Một số vấn đề lý luận về công tác dạy nghề

- Tăng cưồng công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong các nhà trường và toàn thể xã hội. Trong đó các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao nhận thứccủa nhân dân, nhất là lớp trẻ vè vấn đề hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS, và PTTH, qua các nội dung sau:

 + Thông tin về phân luồng học sinh, cơ cấu lao động ở các nước đã phát triển để thấy xu hướng quốc tế, giúp tác động đến nhận thức của các tầng lớp nhân dân ta.

 + Nêu các thông tin về nhu cầu lao động trên thị trường trong nước và quốc tế.

 + Nêu những tấm gương lao động thành đạt của thanh niên từ nhiều con đường khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý những gương “phân luồng” từ học sinh phổ thông và đi lên bằng những con đường khác nhau(bằng các bài viết trên sách báo, phim ảnh )

 

doc71 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số vấn đề lý luận về công tác dạy nghề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 51,33% - 33,63% - 15,64%. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn nhận không tốt về chất lượng dạy lý thuyết của các trường dạy nghề, trong số 34 ý kiến thì chỉ có 20,59% cho rằng các trường dạy nghề đào tạo lý thuyết tốt, đến 47,06% cho rằng chỉ tương đối tốt, 20,59% cho rằng đạt mức trung bình; đặc biệt, có 11,76% ý kiến đánh giá đạt loại kém. Đối với trung tâm dạy nghề Nhìn chung các doanh nghiệp đều cho rằng việc trang bị kiến thức, hiểu biết cơ bản cho học sinh của các trung tâm dạy nghề còn nhiều hạn chế nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (90% đánh giá là mức trung bình) 2.2. Về dạy thực hành Biểu 6: Ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng đào tạo thực hành của các cơ sở dạy nghề Đơn vị:số ý kiến LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TỐT TƯƠNG ĐỐI TRUNG BÌNH KÉM TỐT TƯƠNG ĐỐI TRUNG BÌNH KÉM 1. Doanh nghiệp nhà nước 54 57 18 2 0 2 6 2 2. Doanh nghiệp tư nhân 55 47 8 3 0 8 2 0 3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 6 12 13 3 0 0 8 2 Đối với trường dạy nghề: Doanh nghiệp tư nhân nhận xét việc dạy thực hành trong các trường dạy nghề cao hơn so với đánh giá của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có đến 48,67% ý kiến của doanh nghiệp tư nhân cho rằng trường dạy nghề dạy thực hành tốt, chỉ có 7,08% cho rằng đạt mức trung bình và 2,65% đánh giá là kém. Trong khi đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đánh giá chất lượng dạy thực hành ở trường dạy nghề là thấp nhất: chỉ 20,69% đánh giá loại tốt, có đến 44,83% cho là chỉ ở mức trung bình và 10,34% đánh giá loại kém Đối với trung tâm dạy nghề: Nhận xét của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về dạy thực hành của trung tâm dạy nghề tương tự như về dạy lý thuyết: đa số ý kiến cho rằng chỉ ở mức trung bình và kém. Tóm lại, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận xét chất lượng dạy thực hành ở các cơ sở đào tạo kém hơn so với chất lượng dạy lý thuyết. 2.3. Về giáo dục ý thức và tác phong lao động Biểu7: Nhận xét của doanh nghiệp về giáo dục ý thức và tác phong lao động của các cơ sở dạy nghề Đơn vị:số ý kiến LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TỐT TƯƠNG ĐỐI TRUNG BÌNH KÉM TỐT TƯƠNG ĐỐI TRUNG BÌNH KÉM 1. Doanh nghiệp nhà nước 61 61 9 0 0 3 6 1 2. Doanh nghiệp tư nhân 58 38 17 0 0 7 2 1 3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 7 17 7 4 0 1 7 2 Đối với trường dạy nghề Tỉ lệ ý kiến nhận xét tốt, tương đối tốt, trung bình và kém của các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc giáo dục ý thức và tác phong lao động tương ứng là: trong đó, doanh nghiệp nhà nước đánh giá cao về trường dạy nghề, ngược lại, doanh nghiệp có vốn đầu tư chưa hài lòng với ý thức và tác phong lao động của những người học từ trường dạy nghề . Đối với trung tâm dạy nghề : Đa số ý kiến cho rằng chất lượng xây dựng ý thức và tác phong lao động của các trung tâm dạy nghề chỉ đạt mức trung bình. Cả 3 loại doanh nghiệp đều không có ý kiến đồng ý đạt loại tốt. 2.4. Thời gian tập việc Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có những đánh giá khác nha về thời gian cần thiết để công nhân kỹ thuật tuyển mới làm quen với công việc, tương ứng là: 6,6 – 3,9 – 8,5 tuần. Theo đánh giá của chính công nhân kỹ thuật đang làm việc tại các doanh nghiệp thì thời gian trung bình cần thiết để có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc tại vị trí đảm nhận là khoảng 5,85 tuần, ngắn hơn so với đánh giá của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng dài hơn so với doanh nghiệp tư nhân. Để làm quen với công việc, 82,86% ý kiến cho rằng phải tự học trong quá trình làm việc là chính; 12,79% ý kiến đề cập tới hình thức học bổ sung do các doanh nghiệp tổ chức; có 4,35% cho rằng cần học lại từ đầu do doanh nghiệp tổ chức. Thời gian tập việc tại các doanh nghiệp cho thấy: Thời gian tập việc phụ thuộc vào trình độ công nghệ mà doanh nghiệp sử dụng. Việc đào tạo tại các cơ sở dạy nghề không thể thoả mãn tuyệt đối nhu cầu của các doanh nghiệp Để khắc phục tình trnạg này thì việc gắn đào tạo với các cơ sở sản xuất kinh doanh là một nhu cầu thực tế khách quan. Chỉ có gắn đào tạo với sửdụng mới nâng cao được hiệu quả đào tạo, rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và sử dụng. Qua những phân tích tổng quát trên đây, có thể đánh giá rằng việc đào tạo ở các trung tâm dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Các phần sau sẽ làm rõ hơn các yếu tố tác động cơ bản tới công tác dạy nghề của các cơ sở dạy nghề: Cơ sở vật chất Chương trình, giáo trình Đội ngũ giáo viên Chính sách của Nhà nước III. CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ A. Nhà xưởng 1. Trường dạy nghề 1.1 Diện tích mặt bằng Biểu đồ 4: Phần lớn trường ngoài công lập có diện tích nhỏ hơn 5000 m2 và không có trường nào có diện tích lớn hơn 40 000 m2. Còn trường công lập: diện tích lớn hơn 40000 m2 chiếm tỷ lệ cao nhất (23%). Diện tích mặt bằng bình quân của một trường là 24,4 nghìn m2, của trường công lập cao gấp 20 lần các trường ngoài công lập, trong khi số học sinh bình quân cao gấp 10 lần. Như vậy về khía cạnh nào đó các trường ngoài công lập đang phải chịu tải lớn hơn. Biểu 8: Diện tích xây dựng/1 học viên và số phòng học/1000 đang đào tạo học viên của các trường CẤP QUẢN LÝ HÌNH THỨC SỞ HỮU DIỆN TÍCH XÂY DỰNG /1 HỌC VIÊN (M2) DIỆN TÍCH PHÒNG HỌC /1 HỌC VIÊN (M2) SỐ PHÒNG HỌC TRÊN 1000 HỌC VIÊN (PHÒNG) Trung ương Công lập 21.55 2.42 21.29 Ngoài công lập 8.09 3.68 89.57 Chung 21.08 2.46 23.64 Địa phương Công lập 14.08 1.65 20.71 Ngoài công lập 5.20 2.26 114.09 Chung 9.22 1.98 71.85 Tổng số Công lập 18.53 2.11 21.06 Ngoài công lập 5.32 2.32 113.07 Chung 14.06 2.18 52.16 Về diện tích phòng học trên 1 học sinh thì không có sự khác nhau lớn giữa các trường công lập và ngoài công lập (2,1 và 2,3 m2/học viên) và giữa các trường ở trung ương và địa phương (2,46 và 1,98 m2). Có sự khác nhau lớn giữa tổng diện tích xây dựng giữa các trường trung ương và địa phương (gấp 6 lần) và giữa các trường công lập và ngoài công lập (gấp 19 lần). Điều đó chứng tỏ rằng các diện tích phụ trợ khác cho học tập tính trên một học viên như thư viện, xưởng thực hành... thì các trường công lập và các trường trung ương bảo đảm tốt hơn rất nhiều so với các trường ngoài công lập và các trường địa phương. Số phòng học trên 1000 học viên của các trường ngoài công lập vào gấp 2 lần các trường công lập. 1.2 Chất lượng nhà xưởng Không có sự khác biệt về tỷ trọng chất lượng phòng học và xưởng thực hành giữa các trường trung ương và các trường địa phương, đồng thời cũng không có sự khác nhau lớn giữa các trường công lập và ngoài công lập. Nhìn chung diện tích phòng học là nhà tạm chiếm từ 5,5% đến 7,5%, nhà kiên cố chiếm từ 64,5% đến 75,5%. Riêng về nhà ở cho học viên thì có sự khác nhau khá lớn về chất lượng nhà của các trường trung ương và các trường địa phương. 1.3 Về đầu tư xây dựng cơ bản Mức đầu tư bình quân cho một trường ở trung ương qua các năm là: 1997: 537 triệu đồng, 1998: 506 triệu đồng, 1999: 759 triệu đồng và năm 2000 là 683 triệu đồng. Con số này đối với các trường địa phương là 132; 95; 151; và 205 triệu đồng. Ngân sách cấp cho xây dựng cơ bản của các trường trung ương dao động trong khoảng từ 75-79% còn các trường địa phương chỉ từ 42-47%. Điều này cho thấy rằng trong các năm gần đây, nhà nước đã tăng mức đầu tư cho hoạt động dạy nghề mà đặc biệt là giành cho các trường ở trung ương. Đầu tư xây dựng cơ bản bình quân đối với các trường công lập của năm 1999 và 2000 là gần 530 triệu đồng và nhìn chung là tăng không đáng kể, trong khi ở các trường ngoài công lập là 145 và 153 triệu đồng (bằng khoảng hơn 30% so với các trường công lập). Nhưng rõ ràng là với qui mô nhỏ hơn nhiều thì mức đầu tư của các trường ngoài công lập như vậy là lớn và điều đó cho phép họ nâng cấp được nhà xưởng. Vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản của các trường công lập chiếm khoảng gần 80%. Mức đầu tư xây dựng cơ bản cho xưởng thực hành, phòng học và phòng thí nghiệm cao hơn so với đầu tư cho xây dựng nhà ở, phòng làm việc. Xét theo các vùng kinh tế: Thì mức đầu tư cho các trường thuộc các tỉnh ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long là cao nhất và thấp nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên riêng năm 2000, mức đầu tư xây dựng cơ bản cho các trường thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng tăng cao hơn nhiều so với các năm trước, điều đó có thể là do hướng ưu tiên của nhà nước. Trung tâm dạy nghề 2.1 Diện tích mặt bằng Biểu 9: Qui mô của các trung tâm dạy nghề phân theo nhóm diện tích mặt bằng (Đơn vị: %) CẤP QUẢN LÝ HÌNH THỨC SỞ HỮU ĐƠN VỊ NHÓM THEO TỔNG DIỆN TÍCH MẶT BẰNG (1000M2) <1 1 - <3 3 - <6 6 - <10 >= 10 Trung ương Công lập % 18.75 37.50 12.50 31.25 Ngoài công lập % 25.00 25.00 25.00 25.00 Tỉnh/ thành phố Công lập % 24.00 44.00 12.00 20.00 Ngoài công lập % 71.43 9.52 4.76 4.76 9.52 Quận, huyện Công lập % 25.81 41.94 12.90 16.13 3.23 Ngoài công lập % 80.00 20.00 Chung Công lập % 23.61 41.67 12.50 6.94 15.28 Ngoài công lập % 66.67 6.67 6.67 6.67 13.33 Về qui mô các trung tâm theo diện tích mặt bằng có thể thấy sự khác biệt rất lớn giữa các trung tâm công lập và ngoài công lập. Đa số các trung tâm dạy nghề công lập có qui mô diện tích trong khoảng từ 1.000-3.000 m2 thì các trung tâm ngoài công lập lại chủ yếu có diện tích mặt bằng nhỏ hơn 1.000 m2. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu vì các trung tâm ngoài công lập chủ yếu sử dụng nhà riêng của mình làm cơ sở dạy nghề, còn các trung tâm công lập thì được thuê đất của nhà nước hoặc được nhà nước cấp. 2.2 Chất lượng nhà xưởng Tỷ trọng nhà kiên cố của các trung tâm dạy nghề về phòng học, xưởng thực hành và nhà ở cho học viên đều cao hơn mức chung cho cả các loại trung tâm(51%). Tỷ lệ nhà bán kiên cố của các trung tâm dạy nghề bằng với mức chung(45%). Theo hình thức sở hữu thì các trung tâm ngoài công lập lại có tỷ lệ nhà xưởng kiên cố cao hơn các trung tâm công lập kể cả đối với nhà xưởng, phòng học và nhà ở của học viên. Một lần nữa có thể khẳng định rằng các trung tâm ngoài công lập đã sử dụng những diện tích nhà ở còn trống của mình để sử dụng cho mục đích đào tạo nghề. Nhìn chung phòng học có tỷ lệ phòng học là nhà kiên cố cao nhất còn nhà ở cho học viên thì nhà bán kiên cố có tỷ lệ cao nhất. 2.3 Về đầu tư xây dựng nhà xưởng Riêng đối với trung tâm dạy nghề thì tổng mức đầu tư cho một đơn vị qua các năm từ 1997-2000 là: 228; 50; 90; và 104 triệu đồng. Trong đó tỷ lệ ngân sách cấp lần lượt chiếm: 43,6%; 54%; 45,3%; và 46,5%. Như vậy mức đầu tư cho các trung tâm dạy nghề nhìn chung chỉ bằng 2/3 so với mức chung của các loại trung tâm. Đồng thời tỷ lệ ngân sách cấp trong tổng mức đầu tư cũng thấp hơn. Điều đó cho thấy rằng việc đầu tư cho các trung tâm dạy nghề vẫn chưa thực sự được chú trọng. Tuy nhiên mức đầu tư đang có xu hướng tăng lên. B. Trang thiết bị Trường dạy nghề 1.1 Mức đầu tư cho trang thiết bị qua các năm HÌNH THỨC SỞ HỮU 1997 1998 1999 2000 TỔNG SỐ (TRIỆU ĐỒNG) NGÂN SÁCH CẤP (%) TỔNG SỐ (TRIỆU ĐỒNG) NGÂN SÁCH CẤP (%) TỔNG SỐ (TRIỆU ĐỒNG) NGÂN SÁCH CẤP (%) TỔNG SỐ (TRIỆU ĐỒNG) NGÂN SÁCH CẤP (%) Công lập 204 70.88 179 74.92 249 76.40 472 68.13 Ngoài công lập 66 4.70 66 2.27 118 3.72 85 0.00 Chung 158 50.72 141 52.09 205 53.57 342 58.92 Biểu 10: Vốn đầu tư cho trang, thiết bị theo hình thức sở hữu của các trường dạy nghề theo các năm Mức đầu tư cho trang thiết bị bình quân của các trường dạy nghề qua các năm từ 1997-2000 là: 158; 141; 205; 342 triệu đồng trong đó ngân sách cấp chiếm từ 50-60%. Như vậy so với đầu tư xây dựng cơ bản thì mức đầu tư cho trang, thiết bị thấp hơn, đồng thời tỷ trọng kinh phí do ngân sách cấp cũng thấp hơn. Mức đầu tư cho trang, thiết bị tính cho cả giai đoạn 1997-2000 của các trường trung ương cao gấp gần 4 lần các trường do địa phương quản lý (1,5 tỷ so với 400 triệu đồng). Một điều khá bất hợp lý là tỷ trọng ngân sách cấp cho các trường địa phương chỉ chiếm khoảng 35% trong khi đối với các trường trung ương thì tỷ trọng đó là khoảng 75%. Đầu tư cho trang, thiết bị phục vụ cho thực hành trong 4 năm cao gấp 8 lần trang, thiết bị cho dạy lý thuyết nghề. Tổng mức đầu tư bình quân cho trang thiết bị của một trường trong bốn năm từ 1997-2000 của các trường công lập cao gấp hơn ba lần các trường ngoài công lập. 1.2 Chất lượng trang thiết bị 1.2.1.Trang, thiết bị cho đào tạo các môn cơ sở Trang, thiết bị cho đào tạo các môn cơ sở phân theo vùng Theo thời gian sản xuất: Tính chung cho các trường thì 50% số trang, thiết bị được sản xuất trong giai đoạn từ 1996-2000, 34% được sản xuất trong giai đoạn từ 1986-1995 và vẫn còn 6% số thiết bị được sản xuất từ trước năm 1975. Theo mức độ hiện đại, nếu tính chung cho tất cả các trường thì đa số trang thiết bị được đánh giá là ở mức trung bình (64,3%), chỉ có 21,8% được coi là hiện đại và 13,6% thuộc loại lạc hậu. Theo nơi sản xuất có thể thấy: Có tới 65,5% số trang, thiết bị là được sản xuất ở nước ngoài và nhìn chung, số thiết bị được sản xuất ở nước ngoài đều chiếm tỷ trọng lớn nhất đối với tất cả các ngành. 24,8% được sản xuất trong nước và gần 9% là do các cơ sở tự sản xuất hoặc lắp ráp. Vùng mà các trường có số trang, thiết bị mới cao nhất là Bắc Trung Bộ (81% số thiết bị được sản xuất sau 1995), tiếp đến là các trường thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vùng Tây Bắc có tỷ lệ thiết bị sản xuất sau 1995 thấp nhất (16,6%). Vùng Đông Nam Bộ lại có tỷ lệ trang, thiết bị được sản xuất trước 1975 lớn nhất (gần 13%). Theo mức độ hiện đại thì các trường thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ có tỷ lệ thiết bị được coi là hiện đại cao nhất (42,6% và 38,7%). Vùng Tây Bắc có tỷ lệ thiết bị hiện đại thấp nhất (10%) và đây cũng là vùng có tỷ lệ thiết bị lạc hậu cao nhất (41%). Hầu như tất cả các vùng, chỉ trừ vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là đều có tỷ lệ trang, thiết bị được sản xuất ở nước ngoài cao nhất. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ thiết bị được sản xuất trong nước cao nhất (58%). Theo cấp quản lý thì trang, thiết bị của các trường do trung ương quản lý có tỷ lệ sản xuất sau năm 1996, tỷ lệ được coi là hiện đại và tỷ trọng nhập khẩu đều cao hơn so với các trường do địa phương quản lý. Tỷ trọng trang, thiết bị sản xuất trước năm 1975 của các trường ngoài công lập là 17,5%. Đây là một tỷ trọng khá lớn vì trong khi tỷ trọng này đối với các trường công lập chỉ là 2,8%. 1. 2.2.Trang, thiết bị cho đào tạo lý thuyết chuyên môn nghề và thực hành nghề Trang, thiết bị cho đào tạo lý thuyết chuyên môn nghề và thực hành nghề phân theo vùng Theo thời gian sản xuất: Tính chung cho trường thì 35,8% số trang, thiết bị được sản xuất trong giai đoạn từ 1996-2000; 37,1% được sản xuất trong giai đoạn từ 1986-1995 và vẫn còn gần 11% số thiết bị được sản xuất từ trước năm 1975. Theo mức độ hiện đại, nếu tính chung cho tất cả các trường thì cũng giống như trang, thiết bị đào tạo các môn cơ sở, đa số trang thiết bị dùng cho đào tạo lý thuyết chuyên môn nghề và thực hành nghề được đánh giá là ở mức trung bình (64,4%), chỉ có 19,4% được coi là hiện đại và 15,2% thuộc loại lạc hậu. -Vùng mà các trường có số trang, thiết bị mới cao nhất là Bắc Trung Bộ (48,2% số thiết bị được sản xuất sau 1995), tiếp đến là các trường thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng (43,8%). Vùng Tây nguyên và Tây Bắc vẫn là vùng có tỷ lệ thiết bị sản xuất sau 1995 thấp nhất (8,2% và 9,6%). Vùng Tây nguyên có tỷ lệ trang, thiết bị được sản xuất trước 1975 lớn nhất (39,9%). Đây là một tỷ lệ quá lớn mà trong kế hoạch đầu tư cần được quan tâm đổi mới. Theo nơi sản xuất thì đối với tất cả các vùng loại tỷ lệ trang, thiết bị được nhập từ nước ngoài về đều chiếm từ 67% trở lên. Tỷ trọng trang, thiết bị chia theo nơi sản xuất không khác nhau nhiều giữa các vùng. Tỷ lệ lắp ráp và tự sản xuất chiếm tỷ trọng rất thấp đối với tất cả các vùng. Trang, thiết bị cho đào tạo lý thuyết chuyên môn nghề và thực hành nghề phân theo nghề Nếu nhìn dưới góc độ nghề đào tạo thì có sự khác nhau lớn về tình trạng trang, thiết bị phục vụ cho đầo tạo các nghề khác nhau. Cụ thể là có nhiều nghề mà tỷ lệ trang, thiết bị được sản xuất sau 1995 chiếm tới trên 60% như: sản xuất các chất vô cơ và phân bón; kỹ thuật điện; vận hành thiết bị điện; kỹ thuật xây dựng; vận hành máy nâng chuyển; vận chuyển đường sắt; khai thác bưu điện; kỹ thuật viễn thông; sản xuất rượu bia, nước giải khát; chế biến sản phẩm cây công nghiệp; tin học . . . Tuy nhiên cũng có nhiều nghề mà trang, thiết bị sử dụng cho thực hành nghề rất lạc hậu như nghề in; vận hành thiết bị hoá; luyện kim, sửa chữa thiết bị chính xác . . . Các nghề này có tỷ trọng trang, thiết bị thực hành chiếm tới trên 30% tổng số trang, thiết bị, thậm chí lên tới 83% như nghề vận hành thiết bị hoá. Trung tâm dạy nghề 2.1 Mức đầu tư cho trang thiết bị qua các năm Mức đầu tư bình quân cho trang thiết bị từ 1997-2000 là khoảng 100 triệu đồng /trung tâm/năm. trong đó tỷ trọng ngân sách cấp là 30% ;so với các trug tâm khác là 45% thi chứng tỏ các trung tâm dạy nghề chưa được ưu tiên đầu tư. 2.2 Về chất lượng trang thiết bị -Tỉ trọng trang thiết bịđược sản xuất sau năm 1995 là 38%, từ 1986-1995 là 49%, còn lại là sản xuất trước1985. Xét theo vùng: Vùng có tỷ lệ trang, thiết bị được sản xuất sau 1995 cao nhất là vùng Đông Nam Bộ (41,6%) và thấp nhất là vùng Đông Bắc (18,9%). Các vùng khác không có sự khác nhau nhiều. Về mức độ hiện đại thì chỉ trừ vùng Bắc Trung Bộ chỉ có 1,3% số trang, thiết bị thuộc loại hiện đại, còn lại các vùng khác tỷ trọng này giao động trong khoảng 20%. Nói chung, trong khi khoa học công nghệ thay đổi liên tục, xuất hiện nhiều nghề mới thì chất lượng trang thiết bị như trên là trung bình, mức độ đổi mới còn chậm. IV. CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH TRONG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ Chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo là yêu cầu không thể thiếu được trong quản lí Nhà nước các cấp/ các ngành đối với hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo nói chung và lĩnh vực dạy nghề nói riêng. Chương trình đào tạo phù hợp được cấp có thẩm quyền phê duyệt là một trong các yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo. Không có chương trình đào tạo sẽ không có các căn cứ để xem xét đánh giá bậc đào tạo của các đối tượng tham gia đào tạo. Trong lĩnh vực dạy nghề, chương trình đào tạo gắn với loại nghề đào tạo. Không có chương trình đào tạo chung cho các nghề mà mỗi loại nghề đều có chương trình riêng. Do vậy, một cơ sở dạy nghề có thể có nhiều chương trình đào tạo nếu như cơ sở đó đào tạo nhiều nghề. Điều đó đòi hỏi việc nghiên cứu đánh giá thực trạng về chương trình đào tạo nghề xét ở mức độ có hay không có, không thể chỉ căn cứ vào cơ sở đào tạo nghề mà phải căn cứ vào các nghề mà cơ sở đó đào tạo. Sau đây là thực trạng về vấn đề này của các khối cơ sở tham gia đào tạo nghề của cả nước qua kết quả khảo sát. Khối các trường dạy nghề. Trong tổng số 142 loại nghề mà các trường dạy nghề trong cả nước đang đào tạo có 13 loại nghề mà tất cả các trường dạy nghề đều có chương trình (chiếm 93,0%). 10 loại nghề mà trong đó có một số trường không có chương trình đào tạo. Trong số này loại nghề có tỷ lệ trường không có chương trình lớn nhất là: gò (100%); tiếp đến là vận hành quản lý đường dây (20%); Bê tông cốt thép(18,75%); các loại nghề: khảo sát địa hình; rèn; lắp đặt cầu; vận hành máy thi công nền; vận hành máy xúc, lái cẩu; ngoại ngữ; kế toán; cấp thoát nước tỷ lệ này dao động từ 10-17%; các loại nghề còn lại tỷ lệ dưới 10%. Nhìn chung sau nghề gò và nghề quản lý đường dây, các loại nghề có tỷ lệ trường không có chương trình còn cao là các nghề thuộc vận hành máy xây dựng và thi công. Khối các trung tâm dạy nghề. Trong tổng số 67 loại nghề mà các trung tâm dạy nghề trong cả nước đang đào tạo có 19 loại nghề còn một số trường không có chương trình (chiếm 28,4%). Trong đó loại nghề "thêu ren" 100% các trung tâm dạy nghề không có chương trình; tiếp đến là "đúc kim loại"; :thuỷ thủ tàu sông"; "dệt"; "trồng khai thác rừng" 50% các trung tâm không có chương trình. Các loại nghề có tỷ lệ này từ 20 đến dưới 50% là mộc dân dụng; trồng cây lương thực, thực phẩm; thú y; chạm khắc và sản xuất đồ gốm mỹ nghệ. Các nghề còn lại tỷ lệ ở mức dưới 10%. Khác với khối trường dạy nghề, ở khối các trung tâm dạy nghề, loại nghề có số lượng các trung tâm không có chương trình đào tạo tương đối cao thường tập trung ở các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và sản xuất lâm nghiệp. Để đánh giá cụ thể hơn về mức độ" chương trình đào tạo nghề" của các nghề đang được đào tạo, chúng ta cần đi sâu phân tích cơ cấu của các loại nghề đã có chương trình đào tạo chia theo cấp ban hành và thời gian ban hành của các khối dạy nghề: Khối các trường dạy nghề. 34,5% (tức 49/142) loại nghề đang đào tạo có 100% cơ sở đào tạo có chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền ban hành. 14,8% (tức 21/142) loại nghề đang được đào tạo có từ 70- <100% cơ sở đào tạo có chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền ban hành. 18,3% (tưc 26/142) loại nghề đang được đào tạo có từ 50- <70% cơ sở đào tạo có chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền ban hành. 12% (tức 26/142) loại nghề đang đào tạo có <50% cơ sở đào tạo có chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền ban hành. 18,3% (tức 26/142) loại nghề đang đào tạo có 100% cơ sở đào tạo có chương trình đạo tạo nhưng chưa được cấp có thẩm quyền ban hành hay nói cách khác là tự xây dựng. Khối các trung tâm dạy nghề. Các chỉ số tương ứng là: 28,3% (tức 19/67) 6,0% (tức 4/67) 14,9% (tức 10/67) 19,4% (tức 13/67) 28,4% (tức 19/67) Khu vực các trung tâm dạy nghề có tỷ lệ thấp về số loại nghề đang đào tạo mà ở đó 100% cơ sở đào tạo có chương trình đào tạo được cấp có thẩm quyền ban hành. Ngược lại, tỷ lệ số loại đào tạo nghề có 100% cơ sở đào tạo có chương trình đào tạo nhưng chưa được cấp có thẩm quyền ban hành hay nói cách khác là đều tự ban hành. ở khu vực các trường dạy nghề tuy có khá hơn so với khu vực các trung tâm dạy nghề nhưng vẫn thấp Tình hình trên cho thấy việc quản lý chương trình đào tạo nghề ở hai khu vực là các trường dạy nghề và các trung tâm dạy nghề nói chung còn yếu và cần được quan tâm nhiều trong những năm tới. Giáo trình giảng dạy. Đi đôi với chương trình đào tạo, việc có hay không giáo trình dạy nghề cũng là cơ sở để đánh giá trình độ phát triển của cơ sở daỵ nghề nói chung và trình độ đào tạo của từng loại nghề trong cơ sở đào tạo nghề nói riêng. Kết quả điều tra cho thấy: Khối các trường dạy nghề: 59,1% (tức 84/142) loại nghề đang đào tạo có 100% sơ sở đào tạo có giáo trình giảng dạy. 22,5% (tức 32/142) loại nghề đang đào tạo có từ 70- <100% cơ sở đào tạo có giáo trình giảng dạy. 9.2% (tức 13/142) loại nghề đang đào tạo có từ 50- < 70% cơ sở đào tạo có giáo trình giảng dạy. 2,8% (tức 4/142) loại nghề đang đào tạo có dưới 50% cơ sở đào tạo có giáo trình giảng dạy. 6,3% (tức 9/142) loại nghề đang đào tạo có 100% cơ sở đào tạo không có giáo trình giảng dạy. Khối các trung tâm dạy nghề. Các chỉ số tương ứng là: - 61,2% (tức 41/67) - 23,9% (tức 16/67) - 14,9% (tức 10/67) 0,0% 0,0% Số liệu trên cho thấy tình trạng dạy nghề không có giáo trình hay nói cách khác dạy chay đáng lo ngại nhất là khối các trường dạy nghề. Tình hình ở khối các trung tâm dạy nghề có đỡ hơn nhưng vẫn rất cần được quan tâm. Bởi vì tuy đỡ trầm trọng hơn so với khối các trường dạy nghề nhưng cũng chỉ mới có khoảng 2/3 loại nghề đang đào tạo mà ở đó 100% cơ sở đào tạo nghề có giáo trình giảng dạy. V. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ DẠY NGHỀ Đội ngũ giáo viên theo nhiệm vụ chính Biểu 11: Bình quân cán bộ,giáo viên theo nhiệm vụ chính theo vùng TRƯỜNG DẠY NGHỀ TRUNG TÂM DẠY NGHỀ TỔNG SỐ CB_GV CƠ CẤU GV(%) TỔNG SỐ CB_GV CƠ CẤU GV(%) Công lập 66.0 53.79 26.8 72.76 Ngoài công lập 22.7 64.32 16.8 67.26 Đồng bằng sông Hồng 56.4 53.90 28.5 77.19 Đông Bắc 90.5 52.82 14.4 64.58 Tây Bắc 35.0 31.43 0 0 Bắc Trung Bộ 45.6 54.82 14.4 59.72 Duyên Hải Nam Trung Bộ 81.9 48.23 13.1 64.89 Tây Nguyên 57.5 60.87 28.0 64.29 Đông nam Bộ 31.5 64.13 28.7 70.03 Đồng bằng sông Củu Long 45.8 53.49 14.0 52.14 Chung 51.3 55.36 23.8 71.85 1.1 Đối với trường dạy nghề Bình quân mỗi trường dạy nghề có 51.3 cán bộ, giáo viên trong đó số giáo viên chiếm 55,4%. Đối với các trường công lập, bình quân mỗi trường có 66 cán bộ, giáo viên,trong đó số giáo viên chiếm 53,8%. Tỉ lệ giáoviên như vậylà rất thấp, chứng tỏ bộ máy quản lý cồng kềnh. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác là do nhiều trường có quy mô nhỏ nhưng không thể không có bộ máy hành chính. Chỉ có vùng Đông Nam Bộ có số cán bộ giáo viên thấp nhất (31,5%) nhưng tỉ lệ giáo viên lại cao nhất (64,13%), có thể khẳng định trình độ quản lý của các trường ở vùng này là tốt nhất. 1.2 Đối với trung tâm dạy nghề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3580.doc
Tài liệu liên quan