Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người

Về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo: Thực tiễn áp dụng chế định án treo và thi hành

Nghị định số 61/2000/NĐ-CP đă bộc lộ những điểm bất cập như sau:

Một là, Khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Trong thời gian thử thách,

toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính

quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người kết án có

trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo

dục người đó". Và khoản 3 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục đưa ra thi hành bản án và

quyết định của toà án, nêu rõ: "Quyết định thi hành án, trích lục bản án hoặc quyết định phải

được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp nơi thi hành án, cơ quan thi hành án và người bị kết án".

Như vậy, về thủ tục “giao người được hưởng án treo ” đã được xác lập theo tinh thần khoản 2

Điều 60 Bộ luật hình sự đã viện dẫn trên. Song, vấn đề cần quan tâm là thời hạn bao lâu thì toà

án gửi quyết định thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và trích lục bản án cho viện kiểm sát

để thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục để họ

thực hiện trách nhiệm của mình theo luật định?

pdf28 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề chủ yếu về pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm; Thông tư 46/2011/TT-BCA ngày 30-6-2011 Quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân; Thông tư 40/2011/TT-BCA ngày 27-6-2011 Quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân; Nghị định 64/2011/NĐ- CP ngày 28-7-2011 Quy định việc thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh; Thông tư 40/2011/TT- BCA ngày 27-6-2011 Quy định tiêu chuẩn thi đua chấp hành án phạt tù và xếp loại chấp hành án phạt tù cho phạm nhân; Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP ngày 22-10-2010 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật hình sự. 1.3. Vai trò của pháp luật thi hành án hình sự trong việc bảo vệ các quyền con người. Vai trò đặc biệt quan trọng không thể thay thế của pháp luật trong việc bảo vệ các quyền con người được thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất, pháp luật là phương tiện thể chế hóa, pháp lý hóa, chính thức thức hóa các quyền con người. Thứ hai, pháp luật là công cụ bảo đảm giá trị hiện thực của quyền con người. Chương 2 CÁC QUY PHẠM PHÁP LUẬT PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG. 2.1. Bảo vệ các quyền con người bằng chế định về các chủ thể thi hành án hình sự. Thi hành án là hoạt động phức tạp vừa có sự tham gia của các cơ quan thi hành án chuyên trách, vừa có sự tham gia của chính quyền địa phương, của các cơ quan nhà nước khác, sự chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với việc tổ chức thi hành án hàng ngày diễn ra trên địa bàn địa phương, các tổ chức xã hội và công dân mới thi hành án có hiệu quả. Theo Luật Thi hành án hình sự thì cơ quan quản lý thi hành án hình sự được quy định thuộc Bộ công an và Bộ Quốc phòng. Cơ quan thi hành án hình sự được chia thành 4 cấp từ cấp Bộ đến cấp quận huyện, quân khu và tương đương: Cấp Bộ có: Trại giam thuộc Bộ công an, trại giam thuộc Bộ quốc phòng, trại giam thuộc quân khu. Cấp tỉnh có: Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Cấp huyện có: Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong quân đội có cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương. Ngoài các cơ quan nêu trên Luật Thi hành án hình sự còn quy định cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự, gồm: Trại tạm giam thuộc công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương. 2.2. Bảo vệ các quyền con người trong chế định thi hành án tử hình Thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền tước bỏ quyền sống của người chấp hành án theo quy định của Luật thi hành án hình sự. Một trong những hình thức đảm bảo quyền sống của con người trong thi hành án tử hình là quy định về những nguyên tắc khi áp dụng hình phạt này đảm bảo "không ai bị tước đoạt mạng sống một cách tùy tiện". Hình thức thi hành án tử hình cũng là một khía cạnh thể hiện sự đảm bảo quyền con người. Cách thức thi hành án tử hình tạo nên cuộc tranh luận giữa những người duy trì và những người muốn xóa bỏ hình phạt này bởi nó liên quan đến "quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục" được ghi nhận tại Điều 5 Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền 1984 và cụ thể hóa tại Điều 7 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị 1966. Bảo vệ các quyền con người trong thi hành án tử hình còn được thể hiện trong những quy định về quyền của người bị kết án tử hình. Đó là quyền được hưởng các tiêu chuẩn về ăn, uống, khám chữa bệnh, gửi nhận thư, quà thăm nuôi, quyền khiếu nại, tố cáo trong thời gian chờ thi hành án tử hình. Sau khi đã bị thi hành án, tiền và tài sản khác gửi lưu ký tại trại giam được trả lại đầy đủ cho người thân hoặc người được ủy thác của họ. Về tử tù, luật cũng có những quy định mới: Ngoài việc được tự mình đọc quyết định thi hành án, quyết định không kháng nghị của viện trưởng VKSND tối cao và chánh án TAND tối cao hoặc quyết định bác đơn xin ân giảm của Chủ tịch nước..., tử tù còn được ăn uống, viết thư cho người thân. Thậm chí còn cho phép tử tù ghi âm lại lời nói của mình để gửi cho thân nhân. Luật thi hành án hình sự có quy định về việc giải quyết trường hợp thân nhân xin nhận tử thi, hài cốt của người bị chấp hành án tử hình. Quy định này là chính sách nhân đạo thể hiện tư tưởng bảo vệ quyền con người của Đảng và Nhà nước ta; giải quyết yêu tố tâm linh cho gia đình người bị chấp hành án tử hình; phù hợp với truyền thống, đạo đức của dân tộc đối với người đã mất. 2.3. Bảo vệ các quyền con người trong chế định thi hành hình phạt tù. Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội. Án phạt tù bao gồm tù có thời hạn và tù chung thân. Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thời hạn áp dụng đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba năm, tối đa là hai mươi năm; áp dụng tổng hợp đối với một người phạm nhiều tội tối đa là ba mươi năm. Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Hình phạt này không áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Những giới hạn áp dụng hình phạt tù (có thời hạn và tù chung thân) là một hình thức để đảm bảo quyền con người. Tư tưởng bảo vệ các quyền con người còn được thể hiện trong việc ghi nhận các quyền cùa phạm nhân trong và sau khi chấp hành xong hình phạt. Trong thời gian chấp hành hình phạt tù, phạm nhân được học văn hóa, học nghề, hưởng chế độ khám chữa, điều trị bệnh, được gửi, nhận thư, bưu kiện, bưu phẩm, gặp gỡ thân nhân, nhận quà thăm nuôi theo đúng quy định chung; nếu chết hoặc bị thương tật do tai nạn lao động thì được hưởng chế độ bảo hiểm; được quyền khiếu nại tố cáo về những quyết định, những hành vi trái pháp luật của các cán bộ cơ quan thi hành án hoặc cán bộ cơ quan khác; được xét giảm thời hạn chấp hành, hoãn việc chấp hành án hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo quy định của pháp luật. Về chế độ học tập, học nghề và quyền được thông tin của phạm nhân: Phạm nhân phải học pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hoá, học nghề. Về chế độ lao động của phạm nhân: Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng; được nghỉ lao động các ngày thứ bảy, ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Về chế độ ăn, ở của phạm nhân: Phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật, thì định lượng ăn được tăng thêm. Về chế độ mặc và tư trang của phạm nhân: Phạm nhân được cấp quần áo theo mẫu thống nhất, khăn mặt, chăn, chiếu, màn, dép, mũ hoặc nón, xà phòng; phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh của phụ nữ. Về chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ đối với phạm nhân: Phạm nhân được hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án. Thời gian hoạt động được thực hiện theo quy chế trại giam. Chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi Phạm nhân nữ có thai nếu không được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì được bố trí nơi ở hợp lý, được khám thai định kỳ hoặc đột xuất, được chăm sóc y tế trong trường hợp cần thiết; được giảm thời gian lao động, được hưởng chế độ ăn, uống bảo đảm sức khoẻ. Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của Bộ luật lao động. Trong thời gian nghỉ sinh con, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn, định lượng ăn theo chỉ dẫn của y sĩ hoặc bác sĩ, được cấp phát thực phẩm, đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Phạm nhân nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi được bố trí thời gian phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con. Về chế độ gặp thân nhân, nhận quà của phạm nhân Phạm nhân được gặp thân nhân một lần trong 01 tháng, mỗi lần gặp không quá 01 giờ, trường hợp đặc biệt thì được kéo dài thời gian nhưng không quá 03 giờ. Phạm nhân được khen thưởng thì được gặp thân nhân thêm một lần trong 01 tháng. Phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế trại giam hoặc lập công thì được gặp vợ hoặc chồng ở phòng riêng không quá 24 giờ. Về chế độ liên lạc của phạm nhân Phạm nhân được gửi mỗi tháng hai lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 05 phút. Về chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân Phạm nhân được hưởng chế độ phòng, chống dịch bệnh. Phạm nhân bị ốm, bị thương thì được khám và điều trị tại cơ sở y tế của trại giam, trại tạm giam hoặc tại cơ sở chữa bệnh cấp huyện. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị của các cơ sở chữa bệnh đó thì được chuyển đến cơ sở chữa bệnh cấp tỉnh, bệnh viện quân đội hoặc bệnh viện trung ương để điều trị Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, họ được trả lại đầy đủ tiền bạc và tài sản khác đã ký gửi ở trại giam; được cấp tiền tàu xe, tiền ăn trên đường về nơi cư trú Đảm bảo quyền con người trong thi hành án phạt tù còn được thể hiện trong chế độ giam giữ, quản lý có tính chất phân loại phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính, mức độ nguy hiểm của tội phạm. 2.4. Bảo đảm quyền con người trong thi hành các hình phạt chính khác. Căn cứ khoản 1 Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999 thì ngoài các hình phạt chính: tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn còn có các hình phạt chính khác: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và trục xuất. 2.5. Bảo đảm quyền con người trong thi hành các hình phạt bổ sung. Theo khoản 2 Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999, các hình phạt bổ sung bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính); trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính). Trong mục này, người viết không đề cập đến thi hành hình phạt tiền và trục xuất (đã được xem xét ở mục 2.3). 2.6. Bảo đảm quyền con người trong thi hành các biện pháp tư pháp. Các biện pháp tư pháp theo chương VI Bộ luật hình sự năm 1999 bao gồm: Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; Buộc công khai xin lỗi; Bắt buộc chữa bệnh. Riêng đối với người chưa thành niên phạm tội còn có biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Đưa vào trường giáo dưỡng. Hai biện pháp tư pháp áp dụng riêng cho người chưa thành niên phạm tội sẽ được phân tích ở mục 2.7. 2.7. Bảo đảm quyền con người trong thi hành án hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Người chưa thành niên theo quy định của pháp luật hình sự là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Mục đích của việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Bởi vậy, người chưa thành niên phạm tội chỉ có thể bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây: Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn. Không áp dụng hình phạt tử hình, tù chung thân và các hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội; đồng thời hạn chế áp dụng hình phạt tù. Việc áp dụng các hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội luôn ở mức nhẹ hơn người đã thành niên phạm tội tương ứng. Các biện pháp tư pháp được áp dụng riêng cho người chưa thành niên phạm tội bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào trường giáo dưỡng. Những biện pháp tư pháp này có đặc điểm đặc biệt là: Có tác dụng thay thế hình phạt và người chưa thành niên phạm tội được áp dụng các biện pháp này thì không bị coi là có án tích. 2.8. Bảo vệ quyền con người thông qua chế định tha miễn. Chế định tha miễn là chế định mang tính chất nhân đạo, phản ánh sự khoan hồng của Nhà nước đối với người phạm tội. Trong lĩnh vực thi hành án hình sự, biện pháp tha miễn được thể hiện trong những quy định về: miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, xóa án tích. 2.9. Bảo vệ các quyền con người thông qua nguyên tắc thi hành án hình sự. Thứ nhất, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Thứ hai, nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa. Thứ tư, nguyên tắc bình đẳng trong thi hành án hình sự. Thứ năm, nguyên tắc phân hóa trong thi hành án hình sự. Thứ sáu, nguyên tắc nghiêm trị kết hợp với khoan hồng. Thứ bảy, nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự. Thứ tám, nguyên tắc đảm bảo sự tham gia, phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình trong việc giáo dục, cải tạo người chấp hành án. 2.10. Bảo vệ các quyền con người thông qua chế định về tái hòa nhập cộng đồng. Vấn đề tái hòa nhập cộng đồng đối với những người vi phạm pháp luật hình sự bị cách ly khỏi xã hội ở Việt nam là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Mục đích của chính sách này là nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho những người đã chấp hành xong hình phạt tạo lập một cuộc sống bình thường. Để thực hiện mục đích này, các biện pháp tái hòa nhập cộng đồng ở Việt nam được thực hiện trong 2 giai đoạn: trong quá trình những người phạm pháp đang chấp hành hình phạt và sau khi họ đã kết thúc thời hạn bị cách ly khỏi xã hội. Nhiệm vụ của thi hành án phạt tù không chỉ dừng lại ở việc thực hiện đầy đủ các nội dung được ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án, mà còn tạo điều kiện cần thiết để những người đã chấp hành xong hình phạt tù có thể trở lại cuộc sống bình thường trong xã hội. Chương 3 THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ CÁC QUYỀN CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VIỆT NAM 3.1. Thực tiễn thi hành án hình sự ở Việt Nam trong việc bảo vệ các quyền con người. 3.1.1. Những kết quả đã đạt được. Trong 6 năm từ 2005 đến 2010, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố đã tiếp nhận 345.665 lượt hồ sơ đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù do cơ quan Công an chuyển đến. Qua thẩm định, Viện kiểm sát nhân dân các tỉnh, thành phố đã đề nghị loại hồ sơ không đủ điều kiện được xét giảm như: Chưa chấp hành đủ thời gian được xét giảm, chưa bồi thường về dân sự, vi phạm kỷ luật, yêu cầu đưa vào danh sách đề nghị xét giảm 214 trường hợp. Kết quả Toà án nhân dân cấp tỉnh đã ra quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 291.122 phạm nhân đủ điều kiện. Thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với những người phạm tội đã thực sự cải tạo tiến bộ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 4) phối hợp cùng các ngành liên quan tiến hành thẩm định đề nghị Hội đồng đặc xá và được Chủ tịch nước đặc xá cho 71.990 người. 3.1.2. Những tồn tại. Bên cạnh những thành tựu đã đạt như đã đề cập ở trên, trong hoạt động bảo vệ quyền con người bằng pháp luật thi hành án hình sự vẫn còn tồn tại những hạn chế sau: Thứ nhất, do vi phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng mà vấn đề quyền con người trong thi hành án hình sự đã không được bảo đảm. Một số bản án, quyết định thi hành án thiếu chính xác, chưa tổng hợp các bản án phải thi hành hoặc không trừ thời hạn tạm giữ, tạm giam; Thứ hai, do vi phạm trong công tác quản lý và giáo dục người chấp hành án phạt tù mà vấn đề quyền con người trong thi hành án hình sự đã chưa được bảo đảm. Thứ ba, vi phạm trong việc thực hiện chế độ đối với người chấp hành án phạt tù, cụ thể: - Do lưu lượng phạm nhân tăng trong khi cơ sở vật chất phục vụ cho việc giam giữ bị xuống cấp, việc đầu tư xây dựng tuy có được quan tâm so với nhiều năm trước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giam giữ; - Chế độ ăn, mặc, khám chữa bệnh: Một số Trại giam chưa thực hiện chế độ ăn, mặc theo quy định như: chưa thực hiện chế độ ăn theo quy định trong ngày Tết dương lịch, ngày giỗ Tổ, chưa đảm bảo định lượng rau xanh, đường ... - Việc tổ chức thực hiện chế độ lao động còn có tình trạng khoán trắng, đưa ra định mức lao động cao, chưa đảm bảo an toàn lao động, lao động vào ngày nghỉ nhưng không được nghỉ bù, không được bồi dưỡng - Việc giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ thi hành án còn có trường hợp không đúng quy định, có Trại giam còn đề nghị giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho cả những phạm nhân chưa đủ thời gian chấp hành án phạt tù, phạm nhân xếp loại cải tạo trung bình. Thực tế cho thấy, nhiều năm qua, các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực thi hành án hình sự mới chỉ quan tâm đến việc thi hành hình phạt tù, tử hình, trục xuất mà chưa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thi hành các hình phạt khác. Bên cạnh đó, việc nhiều cơ quan khác nhau có trách nhiệm tổ chức thi hành án hình sự, biện pháp tư pháp, cũng như chưa có tổ chức bộ máy chuyên trách quản lý thống nhất việc thi hành án, khiến công tác thi hành án hình sự còn bị phân tán, không đồng bộ. Về thi hành án tử hình: Thực tế trong hàng chục năm qua cho thấy việc thi hành hình phạt tử hình bằng xử bắn có tác dụng răn đe tội phạm, tuyên truyền phòng ngừa tội phạm cao. Tuy nhiên biện pháp này làm cho thi thể bị cáo không nguyên vẹn và có ảnh hưởng nhiều tới tâm lý, tư tưởng cán bộ chiến sĩ thi hành án. Trong quá trình thi hành hình phạt tử hình đã xuất hiện nhiều vướng mắc như kiểm tra căn cước, xác định vân tay của tử tù, hoãn thi hành án, gia đình xin nhận xác bị án về mai táng. Trong thời gian qua các địa phương rất khó tìm địa điểm làm pháp trường, nhất là các tỉnh đồng bằng. Vì vậy có tỉnh như Nghệ An phải đi xa 140 km mới có địa điểm thi hành án tử hình. Hiện nay, việc người bị kết án tử hình phải chờ đợi thi hành án quá lâu trong xà lim của trại giam vừa gây nhiều khó khăn cho trại giam, vừa gây tâm nặng nề cho người bị kết án. Nhiều trường hợp kéo dài năm bảy năm, thậm chí hàng chục năm nhưng không thi hành án. Có nhiều lý do về việc chậm trễ này mà hầu hết đều không phải do người bị thi hành án tử hình gây ra. Về thi hành hình phạt tù: Ở Việt Nam, theo các nguồn tin công khai có khoảng 40 trại giam đang tồn tại, do Cục V26 Bộ Công an quản lý. Và theo quy định của pháp luật thì mỗi trại giam chỉ được giam giữ từ 1000 đến 1500 tù nhân. Như vậy, Việt Nam có khoảng 40.000 đến 60.000 tù nhân. Với dân số vào khoảng 80 triệu người thì tỷ lệ tù nhân của Việt Nam là khoảng 75 tù nhân trên 100000 dân". Công tác thi hành án phạt tù bên cạnh những thành tựu còn có những hạn chế sau: Thứ nhất, về phân loại trại: do sự thay đổi trong phân loại tội phạm từ 2 thành 4 nên việc phân loại, chuyển phạm nhân đến các trại giam có cùng tính chất gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, về điều kiện sinh hoạt, lao động: do số lượng phạm nhân quá đông mà phòng giam lại không đủ dẫn đến quá tải không đảm bảo quy dịnh 2m2/1 phạm nhân. Đối với phạm nhân là người chưa thành niên theo quy định phải giam riêng nhưng có lúc, có nơi do phạm nhân quá đông đã giam chung với cả phạm nhân đã thành niên. Các phạm nhân chủ yếu là trồng trọt, nấu ăn cho bếp của trại, các hình thức dạy nghề ít được chú trọng. Thứ ba, về chế độ khám chữa bệnh cho phạm nhân được thực hiện theo định kỳ tại trạm xá của trại. Đối với những phạm nhân mắc bệnh nặng thì được chuyển ra ngoài điều trị. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng phạm nhân mắc bệnh AIDS và nghiện ma túy rất phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công an chỉ thị không giam riêng số người bị mắc bệnh AIDS, cũng không thông báo cho họ về bệnh lý của mình mà chỉ thông báo cho cán bộ trại giam biết để theo dõi. Đối với những phạm nhân đã đến giai đoạn phát bệnh thì chuyển bệnh viện điều trị. Việc giam chung như vậy thì vấn đề lây nhiễm hoàn toàn có thể xảy ra nhưng nếu giam riêng thì không có lợi về tâm lý cho phạm nhân dẫn đến thái độ bất cần, liều lĩnh, gây khó khăn cho việc điều trị, cải tạo cũng như gây nguy hiểm cho cán bộ trại giam. Tuy nhiên pháp luật hiện hành lại chưa điều chỉnh vấn đề này, chưa quy định việc chăm sóc điều trị phạm nhân mắc bệnh, chưa quy định về chế độ chính sách đối với cán bộ trực tiếp tiếp xúc với phạm nhân nhiễm HIV. Thứ tư, về tạm đình chỉ thi hành án phạt tù theo Bộ luật tố tụng hình sự vẫn thuộc thẩm quyền của Chánh án tòa án đã ra quyết định thi hành án. Việc thực hiện trên thực tế gặp nhiều khó khăn bởi nơi ra quyết định thi hành án với nơi chấp hành án thường cách xa nhau. Do đó nhiều trường hợp trong thời gian chờ quyết định tạm đình chỉ thi hành án thì phạm nhân đã chết. Thứ năm, về thi hành hình phạt tù với người nước ngoài: do có xung đột pháp luật nên việc thi hành hình phạt tù đối với người nước ngoài gặp nhiều khó khăn. Mặt khác do không có thông tin cần thiết về nhân thân người nước ngoài bị kết án phạt tù nên gây khó khăn cho việc phân loại và quản lý đối tượng. Hơn nữa, cán bộ trại giam không biết tiếng nước ngoài nên khó khăn trong việc thu thập thông tin về đối tượng. Thứ sáu, về công tác quản lý và tổ chức thi hành án phạt tù còn mang tính phân tán dễ dẫn đến buông lỏng, chồng chéo và thiếu sự phối hợp. Cụ thể là công tác thi hành án hình sự do Bộ Công an quản lý nhưng quyết định thi hành án do Chánh án tòa án ra quyết định. Các tòa án quân sự xét xử sơ thẩm quyết định thi hành án hình sự nhưng Cục điều tra hình sự Bộ quốc phòng lại quản lý, giam giữ, cải tạo phạm nhân Việc theo dõi và quản lý phạm nhân còn chồng chéo, kém hiệu quả, trên thực tế đã tồn tại tình trạng là sau khi ra quyết định thi hành án phạt tù, Tòa án hoàn toàn không thể biết rõ được phạm nhân được đưa đi cải tạo ở đâu? Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao trước Quốc hội đã thừa nhận là cho đến nay đang có hơn 8.000 người bị án không rõ vì lý do gì vẫn sống ngoài vòng pháp luật, chưa bị bắt đi thụ hình, riêng tại TP. Hồ Chí Minh trong năm 1999 số lượng người phải thụ án là 13.875 người, nhưng chỉ giải quyết được 10.691 người, còn 3.184 người phải thụ án chưa giải quyết; năm 2000 có 13.521 người phải thụ án, nhưng chỉ mới giải quyết được 10.767 người, còn 2.754 người phải thụ án chưa bị bắt đi cải tạo ở các trại giam. Đối với các loại hình phạt khác như phạt tiền, tỷ lệ thi hành đạt được khoảng 60-80%2. Tại Tp. HCM, thống kê các năm gần đây cho thấy các loại hình phạt tiền, tịch thu tài sản còn ít hơn, chỉ đạt khoảng 45-50%, các vụ án điển hình như Epco-Minh Phụng, Tamexco, Ngọc Thảo. Về thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo: Thực tiễn áp dụng chế định án treo và thi hành Nghị định số 61/2000/NĐ-CP đă bộc lộ những điểm bất cập như sau: Một là, Khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: "Trong thời gian thử thách, toà án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó". Và khoản 3 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự về thủ tục đưa ra thi hành bản án và quyết định của toà án, nêu rõ: "Quyết định thi hành án, trích lục bản án hoặc quyết định phải được gửi cho viện kiểm sát cùng cấp nơi thi hành án, cơ quan thi hành án và người bị kết án". Như vậy, về thủ tục “giao người được hưởng án treo” đã được xác lập theo tinh thần khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự đã viện dẫn trên. Song, vấn đề cần quan tâm là thời hạn bao lâu thì toà án gửi quyết định thi hành hình phạt tù cho hưởng án treo và trích lục bản án cho viện kiểm sát để thực hiện chức năng kiểm sát thi hành án và gửi cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục để họ thực hiện trách nhiệm của mình theo luật định? Về thi hành án với người chưa thành viên: Việc giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân chưa thành niên chưa tách biệt khỏi việc giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân đã thành niên; chưa bố trí công việc phù hợp với người chưa thành niên và chưa sử dụng hợp lý kết quả lao động của phạm nhân chưa thành niên, chưa bảo dảm cho các em có điều kiện học tập, nghỉ ngơi vui chơi giải trí, chưa quy định về trợ giúp pháp lý với người chưa thành niên phạm tội và cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của các em. Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và án treo đối với người chưa thành niên phạm tội còn nhiều bất cập. Việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và án treo đối với người chưa thành niên phạm tội có nhiều nét dặc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050002222_0586_2009397.pdf
Tài liệu liên quan