- Về cơ cấu nguồn vốn, năm 2001 và 2000 vốn cố định chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn vốn lưu động, vốn cố định chiếm 51% – 52%, vốn lưu động chiếm 47% - 48% cho thấy qua nhiều năm hoạt động Công ty đã tạo dựng được một cơ sở hạ tầng vững chắc cho hoạt động của Công ty. Song đây chỉ đánh giá năm 2001 và 2000, sang năm 2002 do sáp nhập và đầu tư mới nên vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn khoảng 77,27%. Trong đó vốn do ngân sách Nhà Nước cấp trong 3 năm qua chiếm rất ít khoảng 0,7 tỷ đồng/năm, ngân sách Nhà Nước không cấp thêm đồng nào cho thấy Nhà Nước xem Công ty đã hoạt động tương đối mạnh đủ sức tự mình đối phó với sự cạnh tranh trên thị trường. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chỉ dựa vào vốn tự có và đi vay ngân hàng (vốn khác).
+ Trong cơ cấu vốn cố định, qua 3 năm cho thấy nguồn vốn vay của Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, khoảng 37,27% do Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đầu tư cho dự án dây chuyền sản xuất gạch Tuynen. Ngoài ra, vốn tự có của Công ty cũng chiếm tỷ trọng khá cao đã phản ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển.
+ Đối với cơ cấu vốn lưu động tình hình các nguồn vốn của Công ty cũng tương tự như cơ cấu vốn cố định song có năm 2002 vốn lưu động của Công ty có phần thấp hơn so với 2 năm trước. Nguyên nhân là do trong tổng cơ cấu vốn thì tỷ trọng vốn cố định chiếm quá lớn. Tuy vậy nó cũng phản ánh được sự tiến bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002.
Tóm lại, tỷ trọng vốn cố định đến năm 2002 tăng cao cho thấy Công ty đã chú trọng trong vấn đề đầu tư xây dựng cải thiện cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay Công ty cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề này để tạo tiền đề cho Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
81 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề cơ sở lý luận về chiến lược và chiến lược kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an tài chính của Công ty. Nhờ quá trình làm ăn lâu dài uy tín kinh doanh và tín dụng, Công ty đã trở thành bạn hàng hàng lớn thường xuyên và được ưu đãi trong vay vốn với khối lượng lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Trung gian vận chuyển
Trung gian vận chuyển của Công ty là các đội xe vận tải Nhà Nước và tư nhân cộng với các đội xếp dỡ… được Công ty quan hệ thường xuyên, sẵn sàng phục vụ Công ty chủ động trong việc tập kết hàng về Công ty và các cửa hàng, đưa hàng đến tay khách hàng, tập kết vật tư đến tận chân công trình.
Trung gian dịch vụ tiếp thị
Đài truyền hình, truyền thanh Đà Nẵng, báo Đà Nẵng, báo Thanh niên, báo Lao động… là các cơ sở dịch vụ tiếp thị giúp Công ty trong việc quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, báo chí trong khu vực và cả nước. Lực lượng này đã thực hiện cho Công ty nhiều đợt quảng cáo, đưa tin, bài phản ánh về sự phát triển của Công ty, giới thiệu và các sản phẩm mới của Công ty, các công trình chất lượng cao.
IV. Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất cơ bản trong quá trình kinh doanh của Công ty
1. Phân tích tình hình sử dụng lao động vào quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty
Tình hình nhân sự tại Công ty trong những năm qua được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý, điều này tạo nên một bộ máy quản lý thật vững chắc và góp phần đưa Công ty ngày càng phát triển ổn định, điều này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Đặc điểm nhân sự của Công ty qua 2 năm 2001 – 2002
2001
2002
2002/2001 (%)
* Tổng số lao động
+ Cơ cấu
- Nam
- Nữ
- Gián tiếp
- Trực tiếp
+ Chất lượng
- Đại học
- Trung cấp
- Sơ cấp – CNKT
- Chưa qua đào tạo
+ Thu nhập bình quân đầu người (đ/tháng)
250
175
75
80
170
40
25
185
0
750.000
377
228
149
115
262
50
30
297
0
850.000
150,8
130,29
198,67
143,75
154,11
125,00
120,00
160,54
0
113,33
Trong tổng số 377 cán bộ công nhân viên toàn Công ty năm 2002, lao động nam có 228 người chiếm 60,48% tổng số lao động cao hơn so với lao động nữ chỉ có 149 người chiếm 39,52% tổng số lao động và lao động trực tiếp là 262 người chiếm 69,49% cao hơn so với lao động gián tiếp có 115 người chiếm 30,51% Do đặc điểm xây lắp và kinh doanh nhà, sản xuất vật liệu xây dựng có nhu cầu lao động trực tiếp là lao động nam nhiều hơn, còn lao động nữ chủ yếu là thợ phụ và tập trung vào lao động gián tiếp.
Hầu hết cán bộ công nhân viên của Công ty đã qua trường lớp đào tạo, có trình độ nghiệp vụ khá, tay nghề chuyên môn thành thạo, trong đó:
+ Đại học: 50 người chiếm 13,26% tổng số lao động gồm 35 kỹ sư và 15 cử nhân kinh tế.
+ Trung cấp: 30 người chiếm 7,96% tổng số lao động.
+ Sơ cấp CNKT: 297 người chiếm 78,78% tổng số lao động.
Như vậy, so với năm 2001, nguồn nhân lực năm 2002 có sự gia tăng về số lượng cũng như chất lượng, chẳng hạn lực lượng lao động năm 2002 tăng 50,8% so với năm 2001, về chất lượng thể hiện qua trình độ chuyên môn, năm 2002 lao động của Công ty có trình độ đại học tăng 25%, trung cấp tăng 20%, sơ cấp và công nhân kỹ thuật tăng 60,54%, Công ty không có lao động chưa qua đào tạo. Điều này cho thấy Công ty đã rất chú trọng đến nguồn nhân lực của Công ty, phân bổ lao động hợp lý “đúng người đúng việc”. Đồng thời, Công ty cũng rất quan tâm đến đời sống của người lao động, thu nhập bình quân tháng ngày càng tăng, cụ thể năm 2002 tăng so với năm 2001 là 13,33%.
Ta biết rằng nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định chủ yếu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nên Công ty cần nhận thức kỹ vấn đề này và có nhiều biện pháp hơn nữa để nâng cao chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực của Công ty.
2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố quan trọng, nó góp phần quyết định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đối với Công ty, hiện nay trang máy móc thiết bị có số lượng tương đối lớn, đa dạng, nhãn hiệu phong phú. Tuy nhiên để đánh giá tình hình khai thác và sử dụng máy móc thiết bị hiện có ta cần phải xem xét trên các mặt: công suất thiết kế và thực tế huy động, vấn đề này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng7: Hệ thống các máy móc thiết bị của Công ty
STT
Loại máy
ĐVT
Số lượng
Công suất
thiết
kế
Thực
tế
huy động
Hệ
số
sử
dụng
Năm trang
bị
1
Hệ máy nghiền sàn CM
Hệ
02
6.000
5.100
0,85
1992
2
Máy nén khí
Máy
01
5.800
4.930
0,85
1992
3
Máy khoan đá
-
01
7.000
6.300
0,90
1992
4
Máy xúc C302
-
01
4.500
3.600
0,80
1990
5
Máy ủi ĐT75
-
01
3.600
2.700
0,75
1989
6
Máy tạo hình gạch
-
02
4.500
3.600
0,80
1989
7
Máy cào khô - mịn đất
-
02
5.600
4.200
0,75
1987
8
Máy cưa đá
-
03
7.000
4.900
0,70
1986
9
Máy mài đá
-
05
6.800
5.440
0,80
1989
10
Máy cắt cạnh
-
04
4.900
3.675
0,75
1990
11
Máy mài bông
-
04
9.600
8.640
0,90
1994
12
Máy đánh màu
-
02
7.500
6.868
0.75
1993
13
Máy ép gạch hoa thuỷ lực
-
02
5.800
5.120
0,80
1993
14
Hệ thống bơm thuỷ lực
Hệ
03
10.000
8.000
0,80
1992
15
Máy khâu bao
Máy
02
3.600
3.060
0,85
1991
16
Xe tải 75 tấn
Chiếc
03
20.000
14.000
0,70
1993
17
Xe tải 15 tấn
-
02
30.000
22.500
0,75
1986
18
Xe cẩu PH
-
01
40.000
32.000
0,80
1982
19
Xe IFA
-
01
42.000
39.000
0.75
2001
20
Trạm trộn ORU + ARA
Trạm
02
56.000
47.000
0,90
1996
21
Trạm trộn IMI
-
01
49.000
42.520
0,85
1997
22
Máy trộn bê tông
Cái
04
42.000
35.000
0,85
1994
-
06
50.000
45.000
0,90
1995
Qua bảng tư liệu trên cho thấy máy móc thiết bị của Công ty trong những năm gần đây đã được đổi mới khá nhiều, nhưng vẫn chưa loại bỏ những cái cũ. Bảng tư liệu cho thấy vẫn còn một số máy móc lắp đặt từ những năm 1986 đến nay vẫn còn được sử dụng mặc dù trong số đó đã được đổi mới, hiện đại hơn. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của Công ty, đồng thời do hạn chế về nguồn vốn nên phải đầu tư đổi mới từng phần một dẫn đến dây chuyền hoạt động không đồng bộ không mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu nhất.
Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2002 và năm 2003 Công ty đã đưa vào sử dụng Xí nghiệp bê tông thương phẩm và Nhá máy gạch Tuynen, Công ty đã chú trọng đến việc trang bị máy móc thiết bị hiện đại hơn để cho ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt thì đòi hỏi Công ty phải chú trọng nhiều hơn đến việc trang bị công nghệ.
Bên cạnh đó tình hình sử dụng máy móc thiết bị của Công ty trong những năm qua còn tương đối thấp, hầu hết các máy móc không sử dụng hết công suất, với tình trạng này Công ty cần có biện pháp đầu tư đổi mới hệ thống máy móc thiết bị (cũ) để nâng cao năng suất lao động, để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đồng thời có kế hoạch trong công tác sử dụng máy móc thiết bị để tận dụng hết các công suất.
3. Đặc điểm về mặt bằng sản xuất kinh doanh
Bảng 8: Hiện trạng mặt bằng và sử dụng mặt bằng của Công ty
Địa điểm
Tổng diện tích (m2)
Sử dụng
So sánh (%)
1. Tại trụ sở Công ty 158 - Nguyễn Chí Thanh
1000
100%
100
2. XN gạch hoa Sơn Trà 51/3 - Điện Biên Phủ
600
-
-
3. XN bê tông thương phẩm – KCN Hoà Khánh
6.500
-
-
4. Nhà máy gạch Tuynen Tam Phước - Quảng Nam
3000
-
-
5. XN KDXM – VLXD
600
-
-
6. XN thi công cơ giới
3000
-
-
7. Khai thác quỹ đất
58.000
26.000 m2
48,83
Tổng cộng
71.710
45.710
63,74
Qua biểu trên cho thấy hiện trạng sử dụng mặt bằng của Công ty nhìn chung là rất tốt, bởi vì đại đa số mặt bằng được sử dụng 100%. Tổng diện tích mặt bằng toàn Công ty là 71.710m2, bao gồm:
- Tại trụ giao dịch chính 158 - Nguyễn Chí Thanh Đà Nẵng có diện tích mặt bằng là 1000m2 với kết cấu xây dựng khang trang hệ thống làm việc được trang bị khá hiện đại.
- Xí nghiệp gạch hoa Sơn Trà có tổng diện tích mặt bằng 600 m2 với hệ thống nhà xưởng, kho vật tư, kho thành phẩm.
- Xí nghiệp bê tông thương phẩm có diện tích 6.500 m2
- Nhà máy gạch Tuynen có diện tích khoảng 3.000 m2
- Xí nghiệp kinh doanh xi măng và vật liệu xây dựng có tổng diện tích là 600 m2 với hệ thống kho bãi có sức chứa lớn gồm 3 kho chính: Khánh dư, Điện biên phủ và Đa mặn.
- Xí nghiệp thi công cơ giới với diện tích 3000 m2 gồm kho bãi, kho chứa nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ nhằm phục vụ cho việc thi công các công trình.
- Khai thác quỹ đất với diện tích hiện nay vào khoảng 58.000 m2, với xu hướng phát triển như hiện nay thì quỹ đất này sẽ tăng rất nhanh do nhu cầu về nhà ở tăng nhanh, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng dẫn đến phải giải toả các khu dân cư và thực hiện việc tái định cư cho các hộ dân, bên cạnh đó Công ty còn tranh thủ cơ hội để thắng thầu các dự án đầu tư có vốn tương đối cao để từ đó có thể nâng cao quỹ đất mà Công ty khai thác.
4. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều dựa vào nguồn thu tài chính. Do vậy việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp ta nắm được một cách khái quát hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 9: Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2000 – 2002
ĐVT: tỷ đồng
Loại vốn
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh (%)
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
Giá trị
TT (%)
2001/2000
2002/2001
1. Vốn cố định
- Tự có
- Ngân sách
- Vốn khác
4,5
0,8
0,7
3,0
51,72
9,20
8,04
34,48
5,0
1,1
0,7
3,2
52,63
11,58
7,37
33,68
17,0
8,1
0,7
8,2
77,27
36,82
3,18
37,27
11,11
37,50
-
6,67
240,00
636,36
-
156,25
2. Vốn lưu động
- Tự có
- Ngân sách
- Vốn khác
4,2
1,6
0,7
1,9
48,28
18,40
8,04
21,84
4,5
1,8
0,7
2,0
47,37
18,95
7,37
21,05
5,0
2,1
0,7
2,2
22,73
9,55
3,18
10,00
7,14
12,50
-
5,26
11,11
16,67
-
10,00
Tổng cộng
8,7
100
9,5
100
22,0
100
9,20
131,58
Qua số liệu trên cho thấy:
- Vốn sản xuất kinh doanh năm 2000 và 2001 tăng nhẹ khoảng 9,2% nhưng sang năm 2002 tăng đột biến rất mạnh, khoảng 131,58% so với năm 2001. Nguyên nhân là do năm 2002, Công ty có sáp nhập thêm xí nghiệp Bê tông Thương phẩm khoảng 5 tỷ đồng và nảy sinh từ hoạt động đầu tư phát triển gạch Tuynen khoảng 7 tỷ đồng. Trong đó:
+ Vốn cố định năm 2002 tăng rất cao so với năm 2001 theo nguyên nhân nêu trên, còn thực chất năm 2002 không có gì tăng đột biến, chỉ có năm 2001 tăng so với năm 2000 là 11,11% cho thấy Công ty có quan tâm đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng.
+ Vốn lưu động qua 3 năm không có gì tăng đáng kể, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 7,14% nhưng đến năm 2002 so với năm 2001 có tăng cao hơn, khoảng 11,11% cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng được đẩy mạnh.
- Về cơ cấu nguồn vốn, năm 2001 và 2000 vốn cố định chiếm tỷ trọng tương đối cao hơn vốn lưu động, vốn cố định chiếm 51% – 52%, vốn lưu động chiếm 47% - 48% cho thấy qua nhiều năm hoạt động Công ty đã tạo dựng được một cơ sở hạ tầng vững chắc cho hoạt động của Công ty. Song đây chỉ đánh giá năm 2001 và 2000, sang năm 2002 do sáp nhập và đầu tư mới nên vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn khoảng 77,27%. Trong đó vốn do ngân sách Nhà Nước cấp trong 3 năm qua chiếm rất ít khoảng 0,7 tỷ đồng/năm, ngân sách Nhà Nước không cấp thêm đồng nào cho thấy Nhà Nước xem Công ty đã hoạt động tương đối mạnh đủ sức tự mình đối phó với sự cạnh tranh trên thị trường. Do đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chỉ dựa vào vốn tự có và đi vay ngân hàng (vốn khác).
+ Trong cơ cấu vốn cố định, qua 3 năm cho thấy nguồn vốn vay của Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn, khoảng 37,27% do Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đầu tư cho dự án dây chuyền sản xuất gạch Tuynen. Ngoài ra, vốn tự có của Công ty cũng chiếm tỷ trọng khá cao đã phản ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển.
+ Đối với cơ cấu vốn lưu động tình hình các nguồn vốn của Công ty cũng tương tự như cơ cấu vốn cố định song có năm 2002 vốn lưu động của Công ty có phần thấp hơn so với 2 năm trước. Nguyên nhân là do trong tổng cơ cấu vốn thì tỷ trọng vốn cố định chiếm quá lớn. Tuy vậy nó cũng phản ánh được sự tiến bộ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2002.
Tóm lại, tỷ trọng vốn cố định đến năm 2002 tăng cao cho thấy Công ty đã chú trọng trong vấn đề đầu tư xây dựng cải thiện cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay Công ty cần chú trọng hơn nữa đến vấn đề này để tạo tiền đề cho Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
5. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty
Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh với nhiều chức năng. Do đó sản phẩm của Công ty sản xuất ra khá phong phú và đa dạng.
5.1. Về mặt hàng vật liệu xây dựng
Đối với mặt hàng này, các đơn vị trực thuộc Công ty đã sản xuất ra các loại sản phẩm chính sau:
5.1.1. Bê tông thương phẩm
Đây là sản phẩm được tiếp nhận từ Công ty Hợp Doanh Xây lắp và Kinh doanh nhà Quảng Nam – Đà Nẵng cũ với công suất 15.000 m3/năm.
5.1.2. Gạch nung: Công ty sản xuất các loại:
+ Gạch ống 4 lỗ kích thước 10 x 10 x 20cm.
+ Gạch thẻ kích thước 5 x 10 x 20cm.
5.1.3. Gạch hoa lát nền:
Hiện nay Công ty đang sản xuất loại gạch có kích thước 20 x 20 x 2cm, vừa nhiều mẫu mã đa dạng phong phú, chất liệu đẹp, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay sản phẩm này đã bão hoà, không còn hấp dẫn người tiêu dùng nên Công ty dự kiến sản xuất sản phẩm mới thay thế là gạch không nung.
5.2. Về mặt hàng xi măng
Đây là mặt hàng kinh doanh chiến lược của Công ty với các loại:
- Xi măng PORLANT: có đặc tính đông kết nhanh, dễ tác dụng với nước nên rất thông dụng trong xây dựng.
- Xi măng PORLANT PUZOLANT: có tính bền tốt với nước hơn xi măng PORLANT nên thường được dùng trong môi trường ẩm nước, dưới nước.
- Xi măng trắng và mầu: dùng trong sản xuất gạch hoa và trang trí xây dựng.
Trong các loại xi măng trên, xi măng PORLANT PC30 PC40… của Công ty Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Hải Phòng là mặt hàng được đơn vị kinh doanh nhiều nhất, nó là loại xi măng thông dụng trong xây dựng cơ bản, dễ tiêu thụ khối lượng.
5.3. Về xây lắp và kinh doanh nhà
Sản phẩm của xây lắp và kinh doanh nhà nói chung là bất động sản, các công trình kiến trúc, các cơ sở hạ tầng… phục vụ chung cho nhu cầu xã hội và nhân dân. Nhìn chung, đây là những sản phẩm đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm nên lợi nhuận mang lại từ việc kinh doanh trong lĩnh vực này rất thấp.
Đặc điểm của sản phẩm này là có giá trị cao, giá trị sử dụng lâu bền, cố định. Mặt khác, quyền sở hữu về sản phẩm nhà ở luôn gắn liền với quyền sử dụng đất.
6. Đặc điểm về tài sản vô hình
Với quá trình hoạt động mạnh mẽ trên 20 năm, Công ty đã tạo được chổ đứng vững chắc và uy tín mạnh mẽ trên thị trường sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam cũng như cả khu vực miền Trung nói chung, nhất là trong kinh doanh cung ứng xi măng và vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình xây dựng cơ bản.
Nói đến Công ty người tiêu dùng thường nhắc đến sản phẩm gạch hoa Sơn Trà, một mặt hàng truyền thống của Công ty làm tạo uy tín đối với khách hàng trong và ngoài Thành phố, từ nhiều năm qua với chất lượng tốt, mẫu mã phong phú, kiểu dáng thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng và giá cả hợp lý.
Và trong những năm gần đây với những công trình hoàn thành được khách hàng đánh giá cao về tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ thi công và giá thành hợp lý, Công ty đã tạo nên uy tín trong thị trường xây lắp với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Đối với ban quản lý phải năng động, nhạy bén sáng tạo, tài tình trong chỉ đạo quản lý doanh nghiệp, cùng với một lực lượng lao động nhiệt tình, có tay nghề giỏi, tinh thông nghiệp vụ chuyên môn đã tạo nên sức mạnh đáng kể trong quá trình cạnh tranh thị trường, phát triển Công ty.
Ngoài ra, với nhiều chức năng ngành nghề kinh doanh bổ sung hỗ trộ cho nhau, cùng với vị thế kinh doanh thuận lợi trên địa bàn hoạt động đã góp phần vào việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đó chính là những tài sản vô hình mà không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể tạo dựng được trong nền kinh tế thị trường với nhiều cạnh tranh gay gắt, từ đó đã bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng ổn định và phát triển bền vững.
V. Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua
1. Đánh giá chung về sản xuất kinh doanh
1.1. Thuận lợi
Sự lãnh đạo và chỉ đạo tích cực kịp thời và có hiệu quả của Thành uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân Thành phố, Đảng uỷ Khối doanh nghiệp, Sở Xây dựng và các ban ngành liên quan, tạo điều kiện cho đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Sự đoàn kết thống nhất của toàn thể đảng viên trong Chi bộ tạo cơ sở vững chắc cho sự định hướng phát triển của đơn vị. Có đội ngũ cán bộ kỹ thuật và lực lượng công nhân có tay nghề cao, được đào tạo cơ bản, vừa trẻ, vừa khoẻ hăng say nhiệt tình công tác, có sự đoàn kết trên dưới một lòng phấn đấu vì mục tiêu và xây dựng Công ty ngày càng phát triển và ổn định. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực như: sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, xây lắp và đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của các dự án khai thác quỹ đất để phục vụ cho việc bố trí tái định cư cho các hộ dân theo chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Thành phố.
Chính sự phát triển này tạo điều kiện cho Công ty đứng vững trên thị trường xây dựng và trong nền kinh tế thị trường. Và cũng chính những ưu thế đó, Công ty đã đảm bảo được việc làm và giải quyết tốt đời sống cho hơn 377 lao động chính.
1.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Công ty cũng gặp không ít khó khăn như thị trường xây lắp và kinh doanh vật liệu xây dựng hằng ngày đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt, thiết bị phục vụ cho các yêu cầu sản xuất chưa được đổi mới, vốn pháp định để phục vụ cho sản xuất kinh doanh không được Nhà Nước cấp đủ 30% theo Luật Doanh nghiệp. Từ ngày thành lập cho đến nay mới được cấp 700.000.000 đồng vốn lưu động, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng là chính làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp.
Về đội ngũ cán bộ công nhân viên, một số do lịch sử để lại có độ tuổi lớn và trình độ chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới nên năng suất lao động và hiệu quả công việc thấp, số còn lại đã qua thực tế, có bước nâng cao trình độ nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Do vậy, việc bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý hợp lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất khó khăn.
Mặt khác, một số chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà Nước trong thời gian qua liên tục thay đổi và điều chỉnh gây nên những biến động lớn về giá cả, thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Với tiền thân là Công ty vật liệu xây dựng và đá xuất khẩu, Công ty Vật liệu Xây dựng – Xây lắp và Kinh doanh nhà Thành phố Đà Nẵng đã từng bước chuyển mình để phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới. Với năng lực sản xuất kinh doanh sẵn có, cũng như sự nỗ lực cố gắng của mọi thành viên trong Công ty, trong những năm qua Công ty đạt được những kết quả hết sức khả quan. Doanh thu ngày càng lớn, lợi nhuận thực hiện ngày càng cao, tỷ suất lợi nhuận tăng, vòng quay vốn tăng, đóng góp cho nguồn thu ngân sách ngày càng nhiều. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 10: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm
ĐVT: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2000
2001
2002
So sánh
2001/2000
2002/2001
1. Doanh thu
- Kinh doanh xi măng
- Sản xuất VLXD
- Xây lắp
- Kinh doanh nhà
34.948
2.371
7.203
8.802
16.572
47.751
2.867
8.576
14.392
21.916
56.336
3.500
10.000
15.800
27.036
136,63
125,14
117,67
152,15
138,28
117,98
122,08
116,60
109,78
123,36
2. Chi phí sản xuất KD
- Kinh doanh xi măng
- Sản xuất VLXD
- Xây lắp
- Kinh doanh nhà
32.470
2.211
6.764
8.327
15.168
45.020
2.701
8.107
13.904
20.308
53.536
3.326
9.503
15.314
25.393
138,65
122,16
119,85
166,97
133,89
118,92
123,14
117,22
110,15
125,04
3. Nộp ngân sách Nhà Nước
- Kinh doanh xi măng
- Sản xuất VLXD
- Xây lắp
- Kinh doanh nhà
1.260
40
189
415
616
1.456
42
215
420
779
1.500
44
237
421
798
115,56
105,00
113,76
101,20
126,46
103,02
104,76
110,23
100,24
102,44
4. Lãi thuần
- Kinh doanh xi măng
- Sản xuất VLXD
- Xây lắp
- Kinh doanh nhà
1.218
120
250
60
788
1.275
124
254
68
829
1.300
130
260
65
845
104,68
103,33
101,60
113,33
105,20
101,96
104,84
102,36
95,59
101,93
Qua bảng số liệu cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua tương đối tốt biểu hiện là doanh thu mỗi năm đều gia tăng, năm 2001 so với 2000 tăng 36,63% sang năm 2002 tăng so với năm 2001 là 17,98%. Như vậy, tốc độ tăng năm 2002 chậm hơn so với năm 2001. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty hàng năm cũng tăng lên 38,65% năm 2001 và 18,92% năm 2002, chính điều này làm cho lợi nhuận của Công ty giảm. Hơn nữa, hàng năm Công ty cũng phải thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước, cụ thể năm 2001 Công ty nộp cho ngân sách Nhà Nước tăng so với năm 2000 là 15,56% và năm 2002 là 3,02% so với năm 2001. Điều này cũng thể hiện cho ta thấy rõ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhờ đó, lãi thuần Công ty thu được cũng tăng song không cao, năm 2001 so với năm 2000 tăng 4,68% đến năm 2002 có tăng nhưng so với năm 2001 thì rất ít chỉ tăng có 1,93%. Tuy lãi thuần đạt còn thấp, song vẫn là một kết quả khá tốt tạo điều kiện để Công ty phát triển mạnh trong tương lai.
Để hiểu rõ hơn tình hình phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, ta cần đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá mức độ phát triển của từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua:
2. Đánh giá tình hình các mặt hoạt động
Để đạt được ngày càng tốt hơn hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty không ngừng củng cố và nâng cao mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
2.1. Lĩnh vực kinh doanh xi măng
Trong 3 năm qua hoạt động kinh doanh xi măng của Công ty tuy có nhiều tiến triển song doanh thu đạt được không cao, năm 2001 chỉ tăng 25,14% so với năm 2000 và năm 2002 tốc độ tăng giảm xuống còn 22,08% trong đó, tốc độ tăng của chi phí sản xuất kinh doanh lại tăng từ 22,16% năm 2001 lên 23,14% năm 2002, đồng thời việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước chiếm từ 4% – 5%. Chính vì vậy, lợi nhuận Công ty thu được từ kinh doanh xi măng không nhiều, qua 3 năm chỉ tăng từ 3,33% - 4,84%. Đây cũng là một kết quả đáng kể trước sự cạnh tranh gay gắt của các Công ty cùng ngành. Đó là nhờ trong thời gian qua Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực như:
- Củng cố tổ chức bộ máy kinh doanh của Công ty, tăng cường cán bộ tiếp nhận thu mua đầu nguồn, mở rộng mạng lưới cửa hàng bán lẻ trong Thành phố và các đại lý tại các huyện thị.
- Mở các đại lý rộng khắp miền Trung để thực hiện bán lẻ đến tận người tiêu dùng có nhu cầu…
2.2. Lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng
Đối với lĩnh vực này, Công ty cũng có nhiều đổi mới. Để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, Công ty mạnh dạn loại bỏ những sản phẩm sản xuất kinh doanh không đạt hiệu quả và thay thế, mở rộng thêm các sản phẩm mới như sản xuất đá Granit, đá xây dựng,… và đầu tư sản xuất thêm bê tông thương phẩm, gạch Tuynen, gạch không nung,… nhờ đó doanh thu qua 3 năm đã có sự gia tăng tương đối khá, năm 2001 khoảng 17,67% so với năm 2000 và năm 2002 so với năm 2001 là 16,6%, nhưng chi phí sản xuất trong lĩnh vực này cũng có tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu, năm 2001 là19,85% và năm 2002 là 17,22% cùng với việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước tăng lần lượt là 13,76% năm 2001 và 10,23% năm 2002 nên làm cho lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh lĩnh vực này chỉ tăng nhẹ từ 1,6% năm 2001 lên 2,36% năm 2002.
2.3. Lĩnh vực xây lắp
Lĩnh vực này Công ty đã tham gia từ nhiều năm qua và có ưu thế lớn trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phát triển, song nó không mang lại lợi nhuận nhiều cho Công ty. Việc thực hiện những chiến lược của Công ty trong lĩnh vực này qua 3 năm cho kết quả sau:
+ Về doanh thu năm 2001 có sự tăng đột biến hơn gấp đôi so với năm 2000 (52,15%) sang năm 2002 có tăng nhưng không bằng năm 2001, chỉ tăng khoảng 9,78% so với năm 2001.
+ Về chi phí sản xuất kinh doanh, cũng như lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng tăng cao hơn so với doanh thu, cụ thể năm 2001/2000 tăng 60,97% và 2002/2001 10,15% . Chính vì vậy mà lợi nhuận của Công ty không cao làm cho các khoản nộp ngân sách Nhà Nước trong lĩnh vực này cả 2 năm 2002 và 2001 đều không tăng so với năm trước.
+ Về lãi thuần, nếu so sánh với những năm trước đây thì lãi trong 3 năm qua có sự tăng lên rõ rệt, song nếu so giữa 3 năm này thì không có sự gia tăng đáng kể, nguyên nhân là do chi phí cho lĩnh vực này quá cao làm cho lãi tăng chậm, thậm chí có giảm, chẳng hạn năm 2001 tăng so với năm 2000 là 13,33% song năm 2002 so với năm 2001 giảm còn 95,59%.
Tóm lại, tuy lợi nhuận của Công ty trong lĩnh vực này có xu hướng giảm nhưng hiện nay, trên thị trường xây lắp, uy tín Công ty ngày càng tăng nhờ hoàn thành các công trình xây dựng đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số vấn đề cơ sở lý luận về chiến lược và chiến lược kinh doanh.doc