Một số vấn đề phát triển nông thôn

 

Có nhiều lý do để cho rằng nông nghiệp chính là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nông thôn, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển kinh tế ban đầu. Khi nông nghiệp phát triển, nông dân và người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trực tiếp hưởng lợi và dễ dàng tham gia vào tất cả những công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, nền kinh tế phát triển, chi tiêu tăng, thu nhập từ thuế tăng, đầu tư vào kết cấu hạ tầng nhiều hơn, xuất khẩu nông sản tăng sẽ đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Nhiều nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp đối với xoá đói giảm nghèo nhiều gấp 1,5 lần so với các ngành khác. Điều này đặc biệt rõ rệt đối với Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ đổi mới kinh tế.

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2540 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề phát triển nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính sách phát triển nông thôn? Vấn đề nghèo đói ở những vùng nông thôn ít tiềm năng Phần lớn nông dân nghèo đều sống ở những vùng nông thôn tài nguyên nghèo nàn, cơ sở hạ tầng kém và rủi ro cao. Đó là những khu vực đất đai cằn cỗi ở Đông Bắc Braxin, những thảo nguyên và sa mạc ít mưa gần sa mạc Sahara, những hòn đảo xa ngoài khơi Philipin và Indonesia, vùng châu thổ Bangladesh và cao nguyên phía Bắc Nam á và dãy Andes thuộc châu Mỹ Latinh. Tại những vùng khô hạn và nửa khô hạn hay địa hình đồi núi, hệ sinh thái không ổn định và nghèo nàn. Nông dân nghèo đói vì bị cách ly với tất cả mọi thứ và càng nghèo lại càng bị cô lập. Khả năng phân chia đất đai và hiệu quả sử dụng đất thấp, không có hoặc rất ít vốn, hầu như không có cơ hội làm việc trong các hoạt động phi nông nghiệp. Nhu cầu lao động thường theo thời vụ và bấp bênh. Các dịch vụ nâng cao chất lượng cuộc sống rất ít hoặc quá xa vời. Ngoài ra, hầu như chẳng mấy ai quan tâm tới việc nghiên cứu nhu cầu của người nông dân nghèo ở các vùng xa xôi . Nguồn: ODI. 2002. Vào những năm 50 của thế kỷ 20, mô hình phát triển các trang trại nhỏ chiếm ưu thế. Những chương trình phát triển nông thôn trong giai đoạn này thường áp dụng các chiến lược phát triển cộng đồng, phát triển nông thôn tổng hợp, phát triển chú trọng đến các nhu cầu cơ bản của con người, phát triển có sự tham gia của người dân. Có thể diễn tả phát triển nông thôn chịu ảnh hưởng lớn theo hai thế lực quan trọng là vai trò của Chính phủ và Thị trường, nói cách khác là theo các mục tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Trong từng giai đoạn khác nhau, các chiến lược phát triển nông thôn đã chú trọng đến mục tiêu hiệu quả kinh tế hay hiệu quả xã hội, và Nhà nước hay thị trường sẽ đóng vai trò chủ chốt trong mỗi định hướng. Cách tiếp cận phát triển nông thôn qua các giai đoạn Nguồn: ODI. 2002 Những năm 60, Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển nông thôn, can thiệp mạnh vào thị trường nông thôn, đầu tư theo quy mô lớn vào kết cấu hạ tầng, công tác nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Chính trong thời điểm này cuộc cách mạng Xanh đã ra đời. Nhờ có các giống cây lương thực cao sản sử dụng nhiều vật tư nông nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp tăng mạnh, giúp nhiều nước đang phát triển giải quyết được nạn đói. Tuy nhiên, hố sâu ngăn cách giàu nghèo vẫn còn lớn, chênh lệch mức sống nông thôn và thành thị có xu hướng tăng. Những năm 70, để giảm nghèo đói, ưu tiên của ngân sách dành nhiều cho các mục tiêu xã hội thông qua các chương trình phát triển nông thôn tổng hợp. Trong giai đoạn này, Nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng, can thiệp mạnh vào thị trường thông qua các chính sách giá, trợ cấp. Ưu và nhược điểm của các chiến lược phát triển nông thôn Chiến lược phát triển nông thôn Ưu điểm Nhược điểm Tập trung hỗ trợ nông hộ - Đối tượng phục vụ là các hộ nghèo - Đảm bảo an ninh lương thực - Giảm nhập khẩu lương thực - Gắn với tăng trưởng kinh tế phi nông nghiệp - Khó cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp. - Chỉ tốt cho những hộ gia đình có khả năng đa dạng hoá sản xuất - Nhu cầu về đất nông nghiệp tăng vì không nhận được nhiều lợi ích từ cải cách ruộng đất. - Nhiều nông hộ nghèo không có đất Phát triển sản xuất quy mô lớn - Có tiềm năng phát triển - Tiếp cận được thị trường lao động - Có cơ hội tự do hoá thương mại - Gắn với tăng trưởng kinh tế phi nông nghiệp khu vực nông thôn - Giảm chi phí cho Nhà nước - Người nghèo không được quan tâm - Lợi ích từ việc giảm đói nghèo không được phân bổ đều - ít tạo công ăn việc làm cho người nghèo khi tập trung phát triển các ngành sử dụng nhiều vốn và tri thức - Khó cạnh tranh trên các thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh được trợ cấp. - Gây ra những hậu quả về môi trường và xã hội. ưu tiên các hoạt động phi nông nghiệp - Có tiềm năng phát triển - Tiếp cận thị trường lao động - Cơ hội tự do hoá thương mại - Giảm rủi ro cho các nông hộ - Đem lại nhiều lợi ích - Người nghèo ít được quan tâm - Có thể không công bằng: người nghèo có xu hướng được trả lương thấp hơn - Chi phí đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng, …. - Khả năng rủi ro cao Di dân ra thành thị - Chi phí trực tiếp thấp và theo định hướng thị trường - Thu nhập từ thành phố rất quan trọng đối với các hộ gia đình nghèo - Bổ sung cho phát triển nguồn nhân lực. - Phục vụ công nghiệp hoá. - Lao động nông thôn có tay nghề kém, ít vốn. - Lực lượng lao động như phụ nữ, người già và trẻ em không được quan tâm tới. - Gây ra vấn đề đói nghèo ở khu vực thành thị: vướng mắc và tốn nhiều tiền của. - Gây ra các vấn đề xã hội và quá tải đô thị. Tăng cường bảo trợ xã hội - Trực tiếp quan tâm tới người nghèo. - Đạo đức tốt - Gắn với việc tạo thu nhập ổn định và viện trợ nhân đạo cho người nghèo - Tốn kém tiền của - Chế độ bảo hiểm là vấn đề khó giải quyết - Cách chuyển và phân bổ viện trợ rất phức tạp và tốn kém. - Tồn đọng những vấn đề về chính trị và cách thức hoạt động. - Khó quản lý cho hiệu quả và công bằng. Phát triển theo vùng địa lý - Cải thiện công tác lập kế hoạch liên ngành. - Nâng cao hiệu quả quản lý - Thông tin nội bộ được sử dụng cho việc lập kế hoạch - Khuyến khích các khoản đầu tư kinh tế và xã hội - Cần phải phân cấp chính trị - Cần động lực để tăng trưởng kinh tế (liệu nông nghiệp có đủ tiềm lực là yếu tố động lực?) - Tốn kém vì phải xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng…. - Yếu kém về nhân lực, dịch vụ ở cơ sở. Quản trị và phân quyền cho cơ sở - "Lấy ý kiến của dân" là rất cần thiết để biết được thái độ của người dân với chính sách. - Đem lại những lợi ích giống như phân quyền - Quản lý tốt là rất cần thiết cho mọi chiến lược - Liên quan đến các vấn đề kinh tế chính trị phức tạp. - Cần dựa trên mức độ làm chủ của người dân, đầu tư thông tin… - Chi phí cao cho đầu tư nâng cao nguồn nhân lực. Phối hợp với các nhà tài trợ Tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến lược xóa đói giảm nghèo của quốc gia và hỗ trợ về tài chính. - Các nhà tài trợ theo đuổi những mục tiêu khác với mục tiêu phát triển nông thôn. - Khó phối hợp giữa các nhà tài trợ. - Khó phối hợp giữa các nhà tài trợ với quốc gia. Nguồn: ODI. 2003. Những năm 80, nhiều nước đã tiến hành điều chỉnh cơ cấu, tự do hoá thị trường, giảm vai trò của Nhà nước, ngân sách hỗ trợ giảm. Những năm 90, vấn đề xoá đói giảm nghèo và thu nhập ổn định trở thành các vấn đề thời sự nên các chính sách có phần cân bằng hơn, giữa các mục tiêu xã hội và kinh tế, giữa vai trò của Nhà nước và thị trường. 1. Một số xu hướng phát triển nông thôn Nhân khẩu Xét về số liệu tuyệt đối, dân số nông thôn tiếp tục tăng nhưng xét về tỷ lệ tương đối, dân cư sống tại nông thôn giảm dần. Ước tính đến năm 2020, ở nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ sinh đẻ thấp cộng với dòng dân di cư ra thành phố sẽ làm cho dân số sống tại khu vực nông thôn ổn định dần trong khi đó, tốc độ tăng dân số tại thành thị sẽ cao hơn. Xu hướng trên có ảnh hưởng khác nhau đến đời sống của khu vực nông thôn. Một mặt, tỷ lệ sinh đẻ giảm, đời sống có xu hướng khá lên khiến đầu tư và tiêu dùng tăng ở nông thôn. Mặt khác, dòng dân cư đổ về thành phố đa số đều là những người trẻ sẽ rút đi lực lượng lao động năng suất cao của khu vực nông thôn. Ngoài ra, sự hoành hành của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS có thể sẽ làm cho lực lượng lao động ở nông thôn có xu hướng gồm toàn những người lao động già hoặc quá trẻ hoặc ốm yếu. Theo kết quả điều tra tại 16 quốc gia, chủ yếu ở châu Phi, hơn 1/10 số thanh thiếu niên bị mắc bệnh HIV và gây hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng: bệnh tật, tử vong, giảm nguồn nhân lực, tăng sự lệ thuộc, làm giảm số trẻ em được cắp sách đến trường và tạo ra các khía cạnh xã hội khác. Tỷ trọng dân số nông thôn của một số nước châu á giai đoạn 1980-2000 (%) Nguồn: FAO. Selected indicators of Asia and Pacific, 1991, 2002 Nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng Trong những năm qua, mặc dù tỷ lệ nghèo đói ở nông thôn còn ở mức cao, chất lượng nguồn nhân lực - biểu hiện thông qua các chỉ số tỷ lệ tử vong, sức khoẻ, điều kiện vệ sinh đã tăng lên đáng kể. Mối liên hệ giữa khu vực nông thôn với cả nước về giao thông, điện và điện thoại- đang dần được cải thiện, mặc dù chủ yếu là được trợ cấp. Tiêu thụ điện ở các nước đang phát triển những năm 70 và năm 1999 đã tăng gấp 4 lần, qui mô đường dây điện thoại tăng gấp 7 lần. Đa dạng hoá thu nhập Thu nhập trong những ngành sản xuất phi nông nghiệp là yếu tố chính làm tăng thu nhập khu vực nông thôn. Những kết quả điều tra mới đây cho thấy, thu nhập ở các ngành sản xuất phi nông nghiệp chiếm 40-45% mức thu nhập bình quân hộ gia đình ở vùng cận sa mạc Sahara, và 30-40% ở châu á. Phần lớn thu nhập phi nông nghiệp được tạo ra nhờ thu hẹp tỷ trọng lực lượng lao động sống tại khu vực nông thôn chứ không phải của những người di cư ra thành phố gửi về. Hoạt động sản xuất nông nghiệp Trong giai đoạn 1970-90, ở các nước đang phát triển, lao động nông nghiệp trong nền kinh tế giảm từ 66% xuống khoảng 47% lực lượng lao động, giảm đáng kể so với mức năm 70. Trong thập kỷ 90, nông nghiệp đóng góp vào GDP chưa đầy 12% và kim ngạch xuất khẩu là 2%. Sản lượng ngũ cốc tăng nhưng giá lại có xu hướng giảm. Thay đổi cơ cấu mặt hàng nông sản tiếp tục phản ánh quá trình phát triển công nghệ mạnh mẽ và toàn cầu hoá thương mại. Ngày càng có nhiều nông dân thất nghiệp hoặc thiếu việc làm và đất đai được sử dụng vào sản xuất còn ít. Hệ thống tiếp thị ngày càng phát triển, công nghiệp chế biến nông sản phát triển mạnh. Đóng góp của nông nghiệp trong GDP một số nước châu á Nguồn: FAO. 2002 Lao động trong sản xuất nông nghiệp một số nước châu á Nguồn: FAO. 2002 2. Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nông thôn Trong những năm vừa qua, Chính phủ nhiều nước và các nhà tài trợ đã đưa ra nhiều chính sách phát triển nông thôn mới như: chính sách phát triển nông thôn của Kenya, chiến lược phát triển nông thôn của Tanzania và kế hoạch phát triển nông thôn bền vững và thống nhất của Nam Phi hay chính sách phát triển mới của các tổ chức đa phương như Ngân hàng Thế giới, liên minh châu Âu. Các chính sách này đặt trọng tâm vào 7 vấn đề chính: 1. Nông nghiệp có phải là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế ở nông thôn? 2. Các nông hộ nhỏ có thể tồn tại? 3. Các hoạt động phi nông nghiệp có phải là động lực của phát triển? 4. Cách nghĩ mới về đói nghèo liệu có mâu thuẫn với những chính sách truyền thống về phát triển nông thôn? 5. Nông dân từ tham gia tiến lên làm chủ 6. Việc thực hiện chính sách Liệu nông nghiệp có phải là nền tảng phát triển nông thôn? Có nhiều lý do để cho rằng nông nghiệp chính là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế nông thôn, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển kinh tế ban đầu. Khi nông nghiệp phát triển, nông dân và người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trực tiếp hưởng lợi và dễ dàng tham gia vào tất cả những công việc liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa, nền kinh tế phát triển, chi tiêu tăng, thu nhập từ thuế tăng, đầu tư vào kết cấu hạ tầng nhiều hơn, xuất khẩu nông sản tăng sẽ đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Nhiều nghiên cứu kinh tế đã chỉ ra ảnh hưởng của phát triển nông nghiệp đối với xoá đói giảm nghèo nhiều gấp 1,5 lần so với các ngành khác. Điều này đặc biệt rõ rệt đối với Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Tuy nhiên, những thuận lợi này không bỗng dưng mà có và không đảm bảo về dài hạn. Với tốc độ khai thác hiện nay, các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt dần. Mặt khác, giá nông sản biến động thất thường và có chiều hướng đi xuống làm cho hoạt động sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, giá cà phê trong những năm qua biến động mạnh. Giá cà phê Arabica từ mức 5000 USD/tấn cuối những năm 70 đã giảm dần xuống mức 2000 USD/tấn những năm giữa thập kỷ 90, và giảm xuống còn mức trên 1000 USD/tấn trong vài năm gần đây. Giá cà phê Arabica giai đoạn 1965-2000 (USD/tấn) Nguồn: USDA. 2001. Với đà giảm giá nông sản, nông nghiệp sẽ không còn nhiều tiềm năng để có thể là động lực cho phát triển và giảm đói nghèo của khu vực nông thôn như đã từng xảy ra trước đây. Một vấn đề nữa là các nước phát triển bảo hộ thị trường nông sản nội địa và trợ cấp mạnh cho sản xuất nông nghiệp của họ đã tạo ra rào cản đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu, gây bất lợi đối với xuất khẩu của các nước đang phát triển. Tình trạng này làm cho các nước đang phát triển có lợi thế sản xuất nông nghiệp không phát huy được hết tiềm năng. Tất nhiên, các chính sách của Chính phủ như duy trì mức thuế thấp và đầu tư quy mô lớn vào kết cấu hạ tầng nông thôn có thể sẽ cải thiện môi trường kinh doanh ở khu vực nông thôn, giúp nông dân có cơ hội để tăng thu nhập, khắc phục phần nào các thiệt hại trên. Liệu các hộ tiểu nông có thể tồn tại lâu dài? Nghèo đói ở khu vực nông thôn tập trung chủ yếu ở những người sản xuất nhỏ, nên các chính sách xoá đói giảm nghèo phải tập trung vào các hộ tiểu nông. ở những vùng có ít tiềm năng, thị trường bị chia cắt, mô hình hộ tiểu nông có sức sống mạnh mẽ. Tuy nhiên, các hộ tiểu nông đang chịu nhiều sức ép trong cơ chế thị trường. Hộ tiểu nông đang phải đối mặt với công nghệ ngày càng hiện đại, tiếp cận thị trường và cạnh tranh khó khăn trong quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ. Tất nhiên, đầu tư vào kết cấu hạ tầng ở nông thôn như đường sá, công nghệ mới có thể làm giảm chi phí sản xuất cho các nông hộ nhỏ. Thông thường các chương trình đầu tư vào hộ tiểu nông về công nghệ, kiến thức, trang bị... giúp tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập sẽ hiệu quả và bền vững hơn là chỉ đơn thuần cung cấp tiền hoặc lương thực thực phẩm cho họ. Đây là cách tiếp cận “cho cần câu chứ không cho cá”. Hỗ trợ hộ tiểu nông ở Malawi Đầu thập kỷ 90, Chính phủ Malawi bỏ trợ cấp phân bón và giá phân bón đã tăng gấp 16 lần. Phân đắt khiến nông dân giảm lượng bón, kết quả là sản lượng nông sản giảm mạnh, gây nguy cơ mất an ninh lương thực. Phản ứng đầu tiên của Chính phủ là tìm nguồn viện trợ lương thực và thực hiện một loạt "hoạt động khẩn cấp" để cứu đói cho nông dân. Tuy nhiên, giữa những năm 90, một nhà tài trợ lớn hỗ trợ chương trình cung cấp phân bón và hạt giống miễn phí hàng năm. Quan điểm của nhà tài trợ cho rằng đầu tư trực tiếp cho sản xuất sẽ giúp các hộ tiểu nông tăng sản lượng lương thực, thực phẩm hợp lý và hiệu quả hơn trợ cấp cho tiêu dùng và thực tế đã xác định quan điểm đó. Chương trình này đã làm sản lượng lương thực của Malawi tăng 10%, giải quyết được vấn đề lương thực. Nguồn: ODI. 2002 Một mặt khác, các hộ tiểu nông phải liên kết lại với nhau trong các hoạt động hợp tác kinh tế, phải phối hợp với các đối tác khác trong dây chuyền tiếp thị mới có đủ năng lực mặc cả, đầu tư, cạnh tranh với các đối thủ mạnh trong thị trường toàn cầu. Hoạt động phi nông nghiệp có phải là hướng hiệu quả để phát triển nông thôn? ở nhiều nước đang phát triển, khu vực nông thôn lâm vào tình trạng khó khăn do đất chật người đông, sản xuất nông nghiệp trì trệ. Một câu hỏi đặt ra là liệu các hoạt động phi nông nghiệp có phải là một lối thoát hiệu quả? Thực tế cho thấy, các hoạt động phi nông nghiệp có thể phát triển rất mạnh, với nhiều loại hình khác nhau như chế biến nông sản, du lịch, công nghiệp cơ khí, vận tải nông thôn. ở nhiều khu vực nông thôn mới phát triển, thị trường bị chia cắt do đường sá giao thông không thuận lợi, chi phí vận chuyển cao, đẩy giá thành nhập hàng hoá từ địa phương khác lên cao đã kích thích các doanh nghiệp nông thôn hình thành và đầu tư mở rộng sản xuất. Khi đường sá giao thông được cải thiện, mức thông thương tăng, các sản phẩm sản xuất trên thị trường địa phương mất dần tính cạnh tranh. Tuy nhiên, các mô hình doanh nghiệp theo định hướng đô thị hoá lại phát triển mạnh sản xuất theo hợp đồng phụ. Hình thức hợp đồng trong ngành sản xuất mía đường Thái Lan Hình thức sản xuất theo hợp đồng rất phổ biến trong ngành mía đường Thái Lan. Niên vụ 1997/1998, 46 nhà máy chế biến đường tư nhân sản xuất ra 4.080.000 tấn đường với trên 57% dành cho xuất khẩu. Trên 200.000 nông dân trồng khoảng 914.000 ha mía hợp đồng với các nhà máy trên. Nhiều hộ nông dân nhỏ trồng mía cho các hộ nông dân lớn theo hình thức hợp đồng phụ. Chính phủ Thái Lan quản lý giá, cấp quota sản xuất và giám sát quá trình chế biến của các nhà máy đường tư nhân một cách chặt chẽ để đảm bảo không sản xuất vượt quá khả năng tiêu thụ nội địa. Chính phủ ban hành một chính sách chia xẻ lợi nhuận, theo đó người trồng mía được hưởng 70% và nhà máy được hưởng 30% tổng thu nhập ròng. Chính phủ khuyến khích và quản lý các trung tâm nghiên cứu kỹ thuật và hỗ trợ các hiệp hội của người trồng mía. Có rất nhiều chiến lược để phát triển kinh tế phi nông nghiệp, từ chính sách phát triển theo ngành dọc, chính sách tác động trên phạm vi vĩ mô hoặc gián tiếp đầu tư vào cơ sở hạ tầng... Cần phải tăng lợi thế cạnh tranh ở các khu vực nông thôn, nhằm tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn ở nông thôn. Cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ, nguồn nhân lực, quĩ đất, việc cung cấp điện nước phải thuận tiện và cạnh tranh được với đô thị. Đầu tư các nguồn lực để thu hút đầu tư vào các khu vực miền núi xa xôi phải có những quyết định mang tính chính trị cứng rắn. Nếu thực sự muốn phát triển kinh tế phi nông nghiệp tại nông thôn, Chính phủ phải đầu tư lớn vào nông thôn và chia sẻ bớt đầu tư cho đô thị, giảm hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn của Nhà nước. Tăng cường sự tham gia của các khu vực nông thôn nghèo trong phát triển du lịch Tại một số khu vực nông thôn, du lịch là một trong số ít hoạt động kinh tế phi nông nghiệp hứa hẹn nhiều lợi thế cạnh tranh. Mặc dù vậy, ở một số nước, du lịch thường bị xem là ngành xa xỉ, nông dân khó có thể tham gia và hưởng lợi. Thực tế cho thấy, ở Nam Phi, Uganda, Trung Quốc, Nepal, Ecuador hay Santa Lucia, các hoạt động du lịch hướng vào khu vực nghèo đã tăng thu nhập của nông dân và tạo cơ hội phát triển cho nông dân nghèo. ở những nước này, chính sách đúng đắn hướng phát triển du lịch vào các vùng nông thôn nghèo có tiềm năng du lịch đã giúp cơ sở vật chất và thông tin liên lạc được cải thiện, môi trường được bảo vệ, nông dân thoát khỏi tình trạng nghèo đói, tăng thu nhập và quyền lợi của người dân được mở rộng. Các chính sách này thành công nhờ có sự tham gia của nhiều chủ thể: nhà nước, tư nhân và các tổ chức phi chính phủ. Các chính sách này tập trung vào đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng, đề ra các qui định đảm bảo quyền lợi người dân và khuyến khích kinh tế tư nhân. Nguồn: ODI. 2002 Cách nghĩ mới về đói nghèo liệu có mâu thuẫn với chiến lược phát triển nông thôn? Cách nghĩ mới về xoá đói giảm nghèo và chiến lược phát triển nông thôn đều có điểm chung là làm giảm rủi ro của tiến trình tự do hoá thương mại, chú ý phân phối công bằng thu nhập và nguồn năng lực, quan tâm đến tính bất ổn của xã hội và tăng cường bảo hộ xã hội. Chẳng hạn, Báo cáo Phát triển thế giới hàng năm 2000/01 về đói nghèo nhấn mạnh nguy cơ rủi ro của người nghèo và đưa ra những quy định rõ ràng để bảo vệ họ-những người chịu thiệt hại nặng do toàn cầu hoá. Có lẽ hướng hoạt động này sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho phát triển nông thôn. Bản báo cáo hàng năm cũng nêu lên vấn đề phân phối thu nhập không công bằng, và coi nhiệm vụ giảm bớt bất bình đẳng là một thách thức đối với phát triển nông thôn, đặc biệt là do quy mô đất nhỏ, cải cách đất đai chậm và khả năng tiếp cận thị trường kém. Cách nhìn nhận hiện nay cho thấy vai trò rất quan trọng của Nhà nước trong xoá đói giảm nghèo và phát triển nông thôn, có lẽ do công cuộc điều chỉnh cơ cấu và tự do hoá diễn ra quá nhanh chóng. Tại các vùng nông thôn, Chính phủ cần đảm bảo cho nông dân nghèo có thể tham gia vào thị trường và hưởng lợi từ thị trường. Người nông dân từ tham gia đến làm chủ Vấn đề tham gia của người dân luôn là một chủ đề quan trọng trong các chương trình xoá đói giảm nghèo và phát triển nông thôn. Nhiều nghiên cứu cho thấy các tổ chức xã hội vững mạnh, sự tham gia ủng hộ của chính quyền địa phương, mối liên hệ của nông dân trực tiếp với các cơ quan chức năng, sự hỗ trợ của các cơ quan trung ương và các cơ quan do dân bầu là những yếu tố giúp xoá đói giảm nghèo thành công. Phân quyền cho nông dân nghèo: thể chế vững mạnh ở ấn Độ và doanh nghiệp hoạt động cầm chừng ở Uganda ở các bang Karnataka, West Bengal và Andhra Pradesh của ấn Độ, Nhà nước thành lập và trao quyền cho các tổ chức địa phương giúp tăng công ăn việc làm cho nông dân tại nông thôn. Tại bang Pradesh và Karnataka, Hiệp hội những người sử dụng nước tại lưu vực sông do Chính phủ hỗ trợ tổ chức đã cải tiến cách quản lý nước ngầm và tăng cường nguồn lực cho các khu vực khô cạn. Tại Karnataka và West Bengal, các thể chế được dân bầu một cách dân chủ đã khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần, đặc biệt là phối hợp giữa các đẳng cấp và tầng lớp xã hội vào hoạt động quản lý sản xuất. ở West Bengal, cam kết của Chính phủ về phân quyền dân chủ và phúc lợi xã hội đã tạo ra hàng loạt các chính sách ưu tiên cho người nghèo, như cách quản lý đất đai, trả lương cao và cấp tín dụng cho nông dân. Tuy nhiên, ở Uganda, tình hình lại khác hẳn. Cách thức chính quyền Trung ương tăng cường quyền lực cho địa phương lại dẫn đến việc việc quan chức địa phương đặt ra các loại thuế mới cho doanh nghiệp. Kết quả là quá trình phân quyền lại kìm hãm sự phát triển của hoạt động kinh tế nông thôn. Nguồn: ODI. 2002 Việc thực hiện các chính sách Thông thường, các chính sách phát triển nông thôn được xây dựng đa ngành, có cả nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế, giao thông...tham gia. Do năng lực quản lý còn yếu hoặc sự cồng kềnh, quan liêu của bộ máy hành chính, khi triển khai thực hiện chính sách phát triển nông thôn, công tác phối hợp liên ngành gặp nhiều khó khăn. Muốn khắc phục tình trạng này, các kế hoạch đề ra phải phù hợp với năng lực thực hiện. Việc tổ chức triển khai chính sách phải đồng bộ và có kế hoạch rõ ràng. Mô hình Seamaul Undong ở Hàn Quốc Tại Hàn Quốc, trong chương trình Làng Mới (Seamaul Undong), một hệ thống tổ chức phát triển nông thôn được thành lập chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở. Mỗi làng bầu ra "Uỷ ban Phát triển Làng mới" gồm 5 đến 10 người để vạch kế hoạch và tiến hành dự án phát triển nông thôn. Lãnh đạo các dự án Saemaul Undong độc lập với xã trưởng là người đại diện hành chính. ủy ban còn được thiết lập ở mọi cấp của chính quyền địa phương (cấp tỉnh, thành phố, quận huyện) để cố vấn và hướng dẫn uỷ viên các làng lập và lựa chọn dự án, quyết định những vấn đề ưu tiên và huy động lao động, vật tư và tiền. Các uỷ viên của ủy ban có thể là người cán bộ địa phương, hiệu trưởng, cảnh sát trưởng, chủ nhiệm HTX, công tố uỷ viên... ở Trung ương, Uỷ ban Phối hợp Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ đứng đầu, với 12 điều phối viên là Thứ trưởng các Bộ Kế hoạch Kinh tế, Ngoại giao, Giáo dục, Nông nghiệp và Thuỷ sản, Thương mại và Công nghiệp, Xây dựng, Y tế và các vấn đề Xã hội, Thông tin và Văn hóa, Trợ lý Bộ trưởng Bộ không chịu trách nhiệm các vấn đề kinh tế và là chủ nhiệm Văn phòng Phát triển Nông thôn. Uỷ ban đề xuất chính sách, hướng dẫn các chương trình tiến hành và tuyên truyền cho phong trào Saemaul Undong. Trong nhiều năm liền, Tổng thống định kỳ mời hai lãnh đạo phong trào ở cấp làng đến tham dự cuộc họp của Hội đồng Chính phủ để các Bộ trưởng trực tiếp nghe dân và bàn với dân. Tổng thống, Thủ tướng và các Bộ trưởng thường xuyên đến thăm các cộng đồng nông thôn hoặc những điểm thực hiện dự án, đặc biệt trong những ngày nghỉ, lễ tết. Tất cả các cuộc thăm làm việc với nông dân đều không báo trước và không nghi lễ tốn kém. Trong suốt thời gian cầm quyền, Tổng thống đã đi thăm hầu hết mọi làng của đất nước để động viên và tìm hiểu tình hình phát triển nông thôn. 3. Một số bài học Từ những phân tích trên, có thể đưa ra 4 điểm lưu ý trong chiến lược phát triển nông thôn: ở những khu vực vùng sâu, vùng xa, bị chia cắt, tiếp cận thị trường khó khăn, sản xuất mang đặc trưng chủ yếu là tự cung tự cấp, năng suất thấp, hộ tiểu nông luôn là cơ sở kinh tế có sức sống mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế tiến lên sản xuất hàng hoá, liên kết kinh tế tăng, công nghiệp chế biến phát triển tạo điều kiện công nghiệp gắn kết với nông nghiệp, liên kết giữa các thị trường tăng, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh, các hộ tiểu nông sẽ phải đương đầu với những thách thức mới về cạnh tranh, công nghệ lạc hậu, sản xuất manh mún, giá thành cao, chất lượng thấp…Phát triển, cần có sự phối hợp giữa các cá nhân đơn lẻ theo mô hình hợp tác hoặc các đoàn hội theo tinh thần tự nguyện được tổ chưc tốt, lợi ích chung. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, các hoạt động sản xuất nông nghiệp là động lực quan trọng ban đầu để phát triển nông thôn. Tuy nhiên, về lâu dài, chỉ thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp đơn thuần sẽ không đủ sức tạo nên chuyển đổi căn bản cho khu vực nông thôn. Phát triển các hoạt động phi nông nghiệp, đặt biệt là các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn, là hướng đi hiệu quả trong việc giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, và có thể tạo nên một động lực thúc đẩy khu vực nông thôn phát triển, làm thay đổi bộ mặt và đẩy mạnh quá trình đô th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số vấn đề phát triển nông thôn.doc
Tài liệu liên quan