* Gossip:
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Giáo viên đọc một câu nào đó cho học sinh ngồi bàn đầu mỗi nhóm sao cho những học sinh khác không nghe thấy.
- Ví dụ: When its hot,Nam usually goes swimming.
- Học sinh thứ nhất nói với học sinh thứ hai,học sinh thứ hai nói với học sinh thứ ba,cứ như vậy cho đến học sinh sau cùng của nhóm nghe được và đọc to câu nói mà giáo viên đã đọc.Nhóm nào đọc hoàn chỉnh nhất thì thắng.
* Rub out and Remember:
- Sau khi giới thiệu xong từ mới giáo viên có thể dùng trò chơi này để kiểm tra xem học sinh có nhớ từ hay không.
- Giáo viên lần lượt xoá các từ trên bảng nhưng không theo thứ tự.Sau khi xoá các từ tiếng Anh,giáo viên chỉ vào từ tiếng Việt và học sinh đọc to từ tiếng Anh tương ứng.
- Tiếp tục cho đến khi tất cả các từ trên bảng được xoá hết và học sinh đã ghi nhớ từ mới.
- Chia học sinh làm hai nhóm và yêu cầu mỗi nhóm ghi lại những từ tiếng Anh tương ứng lên bảng.
* Search through:
- Giáo viên giải thích luật chơi.Đây là một dạng bài tập đọc lướt nhanh.
- Viết các từ vào trong vòng tròn.Trước khi xoá,cho học sinh đọc lại các từ đó.Xoá xong ,giáo viên chỉ vào vòng tròn cho học sinh đọc lại.Cứ làm như vậy cho đến khi học sinh nhớ hết tất cả các từ.
- Chia lớp thành hai đội,đến lượt đội mình học sinh được yêu cầu phải viết lại các từ vào đúng vị trí trong vòng tròn.Nếu đúng hình thái và vị trí thì được một điểm,sai thì không có điểm.
- Tiếp tục như vậy cho đến khi các vòng tròn đều được ghi chữ.Đôi nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 93039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số trò chơi ngôn ngữ trong giờ học tiếng Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùc gia đình nông dân nghèo và người dân tộc thiểu số.Học sinh đa phần chưa xác định đúng động cơ,mục đích học tập và tầm quan trọng của việc học tiếng Anh mà các em sẽ sử dụng để nâng cao kiến thức của mình,vì thế các em lơ là trong việc học,dẫn đến rất nhiều học sinh bị rỗng kiến thức,không thể tiếp thu được ngữ liệu mới và sử dụng kiến thức kế thừa một cách đầy đủ và hiệu quả.
Để giải quyết vấn đề trên,làm thế nào để học sinh xác định đúng đắn động cơ học tập và tích cực trong việc học tiếng Anh,tôi cùng với các đồng nghiệp phải không ngừng nghiên cứu,học hỏi,tìm tòi,sáng tạo và luôn đổi mới phương pháp,thủ thuật giảng dạy trong mỗi tiết học sao cho phù hợp với đặc thù bộ môn,hiệu quả,thực hiện đúng chương trình cải cách,tìm giải pháp sao cho học sinh luôn luôn mong muốn,háo hức và chờ đợi đến giờ học tiếng Anh.Học sinh có thể tiếp thu ngữ liệu mới và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, chủ động và hiệu quả.Một trong những phương pháp đổi đó là chúng tôi áp dụng việc đưa một số trò chơi ngôn ngữ vào trong mỗi giờ học tiếng Anh.Đây cũng chính là đề tài mà tôi quan tâm và nghiên cứu.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
Cơ sở lí luận:
Chương trình tiếng Anh cấp II hiện nay được biên soạn theo chương trình cải cách giáo dục trung học cơ sở của Bộ giáo dục và đào tạo.Mỗi bài học được phát triển theo trình tự các bước:Giới thiệu bài,giới thiệu nội dung chủ điểm mới,luyện tập,vận dụng và củng cố.Vì vậy,để phát huy vai trò tích cực của học sinh trong quá trình học tập,giúp các em vừa phát triển năng lực giao tiếp vừa nắm đượchệ thống từ vựng và cấu trúc ngữ pháp,đồng thời tránh sự nhàm chán và tạo tiền đề cho học sinh phát triển ngôn ngữ và vận dụng ngôn ngữ một cách có hiệu quả ,điều quan trong và không thể thiếu đó là giáo viên phải giải thích vàlàm rõ phần giới thiệu ngữ liệu mới.
Nếu phân tích theo giáo học pháp thì phần giới thiệu ngữ liệu mới là một tiến trình:
HS làm tốt
G.T.N.L Học sinh Giáo viên Giới thiệu Học sinh Kiểm tra
Trong tình tái tạo giải thích tình huống tái tạo mức độ
Huống theo gợi ý làm rõ bổ sung theo gợi ý hiểu bài
HS làm chưa tốt
Sơ đồ chung cho quá trình giới thiệu ngữ liệu mới
Sau khi giới thiệu ngữ liệu mới xong,giáo viên mới tiến hành cho học sinh luyện tập,vận dụng và củng cố.Ở mỗi giai đoạn ,tuỳ theo bài học mà giáo viên có thể sử dụng các trò chơi ngôn ngữ khác nhau để giới thiệu,luyện tập,vận dụng hoặc củng cố.
Việc học ngôn ngữ phải thú vị trong khi đó language games làm được điều này.Trong một bài học,có thể nội dung chính là việc giới thiệu một điểm ngữ pháp mới,một số từ vựng mới hoặc đọc một bài text ,hay một bài tập ngữ pháp…cho nên người giáo viên phải chắc chắn rằng bài học đó nhiều kiến thức,đa dạng,và thú vị. Language games có thể giúp giáo viên bắt đầu với một Quick warm-up để học sinh bắt đầu bài học dễ dàng và trôi chảy.Language games cũng giúp ôn lại hoặc giới thiệu từ vựng để bắt đầu một bài text mới…vv.Trong mọi tình huống Language games luôn làm cho không khí lớp học luôn vui vẻ,hào hứng,phát huy tinh thần học tập của học sinh một cách tích cực.
2.Cơ sở thực tiễn:
Khác với tiếng mẹ đẻ - tiếng Việt - việc dạy và học tiếng Anh như là một ngôn ngữ thứ hai trong môi trường không thuận lợi cho việc thực hành giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ mới là một việc khó khăn và có nhiều hạn chế,cho nên giáo viên bộ môn phải tạo cho học sinh,định hướng cho các em tự tạo ra một môi trường giao tiếp và thực hành ngôn ngữ mới.Có thể lấy lớp học ,các khối lớp với nhau trong trường làm môi trường thực hành tiếng Anh.
Học sinh cấp II đang ở vào độ tuổi ham chơi,hiếu động cho nên việc học ngôn ngữ cần phải thú vị ,tránh nhàm chán,không khí lớp học thoải mái thì học sinh mới phát huy được tính chủ động trong việc tiếp thu bài mới và vận dụng ngôn ngữ một cách tích cực.Thông qua Language games,giáo viên có thể lồng ghép các kỹ thuật và hoạt động dạy học cũng như các loại hình bài tập giúp học sinh phát triển 4 kĩ năng: nghe_nói_đọc_viết và thực hành ngôn ngữ ngay trên lớp.
Thế nhưng,thực tế tôi thấy rất ít giáo viên áp dụng Language games trong những bài giảng của mình.Lí do chung ở đây là: Thứ nhất,nếu giáo viên không phải là “người quản trò tốt” thì Language games sẽ tiêu tốn nhiều thời gian của tiết học.Thứ hai,do điều kiện khách quan về tài liệu nghiên cứu ,tham khảo về Language games,nên số lượng trò chơi quá ít.Một trò chơi được dùng đi dùng lại nhiều lần trong nhiều giờ học liên tiếp đôi khi “lợi bất cập hại” .
Từ những vấn đề trên,tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa Language games vào trong những giờ học tiếng Anh.
3.Nội dung:
Theo phân phối chương trình,mỗi bài học tiếng Anh có thể có mục đích rèn luyện cho học sinh kĩ năng Listening hoặc Speaking hoặc Reading hoặc Writing hoặc có khi phải kết hợp 2 hoặc 3 kĩ năng cùng một bài học.Vì thế khi áp dụng dạy tiếng Anh bằng các trò chơi ngôn ngữ,chúng ta có thể sử dụng những trò chơi phù hợp với những mục đích dạy kĩ năng khác nhau tuỳ theo bài học.
Trong phần phân loại dưới đây mỗi trò chơi được phân loại theo 4 kĩ năng,nhưng khi sử dụng chúng ta có thể linh hoạt áp dụng sáng tạo hơn .
a/ Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng nghe:
* Categories:
-Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ hai cột vào trong vở và nói hai chủ đề khác nhau. Ví dụ: Food and Drinks
Giáo viên đọc tập hợp các từ vựng.Học sinh nghe và điền vào hai cột chủ đề sao cho phù hợp.
Ví dụ: Giáo viên đọc: water,meat,egg,soda,lemon juice…
Học sinh nghe và viết:
Food
Drinks
Meat
Egg
………….
Water
Soda
…………..
* Grid:
-Giáo viên kẽ bảng biểu.Học sinh kẽ vào vở.
-Ví dụ:
What time?
He gets up
He leaves the museum
School starts
_Học sinh nghe băng và điền các thông tin cần thiết vào bảng.
* Hearing mistakes:
-Giáo viên chuẩn bị một bài nghe hiểu trong đó có một số lỗi sai về từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp.
-Cho học sinh nghe và tìm ra những lỗi đó.
-Chia lớp thành hai đội chơi.Học sinh mỗi đội viết ra những lỗi sai,đội nào phát hiện nhiều lỗi hơn đội đó thắng.
* Listen and draw:
-Giáo viên đọc chậm một bài khoá ngắn và đơn giản.
-Học sinh vẽ tranh theo lời giáo viên mô tả.
* Ordering vocabulary:
-Giáo viên viết một số từ lên bảng.Học sinh viết vào vở.
-Giáo viên đọc một đoạn văn có các từ trên bảng nhưng không theo thứ tự.
-Học sinh nghe và đánh số thứ tự 1,2,3… trước các từ mà các em nghe.
-Có thể dùng ngay những từ vừa giới thiệu.
* Simon says:
-Giáo viên hô to câu mệnh lệnh.Học sinh chỉ làm theo mệnh lệnh của giáo viên nếu giáo viên bắt đầu bằng đoạn ngữ “Simon says”.
-Ví dụ: Nếu giáo viên nói : “Simon says stand up”, học sinh sẽ phải đứng dậy. Nếu giáo viên chỉ nói: “stand up”, học sinh không làm theo mệnh lêïnh đó.
Giáo viên có thể tổ chức trò chơi này theo nhóm.Nhóm nào có ít học sinh phạm lỗi thì thắng.
* Slap the board:
-Viết từ mới học sinh vừa học hoặc dán tranh lên bảng.
Gọi hai nhóm học sinh lên bảng ,mỗi nhóm 4-5 em.
Yêu cầu học sinh đứng cách bảng một khoảng cách bằng nhau.
Nếu từ trên bảng là tiếng Anh thì giáo viên hô to từ bằng tiếng Việt tương ứng và ngược lại; Nếu từ bằng tranh vẽ thì hô to bằng tiếng Anh.
Lần lượt từng cặp học sinh ở hai nhóm chạy lên bảng và vỗ vào từ được gọi.
Học sinh nào vỗ đúng và nhanh hơn thì ghi được một điểm.
Nhóm nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng.
b/ Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng nói:
* Chain games:
Chia lớp thành 8-10 em ngồi quay mặt lại với nhau.
Em học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu nói của giáo viên.
Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào một ý khác.
Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất,thứ 2 và thêm vào một ý khác. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm.
Ví dụ: GV: In my town,there’s a bank.
HS1: In my town,there’s a bank,and a hotel.
HS 2: In my town,there’s a bank, a hotel,and a supermarket.
Etc..
Nhóm nào lặp lại và thêm ý vào hoàn chỉnh nhất thì thắng.
* Counting game:
Giáo viên nói một con số.Học sinh phải đếm tiếp từ số đó.Sau một vài con số,giáo viên vỗ tay và cả lớp dừng lại.
Giáo viên gọi một con số khác và học sinh lập tức đếm.
Ví dụ:
GV: twenty
HS: 21,22,23,24,25,26 (gv vỗ tay)
GV: eleven
HS: 12,13,14,15,16,17 (gv vỗ tay)
* Evidence:
Giáo viên gọi một học sinh đóng vai thám tử đứng quay lưng về phía bảng.
Giáo viên viết một từ hoặc một câu lên bảng.
Giáo viên gọi một học sinh khác làm nhân chứng và giải thích cho thám tử bằng những câu nói khác sao cho thám tử nói ra được từ hoặc câu trên bảng.
Ví dụ:
GV: Summer
HS: It’s hot in the…
Thám tử: Summer
* Find someone who:
Giáo viên kẽ biểu bảng.Học sinh kẽ vào vở.
Name
Swim
Play the guitar
Cook
Hoa
Play volleyball
Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi dạng Yes/No cho những từ đã có trong biểu bảng. Ví dụ: Can you swim?
Làm mẫu với một học sinh.Hỏi một câu hỏi bất kì trong bảng.Nếu học sinh đó trả lời Yes thì ghi tên học sinh đó vào cột “Name”.Lưu ý học sinh rằng các em phải điền vào cột “Name” các tên khác nhau.
Yêu cầu học sinh đi quanh lớp và hỏi các bạn mình.Học sinh nào điền đủ tên vào biểu bảng trước là người chiến thắng.
* Lucky numbers:
Giáo viên viết các số lên bảng có 3-5 số là những con số may mắn.Nếu chọn đúng số may mắn,học sinh sẽ được một điểm mà không phải trả lời câu hỏi.Những số còn lại,mỗi số tương ứng với một câu hỏi.Nếu trả lời đúng câu hỏi,học sinh được một điểm.Nếu trả lời sai,các nhóm khác có quyền tiếp tục trả lời câu hỏi.
Giáo viên có thể chia lớp thành nhóm nhỏ tuỳ theo số lượng học sinh trong lớp.
* Mapped dialogue:
Giáo viên viết một vài từ gợi ý hoặc hình vẽ minh hoạ lên bảng.
Giáo viên trình bày bài hội thoại dựa vào các cột gợi ý hoặc hình vẽ đó.
Rèn luyện bài hội thoại đó với cả lớp.
Học sinh rèn luyện theo cặp. Ví dụ:
Is there ….? Yes,…
Could…how to…? Go straight…The… is on…
How far…? It’s about…
Thank you… You’re…
Possible dialouge: A: Is there a souvenir shop near here?
B: Yes.There is one on Quang Trung Street.
A: Could you show me how to get there?
B:Go straight ahead…
A: How far is it from here to there?
B: It’s about…..
A: Thank you very much.
B: You’re welcome.
* Noughts and crosses:
- Giáo viên giải thích cho học sinh biết trò chơi này cũng giống như trò chơi “carô” nhưng chỉ cần 3 “O” hoặc 3 “X” trên một hàng ngang,dọc,chéo là thắng.
Kẻ 9 ô trên bảng,mỗi ô chứa một từ vựng,một con số hoặc một hình vẽ..vv.
Ví dụ:
hotel
lake
tree
Park
river
School
paddy
flower
village
Làm một câu mẫu với học sinh,sử dụng một từ bất kì trong các ô.
Ví dụ: There’s a hotel near my house.
Chia học sinh ra thành 2 nhóm: một nhóm là Nought (O) và một nhóm là cross (X).
Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu. Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được một (O) hoặc một (X).
Ví dụ: Nhóm Nought chọn từ “river”.Nếu một học sinh trong nhóm đặt câu đúng: “There’s a river near my house.” ,nhóm sẽ được một (O).
Nhóm Cross chọn từ “tree”.Nếu một học sinh trong nhóm đặt câu đúng: “There’s a tree near my house.” ,nhóm sẽ được một (X).
X
O
Nhóm nào có 3 “O” hoặc 3 “X” trên một hàng ngang,dọc,chéo sẽ thắng.
c/ Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng đọc:
* Gossip:
Chia lớp thành 4 nhóm.
Giáo viên đọc một câu nào đó cho học sinh ngồi bàn đầu mỗi nhóm sao cho những học sinh khác không nghe thấy.
Ví dụ: When it’s hot,Nam usually goes swimming.
Học sinh thứ nhất nói với học sinh thứ hai,học sinh thứ hai nói với học sinh thứ ba,cứ như vậy cho đến học sinh sau cùng của nhóm nghe được và đọc to câu nói mà giáo viên đã đọc.Nhóm nào đọc hoàn chỉnh nhất thì thắng.
* Rub out and Remember:
Sau khi giới thiệu xong từ mới giáo viên có thể dùng trò chơi này để kiểm tra xem học sinh có nhớ từ hay không.
Giáo viên lần lượt xoá các từ trên bảng nhưng không theo thứ tự.Sau khi xoá các từ tiếng Anh,giáo viên chỉ vào từ tiếng Việt và học sinh đọc to từ tiếng Anh tương ứng.
Tiếp tục cho đến khi tất cả các từ trên bảng được xoá hết và học sinh đã ghi nhớ từ mới.
Chia học sinh làm hai nhóm và yêu cầu mỗi nhóm ghi lại những từ tiếng Anh tương ứng lên bảng.
* Search through:
Giáo viên giải thích luật chơi.Đây là một dạng bài tập đọc lướt nhanh.
Viết các từ vào trong vòng tròn.Trước khi xoá,cho học sinh đọc lại các từ đó.Xoá xong ,giáo viên chỉ vào vòng tròn cho học sinh đọc lại.Cứ làm như vậy cho đến khi học sinh nhớ hết tất cả các từ.
Chia lớp thành hai đội,đến lượt đội mình học sinh được yêu cầu phải viết lại các từ vào đúng vị trí trong vòng tròn.Nếu đúng hình thái và vị trí thì được một điểm,sai thì không có điểm.
Tiếp tục như vậy cho đến khi các vòng tròn đều được ghi chữ.Đôi nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng.
d/ Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng viết:
* Correcting common mistakes:
Giáo viên chuẩn bị những từ hoặc câu trong đó có từ hoặc câu đúng và sai.
Học sinh phát hiện ra những từ hoặc câu có lỗi sai và sửa lại.
Nhóm nào phát hiện ra nhiều lỗi sai và sửa lại đúng thì thắng.
* Fill in the letters:
Giáo viên chuẩn bị một số từ vựng học sinh đã học trong đó có một hoặc hai kí tự bị thiếu.
Học sinh phải thêm kí tự thích hợp vào từ vựng sao cho từ đó có nghĩa.
Ví dụ: bo_k : book ans_ _r : answer
* Jumbled sentenses:
Giáo viên viết một số câu,trong đó có các từ bị xáo trộn lên bảng.
Yêu cầu học sinh sắp xếp lại trật tự từ để thành những câu hoàn chỉnh.
* Jumbled words:
Giáo viên viết 5-8 từ đã bị xáo trộn các kí tự lên bảng và nêu chủ đề của các từ đó.
Học sinh sắp xếp lại trật tự từ và viết lên bảng.
* Living words:
-Giáo viên chia lớp ra làm hai nhóm và đưa cho mỗi nhóm một kí tự a,b,hoặc o…
-Học sinh ghi ra càng nhiều càng tốt những từ bắt đầu bằng những kí tự đó.
Ví dụ: HS1 có kí tự a viết: apple,armchair…
HS2 có kí tự b viết: bread,book,…
HS3 có kí tự o viết: orange,onion,…
Nhóm nào ghi được nhiều từ đúng hơn thì thắng.
* Net works:
Viết mạng từ lên bảng.
Học sinh ở mỗi đội lên bảng và ghi những thông tin về các chủ điểm đó.
Ví dụ:
summer activities winter
in seasons
go swimming play soccer
B. THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
I/ Một số thủ thuật và hoạt động bổ trợ:
Để sử dụng Language games một cách hiệu quả,người giáo viên cần phải sử dụng kết hợp những thủ thuật và hoạt động khác nhau để tránh nhàm chán và làm cho học sinh thấy được việc “học mà chơi,chơi mà học” là sự khám phá tri thức và khả năng của các em.
* Black board drill:
Giáo viên vẽ hình minh hoạ lên bảng.Học sinh đặt câu hỏi với hình vẽ sử dụng cấu trúc đang học.( Nếu giáo viên chưa có năng khiếu vẽ có thể tham khảo sách 1000+Pictures for Teachers to Copy do tác giả Andrew Wright biên soạn )
* Comprehension questions:
Sử dụng những câu hỏi liên quan đến nội dung chính của bài đọc hoặc bài nghe để kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh.
* Mine drill:
Giáo viên làm điệu bộ (ví dụ: gv mở sách ra…)học sinh đặt câu với cấu trúc đang học.
Ví dụ : Open your book.
I’m reading a book.
.etc….
* Picture drill:
Giáo viên chuẩn bị từ 6- 8 tranh vẽ.
Lướt qua các từ vựng trong tranh vẽ.
Đưa tranh vẽ lên.Học sinh đặt câu dựa vào tranh vẽ sử dụng cấu trúc đang học.
* Questions and answers:
Giáo viên đưa cho học sinh một loạt các câu hỏi.Những câu hỏi này được thiết kế sao cho các câu trả lời sẽ tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
* Substitution drill:
Giáo viên có thể cho học sinh thay thế các bộ phận khác nhau trong câu như chủ ngữ,động từ,tân ngữ,…
* Transformation drill:
Thủ thuật này được dùng để luyện tập cấu trúc câu.
Giáo viên nêu câu tình huống và học sinh phải biến đổi thành một câu khác có cấu trúc đang rèn luyện.
Ví dụ: Học sinh đang luyện tập cấu trúc “ I’d like…”
GV: You are hungry.
HS: I’d like some chicken.
GV: You are thirsty.
HS: I’d like some orange juice.
Hoặc: Học sinh đang học cấu trúc “It’s+adj+to-infinitive”
GV: English is easy to learn.
HS: It’s easy to learn English.
* Word cue drill:
Tương tự như thủ thuật Picture drill nhưng thay vì sử dụng tranh vẽ,giáo viên sử dụng từ gợi ý để luyện tập cho học sinh.
* Listening to sounds:
Học sinh nhắm mắt lại,khoanh hai tay lên bàn,gối đầu lên hai tay.
Học sinh nghe những âm thanh khác nhau và cố gắng nhận ra những âm thanh nghe được.
Sau hai phút học sinh mở mắt ra và thảo luận và mô tả âm thanh họ nghe được.
Hoạt đông này thích hợp cho vận dụng từ vựng và thì quá quá khứ đơn.
* kim’s game:
Đây có thể xem là một trò chơi cũng có thể xem là một hoạt động ôn tập từ vựng.
Tập hợp khoảng 6-8 vật dụng của học sinh.
Cho học sinh xem trước những vật đó trước khi bỏ vào túi.
Hỏi học sinh trong túi có những đồ vật gì ,hình dáng,và sở hữu của ai.
Cuối cùng lấy đồ vật ra và trả lại cho học sinh.
* Invisible elephant:
Vẽ vào không khí hình dáng con voi hoặc một hình nào đó bất kì.
Học sinh nói ra tên hình đó bằng tiếng Anh .
Thích hợp ôn tập từ vựng.
* Miming:
Viết một số từ vựng lên bảng.
Chia lớp thành hai nhóm,mỗi nhóm lần lượt chọn một từ trên bảng và diễn tả bằng hành động sao cho đội bạn nói ra được từ đã chọn.
II/ Nội dung thực hiện:
1/ Biện pháp:
Để đạt được hiệu quả cao trong việc áp dụng Language games trong những giờ học tiếng Anh,giáo viên và học sinh phải làm việc thật sự tích cực và chủ động.
Đối với giáo viên:
Cần phải chuẩn bị bài cẩn thận,chu đáo về mọi phương diện như: giáo án,giáo cụ trực quan…
Tiến hành từng bước và đúng phương pháp giảng dạy của mỗi kiểu bài học,giúp cho học sinh nắm vững ngữ pháp,cấu trúc,mẫu câu,hình thái từ vựng,ngữ nghĩa,chức năng…
Sử dụng linh hoạt các thủ thuật dạy học,áp dụng thực tế.
Phải không ngừng tìm tòi sáng tạo những thủ thuật giảng dạy để truyền đạt cho học sinh sao cho hiệu quả nhất.
Tạo ra không khí lớp học thoải mái,hào hứng,khuyến khích học sinh dùng tiếng Anh trong lớp học.
Giáo viên phải đóng vai trò là “người quản trò xuất sắc” ,thể hiện Language games hiệu quả.
Không ngừng học hỏi,tham khảo,sáng tạo những trò chơi mới đơn giản, hiệu quả.
Đối với học sinh:
Có tinh thần học tập tích cực.
Học bài và soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Nắm vững kiến thức đã học.
Tập trung nghe giảng và ghi chép đầy đủ.
2/ Một số ví dụ:
Với những loại hình trò chơi đã được hệ thống và phân loại ở trên,tuy không nhiều nhưng tôi đã vận dụng chúng vào bài giảng và đạt được kết quả cao.Có thể lấy ví dụ cụ thể:
a. Unit 9 The body
Lesson 2. A.3-5 (page 97-99 book 6)
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành bài học,học sinh sẽ có khả năng mô tả hình dáng người.
Nội dung ngôn ngữ:
Cấu trúc: He’s fat.
She’s tall.
Từ vựng: big,tall,heavy,strong,small,…
Aùp dụng:
Dùng trò chơi “Noughts and crosses”
Học sinh luyện tập sử dụng cấu trúc:She’s tall. Hoặc She’s a tall girl.
Big
fat
Short
Heavy
thin
Small
light
Weak
strong
Dùng “Grid” để luỵên tập thêm
Tall?short?fat?thin?
Listen
a
(4)
b
(3)
c
(2)
d
(1)
b. Unit 10. Staying healthy
Lesson 5 C.1-5 ( page 112-113 book 6)
Mục tiêu:
Sau khi hoàn thành bài học,học sinh sẽ có khả năng :
-Nói tên một số thức ăn,thức uống thông thường.
-Nói về sở thích thông thường.
Nội dung ngôn ngữ:
Cấu trúc: I like fish.
I don’t like carrot.
Từ vựng: Trang 112-113
Aùp dụng:
Game: Living words
Chia lớp thành hai nhóm.Mỗi nhóm đều có các kí tự :A,B,C,O
Học sinh mỗi đôi ghi ra và đọc:
Ví dụ: apple,apple juice,bean,bread,carrot,coffee,cucumber,orange,…
Game: Find someone who
Do you like vegetables?
Would you like…?
Name
Fish
Chicken
Rice
Vegetables
Extra- game: Noughts and crosses
Nói chung tuỳ theo mục tiêu bài học và ý đồ giảng dạy của mình,giáo viên có thể sử dụng Language games linh hoạt hơn.
III/ Bài học kinh nghiệm và kết quả đạt được:
1/ Bài học kinh nghiệm:
Trước đây,do chưa nắm được tình hình học tập của học sinh xã vùng 3 –học sinh con em nông dân và dân tộc thiểu số ít có điều kiện học tập,nên khi lên lớp tôi giảng và nói rất nhiều nhưng đa số các em thường hay quên những kiến thức vừa học trên lớp vì các em ít có thời gian hoặc lười học bài ở nhà.
Thấy được vấn đề đó,những năm gần đây tôi đã đề ra cho mình phương pháp giảng dạy và bồi dưỡng học sinh một cách linh động,sáng tạo hơn,giúp các em nhớ bài học ngay tại lớp.Các em luyện tập,thực hành và vận dụng ngôn ngữ mới hiệu quả hơn.
Khi vận dụng Language games,giáo viên cần phải diễn giải trò chơi và học sinh thực hiện trò chơi một cách rõ ràng,nhanh chóng và hiệu quả.Giáo viên phải chủ động thời gian từ 5 đến 7 phút theo tinh thần của mỗi trò chơi và mỗi bài học khác nhau,kết hợp với việc vận những kiến thức mà học sinh đã tích luỹ được,giúp cho học sinh cảm thấy dễ và thích thú tham gia vào trò chơi.
Hướng dẫn học sinh làm quen với nhiều trò chơi để đến những giờ học sau học sinh không phải bỡ ngỡ và tham gia nhiệt tình hơn.
2/ Kết quả đạt được:
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy tôi đã gặt hái được một số kết quả đáng phấn khởi;cụ thể là học sinh đã xác đinh được động cơ học tập rõ ràng,yêu thích bộ môn tiếng Anh hơn;Lớp học,giờ học tiếng Anh không còn nham chán mà luôn thích thú,thoải mái cho cả thầy và trò.Việc dạy học thông qua Language games đã giúp cho học sinh không bị thụ động mà luôn phát huy tinh thần học tập cao hơn.Nhiều học sinh trước đây còn e ngại học tiếng Anh,nay đã mạnh dạn hơn,phát biểu nhiều hơn,cố gắng sử dụng ngôn ngữ đích nhiều hơn.Đó cũng nhờ hiệu ứng “học mà chơi,chơi mà học” của Language games.
C.KẾT LUẬN
I/Kết luận chung:
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn tiếng Anh.
Nhiều người cho rằng sử dụng Language games trong giờ học sẽ tốn nhiều thời gian.Thế nhưng nếu chúng ta nghiên cứu và thiết kế lại cho phù hợp với bài học thì chính Language games là yếu tố giúp cho bài giảng trôi chảy và thành công,đồng thời tạo hưng phấn cho học sinh tiếp thu và vận dụng ngôn ngữ một cách tích cực nhất.
Thực tế tôi đã áp dụng những trò chơi ngôn ngữ trong lớp học và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ vì thế tôi đã mạnh dạn viết sáng kiến này với mong muốn nó
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số trò chơi ngôn ngữ trong giờ học tiếng Anh.doc