cảu từng đoạn và các giải pháp chính khi thiết kế. Lựa chọn các loại kết cấu mặt đường áp dụng cho từng đoạn. Chương 10 Các giải pháp và kết quả thiết kế tuyến 1. Phân loại tuyến : Nêu cơ sở để phân loại và kết quả phân loại từng đoạn tuyến. 2. Kết quả khảo sát tuyến : Kết quả công tác khảo sát đo vẽ địa hình : lưới khống chế mặt bằng, độ cao. Công tác khảo sát địa hình tuyến : nội dung các công tác đã thực hiện, khối lượng và chất lượng các công tác đó. Kết quả khảo sát địa chất : công tác đo vẽ địa chất công trình, khoan đào, khảo sát mỏ vật liệu xây dựng. Kết quả khảo sát thuỷ văn : quy trình áp dụng, các tài liệu thu thập được, kết quả khảo sát thuỷ văn cầu cống dọc tuyến. 3. Kết quả thiết kế tuyến : Trình bầy các khống chế về địa hình, địa vật và lý trình của nó. Trình bầy hường tuyến và các phương án tuyến ( hường tổng quát các phương án cục bộ ) kết luận chọn tuyến. Xác định các tiêu chuẩn hình học của phương án tuyến đã chọn ( cụ thể cho từng đoạn ). Kết quả thiết kế nền đường : bề rộng nền, ta luy đào đắp ... Kết quả thiết kế mặt đường : bề rộng mặt đường, lề đường, các loại kết cấu áo đường áp dụng. Hệ thống thoát nước trên đường : rãnh biên, rãnh đỉnh, cống ... Các công trình phòng hộ : tường chắn, gia cố mái ta luy, kè... Các nút giao thông. 4. Các công trình an toàn giao thông 5. Các công trình phục vụ khai thác : trạm thu phí, cây xăng, trạm nghỉ .... 6. Tổng hợp các khối lượng chính của phương án tuyến chọn : Khối lượng xây dựng nền mặt đường. Khối lượng công trình làm mới : cầu, cống. Chương 11 Tổng mức đầu tư và phân kỳ đầu tư 1. Các căn cứ lập tổng mức đầu tư : Giới thiệu chung : Tên Dự án, các cộng tác và khối lượng để tính tổng mức đầu tư. Các căn cứ lập tổng mức đầu tư : các nghị định, thông tư, quyết định và các văn bản của Nhà nước và địa phương đang áp dụng. Cấu thành và phương pháp tính tổng mức đầu tư. 2. Các phương án đầu tư : Các căn cứ xây dựng phương án đầu tư ( theo giai đoạn và theo hạng mục ) 3. Tổng mức đầu tư : Bảng tổng hợp kết quả tổng mức đầu tư. Chương 12 đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án 1. Đánh giá hiệu quả kinh tế của Dự án : Đánh giá theo các chỉ số : hiệu số thu chi NPV,tỷ số thu chi (B / C ), giá trị lợi nhuận (MPV), thời gian hoàn vốn (T), tỷ lệ giữa lợi ích năm đầu khai thác so với chi phí của Dự án, tỷ suất nội hoàn (IRR). Trình bày phương pháp đánh giá, các đại lượng đầu vào. 2. Kết quả tính toán. 3. Kết luận và kiến nghị. Chương 13 đánh giá tác động môi trường Giới thiệu chung : Tình hình tài liệu , số liệu làm căn cứ để đánh giá. Phạm vi nghiên cứu và hệ thống qui trình qui phạm áp dụng. Hiện trạng môi trường : Nêu đặc điểm chung về địa hình địa mạo, địa chất, khí hậu, thuỷ văn, hiện tượng xói mòn, chất lượng môi trường, chất lượng nước, hệ sinh thái, đặc điểm kinh tế xã hội. 3 . Đánh giá tác động môi trường : Đánh giá sự tác động đến các yếu tố cụ thể của môi trường như : nước, không khí, tiếng ồn, các hệ sinh thái, đời sống cộng đồng và hoạt động kinh tế, phong tục tập quán các dân tộc vùng tuyến đi qua. 4 . Đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường : Đề xuất các biện pháp giảm thiểu về : xói lở, bào mòn đất, ô nhiễm bụi và tiếng ồn, ô nhiễm nước, tác động đến hệ sinh thái, tác động đến kinh tế xã hội... chương 14 thực hiện dự án 1 . Phân kỳ đầu tư và yêu cầu tài chính 2 . Kế hoạch thực hiện giai đoạn 1 +Bước thiết kế kỹ thuật – thi công + Kế hoạch giải phóng mặt bằng + Bước thi công 3 . Cơ quan thực hiện Chương 15 Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận : Nêu tính cấp thiết của Dự án và khả năng đầu tư xây dựng theo từng quy mô phù hợp với từng đoạn. 2. Kiến nghị : Về quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu cho từng đoạn. Các phương án đầu tư xây dựng : tổng mức đầu tư cho từng phương án theo những trường hợp vốn đầu tư nhiều hay ít. Nêu các vấn đề tồn tại cần nghiên cứu trong giai đoạn sau. * hồ sơ thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công A. Nội dung khảo sát thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công. I. Nội dung công tác thực địa Công tác chuẩn bị : Nghiên cứu kỹ hồ sơ Dự án khả thi. Trong trường hợp không có hồ sơ Dự án khả thi thì phải đi hiện trường thu thập các số liệu như bước Dự án khả thi nhưng ở mức độ khái quát. Lập kế hoặch tổ chức các bước khảo sát ở hiện trường. Lập đề cương đo đạc và khảo sát chi tiết tại thực địa. Chuẩn bị các loại dụng cụ máy móc, văn phòng phẩm phục vụ đo vẽ. Thành lập tổ đội theo mô hình hợp lý và có đủ các kỹ thuật viên chuyên ngành. Công tác khảo sát ở hiện trường. a. Khảo sát tuyến. Phóng tuyến, định đỉnh ( thường do chủ nhiệm Dự án quyết định ). Phát quang dọc theo hướng đã chọn. Tiến hành đo đác các yếu tố : góc ngoặt, chiều dài cánh tuyến... Cắm các đường cong theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được duyệt. Cắm các cọc lý trình và các cọc thay đổi địa hình hoặc các công trình trên đường. Tiến hành đo co độ chi tiết tại các cọc dựa vào hệ thống mốc đã có ở bước trước. Đo mấu toạ độ các cọc đỉnh, cọc Km vào hệ thống mốc toạ độ đã có doạ tuyến. Phải cố định tuyến bằng các cọc bê tông tại điểm đầu, điểm cuối và các đỉnh đường cong. Đo lập bình đồ địa hình các cầu, cống lớn, nút giao và các vị trí thiết kế các công trình chống đỡ. Điều tra đo đạc phạm vi giải phóng mặt bằng. b. Khảo sát địa chất : Điều tra đo vẽ mặt cắt dọc địa chất dọc theo tim tuyến. Điều tra đo vẽ địa chất tại các công trình : cầu, cống, công trình chống đỡ ( bằng quan sát, đào, khoan ... ). Điều tra về tình hình vật liệu xây dựng. c. Khảo sát thuỷ văn : Điều tra tình hình ngập lụt dọc tuyến và tại vị trí các công trình vượt sông. Điều tra, khoanh lưu vực và gắn vị trí các công trình thoát nước vào bản đồ địa hình. Lập các văn bản điều tra mực nước có xác nhận của địa phương. Lập các văn bản có liên quan đến các nghành các địa phương. Công tác khác : Kiểm tra số sách hàng ngày và chỉnh lý số liệu kịp thời nếu có sai sót khi đo vẽ. Lập mặt cắt dọc tuyến tỷ lệ dài 1/1000, tỷ lệ cao 1/100 hoặc 1/2000 và 1/200. Vẽ bình đồ tuyến theo tỷ lệ 1/1000 hoặc 1/2000. Vẽ tất cả các mặt cắt ngang tại tất cả các cọc trên tuyến theo tỷ lệ 1/200. Vẽ bình đồ khu vực các cầu, cống lớn, công trình chống đỡ v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC454.doc
Tài liệu liên quan