PHẦN 1: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CHUNG TẠI CÔNG TY VIETEL. 1
I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị. 1
1. Quá trình hình thành và phát triển. 1
2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. 5
2.1. Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietel. 5
2.2. Định hướng phát triển của Công ty. 6
3. Quy trình công nghệ sản xuất. 6
4. Môi trường hoạt động của Công ty VIETEL. 7
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý. 9
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 9
2. Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận 10
III. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. 13
1. Sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. 13
2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. 13
IV. Đặc điểm tổ chức bộ máy Kế toán và hình thức sổ Kế toán. 14
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Kế toán. 14
2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. 15
3. Hình thức sổ kết toán áp dụng tại đơn vị. 19
PHẦN 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY. 20
I. Các phần hành Kế toán tại đơn vị. 20
II. Quy trình hạnh toán Kế toán của từng phần hành cụ thể. 21
1. Tài sản cố định. 21
2. Kế toán vật tư. 25
3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 30
4. Hạch toán chi phí sản xuất – kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. 33
5. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. 35
6. Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty VIETEL. 37
7. Hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty VIETEL. 39
8. Hạch toán các nghiệp vụ dự phòng. 42
9. Hạch toán vốn chủ sở hữu. 42
10. Báo cáo kế toán tài chính. 44
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT. 45
53 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề chung tại công ty điện tử viễn thông quân đội Vietel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán Ngân hàng
Kế toán giá thành
Kế toán vật tư, hàng hoá, TSCĐ, VAT
Kế toán trung tâm điện thoại đường dài
Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương và BHXH, BHYT,KPCĐ
Kế toán theo dõi Trung tâm công nghệ thông tin và ban dự án
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
Kế toán trưởng: Ông Vũ Xuân Cự.
- Phụ trách chung, giúp giám đốc tổ chức chỉ đạo hướng dẫn thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, hạch toán, xin cấp vốn lưu động, vay vốn ưu đãi, xin cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
- Kiểm tra và ký tất cả các loại chứng từ kế toán, tờ trình, hợp đồng và các văn bản liên quan trước khi chuyển sang Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc được uỷ quyền) ký duyệt.
- Giải quyết các mối quan hệ đối ngoại, đối nội, những vướng mắc đối với người đến giao dịch.
- Kiểm tra, đôn đốc kế toán viên thực hiện đúng nhiệm vụ chức trách được giao.
- Đôn đốc kiểm tra thanh quyết toán, nhận thầu, giao thầu, giao khoán, tạm ứng, tạm thu báo có tài chính.
- Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật tài chính xã hội năm, quý.
- Đôn đốc kiểm tra, tổng hợp báo cáo tài chính quý, năm báo cáo đúng quy định và định kỳ báo cáo Đảng uỷ Công ty về công tác tài chính.
Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: Nguyễn Ngọc Chinh.
- Giúp Kế toán trưởng điều hành hoạt động công tác tài chính, kế toán khi kế toán trưởng vắng mặt tại cơ quan hoặc uỷ quyền.
- Kiểm tra, đôn đốc các kế toán viên thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao và các xí nghiệp, trung tâm, thanh toán chi phí, hạch toán giá thành, doanh thu.
- Ký thay Kế toán trưởng vào các chứng từ kế toán đòi hỏi phải giải quyết ngay khi Kế toán trưởng vắng mặt tại cơ quan hoặc uỷ quyền.
- Ký duyệt Chứng từ ghi sổ hàng tháng.
- Đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp báo cáo tài chính đúng quy định.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị đôn đốc, kiểm tra các nhân viên kế toán lập kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính năm, quý đúng quy định.
Kế toán thanh toán: Phạm thị Hồng.
- Viết phiếu thu – chi.
- Giao dịch với khách hàng đến thanh toán, đối chiếu công nợ.
- Kiểm tra hồ sơ, chứng từ thanh toán trước khi chuyển sang Kế toán trưởng ký.
- Đôn đốc, kiểm tra thanh toán tạm ứng, tạm thu với các cơ quan đơn vị.
- Trực tiếp theo dõi xí nghiệp khảo sát thiết kế; hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thanh quyết toán, hạch toán đúng quy định.
- Theo dõi và giải thích số dư các tài khoản: 138, 141, 338, 414, 415, 416, 431, 136, 336 xí nghiệp khảo sát thiết kế.
Kế toán tiêu thụ: Đào Thuý Hường.
- Căn cứ vào kế hoạch doanh thu quý, năm, phối hợp với phòng Kế hoạch và kế toán giá thành trực tiếp đôn đốc các cơ quan, đơn vị hoàn công hồ sơ, nghiệm thu, thanh lý thanh quyết toán với bên A để tính doanh thu.
- Viết hoá đơn tài chính bán hàng cho: Xí nghiệp xây lắp công trình, xí nghiệp khảo sát thiết kế, trung tâm điện thoại đường dài, trung tâm xuất nhập khẩu, trung tâm công nghệ thông tin, trung tâm dịch vụ kỹ thuật viễn thông.
- Trực tiếp theo dõi trung tâm báo cáo: Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc thanh quyết toán hạch toán đúng quy định.
- Lập báo cáo bán hàng, tiêu thụ hàng quý, năm của Công ty.
- Theo dõi và giải thích số dư tài khoản: 131, 511, 711, 811, 911, 421, Tài khoản 136 – 336 trung tâm báo cáo.
Kế toán Ngân hàng: Đặng thị Kim Hoa.
- Viết Séc, uỷ nhiệm chi, phiếu chi séc, và các thủ tục trình tự chuyển tiền bảo lãnh tại ngân hàng.
- Tiếp nhận, xử lý, lưu giữ các hợp đồng và hồ sơ về mua bán uỷ thác xuất nhập khẩu, ngoại thương.
- Trực tiếp theo dõi trung tâm xuất nhập khẩu, trung tâm TMDV hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc thanh quyết toán, hạch toán đúng quy định.
- Theo dõi tiền công ty vay và trả, tiền thiết bị VOIP, INTERNET, di động thời hạn phải trả và đã trả.
- Theo dõi và giải thích số dư các Tài khoản 112, 341, 311, Tài khoản 136 – 336 Trung tâm xuất nhập khẩu, trung tâm TMDV.
Kế toán giá thành: Trương Thu Hà.
- Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng quý, năm, phối hợp với Phòng Kế hoạch và các kế toán thanh toán. Kiểm tra đôn đốc thanh toán hợp đồng giao thầu, giao khoán để hạch toán chi phí và tính giá thành.
- Phối hợp với các cơ quan và các kế toán lập kế hoạch giá thành hàng quý, năm kế hoạch chi phí bán hàng, kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Theo dõi trực tiếp: Đại diện Công ty phía nam, trung tâm KDĐT.
- Theo dõi và giải thích số dư các Tài khoản: 136 – 336 Đại diện và TTKDĐT Tài khoản 621, 622, 627, 632, 641, 642, 721, 821.
Kế toán vật tư, hàng hoá, TSCĐ, Thuế GTGT: Nguyên Thị Sơn Bình.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị mua sắm tài sản cố định thực hiện đúng trình tự quy định, hàng quý lập bảng trích khấu hao tài sản cố định vào giá thành và báo nợ cho các xí nghiệp, trung tâm.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan đơn vị mua vật tư hàng hoá nhập xuất kho đúng trình tự quy định, hàng tháng lập bảng phân bổ vật tư.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra vật tư, tài sản cố định theo quy định.
- Theo dõi thuế, lập báo cáo thuế với Cục thuế Hà Nội vào ngày 10 hàng tháng.
- Trực tiếp theo dõi Xí nghiệp xây lắp công trình.
- Theo dõi và giải thích số dư tài khoản 133, 333, 152, 153, 156, 211, 214, 009, Tài khoản 136 – 336 Xí nghiệp xây lắp công trình.
Kế toán trung tâm điện thoại đường dài: Nguyễn Anh Đức.
- Hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc thanh quyết toán và hạch toán đúng quy định.
- Phối hợp với Trung tâm điên thoại đường dài đôn đốc các đối tác nước ngoài, bưu điện, các tỉnh thanh toán.
Thủ quỹ kiêm kế toán tiền lương và BHXH, BHYT, KPCĐ: Đỗ Thu Hằng.
- Thực hiện thu và chi tiền mặt theo phiếu thu, chi. Chấp hành nghiêm công tác quản lý tiền mặt và kiểm kê quỹ tiền mặt theo quy định.
- Cấp phát lương, phụ cấp theo bảng lương, phụ cấp. Tổng hợp tiền lương phụ cấp thực cấp chuyển sang kế toán thanh toán viết phiếu chi.
- Phối hợp cùng Phòng tổ chức lao động lập bảng phân bổ tiền lương, trích bảo hiểm xã hội, trích bảo hiểm y tế vào giá thành và báo nợ cho các xí nghiệp, trung tâm.
- Nhận, giao, lưu trữ công văn và chứng từ kế toán.
- Mua và quản lý, cấp phát hoá đơn về thuế (Trừ thuế xuất nhập khẩu và VAT hàng xuất nhập khẩu)
- Mua và quản lý, cấp phát sổ sách kế toán cho các cơ quan, xí nghiệp, trung tâm.
- Tham gia lập kế hoạch tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn quý, năm đúng quy định.
- Theo dõi và giải thích số dư các tài khoản: 334, 3382, 3383, 3384.
Kế toán theo dõi Trung tâm công nghệ thông tin và ban dự an: Nguyên Cao Lợi.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thanh quyết toán và hạch toán đúng quy định.
Phối hợp với Ban dự án và Trung tâm công nghệ thông tin kiểm tra đôn đốc các đối tác thanh toán.
Hình thức sổ kết toán áp dụng tại đơn vị.
Công ty đang sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ, niên độ kế toán bắt đầu vào ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm đó. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép là đồng Việt Nam, ký hiệu là VNĐ. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác sang tiền Việt Nam là theo tỷ giá thực tế do Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam công bố, Chênh lệch tỷ giá được phản ánh vào tài khoản 413.
Phần 2: Tình hình thực tế tổ chức công tác Kế toán tại Công ty.
Các phần hành Kế toán tại đơn vị.
Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhưng lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài 178 và xây lắp các công trình thiết bị thông tin. Do đó việc tổ chức hạch toán kế toán của Công ty bao gồm những phần hành cụ thể sau:
1. Kế toán tài sản cố định:
Nguyên tắc đánh giá Tài sản cố định: đánh giá theo nguyên tắc giá trị còn lại
Phương pháp khấu hao: áp dụng phương pháp khấu hao đích danh theo từng danh mục tài sản và theo tỷ lệ bình quân hiện hành đã đăng ký.
2. Kế toán hàng tồn kho:
Nguyên tắc đánh giá: Giá trị vật tư, hàng hoá nhập, xuất, tồn kho được đánh giá theo giá thực tế.
Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: theo giá trị thực tế đích danh.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương và tình hình thanh toán với người lao động.
Doanh nghiệp trả lương cho người lao động hợp đồng tuỳ vào trường hợp và điều kiện lao động mà áp dụng hình thức trả lương phù hợp. Các hình thức chủ yếu mà doanh nghiệp áp dụng để tính tiền lương cho công nhân viên là: Hình thức tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm, tiền lương theo hình thức khoán thu nhập.
Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được tính theo tỷ lệ quy định trên lương quân hàm, thâm niên, phụ cấp chức vụ đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp và tiền lương cấp bậc đối với công nhân viên.
Trong đó:
Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: 15% quỹ lương cho quỹ Bảo hiểm xã hội, 2% quỹ lương cho Bảo hiểm y tế.
Người hưởng lương đóng góp: 5% quỹ lương cho Bảo hiểm xã hội, 1% quỹ lương cho Bảo hiểm y tế.
Kinh phí công đoàn: Công ty thu và trích lập theo đúng quy định.
Hạch toán chi phí sản xuất – kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Tiêu thức phân bổ chi phí:
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo công trình, dịch vụ.
Chi phí bán hàng tập hợp theo dịch vụ bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp theo tỷ lệ bình quân trên chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn (lãi gộp)
Hạch toán tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán.
Hạch toán phần hành vốn bằng tiền
Hạch toán các nghiệp vụ dự phòng.
Đến nay Công ty chưa thực hiện tính trích lập các khoản dự phòng.
Hạch toán phần hành Vốn chủ sở hữu.
Báo cáo kết toán tài chính.
II. Quy trình hạnh toán Kế toán của từng phần hành cụ thể.
1. Tài sản cố định.
Chứng từ sử dụng tại đơn vị và quy trình luân chuyển chứng từ.
Chứng từ sử dụng.
Biên bản giao nhận tài sản cố định (Mẫu số 01 – TSCĐ/ BB):
Chứng từ này được sử dụng trong trường hợp giao nhận tài sản cố định, tăng do mua ngoài, do nhận vốn góp do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Do nhận lại vốn góp liên doanh trước đây đã tham gia góp vốn liên doanh.
Thẻ tài sản cố định (Mẫu số 02 TSCĐ/ BB):
Biên bản thanh lý tài sản cố định (Mẫu số 03 TSCĐ/ BB):
Là biên bản dùng để ghi chép các nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định, kể cả trường hợp nhượng bán, ngoài ra khi bán hoặc thanh lý doanh nghiệp còn phát hành hoá đơn giá trị gia tăng.
Biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa hoàn thành (Mẫu số 04 TSCĐ/ HD):
Là biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành kể cả sửa chữa nâng cấp tài sản cố định.
Biên bản đánh giá lại tài sản cố định (Mẫu số 05 TSCĐ/ HD):
Là biên bản theo dõi việc đánh giá lại tài sản cố định, biên bản này thường đi kèm với biên bản kiểm kê.
Chứng từ về tính và phân bổ khấu hao.
Quy trình luân chuyển chứng từ.
Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ.
(3)
(2)
(1)
Nghiệp vụ TSCĐ
Chủ sở hữu
Quyết định tăng, giảm TSCĐ
Hội đồng giao nhận
Giao nhận tài sản và lập các chứng từ
Kế toán TSCĐ
- Lập thẻ TSCĐ
- Ghi sổ chi tiết
- Lập bảng tính khấu hao.
- Ghi sổ tổng hợp
Bảo quản và lưu trữ
Giải thích quy trình luân chuyển chứng từ.
Bước 1: Chủ sở hữu (Giám đốc công ty hay người được ủy nhiệm) quyết định tăng giảm TSCĐ để phục vụ cho nhu cầu của công ty.
Bước 2: Kế toán TSCĐ thông qua hợp đồng giao nhận sẽ lập các chứng từ liên quan như : Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ…
Bước 3: Kế toán TSCĐ tiến hành lập thẻ TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao, sổ chi tiết TSCĐ để theo dõi. Kế toán tổng hợp tiến hành lập bảng tổng hợp về TSCĐ.
. Sổ chi tiết, sổ tổng hợp.
1.2.1. Sổ chi tiết.
- Sổ tài sản cố định: sổ này dùng chung cho toàn doanh nghiệp, được mở cho cả năm, sổ được mở để theo dõi cho 01 loại tài sản cố định. Số lượng sổ mở tuỳ thuộc vào chủng loại tài sản cố định. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ tăng giảm và khấu hao tài sản cố định.
1.2.2. Sổ tổng hợp.
Sổ Chứng từ ghi sổ lập riêng cho từng nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao tài sản cố định.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ:
Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ vừa để quản lý Chứng từ ghi sổ. Kiểm tra đối chiếu số liệu với phần ghi theo đối tượng.
Sổ cái các TK 211, 213, 214, 212, …
. Sơ đồ quy trình làm Kế toán của phần hành tài sản cố định.
1.3.1. Sơ đồ quy trình hạch kế toán:
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Thẻ tài sản cố định
Chứng từ tăng, giảm và khấu hao tài sản cố định
Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình hạch toán kế toán
Sổ cái tài khoản 211, 213, 241, 212
Sổ chi tiết tài sản cố định
Bảng tổng hợp chi tiết tài sản cố định
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
1.3.2. Giải trình sơ đồ.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc về tăng, giảm và khấu hao tài sản cố định, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, cuối tuần Chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ cái theo các tài khoản riêng biệt.
Sau đó căn vào chứng từ gốc kế toán ghi vào thẻ tài sản cố đinh, từ thẻ tài sản cố định kế toán ghi vào sổ chi tiết tài sản cố định.
Cuối tháng khoá sổ cái tính dư cuối kỳ các tài khoản trên sổ cái, cộng sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng cộng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ được đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh (được lập trên cơ sở số phát sinh số dư cuối kỳ các tài khoản 211, 213… trên sổ cái).
Cuối tháng cộng sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết cho các đối tượng, đối chiếu với kế toán tổng hợp với số liệu trên sổ cái để đảm bảo tính chính xác giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết.
Sau khi đảm bảo tính khớp đúng của số liệu, kế toán lập các báo cáo tài chính.
2. Kế toán vật tư.
2.1. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển của chứng từ tại đơn vị.
Chứng từ sử dụng.
Chứng từ nguồn: là các chứng từ phản ánh nguồn nhập hàng.
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hoá:
+ Chứng từ để chứng minh nghiệp vụ giao nhận hàng hoá, vật tư giữa nhà cung cấp, người quản lý tài sản và cán bộ nghiệp vụ quản lý về số lượng, chất lượng và chủng loại.
+ Biên bản kiểm nghiệm hàng hoá có thể sử dụng cho mọi nghiệp vụ nhập hay để tăng cường tính kiểm soát của nghiệp vụ ở Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội biên bản này thường được lập trong những trường hợp sau:
w Hàng nhập với số lượng lớn
w Hàng nhập có tính chất rời (không nguyên đai, nguyên kiện)
w Hàng nhập có tính chất cơ lý hoá phức tạp.
Phiếu nhập kho (Mẫu số 01 – VT)
+ Chứng từ phản ánh lượng hàng nhập qua kho trước khi xuất dùng hoặc xuất bán. tất cả các loại vật tư, thành phẩm, hàng hoá nhập kho đều phải lập phiếu nhập kho.
+ Phiếu nhập kho do kế toán hàng tồn kho lập.
+ Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên đặt giấy than viết 1 lần trong đó liên 1 lưu tại quyển, liên 2 người nhập hàng giữ, liên 3 để luân chuyển giữa thủ kho và kế toán.
Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho và xuất kho.
Nhập kho vật tư:
Bảo quản và lưu
trữ
Nghiệp vụ nhập hàng tồn kho
Người giao
hàng
Đề nghị được nhập hàng
Ban kiểm
nghiệm
Lập
biên bản kiểm nghiệm
Ban cung ứng
Lập phiếu nhập kho
Phụ trách cung ứng
Ký phiếu nhập kho
Thủ kho
Kiểm nhận hàng
Kế toán
HTK
Ghi Sổ
+ Sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ:
(6)
(5)
(4)
(3)
(2)
(1)
+ Giải trình sơ đồ:
Bước 1: Người giao hàng trên cơ sở hóa đơn mua hàng đề nghị được nhập hàng.
Bước 2: Ban kiểm nghiệm căn cứ vào chứng từ nguồn lập biên bản kiểm nghiệm.
Bước 3: Ban cung ứng hoặc kế toán hàng tồn kho lập phiếu nhập kho theo mẫu.
Bước 4: Trưởng phòng khế hoạch ký phiếu nhập kho.
Bước 5: Thủ kho cho nhập kho hàng ghi số thực nhập, ký vào phiếu nhập kho và ghi vào thẻ kho.
Bước 6: Kế toán hàng tồn kho sau khi kiểm tra các chứng từ liên quan tiến hành ghi sổ.
Xuất kho vật tư:
+ Sơ đồ quy trình luân chuyển:
Bảo quản và lưu trữ
Người có nhu cầu hàng
Duyệt lệnh xuất
Thủ trưởng – Kế toán trưởng
Lập chứng từ xin xuất vật tư
Bộ phận cung ứng
Lập phiếu xuất kho
Thủ kho
Xuất vật tư
Kế toán
HTK
Ghi
sổ
Nghiệp vụ xuất vật tư
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
+ Giải trình sơ đồ quy trình luân chuyển chứng từ:
Bước 1: Người có nhu cầu vật tư lập chứng từ xin xuất vật tư.
Bước 2: Thủ trưởng và kế toán trưởng xem xét nhu cầu hàng và duyệt lệnh xuất
Bước 3: Bộ phận cung ứng căn cứ vào lệnh duyệt của thủ trưởng hoặc kế toán trưởng tiến hành lập phiếu xuất kho.
Bước 4: Thủ kho thực hiện các công việc sau đây :
- Kiểm giao hàng
- Ghi số thực xuất vào phiếu xuất kho
- Cùng với người nhận vật tư ký phiếu xuất kho
- Ghi thẻ kho
Bước 5: Kế toán hàng tồn kho thực hiện các công việc sau đây :
- Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Căn cứ vào đơn giá xuất để ghi đơn giá vào phiếu xuất kho
- Tính thành tiền ghi sổ
Sổ chi tiết sổ tổng hợp.
Sổ chi tiết.
Công ty hạch toán chi tiết vật tư theo phương pháp thẻ song song.
Các sổ sách sử dụng:
+ Thẻ kho: Là sổ sử dụng để theo dõi chi tiết ở kho hàng được sử dụng để phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn về mặt số lượng. Được mở cho từng danh điểm vật tư (từng thứ vật tư) và theo từng kho, do thủ kho ghi và cơ sở để ghi là các chứng từ xuất, nhập mỗi chứng từ ghi một dòng. Cuối tháng thủ kho phải cộng nhập, cộng xuất tính theo số tồn trên từng thứ và đối chiếu với sổ kế toán chi tiết.
+ Sổ kế toán chi tiết: Do kế toán mở và ghi, được mở theo kho do mình phụ trách tương ứng với thẻ kho, cơ sở để ghi là các chứng từ Nhập – xuất, mỗi chứng từ ghi một dòng cuối tháng lập bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn (Bảng kê nhập – xuất – tồn) đối chiếu số lượng với thẻ kho và giá trị với bộ phận kế toán tổng hợp.
+ Bảng tổng hợp Nhập – xuất – tồn: Do kế toán chi tiết lập vào cuối kỳ, cơ sở để lập là tổng cộng trên các sổ chi tiết. Mỗi thứ vật tư được ghi một dòng trên bảng theo dõi tổng số.
Sơ đồ hạch toán chi tiết.
Sổ kế toán
chi tiết
Phiếu xuất
kho
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Bảng tổng hợp N,X,T
Kế toán tổng hợp
Sổ tổng hợp.
Sổ Chứng từ ghi sổ:
Được lập trên cơ sở chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc về nhập – xuất vật tư, hàng hoá.
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ:
Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian sổ này vừa dùng để đăng ký các nghiệp vụ vừa dùng để quản lý Chứng từ ghi sổ. Kiểm tra đối chiếu số liệu với phần ghi theo đối tượng.
Sổ cái các TK 152, 153, …
Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ nhập – xuất vật tư, hàng hoá, dụng cụ…. Cơ sở để ghi là Chứng từ ghi sổ sau khi đã vào sổ đăng ký. Sổ này do kế toán tổng hợp ghi, mỗi Chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ này theo từng nghiệp vụ, cuối tháng cộng sổ tính dư cuối kỳ, lấy số liệu lập bảng cân đối số phát sinh.
Quy trình hạch toán của phần hành hàng tồn kho.
2.3.1. Sơ đồquy trình hạch toán hạch toán:
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Thẻ kho
Chứng từ gốc vật tư và bảng phân bổ vật tư
Sơ đồ 5: Sơ đồ quy trình hạch toán
Sổ cái tài khoản 152, 153,…
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi chú:
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Giải trình sơ đồ.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc về vật tư và bảng phân bổ vật tư kế toán lập Chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, cuối tuần Chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ cái theo các tài khoản 152, 153, …
Căn cứ vào chứng từ gốc về vật tư và bảng phân bổ vật tư thủ kho ghi váo thẻ kho, sau đó kế toán ghi vào sổ chi tiết.
Cuối tháng khoá sổ cái tính dư cuối kỳ các tài khoản 152, 153, …trên sổ cái, cộng sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng cộng trên sổ Chứng từ ghi sổ được đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh (được lập trên cơ sở số phát sinh số dư cuối kỳ các tài khoản trên sổ cái).
Cuối tháng cộng sổ chi tiết vật tư, lập Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn cho vật tư, đối chiếu với kế toán tổng hợp với số liệu trên sổ cái các tài khoản 152, 153,… để đảm bảo tính chính xác giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Sau khi đảm bảo tính khớp đúng của số liệu kế toán lập các báo cáo tài chính.
Hạch toán tiền lương, các khoản trính theo lương và tình hình thanh toán với người lao động.
Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển.
3.1.1. Chứng từ sử dụng.
Các chứng từ về lao động:
+ Chứng từ hạch toán cơ cấu lao động.
+ Chứng từ hạch toán thời gian lao động.
+ Chứng từ hạch toán kết quả lao động.
Các chứng từ tiền lương:
+ Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội.
+ Bảng phân phối công việc cho người lao động.
+ Các chứng từ chi tiền thanh toán cho người lao động.
Các chứng từ đền bù thiệt hại, bù trừ tạm ứng, bù trừ nợ.
Quy trình luân chuyển chứng từ.
Sơ đồ quy trình luân chuyển.
Nơi sử dụng lao động
Thời gian lao động
Kết quả sử dụng thời gian
Bộ phận quản lý lao động và tiền lương
Bộ phận kế hoạch
- Cơ cấu lao động
- Hệ thống định mức
Bảng chấm công
Chứng từ giao nộp sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
Quyết định thay đổi cơ cấu lao động
Lập chứng từ tiền lương BHXH và thanh toán
Ghi sổ kế toán, lương bảo hiểm khác
Sổ chi tiết, sổ tổng hợp sử dụng cho phần hành.
Sổ chi tiết.
Sổ chi tiết thanh toán: được sử dụng để theo giõi việc thanh toán lương, bảo hiểm giữa công nhân viên và doanh nghiệp.
Sổ tổng hợp.
Chứng từ ghi sổ: lập cho nghiệp vụ tính lương, thưởng và các khoản phải trả khác.
Chứng từ ghi sổ lập cho nghiệp vụ thanh toán.
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sổ cái các tài khoản 334, 335, 338.
Quy trình hạch toán tiền lương, các khoản trính theo lương và tình hình thanh toán với người lao động.
Sơ đồ quy trình hạch toán.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 6: Sơ đồ quy trình hạch toán
Chứng từ gốc về lao động, tiền lương và bảng phân bổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 334, 335, 338
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết thanh toán
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết
Giải trình sơ đồ.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc về lao động, tiền lương và bảng phân bổ tiền lương kế toán lập Chứng từ ghi sổ.
Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, cuối tuần Chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ cái theo các tài khoản 334, 335, 338.
Căn cứ vào chứng từ gốc về lao động, tiền lương và bảng phân bổ tiền lương kế toán ghi sổ chi tiết thanh toán.
Cuối tháng khoá sổ cái tính dư cuối kỳ các tài khoản 334, 335, 338 trên sổ cái, cộng sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng cộng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ được đối chiếu với bảng cân đối số phát sinh (được lập trên cơ sở số phát sinh số dư cuối kỳ các tài khoản 334, 335, 338).
Cuối tháng cộng sổ chi tiết thanh toán, lập Bảng tổng chi tiết thanh toán, đối chiếu với kế toán tổng hợp với số liệu trên sổ cái các tài khoản 334, 335, 338 để đảm bảo tính chính xác giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Sau khi đảm bảo tính khớp đúng của số liệu kế toán lập các báo cáo tài chính.
Hạch toán chi phí sản xuất – kinh doanh và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Chứng từ sử dụng.
Chứng từ phản ánh chi phí lao động sống: Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Chứng từ phản ánh chi phí vật tư: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ.
Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao: Bảng tính và phân bổ khấu hao.
Chứng từ phản ánh các chi phí về thuế, phí, lệ phí.
Các chứng từ phản ánh chi phí bằng tiền.
Sổ chi tiết sổ tổng hợp sử dụng cho phần hành.
Sổ chi tiết.
Để hạch toán chi tiết kế toán sử dụng sổ chi phí sản xuất kinh doanh. Sổ này dùng chung cho các tài khoản 621, 622, 627, 642,… Mỗi tài khoản được mở trên một sổ riêng.
Sổ tổng hợp.
Chứng từ ghi sổ lập cho từng nghiệp vụ.
Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
Sổ cái các tài khoản: 621, 622, 627,…
Quy trình hạch toán.
Sơ đồ 7: Sơ đồ quy trình hạch toán
Chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái tài khoản 621, 622, 627,…
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tính giá thành và các bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
4.3.1. Sơ đồ quy trình hạch toán.
Giải trình sơ đồ.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó chứng từ ghi sổ được ghi vào sổ cái theo các tài khoản 621, 622, 627, 642,….
Căn cứ vào chứng từ gốc về chi phí và các bảng phân bổ kế toán ghi vào sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
Cuối tháng khoá sổ cái tính số phát sinh và số dư cuối kỳ các tài khoản 621, 622, 627, 642,… trên sổ cái, cộng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng cộng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được đối chiếu với bảng cân đối sổ phát sinh (được lập trên cơ sở số phát sinh và số dư cuối kỳ các tài khoản 621, 622, 627, 154,…).
Cuối tháng cộng sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh, lập bảng tính giá thành và các bảng tổng hợp chi tiết, đối chiếu với kế toán tổng hợp với số liệu trên sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154,… để đảm bảo tính chính xác giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Sau khi đảm bảo tính khớp đúng của số liệu kế toán lập báo cáo tài chính.
Hạch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC524.doc